1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Phong cách chính luận báo chí của quang lợi

153 1 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Phong Cách Chính Luận Báo Chí Của Quang Lợi
Định dạng
Số trang 153
Dung lượng 10,52 MB

Nội dung

Trang 1

- HC m lo l1] Quốc an

| HỒ CHÍ Là

_ VIÊN ocr cu cz rea TRUYỀN

NGUYEN VAN BINH

PHONG CÁCH CHÍNH LUẬN BÁO GHÍ MU:

¡1À v VẤN THẠC SỬ TRUYỂN THÔNG ĐẠI CHUNG

Trang 2

BO GIAO DUC VA DAO TAO HOC VIEN CHINH TRI QUOC GIA HỒ CHÍ MINH

HOC VIEN BAO CHi VA TUYEN TRUYEN

NGUYEN VAN BINH

PHONG CACH CHINH LUAN BAO CHi CUA QUANG LOI

CHUYEN NGANH: BAO CHI HOC MA SO: 603201

etter

HOC ViEN BAO CH &TUYEN TRUYEN |

LUAN VAN THAC Si TRUYEN THONG DAI CHUNG Người hướng dẫn khoa học:

PGS TS TRẦN THẾ PHIỆT

Hà Nội - 2005

Trang 3

MUC LUC

- Trang

7 8 1

1 Tinh cap thiét cla dé tai ees 1

2 Tình hình nghiên cứu liên quan đến để tài - 3 Mục đích, nhiệm vụ, phạm vi nghiên cứu . -: 4

_ Co s6 lý luận và phương pháp nghiên cứu - cà 5

5 Đóng góp mới về khoa học của đề tài che 5 6 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài cành 6

1 Kết cấu của luận văn -.-cnnhenhhhnhhhnrrrernrreie 6 N08 ch .‹a 7 Chương 1: Những vấn để lý luận chung về phong cách và

phong cách chính luận báo chí he 7 1.1 Phong cách TH HH 111212 HH tờ HH HH HH HH 7

1:1.1 Phong cách hiểu theo nghĩa rộng «chen 7

1.1.2 Phong cách nhà văn àcceenhHhhhhrrrrrrdrdtrtrrre 8 1.1.3 Phong cách nha Da ee eete rrr eens sere reece teteenes 10

1,2, Chính luận báo chí eccecrrrrrrirrrrrrrrrrrrrrrrrrrre wee Ul

1.2.1 Thuật ngtt “chinh luan bdo Chi": 1 eee ee ee eee eerie 11

1.2.2 Đặc trưng cơ bản của tác phẩm chính luận báo chí 13 1.2.3 Các thể loại của chính luận báo chí " 21

1.3 Quang Lợi là một nhà chính luận báo chí Việt Nam đương đại 29 1.3.1 Khảo sát tổng quan tác phẩm báo chí của Quang Lợi 29

1.3.2 Quang Lợi là một nhà chính luận báo chí : 30 Chương 2: Những biểu biện về phong cách chính luận báo chí

của Quang Lợi .àcnheehrrrrrrrrsrrsrne22

Trang 4

nội dung . cccenhhhthnhhtttttttdtrrrrrrrrdrrrrrrrrrirt 33

2.2.1 Nhìn nhận, đánh giá thời cuộc bằng một lập trường

quan điểm vững vàng và một lối tư duy nhạy bén, sắc sảo 33

2.1.2 Sự tài hoa trong cách viết và tính nhân văn trong cách nghĩ 48 2.2 Phong cách chính luận báo chí của Quang Lợi trong hình thức thể hiện ¬ 60

2.2.1 Nghệ thuật đặt tít độc đáo, hấp dẫn -« 61

2.2.2 Kết cấu tác phẩm hài hoà, lính hoạt và lôgic 66

2.2.3 Tạo dựng được một giọng điệu riêng và phong phú 74

2.2.4 Ngôn từ diễn đạt đa dạng, đặc SẮC .ceerrrree 77 Chương 3: Những nhân tố tạo nên phong cách chính luận báo chí ctha Quang LOL oe i cece terete nee erates terete 81 3.1 Truyén thong gia Gin occ teeter tee renee sneer 81 3.2 Truyền thống quê hương XỨ SỞ - ccnenhtrrrrrrrrrrrrree 84 3.3 Tao dung nén hoc van cho ban than dé phat huy tai nang 86

3.4 Rèn luyện thử thách trong môi trường sống và môi trường nghề nghiệp .-ccenhhhhhhdrdrdddrrdrdrrdrtdrrrrtrrrtrdrrrrrtr 89 3.5, Nén tang tu tưởng và cái gốc đạo đức nghề nghiệp .- 93

Trang 5

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Trong hệ thống các thể loại báo chí, chính luận là một trong những thể loại quan trọng và thể hiện mạnh mẽ chức năng thông tin lý lẽ trên

nhiều bình điện nóng hổi của đời sống xã hội Chính luận báo chí đã đi suốt chiều đài lịch sử của nền báo chí cách mạng Việt Nam từ những

ngày phôi thai cho đến bây giờ Trong những năm kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, chính luận báo chí được xem là đội quân tính nhuệ, tiên phong và là thứ vũ khí sắc bén tham gia đánh đuổi kẻ thù trên mặt

trận văn hóa, tư tưởng Trong thời kỳ đổi mới, chính luận báo chí tiếp tục

khẳng định vai trò, vị trí của mình, góp phần đắc lực vào công cuộc xây

đựng và phát triển nước nhà

Trong thời đại ngày nay, cùng với công cuộc đổi mới và xây dựng đất nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa, thể loại chính luận cũng đang cùng các thể loại báo chí xung kích khác góp phần đắc lực vào công tác tuyên truyền, định hướng dư luận và nâng cao nhận thức của công chúng Nếu như các thể loại tin tức, phóng sự, bút ký, ghi chép chủ yếu là nêu sự kiện, phản ánh thông tin từ thực tế hiện trường của vụ việc thì chính luận báo chí lại thể hiện thái độ rõ rằng trong nội dung thong tin, bay tỏ chính

kiến, quan điểm, tư tưởng chính trị của người viết đối với những vấn đề

thời sự quan trọng, thiết yếu Từ đó, chính luận báo chí góp phần giải

thích, phân tích; tổng hợp để đem đến cho người đọc, người nghe, người xem một nhận thức đúng đắn về vấn đề họ đang quan tâm Từ những năm

chiến tranh cho đến thời điểm hiện nay, trong báo giới đã xuất hiện khá nhiều cây bút chính luận tên tuổi như Hồng Chương, Hoàng Tùng, Thép

Mới, Hữu Thọ, Chu Thượng, Nguyễn Quang Thống, Trường Phước Trong số đó, cây bút chính luận Quang Lợi đã góp một tiếng nói đáng kể

Trang 6

luận đặc sắc trên các báo cùng với hàng loạt giải thưởng cao quý đã đưa

tên tuổi Quang Lợi xích gần đến độc giả cả nước Tác phẩm chính luận

của anh dù xuất hiện ở bất cứ hình thức nào cũng đều thể hiện sắc sảo

quan điểm, chính kiến của người viết Nhiều bài báo sau khi ra đời đã để

lại những ấn tượng sâu sắc trong lòng bạn đọc Đặc biệt là trong những

năm gần đây, cùng với sự phát triển của nền báo chí cách mạng nước !a,

các tác phẩm chính luận của Quang Lợi đã từng bước khẳng định vị trí của nó trong nên báo chí nước nhà Một số tác phẩm chính luận thuộc

mảng “Bình luận quốc tế” của Quang Lợi đã thực sự tạo nên tiếng vang

lớn trong đư luận Bức tranh đẫm máu của chiến tranh Vùng Vịnh, chiến tranh Irag đã được phanh phui một cách trần trụi, thể hiện rõ nét bản chất phi nghĩa của nó qua những nhận định, phân tích và đánh giá chuẩn xác

của tác giả Chính hàng loạt bài bình luận ra đời trong hoàn cảnh thế giới

có nhiều biến động mạnh mẽ về kinh tế - chính trị- xã hội đã dan tạo nên một phong cách ổn định trong ngòi bút chính luận của Quang Lợi Chính

vì vậy mà cho dù chỉ mới hơn 20 năm cầm bút nhưng tên tuổi của Quang

Lợi đã trở nên quen thuộc, gần gũi và thân thiết với độc giả cả nước Với sự lao động miệt mài, bằng tất cả tâm tài của một người cầm bút,

Hồ Quang Lợi vẫn ngày đêm âm thầm cống hiến cho độc giả những tác phẩm báo chí chính luận mang đậm phong cách của mình Và có thể nói

rằng, người viết chính luận hiện nay có nhiều nhưng để xác lập được một phong cách như Quang Lợi thì rất hiếm

Hơn nữa, trong hệ thống lý luận báo chí nước ta cho đến nay vẫn còn rất Ít công trình nghiên cứu đề cập đến phong cách sáng tác của các nhà báo nói chung và về phong cách chính luận của Quang Lợi nói riêng

Chính những lý do trên và cùng với sự say mê, ngưỡng mộ một cây

bút có tài, có tâm đã thôi thúc tôi tìm đọc, tìm hiểu và mong ước được

nghiên cứu về phong cách chính luận của Quang Lợi để từ đó tìm ra

Trang 7

những đặc trưng về phong cách chính luận, tìm ra đấu ấn riêng của một

nhà báo cụ thể

2 Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài

Trong làng chính luận báo chí, Quang Lợi là một nhà báo trẻ Tên

tuổi của anh được báo giới chú ý mới gần 1Š năm trở lại đây Tuy nhiên,

trong giới nghiên cứu, sự chú ý này chưa có nhiều Điều này có liên quan

đến sự phát triển của lý luận báo chí ở Việt Nam Một nhà báo mới nổi

lên, trên đà định hình cây bút của mình, cho nên những công trình nghiên

cứu về Quang Lợi còn phải đợi thêm thời gian thẩm định Người viết luận

văn này, để hoàn thành nhiệm vụ nghiên cứu mình, đã tham khảo các tài

liệu nghiên cứu của những người đi trước

Đầu tiên là những công trình nghiên cứu về loại thể chính luận báo chí Đó là tập 3 cuốn giáo trình tác phẩm báo chí của PGS.TS Trần Thế Phiệt [10] và những bài báo của tác giả này trên một số tạp chí Chẳng hạn bài: “Đặc trưng tác phẩm chính luận báo chí” [12], “Một số vấn đề

về bình luận báo chí” [13]; “Bình luận trên báo” [14] Những công trình

kể trên giúp tác giả luận văn đặt nền móng cơ sở lý luận về thể loại báo

chí cho việc nghiên cứu đề tài này Trong những năm qua, báo chí cũng đã xuất hiện một số công trình nghiên cứu về Quang Lợi Đáng chú ý có

thể kể tới các tác phẩm sau:

- “Từ một bài báo giàu sức thuyết phục” [11] Bài báo phân tích cụ thể một tác phẩm của Quang Lợi, bài: “Vùng Vịnh - thanh gươm đã rút

khỏi vỏ”

- “Quang Lợi - người giải mã những ẩn số thời cuộc” của Nguyễn

Hồng Hải [2]

- Thanh Hải - Cục điện thế giới hiện nay: Nhất siêu- đa cực [3]

Đặc biệt, có hai luận văn đại học đã đề cập đến vấn dé này:

Trang 8

- Nguyén Thị Thanh Nhàn - Phong cách bình luận của nhà báo Quang Lợi - Luận văn tốt nghiệp đại học tại Phân viện Báo chí và Tuyên truyền,

nam 1998 [7]

- Phan Thị Thanh Mai - Phong cách chính luận của nhà báo Quang

Lợi - Luận văn tốt nghiệp đại học tại Phân viện Báo chí và Tuyên truyền,

năm 1999 [6]

Các công trình trên ít nhiều đã phân tích tác phẩm báo chí của Quang Lợi, rút ra những đóng góp về nội dung cũng như hình thức trong sự nghiệp sáng tác của anh Tuy nhiên, do khuôn khổ một bài báo, hay một luận văn tốt nghiệp đại học, các công trình trên không có địp đi sâu tập hợp, phân tích, đúc kết những nết tạo nên phong cách báo chí của Quang

Lợi Hơn nữa, về thời gian, bản thân Quang Lợi, năm sấu năm trở lại đây,

anh tiếp tục khẳng định phong cách báo chí của mình ở loại thể chính luận báo chí Vì vậy, luận văn này mọng muốn sẽ giải quyết một cách hệ

thống hơn, điện khảo sát rộng hơn về phong cách chính luận báo chí của

Quang Lợi Trên cơ sở đó lý giải những nhân tố khách quan và chủ quan đã hun đúc nên phong cách chính luận báo chí Quang Lợi

3 Mục đích, nhiệm vụ, phạm vi nghiên cứu

e Luận văn nhằm mục dích làm sáng tỏ những nét đặc trưng trong

phong cách chính luận báo chí của Quang Lợi, từ đó giúp người đọc nhận ra SỰ khác nhau giữa tác giả này với tác giả khác (cho dù họ cùng thành

công trên một thể loại)

e Để đạt được mục đích đó, luận văn thực biện những nhiệm vụ sau:

- Tiến hành phân tích, khảo sất toàn bộ hệ thống tác phẩm chính luận

của Quang Lợi để tìm ra những đặc điểm về nội dung, hình thức, ngôn ngữ, hình ảnh

- Tìm hiểu về thân thế, sự nghiệp, những trăn trở, lòng say mê sáng tạo cũng như quan niệm, nguyên tắc nghề nghiệp của nhà báo Quang Lợi

Trang 9

trong cuộc đời cầm bút của anh Từ đó lý giải được những nhân tố ảnh hưởng đến phong cách chính luận của tác giả

Đối tượng khảo sát trong quá trình nghiên cứu là các tắc phẩm chính luận (tập rung chủ yếu ở dạng bài bình luận quốc tế) của Quang Lợi

e Phạm vi nghiên cứu được giới hạn trong số những tác phẩm chính luận của tác giả đã được công bố trên báo chí trong thời kỳ đổi mới, đặc biệt là trong các tập sách đã xuất bản: “Một thập kỷ những bài báo hay”; “Chiến tranh Cô-Xô-Vô”; “Ông chủ thứ 43 và Nhà Trắng”; Bộ sách 3 tập:

“Khủng bố và chống khủng bố” (với: “Thảm họa nước Mỹ”, “Cuộc chiến

tranh mới”, “Cuộc chiến không giới hạn”); “Cuộc bứt phá toàn cầu” (Nhà xuất bản Quân đội Nhân dân); “An số thời cuộc” (Nhà xuất bản Quânø đội Nhân đân) và một số tác phẩm chính luận của Quang Lợi đăng trên các báo trong thời gian gần đây

4 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu

Để thực hiện đề tài: “Phong cách chính luận bdo chi cua Quang Loi”, luận văn đựa trên cơ sở lý luận triết học Duy vật biện chứng, Duy vật lịch sử; Cơ sở lý luận báo chí vô sản của C.Mác, F.Angghen, Lênin Đặc biệt, người viết trong quá trình nghiên cứu đã bám sát quan điểm báo chí của

Đảng, dựa vào các tài liệu, giáo trình về lý luận, nghiệp vụ báo chí để làm nền tảng nghiên cứu

Người viết cũng sử dụng các phương pháp truyền thống như: Nghiên

cứu văn bản (Thông qua các tác phẩm báo chí của Quang Lợi và các bài viết về tác giả đăng trên các báo trong bối cảnh cụ thể); phân tích tác

phẩm: lý giải, so sánh, tổng hợp Ngoài ra, người viết thực hiện thêm

phương pháp phỏng vấn sâu để tìm hiểu về thân thế, cuộc đời, quan niệm cầm bút của tác giả

5 Đóng góp mới về khoa học của đề tài:

Trang 10

Kết quả nghiên cứu mới của luận văn sẽ có những đóng góp nhất định

cho hệ thống lý luận về thể loại chính luận trong thời kỳ đổi mới; góp thêm chân dung về một nhà báo viết chính luận với những đặc trưng nổi

bật của nớ

Từ kết quả nghiên cứu của dé tài, luận văn sẽ đem đến cho người đọc

những nhận thức một cách có hệ thống về phong cách chính luận của một nhà báo cụ thể cũng như những đóng góp quý báu của tác giả đó đối với

nền báo chí nước ta : 6 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của dé tai:

Về lý luận: Đề tài: “Phong cách chính luận báo chí của Quang Lợi” nếu được thực hiện thành công sẽ góp phần làm giàu thêm mảng lý luận về phong cách chính luận báo chí nói chung và về phong cách chính luận của một nhà báo nói riêng

Về thực tién: Dé tài: “Phong cách chính luận báo chí của Quang Lei”

sẽ là công trình nghiên cứu tiểu biểu về phong cách chính luận báo chí

của một tác giả cụ thể Công trình sẽ trở thành một tài liệu tham khảo cho công tác nghiên cứu giáng dạy, học tap của sinh viên báo chí nói riêng và cho những người quan tâm đến vấn đề này nói chung

7 Kết cấu của luận văn

Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo, Phụ lục,

luận văn gồm có 3 chương, 1l mục

Trang 11

Chuong 1

NHŨNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ PHONG CÁCH

VÀ PHONG CÁCH CHÍNH LUẬN BÁO CHÍ

1.1 Phong cách

1.1.1 Phong cách hiểu theo nghĩa rộng:

Thông thường, trong đời sống, khái niệm phong cách được dùng theo nghĩa rộng để chỉ cái độc đáo, cái riêng biệt trong cách sinh hoạt hay làm việc của một con người cụ thể nào đó Những nét riêng biệt đó được hình thành trong quá trình hoạt động của con người Những hoạt động này có thể thuộc lĩnh vực vật chất hay tỉnh than Chinh qué trim: hoat déng mA con ngudi dan tao cho minh mot cung cách riêng, những biểu hiện đáng vẻ riêng Chính nét đặc thù riêng biệt này tạo nên phong cách từng người, không ai giống ai Với ý nghĩa này, Từ điển Tiếng Việt định nghĩa: Phong cách là “những lối, những cung cách sinh hoạt, làm việc, hoạt động, xử sự tạo nên cái dáng riêng của một người hay một loại

người nào đó” [21,tr.7T1]

Như vậy, phong cách không phải tự nhiên mà có Phong cách được hình thành và phát triển thông qua một quá trình lao động sáng tạo của

bản thân con người Tuy nhiên, không phải ai cứ sống, cứ lao động là có

phong cách Phong cách của một người là nét riêng biệt không trộn lẫn với người khác Nét riêng đó đã để lại dấu ấn đậm nét trong tâm trí người khác Và khi nhắc đến họ, người ta liên tưởng đến cái đáng vẻ riêng, độc đáo đó Cuộc sống rất đa dạng, đời sống con người lại vô cùng phong phú Cho nên, thể hiện phong cách của con người trong đời sống xã hội cũng phong phú đa dạng Có thể có phong cách cử chỉ, đáng điệu ; có

thể có phong cách ăn nói, điễn đạt, ứng xử Người ta nói nhiều đến

phong cách nghẻ nghiệp, phong cách nhà giáo, phong cách họa sĩ, phong

Trang 12

cách nghệ sĩ, phong cách một chính khách, một nhà ngoại giao, phong cách lãnh đạo, phong cách nhà văn, phong cách nhà báo

Các nhà lý luận đã nói nhiều đến mối quan hệ của phong cách với các yếu tố khác Tuy nhiên, suy cho cùng phong cách chịu sự chỉ phối của hiện thực đời sống, của nhân sinh quan, thế giới quan của con người Những yếu tố tâm lý, truyền thống xuất thân, quá trình sống có tác động lớn đến phong cách con người Đi tìm cội nguồn của một phong cách là đi

sâu nghiên cứu những yếu tố khách quan và chủ quan đó

1.1.2 Phong cách nhà văn

Lý luận văn học đã bàn nhiều về khái niệm phong cách nhà văn

“Phong cách là chỗ độc đáo mang phẩm chất thẩm mỹ cao được kết tinh trong sự sáng tạo của nhà văn Không phải bất cứ nhà văn nào cũng tất yếu có phong cách mặc đù nói cho cùng nhà văn nào cũng có đặc điểm Song, đặc điểm mờ nhạt chưa đủ, phải là chỗ thật độc đáo không thể thay

thế được mới làm nên phong cách Chỉ cần lặp đi lặp lại đã gọi là đặc

điểm, nhưng phong cách, tuy cũng đòi hỏi sự bền vững, không chấp nhận sự chóng phai mờ, nhưng phải là sự lặp đi lặp lại một cách đổi mới” {22,

tr.214]

Như vậy, phong cách nhà văn không phải là phạm trù phổ biến, ai cầm bút đều có thể tạo dựng cho mình một phong cách sáng tác Phong cách rõ ràng là sự kết tỉnh của phẩm chất nhà văn, nhưng đó là sự kết tỉnh những gì độc đáo của sự sáng tạo của nhà văn đó Rõ ràng, phong cách là ước mơ, là mong muốn của mọi nhà văn nhưng có được nó không phải chỉ có mong muốn, khát vọng mà phải qua quá trình phấn đấu mới có thể đạt được Tùy theo từng nhà văn cụ thể mà phong cách có thể tập

trung biểu hiện ở bất kỳ hay vài yếu tố trong tác phẩm Có thể nói có bao

Trang 13

Phong cách cũng thể hiện ở việc khác họa nhân vật Có nhà van viết hay

loại nhân vật này nhưng lại xây dựng thất bại loại nhân vật khác Phong

cách cũng biểu hiện ở thể loại Mỗi nhà văn chỉ viết được một thể loại, hoặc viết được nhiều thể loại thì cũng chỉ thành công ở một hay vài thể

loại nào đó mà thôi Còn trong ngôn ngữ thì một số nhà văn độc đáo ở

những hệ thống tu từ khác nhau cũng là điều dễ thấy Như vậy, phong

cách có thể thiên về nội dung tư tưởng hoặc thiên về hình thức nghệ

thuật Dĩ nhiên, trên cơ sở thống nhất biện chứng giữa nội dung và hình

thức, thì nếu một phong cách thiên về nội dung tư tưởng vẫn có liên quan

đến nghệ thuật, và một phong cách thiên về nghệ thuật vẫn có liên quan đến tư tưởng

Ngoài thế giới quan, những phương điện tính thần khác như tâm lý, khí chất, hứng thú v.v đặc biệt tựu trung là cá tính có tác đụng quyết định đối với sự hình thành của phong cách Nhà thơ Nguyễn Đình Thi

viết: “Mỗi nhà thơ có tâm hồn riêng, cũng như mỗi con Hgười có một nét

mặt một tính nết Có nhà thơ là tiếng kèn xung trận, có nhà thơ là sáo véo von, có nhà thơ là dòng suối thấm thía, có nhà thơ là dòng thác đữ

xó đẩy” Tiếng kèn, tiếng sáo, đòng suối, dòng thác đó sẽ thổi cho ai và

chảy về đâu, vì vậy không thể tách rời với thế giới quan Cho nên khi thế

giới quan thay đổi thì chỉ có những nét phong cách nào tỏ ra đề kháng với thế giới quan mới sẽ phải thay đổi, còn những nết phong cách nào đó còn phù hợp hoặc ít ra là trung hòa, vô hại, thì sẽ tiếp tục tồn tại Và

cũng chính vì thế mà hai nhà văn khác nhau về thế giới quan và phương pháp sáng tác vẫn có thể giống nhau có mức độ về phong cách

Phong cách bắt nguồn sâu xa từ hiện thực khách quan, bằng thực tiễn sống của nhà văn, nhưng phong cách ổn định của một nhà văn đĩ nhiên

Trang 14

10

với phong cách Nói chung, đối với cái đẹp, cái cao cả, bị hùng, ngòi bút

nhà văn thường mang màu sắc trữ tình và sẽ chuyển sang sắc thái châm

biếm đối với những cái ngược lại 1.1.3 Phong cách nhà báo:

Lý luận báo chí cho đến nay, chưa ai đặt vấn để này một cách sâu sắc

như lý luận văn học Một trong những nguyên nhân là do báo chí ra đời muộn Lý luận báo chí vì thế càng ra đời muộn hơn Ở nước ta những vấn đề lý luận báo chí thực sự được đặt ra cũng chi vài thập kỷ trở lại đây Chưa có công trình nào đi sâu nghiên cứu lĩnh vực phong cách nhà báo

Một thực tế là nếu trong đời sống, có người đã tạo phong cách cho mình và nếu có những nhà văn đã xác định được cho mình một øhong cách sáng tác thì trên lĩnh vực báo chí cũng sẽ có nhà báo có phong cách Ông Đào Ngọc Đệ, trên “Tạp chí Người làm báo” của Hội Nhà báo Việt

Nam có bài: “Phong cách báo chí Hồ Chí Minh” Ông cho rằng:

Phong cách là những nét độc đáo về tư tưởng và nghệ thuật, có

phẩm chất thẩm mỹ, thể hiện trong sáng tác của các tác giÌ tu Hú

Khơng phải nhà văn, nhà báo nào cũng có phong cách Phải là những nhà văn, nhà báo tài năng, khẳng định được mình bởi những nét độc đáo một cách đa dạng, bên vững mà luôn luôn sáng tạo và

đổi mới, có phẩm chất thẩm mỹ trong các tác phẩm, thì mới có

phong cách [2]

Lao động nhà báo thuộc loại hoạt động lao động sáng tạo Dấu

Trang 15

li

riêng cho mình Tạo nên một phong cách báo chí, đó là mục tiêu phấn

đấu của mọi nhà báo Khẳng định và suy tôn một phong cách báo chí nào là đo công luận, do tác động của thực tiễn sáng tác của nhà báo đó đối với xã hội Tất nhiên, trong thẩm định đánh giá của công luận cũng như giới nghiên cứu không tuyệt đối hóa lĩnh vực phong cách nhà báo Có những phong cách lớn không những trong chính trị, trong văn học mà cả trong báo chí như Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh; cũng có những phong cách mà phạm vi ảnh hưởng của nó trong một số lĩnh vực nhất định

Tuy nhiên, đã là phong cách nhà báo thì phải có những nét riêng, nét

độc đáo Theo quan niệm này, chúng tôi cho rằng trong nền báo chí Việt

Nam đã có nhiều nhà báo có phong cách Chẳng hạn phong cách phóng sự của Ngô Tất Tế, phong cách chính luận trong tác phẩm của Nguyễn Khoa Văn - Hải Triều, của Trường Chinh, của Hoàng Tùng, Thép Mới Trong nền báo chí Việt Nam hiện nay, đẫu chưa được ai nghiên cứu có hệ thống nhưng cũng có thể nêu lên phong cách của một số nhà báo sau: Hữu Thọ, Phan Quang, Trường Phước, Nguyễn Anh Định - Chu Thượng, Xuân Ba, Huỳnh Dũng Nhân Trong lĩnh vực chính luận báo chí, có thể

kể đến Nhà báo quân đội: Quang Lợi

1.2, Chính luận báo chí

1.2.1 Thuật ngữ “chính luận báo chữ":

Chính luận là một loại tác phẩm báo chí đã được hình thành từ khá

lâu nhưng tên gọi của nó suốt nhiều thập kỷ qua vẫn chưa đi đến thống

nhất Bởi lẽ, thời gian để định danh một thể loại báo chí nào đó còn tùy thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó phải kể đến yếu tố quan trọng bậc nhất là thành tựu nghiên cứu Nền báo chí của nước ra mặc dù đã hơn I1 thế kỷ nhưng khoa học về báo chí thì lại còn rất non trẻ Chính vì vậy mà tên gọi của loại thể chính luận báo chí suốt một thời gian đài chưa có được sự thống nhất

Trang 16

Theo dõi tiến trình phát triển của loại thể này, chúng ta nhận thấy,

trong những thập ky qua, người ta vẫn thường bắt gặp tên gọi của chính

luận báo chí bằng nhiều thuật ngữ khác nhau Nam 1961, Hoi Nha bao Việt Nam đã gọi chính luận báo chí băng tên: “Ngôn luận của báo” trong

một cuốn sách cùng tên Năm 1974, chính luận báo chí xuất hiện bằng

thuật ngữ “Luan vin” trong ban “Để cương bài giảng dùng cho chuyên

khoa báo chí trường Đại học tổng hợp quốc gia” Mátxcơva thuộc Liên Xô (cũ) Năm 1976, trong bài phát biểu tại trường Tuyên huấn Trung ương, nhà báo Hà Đăng đã dùng thuật ngữ “Nghị luận trên báo” để chỉ loại thể này Năm 1978, trong cuốn “Giáo trình nghiệp vụ báo chí” của trường Tuyên huấn Trung ương đã gọi tác phẩm này bằng tên: “Bình luận trên báo” Trong một cuốn giáo trình của khoa Báo chí - Trường Đại học

Tổng hợp K.Mac của Cộng hoà dân chủ Đức, đã gọi thể loại chính luận

báo chí bằng thuật ngữ “Bút chiến” Nhìn chung, đã tồn tại khá nhiều

thuật ngữ để chỉ loại thể chính luận mà chưa có một sự thống nhất nào

Tuy nhiên tựu trung những tên gọi ấy, có một đặc điểm chung Đó là tính chất “luận” trong từng tên gọi Và đó cũng chính là đặc trưng cơ bản

của loại thể này Vì nhắc đến nó, chỏ dù xuất hiện đưới bất kỳ tên gọi nào cũng đều thể hiện rõ đặc điểm phản ánh hiện thực bằng phương pháp

bàn luận phân tích, lý giải thông qua hệ thống quan điểm, lý lễ để giải quyết vấn đề Các nhà ngôn ngữ học gọi đặc trưng này là “Phong cách chính luận” Còn các nhà nghiên cứu lý luận vấn học thì gọi chúng là những “Tác phẩm chính luận” Cho đến năm 1995, khi cuốn “Tác phẩm báo chí” (tập III) của PGS TS Trần Thế Phiệt ra đời, tác giả đã đề xuất tên gọi loại tác phẩm này là: “Chính luận báo chí” Từ đó, thuật ngữ này din dan được chấp nhận Chính luận báo chí là tên gọi một loại thể tác

Trang 17

13

thông tấn báo chí va thong tấn nghệ thuật (có người còn gọi là Ký báo

chí) [L7]

1.2.2 Đặc trưng cơ bản của tác phẩm chính luận báo chí

Chính luận báo chí là một loại hình hoạt động sáng tạo của nhà báo cho nên nó phải mang đặc trưng cơ bản của báo chí Ở đây, người viết khu biệt ở hai yếu tố thiết yếu tạo nên đặc trưng của loại tác phẩm này

- Chính luận báo chí trước tiên phải mang phong cách chính luận - Chính luận báo chí phải thoả mãn các yêu cầu của tính chất báo chí

Khu biệt hai yếu tố này để phân biệt với các tác phẩm báo chí thuộc

thể loại khác như loại thông tấn, loại thông tấn nghệ thuật Những đặc

trưng cơ bản của chính luận báo chí được thể hiện qua những yếu tố sau:

1.2.2.1 Chính luận báo chí thuộc phạm trà nghị luận

Chúng ta đều biết, tác phẩm văn học cũng như tác phẩm báo chí đều

có những phương thức thông tin, truyền tải khác nhau Chúng vô cùng phong phú và đa dạng Song, dù thế nào đi nữa thì cả hai đều có những phương thức phản ánh hiện thực theo cách thức riêng của nó

Nếu như văn miêu tả với đặc trưng tả sự vật, con người , văn tự sự là

kể lại sự việc theo các tình tiết đã có thông qua lang kính chủ quan của

người viết, người kể thì phương thức nghị luận trong văn học lại xây đựng nội dung theo một hệ thống các quan hệ, các luận cứ, luận điểm,

luận chứng để phân tích, bình giá, tổng hợp nhằm đạt tới sự hiểu biết

toàn diện

Theo khái niệm chung, “Văn nghị luận là một loại văn trong đó người viết (người nói) đưa ra những lý lẽ, dẫn chứng về một số vấn đề nào đó và thông qua cách thức bàn luận mà làm cho người đọc (người nghe)

hiểu, tín, tán đồng những ý kiến của mình và hành động theo những điều ma minh dé xuất” Chính vì vậy, khi viết văn nghị luận đòi hỏi người viết phải vận dụng tư duy, xử lý và giải quyết các vấn để rộng hơn Vì văn

Trang 18

14

nghị luận là văn của tư duy lôgic nên các yếu tố tạo nên nội dung của nó là các sản phẩm của tư duy trừu tượng Các thao tác của tư duy là giải

thích, phân tích, chứng minh, tổng hợp

Khác với việc xây dựng tư duy hình tượng trong tác phẩm văn học nghệ thuật, văn nghị luận xây dựng trên cơ sở của tư duy lôgic Nếu như trong tác phẩm văn học nghệ thuật, những cảm xúc của người viết và sự mô tả những bức tranh của đời sống hiện thực chiếm vai trò quan trọng nhất thì trong văn nghị luận lại chính là những luận điểm, luận cứ, luận chứng Văn nghị luận không làm nhiệm vụ mô tả đời sống mà nhằm mục đích nhận thức và phân tích đời sống bằng tư duy lôg¡c Chính yếu tố này chi phối đến sự kết cấu, văn phong trong tác phẩm nghị luận Kết cấu bài văn nghị luận phải tuân theo trình tự của sự nhận thức và khai triển vấn

để trong tư duy lôgic, chứ không thể dựa vào cảm xúc hay dựa vào cốt

truyện đã có sẵn Ngôn ngữ của chính luận là ngôn ngữ lôgic, chú trọng đặc biệt đến tính chính xác và chặt chẽ để phục vụ cho mục đích điễn đạt, Đó là thứ ngôn ngữ phản ánh rõ ràng, chính xác quá trình tư duy nhằm đạt đến sự nhận thức chân lý cụ thể Nói như vậy không có nghĩa là

ngôn ngữ của chính luận phải rập khuôn, khô cứng, đơn điệu, trùng lặp

mà đôi khi, ngôn ngữ chính luận cũng rất cần đến sự linh hoạt trong cung cách điễn đạt nhằm tạo sự lôi cuốn đối với người đọc, người nghe

Trong văn nghị luận, có hai dạng: Nghị luận văn học và nghị luận xã

hội Đối tượng của văn nghị luận xã hội là các đề tài mang tính xã hội,

liên quan đến đạo đức, chính trị và được đưa ra bàn bạc, xem xét thì

Trang 19

luận Khi đề cập đến thuật ngữ “chính luận báo chí” là để nhấn mạnh đến phương thức phản ánh hiện thực (hay thông tin) theo phương thức nghị luận Sẽ chẳng bao giờ có chính luận nếu thiếu nghị luận Vì chúng ta chỉ có thể viết chính luận khi chúng ta biết cách lập luận, biết dùng lý lẽ để

giải quyết các vấn để đặt ra Và hiển nhiên, chính luận nằm trong phạm

trù nghị luận

Mặt khác, chúng ta cũng biết rằng, chính luận báo chí và chính luận

nghệ thuật đều nằm trong phạm trù nghị luận nhưng về cơ bản, chúng đều có những điểm khác nhau Mặc dà sự khác biệt đó chỉ mang tính

chất tương đối và đôi khi có thể bị xóa nhồ khi chúng chuyển hố vào nhau

Chính luận báo chí tất nhiên phải mang những đặc trưng đầy đủ của một thể loại báo chí Và vì báo chí mang tính thời sự nên chính luận báo

chí cũng phải bám sát diễn biến thời sự trên tất cả mọi lĩnh vực kinh tế -

chính trị - xã hội để phân tích, lý giải, thẩm định, đánh giá nhằm góp phần định hướng tư tưởng cho quần chúng Khi báo chí mang đặc trưng

là phương tiện thông tin sự kiện một cách trung thực, chuẩn xác thì loại

thể chính luận báo chí cũng phải phân tích, bình luận trên cơ sở của những sự kiện có thực Các luận điểm, luận cứ, luận chứng xuất phát từ những sự kiện mới dién ra Vi vay, su phan tích, đánh giá cũng phải nhanh chóng, kịp thời và khách quan, thấu tình đạt lý Khi một tác phẩm chính luận nghệ thuật nhưng lại hội đủ các yếu tố của chính luận báo chí

như tính thời sự, khả năng nắm bắt cuộc sống, đáp ứng nhu cầu thông tin

khách quan, chuẩn xác thì lúc đó, ranh giới giữa chính luận báo chí và chính luận nghệ thuật gần như được chuyển hoá cho nhau

Tóm lại, từ những đặc điểm kể trên, có thể nhận thấy rằng chính luận

bá oO chí là một tác phẩm cơ bản của báo chí Nó là loại văn nghị luận về đ

những vấn đề chính trị, xã hội có tính thời sự Chính luận báo chí dựa

Trang 20

16

trên quan điểm chính trị Nó không nhằm mục đích tái hiện bức tranh hiện thực qua hệ thống hình tượng như văn học mà nghiên cứu, xem xét các quá trình vận động của cuộc sống dưới dang thẩm định, tiên đoán,

phân tích khoa hẹc và sắc bén, thể hiện lập trường, quan điểm và sự nhạy

cảm, sắc sảo của người viết, người nói Chính vì vậy, chính luận báo chí không thể được xem như một loại thể của văn học nghệ thuật mà nó thuộc phạm trù nghị luận Hay nói cách khác, chính luận báo chí là một

dạng văn nghị luận [10]

1.2.2.2 Nội dung cơ bản của chính luận báo chí là thông tin lý lẽ Như trên đã đề cập, thông tin trong tác phẩm chính luận báo chí là

thông tin lý lẽ Thông tin này không chỉ đơn thuần là sự lựa chọn khéo léo, sự sắp xếp các luận điểm một cách khoa học mà còn thể hiện ở sự

tập hợp các sự kiện một cách lôgic và trên cơ sở đó, người viết trình bày lần lượt các quan điểm, chính kiến, sự thẩm định, đánh giá của mình thông qua hệ thống lý lẽ, dẫn chứng xác thực để làm sáng tỏ vấn đề

Chính đặc trưng này giúp chúng ta phân biệt loại thể này với các loại thể

Trang 21

17

bằng yếu tố tình cảm như văn học mà bằng chính sự lập luận, chính tư

duy lôgic và sắc bén của người trình bày

Trong tác phẩm chính luận báo chí, sự kiện là yếu tố rất quan trọng nhưng không phải là tất cả Đôi khi, nó chỉ là cái cớ để nhà báo viết nghị luận, đưa ra lý lẽ, bàn sâu những vấn đề nhân sinh, thế sự Khuynh hướng tư tưởng của người viết mới là sợ chỉ đỏ xuyên suốt các sự kiện Vì thế,

thông tin ở chính luận báo chí là thông tin về một quan niệm, về một

quan điểm, thông tin về một chiều hướng giải quyết hiện thực chứ không

phải chỉ để thoả mãn nhu cầu nhận thức sự việc Nó vừa giải quyết nhận thức về sự vật, hiện tượng, vừa nhận thức về tư tưởng, về phương pháp tư

tưởng của vấn để đặt ra Do phương thức phản ánh hiện thực bằng biện luận trực tiếp cho nên thái độ trong nội dung thông tin là bầy tỏ chính kiến, bộc lộ công khai quan điểm, tư tưởng chính trị của người viết trước

những vấn đề thời sự nóng hổi

Một đặc điểm khác cũng rất đễ nhận thấy trong nội dung của loại thể

tác phẩm chính luận báo chí là khi xã hội nảy sinh một vấn đề nào đó được nhiều người quan tâm thì chính luận báo chí xuất hiện để làm tròn bổn phận báo chí của mình Cho nên, người viết chính luận báo chí phải làn

ly |

chất của vấn đề để định hướng dư luận xã hội, đem đến cho người đọc, ¡ có vốn sống, có lập trường quan điểm vững vàng và có tầm nhìn, Qr ư gv ữa e sảo để dân đắt vấn đề Có như thế thì người viết mới tìm ra bản Sy ce S Đo

người nghe, những nhận thức mới, đúng đắn Có lẽ vì vậy mà nhà lý luận Gordiep (Liên Xô cũ) đã từng nhận định: “Chính luận có mục đích tuyên truyền, tổ chức quần chúng, dưa họ tới cuộc chiến đấu Nhiệm vụ của nó không chỉ bày tổ và giải thích những vấn đề chính trị quan trọng, mà còn

là thuyết phục người nghe, người đọc, làm cho họ trở thành người tham gia tích cực vào việc giải quyết những vấn đẻ xã hội trước mắt”

Trang 22

18

Có thể nói, ở nội dung chủ chốt của thể loại này, nổi bật lên là tính

định hướng tư tưởng cho công chúng, tạo ra sự ổn định, thống nhất trong công chúng về mặt quan điểm Nói như PGS.TS Tạ Ngọc Tấn: “Sức

mạnh định hướng của báo chí chúng Ta thể hiện ở khả năng trở thành

diễn đàn rộng lớn cho toàn Đảng, toàn dân tham gia thảo luận và giải quyết những vấn dé quan trọng của đất nước, phê bình và đấu tranh chống những hiện tượng tiêu cực cần trở sự phát triển của xã hội trong từng lĩnh vực, địa phương cụ thể” [12] Noi dung của chính luận báo chí bao giờ cũng xoay quanh những vấn để thời sự nóng hổi, những hiện tượng của đời sống xã hội hiện đại Nó chứa đựng những quan điểm tư

tưởng xã hội và sự đánh giá của tác giả thông qua cách thức lập luậ

lý lẽ biện luận sắc sảo của người viết Nó là vũ khí sắc bến trong cuộc

đấu tranh trên mặt trận tư tưởng đối với cuộc chiến chống thù trong giặc

ngoài của đân tộc ta đồng thời là công cụ đắc lực để tuyên truyền, cổ

động, giác ngộ quản chúng một cách hiệu quả và thiết thực nhất

1.2.2.3 Hình thức thể hiện cơ bản của chính luận báo chí là cách sắp

xếp lôgic các luận điểm, luận cứ và luận chứng

Ngoài những đặc điểm về nội dung đã nêu trên, chính luận báo chí còn cố những đặc điểm nổi bật về hình thức thể hiện Chính những đặc

điểm này giúp chúng ta có thể khu biệt một cách dễ đàng thể loại này với những thể loại báo chí khác

Nói đến việc hình thành một tác phẩm chính luận báo chí, bao giờ

người viết người đọc cũng nghĩ đến cấu tứ của tác phẩm loại này phải được xây dựng trên một hệ thống luận điểm, luận cứ, luận chứng và theo một trình tự lôgic, thống nhất để trình bày vấn đề theo trình tự đó thông qua một chuỗi lý lẽ sắc bén và thuyết phục Tác phẩm chính luận báo chí

không thể được hình thành nếu không có được những đặc điểm về hình

thức như trên Vì nếu không tuân thủ điều này thì người viết không thể

Trang 23

19

thực hiện được ý tưởng của mình một cách lôgic và thuyết phục Khi đã

có được một hệ thống lập luận đầy đủ và chuẩn xác, người viết sẽ tiến

hành xây dựng nội dung bài viết trên cơ sở của việc vận dụng lý lẽ kết hợp với ngôn từ

Thông thường, những tác phẩm chính luận báo chí không dài như những bài phóng sự, ghi chép Nó chỉ ngắn gọn trong một dung lượng chữ nhất định Tuy nhiên, sức lan toả của thông tin, sức định hướng dư luận của nó thì rất lớn Những bài viết thành công trên các báo đã để lại dư âm trong lòng người đọc đều được xây dựng trên cơ sở của một bài nghị luận với 3 phần: “Mở - Thân - Kết” và làm rõ nội dung của từng phần trong sự đan xen và nối kết lôgic với nhau Một tác phẩm chính luận báo chí bao giờ cũng có hai phần chính là phần “bình” và phần “luận” Nếu phóng sự ghi chép nhấn mạnh đến chỉ tiết, bối cảnh, hình tượng nhân vật và cái tôi của người viết; thể loại tin nêu lại các sự kiện

đã và đang diễn ra thì chính luận báo chí lại nghiêng hẳn về cách lập

luận vấn để theo một cách sắp xếp cấc luận điểm, luận cứ, luận chứng hợp lý

Trong tác phẩm chính luận báo chí, có thể có một hoặc nhiều luận

điểm Đó là những ý trực tiếp cấu thành chủ đề, có sức khái quất cao,

chứa đựng những quan niệm, những tư tưởng sâu sắc Các luận điểm

trong tác phẩm chính luận báo chí tương đối độc lập với nhau và cùng có nhiệm vụ làm rõ thêm cho chủ để Tính độc lập tương đối của các luận

điểm biểu hiện ở chỗ, trong một tác phẩm, luận điểm này không nằm trong luận điểm kia Nó chỉ có vai trò quan hệ với chủ đề tác phẩm, còn

giữa các luận điểm, chúng có vai trò như nhau và góp phần làm rõ chủ đề ở một khía cạnh nào đó Luận điểm thường là một bộ phận rất ngắn gọn, cô đúc: có khi luận điểm được khái quát như những chân lý; có khi luận

Trang 24

20

Để góp phần làm sáng tỏ luận điểm trong bài chính luận báo chí, tư

tưởng của người viết được kết đọng trong các luận cứ Đó là những cứ

liệu, những bằng chứng, những chỉ tiết để xây dựng nên và chứng minh

cho những luận điểm đó Trong một luận điểm có thể cé nhiều luận cứ

Các luận cứ được lập luận một cách chặt chẽ, linh hoạt, muôn mâu muôn

2

ve

Nội dung của tác phẩm chính luận báo chí được hình thành do các

luận điểm, luận cứ Tuy nhiên, các luận điểm và luận cứ đó gắn kết với nhau không phải bằng sự liệt kê, kể lể tuỳ tiện mà chúng phải được nối

với nhau theo những quan hệ nhất định Luận chứng có nhiệm vụ triển khai, kết dính các luận cứ và luận điểm, giữa các ý với nhau trong tác

phẩm chính luận nhằm mục đích dẫn đắt người đọc đến với ý đồ của tác

ia,

ug

Bên cạnh đó, lập luận cũng là một trong những hình thức thể hiện hết sức quan trọng trong một tác phẩm chính luận báo chí Sự lập luận một cách chặt chế, lôgic sẽ góp phần làm tăng tính mỹ cảm cho người đọc,

người nghe đồng thời tạo nên sự hùng hồn, hấp dẫn cho tác phẩm chính

luận

Tất cả những luận điểm, luận cứ và luận chứng được thông qua một

hệ thống ngôn ngữ để hình thành nên tác phẩm chính luận báo chí, trong những tác phẩm báo chí thuộc thể loại này, người đọc rất dễ nhận ra một

lớp từ ngữ mang sắc thái chính trị Đây được xem như một đặc điểm nổi

bật trong hình thức thể hiện trên bình diện ngôn ngữ của loại thể chính

luận báo chí Khác với các lớp từ ngữ văn học mang tính hình tượng, đa nghĩa Ngôn ngữ của chính luận báo chí không cho phép tồn tại những lớp từ ngữ như vậy Ngôn ngữ của tác phẩm chính luận báo chí dù xuất hiện trong bất kỳ hoàn cảnh nào cũng luôn biểu lộ lập trường, quan điểm một cách rõ ràng; không mập mờ, khó hiểu như ngôn ngữ trong văn học

Trang 25

21

Chính vì vậy, ngôn ngữ của chính luận báo chí thường mang tinh đơn nghĩa Tuy nhiên, nói như vậy không có nghĩa là tắc phẩm chính luận báo chí không cho phép sử dụng các hình ảnh tu từ trong thể hiện Điều này phụ thuộc vào tay nghề của người cầm bút Cách sử dụng ngôn từ

trong tác phẩm chính luận báo chí là cả một nghệ thuật Đối với những

nhà báo có bề đầy kinh nghiệm, có tài nãng thì cách sử dụng ngôn ngữ của họ trong loại thể chính luận báo chí thường rất phong phú và đa đạng, có sức thuyết phục cuốn hút người đọc

Những đặc điểm về nội dung cũng như hình thức thể hiện của loại thể chính luận báo chí nêu trên là những tiêu chí để phân biệt loại thể chính

luận báo chí với các loại thể khác Việc nhận biết và nắm vững các đặc

trưng cơ bản của loại thể chính luận báo chí sẽ rất thiết đối với người viết chính luận Bởi lẽ, mỗi loại thể báo chí đều có một thế mạnh, một khả năng phản ánh hiện thực rất riêng Nắm vững được những nét cơ bản về

nội dung, hình thức của loại thể trên cơ sở khoa học là tiên đề, là cơ sở

để chúng ta xây dựng một nên báo chí phong phú, đa dạng, đáp ứng

nhiệm vụ các mạng trước mắt và lâu đài [10] 1.2.3 Các thể loại của chính luận báo chí

Chính luận báo chí là một trong những loại thể cơ bản của loại hình

báo chí Trên thực tế sáng tác loại thể này được thể hiện dưới các thể loại

sau: Xã luận, bình luận, chuyên luận phiếm luận và một biến thể giao

thoa là kí chính luận Trong phần sau, phần khảo sát tác phẩm chúng ta

sé dé dang nhận thấy, Quang Lợi là một nhà chính luận báo chí Nhưng

thể loại mà anh tập trung thành công nhất là bình luận Cho nên, để làm

Trang 26

22

Ban đầu, báo chí xuất hiện đo nhu cầu thông tin, chủ yếu là thông tin

sự kiện Sự kiện được phản ánh ở một thời điểm với những diễn biến, những quy mô, những quá trình Nhưng rồi con người không thoả mãn với sự phản ánh chỉ đơn thuần sự kiện ấy, họ muốn hiểu rõ hơn về bản chất sự kiện, về sự phân tích, thẩm định, đánh giá sự kiện đó Vì thế, trên các tạp chí và các báo hàng ngày ở châu Âu (như tờ Die Arbeit ở Thụy Sỹ, tờ Rappel ở Pháp, tờ Frantfurter Zeitung ở Đức ) từ năm 1870, người ta thường đọc thấy câu “Chúng tổi muốn trình bày dưới một sóc độ khác những sự kiện mà bạn đọc đã biết” Cái mà bây giờ cho là: “trình bày dưới một góc độ khác những sự kiện mà bạn đọc đã biết” chính là sự

xuất hiện một loại tac phẩm sau này được định đanh trong thuật ngữ là

"bình luận”

Báo chí nước ta xuất hiện muộn nhưng bình luận nhanh chóng có mặt trên mặt báo, đặc biệt là báo chí cách mạng Những chiến sỹ cách mạng đo nhiệm vụ mà cầm bút đã tạo thành một thế hệ nhà báo với những tên tuổi như: Nguyễn Ái Quốc, Lê Hồng Phong, Bùi Cong Tring, Trường Chinh, Nguyễn Văn Cừ, Trần Huy Liệu, Hải Triều Và trên các tờ báo

cách mạng như Thanh niên (1925-1932), Lao động (1929) Tranh đấu

(1930), Tạp chí Đỏ, Tạp chí Cộng sản (1930), Tạp chí Bônsêvich (1934),

Tin tức (1938), Dân chúng (1938-1939), Việt Nam độc lập (1941-1945),

Cứu quốc (1942), Sự thật (1945-1959) rất nhiều bài bình luận được đăng tải, góp tiếng nói cho việc định hướng con đường cách mạng của

đân tộc

Ngày nay, báo chí trên thế giới cũng như nước ta, bình luận đã trở

thành một thể loại tác phẩm báo chí rất thịnh hành Bình luận có mặt ở

tất cả các phương tiện thông tin đại chúng Bình luận không những xuất

hiện trên báo in mà còn lần lượt đến với các loại hình báo chí ra đời tiếp theo như: Phát thanh (đầu thế kỷ XX), báo hình (những năm 30 của thế

Trang 27

NO QW

kỷ XX) và ngày nay cả báo Internet nữa Cùng với đời sống xã hội hiện đại, bình luận ngày nay mở rộng điện đề tài phong phú đa đạng Nếu một thời bình luận chỉ xoay quanh những vấn để chính trị, triết học, văn học, thì ngày nay bình luận đến với những gì nhu cầu đời sống hiện tại đòi hỏi như: Bình luận kinh tế, bình luận âm nhạc, bình luận thể thao Trong hoạt động nghiệp vụ, viết bình luận được coi như một trong những nấc

thang đánh đấu sự trưởng thành của nhà báo, nhiều tờ báo một phần phụ

thuộc vào thể loại báo chí này Rõ ràng, trong quá trình hình thành và

phát triển, bình luận đã trở thành một loại tác phẩm báo chí có vai trò

quan trọng trong đời sống hoạt động của báo chí và đời sống xã hội [20] Báo chí nước ta bước vào thế kỷ XX đã có những khởi sắc Đặc biệt loại thể tác phẩm chính luận báo chí đã hình thành được những chuyên trang, chuyên mục, những tác giả có phong cách riêng, làm cho thông tin lý lẽ trên các tờ báo đa dạng và phong phú hơn Trong đó, thành tựu đáng

kể là tác phẩm bình luận báo chí Rất nhiều tờ báo ở Trung ương cũng

như ở địa phương đã hình thành đội ngũ viết bình luận

Khảo sát thực tế báo chí trên có thể đi đến kết luận rằng: bình luận ngày nay vẫn là thế loại cơ bản của báo chí Sau thời kỳ chuyển giao thế

hệ nhà báo viết chủ yếu theo đề tài chiến tranh (từ 1975 về trước), bước

vào thời bình đã dần dần hình thành một lớp nhà báo viết chính luận mới Bước vào thế ký 21, đội ngũ này đã tạo nên cho nền báo chí Việt Nam đa đạng về giọng điệu, về phong cách thể hiện Chúng ta tin rằng họ sẽ “chín” dần theo năm tháng trong sự nghiệp “bình luận báo chí thời kỳ đổi mới” như nhan đề một cuốn sách của nhà báo Hữu Thọ

Những đặc điểm nổi bật:

Lý luận nghiên cứu báo chí đã có những thành tựu đáng kể nhưng

phải nói rằng ở nước ta lý luận loại thể báo chí vẫn còn mdi me Hon 10

năm trở lại đây, hệ thống loại thể báo chí ở Phân viện Báo chí và Tuyên

Trang 28

truyền là hướng tiếp cận đáng được chú ý Trong hệ thống loại thể báo

chí này, bình luận là một thể loại của chính luận báo chí - gia đình loại thể chính luận báo chí có: Xã luận, bình luận, chuyên luận, phiếm luận

và có một biến thể giao thoa là ký chính luận Đặc trưng cơ bản của loại thể chính luận báo chí là phương thức phản ánh hiện thực Nó không lấy việc tái hiện bức tranh đời sống mà lấy việc phân tích, giải thích, tỏ bày thái độ, quan điểm của người viết làm mục đích Cho nên chính luận báo chí thuộc phạm trù nghị luận Nội dung phản ánh của nó là lấy việc thông tin lý lẽ làm cơ sở Để phù hợp với phương thức và nội dung ấy, hình thức thể hiện của bình luận báo chí đồi hỏi rất cao hoạt động tư duy luận luận lý chặt chẽ Văn bản bình luận vì thể là một sự tổ chức lôgic các luận điểm luận cứ, luận chứng Nó tác động đến người đọc không những phải thấu tình mà đạt cả lý, nó không những làm cho người đọc - “khẩu phục” mà quan trọng hơn là “tầm phục” Cho nên, “trong các sự

khó của nghề báo thì viết “luận là rất khó” [20]

Trong gia đình loại thể chính luận báo chí, bình luận là thể loại quan

trọng giữ vai trò then chốt - cùng mục đích thông tin ly lẽ, bình luận có những nét riêng so với xã luận, chuyên luận và phiếm luận Nếu xã luận

thiên về việc bày tỏ quan điểm của một cơ quan báo chí và tính chỉ đạo

thực tiễn thì bình luận đi sâu phân tích lý giải đem đến cho người đọc nhận thức sâu hơn một sự kiện, một vấn đề; Nếu chuyên luận có dip ban luận những vấn đẻ có chiều sâu hơn, tính lý luận và thực tiễn cao hơn thì bình luận có dịp đưa người đọc soi rọi một sự kiện, một vấn đề trong quá trình của hiện thực xã hội Và nếu phiếm luận quan tâm đến mọi ngõ ngách của đời sống, đem đến cho loại tác phẩm này sự sinh động, đa dạng của việc bàn luận chuyện đời sống thì bình luận quan tâm chủ yếu

đến những sự kiện nổi bật, những vấn để được nhiều người quan tâm Dĩ

Trang 29

nhiên cùng với sự khu biệt về nội dung như trên, cách thể hiện của bình

luận cũng có những nét riêng đối với xã luận, chuyên luận và phiếm luận

Trong bình luận, hai yếu tố nổi bật cần phải được quan tâm là bình và

luận Bình là xem xét, phân tích các khía cạnh của sự kiện, của vấn đề,

bình còn đặt nó trong thế so sánh, đối chiếu để làm sáng rõ vấn đề; bình còn là sự khai thác, thẩm định, đánh giá nó ở các nội dung ý nghĩa Còn luận là sự suy rộng ra, bàn bạc mở rộng vấn đề, đặt nó trong quá trình

diễn biến, phát triển để đi đến nhận định, dự báo khả năng của sự kiện và vấn để người viết quan tâm Luận còn có thể nêu lên những ảnh hưởng, tác động của nó trong đời sống xã hội Bình luận vì thế có dịp để người

viết soi rọi ánh sáng lên các sự kiện, khoan sâu nó ở tầng sâu ý nghĩa, đem lại những nhận thức sâu sắc và có tính bản chất hơn Chính vì thế, bình luận có rất nhiều ưu thế trong việc thực hiện sứ mệnh định hướng của hoạt động báo chí Hơn bất cứ thể loại báo chí nào khác, bình luận là loại tác phẩm đứng ở hàng tiên phong trong việc hướng dẫn dư luận cho công chúng Đĩ nhiên điều này cồn tuỳ thuộc vào một đặc điểm không

kém phần quan trọng và vai trò của cái tôi nhà bình luận Nhiều nhà

nghiên cứu đều thống nhất khẳng định cái tôi trong bình luận là cái tôi ngôi thứ nhất được sử dụng một cách trọn vẹn Trong tắc phẩm thông tấn

báo chí, cái tôi nhà báo phải lùi lại, phải ẩn đi để nhường vị trí ưu tiên

hàng đầu cho sự kiện được phản ánh Chẳng hạn trong tin tức, sự kiện hầu như là tất cả Cồn trong bình luận, cái tôi lý lẽ, cái tôi nhà bình luận

chiếm ở vị trí độc tôn Trên cơ sở sự kiện, vấn đề và bằng những sự kiện, vấn đề nhà bình luận bộc lộ suy nghĩ của mình, thái độ, tình cảm của mình Một cái tôi lý trí, bằng nhãn quan chính trị, bản lĩnh người cầm

bút, bằng trình độ hiểu biết của mình, cái tôi nhà bình luận đi sâu phân tích, lý giải sự kiện và vấn để được đặt ra Cái tôi nhà báo đang tâm tình đang bày tỏ, một cách trực tiếp đối với bạn đọc, bạn nghe đài, bạn xem

Trang 30

26

truyền hình Cho nên vai trò của nhà báo trong bình luận tất quan trọng Nhưng cũng chính vai trò, vị trí của cái tôi ngôi thứ nhất đó lại khẳng định được năng lực, bản lĩnh chính trị cũng như nghề nghiệp của chính nhà báo Mặt khác, điều này cũng làm nên sự nhận thức sự kiện, hiện

thực cuộc sống một cách đa dạng hơn, nhiều chiều, nhiều phía hơn

Tuy nhiên, cũng cẩn nói thêm rằng: cái tôi nhà bình luận không phải

là cái tôi không có giới hạn, cái tôi tự do vô bờ bến Nhà báo nào cũng bị

giới hạn, bị ràng buộc bởi nhiều yếu tố tác động từ chủ quan và khách

quan Cái tôi nhà bình luận cũng không vượt ra ngoài quy luật khắc

nghiệt đó Cho nên tiêu chí để cho cái tôi nhà bình luận vươn tới là làm sao cái tôi đó trở thành tiếng nói của cái ta cộng đồng, đại điện cho tiếng nói của tiến bộ, cho nhân bản, cho Đảng và giai cấp tiên tiến Những cái tôi nhỏ bé, đại điện cho lợi ích của những giai tầng, những tổ chức đi

ngược lại quyền lợi của nhân dân, dân tộc ất sẽ bị lịch sử quên lãng,

nếu không nói là sẽ bị lên ấn

Khi nhấn mạnh một số đặc điểm nổi bật về nội dung chúng ta không thể không nói tới đặc điểm hình thức tác phẩm bình luận Thành tựu

nghiên cứu về lĩnh vực hình thức nghệ thuật bình luận báo chí cho đến nay chưa tương xứng với thực tiễn sáng tác, với vai trò tác động của nó Trong phạm trù hình thức tác phẩm có nhiều yếu tố cấu thành như: ngôn

ngữ, cách lập luận, giọng điệu Ở đây rất cần thiết đề cập đến vấn đề kết

cấu bài bình luận Tuỳ thuộc các đạng bài bình luận mà có kết cấu phù hợp Nhưng từ tư tưởng báo chí nước ta, bình luận nhìn chung có hai dạng kết cấu lớn

Dạng thứ nhất thường xuất hiện trong các bài bình luận sự kiện Người viết chỉ cần tóm tắt sự kiện, bổ sung, thông báo thêm sự kiện để

người đọc nắm bắt sự kiện mà người viết quan tâm Tiếp đến là phần vận dụng lý lẽ để phân tích, giải thích sự kiện trên Phần cuối kết cấu dạng

Trang 31

27

này là người viết trình bày hướng giải quyết vấn để đặt ra (hoặc bằng

lĩnh vực nhận thức, hoặc bằng thái độ cử chỉ hành động cụ thể ) Dạng kết cấu bình luận này rất được thịnh hành từ báo chí Trung ương đến địa phương, từ báo chí chính trị - xã hội đến báo chí chuyên ngành Nó đồi hỏi người viết vừa nhạy bén, kịp thời bám sát dòng sự kiện lại vừa phải có bản lĩnh mới có cơ hội định hướng nhanh chóng cho dư luận

Dạng kết cấu bình luận thứ hai lại thường xuất hiện trong các bài bình

luận vấn để Dạng bình luận này có nhiệm vụ xâu chuỗi nhiều sự kiện,

nhiều vấn đẻ để hình thành những nhận định, đánh giá nhận định Dạng bài này lại có kết cấu chặt chế hơn Một bài bình luận là một chỉnh thể thống nhất, có kết cấu chặt chẽ, được triển khai theo ba phần: có đặt vấn

đề, có giải quyết vấn đề và kết thúc vấn đề Mỗi phần đều có một nhiệm vụ nhất định Các luận điểm, luận cứ được triển khai theo một trật tự

lôgic chặt chẽ để nhanh chóng đưa người đọc vào một vấn để quan tâm Và một văn bản bình luận được triển khai theo ba cấp độ: cấp độ chủ đề, cấp độ luận điểm và cấp độ luận cứ

Những đặc điểm về nội dung và hình thức như trên đã nhấn mạnh là những đặc điểm mang tính bản chất của bình luận Dù bình luận ở báo In hay báo phát thanh hoặc báo truyền hình thì những đặc điểm ấy đều là những thuộc tính làm nên cái riêng biệt của nó đối với các loại thể báo

chí khác

Tuy nhiên, do sự chỉ phối dặc trưng của loại hình báo chí nên bình luận ở báo in, báo nói và báo hình có những sắc thái khác nhau Cho nên, một thực tế xẩy ra là: sẽ không đơn thuần lấy bình luận trên báo ¡in lên đọc ở đài phát thanh và truyền hình và ngược lại không thể lấy bình luận của báo nói, báo hình để nguyên cho dang trén bao in Ở báo in, tinh định hình, tính lưu giữ văn bản rất cao, trong lúc báo phát thanh thì chỉ

tác động bằng âm thanh nên tính thoáng qua làm nên cái riêng biệt của

Trang 32

nó Còn ở báo hình, ngoài tác động bằng âm thanh thì hình ảnh động lại

là đạc điểm nổi bật của nó Do truyền tin bằng lời nói, bình luận phát

thanh thường có dung lượng ngắn hơn, cấu trúc đơn giản đi thẳng vào

vấn đề, sự kiện Ngôn ngữ bình luận phát thanh giàu tính chất khẩu ngữ

hơn, gần gũi với lời ăn tiếng nói đời sống Bình luận truyền hình lại phải

xử lý hài hoà mối quan hệ giữa hình ảnh và lời bình Lời bình luận dựa

trên hình để tạo ra sự tác động có hiệu quả tối đa Sức mạnh của truyền hình là sự kết hợp hài hoà giữa hình ảnh sống động và âm thanh, trong đó hình ảnh được xem là chính ngôn, lời bình chỉ nói những gì mà hình chưa nói được, hình ảnh phải bổ sung và tạo điều kiện để lời bình phát huy tác dụng Tuy nhiên có một điểm chung giữa bình luận phát thanh và

truyền hình là vai trò của phát thanh viên, có khi vai trò đó lại chính là

tác giả bình luận Cả tác giả bình luận, cả phát thanh viên, bằng tài năng của họ có thể làm cho bình luận có sức đi vào công chúng dé ding hon

mà báo in không thể có được

Bình luận trên các loại hình báo chí đó đều có những thế mạnh và những hạn chế của nó Một nền báo chí mạnh lợi dụng, phát huy được

sức mạnh của từng loại hình để xây đựng nên một mô hình thông tin có

hiệu quả tối ưu

Tiếp thu đi sản của văn hố lồi người cũng như của dân tộc là văn nghị luận và phong cách chính luận, chính luận báo chí nói chung, thể loại bình luận nói riêng đã hình thành, phát triển qua nhiều thế kỷ Ngay

từ khi mới xuất hiện cho đến nay, bình luận vẫn là thể loại tác phẩm báo

chí cơ bản, đồng vai trò rất quan trọng trong đời sống xã hội cũng như trong hoạt động báo chí Bình luận ngày nay đã phát triển trở nên phong

phú về phong cách diễn đạt, đa dạng về đề tài phản ánh và tồn tại trên

nhiều loại hình báo chí Xuất phát từ những đặc điểm của nó, bình luận

vẫn sẽ còn có một tương lai phát triển rộng mở hơn Việc nghiên cứu về

Trang 33

29

bình luận sẽ phải còn được tiếp tục thoả đáng hơn để giúp đỡ cho công tác đào tạo, bồi dưỡng những lớp thế hệ nối tiếp có nhiều thành công hơn khi viết loại tác phẩm này [13]

1.3 Quang Lợi là một nhà chính luận báo chí Việt Nam đương đại

1.3.1 Khảo sát tổng quan tác phẩm báo chí của Quang Lợi

Bước vào nghề báo, Quang Lợi được tấm mình vào thực tế đời sống

chiến đấu những năm 1979 ở vùng núi biên giới phía Bắc Lúc bấy giờ anh viết thể loại thông tấn Đó là tin; những phỏng vấn, tường thuật, những phóng sự Sau này khi đã về công tác tại phòng Thời sự Quốc tế, Quang Lợi vẫn là cây bút sử dụng nhiều loại thể báo chí trên con đường tác nghiệp của mình Mỗi lần có dịp đi thực tế là anh lại sử dụng các thể loại phản ánh nhanh như tin, phóng sự bút ký, tuỳ bút và kể cả phiếm

luận để kịp thời thông tin cho bạn đọc Trong các thể loại báo chí này,

Quang Lợi cũng đã chứng tỏ mình là một cây bút có năng lực Chẳng hạn anh đạt hai giải thưởng báo chí về phóng sự

Giải thưởng của Bộ Quốc phòng cho phóng sự 4 kỳ về Trường Sa của Quang Lợi: tác phẩm “Trường Sa trong tim ta”

Giải thưởng báo chí trẻ em 1997 cho phóng sự: “Mội kỹ nghệ tội

ác”

Tin, bài, tác phẩm báo chí thuộc các loại thể thông tấn kể đến có đến

hàng trăm Đây cũng là các thể loại ban đầu đưa Quang Lợi vào nghề báo Trong các bài viết này, người đọc cũng đã bất gặp một Quang Lợi nhạy cảm, có cái nhìn sắc sảo nhưng giầu lòng nhân ái Để tài không

những bó hẹp trong sinh hoạt đời lính mà còn mở rộng nhiều lĩnh vực đời

sống khác Tuy nhiên, trong các phóng sự, tuỳ bút, bút ký của anh, người

đọc đễ dàng nhận ra bên cạnh dòng cảm xúc là mạch tư duy sắc bén,

nhạy cảm của tác giả Trên dòng chảy của sự việc, sự kiện, người viết bao giờ lách vào đó những phân tích, thẩm định sâu sắc, đưa người đọc

Trang 34

vào những nhận thức bản chất Cho nên tính chính luận của nhà báo cứ

bàng bạc, xuyên thấm trong các tác phẩm thuộc tất cá các loại thể báo

chí mà Quang Lợi sử dụng Và chính tính chất này cũng là một nhân tố để Quang Lợi khi được đặc trách viết bình luận thì làm nên một thế mạnh của anh

1.3.2 Quang Lợi là một nhà chính luận báo chí

Khảo sát tác phẩm báo chí trong 25 năm qua, ta thấy Quang Lợi là một nhà báo sử dụng nhiều loại thể báo chí Ở loại thể nào, Quang Lợi

cũng để lại dấu ấn của mình vào đó Cho nên có thể nói đây là cây bút đa dạng, phong phú trong việc thể hiện, phản ánh hiện thực cuộc sống Rõ ràng, Quang Lợi là một nhà báo có tài năng Song nổi bật nhất, tài năng

tập trung nhất và phong cách thể hiện rõ rệt nhất vẫn ở loại thể chính

luận báo chí Từ năm 1991 đến năm 2004, Quang Lợi đã đoạt 7 giải thưởng báo chí cấp quốc gia về loại thể này Có những năm Hội Nhà báo Việt Nam trao giải thưởng cho Quang Lợi cả một chùm bài viết bình

luận Năm 1991 gồm 14 bài bình luận về chiến tranh Vùng Vịnh, năm 1999 gồm 24 bài bình luận về cuộc chiến tranh Côxôvô, hay đạt giải

thưởng về đề tài lực lượng vũ trang và chiến tranh cách mạng 5 năm liền

(1989 - 1994)

Số lượng tác phẩm chính luận (bao gồm xã luận, bình luận, chuyên luận và phiếm luận) trong 25 năm cầm bút đã đạt đến hàng nghìn bài Không tuần nào anh không viết, không tháng nào anh vắng mặt trên các tờ báo Quang Lợi viết chính cho tờ báo của mình công tác là: Quân đội

nhân dân Nhưng anh viết theo yêu cầu của nhiều tờ báo ở Trung ương

cũng như địa phương Anh xuất hiện dưới nhiều bút danh khác nhau Chính luận là loại thể khó viết Giữ được nhịp độ sáng tác như Quang Lợi

là một việc làm quả không đễ Hơn thế, anh không những giữ được số

lượng mà còn không ngừng nâng cao chất lượng Năm tháng qua đi, chất

Trang 35

31

lượng các tác phẩm chính luận đã được thử thách, đã được công chúng định giá Việc Hội Nhà báo Việt Nam trao các giải báo chí cho Quang Lợi là một sự đánh giá công lao đóng góp của anh cho báo chí Việt Nam đương đại Năm 1997 và năm 2004, Nhà xuất bản Quân đội Nhân dân

tuyển chọn và cho xuất bản hai tập sách về những bài báo của Quang

Lợi Hơn 200 bài báo trong hàng nghìn tác phẩm chính luận của Quang Lợi đã viết 25 năm qua, quả thật so với thực tế sáng tác còn ít Nhưng hai tập sách đã gây một tiếng vang tốt Đài Truyền hình Việt Nam đã

giới thiệu cuốn “Ẩn số thời cuộc” [9] trong chuyên mục “Mỗi ngày một

cuốn sách” Rất nhiều người đã viết bài phê bình đón chào hai tập sách đó Dẫu chưa thật hoàn chỉnh nhưng chỉ qua hai tập sách, chân dung nha

báo Quang Lợi đã được một lần nữa khắc hoạ trong lòng bạn đọc Có

những bài viết mang tính lý luận cao về một vấn đề nào đó Chính vì thế

Hội đồng Lý luận Trung ương đã tuyển chọn bài báo của Quang Lợi vào

tuyển tập của các nhà nghiên cứu với nhan đề: “Lế phải của chúng ta”

Tạp sách do Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia ấn hành năm 2004 có bài của Quang Lợi là: “Chủ quyền và nhân quyển” [5] Với tất cả lý do trên,

chúng ta có thể rút ra một nét nổi bật trong toàn bộ sáng tác của Quang

Lợi với nhận định sau: Quang Lợi là một nhà chính luận báo chí đương đại, cây bút nổi bật của nền báo chí Việt Nam thời kỳ đổi mới [15]

Trang 36

tw 9)

Chương 2

NHỮNG BIỀU HIỆN VỀ PHONG CÁCH CHÍNH LUẬN BÁO CHÍ CỦA QUANG LỢI

Đối với người làm báo, có được một chỗ đứng trong lòng độc giả quả

là một điêu hạnh phúc:vô cùng Quang Lợi đã có niềm hạnh phúc ấy Tên tuổi anh từ nhiều năm qua đã trở nên quen thuộc và gần gũi với bạn đọc cả nước Những người biết đến Quang Lợi không chỉ có độc giả mà con hơn còn là các nhà bình luận chuyên nghiệp Cho đù có khen, có chê nhưng khéng ai phủ nhận chỗ đứng vững chắc của Quang Lợi trong làng báo chí nước nhà Chính vì vậy mà khi nhìn nhận và đánh giá khái quất về phong cách chính luận của Quang Lợi, nhà phê bình Trần Tiêu Sơn đã đưa ra một nhận xét hết sức tỉnh tế và chuẩn x4c:

Đọc Quang Lợi thấy rõ trong mội khoảnh khắc hoạt động căng thẳng và ráo riết của tư duy, anh đã chộp được một vấn đề, loé sáng một ý tưởng trong hình hài đột ngội của một câu chữ Tất nhiên, đó không phải là thành phẩm của một phút giây mà là kết của của một quá trình tích lus, nghiền ngẫm, nung nấu trong anh như thao tác chạy đà để

bật nhảy qua một nấc xà tư đuy, vươn tới một tâm cao mới của nhận

thức Có những bài viết của Quang Lợi không dé doc, nhung đọc được và đông cảm được với anh thì thấy mình đã đại tới giới hạn sâu xa của niềm vui trí tHệ 231,

Cũng xuất phát từ lý do trên mà trong quá trình tìm hiểu và nghiên cứu về phong cách chính luận của Quang Lợi, người viết tập trung chủ yếu vào mảng bình luận quốc tế của anh Vì chính loại tác phẩm này đã khắc hoạ dấu ấn đậm nét nhất về phong cách chính luận của Quang LỢI Phong cách đó được thể hiện qua các yếu tố cơ bản nhất trong quá trình

sáng tạo tác phẩm báo chí Đó là hình thức thể hiện và nội dung tác

Trang 37

G3 Go

phẩm Tất cả những yếu tố này được kết hợp nhuần nhuyễn với nhau qua

từng tác phẩm và chính nó đã hình thành nên một phong cách chính luận

rất riêng của Quang Lợi

2.1 Phong cách chính luận báo chí của Quang Lợi thể hiện trong nội dung

2.2.1 Nhìn nhận, đánh giá thời cuộc bằng một lập trường quan

điểm vững vàng và một lối tư duy nhạy bén, sắc sảo

Chỉ cần khảo sát sơ lược toàn bộ tác phẩm chính luận của Quang Lợi

qua hai cuốn sách: “Cuộc bứt phá toàn cầu” [8] và “Ẩn số thời cuộc” [9],

chúng ta sẽ để đàng nhận ra sự nhạy cảm, sắc sảo cũng như một bản lĩnh

chính trị vững vàng của Quang Lợi trong việc nhìn nhận và đánh giá về thời cuộc Nhà bình luận Trần Tiêu Sơn trong lời đề bạt cho một cuốn sách của Quang Lợi đã nhận xét: “Quang Lợi là người đáp ứng nhu cầu

thông tin sự kiện cho người đọc Trong thời buổi đây ắp các sự kiện như

hiện nay, việc làm đó dĩ nhiên là nhiệm vụ của người làm báo nhưng đó là nhiệm vụ vừa đễ vừa khó Có vẻ như Quang Lợi đã vượt qua được khó

khăn đó một cách đễ dàng” [23] Vốn được nuôi đưỡng và trưởng thành từ “lò” đào tạo tài năng của Báo Quân đội Nhân dân, Quang Lợi sớm

được tôi luyện một bản lĩnh chính trị vững vàng của một nhà báo viết chính luận Chính vì vậy, chúng ta đễ dàng bất gặp những đoạn văn mang đậm sự quyết đoán của Quang Lợi trong các bài viết khi anh đánh giá vấn để Chẳng hạn khi nhận định về cuộc đua tranh quyền lực giữa các cường quốc trên thế giới, Quang Lợi không ngại ngần quả quyết: “Không

phải mọi cuộc bứt phá đêu đi tới những khu vực đầy hoa thơm trái ngọt

Chọn bược đi sai lâm có htể đưa ra những cuộc bứt phá đến những vực

thẩm đổ vỡ” [8] Hay như khi thế giới chao đảo bởi sự sụp đổ của chủ

nghĩa xã hội ở Liên Xô và Đông Âu, Quang Lợi với lập trường, quan điểm chính trị kiên định của mình, anh vẫn lạc quan, tin tưởng vào giá trị

Trang 38

2

đích thực của chế độ xã hội chủ nghĩa Anh khẳng định: Liên Xô đang ở trong khúc quanh khác nghiệt của lịch sử Những đám bụi biến động rồi sẽ lắng đọng Lịch sử, văn hoá sẽ tìm lại được những giá trị xứng đáng trong lòng hàng triệu người của đất nước vĩ đại này ” [Š, tr.140] và:

“Không ai có thể tiêu diệt được những niềm ước vọng của hàng trăm

triệu người trên trái đất về một xã hội công bằng, tốt đẹp mà Cách mạng tháng Mười đã từng đem đến cho họ Ước vọng đó vẫn là động lực của

một tập hợp lực lượng đang diễn ra tại nhiêu nơi ở Liên Xô và Đông Au

Thời cuộc chưa hẳn là thời đại” [§, tr.127] Thậm chí, trong một số bài

viết, Quang Lợi cũng thẳng thắn phê phán chủ nghĩa giáo điều của các

nhà nghiên cứu lý luận khi họ đưa ra những phán xét thiếu khoa học Tệ hại hơn chính họ đã tự “Ở4n truyền một cuộc tự phê bình mà có người gọi là cuộc “tổng s vả lịch sử” với mức độ chưa từng có” Anh viết:

Nếu như chỉ vài năm trước đây, ngọn bút của họ quất tơi bời vào bộ mặt của chủ nghĩa tư bản, mô tả nó như một thứ quái thai, di

dạng, đây tội ác và khuyết tật, còn chủ nghĩa xã hội thì được họ

phết cho một lớp xơn tuyệt đẹp, thì nay họ lại dùng búa tạ dé nén

một cách tàn nhẫn vào những sai lâm, khuyết điểm của chủ nghĩa xã hội, còn tội ác của tư bản, đế quốc nếu có đề cập đến thì cũng chỉ theo lối dùng “chổi lông đánh voi” Họ đã chuyển từ chủ nghĩa giáo điều này sang chủ nghĩa giáo điều khác ” [§, tr 27]

Chính lập trường, quan điểm chính trị rõ ràng, trong sáng nên Quang Lợi nhìn nhận sự việc trong mối quan hệ biện chứng với cái nhìn khách quan và đưa ra những xét đoán hợp lý, chuẩn xác về cục diện thế giới

Trước hàng loạt những tư tưởng đang đối lập nhau giữa các nhà chính trị

trong việc chọn lựa chủ nghĩa xã hội hay chủ nghĩa tư bản, cái nào tốt

hơn cái nào Quang Lợi đã bộc lộ thẳng thắn quan điểm của mình:

Trang 39

Những sai lâm của chủ nghĩa xã hội không phải do lỗi của tư tưởng, học

thuyết về chủ nghĩa xã hội, mà trách nhiệm đó trước hết thuộc về những

người kế thừa và thực hiện tứ tưởng đó Chủ nghĩa xã hội có sai lâm nhưng điều đó không có nghĩa là chủ nghĩa tư bản là tuyệt vời, là phương

thuốc để chữa trị những căn bệnh của chủ nghĩa xã hội” Bởi một điều

mà ai cũng biết: “7rong lúc ở một số nước người ta dựng tượng đài để

tưởng nhớ những nạn nhân của thời kỳ khủng bố trước đây, thì thử hỏi

trong thế giới tư bản đã có mội tượng đài nào được phép dung lên để iưởng nhớ biết bao người bị huỷ diệt bởi sự độc ác của chủ nghĩa tí bản

hoặc tưởng nhớ hàng triệu nạn nhân của sự khủng bố tại các nước thuộc địa” [8, tr.27]

Như chúng ta đều biết, bất cứ một thể loại báo chí nào cũng đều để

cập đến các vấn đề thời sự trong cuộc sống Hiện thực khách quan của

đời sống xã hội bao giờ cũng là đề tài hấp đẫn cho báo chí Đặc biệt đối

với tác phẩm chính luận báo chí thì hiện thực và thời cuộc là đề tài lôi

cuốn nhiều cây bút nhảy vào khai thác triệt để Tính thời sự trong loại

thể tác phẩm này cũng được đặt lên hàng đầu Song, chỉ có những mảng

thời sự quan trọng, thiết yếu mới được người viết chọn lựa để tiến hành phân tích, lý giải và tìm ra bản chất của vấn đề Chính vì vậy, việc làm thế nào chọn được vấn đề mang tính thời sự nhất, thiết yếu nhất và được nhiều người quan tâm nhất là cả một sự lựa chọn sáng suốt của người

cầm bút Nếu chỉ đề cập một cách đơn thuần những vấn đề thông thường,

không có độ sắc nét của sự kiện phản ánh thì rất dễ đem lại cảm giác buồn tẻ cho người đọc Sự lựa chọn góc cạnh, tình tiết trong bài viết của Quang Lợi thật sự tính tế Nó ít nhiều thể hiện sự nhạy bén của anh trước cái nhìn thời cuộc Những trang viết của anh theo thời gian tầng thêm tính thuyết phục Người đọc thấy ở anh một cách lý giải khôn khéo và xác thực Sự giải thích đó luôn được đặt trong mối vận động, bất biến

Trang 40

Nhiều bài viết của anh không chỉ đơn thuần là thông tin lý lế mà còn là

khẳng định quan điểm, chính kiến của người viết Thấp thoáng trong từng

câu chữ của những bài viết, người ta ngỡ như tác giả của nó là một nhà triết học Mác - xít lỗi lạc, một triết gia Phương Đông uyên thâm Bởi, mỗi bài viết của anh trước khi chào đời là kết quả của một quá trình lao

động cần mẫn, nghiên ngẫm hằng đêm để lựa chọn câu chữ, thể hiện

chính kiến

Đằng sau những sự kiện hết sức chọn lọc mà anh đề cập đến, người

đọc có thể hình dung được bộ mặt thời cuộc vào những thời điểm cực kỳ

nóng hổi và quan trọng Nhưng, với Quang Lợi, không chỉ cung cấp sự kiện, anh còn là người có biệt tài mô tả sự Kiện ở những góc độ có tính

vấn đề nóng hổi nhất Chính sự nhạy bén trong tư duy đã đem lại biệt tài

này cho Quang Lợi Sự nhạy bén đó được hình thành từ một bản lĩnh

chính trị vững vàng Quang Lợi là người thấm nhudn đường lối, chủ trương, quan điểm, chính sách của Đảng và Nhà nước Đồng thời, anh cũng là cây bút có vốn tri thức rộng, có quá trình lao động báo chí cần mẫn và sáng tạo Những bài viết của anh thường gắn với những sự kiện nóng hổi đang hoặc sẽ diễn ra và được toàn xã hội quan tâm, theo dõi Có

lẽ vì thế mà nhà phê bình Trần Tiêu Sơn trong lời đẻể tựa của cuốn sách

“Cuộc bứt phá toàn cầu” đã đánh giá:

Những điểm nóng thời cuộc đầy nhạy cảm hiện lên trong trang viết của anh như những con mắt mà qua đó người đọc có thể nhìn thấy

sự thăng trầm đây bất ngờ của lịch sử, sự vận động ngắm sâu bên trong dòng chảy lịch sử cuồn cuộn ở bê mặt sự kiện Những đổi

khác của Liên Xô, “thảm hoạ” Vùng Vịnh, “điểm nóng xung đột ”

Nam Tư hay đơn giản chỉ là một cuộc thăm viếng cấp cao ” [23] Như chúng ta đều biết, trong những năm cuối thế kỷ XX bức tranh

toàn cầu hiện lên với đủ màu sắc Nhìn vào đó, khó ai có thể đoán biết

Ngày đăng: 11/11/2021, 19:02

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

2. Tình hình nghiín cứu liín quan đến để tăi.........................----- 3 Mục  đích,  nhiệm  vụ,  phạm  vi  nghiín  cứu  .....................--------: 4  - Phong cách chính luận báo chí của quang lợi
2. Tình hình nghiín cứu liín quan đến để tăi.........................----- 3 Mục đích, nhiệm vụ, phạm vi nghiín cứu .....................--------: 4 (Trang 3)
cảm thủy Hoh hình không ấn như - Phong cách chính luận báo chí của quang lợi
c ảm thủy Hoh hình không ấn như (Trang 110)
để vếi nỉ hình ảnh "Miệng hế tranh  đê  mở  ra” trị  kết  thúc  phải  :ả  - Phong cách chính luận báo chí của quang lợi
v ếi nỉ hình ảnh "Miệng hế tranh đê mở ra” trị kết thúc phải :ả (Trang 111)
giần hình ảnh mê vẫn rấi cửng c‹ - Phong cách chính luận báo chí của quang lợi
gi ần hình ảnh mê vẫn rấi cửng c‹ (Trang 117)
- Hình như có mội cặp phạm trủ  "Vinh  quang  vă  cay  đẳng".  - Phong cách chính luận báo chí của quang lợi
Hình nh ư có mội cặp phạm trủ "Vinh quang vă cay đẳng". (Trang 121)
của học Trong tình hình đó, - Phong cách chính luận báo chí của quang lợi
c ủa học Trong tình hình đó, (Trang 123)
kiu rổ, Tông thímn ®iế cí, Hình niyỄn Bế - Phong cách chính luận báo chí của quang lợi
kiu rổ, Tông thímn ®iế cí, Hình niyỄn Bế (Trang 123)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w