D LA 54 LAO TẠO HOC IFN CHINH Th QUOC GIA HO CHI SIN | PHAN VifN BAO - Hi VA TUYEN TRUYBN o Sm U2? 2 ee) i
DINH TH] THANH BINH
._ RANE EA0 LIẤT LUỆNG THƠNG TỊN 8ơ! NGUẠI CUA
THONC TAN XA VIET NAM TRONG THOT KY HIEN NAY
ts cis VAN THaAC Sf BAO CHÍ
Trang 2
SRO VÀ ng as eur 5 cin ud put
~~) 80 GIAO DUC VA BAO TAO HOC VIEN CHINH TR] QUGC GIA H6 CHI MINH
PHAN VIEN GAO CHI VA TUYEN TRUYEN
DINH THI THANH BINH
NANG CAO CHAT LUONG THONG TIN Đối NGOAI CUA |
THONG TAN XA VIET NAM TRONG THO! KY HIEN NAY (Khdo sat ban tin Vietnam News A gency, bao Viét Nam News,
Bao anh Vietnam Pictorial cia TTXVN tu’ 2002 dén 6/2004) Chuyén nganh: Bao chi hoc
Mã số: 60 32 01
LUẬN VĂN THẠC SĨ BÁO CHÍ
Trang 3TRANG PHỤ BÌA MỤC LUỤC c2 22E2E1E122.1.111172.7.0.111.T 1.1 11111 2 MỞ ĐẦU _ s.iiiiirriirirrrrred 3 1, Lý do chọn để tài «ccscs s1“ g110141010101418780110813 1011 110.37 3
2 Tình hình nghiên cứu để tài .ss HA hy HH nh HE 21101 C ke rerrerre 6
3 Mục đích và nhiệm vụ của luận VĂN ch HH ng HH, 7
4 Đối tượng và phạm vi nghiÊn CỨU .-<ss 5< he 2H errreeerrreorrrerrre 8 5 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên CỨU .-. ccĂ set neereserrrrrerereerre 9 6 Ý nghĩa thực tiễn của luận văn « ««-ccs<ckxEEerkeErkAEEktrrkerrkerrreerrke c 9 7 Kết cấu luận VẫI1 s+- << 24113449391 31110003 0800000109108 0K160031414010000004103010180 10
Chương 1 NHỮNG VẤN BỀ Pữ BẢN CỦA THÔN TIN BỐI N80ẠI u
1.1 Vị trí mục đích, nhiệm vụ của thông tin đối ngoại .-e.cekkrrsek.cre 11 1.2 Những tư tưởng và quan điểm cơ bản của Đảng, Nhà nước ta về công tác đối
ngoại và hoạt động thông tin đối ngOại . -csccesseeertrrererrierirrarrrrsreree 15
1.3 Yêu cầu và nội dung của thông tin đối ngoại . sec sixsseeetiretsrirrsesesree 20
1.4 Lực lượng, đối tượng, địa bàn của thông tin đối ngOại .« eccesseesrereessee 23
Chương 2 THUC TRANG CONG TAC THONG TIN DOI NGOAI TREN MỘT Số
ẤN PHẨM ỦA TTXVN eiriiirrrre 28
2.1 Thông tấn xã Việt Nam với công tác thông tin đối ngOẠi .e.eeeeseeessre 28 2.2 Khảo sát thực trạng thông tin đối ngoại trên bản tin đối ngoại tiếng Anh
(Vietnam News Agency), Béo anh Viét Nam (tiếng Anh), báo Việt Nam News.41
Chương 3 MỘT S6 GIAI PHAP NANG CAO CHAT LUONG, HIEU QUA CONG TAC
THONG TIN DOI NGCAI CỦA TIXVN
3:1 Đánh giá về thông tin đối ngoại trên 3 ấn phẩm VNA, VNP, VNS nói riêng
và của TTXVN nói chung c«ececcee series 77 3.2 Một số giải pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác thông tin đối ngoại 85
KET LUAN 94
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .cccseiriiiieriie 97
PHỤ LỤC ccccsssssssssssscssssssessssctssssssssssssssssssseccessssessevssessssssenssssssesesesssseceeeeeeeses 99
Trang 4MỞ ĐẦU
1 LÝ ĐO CHỌN ĐỀ TÀI
Trong quá trình lãnh đạo cách mạng Việt Nam, Đảng ta luôn luôn quán triệt quan điểm kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại, nhờ vậy ở mọi thời kỳ của cách mạng, chúng ta đều nhận được sự ủng hộ to lớn của nhân đân tiến bộ và các quốc gia trên thế giới Có được sự đồng tình và ủng hộ đó là đo Đảng, Nhà nước ta đã luôn luôn quan tâm đến công tác Thông tin đối ngoại, luôn tìm mọi cách làm cho bạn bè hiểu đúng sự nghiệp cách mạng của chúng ta
Ngày 10-5-1962, Bộ Chính trị Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam đã ra Chỉ thị số 45 CT/TW “Về công tác tuyên truyền đối ngoại” Đây là Chỉ thị đầu tiên của Đảng ta về hoạt động này, đánh dấu sự phát triển và kết quả bước đầu của việc giới thiệu đất nước Việt Nam ra thế giới nhằm tranh thủ sự đồng tình và ủng hộ của nhân dân các nước đối với cuộc đấu tranh chống chiến tranh xâm lược phi nghĩa và công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội của nhân dân ta
Năm 1966, khi đế quốc Mỹ ra sức đẩy mạnh cuộc chiến tranh xâm lược ở miền Nam, tăng cường chiến tranh phá hoại đối với miền Bắc nước ta, chúng tấn công ngoại giao bằng luận điệu “thương lượng hoà bình” để lừa bịp nhân dân thế giới, Ban bí thư Trung ương Đảng đã ra Chỉ thị số 128- CT/TW ngày 6-6-1966 “Về việc tăng cường công tác tuyên truyền đối ngoại” nhằm thúc đẩy hơn nữa phong trào nhân dân các nước yêu chuộng hoà bình và tiến bộ trên thế giới ủng hộ sự nghiệp cách mạng của chúng ta
Trang 5báo số 188-TB/TW ngày 29-12-1999, của Bộ Chính trị khoá VII “Ý kiến Thường vụ Bộ Chính trị về công tác Thông tin đối ngoại trong tình hình mới”
Sau khi đánh giá những mặt đã làm được, chưa làm được của hoạt động thông tin đối ngoại từ khi có Chỉ thị 11 của Ban Bí thư khoá VII trong Thông báo 188, Thường vụ Bộ Chính trị khoá VHI giao cho các Bộ, Ban, ngành liên quan phổ biến Thông báo đến các cấp uỷ và đơn vị làm công tác thông tin đối ngoại, sớm thể chế hoá thành các văn bản pháp quy của Nhà nước để thực hiện
Quán triệt kịp thời sự chỉ đạo của Thường vụ Bộ Chính trị, ngày 26-4- 2000 Thủ tướng Chính phủ đã ra Chỉ thị 10/2000/CT-TTg “Về tăng cường quản lý và đẩy mạnh công tác Thông tin đối ngoại” Chỉ thị nhấn mạnh rằng trong xu thế hội nhập quốc tế chung hiện nay “hơn lúc nào hết, công tác thông tin đối ngoại càng trở nên bức thiết, cần phải được triển khai một cách đồng bộ, thiết thực và có hiệu quả với sự chỉ đạo của Trung ương và sự tham gia tích cực của các Bộ, ngành và các địa phương” [2, tr: 2]
Trang 6trong hệ thống thông trn nói chung
Ngay từ khi ra đời, đánh dấu bằng việc phát bản Tuyên ngôn độc lập của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hồ ra thế giới, Thơng tấn xã Việt Nam (TIXVN) đã trở thành lực lượng tuyên truyền đối ngoại quan trọng, đáng tin cậy của Đảng và Nhà nước Cùng với sự phát triển của cách mạng, lực lượng làm công tác thông tin đối ngoại của TIXVN cũng lớn mạnh không ngừng cả về số lượng và chất lượng, góp phần không nhỏ vào thắng lợi của dân tộc nói chung và công tác thông tin đối ngoại nói riêng Đến nay, TTXVN có 8 đơn vị làm thông tin đối ngoại với nhiều loại hình khác nhau từ báo in và bản tin, ảnh thời sự đến thông tin điện tử
Thông tin đối ngoại của TTXVN trong thời gian qua đã góp phần tích cực làm cho các đối tượng hiểu rõ đường lối chính sách và thành tựu đổi mới toàn diện của Đảng và Nhà nước ta nhằm giải quyết các vấn đề lớn về kinh tế, chính trị, xã hội; hiểu rõ chính sách đối ngoại và chính sách kinh tế đối ngoại của Đảng và Nhà nước ta, những tiềm năng kinh tế phong phú của đất nước ta trong quan hệ hợp tác với các nước; hiểu rõ đất nước và con người Việt Nam; đấu tranh với các luận điệu xuyên tạc sai lệch về Việt Nam, ngăn chặn truyền bá vào nước ta những quan điểm, tư tưởng, lối sống và văn hoá phản động, độc bại, góp phần chống lại chiến lược '“điễn biến hoà bình” của các thế lực thù địch
Trang 7bách
Với lý do đó, chúng tôi chọn đề tài “Máng cao chất lượng thông tín đối ngoại của TTXVN trong thời kỳ hiện nay” làm luận văn Thạc sĩ tại Phân viện Báo chí và Tuyên truyền-Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh
2 TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI
Trang 8
đoạn hoặc trong từng lĩnh vực Tuy nhiên, các báo cáo thường chỉ đi sâu đánh giá thực trạng, đúc rút một số kinh nghiệm trong công tác chỉ đạo và
` k
thuc hién théng tin déi ngoai ma khong hoac it dé cap dén những vấn dé Việc nghiên cứu về công tác thông tin đối ngoại cũng xuất hiện rải rắc trong các bài báo, bài phát biểu, các ý kiến của một số đồng chí lãnh đạo Đảng và Nhà nước, các cán bộ chuyên trách và một số nhà nghiên cứu Các ý kiến, bài phát biểu này thường đề cập đến tình hình chung, có tính định hướng, rút ra những bài học, đề ra các giải pháp để nâng cao chất lượng, hiệu quả của công tác thông tin đối ngoại
Một số luận văn tốt nghiệp đại học, tốt nghiệp cao cấp lý luận chính trị, luận văn thạc sĩ đi sâu nghiên cứu, đề cập đến công tác thông tin đối ngoại một cách bao quát, toàn diện hơn, gồm cả vấn đề lý luận và thực tiễn Tuy nhiên những luận văn này cũng chỉ để cập đến công tác thông tin đối ngoại trong từng lĩnh vực cụ thể, chưa có công trình nào nghiên cứu về VIỆC nâng cao chất lượng công tác thông tin đối ngoại ở Thông tấn xã Việt Nam (TTXVN)
Kế thừa kết quả của các nhà nghiên cứu đi trước, luận văn này sẽ đi sâu nghiên cứu những vấn đề lý luận cơ bản của công tác thông tin đối ngoại Trên cơ sở đó đi sâu khảo sát thực tiễn tiến hành thông tin đối ngoại ở TIXXVN, làm rõ thực trạng, những điểm mạnh và yếu, từ đó đề ra các giải pháp để nâng cao chất lượng thông tin đối ngoại nói chung và ở TTXVN nói
riêng,
3 MUC DICH VA NHIEM VU CUA LUAN VAN 3.1 Mục đích nghiên cứu
Trang 9riêng trong tình hình mới 3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
Để thực hiện được mục đích đó, luận văn phải thực hiện một số nhiệm vu sau:
- Xác định được những nội dung cơ bản của thông tin đối ngoại, vị trí, tầm quan trọng, mục tiêu, nhiệm vụ, yêu cầu, nội dung, lực lượng, đối tượng, địa bàn; đường lối, quan điểm, phương châm, phương pháp tiến hành công tác thông tin đối ngoại
- Khảo sát, phân tích thực trạng từ chỉ đạo đến tổ chức thực hiện, từ đó rút ra những ưu điểm, nhược điểm trong công tác thông tin đối ngoại ở TIXVN
- Đề xuất một số giải pháp để nâng cao chất lượng của thông tin đối ngoại nhằm đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong tình hình hiện nay
4 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHAM VI NGHIÊN CỨU
4.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của để tài này bao gồm: các văn kiện của Đảng, Nhà nước, của các Bộ, ban, ngành, địa phương về thông tin đối ngoại; công tác chỉ đạo và hoạt động thông tin đối ngoại ở TIXVN
4.2 Phạm vỉ nghiên cứu
Trang 10Cơ sở phương pháp luận của việc nghiên cứu là nền tảng khoa học của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và các quan điểm, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước ta về công tác đối ngoại và hoạt động thông tin đối ngoại
5.2 Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình nghiên cứu, luận văn này sẽ sử dụng các phương pháp cụ thể sau:
+ Phương pháp khảo sát, thống kê: để đọc, phân tích, rút ra những kết quả hoạt động công tác thông tin đối ngoại ở TTXVN
+ Phương pháp phân tích: được thực hiện trên từng ấn phẩm, từng tác phẩm để tìm ra những đặc điểm về nội dung và hình thức của thông tin đối ngoại ở TTXVN
+ Phương pháp đối chiếu, so sánh: để rút ra những ưu điểm, nhược điểm của công tác thông tin đối ngoại ở TTXVN so với yêu cầu, nhiệm vụ trong giai đoạn mới của cách mạng
6 Ý NGHĨA THỰC TIẾN CỦA LUẬN VĂN
Xét về ý nghĩa khoa học, đề tài sẽ có những đóng góp nhất định trong việc nghiên cứu về công tác thông tin tuyên truyền đối ngoại, làm cơ sở khoa học cho việc học tập, nghiên cứu của sinh viên chuyên ngành báo chí và những người làm công tác đối ngoại nói chung và làm báo đối ngoại nói riêng
Trang 117 KET CAU LUAN VAN
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung của luận văn được kết cầu gồm 3 chương chính:
Chương 1: Những vấn đề cơ bản của thông tin đối ngoại
Chương 2: Thực trạng công tác thông tin đối ngoại trên một số ấn phẩm của TTXVN
Trang 12Chương 1
NHUNG VAN ĐỀ CO BẢN CUA THONG TIN DOI NGOAI
1.1 VỊ TRÍ, MỤC ĐÍCH, NHIỆM VU CUA THONG TIN BOI NGOAI 1.1.1 Khai niém:
Khái niệm “Thông tin doi ngoai” va “Céng tac thông tin đối ngoạt" ngày càng xuất hiện nhiều trong các tài liệu về chính sách đối ngoại của hầu như tất cả các quốc gia, các tổ chức, các phong trào và ngay cả trên các phương tiện thông tin đại chúng
Ở nước ta, cụm từ này xuất hiện ngày càng nhiều Tuy nhiên, cho đến nay cũng chưa có ai đưa ra định nghĩa về khái niệm này một cách chính thức
Theo “Từ điển tiếng Việt” của Viện Ngôn ngữ học xuất bản năm 2002 thì : “Thông tín” là “Truyểên tin cho nhau để biết” [17, tr.953], còn “đấi ngoại” là “đối với nước ngoài, bên ngoài, nói về đường lối, chính sách, sự giáo thiệp của Nhà nước, của một tổ chức” [LT, tr.33§] Như Vậy, nối một cách ngắn gọn, thông tin đối ngoại là hoạt động thông tin ra bên ngoài, ra nước ngoài; là công tác thông tin trong lĩnh vực đối ngoại
Trang 13
Trong Chỉ thị số 10/2000/CT-TTg ngày 26-4-2000 của Thủ tướng Chính phủ “Về răng cường quản lý và đẩy mạnh công tác thông tin đối ngoại” cũng nêu: “Thông tin đối ngoại là một bộ phận rất quan trọng của công tác đối ngoại của Đảng, Nhà nước ta nhằm làm cho các nước, người nước ngoài (bao gỗm cả người nước ngoài đang sinh sống, công tác tại Việt 1 vê say 2¬ ¬ a a, iam viéc Ở nước ngoài hiểu về đất a gy ng v son Nam Sy r3 „ imh
Nam), người Việt Nam đang t Nam đang sinh s sinh
nước, con người Việt Nam, đường lối, chủ trương, chính sách và thành tựu đổi mới của ta, trên cơ sở đó tranh thủ sự ủng hộ của nhân dân thế giới, sự đóng góp của cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài cho sự nghiệp xây đựng và bảo vệ Tổ quốc” [2, tr 1]
Xuất phát từ quan điểm của Đảng và Nhà nước ta, có thể hiểu khái
niệm về thông tin đối ngoại như sau:
Thông tín đối ngoại là hoạt động truyền tin ra bên ngoài nhằm làm cho người nước ngoài (bao gồm cả người nước ngoài đang sinh sống, công tác ở Việt Nam) và người Việt Nam ở nước ngoài hiểu về đất nước, con người, đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước ta, góp phần thực hiện thắng lợi công tác đối ngoại, sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc của ta
1.1.2 Vị trí
Thông tin đối ngoại là một bộ phận rất quan trọng của công tác đổi ngoại của Đảng, Nhà nước ta nhằm lầm cho các nước, người nước ngoài (bao gồm cả người nước ngồi đang sinh sống, cơng tác tại Việt Nam, người Việt Nam đang sinh sống và làm việc ở nước ngoài) hiểu về đất nước, con người Việt Nam, đường lối, chủ trương, chính sách và thành tựu đổi mới của ta, trên cơ sở đó tranh thủ sự ủng hộ của nhân dân thế giới, sự đóng góp của cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài cho sự nghiệp xây đựng và bảo vệ
Trang 14Trong quá trình phát triển của cách mạng Việt Nam, thông tin đối ngoại luôn luôn có vị trí quan trọng trong việc phát huy sức mạnh tổng hợp của cuộc đấu tranh chính nghĩa của chúng ta: phát huy sức mạnh nội lực, tận dụng tối đa sức mạnh của sự hợp tác và hỗ trợ của quốc tế, giành thắng lợi ngày càng to lớn hơn Ngày nay, trong quá trình hội nhập quốc tế, thực hiện nhất quán đường lối đối ngoại độc lập tự chủ, rộng mở, đa phương hoá, đa đạng hoá các quan hệ quốc tế, vị trí của thông tin đối ngoại càng có tầm quan trọng và có những vấn để mới cần được xử lý kịp thời hơn
1.1.3 Tâm quan trọng
Bất cứ quốc gia nào trên thế giới cũng muốn có quan hệ với bên ngoài, cũng muốn hiểu biết về thế giới xung quanh và muốn thế giới hiểu biết về mình Chính vì vậy nước nào cũng tiến hành các hoạt động ngoại giao và hoạt động thông tin đối ngoại Đặc biệt, trong bối cảnh thế giới hội nhập ngày nay, các nước càng không thể không mở cửa, giao lưu thế giới Để thế giới xung quanh hiểu đúng về mình, tất cả các nước đều tiến hành công tác thông tin đối ngoại dưới các hình thức khác nhau, với những cách tổ chức khác nhau
Trong suốt quá trình dựng nước và giữ nước, chúng ta đã làm tốt thông tin đối ngoại Nhờ đó mà thế giới hiểu được đất nước, con người Việt Nam, văn hiến Việt Nam, lịch sử, truyền thống Việt Nam, chân lý và chính nghĩa Việt Nam Trên cơ sở đó mà đồng tình, ủng hộ, giúp đỡ Việt Nam, cổ vũ Việt Nam, góp phần vào mọi thành quả và thắng lợi của Việt Nam
Trang 15Những năm đất nước ta tìm kiếm con đường đấu tranh giành độc lập, Nguyễn Ái Quốc đã viết “Bản án chế độ thực đân Pháp” và các bài báo đăng trên tờ “Người cùng khổ” kể rõ nỗi cực khổ, cảnh lầm than mà thực dân xâm lược Pháp đã gây ra cho nhân dân Đông Dương nói chung và nhân dân Việt Nam nói riêng, gây tiếng vang lớn cả tại chính quốc và trong khối thuộc địa
Trong bối cảnh đầu thế kỷ XX, khi mà xứ An Nam thuộc địa hầu như không hề được biết đến trên thế giới thì những hoạt động quốc tế của Nguyễn Ái Quốc và của Đảng Cộng sản Việt Nam, của Mặt trận phản đế đồng minh, của các vị Cách mạng tiền bối đã là những hoạt động thông tin đối ngoại quan trọng giúp nhân dân thế giới hiểu biết về Việt Nam, ủng hộ giúp đỡ Việt Nam trong cuộc đấu tranh giành độc lập, lập nên nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, Nhà nước công nông đầu tiên ở Đông Nam Á vào tháng 9-1945!
Trong các cuộc kháng chiến bảo vệ Tổ quốc suốt mấy chục năm qua, kể từ ngày nước ta giành độc lập, thông tin đối ngoại luôn góp phần quan trọng vào việc giúp bạn bè thế giới hiểu đúng Việt Nam, ủng hộ giúp đỡ chúng ta, tạo ra những điều kiện quốc tế thuận lợi cho Cách mạng nước ta tiến lên và giành những thắng lợi to lớn
Đặc biệt trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, chính thông tin đối ngoại đã góp phần “đa chiến tranh vào trong lòng nước Mỹ” làm dấy lên làn sóng phản đối chiến tranh xâm lược của đế quốc Mỹ ở Việt Nam trên toàn thế giới và ngay trong nước Mỹ Đó chính là một trong những nhân tố góp phần vào thắng lợi cuối cùng của chúng ta bằng chiến thắng lịch sử mùa Xuân 1975 giải phóng hoàn toàn miễn Nam, thống nhất đất nước
Sau khi Liên Xô tan rã, chế độ xã hội chủ nghĩa bị xoá bỏ ở các nước Đông Âu và Mông Cổ, các lực lượng cách mạng và tiến bộ gặp nhiều khó
khăn, chúng ta mất hẳn chỗ dựa vững chắc cả về vật chất và tỉnh thần
Trang 16hoạt, phò hợp, chúng ta đã trụ vững, phá thế bao vây, cấm vận và vững bước đi lên Thông tin đối ngoại thời kỳ đổi mới đã góp phần quan trọng giúp thế giới hiểu hơn về định hướng đi lên Chủ nghĩa xã hội của Việt Nam, các chủ trương, chính sách mở cửa, hội nhập của Việt Nam, nhờ đó các nước nhìn thấy ở Việt Nam một thị trường đầy triển vọng với gần tám mươi triệu dân nên đã đẩy mạnh đầu tư vào Việt Nam Nhờ đó kinh tế-xã hội Việt Nam ngày càng có những chuyển biến, những bước tiến đáng kể như chúng ta đã chứng kiến qua mười tám năm đổi mới
Trong giải đoạn hiện nay, công tác thông tin đối ngoại càng có tầm quan trọng đặc biệt vì Mỹ và các thế lực thà địch thực hiện âm mưu “Z;ễn biến hoà bình” nhằm vu cáo chế độ ta, phủ nhận thành tựu cách mạng của nhân dân ta, mưu toan lật đổ chế độ xã hội chủ nghĩa, hướng chúng ta đi theo quỹ đạo chủ nghĩa tư bản
Để chống lại âm mưu thâm độc của địch, các phương tiện truyền thông của ta đã phát triển cả về số lượng và chất lượng, đẩy mạnh thông tin đối ngoại, thực sự là người lính xung kích vạch trần âm mưu, thủ đoạn xấu xa của Mỹ và các thế lực thù địch Thông tin đối ngoại khi làm tết nhiệm vụ, phục vụ sự ổn định và phát triển của đất nước tức là đồng thời đã góp phần xứng đáng trong việc thực hiện những nhiệm vụ quốc tế của Đảng và Nhà nước ta
1.1.4 Mục tiêu, nhiệm vụ của thông tin đối ngoại
Trang 17biết tình hình nước nhà; động viên bà con nêu cao lòng yêu nước, long tu ton đân tộc, giữ gìn truyền thống, bản sắc văn hoá dân tộc, phát huy trí tuệ, tài năng sáng tạo, cùng góp phần xây dựng đất nước
Thông tin đối ngoại một mặt xây dựng tình đoàn kết quốc tế, mặt khác phải tích cực, chủ động triển khai đấu tranh dư luận quốc tế, chủ động đấu tranh phê phán các luận điểm sai trái của các thế lực thù địch,bảo vệ hình ảnh Việt Nam trên trường quốc tế với những tiềm năng về đất nước, con người, nền văn hoá và chế độ chính trị
Mục tiêu nhiệm vụ của thông tin đối ngoại trong giai đoạn hiện nay là phục vụ có hiệu quả cho công cuộc đổi mới, cho sự nghiệp cơng nghiệp hố- hiện đại hoá đất nước trong điều kiện tồn cầu hố và hội nhập quốc tế
Như vậy, thông tin đối ngoại là một bộ phận của công tác đối ngoại, nó có vị trí quan trọng, góp phần đáng kể vào việc thực hiện các chính sách, đường lối của Đảng, Nhà nước ta nói chung và đường lối, chính sách đối ngoại nói riên
1.2 NHỮNG TƯ TƯỞNG VÀ QUAN DIEM CO BAN CUA BANG, NHÀ NƯỚC
TA VỀ CÔNG TÁC ĐỐI NGOẠI VÀ HOẠT ĐỘNG THÔNG TIN ĐỐI NGOẠI
1.2.1 Các quan điểm, phương châm về công tác đối ngoại
Ngay khi Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà mới ra đời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nêu lên nguyên tắc đối ngoại độc lập tự chủ, bình đẳng, mở cửa và hợp tác để phát triển đất nước Trong Lời kêu gọi Liên hợp quốc năm 1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết: “Trong chính sách đối ngoại của mình, nhân dân Việt Nam sẽ tuân thủ những nguyên tắc dưới dây:
1 Đối với Miên và Lào, nước Việt Nam tôn trọng nên độc lập của hai nước đó và bày tỏ lòng mong muốn hợp tác trên cơ sở bình đẳng tuyệt đối giữa các nước có chủ quyền
Trang 184) Nước Việt Nam dành sự tiếp nhận thuận lợi cho đầu tư của các nhà tư bản, nhà kỹ thuật nước ngoài trong tất cả các ngành kỹ nghệ của mình
b) Nước Việt Nam sẵn sàng mở rộng các cảng, sân bay và đường sá giao thông cho buôn bán quá cảnh quốc tế
©) Nước Việt Nam tham gia mọi tổ chức hợp tác kinh tế quốc tế dưới sự lãnh đạo của Liên hợp quốc
Chính sách mở cửa và hợp tác nói trên, chính phủ Việt Nam cũng đành cho nước Pháp trong Hiệp định ngày 6 tháng 3 năm 1946 Những những người đại điện Pháp ở Đông Dương đã tìm cách phá hoại hy vọng thiết lập một chính sách như trên tại Việt Nam” [12, tr.468]
Chính nhờ vào việt kết hợp tài tình đường lối nêu cao độc lập tự chủ, tự lập, tự cường với đường lối tận dụng sức mạnh của thời đại, biến nguồn sức mạnh quốc tế thành nội lức đó mà Cách mạng Việt Nam đã giành hết thắng lợi này đến thắng lợi khác trong suốt quá trình đi lên của mình
Phát huy bài học Kinh nghiệm quý giá đó, ngay khi bắt đầu công cuộc đổi mới, Đại hội VI của Đảng (tháng 12-1986) đã khẳng định sự cân thiết phải mở rộng quan hệ với tất cả các nước trên nguyên tắc cùng tồn tại hoà bình
Sau 5 năm thực tiễn hoá quan điểm đó, Đại hội VII của Đảng (tháng 6- 1991) đã đưa ra đường lối đối ngoại rộng mở với khẩu hiệu nổi tiếng: “Với chính sách đối ngoại rộng mở, chúng ta tuyên bố rằng: Việt Nam muốn là bạn của tất cả các nước trong cộng đồng thế giới, phấn đấu vì hoà bình,
độc lập và phát triển” [8, tr.147)
Trang 19châm đối ngoại quan trọng:
Thứ nhất, đảm bảo lợi ích dân tộc, trong đó kết hợp nhuần nhuyễn chủ nghĩa yêu nước với chủ nghĩa quốc tế của giai cấp công nhân;
Thứ hai, giữ vững độc lập tự chủ, tự cường, đẩy mạnh đa dạng hoá, đa phương hoá quan hệ đối ngoại;
Thứ ba, nắm vững hai mặt hợp tác và đấu tranh trong quan hệ quốc tế; Thứ í, ưu tiên hợp tác khu vực đồng thời mở rộng quan hệ hợp tác với tất cả các nước
Tại Đại hội VIH của Đảng năm 1996, trên cơ sở đánh giá đúng tình hình thế giới và những thành tựu trong hoạt động đối ngoại, Đảng ta đã khẳng định phương hướng và chủ trương hoạt động đối ngoại trong thời gian tới là: “Tiếp tục thực hiện đường lối đối ngoại độc lập tự chủ, rộng mở, đa phương hoá và đa dạng hoá các quan hệ đối ngoại với tỉnh thân Việt Nam muốn là bạn của tất cả các nước trong cộng đồng thế giới, phấn đấu vì hoà bình độc lập và phát triển”[9, tr.120] trên nguyên tắc “tôn trọng độc láp, chủ quyên, toần vẹn lãnh thổ của nhau, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, bình đẳng, cùng có lợi, giải quyết các vấn đề tôn tại và các tranh chấp bằng thương lượng” [9, tr.120]
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng Cộng sản Việt Nam năm 2001 một lần nữa khẳng định đường lối mở rộng quan hệ đối ngoại và chủ động hội nhập kinh tế quốc tế: “Thực hiện nhất quán đường lốt đối ngoại độc lập tự chủ, đa phương hoá đa dạng hoá các quan hệ quốc tế Việt Nam sẵn sàng là bạn, là đối tác tin cậy của các nước trong cộng đồng quốc tế, phấn đấu vì hoà bình, độc lập và phát triển” [10, tr.119]
Trang 20điểm mới nữa, rất quan trọng đối với công tác thông tin đối ngoại là lần đầu tiên, công tác thông tin đối ngoại được chính thức đưa vào Văn kiện Đại hội 1X : “Tăng cường hơn nữa công tác thông tin đối ngoại và văn hoá đối ngoại Hoàn thiện cơ chế quản lý thống nhất các hoạt động đối ngoại, tạo thành sức mạnh tổng hợp thực hiện có kết quả nhiệm vụ công tác đối ngoại, làm cho thế giới liểu rõ hơn đất nước, con người, công cuộc đổi mới của Việt Nam, đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước ta, tranh thủ sự đồng tình, ứng hộ và hợp tác ngày càng rộng rãi của thế giớ/[10, tr.122]
1.2.2 Các quan điểm, phương châm về thông tin đối ngoại
Ngay từ đầu Đảng ta đã xác định “công tác tuyên truyền đối ngoại là một bộ phận của cuộc đấu tranh chính trị và tư trông của nước ta trên phạm vi thé giới Công tác tuyên truyền đối ngoại góp phần tạo ra những điều kiện quốc tế thuận lợi cho cách mạng nước fa tiến lên, đồng thời góp phần thực hiện những nhiệm vụ quốc tế của Đảng và nhân dân ta Nó phục vụ chính sách đối ngoại của Đảng và Nhà nước ta” [5, tr.2] Chỉ thị 10/2000 ngày 26-4-2000 của Thủ tướng Chính phủ, yêu cầu: “ Với chức năng của mình, công tác thông tin đối ngoại phải tham gia tích cực và có hiệu quả nhất vào việc phát huy thuận lợi, tận dụng thời cơ, hạn chế tiêu cực, khắc phục yếu kém, góp phần thiết thực vào việc thực hiện thành công những mục tiêu phát triển của đất nước” [2, tr.2] Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ cũng chỉ rõ phương châm triển khai công tác thông tin đối ngoại trong giai đoạn mới là:
“1 Tất cả các Bộ, ngành, các địa phương, các cấp đêu có trách nhiệm chỉ đạo và tổ chức thực hiện tốt công tác thông tin đối ngoại trong lĩnh vực quản lý của mình
Trang 21cung cấp thông ti đúng định hướng cho người nước ngoài đến Việt Nam sinh sống, làm việc, du lịch, học tập và các nhà Việt Nam học trên thế giớt
3 Tổ chức phối hợp và phát huy sức mạnh tổng hợp của nhiều lực lượng làm công tác thông tin đối ngoại: giữa lực lượng chuyên trách nòng cốt với các cơ quan đại diện của ta ở nước ngoài, các đoàn ra nước ngoài, người Việt Nam sinh sống và làm việc ở nước ngoài, cũng như bạn bè quốc tế; giữa thông tin đối ngoại và thông tin đối nội; giữa hoạt động thông tin đối ngoại với hoạt động chính trị, kinh tế, văn hoá đối ngoại; giữa ngoại giao Nhà nước với đối ngoại Đảng, đối ngoại nhân dân; giữa các cơ quan Trung ương với các địa phương; giãa các cơ quan Nhà nước với các doanh nghiệp [2, tr.2-3]
Những quan điểm, phương châm về công tác đối ngoại nói chung và thông tn đối ngoại nói riêng là vô cùng quan trọng, là kim chỉ nam cho những người làm công tác thông tin đối ngoại, các lực lượng làm thông tin đối ngoại trong các hoạt động của mình Để thực hiện tốt những quan điểm, phương châm công tác đối ngoại và hoạt động thông tin đối ngoại của Đảng và Nhà nước ta, chúng ta cân nắm chắc yêu cầu, nội dung của thông tin đối ngoại
1.3 YEU CAU VA NOI DUNG CUA THÔNG TIN ĐỐI NGOẠI
1.3.1 Yéu cau
Thông tín đối ngoại muốn hoàn thành nhiệm vụ và đạt được hiệu quả cao phải thực sự bám sát chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước, phải nắm chắc mọi diễn biến tình hình chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội trong nước và các biến động của tình hình quốc tế Phải đáp ứng được nhanh chóng, kịp thời các yêu cầu ngày càng cao của các đối tượng có nhu cầu thông tin về Việt Nam
Trang 22mặt trận tư tưởng-văn hoá và nó có tác động to lớn đến thành quả chung, vì vậy thông tin đối ngoại không thể bị động mà phải chủ động Đồn kết đi đơi với đấu tranh, chủ động thông tin và chủ động đấu tranh dư luận, chủ động trong tuyên truyền phê phán các luận điểm sai trái của các lực lượng thù địch, các lực lượng phản động trong và ngoài nước “Chúng ta phải coi đây là “bám thắt lung địch mà đánh”, không được né tránh Chúng ta phải chủ động tiếp cận, phải thoát khỏi tư tổng “đố” mà chuyển sang “tấn
công” [11, tr.5]}:
Thông tin đối ngoại là công tác của mọi ngành, mọi cấp, vì vậy tất cả các Bộ, ngành, các địa phương, các cấp đều phải có trách nhiệm chỉ đạo và tổ chức thực hiện tốt công tác thông tin đối ngoại trong phạm vi quản lý của mình “Chúng ta chỉ có thể làm tốt công tác thông tin đốt ngoại nếu biết phát huy tốt sức mạnh tổng hợp cả về lực lượng tham gia lẫn hình thức thể hiện”E11, tr.4] Nếu các cấp, các ngành làm tốt thông tin đối ngoại trong phạm vi hoạt động, quản lý của mình thì không những đã giới thiệu được địa phương mình, ngành mình ra bên ngoài để kêu gọi hợp tác, đầu tư nhằm phát triển kinh tế-xã hội địa phương mình, ngành mình mà còn góp phần vào việc đưa hình ảnh Việt Nam ra thế giới bên ngoài
Những yêu cầu trên của thông tin đối ngoại phải được quán triệt đầy đủ, đồng bộ Trong quá trình thực hiện nếu không bám sát yêu cầu, thông tin đối ngoại chắc chắn sẽ không đạt được hiệu quả Nắm được thông tin mà chọn không đúng đối tượng, địa bàn, thời điểm đưa thông tin thì không trúng; có địa bàn, có đối tượng mà không có thông tin, không nắm bắt được nhu cầu thông tin là bỏ trống trận địa; có địa bàn, có thông tin mà không ai làm, không chịu làm hoặc đưa sau thời điểm thì cũng như không, thậm chí còn có hại!
1.3.2 Nội dung
Trang 23đáng chú ý về kinh tế, chính trị, xã hội kịp thời bác bỏ những thông tin xuyên tạc, sai lệch về tình hình Việt Nam, nhất là về tình hình dân chủ, nhân quyền, ngăn chặn việc truyền bá vào nước ta những quan điểm, tư tưởng, lối sống, văn hoá phan động, đồi truy, kích động bạo lực
2 Chính sách đối ngoại, kể cả chính sách kinh tế đối ngoại của Đảng và Nhà nước ta, những khả năng to lớn của Việt Nam trong quan hệ hợp tác với các nước
3 Đất nước, con người, lịch sử và nên văn hoá lâu đời hết sức phong phú của các đân tộc anh em trong cộng đồng dân tộc Việt Nam Tuỳ từng địa bàn, đối tượng và yêu cầu từng lúc mà xác định nội dung và hình thức thông tin cho thích hợp, có trọng tâm, trọng điểm.”[6, tr.2]
Quán triệt Chỉ thị trên, ngày 26-4-2000, Thủ tướng Chính phủ đã ra Chỉ thị số 10/2000/CT-TTg “Về tăng cường quản lý và đẩy mạnh công tác thông tin đối ngoạt” Trong đó nêu rõ “Nội dung chủ yếu của thông tin đối Hgoại:
1 Thông tin đối ngoại có nhiệm vụ phổ biển rộng rãi đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước ta, những chỉ trương quan trọng trên mọi lĩnh vực: chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội, an ninh, quốc phòng ; bác bỏ những thông tin sai lệch, xuyên tạc về Việt Nam
Trang 243 Giới thiệu đất nước-con người, lịch sử và nền văn hoá lâu đời, phong phú đa dạng, đậm đà bản vắc dân tộc và Việt Nam” [2, tr 4]
Những thông tin đó cần phải chân thật, chính xác, sinh động, kịp thời và hợp đối tượng để có sức thuyết phục
Chính vì vậy, rất cần thiết có một cơ chế chí đạo thống nhất hoạt động cả về nội dung, phương thức hoạt động, cả về phối hợp lực lượng và về phân bổ các nguồn lực của thông tin đối ngoại Rất cần thiết những văn bản pháp quy do các cơ quan Nhà nước ban hành để các lực lượng làm thông tin đối ngoại có được hành lang pháp lý cần thiết mạnh đạn, chủ động, sáng tạo hoạt động; đồng thời cơ quan quản lý Nhà nước có cơ sở pháp lý để kiểm tra, đánh giá hoạt động của các lực lượng làm công tác này
1.4 LỰC LƯỢNG, ĐỐI TƯỢNG, ĐỊA BÀN CUA THÔNG TIN ĐỐI NGOẠI
1.4.1 Lực lượng làm thông tin đối ngoại
Như các văn kiện của Đảng và Nhà nước đã chỉ rõ: các cán bộ, các cơ quan Đảng, Nhà nước, đoàn thể chính trị, xã hội, quân chúng, các cấp, các địa phương, các bộ, ngành, các cơ quan thông tin đại chúng, các nhà xuất bản, các hội văn học nghệ thuật, các Đại sứ quán, các cơ quan đại điện của Việt Nam ở nước ngoài, các đoàn Việt Nam ra nước ngoài, các cơ sở, doanh nghiệp, những người Việt Nam đi công tác, lao động và học-tập, sinh sống ở nước ngồi đều phải làm thơng tin đối ngoại, đều phải có trách nhiệm đưa hình ảnh Việt Nam đến với bạn bè quốc tế
Trang 25Công an, Uý bạn về người Việt Nam ở nước ngồi, Bộ Bưu chinh-Vién thơng, Cục Hàng không dân dụng Việt Nam, Tổng Công ty Hàng không Việt Nam, Tổng cục Du lịch, Bộ Giáo dục-Đào tạo, Viện Khoa học Xã hội Việt Nam; các cơ quan thông tin đại chúng lớn như Thông tấn xã Việt Nam, Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam, gần bốn mươi báo chuyên đối ngoại bằng tiếng Anh, Nga, Hoa, Pháp, Nhà xuất bản Thế giới, các cơ quan chuyên trách về phát hành sách báo đối ngoại, Tổng cục Hải quan và công an cửa khẩu
Đội ngũ này ngày càng đông đảo, đa đạng và không đồng đều, rất cần thiết một sự chỉ đạo tập trung, thống nhất, được đào tạo, bồi dưỡng thường xuyên về bản lĩnh chính trị, nghiệp vụ, ngoại ngữ và một chế độ đãi ngộ tương ứng với công việc
1.4.2 Đối tượng của thông tin đối ngoại
Là nhân dân tất cả các nước trên thế giới, đặc biệt là các nước láng giéng, các nước trong khu vực, các nước lớn, các trung tâm kinh tế-chính trị- xã hội lớn và các ban bè truyền thống Nhưng do lực lượng của chúng ta còn mỏng, các nguồn nhân lực của ta còn yếu do đó phải tập trung vào chính giới, các nhà kinh đoanh, trí thức, đội ngũ người làm báo chí, xuất bản, các nhà Việt Nam học, những bạn bè có thiện chí với Việt Nam Chính họ là những cầu nối Việt Nam với thế giới Vì vậy, phải tổ chức đưa thông tin đến với họ thật kịp thời, thật chính xác, thật thuyết phục
Trang 26những suy đốn, bình luận khơng có lợi cho ta Thông tin về đất nước, con người Việt Nam càng kịp thời chính xác, đầy đủ thuyết phục, càng tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động của Việt Nam trên trường quốc tế
Người nước ngoài đến Việt Nam sinh sống, làm việc, học tập, du lịch cũng là một đối tượng đáng quan tâm Mỗi ấn tượng tốt đẹp của họ vẻ Việt Nam, một món quả kỷ niệm, một mặt hàng độc đáo, vừa ý, mỗi thông tin đúng đắn về Việt Nam mà họ đem về nước là một lời quảng cáo quý giá cho hình ảnh Việt Nam, cho các doanh nghiệp Việt Nam
Cộng đồng người Việt Nam ở nước ngồi rất đơng đảo (khoảng 2,7 triệu người), da dạng và phong phú Họ ra nước ngoài vì nhiều lý do và bằng các con đường khác nhau, song đa phần ai cũng hướng về Tổ quốc, nơi họ còn có tổ tiên, quê hương, gia đình, người thân, bạn bè Xa Tổ quốc họ có nhu cầu thông tin về đất nước nói chung, về chính sách đối nội, đối ngoại của Đảng và Nhà nước ta nói riêng và đặc biệt là chính sách kinh tế-xã hội đối với kiều bào Bởi từ trong sâu thăm cội nguồn họ vẫn là người Việt Khi làm cho họ hiểu đúng tình hình đất nước họ sẽ tự tin hơn, mạnh dạn hơn trong quan hệ với nước sở tại và trở thành lực lượng làm thông tin đối ngoại ngay nơi cư trú, nơi mà chúng ta vì những hạn chế về nguồn lực rất khó khăn vươn tới trong nhiều năm qua
Chính vì thế ngày 26/3/2004, Bộ Chính trị đã ra Nghị quyết số 36- NQ/TW “Về công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài” trong đó, nhiệm vụ chủ yếu của công tác thông tin đối ngoại là “Đổi mới mạnh mẽ và toàn diện công tác thông tin tuyên truyền, giúp cho người Việt Nam ở nước ngoài hiểu đúng tình hình đất nước và chính sách của Dang va Nhà nước "1, tr.6}
1.4.3 Địa bàn của thông tin đối ngoại
Trang 27Ở địa bàn ngoài nước cần chú ý các nước láng giểng, các nước trong khu vực, bạn bè truyền thống, lâu đời và các trung tâm chính trị, kinh tế lớn, các nước lớn Với các địa bàn này, đòi hỏi phải có các nguồn lực lớn để nấm bắt nhu cầu thông tin cũng như tổ chức phương tiện chuyển tải thông tin
Với địa bàn trong nước, như đã trình bày ở trên, là nơi đến sinh sống, làm việc, kinh doanh và học tập, du lịch của rất nhiều người nước ngồi Tun truyền, thơng tin đối ngoại tại chỗ có rất nhiều thuận lợi về phương tiện chuyển tải, nhưng rất khó khăn về định hướng thông tin Ranh giới tách bạch giữa thông tin đối ngoại và trong nước ngày càng giảm bớt ý nghĩa, các tờ báo, ấn phẩm đối ngoại (bằng tiếng nước ngoài) chỉ có ý nghĩa tăng thêm cho một số đối tượng, trong khi báo chí trong nước(bằng tiếng Việt) đã thực sự là nguồn thông tín chủ yếu và quan trọng để các đối tượng nước ngoài khai thác, sử dụng và đưa tin về Việt Nam, nhất là các vấn để liên quan đến nội bộ của ta Ở địa bàn trong nước thông tin đối ngoại cần có sự phối hợp của thông tin trong nước bởi sự giao thoa này
Như vậy, ta thấy vị trí của thông tin đối ngoại rất quan trọng; nội dung của thông tin đối ngoại rất phong phú; lực lượng làm công tác thông tin đối ngoại đông đảo; đối tượng, địa bàn của thông tin đối ngoại rất rộng Điều đó đòi hỏi muốn cho công tác thông tin đối ngoại đạt được mục tiêu, hiệu quả cần có sự chỉ đạo thống nhất đồng thời có sự phân công cụ thể và cơ chế điều hành, phối hợp chặt chẽ, nhịp nhàng
Hk *
Trang 29Chương 2
THỰC TRẠNG GÔNG TÁC THÔNG TIN BOI NGOAI
TREN MOT SO AN PHAM CUA TTXYN
2.1 THONG TAN XA VIET NAM VOI CÔNG TAC THONG TIN DOI NGOAI 2.1.1 Thông tin đối ngoại của TTXVN từ sau Cách mạng tháng Tám đến trước thời kỳ đổi mới
Trước Cách mạng tháng Tám năm 1945, nước ta không có hãng thông tấn Tin tức chủ yếu do các hãng tin của Pháp và phương Tây phát ra thông qua Sở tuyên truyền báo chí của Pháp
Ngay sau ngày khởi nghĩa Tháng Tám thành công ở Hà Nội (19-8- 1945), Chính phủ Lâm thời của nước Việt Nam đã lập Bộ Tuyên truyền trong đó có Nha thông tin Việt Nam là tiền thân của Thông tấn xã Việt Nam (TTXVN) và Đài Tiếng nói Việt Nam sau này
Trang 30Đầu năm 1946, Bản tin đối ngoại đầu tiên được đánh máy phát cho các báo bằng tiếng Pháp ra đời là tin về cuộc Tổng tuyển cử bầu Quốc hội khoá I nước Việt Nam Dan chi Cộng hoà (6-1-1946) Ngày 1-8-1946, ban tin đối ngoại in bằng tiếng Anh của VNTTX ra đời, làm tăng thêm kênh thông tin đối ngoại của nước ta
Như vậy, sau khi nước Việt Nam Dân chủ Cộng hồ ra đời, hãng thơng tấn chính thức của Nhà nước cũng được thành lập Vừa tổ chức để thực hiện nhiệm vụ chính trị, vừa củng cố, hoàn thiện dần, cùng với sự lớn mạnh của cơ quan, thông tin đối ngoại của VNTTX cũng ngày một phát triển, mở rộng, góp phần từng bước khẳng định vị thế của Nhà nước Việt Nam non trẻ trên trường quốc tế, làm cho nhân dân thế giới biết đến Việt Nam, hiểu về Việt Nam, ủng hộ cuộc đấu tranh chính nghĩa của dân tộc ta, đem đến thắng lợi vô cùng to lớn bằng chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ và Hội nghị Giơnevơ năm 1954, xác lập một nước Việt Nam tự do, độc lập trên bản đồ chính trị thế giới
Từ 1954-1960, phương hướng công tác đối ngoại của nước ta là xây dựng và phát triển quan hệ với bất cứ nước nào dựa trên nguyên tắc bình đẳng, hai bên cùng có lợi, tôn trọng lãnh thổ và chủ quyền của nhau với mục tiêu chống chính sách gây chiến tranh của đế quốc Mỹ Do đó, chính sách đối ngoại của ta là đẩy mạnh công tác ngoại giao, tăng cường đoàn kết hữu nghị với các nước bạn, tranh thủ sự đồng tình ủng hộ của nhân dân thế giới
Để góp phần thực hiện chính sách đối ngoại nói trên, công tác thông tin đối ngoại của VNTTX ngày càng được tăng cường, chú trọng, hoàn thiện cả về tổ chức, lực lượng, cơ sở vật chất để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ mới
Trang 31cla TTXGP, viết tắt là Giải phóng xã (GPX), phát đối ngoại với hô hiệu LPA (Liberation Press Agency) phát trên sóng điện 3 Imét
Như vậy, với sự ra đời của TTXGP ở miễn Nam, một lần nữa công tác thông tin đối ngoại của VNTTX tiếp tục được mở rộng Cùng với mảng thông tin về sự đổi mới của miễn Bắc xã hội chú nghĩa, những tin tức của TIXGỐP đã kịp thời thông tin về cuộc đấu tranh cho hoà bình thống nhất nước nhà cũng như kịp thời tố cáo tội ác của bè lũ Mỹ-nguy, làm cho nhân dân thế giới ngày càng hiểu rõ và ủng hộ cuộc đấu tranh chính nghĩa của Việt Nam
Sự phối hợp chặt chẽ giữa VNTTX Hà Nội và TIXGP trong việc đưa tin chiến sự ở miễn Nam, đặc biệt là trong chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử mùa Xuân năm 1975 đã kịp thời đưa tin chiến thắng của ta, những tổn thất của địch hàng ngày, vạch trần âm mưu và tội ác của địch, đã góp phần cổ vũ nhân đân cả nước, thức tỉnh lương tri của nhân dân yêu chuộng hoà bình trên thế giới
Có thể nói, công tác thông tin đối ngoại nói chung, thông tin đối ngoại của VNTTX nói riêng đã góp phần vào thắng lợi cuối cùng của cách mạng Việt Nam, đánh cho Mỹ cút, đánh cho nguy nhào, giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước
Sau năm 1975 cả nước thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược, tiến hành công cuộc đổi mới, tiến lên chủ nghĩa xã hội Đây cũng là thời kỳ Thông tấn xã thống nhất trong cả nước, phát triển đồng đều và vững chắc, từng bước đi lên hiện đại hoá
Ngày 24-5-1976, thực hiện Chỉ thị của Ban Bí thư Trung ương Đảng, VNTTX và TIXGP thống nhất thành TTXVN, đánh dấu một giai đoạn mới trong bước phát triển của ngành thông tấn Nhà nước Việt Nam
Trang 32chiến thắng, thống nhất, bừng bừng khí thế cách mạng đi lên chủ nghĩa xã hội Đồng thời cũng nêu rõ những hậu quả, ảnh hưởng lâu dài của chiến tranh đối với cuộc sống, sản xuất của nhân dân Việt Nam Qua đó vừa tố cáo tội ác của đế quốc Mỹ, đòi Mỹ có trách nhiệm bồi thường chiến tranh, khắc phục hậu quả của chiến tranh đối với nhân dân Việt Nam, vừa kêu gọi nhân dân thế giới ủng hộ, giúp đỡ nhân dân Việt Nam trong việc hàn gắn vết thương chiến tranh, khôi phục sản xuất, ổn định cuộc sống
Từ khi Đảng và Nhà nước tiến hành công cuộc đổi mới, thông tin đối ngoại đã tập trung tuyên truyền chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước ta mong muốn mở rộng hợp tác, làm bạn với tất cả các nước; tuyên truyền chính sách đổi mới, mở cửa của Chính phủ Việt Nam, tuyên truyền về hình ảnh đất nước Việt Nam hoà bình, ổn định, giàu tiểm năng để thu hút đầu tư nước ngồi
Tuy nhiên thơng tin đối ngoại trong giai đoạn này vẫn theo lối cũ, đơn điệu, thiên về ấp đặt, chưa được mở rộng, phù hợp với từng đối tượng nên hiệu quả chưa cao
2.1.2 Sự đổi mới trong thông tin đối ngoại của TTXVN từ 1991 đến nay Thực ra, công cuộc đổi mới của Đảng được khởi xướng từ 1986, nhưng công cuộc đổi mới ấy chỉ thực sự có cuộc chuyển động mạnh mẽ kể từ 1991, sau Dai hoi VII cla Dang
Đối với báo chí, sự đổi mới chỉ thực sự rõ nét kể từ 1991 và TTXVN cũng như công tác thông tin đối ngoại khơng nằm ngồi trào lưu đó
Trang 33Báo cáo của Ban Chấp hành Đảng bộ TTXVN tại Đại hội Dang bộ TTXVN lần thứ I9 vòng 2 ngày 2I-12-1991 đánh giá kết quả đồng thời cũng chỉ rõ những thiếu sót trong công tác thông tin đối ngoại, từ đó, đề ra phương hướng công tác thông tin đối ngoại trong thời gian tiếp theo như sau: * Tiếp tục phản ánh những đối mới ở trong nước, thể hiện sức sống của các Nghị quyết của Đảng khi được đưa vào cuộc sống; những cố gắng của chúng ta nhầm giải quyết những vấn để kinh tế-xã hội bức xúc, những sinh hoạt dân chủ và những đổi mới từng bước về chính trị và các thể chế bộ máy của Nhà Hước
Tích cực tham gia vào cuộc đấu tranh trên mất trận quan điểm và tư tưởng của Đảng và Nhà nước ta trên trường quốc tế, phục vụ tốt cuộc đấu tranh ngoại giao và những cố gắng khác của Đảng và Nhà nước ta trong việc tăng cường quan hệ và làm ăn với bên ngoài
Căn cứ vào chủ trương tuyên truyền đối ngoại chung của Đảng, cần xác định rõ phương hướng, nội dung, đối tượng và hình thức thông tin đối ngoại của TTXVN Qua đó tổ chức lại lực lượng, xác định các ấn phẩm và tăng cường cơ sở vật chất và tài chính thoả đáng cho hoạt động này” [14, tr.10)
Trang 34giáp đố về trang bị kỹ thuật và đào tạo ngoại ngữ, mở rộng hợp tác với các hãng thông tấn quốc tế và các báo lớn ở nước ngoài thông qua hình thức trao đối thông tin (cả thông tin bằng chữ lần thông tin bằng hình ảnh) để dua các thông tin về Việt Nam ra nước ngoài một cách hữu hiệu nhất (15, tr.7]
Báo cáo về công tác thông tin đối ngoại trong Hội nghị toàn ngành cua TTXVN thang 11-1996 đã xác định hướng phát triển như sau:
#1, Tiếp tục phát triển các loại hình thông tin đối ngoại hiện có, đông thời mở thêm các hình thức thông tin khác
2 Xây dựng bản tin đối ngoại thực sự trở thành kênh thông tin đối ngoại chủ yếu của TTXVN Dé lam được điểu này, ngoài việc đầu tư cho bẳn tin đối ngoại, bản thân Ban Biên tập tin Đối ngoại cần có những đổi mới căn bản trong hoạt động của mình như tổ chức phát tin theo địa chỉ, tiến tới biên tập một số bản tin riêng cho một số đối tượng cụ thể, tăng cường thông tin kinh tếTtrong bản tin hàng ngày, tiến tới có những bản tin chuyên đề về kinh tế Cân phấn đấu để có những bản tin bán được, coi đó là một biện pháp tăng thu nhập đồng thời tăng chất lượng ban tin vì tin chỉ bán được khi có chất lượng tốt Phải trên cơ sở nhận thức rằng đối tượng trực tiếp của bản tin đối ngoại là các hãng thông tấn báo chí nước ngoài và qua trung gian này tin đối ngoại tiếp cận các đối tượng rộng rãi hơn mà lựa chọn thông tin cho phù hợp Cần lấy tỉ lệ tin bài được sử dụng để đánh giá hiệu quả thông tin
- Tiếp tục nâng cao chất lượng về nội dung, hình thức và in ấn các ấn phẩm hiện có Cần đặc biệt quan tâm tổ chúc lại hệ thống phát hành theo hướng tích cực chủ động tìm kiếm bạn đọc Xuất bản các tài liệu đối ngoại không định kỳ phù hợp với từng đối tượng, từng mục đích tuyên truyền, từng thời điểm
Trang 35- Phát triển các hình thức hợp tác trao đổi tin, bài, ảnh trực tiếp với các lãng, các báo nước ngoài để họ chuyển tải tiếp hoặc nhân bẩn ngay tại từng nước, đỡ tốn kém kinh phí của ta
- Khai thác hệ thống viễn thông quốc tế và khả năng kỹ thuật của ngành để tạo thêm các kênh thông tin đối ngoại mới, chuyển tải thông tin ra bên ngoài nhanh nhất, đỡ tốn kém nhất như xây dựng các bản tin, các chương trình để đưa vào mạng Internet, khai thác khả năng các bộ phận video để làm các chương trình đối ngoại
Cần đặc biệt quan tâm những hình thức có thể nhân bản ở nước ngoài, bởi lẽ hình thúc phái hành bảo cổ điển hiện nay rất khó khăn, giá thành cao, Íf người đọc
3 Về nội dung thông tin: Trên cơ sở định hướng thông tin của Đảng, mỗi tờ báo, mỗi ban biên tập tin, ảnh phải bám sát đặc điểm đối tượng của mình, nghiên cứa tìm hiểu để nắm bắt yêu cầu từng loại bạn đọc
4 Tổ chức lại lực lượng thông tin đối ngoại phà hợp với điều kiện cần bộ hiện có Tăng cường bôi dưỡng, đào tạo đội ngũ làm thông tin đối ngoại Cần tổ chức lại lực lượng làm bản tin kinh tế, các dịch vụ tin, ảnh cho nước ngoài
Phải có sự phối hợp chặt chế giữa các đơn vị làm thông tin đối ngoại với nhau, hỗ trợ, bổ sung cho nhau để lận dụng cao nhất khả năng của cán bộ, phóng viên, biên tập viên Đồng thời phải huy động lực lượng của toàn ngành làm thông tin đối ngoại
Trang 365 Tăng cường cơ sở vật chất và tài chính cho thông tín đối ngoại ” [16, tr 24-25]
Như vậy, từ năm 1991, căn cứ nhiệm vụ, chính sách đối ngoại của Đảng và Nhà nước, TTXVN đã định hướng đổi mới thông tin đối ngoại Sự đổi mới ấy tập trung vào 3 khía cạnh: đổi mới thông tin, đổi mới phương tiện, thiết bị và đổi mới về lực lượng
2.1.2.2 Đổi mới thông tin đối ngoại của TTXVN s_ Về thông tin
* Đổi mới về hình thúc
+ Bên cạnh loại hình báo in, xuất hiện các loại hình thông tin đối ngoại mới là các băng đĩa hình và báo mạng Internet
Ngày 19-8-1998, được phép của Chính phủ, TTXVN chính thức mở trang thông tin của TIXVN trên mạng Internet Từ đó thông tin điện tử của TTXVN đã phát trên 2 mạng VNANEt và Internet (phát khoảng 100 tin đối ngoại mỗi ngày bằng các thứ tiếng Anh, Pháp, Tây ban nha, Việt Nam) Ngoài ra phát trên mạng còn có các báo: Việt Nam New (tiếng Anh), Le Courriler du Vietnam (tiếng Pháp), Báo ảnh Việt Nam (tiếng Việt, Anh, Pháp, Trung Quốc, Tây ban nha, Nga) Thông tin đối ngoại phát trên mạng Internet của TTXVN đang dần dần từng bước nâng TTXVN trở thành một hãng thông tấn có tầm cỡ trong khu vực
Ngày 6-9-1999, TTXVN có Quyết dinh sé 436/QD-TTX thành lập Trung tâm Nghe nhìn thông tấn với chức năng “?ổ chức, xây dựng và sản xuất các chương trình nghe nhìn phục vụ yêu cầu thông tin đối nội, đối ngoại của Đảng và Nhà nước”
+ Số lượng các phương tiện làm thông tin đối ngoại tăng:
Trang 37Tháng 5-1990 phát hành bản tin Việt Nưm ngày nay (Việt Nam Now) tại Tôkyô bằng tiếng Nhật (đến năm 1994 bản tin ngừng hoạt động)
Thang 6-1990, biên soạn bản tin Quê hương bằng tiếng Việt, đáp ứng yêu cầu thông tin về Việt Nam cho cán bộ, công nhân, lao động và lưu học sinh Việt Nam ở các nước Đông Âu, Liên Xô cũ và gửi cho Hội người Việt Nam tại Pháp
Tháng 6-1991, tờ Việt Nam News hàng ngày tiếng Anh đầu tiên ở Việt Nam ra mắt bạn đọc Từ năm 1992, Chính phủ quyết định giao TTXVN xuất bản tờ báo tuần đối ngoại Tửu Việt Nam trước đây do Bộ Ngoại giao quản lý Ngày 5-9-1993, tuần báo Tïn Việt Nam (bộ mới) tiếng Anh và tiếng Phap (Vietnam Courier va Le Courrier du Vietnam) ra mat ban doc s6 đâu tiên Từ năm 1996, tờ tiếng Pháp Le Courrier du Vietnam ra hang ngay va đây là tờ báo tiếng Pháp ra hàng ngày duy nhất tại Việt Nam, tăng dân từ 8 trang lên 12 trang
Tháng 9-1994, Tạp chí Luật Việt Nam và Diễn đàn pháp lý (Vietnam Law and Legal Forum) xuất bản hàng tháng ra số đầu tiên Đồng thời xuất ban bản dịch sang tiếng Anh tờ Cóng báo của Chính phủ (Official Gazette) ra 4 số/tháng nay tăng lên 12 số/tháng Hai ấn phẩm này cung cấp cho bạn đọc nước ngoài những văn bản pháp luật và pháp quy của Nhà nước
Ngoài ra, TTXVN còn biên soạn các bản tin Kinh tế theo yêu cầu của các tổ chức nước ngoài
Dau nam 2000 TTXVN phat hanh Ban tin diém bdo (Press Highlight) bằng tiếng Anh vào đầu giờ sáng cho các phóng viên nước ngoài thường trú, các cơ quan nước ngoài tại Hà Nội
Trang 38
* Đổi mới về nội dung
Trước đây, nội dung chủ yếu trong các bản tin đối ngoại là các tin thời sự chính trị, những thành tựu kinh tế-xã hội, đường lối, chủ trương của Dang và Nhà nước thì ngày nay, thông tin đối ngoại của TTXVN đã thực sự đa dạng, phong phú, bao hàm mọi lĩnh vực của đời sống xã hội
Ban tin Vietnam News Agency: tỷ lệ tin kinh tế, xã hội, văn hoá, giáo dục, y tế chiếm 50% lượng tin hàng ngày, giới thiệu các mặt của cuộc sống đổi mới, chính sách đối nội, đối ngoại, chính sách kinh tế, hợp tác, đầu tư, thương mại của Đảng và Nhà nước ta cũng như giới thiệu về đất nước-con người Việt Nam
Báo Việt Nam News tập trung thông tin về đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước ta; giới thiệu mọi mặt hoạt động của đời sống chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội của đất nước; những điễn biến chính của tình hình khu vực và quốc tế theo quan điểm của Đảng và Nhà nước Việt Nam; chủ động đấu tranh chống lại những luận điệu xuyên tạc của các thế lực thù địch Đồng thời, làm cho tờ báo trở thành điễn đàn của tình hữu nghị và sự hợp tác giữa Việt Nam và bạn đọc nước ngoài
Tap chí Vietnam Law and Legal Forum cung cấp các thông tin về luật pháp Việt Nam cho các đối tượng nước ngoài với các chuyên mục về lập pháp, hành pháp, tư pháp Đây là ấn phẩm tiếng Anh chuyên ngành pháp luật duy nhất của Việt Nam hiện nay Các bài báo đều do các chuyên gia pháp lý viết với chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu tìm hiểu nền tư pháp Việt Nam của các độc giả nước ngoài
Trang 39© Véky thudt thong tin
Nhận thức duoc vai tro cta khoa hoc céng nghé, TTXVN đã nhanh chóng nam bat thời cơ, đổi mới kỹ thuật nhằm mở rộng các loại hình, dia bàn, nâng cao hiệu quả của thông tin đối ngoại
Đến đầu tháng 10-1993, Chính phủ cho phép TTXVN tiến hành giai đoạn ï đổi mới kỹ thuật thông tấn Đến quý I nam 1995, phương án đổi mới kỹ thuật bước I đã được thực hiện Các Ban biên tập chính (trong đó có Ban Biên tập tin Đối ngoại, Ban Thư ký biên tập) đã xử lý thông tin bằng máy vi tính
Đến tháng 6-1995, phương án bước 2 đổi mới kỹ thuật đã được phê duyệt và ngày 3-10-1995, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 639- TTg phê duyệt “Quy hoạch mạng thông tin TTXVN đến năm 2000” là một mạng liên hoàn từ khâu thu thập thông tin đến phân loại, xử lý, biên tap lai, lưu trữ, tra cứu nhanh và phát triển theo nhiều hình thức khác nhau cho nhiều địa chỉ bằng công nghệ thông tin và viễn thông hiện đại, hoạt động liên tục 24/24g1ờ trong ngày
Tinh từ năm 1990 đến 1994, TIXVN đã đầu tư 91,810 tỷ đồng về trang thiết bị kỹ thuật Đến nay, trình độ kỹ thuật của TIXVN đã tương đối hiện đại, đáp ứng yêu cầu truyền phát tin, ảnh của 64 phân xã trong nước và 25 phân xã ở nước ngoài, bảo đảm cho TTXVN hội nhập, cạnh tranh thông tin có hiệu quả trong khu vực và quốc tế
Trên cơ sở đó, thông tin đối ngoại của TIXVN ngày càng mở rộng, kịp thời, từng bước đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới của đất nước
s Về tổ chức lực lượng
Trang 40việc nâng cao trình độ chính trị, phẩm chất đạo đức, năng lực chuyên môn, trình độ nghiệp vụ báo chí, ngoại ngữ cho cán bộ, phóng viên, trong đó có lực lượng làm thông tin đối ngoại
Trên cơ sở đó, lực lượng cán bộ, phóng viên làm công tác thông tin đối ngoại được tăng cường về số lượng và nâng cao về chất lượng Nếu như năm 1986, có 207 người làm trong các đơn vị thông tin đối ngoại(trong đó có 150 phóng viên, biên tập viên) thì năm 1991, con số này tương ứng là 258 (189), năm 2000 là 398 (317) và năm 2004 là 420 (334) Tất cả các phóng viên, biên tập viên làm thông tin đối ngoại đều có trình độ đại học, trong đó 20 người có trình độ trên đại học
e_ Về quan hệ quốc tế
Trước đây, TTXXVN chủ yếu chỉ cử phóng viên thường trú và quan hệ với các nước trong phe xã hội chủ nghĩa Từ năm 1990, TTXVN đã đẩy mạnh hợp tác thông tin và trao đổi phóng viên với các hãng thông tấn lớn và cử phóng viên thường trú ở tất cả năm châu
Việc hợp tác, trao đổi thông tin với các hãng thông tấn có ý nghĩa to lớn trong công tác thông tin đối ngoại Thông qua các hãng thông tấn này, nhiều thông tin về đất nước, con người Việt Nam, đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước ta được nhân rộng ra ở các nước, đến được với đông đảo nhân dân thế giới, từng bước làm cho cộng đồng thế giới hiểu rõ về đất nước ta Hệ thống các phân xã TTXVN thường trú tại nước ngoài cũng đóng góp không nhỏ cho công tác thông tin đối ngoại thông qua các cuộc tiếp xúc, gặp gỡ, trao đổi với các đối tượng nước ngoài, đặc biệt là với các chính khách, các nhà doanh nghiệp và các đồng nghiệp làm báo