DuPontvà sách lượcchiếmlĩnhthị
trường quảngcáo thế giới
Ngành công nghiệp quảngcáo luôn đem lại cho các doanh nghiệp những khoản
lợi nhuận béo bở. Nếu thành công trên thịtrường này thì hàng năm mỗi doanh nghiệp
quảng cáo có thể bỏ túi hàng tỷ USD. Hơn nữa, thị trườngquảngcáo thế giới vẫn còn
rất rộng lớn và nhiều tiềm năng.
Du Pont là công ty quảngcáo lớn nhất của Pháp trong hàng chục năm qua. Cho
đến nay, công ty này gần như chỉ thực hiện kinh doanh tại châu Âu. Sau khi tham gia
niêm yết trên thịtrường chứng khoán, DuPont bắt đầu thay đổi chính sách kinh doanh
với dự định thực hiện kinh doanh quảngcáo trên toàn cầu.
Người Pháp thường rất hay tin vào ma lực của những con số. Đến năm 2003,
Du Pont đã tồn tại được đúng 50 năm và ông chủ của Du Pont, Thiery Mane, cũng
nắm cương vị đứng đầu công ty vừa đúng 10 năm. Người ta cho rằng nhân dịp kỷ
niệm hai sự kiện lớn lao của công ty này thì việc tham gia niêm yết vào thịtrường
chứng khoán của DuPont là rất đúng lúc, hợp thời. Và bắt đầu từ đây, DuPont sẽ mở
rộng quy mô kinh doanh trong lĩnh vực quảngcáo trên toàn cầu với niềm tin chắc chắn
sẽ chinh phục được phần còn lại của thếgiới như họ đã chinh phục thị trườngquảng
cáo Pháp.
Du Pont thực sự là công ty quảngcáo lớn nhất của Pháp, đứng thứ tư trên thế
giới về quảng cáo. Nhưng ba tập đoàn đứng trên DuPont thực ra là những tập đoàn
được sáp nhập và kinh doanh đa năng. Còn DuPont chỉ kinh doanh riêng trong lĩnh
vực quảngcáo mà thôi. Và vì vậy DuPont có thể coi là công ty độc lập lớn nhất thế
giới chuyên thực hiện kinh doanh về quảng cáo. DuPont có trên 11.000 nhân viên,
trên 3.000 khách hàng lớn, trong đó toàn bộ các tổ hợp công nghiệp, công ty hàng đầu
của Pháp từ Oracle, Air France, Năm 2002, DuPont đạt doanh số 5,1 tỉ USD và
402 triệu USD lãi ròng.
Không chỉ làm ăn phát đạt trong thời kỳ kinh tế tăng trưởngcao mà ngay cả
thời gian gần đây, khi kinh tế thếgiới nói chung và kinh tế Pháp nói riêng có dấu hiệu
trì trệ, DuPont vẫn đạt được hiệu quả kinh doanh cao. Sau khi nền kinh tế Pháp có dấu
hiệu suy thoái trong vòng 11 năm, chỉ số chứng khoán cứ tụt giảm dần thì nhiều người
đã tỏ ra nghi ngờ về kế hoạch tham gia thịtrường chứng khoán của Du Pont. Thậm chí
có người khuyên hãy nên đợi kinh tế tăng trưởng trở lại rồi hãy thực thị kế hoạch. Thế
nhưng Thiery và ban lãnh đạo của DuPont lại rất tin vào sự may mắn của 2 con số 50
và 10 như đã nói ở trên.
Và thực tế đã xảy ra vượt quá mong đợi của chính Du Pont. Ngay sau khi được
niêm yết tạithịtrường chứng khoán, DuPont đã bán được 135.000 cổ phiếu của mình
và thu về 500 triệu USD. Điều làm DuPont đặc biệt vui mừng là kết quả trên lại đạt
được đúng vào thời kỳ u ám buồn tẻ nhất của thịtrường chứng khoán.
Nguyên nhân dẫn đến thành công của DuPont chính là một chiến lược kinh
doanh nhìn xa trông rộng đã được xây dựng và lên kế hoạch từ nhiều năm trước đấy.
Trong kế hoạch này, DuPont đã có dự kiến xây dựng một toà nhà 48 tầng làm trụ sở
công ty mới và nguồn vốn để xây dựng đã được dự kiến huy động thông qua thị
trườngchứng khoán khi phát hành cổ phiếu. Bên cạnh đó, từ nhiều năm nay, DuPont
vẫn theo đuổi một mục tiêu kinh doanh trên phạm vi toàn cầu và làm tất cả để chuẩn bị
và đạt mục tiêu đó. Ông Narita, người đứng đầu DuPont vốn dĩ khiêm tốn và ít nói
cũng phải tuyên bố thẳng rằng: "Nếu chúng ta mong muốn giữ khả năng cạnh tranh
trên phạm vi toàn cầu thì chúng ta cần phải có vốn từ thịtrường chứng khoán".
Đặc biệt DuPont có trong tay hợp đồng quảngcáo dài hạn cho tất cả các tập
đoàn lớn nhất, nổi tiếng nhất đang kinh doanh tại Pháp và một số nước châu Âu. Đó
không chỉ là các công ty, tập đoàn trong nước mà là cả nước ngoài như quảngcáo cho
Coca-Cola, Daimler Chrysler. Tuy nhiên cho đến nay, hơn 80% doanh thu của Du
Pont vẫn là từ thịtrường trong nước, chỉ gần 20% từ thị trường châu Âu, Mỹ và các
khu vực khác. Điều này sẽ được thay đổi đáng kể trong những năm tới, cho dùDu
Pont không có những đối tác để liên minh sáp nhập như Interpublic (tập đoàn đứng
đầu thếgiới về quảngcáo sau khi sáp nhập liên minh với nhiều công ty), WPP (tập
đoàn thứ hai thế giới). DuPont chỉ có một số đối tác liên doanh như Young &
Rubicam, Bcom3, Leo Burnett, D'arcy, đều là những công ty quảngcáo nhỏ. Không
phải là DuPont không muốn tìm những đối tác liên doanh toàn cầu lớn hơn mà là có
tìm nhưng không thành công. Chẳng hạn DuPont đã mất trắng 50 triệu USD khi liên
doanh với công ty Mỹ March-First về quảngcáo Internet nhưng sau đó côngty này đã
bị phá sản.
Với hàng tỉ USD huy động được từ thịtrường chứng khoán, DuPont đã thực sự
có điều kiện và khả năng tàichính để xây dựng và phát triển một mạng lưới kinh doanh
quảng cáo toàn cầu cạnh tranh với ba "đại gia" khác trên thếgiới là Interpublic,WPP,
Omnicom. Đặc biệt DuPont chú trọng kinh doanh trên thịtrường khu vực châu Á là
thị trường có tiềm năng lớn và sẽ phát triển trong những năm tới. Và ngay từ bây giờ,
nhiều hợp đồng quảngcáo trong các sự kiện lớn như giải bóng đá Euro năm 2004 tổ
chức tại Bồ Đào Nha đã nằm trong tay Du Pont.
. Du Pont và sách lược chiếm lĩnh thị
trường quảng cáo thế giới
Ngành công nghiệp quảng cáo luôn đem lại cho các doanh. của thế giới như họ đã chinh phục thị trường quảng
cáo Pháp.
Du Pont thực sự là công ty quảng cáo lớn nhất của Pháp, đứng thứ tư trên thế
giới về quảng