Kiếmtiềnvàquảntiền Xưa nay, kiếmtiền đã khó nhưng xem ra tiêu tiền, quản lý tiền trong gia đình còn khó gấp vạn lần. Xem ra, tiêu tiền cũng là cả một bài toán về quản lý… Anh bạn ở thị xã Hà Đông một hôm gọi điện thoại rối rít, về Vạn Phúc chơi đi, có một cuộc hội họp rất thú vị, bao gồm nhiều nhà thơ, nhà báo của Hà Nội và một số tỉnh. Tôi nhận lời, tưởng đâu một Hội thảo khoa học về nghề dệt mà tôi rất muốn quan tâm. Lại nữa, nghe nói ở Vạn Phúc giờ đã có những cửa hiệu sang trọng chả khác Hàng Bông, Hàng Gai, phục vụ khách du lịch trong và ngoài nước đến thăm quan, mua hàng. Nhưng rốt cuộc, buổi họp mặt rôm rả kia lại không diễn ra tại nhà một đại gia dệt lụa nào đó, cũng không phải hội thảo hội thiếc gì về nghề dệt. Đơn giản, đó chỉ là một cuộc nhậu chơi tại nhà một đại gia buôn bò! Nghe đến đó tôi chợt mất hứng, tính ra mua mảnh lụa rồi về, nhưng anh bạn chèo kéo: Thú lắm đó. Ông Đặng Chiến không phải loại “xoàng” đâu. Buôn bò từ Campuchia, Lào qua Hà Nội rồi đem bán tận Sài Gòn, phất từ lâu rồi, đến nay có cỡ bạc tỷ. Ông còn làm thơ, “nghệ” lắm, là Mạnh Thường Quân của nhiều hội văn nghệ . Cha chả, đến thế kia à? Nhưng khi chúng tôi tìm đến nhà ông, cổng đóng im ỉm, chả có vẻ gì của sự tấp nập ăn uống. Một cô bé tóc nâu là thẳng nếp, mắt xanh, môi tím ra mở cửa . Theo chân cô, con becgiê cao ngồng như một chú bê, dí mõm lên sát vai tôi, gầm gừ. Đi qua một cái chuồng lợn bốc mùi khai nồng nặc, tôi bước vào một cái sân khá rộng, nghe nói trước là chỗ cột bò. Ở đó túm tụm mấy cô cậu “sành điệu” như cô gái con ông chủ, đang bình phẩm về xe máy, quần áo, phấn son… Tôi lướt qua một lượt, các gian phòng cao ráo của ba dãy nhà cao bọc quanh sân trống tênh và có phần nhếch nhác. Cậu con trai thò đầu qua cánh cửa mở hé, hỏi chúng tôi là ai, ở báo X, hay báo Y, có phải là rủ bố cháu đi nhậu không? Nếu vậy thì cô chú muộn rồi. Kế hoạch của “ông bố” thay đổi như chong chóng. Mới tối qua gọi điện túa xua, cháu nghe ông ấy hẹn “bọn nghệ sĩ” đến đây, nhưng sáng nay ông ấy lại bấm máy, bảo họ là lên Hòa Bình, còn kết hợp quay phim gì đó. “Thế các em không cùng ai đi à?”. “Ai với “bố ấy” làm gì, toàn mò về những xứ khỉ ho cò gáy, đốt tiền như rác còn bọn cháu Hà Nội là nhất, uống cafe, đi dancing, đi sắm đồ… có tiền phải sài cho đúng chỗ chứ!” 2. Làng La Khê, xã Văn Khê, thị xã Hà Đông có nhiều “đại gia” đi lên bằng nghề trồng hoa, làm cây giống và cây ăn quả, trong đó có tỷ phú Nguyễn Trần Cảnh, 70 tuổi. Ông làm cây giống đã từ lâu lắm. Anh Cường con ông nối nghiệp ông đến nay có dễ đã hơn 20 năm. Cha con ông có khoảng l.300m 2 đất vườn và 8 sào ruộng dùng vào việc ươm cây giống. Cuộc sống gia đình khá giả, đầy đủ tiện nghi nào tivi, tủ lạnh, máy giặt, bếp ga, bồn tắm . không khác gì ngoài thành phố, nhưng cứ nhìn từ ngoài vào mà xem, họ không có vẻ gì là “giàu có" cả. Nhưng khi tiếp chuyện chúng tôi, anh Cường tỏ ra là một người hiểu biết, một nhà vườn có kiến thức, biết cách làm ăn và tổ chức cuộc sống gia đình. Còn cha anh, một cụ già nho nhã, tóc trắng như cước giống như một ông tiên trong câu chuyện cổ, nói: “Mình đi lên từ hai bàn tay trắng, nên sử dụng đồng tiền vào việc gì cũng phải suy tính rất cẩn thận, vì đó chính là mồ hôi nước mắt của mình của con cháu mình”. Bởi vậy, khác hẳn với những ngôi nhà cao tầng ở nông thôn, gia đình ông Cảnh sống trong ngôi nhà ngói giản dị nhưng đầy đủ những tiện nghi sinh hoạt cần thiết. Ở đó, cuộc sống của gia đình ông diễn ra bình lặng, không có tiếng loa đài ầm ĩ và những âm thanh xô bô thường thấy ở những gia chủ mới phất. Bù lại, ông Cảnh có 9 đứa cháu thì 6 đứa đã đỗ Đại học, 3 đứa còn nhỏ cũng học giỏi và rất ngoan ngoãn. Ông còn có một danh sách các việc làm từ thiện, nào là tặng trẻ em tật nguyền, tặng nước bạn Cuba, tặng đồng bào bão lụt . mà bất cứ người dân La Khê nào cũng nhớ vanh vách. Nếu có 1 hecta đất, ông có thể làm ra 100 triệu đồng trong khoảng thời gian ngắn, nhưng tiêu số tiền đó như thế nào, thì lại phải giải thêm một bài toán. 3. Bài toán của cha con ông Cảnh cũng là bài toán mà nhiều người gia đình nông thôn đã và đang suy nghi nhất là trong thời điểm kinh tế VAC phát triển. Đành rằng khi việc làm ăn đã thuộc về từng hộ gia đình, thì làm như thế nào, tiêu như thế nào là ở gia chủ. Nhưng thực tế cho thấy, việc sử dụng đồng tiền còn ít nhiều chưa hạp lý. Nghèo thì chẳng có mà tiêu, cuộc sống xo rụi, thiếu thốn trăm bề. Rồi khi có chút lưng vốn họ phải xây bằng được một ngôi nhà to, người xây sau phải to đẹp hơn người xây trước nhất làng càng hay. Trong nhà cũng phải đầy đủ sập gụ, tủ chè, hay tủ tường, salon đệm mút đắt tiền. Nhưng để làm một cái nhà vệ sinh cho đàng hoàng, thì nhiều nhà còn chưa nghĩ đến. Thậm chí, ở nhiều vùng quê, chỗ tắm của đàn bà con gái rất bị coi thường, họ chỉ tắm ao hoặc quây “nhà tắm" bằng những chiếc tầu lá chuối rách tươm. Đời sống văn hoá cũng theo cái đà đó Tivi thì hẳn rồi, nhưng báo chí, truyện, đồ chơi cho trẻ em vẫn còn là quá xa xỉ. Bất lắm trẻ em ở những gia đình khá giả có thể đọc Đôrêmon, Bảy viên ngọc rồng . là những thứ sách thải ở thành phố được đem về quê cho thuê. Gần đây, anh Thịnh - người làm nghề mổ lợn thường chở thịt từ Yên Lạc, Vĩnh Phúc về chợ Nghĩa Tân - đưa tôi thiệp mời tân gia nom lòe loẹt lạ thường. Hôm đó tôi bận việc không đến được, nhưng nghe kể anh chị xây cái nhà 2 tầng to nhất thị trấn trên diện tích l00m 2 . Ngày khánh thành anh chị làm 300 mâm cỗ khách khứa đến ăn uống ròng 3 ngày. Chẳng biết anh chị giàu đến đâu nhưng chỉ sau khi về nhà mới có 2 tháng, mua một cái xe tải để cho thuê có 70 triệu cũng phải vay ngân hàng phân nửa. Nhà không ở hết, mà vốn liếng tích luỹ không còn . Thì ra không phải cứ có tiền là biết cách tiêu, có lẽ cần phải học mới “quản” được đồng tiền do mình làm ra. Theo Nhà quản lý . Kiếm tiền và quản tiền Xưa nay, kiếm tiền đã khó nhưng xem ra tiêu tiền, quản lý tiền trong gia đình còn khó gấp vạn lần. Xem ra, tiêu tiền cũng. còn . Thì ra không phải cứ có tiền là biết cách tiêu, có lẽ cần phải học mới quản được đồng tiền do mình làm ra. Theo Nhà quản lý