Đổi mớicôngnghệsản xuất, trởngạiđối
với nhiềudoanhnghiệp
Công nghệ lạc hậu sẽ dẫn đến: năng suất lao động thấp, tiêu hao nguyên
vật liệu và năng lượng cao, gây ô nhiễm môi trường và cuối cùng là sản xuất ra
sản phẩm không thoả mãn nhu cầu của thị trường về giá cả và chất lượng.
Nhiều doanhnghiệp hoạt động lâu năm luôn ở trong tình trạng côngnghệ lạc
hậu, cần đổi mới.
Tuy nhiên việc đổi mớicôngnghệsản xuất sẽ gặp rất nhiều khó khăn cần khắc
phục.
Một kết quả nghiên cứu của dự án ISHIKAWA đã trả lời câu hỏi: Tại sao việc
đổi mớicôngnghệ ở các doanhnghiệpcôngnghiệp chậm được thực hiện?
Nhóm nghiên cứu tiến hành điều tra, phỏng vấn nhiềudoanhnghiệp và một số
cơ quan liên quan, đã tổng hợp rút ra sáu khó khăn mà các doanhnghiệp đang gặp phải
trong việc đổimớicông nghệ.
- Một là, nhiều nhà quản lý chưa thực sự có quyết tâm trong việc đổimớicông
nghệ. Các nhà quản lý này thường bảo thủ và sợ những quyết định mạo hiểm. Mặt
khác, hệ thống khuyến khích chưa đủ mạnh để gắn yêu cầu, quyền lợi với trách nhiệm
trong việc quản lý và đổimớicông nghệ.
- Hai là, không đủ khả năng tiếp thị. Nhiềudoanhnghiệp rất coi trọng hoạt
động nghiên cứu và phát triển sản phẩm nhằm thoả mãn nhu cầu của khách hàng,
nhưng lại gặp nhiều khó khăn trong tiếp thị, từ khâu nghiên cứu thị trường, phát triển
sản phẩm, giá cả, kênh tiêu thụ và xúc tiến thương mại. Do đó, thường không đưa ra
được một kế hoạch đầu tư đổimớicôngnghệ có tính chiến lược.
- Ba là, thiếu nguồn nhân lực giỏi về công nghệ. Một số lớn các doanhnghiệp
công nghiệp đang rất cần các cán bộ kỹ thuật giỏi và công nhân lành nghề, trong khi
chính họ lại dư thừa lao động. Khả năng kỹ thuật yếu kém trong các doanhnghiệp
chính là nguyên nhân của sự trì trệ trong đổimớicông nghệ. Nhiều giám đốc phụ trách
kỹ thuật trong doanhnghiệp cũng chưa đáp ứng yêu cầu của tiến bộ côngnghệ hiện
đại, cần được thường xuyên nâng cao trình độ.
- Bốn là, thiếu thông tin về công nghệ. Nhiềudoanhnghiệp do thiếu thông tin
về côngnghệ đã hạn chế những quyết định về đổimớicông nghệ. Không ít doanh
nghiệp đã nhập về những thiết bị lỗi thời hay không phù hợp và đã không sử dụng
được hay sử dụng không có hiệu quả.
- Năm là, khó khăn trong việc huy động nguồn tài chính. Đây có thể coi là
nguyên nhân trực tiếp của tình trạng đổimớicôngnghệ chậm chạp. Điều tra cho thấy
72,78% các doanhnghiệp được hỏi hiện thiếu vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh.
- Sáu là, quá trình ra quyết định quá dài. Phần lớn khi gặp khó khăn về tài chính
ban giám đốc thường dựa vào cấp trên và ngân hàng, chỉ có một số ít các doanhnghiệp
có sự hỗ trợ từ các tổ chức tư vấn khác. Do đó để ra được một quyết định phải mất khá
nhiều thời gian, nhiều khi làm mất cơ hội kinh doanh.
Chính phủ mỗi quốc gia cần tạo được một môi trường, chính sách khuyến khích
và thúc đẩy các doanhnghiệp đổi mớicông nghệ. Vấn đề có tính cốt lõi là các doanh
nghiệp phải có được tính tự chủ cao. Các doanhnghiệp có thể chủ động thực hiện việc
cải tiến, đổimớicôngnghệ của họ khi có động cơ thúc đẩy, gắn liền quyền lợi với
trách nhiệm của họ.
. Đổi mới công nghệ sản xuất, trở ngại đối
với nhiều doanh nghiệp
Công nghệ lạc hậu sẽ dẫn đến: năng suất lao động thấp, tiêu hao nguyên
vật liệu. thông tin về công nghệ. Nhiều doanh nghiệp do thiếu thông tin
về công nghệ đã hạn chế những quyết định về đổi mới công nghệ. Không ít doanh
nghiệp đã nhập