Vốn là một nền kinh tế thuần nông, lạc hậu sau chiến tranh, trình độ phát triển thấp và đại đa số người dân sống rải rác ở những vùng nông thôn. Với sự chuyển mình vượt bậc trong thời gian ngắn nước ta nay đã trở thành một trong những nước có nền kinh tế tăng trưởng cao của thế giới. Nhưng để tiếp tục vươn xa hơn thế đòi hỏi chúng ta phải biến chuyển phát triển không ngừng, nền kinh tế thế giới ngày nay dần chuyển sang giai đoạn hội nhập và toàn cầu hóa. Chính vì thế sự cạnh tranh đã trở nên căng thẳng hơn bao giờ hết, ngày càng đòi hỏi sự vận động sáng tạo nhiều hơn nữa thay vì cố gắng bắt kịp và thích nghi. Một trong những yếu tố mang tính quyết định đó là công tác tổ chức, nếu thiếu đi tính tổ chức thì doanh nghiệp sẽ không thể tồn tại được. Do đó hàng ngày ở khắp mọi nơi, các nhà quản trị, những người có nhiệm vụ vạch ra hướng đi để dẫn dắt nền kinh tế, luôn vắt óc suy nghĩ sáng tạo để tiềm tòi những phương án mới để họ luôn có được sự cạnh tranh và phát triển để bắt kịp sự thay đổi đó. Không những vậy, nền kinh tế hiện nay đã có sự cạnh tranh gay gắt nên sẽ ảnh hưởng ít nhiều tới những doanh nghiệp lớn nhỏ. Vì thế để tiếp tục tồn tại và phát triển thì những người lãnh đạo phải có đủ sự thông minh, sự tư duy sáng tạo và năng động. Muốn vậy, công tác xây dựng một cơ cấu tổ chức bộ máy doanh nghiệp phải được hết sức chú trọng và làm rõ. Không những thế, trong cơ cấu kinh tế luôn có những mảng kinh tế khác nhau, điều này khiến công tác tổ chức cơ cấu quản lý, cơ cấu điều hành cũng phải khác đi để phù hợp với tính chất của mảng kinh tế đó. Vấn đề này không chỉ đặt ra riêng cho một cá nhân hay doanh nghiệp, mà còn là vấn đề chung của xã hội hiện nay. Để quản lý hiệu quả và nâng cao năng suất của một tổ chức kinh doanh hay doanh nghiệp thì chúng ta phải nhìn vào cách tổ chức được phân công giữa các phân hệ và cá nhân. Tìm hiểu và xác định cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp sẽ giúp ta xác định rõ mối quan hệ giữa những hoạt động cụ thể, những nhiệm vụ, trách nhiệm và quyền hạn gắn liền với tùng cá nhân, bộ phận của tổ chức đó. Vì thế để tìm hiểu kĩ hơn, nhóm chúng em sẽ đi sâu vào “công tác tổ chức kinh doanh” với mong muốn hiểu rõ hơn về vai trò của chức năng tổ chức cũng như tìm ra các cơ cấu tổ chức khác nhau nhằm giúp nhận thức được sự đa dạng của công tác tổ chức. 2. Mục tiêu nghiên cứu: Có nhiều yếu tố để quyết định sự thành công của công tác tổ chức và để thành công cần đến sự linh động trong cách tổ chức của doanh nghiệp. Đã có nhiều doanh nghiệp phải giải thể vì công tác tổ chức thiếu đi tính đồng bộ. Và qua phân tích thực trạng, nhóm em sẽ xem xét các cách quản trị và cơ cấu tổ chức để hiểu rõ hơn và đồng thời phân biệt được ưu điểm và nhược điểm của mỗi cách. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu của bài tiểu luận này sẽ xoay quanh về nghiên cứu công tác tổ chức một cách khoa học, thống nhất cho doanh nghiệp. Phạm vi nghiên cứu + Không gian nghiên cứu: Nội dung tiểu luận được thực hiện, tham khảo trong nước. + Thời gian thực hiện nghiên cứu: Nhóm em sẽ thực hiện nghiên cứu trong khoảng thời gian từ ngày 6 tháng 8 năm 2021 cho đến ngày 19 tháng 8 năm 2021. 4. Phương pháp nghiên cứu: Để thu thập dữ liệu một cách hiệu quả và để có được sự hiểu biết tốt hơn về cách thức tổ chức, nhóm chúng em sẽ tập trung vào phương pháp nghiên cứu lý thuyết và phương pháp nghiên cứu thực tiễn. - Phương pháp nghiên cứu lý thuyết là phương pháp suy luận, tư duy logic có được sau khi tham khảo hay dựa trên các tài liệu, văn bản được lấy từ nhiều nguồn khác nhau. Phương pháp này giúp chia ra thành nhiều mảng kiến thức nhỏ, cho phép chúng em hiểu được đặc thù, cấu trúc bên trong của lý thuyết. Từ đó mà hiểu rõ hơn khái niệm về công tác tổ chức. Phương pháp nghiên cứu lý thuyết được chia làm 2 phương pháp cụ thể: -Phân tích và tổng hợp lý thuyết tập trung vào nghiên cứu các tài liệu hay các lý luận khác nhau để phân tích, chia đối tượng ra thành nhiều phần nhỏ để tìm hiểu rõ hơn. Tổng hợp là dựa vào thông tin có được từ tài liệu mà xây dựng, liên kết các thông tin đã được phân tích với nhau thành một hệ thống lý thuyết mới mang tính đầy đủ hơn. -Phương pháp giả thuyết giúp tìm ra và nhận định sơ bộ, đưa ra giả thuyết về bản chất của chủ đề. Trong trường hợp này chúng em sẽ đưa ra 4 ví dụ cụ thể để phân tích và tìm ra xu hướng giải quyết. - Phương pháp nghiên cứu thực tiễn là các phương pháp mang tính thực tiễn được sử dụng lên đối tượng để làm rõ quy luật và bản chất. -Phương pháp quan sát khoa học là phương pháp tri giác đối tượng, thường được thực hiện, tiến hành theo một cách có hệ thống. Phương pháp này sẽ giúp thu thập được thông tin ban đầu, từ đó chúng em sẽ xây dựng và kiểm tra lý thuyết. -Phân tích và tổng kết kinh nghiệm giúp hiểu rõ hơn khi xem xét nghiên cứu lại những thành quả của công tác tổ chức trong quá khứ. Phương pháp này giúp rút ra được kinh nghiệm và từ đó tìm ra giải pháp tối ưu nhất. 5. Ý nghĩa đề tài: Đối với môn học: Chủ đề này sẽ giúp hiểu rõ hơn về Công tác tổ chức, giúp những nhà quản trị tương lai có cái nhìn tổng quát hơn về chiến lược tổ chức cũng như nhận biết những điểm lợi và hại trong tổ chức. Thực tiễn trong kinh doanh: Đề tài này sẽ giúp hiểu rõ cơ cấu tổ chức hơn, xác định được mối tương quan giữa các hoạt động cụ thể, những trách nhiệm, quyền hạn và nhiệm vụ gắn liền với cá nhân, bộ phận và phân hệ của tổ chức. Nhằm cải thiện và nâng cao Công tác tổ chức, có như vậy thì các bộ phận sẽ có sự tương quan với nhau nhiêù hơn và từ đó các bộ phận này sẽ ảnh hưởng tới các bộ phận khác. Do vậy các bộ phận sẽ phối hợp nhau nhịp nhàng để có được kết quả cao nhất.
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG HỒ CHÍ MINH
KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH
TIỂU LUẬN MÔN: QUẢN TRỊ HỌC TÊN CHỦ ĐỀ : CÔNG TÁC TỔ CHỨC TRONG KINH DOANH
VÀ LIÊN HỆ THỰC TIỄN VỚI TÌNH HUỐNG NGHIÊN CỨU
Giảng viên hướng dẫn : PGS.TS Nguyễn Minh Tuấn
Nhóm thực hiện : Nhóm 4
Lớp, hệ đào tạo : MAG301_203_D02, Hệ Chính quy
TP Hồ Chí Minh, ngày 11 tháng 8 năm 2021
Trang 2MỤC LỤC GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI
1 Lý do chọn đề tài
2 Mục tiêu nghiên cứu
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4 Phương pháp nghiên cứu
5 Ý nghĩa đề tài
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN
CHƯƠNG 2: TÌNH HUỐNG NGHIÊN CỨU CHƯƠNG 3: BÀI HỌC KINH NGHIỆM KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
Trang 3GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI
1 Lý do chọn đề tài:
Vốn là một nền kinh tế thuần nông, lạc hậu sau chiến tranh, trình độ phát triển thấp và đại đa số người dân sống rải rác ở những vùng nông thôn Với sự chuyển mình vượt bậc trong thời gian ngắn nước ta nay đã trở thành một trong những nước có nền kinh tế tăng trưởng cao của thế giới Nhưng để tiếp tục vươn xahơn thế đòi hỏi chúng ta phải biến chuyển phát triển không ngừng, nền kinh tế thế giới ngày nay dần chuyển sang giai đoạn hội nhập và toàn cầu hóa Chính vì thế sự cạnh tranh đã trở nên căng thẳng hơn bao giờ hết, ngày càng đòi hỏi sự vận động sáng tạo nhiều hơn nữa thay vì cố gắng bắt kịp và thích nghi
Một trong những yếu tố mang tính quyết định đó là công tác tổ chức, nếu thiếu đi tính tổ chức thì doanh nghiệp sẽ không thể tồn tại được Do đó hàng ngày
ở khắp mọi nơi, các nhà quản trị, những người có nhiệm vụ vạch ra hướng đi để dẫn dắt nền kinh tế, luôn vắt óc suy nghĩ sáng tạo để tiềm tòi những phương án mới để họ luôn có được sự cạnh tranh và phát triển để bắt kịp sự thay đổi đó
Không những vậy, nền kinh tế hiện nay đã có sự cạnh tranh gay gắt nên sẽ ảnh hưởng ít nhiều tới những doanh nghiệp lớn nhỏ Vì thế để tiếp tục tồn tại và phát triển thì những người lãnh đạo phải có đủ sự thông minh, sự tư duy sáng tạo và năng động Muốn vậy, công tác xây dựng một cơ cấu tổ chức bộ máy doanh nghiệpphải được hết sức chú trọng và làm rõ Không những thế, trong cơ cấu kinh tế luôn
có những mảng kinh tế khác nhau, điều này khiến công tác tổ chức cơ cấu quản lý,
cơ cấu điều hành cũng phải khác đi để phù hợp với tính chất của mảng kinh tế đó Vấn đề này không chỉ đặt ra riêng cho một cá nhân hay doanh nghiệp, mà còn là vấn đề chung của xã hội hiện nay
Trang 4Để quản lý hiệu quả và nâng cao năng suất của một tổ chức kinh doanh hay doanh nghiệp thì chúng ta phải nhìn vào cách tổ chức được phân công giữa các phân hệ và cá nhân Tìm hiểu và xác định cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp sẽ giúp
ta xác định rõ mối quan hệ giữa những hoạt động cụ thể, những nhiệm vụ, trách nhiệm và quyền hạn gắn liền với tùng cá nhân, bộ phận của tổ chức đó Vì thế để
tìm hiểu kĩ hơn, nhóm chúng em sẽ đi sâu vào “công tác tổ chức kinh doanh” với
mong muốn hiểu rõ hơn về vai trò của chức năng tổ chức cũng như tìm ra các cơ cấu tổ chức khác nhau nhằm giúp nhận thức được sự đa dạng của công tác tổ chức
2 Mục tiêu nghiên cứu:
Có nhiều yếu tố để quyết định sự thành công của công tác tổ chức và để thành công cần đến sự linh động trong cách tổ chức của doanh nghiệp Đã có nhiềudoanh nghiệp phải giải thể vì công tác tổ chức thiếu đi tính đồng bộ Và qua phân tích thực trạng, nhóm em sẽ xem xét các cách quản trị và cơ cấu tổ chức để hiểu rõ hơn và đồng thời phân biệt được ưu điểm và nhược điểm của mỗi cách
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu của bài tiểu luận này sẽ xoay quanh về nghiên cứu
công tác tổ chức một cách khoa học, thống nhất cho doanh nghiệp
Trang 5Để thu thập dữ liệu một cách hiệu quả và để có được sự hiểu biết tốt hơn về cách thức tổ chức, nhóm chúng em sẽ tập trung vào phương pháp nghiên cứu lý thuyết và phương pháp nghiên cứu thực tiễn.
- Phương pháp nghiên cứu lý thuyết là phương pháp suy luận, tư duy logic
có được sau khi tham khảo hay dựa trên các tài liệu, văn bản được lấy từ nhiều nguồn khác nhau Phương pháp này giúp chia ra thành nhiều mảng kiếnthức nhỏ, cho phép chúng em hiểu được đặc thù, cấu trúc bên trong của lý thuyết Từ đó mà hiểu rõ hơn khái niệm về công tác tổ chức Phương pháp nghiên cứu lý thuyết được chia làm 2 phương pháp cụ thể:
- Phân tích và tổng hợp lý thuyết tập trung vào nghiên cứu các tài liệu hay
các lý luận khác nhau để phân tích, chia đối tượng ra thành nhiều phần nhỏ đểtìm hiểu rõ hơn Tổng hợp là dựa vào thông tin có được từ tài liệu mà xây dựng, liên kết các thông tin đã được phân tích với nhau thành một hệ thống lý thuyết mới mang tính đầy đủ hơn
- Phương pháp giả thuyết giúp tìm ra và nhận định sơ bộ, đưa ra giả thuyết về
bản chất của chủ đề Trong trường hợp này chúng em sẽ đưa ra 4 ví dụ cụ thể
để phân tích và tìm ra xu hướng giải quyết
- Phương pháp nghiên cứu thực tiễn là các phương pháp mang tính thực tiễn
được sử dụng lên đối tượng để làm rõ quy luật và bản chất
- Phương pháp quan sát khoa học là phương pháp tri giác đối tượng, thường
được thực hiện, tiến hành theo một cách có hệ thống Phương pháp này sẽ giúp thu thập được thông tin ban đầu, từ đó chúng em sẽ xây dựng và kiểm tra
lý thuyết
- Phân tích và tổng kết kinh nghiệm giúp hiểu rõ hơn khi xem xét nghiên cứu
lại những thành quả của công tác tổ chức trong quá khứ Phương pháp này giúp rút ra được kinh nghiệm và từ đó tìm ra giải pháp tối ưu nhất
5 Ý nghĩa đề tài:
Trang 6Đối với môn học:
Chủ đề này sẽ giúp hiểu rõ hơn về Công tác tổ chức, giúp những nhà quản trịtương lai có cái nhìn tổng quát hơn về chiến lược tổ chức cũng như nhận biết những điểm lợi và hại trong tổ chức
Thực tiễn trong kinh doanh:
Đề tài này sẽ giúp hiểu rõ cơ cấu tổ chức hơn, xác định được mối tương quan giữa các hoạt động cụ thể, những trách nhiệm, quyền hạn và nhiệm vụ gắn liền với cá nhân, bộ phận và phân hệ của tổ chức Nhằm cải thiện và nâng cao Công tác tổ chức, có như vậy thì các bộ phận sẽ có sự tương quan với nhau nhiêù hơn và từ đó các bộ phận này sẽ ảnh hưởng tới các bộ phận khác Do vậy các bộ phận sẽ phối hợp nhau nhịp nhàng để có được kết quả cao nhất
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN
I Khái niệm và tầm quan trọng của công tác tổ chức trong kinh doanh 1) Khái niệm:
- Công tác tổ chức là việc phân công trách nhiệm, quyền hạn cho từng đơn vị,
cá nhân, xác lập các phòng ban bộ phận nhằm thực thi công việc, phối hợp ngang dọc trong quá trình hoạt động của tổ chức
- Chức năng tổ chức là điều kiện tiên quyết để bắt đầu mọi hoạt động, là những công việc liên quan đến vấn đề chuẩn bị bố trí sắp xếp nhân sự Tổ chức là tiến trình xác định nơi ra các quyết định, ai sẽ thực hiện công việc vànhiệm vụ nào, và ai sẽ báo cáo cho ai trong công ty
2) Tầm quan trọng của công tác tổ chức:
- Tổ chức khoa học trong việc xây dựng bộ máy sẽ bảo đảm nề nếp, kỷ cương,
tính tổ chức, tính kỷ luật, tính khoa học, tác phong công tác, sự đoàn kết nhất
Trang 7trí, phát huy được hết năng lực sở trường của mỗi cá nhân và mỗi bộ phậntrong đơn vị
- Không biết cách tổ chức các công việc một cách khoa học có thể làm hỏng
công việc, lãng phí các nguồn tài nguyên, đánh mất cơ hội, làm cho tổ chức
bị suy yếu
- Với chức năng tạo khuôn khổ cơ cấu và nhân lực cho quá trình triển khai các
kế hoạch, công tác tổ chức có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, quyết định phầnlớn sự thành bại của tổ chức Một tổ chức làm tốt chức năng này sẽ hoạtđộng có hiệu quả trong mọi tính huống phức tạp
3) Công tác tổ chức gồm những nội dung chủ yếu là:
- Xây dựng và hoàn thiện bộ máy cùng cơ cấu quản trị bao gồm việc phân chia doanh nghiệp thành các bộ phận khác nhau và xác định nhiệm vụ cho từng bộ phận
- Liên kết hoạt động của các cá nhân, bộ phận và lĩnh vực hoạt động thành một thể thống nhất hành động đạt mục tiêu quản trị đã được đề ra
- Thiết kế quá trình thực hiện công việc, làm cho cơ cấu quản lý được xây dựng có thể vận hành được trong thực tế thông qua việc xây dựng nội quy, quy chế trong hợp tác nội bộ
- Xây dựng một đội ngũ cán bộ quản trị giỏi về chuyên môn, nhiệt tình và trách nhiệm trong công tác, đoàn kết gắn bó và giúp đỡ nhau cùng hoàn thành nhiệm vụ được giao
4) Mục tiêu của công tác tổ chức trong kinh doanh
Trang 8Mục tiêu của chức năng tổ chức là tạo nên một môi trường nội bộ thuận lợicho mỗi cá nhân, mỗi bộ phận phát huy được năng lực và nhiệt tình của mình,đóng góp tốt nhất vào việc hoàn thành mục tiêu chung của tổ chức Những mụctiêu cụ thể về mặt tổ chức thường là:
- Xây dựng một bộ máy quản trị gọn nhẹ và có hiệu lực
- Xây dựng nề nếp văn hoá của tổ chức lành mạnh
- Tổ chức công việc khoa học
- Phát hiện, uốn nắn và điều chỉnh kịp thời mọi hoạt động yếu kém trong tổ chức
- Phát huy hết sức mạnh của các nguồn tài nguyên vốn trong tổ chức
- Làm cho tổ chức thích ứng với mọi hoàn cảnh thuận lợi cũng như khó khăn
ở bên trong và bên ngoài
II Tầm hạn quản trị
Tầm hạn quản trị, hay còn gọi là tầm hạn kiểm soát, là khái niệm dùng để chỉ sốlượng nhân viên cấp dưới mà một nhà quản trị có thể điều khiển một cách hiệu quảnhất, nghĩa là quản trị, giao việc, kiểm tra hướng dẫn, lãnh đạo nhân viên dưới quyền một cách thỏa đáng, có kết quả
Tầm hạn quản trị hay còn gọi là tầm hạn kiểm soát, nó nói lên khả năng quản trị(kiểm soát) tốt của một quản trị viên đối với thuộc cấp
Ví dụ: một quản trị viên kiểm soát tốt được 10 nhân viên gọi là tầm hạn quản trị10; kiểm soát tốt được 15 người gọi là tầm hạn quản trị 15, … và tầm hạn quản trị
15 rộng hơn tầm hạn quản trị 10
Trang 9III Các loại hình tổ chức kinh doanh
1 Doanh nghiệp tư nhân
- Doanh nghiệp tư nhân là một đơn vị kinh doanh do một cá nhân bỏ vốn ra thành lập làm chủ Cá nhân này vừa là chủ sở hữu, vừa là người sử dụng tài sản, đồng thời cũng là người quản lý hoạt động của doanh nghiệp Thông thường chủ doanh nghiệp là giám đốc, trực tiếp tiến hành hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Nhưng cũng có trường hợp vì những lí do cần thiết, chủ doanh nghiệp không trực tiếp điều hành hoạt động kinh doanh mà thuê người khác làm giám đốc Nhưng dù trực tiếp hay gián tiếp điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, chủ doanh nghiệp tư nhân quản lý và tự chịu trách nhiệm không có sự phân chia rủi ro với ai
- Chủ doanh nghiệp tư nhân chịu trách nhiêm vô hạn về các khoản nợ trong kinh doanh của doanh nghiệp Trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, nếu làm ăn phát đạt thu được nhiều lợi nhuận, chủ doanh nghiệp được hưởng toàn bộ số lợi đó Ngược lại, nếu gặp rủi ro hay kinh doanh bị thua lỗ, họ phải chịu trách nhiệm bằng chính tài sản của doanh nghiệp
2 Doanh nghiệp nhà nước
- Doanh nghiệp nhà nước là một tổ chức kinh tế do Nhà nước đầu tư vốn, thành lập và tổ chức quản lý, hoạt động kinh doanh hoặc hoạt động công ích nhằm thực hiện mục tiêu kinh tế xã hội do Nhà nước giao
- Các hình thức doanh nghiệp nhà nước bao gồm Công ty nhà nước, công ty
cổ phần nhà nước, công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, công ty trách nhiệm hữu hạn có 2 thành viên trở lên
Trang 103 Hợp tác xã
- Đây là một loại hình tổ chức tập thể do các cá nhân, hộ gia đình,pháp nhân
có nhu cầu góp vốn xây dựng góp sức lập ra theo Điều 1 của Luật hợp tác xãnăm 2003
- Hợp tác xã là tổ chức kinh tế tự chủ do những người lao động có nhu cầu,
lợi ích chung, tự nguyện cùng góp vốn, góp sức lập ra theo quy định của pháp luật để phát huy sức mạnh của tập thể và của từng xã viên nhằm giúp nhau thực hiện có hiệu quả hơn các hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ
và cải thiện đời sống, góp phần phát triển kinh tế xã hội
4 Công ty hợp danh
- Công ty hợp danh là doanh nghiệp không có tư cách pháp nhân, có ít nhất
hai thành viên hợp danh mà mỗi thành viên hợp danh có trình độ chuyên môn, uy tín nghề nghiệp và phải chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về các nghĩa vụ của công ty và có thể có thành viên góp vốn, thành viên góp vốn chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty trong phạm
vi số vốn đã góp vào công ty
5 Công ty trách nhiệm hữu hạn.
- Công ty trách nhiệm hữu hạn là doanh nghiệp có thể chỉ có 1 thành viên hoặc không quá 50 thành viên góp vốn thành lập công ty chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty bằng tài sản của mình
Trang 11- Công ty chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản khác của công ty bằng tài sản của mình (trách nhiệm hữu hạn) Thành viên công
ty chịu trách nhiệm về các khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản khác của công tytrong phạm vi số vốn đã cam kết góp vào công ty Đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên thì chủ sở hữu công ty chịu trách nhiệm về các khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn
đã cam kết góp vào công ty Như vậy, trong công ty trách nhiệm hữu hạn có
sự phân tách tài sản: tài sản của công ty và tài sản của thành viên Nguyên tắc phân tách được áp dụng trong mọi quan hệ tài sản, nợ nần và trách nhiệmcủa công ty
- Công ty trách nhiệm hữu hạn không được quyền phát hành cổ phiếu ra công chúng để công khai huy động vốn Việc chuyển nhượng vốn góp của thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn trước hết phải ưu tiên cho các thành viên khác của công ty Chỉ được chuyển nhượng cho người không phải là thành viên công ty nếu các thành viên còn lại của công ty không mua hoặc không mua hết Đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên thì chủ sở hữucông ty có quyền chuyển nhượng toàn bộ hoặc một phần vốn điều lệ của công ty cho tổ chức, cá nhân khác
6 Công ty cổ phần
- Công ty cổ phần là loại hình đặc trưng của công ty đối vốn, vốn của công ty được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần, ngưòi sở hữu cổ phần gọi là cổ đông, chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty cho đến hếtgiá trị cổ phần mà họ sở hữu
Trang 12- Trong suốt quá trình hoạt động của công ty cổ phần ít nhất phải có 3 thành viên tham gia công ty cổ phần Là loại công ty đặc trưng cho công ty đối vốncho nên có sự liên kết của nhiều thành viên và vì vậy việc quy định số thành viên tối thiểu phải có đã trở thành thông lệ quôcs tế trong mấy trăm năm tồn tại của công ty cổ phần Ở hầu hết các nước đều có quy định số thành viên tốithiểu của công ty cổ phần.
- Phần vốn góp (cổ phần ) của các thành viên được thể hiện dưới hình thức cổ phiếu Các cổ phiếu do công ty phát hành là một loại hàng hoá Người có cổ phiếu có thể tự do chuyển nhượng theo quy định của pháp luật Công ty cổ phần chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty bằng tài sản của công ty Các cổ đông chịu trách nhiệm về nợ và các nghĩa vụ tài sản khác của công tytrong phạm vi số vốn đã góp vào công ty Trong quá trình hoạt động công ty
cổ phần có quyền phát hành chứng khoán (như cổ phiếu, trái phiếu) ra công chúng theo quy định của pháp luật về chứng khoán để huy động vốn Điều này thể hiện khả năng huy động vốn lớn của công ty cổ phần
7 Công ty hợp danh.
- Công ty hợp danh được pháp luật ghi nhận là một hình thức của công ty đối nhân, trong đó có ít nhất 2 thành viên (đều là cá nhân và là thương nhân) cung tiến hành hoạt động thương mại (theo nghĩa rộng) dưới một hãng chung (hay hội danh) và cùng liên đới chịu trách nhiệm vô hạn về mọi khoản
nợ của công ty
- Ngoài các thành viên hợp danh, có thể có thành viên góp vốn Thành viên hợp danh phải là cá nhân, có trình độ chuyên môn và uy tín nghề nghiệp và phải chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về các nghĩa vụ của
Trang 13công ty Thành viên góp vốn chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công
ty trong phạm vi số vốn đã góp vào công ty
- Do tính an toàn pháp lý đối với công chúng cao, mặt khác các thành viên thường có quan hệ mật thiết về nhân thân, nên việc quản lý công ty hợp danhchịu rất ít sự ràng buộc của pháp luật Về cơ bản, các thành viên có quyền tựthoả thuận về việc quản lý, điều hành công ty Tuy nhiên cần lưu ý là quyền quản lý công ty hợp danh chỉ thuộc về các thành viên hợp danh, thành viên góp vốn không có quyền quản lý công ty
- Trong công ty hợp danh , Hội đồng thành viên là cơ quan quyết định cao nhất của công ty bao gồm tất cả các thành viên hợp danh Hội đồng thành viên có quyền quyết định mọi hoạt động của công ty Khi họp Hội đồng thành viên, các thành viên hợp danh có quyền ngang nhau trong biểu quyết (mỗi thành viên chỉ có một phiếu biểu quyết) mà không phụ thuộc vào giá trịphần vốn góp của họ trong công ty Đây là điểm khác biệt cơ bản giữa quyềncủa các thành viên trong uản lý của công ty hợp danh với quyền của các thành viên trong quản lý công ty đối vốn (công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty cổ phần)
- Trong quá trình hoạt động của công ty, các thành viên hợp danh phân công nhau đảm nhiệm các trức trách quản lý và kiểm soat công ty, và cử một người (trong số thành viên hợp danh ) lam Giám đốc công ty Giám đốc thựchiện nhiêm vụ điều hành công việc trong công ty, phân công, điều hoà, phối hợp công việc của các thành viên hợp danh và thực hiên các công việc khác theo uỷ quyền của các thành viên hợp danh
8 Doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài
Trang 14- Doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài là doanh nghiệp do nhà đầu tư
nước ngoài đầu tư 100% vốn tại Việt Nam
- Doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài có bản chất là công ty trách
nhiệm hữu hạn, hoạt động kinh doanh độc lập và chịu trách nhiệm hữu hạn đối với các khoản nợ từ hoạt động kinh doanh trong phạm vi tài sản của doanh nghiệp do một cá nhân nước ngoài bỏ vốn ra thành lập
IV Cơ cấu tổ chức
Cơ cấu tổ chức là hệ thống các nhiệm vụ, mối quan hệ báo cáo và quyền lựcnhằm duy trì sự hoạt động của tổ chức Cơ cấu tổ chức xác định cách thức phânchia, tập hợp và phối hợp các nhiệm vụ công việc trong tổ chức nhằm đạt đượcmục tiêu của tổ chức
Các loại cơ cấu tổ chức phổ biến trong doanh nghiệp
1) Cơ cấu tổ chức theo chức năng
- Cơ cấu theo chức năng là loại hình cơ cấu mà trong đó một doanh nghiệpđược chia thành nhiều bộ phận nhỏ hơn với nhiệm vụ hoặc vai trò cụ thể Ví
dụ, một công ty có thể có 1 phòng công nghệ thông tin, 1 phòng marketing
Ưu điểm:
Trang 15- Phát triển đội ngũ chuyên viên trong các lĩnh vực tương ứng.
- Nhân viên phụ trách công việc mà họ thành thạo nhất
- Mức độ chuyên môn hóa cao hơn dẫn đến sự cải thiện về chất lượng sản
phẩm
Nhược điểm:
- Vì đã được phân nhiệm vụ theo từng phòng, ban nên thiếu đi sự giao tiếpgiữa các bộ phận, với hầu hết các vấn đề và các cuộc tranh luận cấp quản lýđều diễn ra riêng lẻ trong từng bộ phận
- Khó thúc đẩy hoạt động chức năng chéo
- Quy trình làm việc cứng nhắc và khó thay đổi
2) Cơ cấu tổ chức ma trận
Trang 16- Cơ cấu tổ chức theo ma trận là dạng lai ghép nhằm tối ưu hóa điểm mạnh
giữa cấu trúc theo chức năng và cấu trúc theo dự án
- Cơ cấu tổ chức ma trận được vận hành dựa trên hệ thống quyền hạn và hỗ trợ
đa chiều Thông tin sẽ được luân chuyển theo cả chiều dọc (tuyến chức năng
hoạt động) và chiều ngang (tuyến sản phẩm hay cơ sở hoạt động).
- Ma trận được coi là cấu trúc khó nhất trong tất cả vì các nguồn lực bị kéo
theo nhiều hướng Cấu trúc tổ chức ma trận phức tạp và đa chiều, tuy nhiên
nó có thể giúp doanh nghiệp nâng cao năng suất và hiệu quả hơn rất nhiềunếu áp dụng thành công Điểm hấp dẫn của cấu trúc ma trận là nó có thể cungcấp cả tính linh hoạt và khả năng ra quyết định cân bằng hơn (vì có hai chuỗilệnh thay vì chỉ một) Một dự án được giám sát bởi nhiều ngành kinh doanhcũng tạo cơ hội cho các bộ phận này chia sẻ nguồn lực và giao tiếp cởi mởhơn với nhau - những điều mà họ thường không làm được
Ưu điểm:
- Nâng cao hiệu quả giao tiếp trong toàn bộ tổ chức Luồng thông tin luônxuyên suốt công ty: Luồng ngang cung cấp thông tin về hệ thống dự án giữacác đơn vị chức năng và luồng dọc cung cấp thông tin chi tiết về tính kỷ luậtgiữa các dự án và các cấp quản lý khác nhau
- Cho phép các cá nhân sử dụng các kỹ năng chuyên môn trong nhiều bốicảnh khác nhau
- Thúc đẩy sự phối hợp giữa các phòng bạn
- Rút ngắn quá trình đưa ra quyết định
- Tận dụng được nguồn lực giữa các phòng ban
Nhược điểm:
Trang 17- Có thể gây ra sự nhầm lẫn và xung đột về lợi ích và tranh giành quyền lực
- Đây là một loại hình phức tạp và có thể làm phát sinh những chi phí khônglường trước
- Các nhân viên đang làm việc dưới quyền của nhiều quản lý
- Phải mất thời gian để nhân sự có thể quen với cấu trúc vận hành này
Cơ cấu tổ chức ma trận
3) Cơ cấu tổ chức phẳng
- Cơ cấu tổ chức phẳng (hay cơ cấu tổ chức theo chiều ngang) là dạng cơ cấu
tổ chức được sử dụng nhiều trong các công ty khởi nghiệp hoặc công ty nhỏ
Cơ cấu này san bằng hệ thống phân cấp và chuỗi mệnh lệnh và mang lại cho các nhân viên quyền tự chủ
- Các công ty áp dụng hình thức tổ chức theo cấu trúc phẳng thường không có chức danh công việc Tất cả mọi người trong tổ chức đều bình đẳng với nhau
Trang 18Hình thức tổ chức công ty theo cấu trúc phẳng còn được gọi là tổ chức tự quản lý
Ưu điểm:
- Tiết kiệm chi phí: Không có nhiều cấp quản lý trong một cơ cấu tổ chức phẳng, nghĩa là công ty phải chi ít hơn về tiền lương, phúc lợi cho cấp quản lý
- Nâng cao mức độ trách nhiệm của nhân viên
- Tăng mức độ giao tiếp
- Rút ngắn thời gian phê duyệt quyết định: Có ít người hơn mà bạn phải tham
khảo trước khi đi đến các quyết định quan trọng
Nhược điểm:
- Khả năng mất kiểm soát cao: Cơ cấu tổ chức phẳng có vấn đề khi số lượng nhân viên quá lớn vì dễ mất kiểm soát tình hình Loại hình này không phù hợp với các tập đoàn lớn
- Một nhà quản lý có trách nhiệm với quá nhiều người làm việc dưới quyền của mình,
- Tạo ra sự tranh giành quyền lực giữa các cấp quản lý cho nhân viên không
có quản lý cố định để báo cáo
- Là rào cản đối với sự tăng trưởng của công ty
- Khó khăn trong việc phê duyệt bởi không có sự phân định rõ ràng về quyền
- Ít có cơ hội thăng tiến cho nhân viên, nhân viên trở nên thiếu động lực hơn