6) Cơ cấu tổ chức theo địa lý
CHƯƠNG 2: TÌNH HUỐNG NGHIÊN CỨU Tình huống về công tác tổ chức trong kinh doanh
Tình huống về công tác tổ chức trong kinh doanh
Chắc hẳn tất cả chúng ta ai cũng đã từng nghe qua về Unilever - một công ty đa quốc gia của Anh và Hà Lan và là tập đoàn có giá trị đứng thứ 7 ở Châu Âu. Đây là một doanh nghiệp hàng đầu thế giới chuyên về các sản phẩm chăm sóc cá nhân, chăm sóc gia đình và thực phẩm và đặc biệt hơn là sản phẩm của Unilever hiện tại đã có mặt trên khoảng 190 quốc gia trong đó có Việt Nam. Unilever Việt Nam được thành lập vào năm 1995 với mức đầu tư 300 triệu USD cho nhà máy sản xuất hiện đại kéo dài từ Thành phố Hồ Chí Minh đến Bắc Ninh. Ngay từ khi được đưa vào hoạt động, công ty đã luôn thể hiện nhiệt huyết , nỗ lực phấn đấu của mình
trong sản xuất kinh doanh, phát triển nhân lực, chấp hành tốt chủ trương chính sách của Nhà nước cũng như tham gia đóng góp cho các hoạt động cộng đồng một cách tích cực. Trong suốt nhiều năm qua, Unilever Việt Nam đã trở thành một trong những nhà đầu tư nước ngoài thành công nhất tại thị trường nội địa.
Các thương hiệu quen thuộc trong doanh mục hàng hóa của Unilever
Vào năm 2010, tập đoàn Unilever toàn cầu đã khởi động Kế hoạch Phát triển Bền vững (USLP) hướng đến mục tiêu tăng trưởng gấp đôi, giảm một nữa tác động đến môi trường, đồng thời tăng cường tác động tích cực đến cộng đồng xã hội. Kế hoạch Phát triển Bền vững là trọng tâm trong mô hình kinh doanh của chúng tôi, góp phần giúp công ty và các nhãn hàng phát triển một cách bền vững.
Tại Việt Nam, sự thành công trong kinh doanh cùng với cam kết mạnh mẽ vì cộng đồng và môi trường sẽ là nền tảng vững chắc để Unilever chúng tôi hiện thực hóa các cam kết của mình trong Kế hoạch Phát triển Bền vững (USLP).
Sau 6 năm triển khai Kế hoạch Phát triển Bền vững, Unilever Việt Nam đã đạt được những thành tích hết sức ấn tượng trên cả ba mục tiêu trọng tâm. Cho tới nay,
20.5 triệu người đã được hưởng lợi trực tiếp để cải thiện điều kiện vệ sinh và sức khỏe và nâng cao chất lượng cuộc sống thông qua các dự án như:
"Vì một Việt Nam khỏe mạnh hơn", "Hành trình nhà vệ sinh sạch khuẩn"..., 29.000 tấn chè đen được thu mua từ các nguồn cung bền vững, 639 triệu m3
nước sạch được tiết kiệm thông qua sản phẩm Comfort 1 lần xả, 99% lượng khí thải và 42% lượng nước sử dụng được giảm thiểu trong quá trình sản xuất sản phẩm của Unilever tại các nhà máy.
Thông qua dự án "Nâng cao chất lượng cuộc sống cho phụ nữ thông qua phát triển kinh doanh và giáo dục sức khỏe", hơn 44.600 hộ gia đình phụ nữ nghèo đã được tiếp cận với nguồn vốn vay tài chính vi mô và các kiến thức giáo dục về kinh doanh, kỹ năng mềm để có thể mở các mô hình kinh doanh nhỏ, cải thiện điều kiện kinh tế của bản thân và gia đình, qua đó nâng cao chất lượng cuộc sống.
Ngày 14/12/2020, Unilever Việt Nam nhận danh hiệu Top 10 doanh nghiệp bền vững Việt Nam năm 2020, đây là năm thứ 5 liên tiếp Unilever Việt Nam giành được danh hiệu cao quý này. Top 10 doanh nghiệp bền vững Việt Nam năm 2020 do Hội đồng Doanh nghiệp vì sự Phát triển Bền vững Việt Nam (VBCSD) đánh giá dựa trên bộ chỉ số CSI (Corporate Sustainability Index). Bộ chỉ số CSI bao gồm các tiêu chí về phát triển bền vững trong cả 3 lĩnh vực kinh tế - xã hội - môi trường.
Đây là năm thứ 5 liên tiếp Unilever Việt Nam giành được danh hiệu này, ghi nhận vai trò tiên phong và đóng góp tích cực của doanh nghiệp vào sự phát triển bền vững của cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam.
Đại diện Unilever cho biết, năm 2020 là năm Unilever Việt Nam hoàn thành Kế hoạch phát triển bền vững 10 năm (2010 - 2020) với 3 trụ cột chính, hướng đến mục tiêu tăng trưởng gấp đôi, giảm một nửa tác động đến môi trường, đồng thời
gia tăng các tác động tích cực đến cộng đồng xã hội. Kế hoạch phát triển bền vững là trọng tâm trong mô hình kinh doanh của Unilever Việt Nam, góp phần giúp công ty và các nhãn hàng phát triển một cách bền vững.
Qua đó, Unilever Việt Nam đã đạt mục tiêu cải thiện sức khoẻ và điều kiện sống cho hơn 22 triệu người dân Việt Nam; sử dụng 100% năng lượng tái tạo, giảm 43% lượng nước và không có rác thải độc hại trong hệ thống nhà máy tại Việt Nam; tích cực hỗ trợ tập huấn đào tạo cho hơn 3,7 triệu phụ nữ, tổng số phát vốn hơn 350 tỷ đồng giúp phụ nữ khởi nghiệp thông qua chương trình tài chính vi mô.
Những thành tựu mà Unilever đạt được trong suốt thời gian qua không chỉ nhờ vào sự hoạch định chiến lược đúng đắn mà phần lớn còn phụ thuộc vào công tác, cơ cấu tổ chức của công ty.
Như chúng ta đã thấy ở hình trên, cơ chế hoạt động của các bộ phận trực thuộc Unilever Việt Nam theo hướng thu thập và ghi nhận các đề xuất của các phòng ban để nghiên cứu khắc phục vấn đề hay hoạch định chiến lược phát triển. Thông qua đó, giám đốc sẽ xem qua và đưa ra quyết định cuối cùng.
Ứng với mỗi phòng ban sẽ đảm nhận những chức năng và nhiệm vụ khác nhau như sau:
+ Phòng tổ chức hành chính: đúng như cái tên, chức năng và nhiệm vụ chính của phòng ban này là về các công việc hành chính và quản lý nhân sự.
+ Phòng kế toán tài chính: Quản lý tài sản, báo cáo thu chi và thường xuyên kiểm soát mọi hoạt động kinh doanh cũng như tình hình kinh tế của công ty. + Phòng kinh doanh: Phòng ban này có chức năng đóng góp, đề xuất ý kiến về các hoạt động phân phối, thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm một cách hiệu quả nhất có thể. Ngoài ra, phòng kinh doanh còn có nhiệm vụ nghiên cứu các phương pháp để tiếp cận khách hàng cũng như đề ra các chính sách khác nhau đối với mỗi nhóm khách hàng khác nhau.
+ Nhà máy sản xuất: Nhiệm vụ và chức năng chính là thực hiện sản xuất sản phẩm, đảm bảo cả hai khía cạnh số lượng và chất lượng nhằm đảm bảo nhu cầu và sự hài lòng của khách hàng.
Ngoài các phòng ban này ra thì ở mỗi doanh nghiệp vẫn có thể còn rất nhiều các phòng ban khác nhau. Tuy nhiên, dù là chức năng và nhiệm vụ là gì thì chúng cũng đều có một mục tiêu chung đó chính là khắc phục vấn đề, giữ vững và phát triển doanh nghiệp.
Yêu cầu tình huống