Để làm rõ hơn về những vấn đề trên, em chọn giải quyết chủ đề: Chính sách tài khóa và tình hình nợ công của VN trong giai đoạn 2012–2017 NỘI DUNG I.. Cùng với chính sách tiền tệ, chính s
Trang 1BÀI TẬP HỌC KỲ
MÔN: KINH TẾ VĨ MÔ
ĐỀ
SỐ 5 :
Chính sách tài khóa và tình hình nợ công của Việt Nam trong giai đoạn 2012 – 2017
Trang 2MỤC LỤC
I Chính sách tài khóa của Việt Nam năm 2012 – 2017. 1
1 Khái quát về cơ sở lý luận của chính sách tài khóa. 1
2 Chính sách tài khóa của Việt Nam năm 2012 – 2017. 2
3 Một số giải pháp nâng cao hiệu quả của Chính sách tài khoá Việt Nam. 4
II Tình hình nợ công của VN trong giai đoạn 2012 – 2017. 5
1 Khái quát cơ sở lý luận về vấn đề nợ công. 5
2 Tình hình nợ công của VN trong giai đoạn 2012 – 2017. 6
3 Một số Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý nợ công của Việt Nam. 7
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Trang 3MỞ ĐẦU
Cuộc khủng hoảng kinh tết thế giới đã tác động đến việt Nam đặc biệt từ cuối năm 2008 và vẫn kéo dài những năm tiếp theo đó Để đối phó với tình hình đó, chính phủ đã đưa ra nhiều chính sách vĩ mô, đặc biệt là các chính sách kích cầu để giúp nước ta thoát khỏi cuộc suy thoái Tuy nhiên, bên cạnh
đó những chính sách của chính phủ cũng làm thâm hụt ngân sách và nợ công tăng lên Để làm rõ hơn về những vấn đề trên, em chọn giải quyết chủ đề:
Chính sách tài khóa và tình hình nợ công của VN trong giai đoạn 2012–2017
NỘI DUNG
I Chính sách tài khóa của Việt Nam năm 2012 – 2017.
1 Khái quát về cơ sở lý luận của chính sách tài khóa.
Cùng với chính sách tiền tệ, chính sách tài khóa là một trong những công
cụ quản lý kinh tế quan trọng của Nhà nước, nhằm điều tiết kinh tế vĩ mô, ổn định và phát triển nền kinh tế đất nước Chính sách tài khóa sử dụng chi tiêu chính phủ và các chương trình thuế để kích thích nền kinh tế quốc gia trong thời gian thất nghiệp cao và lạm phát thấp ( nền kinh tế suy thoái), hoặc để xoa dịu nền kinh tế trong thời kỳ lạm phát cao và thất nghiệp thấp
Khi nền kinh tế suy thoái: biểu hiện tình trạng sản lượng quốc gia ở mức thấp hơn mức sản lượng tiềm năng, tỷ lệ thất nghiệp tăng cao Chính phủ áp dụng chính sách tài khóa mở rộng bằng cách tăng chi ngân sách hoặc giảm thuế hoặc cả hai Kết quả là làm tổng cầu tăng lên, sản lượng tăng, tạo thêm nhiều việc làm và giảm thất nghiệp
Khi nền kinh tế có lạm phát cao: biểu hiện sản lượng quốc gia vượt quá mức sản lượng tiểm năng, đồng thời chỉ số giá cũng tăng cao tác động xấu đến nền kinh tế Chính phủ cần áp dụng chính sách tài khóa thu hẹp, cụ thể giảm chi ngân sách, tăng thuế Kết quả là làm giảm tổng cầu, sản lượng giảm, lạm phát giảm và việc làm có xu hướng giảm
Trang 42 Chính sách tài khóa của Việt Nam năm 2012 – 2017.
Giai đoạn 2012-2017, chính sách tài khóa ở Việt Nam đã được điều chỉnh theo hướng thắt chặt chi tiêu, cơ cấu lại các khoản chi, đặc biệt là chi đầu tư công
Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới đã tác động mạnh đến nền kinh tế Việt Nam, đặc biệt là vào năm 2009 Đến năm 2012, Kinh tế Việt Nam vẫn tiếp tục bị ảnh hưởng bởi sự bất ổn của kinh tế thế giới do khủng hoảng tài chính
và khủng hoảng nợ công ở châu Âu chưa được giải quyết
Năm 2012, tăng trưởng kinh tế chỉ tăng 5.03% so với năm 2011; thị trường hàng hóa bị thu hẹp, hàng tồn kho ở mức cao, sức mua trong dân giảm
Tỷ lệ nợ xấu ngân hàng ở mức đáng lo ngại Nhiều doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp nhỏ và vừa phải dừng hoạt động hoặc giải thể Trước tình hình này, Chính phủ chủ trương thực hiện chính sách tài khóa chặt chẽ và hiệu quả thông qua các nghị quyết lớn như: Nghị quyết 01/NQ-CP ngày 03/1/2012 về
2
Hình 1:Tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam giai đoạn 2012 - 2017
Trang 5những giải pháp chủ yếu chỉ đạo, điều hành thực hiện kế hoạch phát triển kinh
tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2012 và Nghị quyết số
13/NQ-CP ngày 10/5/2012 về một số giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất - kinh doanh
Với những điều chỉnh trong chính sách tài khóa 2012 đã góp phần tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, hỗ trợ thị trường Năm 2013, trong Nghị quyết 01/NQ-CP của Chính phủ nhấn mạnh tiếp tục thực hiện chính sách tài khóa chặt chẽ, triệt để tiết kiệm để tăng cường ổn định kinh tế vĩ mô, kiềm chế lạm phát Theo đó, Chính phủ giao Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan, địa phương tập trung thực hiện đồng bộ các giải pháp về ngân sách nhà nước, bảo đảm thực các nhiệm vụ thu, chi theo dự toán đã được Quốc hội quyết định Phấn đấu tăng thu, triệt để tiết kiệm chi để tạo nguồn xử lý các nhiệm vụ chi cấp thiết phát sinh, giữ bội chi ngân sách nhà nước không quá 4,8% GDP
Với quyết tâm cao độ của Chính phủ, Bộ Tài chính, sự nỗ lực của các cấp, các ngành, hoạt động tài chính – ngân sách năm 2013 đã vượt qua nhiều khó khăn, đảm bảo thu - chi ngân sách theo đúng mục tiêu, kế hoạch đặt ra Năm
2014, Theo Nghị quyết 01 của Chính Phủ, tiếp tục thực hiện chính sách tài khóa chặt chẽ, triệt để tiết kiệm
Trong năm 2015, tình hình kinh tế vĩ mô nước ta có nhiều cải thiện: lạm phát được kiềm chế, tăng trưởng khá, dự trữ ngoại hối tăng đi liền với tỷ giá USD/VNĐ giảm 0.96% so với năm 2014 Tuy nhiên sự ổn định này chưa bền vững Do đó, năm 2015, chính sách tài khóa tiếp tục được điều hành theo hướng chặt chẽ, hiệu quả, linh hoạt
Năm 2016, Tiếp tục thực hiện chính sách tài khóa chặt chẽ, triệt để tiết kiệm Nhờ đó, Thu NSNN cả năm vượt 65,5 nghìn tỷ đồng so với dự toán Ổn định kinh tế vĩ mô năm 2016 tiếp tục được củng cố, lạm phát ở mức 4,74% so với tháng 12/2015 và ở mức 2,66% so với cùng kỳ năm trước, thị trường tiền
tệ tích cực, tổng cầu và tổng cung cải thiện tốt hơn
Trang 6Năm 2017 là năm đầu tiên triển khai nhiều nghị quyết của Trung ương và các quy định pháp luật tài chính ngân sách cùng với việc triển khai thực hiện
kế hoạch 5 năm giai đoạn 2016-2020 Theo đó, chính sách tài khóa năm 2017
được thực hiện theo hướng thận trọng, chặt chẽ, tiếp tục tạo môi trường kinh doanh thuận lợi cho phát triển, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia Nhờ
đó, năm 2017, ngân sách nhà nước đạt và vượt mức dự toán được giao là 1.212 nghìn tỷ đồng; chi ngân sách nhà nước trên 1.390 ngìn tỷ đồng, giảm dần bội chi
3 Một số giải pháp nâng cao hiệu quả của Chính sách tài khoá.
- Một là, Chính phủ cần phải thiết lập chính sách tài khóa theo hướng “ổn
định tự động” Theo đó, chính sách được thiết kế mà tự nó điều chỉnh làm cho chính sách tài khóa mở rộng trong thời kỳ suy thoái và thu hẹp trong thời kỳ tăng trưởng cao nhằm phù hợp và thích nghi với các chu kỳ và sự biến động kinh tế nhất là trong thời kỳ hội nhập sâu rộng như hiện nay
4
Hình 2: Thu, chi NSNN và tốc độ tăng thu, chi NSNN giai đoạn 2012-2017 Nguồn: Bộ Tài chính.
Trang 7- Hai là, thay đổi tư duy và cách thức quản trị chính sách tài khóa Cần tiếp
tục tạo sự minh bạch trong xây dựng chính sách tài khóa nhằm củng cố sự tín nhiệm và giảm rủi ro
- Ba là, cần tuân thủ chặt chẽ tính kỷ luật tài khóa, không để xảy ra tình trạng
phá vỡ các kế hoạch ngân sách đã phê duyệt
II Tình hình nợ công của VN trong giai đoạn 2012 – 2017
1 Khái quát cơ sở lý luận về vấn đề nợ công.
Nợ công là khoản nợ mà Chính phủ của một quốc gia phải chịu trách
nhiệm trong việc chi trả khoản nợ đó Tuy nhiên, nợ công hoàn toàn khác với
nợ quốc gia Nợ quốc gia là toàn bộ khoản nợ phải trả của một quốc gia, bao gồm hai bộ phận là nợ của Nhà nước và nợ của tư nhân (doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân) Như vậy, nợ công chỉ là một bộ phận của nợ quốc gia
Theo quy định của pháp luật Việt Nam, nợ công, còn gọi là Nợ chính phủ hoặc Nợ quốc gia, là tổng giá trị các khoản tiền mà chính phủ thuộc mọi cấp
từ trung ương đến địa phương đi vay Để dễ hình dung quy mô của nợ chính
phủ, người ta thường đo xem khoản nợ này bằng bao nhiêu phần trăm so với
Tổng sản phẩm quốc nội (GDP).
Đặc trưng của nợ công: Nợ công là khoản nợ ràng buộc trách nhiệm trả nợ của Nhà nước; Nợ công được quản lý theo quy trình chặt chẽ với sự tham gia của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; Mục tiêu cao nhất trong việc huy động
và sử dụng nợ công là phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích chung
Bên cạnh những tác động tích cực của nợ công là làm gia tăng nguồn lực của Nhà nước, huy động nợ công góp phần tận dụng nguồn tài chính nhàn rỗi trong dân cư; tận dụng được sự hỗ trợ tài chính của nước ngoài thì nợ công cũng gây ra những tiêu cực nhất định, đặc biệt là gây áp lực lên chính sách tiền tệ
2 Tình hình nợ công của VN trong giai đoạn 2012 – 2017.
Trang 8Nền kinh tế Việt Nam trong những năm gần đây trải qua những bất ổn vĩ
mô kéo dài bởi những khiếm khuyết cơ bản của nền kinh tế khi duy trì quá lâu
mô hình tăng trưởng theo chiều rộng Những thách thức về nợ công hiện nay cho thấy đã đến lúc cần có một cuộc cải cách tài khóa triệt để và toàn diện nhằm đưa ngân sách dần trở về trạng thái cân bằng nhằm bảo đảm tính bền vững của nợ công và duy trì sự ổn định lâu dài cho nền kinh tế
Nợ công ở Việt Nam bao gồm: Nợ Chính phủ, nợ được Chính phủ bảo lãnh và nợ chính quyền địa phương Cơ cấu nợ công của Việt Nam: Nợ Chính phủ chiếm 80%, nợ được bảo lãnh chiếm 19% và nợ chính quyền địa phương
là 1% với 55% các khoản nợ là tiền Việt Nam, 16% là USD, 13% là Yen, Euro chiếm 7% và còn lại là những đồng tiền khác
Tỷ lệ nợ công/GDP của Việt Nam trong giai đoạn 2012 – 2017 có xu hướng tăng Cụ thể, trong vòng 5 năm từ năm 2012 đến năm 2016, tỉ lệ nợ công/GDP của Việt Nam đã tăng khoảng 8 %, từ 55.7% lên đến 63.7% Nợ công tăng đỉnh điểm ở cuối năm 2016 Sang đến 2017, nợ công giảm xuống một chút so với năm 2016 nhưng vẫn ở mức 61.3 % Với tốc độ tăng tỉ lệ nợ
6
Hình 3: Tình hình nợ công và cơ cấu nợ công ở Việt Nam
Trang 9công liên tục như vậy trong giai đoạn 2012–2017, mức trần nợ công 65% GDP do Quốc hội đặt ra có thể sẽ bị phá vỡ trong thời gian tới
Tương tự như vậy, từ năm 2012 đến năm 2017, tỉ lệ nợ chính phủ/GDP đã tăng từ 43.1% đến 51.8%, tiến rất sát tới mức ngưỡng kiểm soát 54% của Quốc hội Như vậy, hai con số này đều đã tiến đến sát ngưỡng nợ không quá 65% GDP, nợ Chính phủ không quá 54% GDP trong Nghị quyết về kế hoạch tài chính quốc gia 5 năm giai đoạn 2016 - 2020 Trong cơ cấu nợ công, nợ trong nước chiếm 45% và nợ nước ngoài là 55%
Khi nợ công liên tục tăng cao như vậy, nền kinh tế bị hạ bậc tín nhiệm theo báo cáo của các tổ chức chuyên đi đánh giá tín nhiệm các công ty và quốc gia khác, làm giảm niềm tin của các nhà đầu tư, do đó cần có cơ chế giám sát chặt chẽ việc sử dụng và quản lí nợ công
3 Một số Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý nợ công của Việt Nam.
- Đổi mới nợ công trước tiên phải gắn liền với tái cơ cấu Ngân sách nhà nước theo hướng lành mạnh hóa và ổn định
- Tiếp tục thúc đẩy tăng trưởng kinh tế ổn định và vững chắc, vì đây chính là nguồn gốc, cơ sở tạo ra nguồn thu NSNN vững bền để trả nợ công
- Điều hành lãi suất, tỷ giá và lạm phát linh hoạt, qua đó giảm thiểu rủi ro lãi suất, tỷ giá và rủi ro tín dụng của nợ công trong thời gian tới
- Đổi mới căn bản tổ chức quản lý nợ công cả về hành lang pháp lý, cơ chế
quản lý và con người thực hiện
- Tiếp tục hoàn thiện cơ chế phát triển thị trường chứng khoán Việt Nam
KẾT LUẬN:
Với việc giải quyết đề tài này em đã có cái nhìn tổng quan nhất về Chinh schs tài khoá và vấn đề nợ công của Việt Nam giai đoạn 2012 – 2017 Cuộc khủng hoảng nợ công ở Châu Âu đang diễn biến phức tạp và lan nhanh ảnh hưởng rất lớn đến nền kinh tế, xã hội Châu Âu nói riêng và nền kinh tế toàn cầu nói chung mà hệ lụy của nó là nạn thất nghiệp và chính sách thắt lưng buộc bụng của Chính phủ là những hệ quả thấy rõ trước mắt Nên việc nghiên cứu lý luận của Chính sách tài khoá và nợ công, các biện pháp đối phó của
Trang 10các nước phát triển, bài học kinh nghiệm cho Việt Nam để nâng cao hiệu quả quản lý nợ công là vấn đề thực sự rất hữu dụng đối với nước ta hiện nay./
8
Trang 11DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1 Bộ Giáo dục và đào tạo, Giáo trình kinh tế học vĩ mô, NXB GD, 2013.
2 Tạp chí Tài chính số 1 – 2015
3 Lê Minh Thành, Khoa Kế toán - Trường Đại học Kinh tế Kỹ thuật Công
nghiệp, Đánh giá về chính sách tài khóa ở Việt Nam giai đoạn 2011-2016
4 Tạp chí ngân hàng, ThS Lê Thị Khương, Bàn về nợ công Việt Nam hiện
nay(số 21).
5 Tạp chí tài chính, TS Phan Diên Vỹ - Đại học ngân hàng TP.Hồ Chí Minh, Giải pháp tài khóa và tiền tệ trong bối cảnh biến động kinh tế vĩ mô
6 Tạp chí công thương, ThS Bùi Lệ Giang, Khoa Quản trị văn phòng-
Trường Đại học Nội vụ Hà Nội, Tình hình nợ công tại Việt Nam và đề xuất
các giải pháp.