Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 29 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
29
Dung lượng
598 KB
Nội dung
Báo cáotốtnghiệp “Thực TrạngVà
Giải PhápThanhToánKhôngDùng
Tiền MặtViệtNamHiện Nay”
MỤC LỤC
Báo cáotốtnghiệp “Thực TrạngVàGiảiPhápThanhToánKhôngDùngTiềnMặtViệtNam
Hiện Nay” 1
1
MỤC LỤC 2
Lời mở đầu
Tiềnmặt đã xuất hiện từ lâu và là một phương thức thanhtoánkhông thể thiếu ở
bất cứ một quốc gia nào. Tuy nhiên, khi xã hội càng phát triển, có rất nhiều phương
thức thanhtoán nhanh chóng, tiệndụngvàhiện đại hơn ra đời và được gọi chung là
phương thức thanhtoánkhôngdùngtiềnmặt (TTKDTM).
Các hoạt động giao dịch thương mại, dịch vụ, hàng hóa ngày nay diễn ra mọi lúc,
mọi nơi, vượt qua cả giới hạn về khoảng cách. Xét trên nhiều góc độ, khi hoạt động
thanh toán trong xã hội còn thực hiện phổ biến bằng tiền mặt, nhất là trong thanhtoán
các khoản có giá trị lớn có thể dẫn đến nhiều bất lợi và rủi ro như: Chi phí của xã hội
để tổ chức hoạt động thanhtoán (như chi phí của Chính phủ cho việc in tiền; chi phí
vận chuyển, bảo quản, kiểm, đếm tiền của hệ thống ngân hàng, của các chủ thể tham
gia giao dịch thanh toán) là rất tốn kém; Việc thực hiện giao dịch thanhtoán bằng tiền
mặt với khối lượng lớn dễ bị các đối tượng phạm pháp lợi dụng để gian lận, trốn thuế,
trì hoãn hoặc không thực hiện nghĩa vụ trả nợ đối với ngân hàng hoặc các chủ nợ; Vấn
đề an ninh trong thanh toán, bảo quản, vận chuyển tiềnmặt luôn tiềm ẩn nhiều nguy
hiểm; Sử dụng nhiều tiềnmặt trong giao dịch thanhtoán của xã hội sẽ là môi trường
thuận lợi cho tội phạm lưu hành tiền giả, đe dọa trực tiếp đến lợi ích của các tổ chức,
cá nhân và tình hình an ninh quốc gia.
Những bất tiện của việc sử dụngtiềnmặt trong thanhtoán đòi hỏi phải có thêm
những hình thức thanhtoán thuận lợi hơn. Bên cạnh đó với sự phát triển vượt bậc của
hệ thống ngân hàng, các dịch vụ, các công cụ thanhtoán đã được ngân hàng nghiên
cứu đưa ra để khách hàng lựa chọn cho mình một hình thức thanhtoán thích hợp thay
cho thanhtoántiền mặt. Thanhtoánkhôngdùngtiềnmặt phát sinh từ đó và càng ngày
càng đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế. Vì vậy khi thấy được tầm quan trọng
của việc thanhtoánkhôngdùngtiền mặt, em đã quyết định lựa chọn đề tài“Thực
Trạng VàGiảiPhápThanhToánKhôngDùngTiềnMặtViệtNamHiện Nay”. Tuy
nhiên trong quá trình tiếp cận, nghiên cứu đề tài khó tránh khỏi nhiều thiếu sót, em rất
mong nhận được sự góp ý của cô để đề tài được hoàn thiện hơn.
Phần một: Khái quát hoạt động thanhtoánkhôngdùngtiền mặt
I. Khái niệm, đặc điểm của thanhtoánkhôngdùngtiền mặt
Kn: Thanhtoánkhôngdùngtiềnmặt là thanhtoán qua ngân hàng, là tổng hợp các
mối quan hệ chi trả tiền tệ được thực hiện bằng cách trích chuyển từ tài khoản của
người này sang tài khoản của người khác tại ngân hàng với sự kiểm soát của ngân
hàng mà không cần dùngtiền mặt.
Đặc điểm:
Người bán có thể thu được tiền trước hoặc sau khi xuất chuyển hàng hoá cho
người mua. Sự tách rời về mặt thời gian vàkhông gian trong qúa trình thanhtoán đặt
ra yêu cầu cho ngân hàng khi tổ chức hệ thống thanhtoánkhôngdùngtiềnmặt là phải
rút ngắn khoản cách giữa tiềnvà hàng.
Vật trung gian trao đổi ( tiềnmặt ) không xuất hiện theo kiểu hàng-tiền-hàng, mà
chỉ xuất hiện dưới hình thức tiền tệ kế toán (tiền ghi sổ) và được ghi chép trên các
chứng từ sổ sách.
Do đặc điểm trên, mỗi bên tham gia thanhtoán (chủ yếu là người mua) phải mở
tài khoản tại ngân hàng (trừ một vài hình thức thanhtoán như ngân phiếu thanhtoán
của Việt Nam). Vì một lẽ rất đơn giản , nếu không như vậy thì việc thanhtoánkhông
thể tiến hành.
Khác với thanhtoántiềnmặt chỉ là quan hệ trực tiếp giữa người mua và người
bán, trong thanhtoánkhôngdùngtiền mặt, ngoài chủ thể chịu trách nhiệm thanhtoán
và chủ thể được hưởng, còn có sự tham gia của ít nhất một ngân hàng. Quá trình thanh
toán khôngdùngtiềnmặt được diễn ra tại ngân hàng, nên ngân hàng có một vai trò to
lớn vàkhông thể "vắng mặt" trong thanhtoán qua ngân hàng, vừa là người tổ chức vừa
là người thực hiện các khoản thanh toán.
II. Vai trò của thanhtoánkhôngdùngtiềnmặt
Khi khách hàng thiết lập mối quan hệ với ngân hàng qua việc kí gởi tiền của mình,
tức là đã cung cấp cho ngân hàng một loại hàng hoá đặc biệt để được cung cấp–ngoài
một số tiền lãi theo lãi suất qui định nếu có-một loạt các dịch vụ nhằm:
Đảm bảo an toàn việc cất giữ và chi, thu nhanh chóng và thuận lợi, tức là ngân
hàng thực hiện các nghiệp vụ : gìn giữ tiền cho khách hàng , cung cấp sec cho khách
hàng sử dụng thay vì tiềnmặt trong chi trả, chuyển tiền đi đến địa phương khác ,
trung gian bảo đảm cho các bên liên hệ mọi nghiệp vụ thanh toán, hạn chế đến mức
thấp nhất các yếu tố bất trắc trong giao dịch kinh doanh.
Ngân hàng giúp cho kế toán ngân quỹ của khách hàng được dễ dàng, tức là trong
mọi nghiệp vụ về các mặt kế toán như chi trả, chuyển tiền, thâu tiền, chuyển trương,
hành thâu…Ngân hàng phải tổ chức như thế nào để có những tiện ích như: thời gian
nhanh chóng, không làm trễ nải, ứ đọng tiền của khách hàng, khả năng to lớn, thực
hiện được các nghiệp vụ có giá trị to lớn, cùng khắp địa phương mà bản thân khách
hàng nếu tự đứng ra thực hiện sẽ rất tốn kém và khó khăn, kỹ thuật tiện lợi, bằng sổ
sách đơn giản, rõ ràng nhưng chính xác.
Ngân hàng làm luân lưu tiền tệ trong không gian và thời gian để sinh lời: là nơi
tập trung tiền thu góp và phân phát tiền vay mượn và trở thành một cái "chợ tiền", ai
muốn đến góp tiền hay rút tiền đều thuận tiện. Do đó các khối tiền bất động,"tiền chết"
trở thành sống động hơn, di chuyển từ nơi này sang nơi khác, từ khách hàng này sang
khách hàng khác để phục vụ sản xuất kinh doanh.
Từ đó đi đến vai trò của TTKDTM:
– TTKDTM đáp ứng yêu cầu nhanh chóng,gọn nhẹ, an toàn, chính xác…từ
đó thúc đẩy quá trình vận động vật tư hàng hoá trong nền kinh tế.
– Tập trung các khoản vốn nhàn rỗi trong nền kinh tế vào ngân hàng, làm
tăng nguồn vốn tiêu dùng, giảm tiềnmặt trong lưu thông, quản lý tốttiền
tệ.
– Bảo đảm tính pháp lý trong thanh toán, góp phần ngăn ngừa hạn chế và
khắc phục các hiện tượng tiêu cực.
III. Nội dung cơ bản các thể thức thanhtoánvà phương thức thanhtoánkhông
dùng tiền mặt
A. Các thể thức thanh toán
1. Thể thức thanhtoán bằng Sec
1.1. Kn: Về phương diện ngân hàng, có thể định nghĩa như sau: "là một chứng phiếu
do một người có tiền dự trữ sẵn tại một ngân hàng (hay một tổ chức tín dụng được nhà
nước công nhận theo pháp lệnh về ngân hàng), phát chuyển về ngân hàng để ngân
hàng trả ngay cho một khoản tiền cho chính mình, hay cho một người thụ hưởng được
ghi trên sec, hay cho một người khác theo lệnh của người thụ hưởng ấy".
Để giản dị và dễ hiểu, sec là một lệnh trả tiền tức thời, do đó người chủ tài khoản ra
lệnh cho ngân hàng trả một số tiền nhất định cho chính mình hay một người thứ ba.
Trong đó: Người phát hành: là người có tiền ký gởi tại ngân hàng, là chủ tài khoản
hoặc được chủ tài khoản uỷ quyền.
Ngân hàng là nơi mở tài khoản và giữ tiền của người phát hành sec.
Người thụ hưởng: là người có tên trên sec để lãnh tiền hoặc là người được
chuyển nhượng quyền hưởng dụng sec.
1.2. Vai trò kinh tế của sec:
Là công cụ rút tiền, nghĩa là khách hàng phải có mở một tài khoản tại ngân hàng,
sec này gọi là sec rút tiền.
Là một công cụ chi trả, nó cho phép thanhtoán một món nợ ở xa và có vai trò tiền
tệ nhưng thuận lợi hơn tiềnmặt vì an toàn hơn, thuận lợi hơn và tự nó có thể là một
chứng cớ trả tiền.
Là một công cụ thanhtoán bù trừ, khỏi phải dùng tới giấy bạc, giúp thanhtoántiền
bạc không nặng nề và lưu hành tiền tệ gọn gàng ,dễ kiểm soát.
1.3. Nội dung cơ bản:
(1) Những ghi chú bắt buộc trên sec:
Tiêu đề: phải được gọi rõ là sec: nhận sec này, xin trả…
Phải là một lệnh trả tiềnvà là một lệnh đơn thuần (xin trả…), không có điều
kiện.
Thời gian và địa điểm phát hành
Ngân hàng thanh toán
Số tiền phải định rõ bằng chữ và bằng số
Tên , địa chỉ người ký phát
Tên, địa chỉ người thụ hưởng, số tài khoản
Số sec, số tài khoản, số hiệu ngân hàng
Chữ ký của người phát phiếu
(2) Những ghi chú bị cấm chỉ:
Ghi chú đặt điều kiện cho việc trả tiền
Ghi chú định hạn kỳ trả tiền, định số lời
Ghi chú về điều khoản chuẩn nhận.
1.4. Phân loại sec:
Căn cứ vào tính chất lưu chuyển:
Sec định danh (không theo lệnh) là sec được trả cho một người nhất định có ghi
tên trên tờ sec, chỉ được chuyển nhượng theo thủ tục dân sự: phải lập chứng thơ
chuyển nhượng và nhờ chấp hành viên toà án tống đạt cho ngân hàng hoặc là ngân
hàng chấp thuận chứng thơ ấy bằng một công chứng thơ
Trên tờ sec này thường ghi câu "không thể bối thự"
Sec vô danh: là sec khi "trả theo lệnh người cầm phiếu", tức là không ghi tên người
thụ hưởng, được chuyển nhượng bằng cách trao tay từ người này sang người khác như
tờ giấy bạc. Ai cầm tờ sec này cũng được ngân hàng trả tiền.
Trên tờ sec này thường ghi "Xin trả theo lệnh người cầm"
Sec theo lệnh: là sec được phát hành với sự ghi tên rõ ràng người thụ hưởng và có
ghi hoặc không ghi điều khoản chiếu lệnh. Sec này khác với sec định danh là có thể
chuyển nhượng cho người khác bằng phương cách bối thự.
Trên tờ sec thường ghi "Xin trả theo lệnh ông…"
Sec gạch chéo ( còn gọi là sec hoành tuyến): sec do người phát hành hay người
thụ hưởng gạch hai đường song song ở bên góc trái, từ trái sang phải. Với sec này
người thụ hưởng phải nhờ ngân hàng của mình thâu ngân qua thủ tục giao hoán, chớ
không tự mình lãnh tiền được.
Hoành tuyến thông thường, khi sec chỉ có hai gạch chéo song song, người thụ
hưởng sec có thể nhờ bất cứ ngân hàng nào làm thủ tục thu ngân cũng được.
Hoành tuyến đặc biệt, khi sec có hai gạch song song có ghi tên một ngân hàng giữa
hai gạch, chỉ ngân hàng được đề tên mới thâu ngân được.
Người thụ hưởng có thể thay đổi hoành tuyến thông thường ra hoành tuyến đặc biệt
nhưng không thể đổi hoành tuyến đặc biệt ra hoành tuyến thông thường được.
Loại sec có gạch là một phương thức hữu hiệu để tăng cường sự an toàn của việc di
chuyển sec và nhất là tránh việc gian lận , biển thủ tài sản , vì chỉ có ngân hàng mới
được luật pháp cho phép thâu ngân sec có gạch.
Căn cứ vào đặc điểm sử dụng:
Sec tiền mặt: đây là loại sec mà người thụ hưởng được quyền rút tiềnmặttại đơn vị
thanh toán.
Sec chuyển khoản: là giấy uỷ nhiệm lập trên mẫu in sẵn đặc biệt của Ngân hàng,
do chủ tài khoản phát hành, giao trực tiếp cho đơn vị thụ hưởng, để thanhtoántiền
hàng, dịch vụ ngay sau khi nhận được hàng hoá hoặc dịch vụ cung ứng. Séc chuyển
khoản chỉ được áp dụngthanhtoán trong phạm vi giữa các khách hàng có tài khoản ở
cùng một Ngân hàng, hoặc khác Ngân hàng nhưng các Ngân hàng đó có tham gia
thanh toán bù trừ trực tiếp với nhau.
Séc bảo chi là tờ séc chuyển khoản thông thường nhưng được Ngân hàng phục vụ
đơn vị phát hành séc bảo đảm chi trả bằng cách trích trước số tiền ghi trên tờ séc từ tài
khoản tiền gửi (hoặc cho vay) của bên trả tiền đưa vào một tài khoản riêng (tiền gửi
séc bảo chi và sổ séc định mức), được Ngân hàng làm thủ tục bảo chi và đóng dấu
"bảo chi" trên tờ séc trước khi giao cho khách hàng.
Séc bảo chi được áp dụngthanhtoán giữa các khách hàng cùng mở tài khoản tại
một Ngân hàng hoặc khác Ngân hàng có tham gia thanhtoán bù trừ trực tiếp với nhau;
trường hợp thanhtoán khác Ngân hàng không tham gia thanhtoán bù trừ trực tiếp
(ngoài tỉnh) chỉ áp dụng trong cùng một hệ thống Ngân hàng.
Sec ngân hàng: sec do một ngân hàng phát hành để khách hàng trả tiền cho người
thứ ba tại một chi nhánh hay tại một ngân hàng liên lạc của ngân hàng, tức là ngân
hàng vừa là người thừa phó vừa là người phát hành. Do đó loại sec này không thể phát
hành trả theo lệnh người cẫm sec mà phải là sec ký danh.
Loại sec này rất tiện lợi cho những người nào muốn chi trả bằng sec mà không có
tài khoản tại ngân hàng
Sec ngân hàng cũng tiện lợi cho khách hàng có tài khoản tại ngân hàng khi trả tiền
cho người thứ ba mà không muốn có tên và chữ ký của mình trên sec.
Sec du lịch (hay sec lữ hành): loại sec này cấp phát riêng cho khách du lịch đi
nước ngoài. Sec được ghi số tiền bằng ngoại tệ và được lãnh tiềntại ngân hàng liên lạc
ở nước ngoài , tức là ngân hàng mà danh hiệu được in trên tờ sec đó. Sec du lịch được
phát hành bằng loại giấy đặc biệt (tương tự như giấy bạc), khó giả mạo và bôi sửa. Khi
ngân hàng trao sec, du khách phải ký tên trên tất cả sec vào chỗ quy định và ký trước
mặt nhân viên ngân hàng. Khi đến nước ngoài muốn được lãnh tiền lúc trình lãnh, du
khách phải ký tên lần thứ hai, trước mặt nhân viên của khách hàng liên lạc để họ làm
thủ tục.
1.5. Thanhtoán sec
Ngay khi được xuất trình, nếu có dự kim, sec hợp lệ phải được chi trả (bằng tiềnmặt
hoặc ghi Có vào tài khoản của khách hàng thụ hưởng), trừ phi có phản kháng do người
phát hành hoặc người cầm sec trong trường hợp thất lạc hay mất cắp, hay có sai áp chi
phó theo sự yêu cầu của chủ nợ của các người này.
Sec cần được trình lãnh trong thời hạn luật định (thông thường từ 8 đến 18 ngày, tuỳ
nơi trả tiền là tại cùng địa phương hay khác địa phương) vàtại địa điểm được chỉ định
là nơi trả tiền sec.
Trước khi chi trả, cần xem sec có hợp thức , dự kim có đủ, các bối thự có liên tục,
căn cước và tư cách người nhận tiền (nếu là tiền mặt) có đúng không.
Về mặtpháp lý, sự trả tiền hợp lệ sẽ giải kết người thừa phó (ngân hàng) đối với
người phát hành sec và người phát hành sec đối với người thụ hưởng.
Sec có thể được người thụ hưởng yêu cầu ngân hàng chi trả một phần của mệnh giá,
khi dự kim nhỏ hơn ngạch số của sec, nhưng bắt buộc phải lập chứng thơ cự tuyệt về
phần chưa trả của sec.
Định nghĩa bối thự: là một hành vi chuyển nhượng có tính thương mại áp dụng
cho sec và thương phiếu bằng cách ký tên ở mặt sau sec (nên còn gọi là "ký hậu")
để chuyển nhượng quyền sở hữu cho người thứ ba.
Định nghĩa dự kim: là số tiền mà người phát hành sec có quyền được sử dụng
trong tay người thụ lệnh, theo sự thoả thuận với người này khi phát hành sec. Sự
hiện hữu của dự kim là một điều kiện cần thiết cho sự hiện hữu của sec. Luật lệ
các nước rất khắt khe trong quy định khoản dự kim về sec là một lệnh trả tiền tức
thời, nên cần phải có sẵn dự kim để thi hành được lệnh trả tiền tức thời này.
1.6. Các loại sec đang áp dụngtại các ngân hàng việt Nam
Theo quyết định 101/NH-QĐ của ngân hàng nhà nước ViệtNam ban hành ngày
30/7/1991 và Thông tư hướng dẫn số 110/NH-TT của NHNNVN ban hành ngày
20/8/1991, các loại sec đang áp dụng:
(1) sec chuyển khoản: áp dụng trong các trường hợp sau:
Người phát lệnh và người hưởng thụ có tài khoản tại một ngân hàng
Người phát lệnh và người thụ hưởng có tài khoản tại hai ngân hàng khác
nhau, nhưng có tham gia thanhtoán bù trừ trực tiếp với nhau.
(2) Sec bảo chi: áp dụng trong các trường hợp sau:
Người phát lệnh và người thụ hưởng có tài khoản tại một ngân hàng
Có tài khoản tại hai ngân hàng khác nhau có tham gia thanhtoán bù trừ trực
tiếp
Có tài khoản tại hai ngân hàng khác nhau trong cùng một hệ thống không
tham gia thanhtoán bù trừ.
(3) Sổ sec định mức: áp dụng trong các trường hợp:
Mở tài khoản tại một ngân hàng.
Mở tài khoản tại hai ngân hàng có tham gia thanhtoán bù trừ và trực tiếp
giao nhận chứng từ cho nhau
Mở tài khoản tại hai ngân hàng cùng một hệ thống.
(4) sec chuyển tiền: loại sec này được dùng để thanhtoán chuyển khoản hoặc
rút tiền mặt.
2. Thể thức thanhtoán bằng uỷ nhiệm chi-chuyển tiền
2.1. Kn: Uỷ nhiệm chi là lệnh chi tiền được chủ tài khoản lập theo mẫu của Ngân
hàng ấn hành, yêu cầu Ngân hàng phục vụ mình (nơi mở tài khoản tiền gửi) trích tài
khoản của mình để chi trả cho bên thụ hưởng hoặc chuyển vào một tài khoản khác của
chính mình.
Uỷ nhiệm chi được dùng để thanhtoán chuyển khoản về các khoản trả tiền hàng,
dịch vụ hoặc chuyển vốn trong cùng hệ thống hoặc khác hệ thống ngân hàng trong
cùng tỉnh và ngoài tỉnh
Uỷ nhiệm chi được áp dụng rộng rãi để trả lương, trả công, trả tiền lãi…Dân cư
dùng nó để thanhtoántiền hàng, tiền dịch vụ, nộp thuế, nộp phí bảo hiểm, các loại hội
phí, đảng phí , chơi sổ số thường xuyên, mua bán chứng khoán ngoại tệ….Đối với các
khoản thanhtoán thuộc các loại như vậy, uỷ nhiệm chi tiện lợi hơn sec, người trả tiền
đến ngân hàng giữ tài khoản của mình viết uỷ nhiệm chi tiện hơn.
Khác với sec, uỷ nhiệm chi không thể dùng để rút tiềnmặt mà chỉ được dùng trong
thanh toán chuyển khoản
2.2. Nội dung
Uỷ nhiệm chi là một văn thơ do ngân hàng phát hành yêu cầu một chi nhánh hay
một ngân hàng liên lạc ở nước ngoài trao cho một người nhất định một số tiền tối đa
ghi trong văn thơ, trong một thời hạn rõ rệt.
Ủy nhiệm chi cho phép khách hàng của một ngân hàng có được tài nguyên tại một
nơi khác nơi mình có mở tài khoản mà không cần phải giao chứng phiếu :chi nhánh
hay ngân hàng liên lạc ở nước ngoài đã được thông báo trực tiếp.
Uỷ nhiệm chi là một văn thơ của khách hàng yêu cầu ngân hàng trao một số tiền
nhất định cho một người thứ ba được chỉ định trong một thời hạn nhất định:
Khi chủ tài khoản muốn trả số tiền một số tiền cho một người nào đó, mà người này
không có tài khoản ở ngân hàng hoặc không biét số tài khoản của họ, thì chủ tài khoản
viết lệnh cho ngân hàng thực hiện việc chi hộ.
Khi một xí nghiệp có yêu cầu được lãnh tiềntại một địa phương khác địa phương
của một xí nghiệp có tài khoản, xí nghiệp đề nghị được "thải trương" tại một chi nhánh
hay một "ngân hàng giao dịch" của ngân hàng mình.
Uỷ nhiệm chi không có rủi ro bị giả mạo. Khách hàng chỉ cần đến nơi chỉ định xuất
trình chứng minh thư hay căn cước để lãnh tiền vì ngân hàng trả tiền đã nhận được chỉ
thị của ngân hàng ký xuất lệnh thải trương cùng mẫu chữ ký của người thụ hưởng.
Những công ty có chi nhánh ở tỉnh hay ở nước ngoài hàng tháng cần trả lương cho
nhân viên tại đây thường sử dụng lệnh thải trương.
Trong vòng một ngày làm việc, Ngân hàng phục vụ đơn vị trả tiền phải hoàn tất
lệnh chi đó hoặc từ chối thực hiện nếu tài khoản của đơn vị không đủ tiền hoặc lệnh
chi lập không hợp lệ. Ngân hàng phục vụ đơn vị thụ hưởng phải ghi Có ngay vào tài
khoản vàbáo cho đơn vị biết sau
2.3. Thanhtoán uỷ nhiệm chi
(1) Người thụ hưởng giao hàng hoặc cung ứng dịch vụ cho chủ tài khoản (người
mua) theo hợp đồng ký kết.
(2) Chủ tài khoản lập uỷ nhiệm chi gởi ngân hàng.
(3) Ngân hàng sau khi kiểm tra tính hợp lệ của uỷ nhiệm chi và số dư tài khoản đơn
vị mua,ghi giảm tài khoản đơn vị mua vàbáo cho người mua biết.
(4) a. Ngân hàng ghi tăng tài khoản người thụ hưởng vàbáo có cho người thụ
hưởng (nếu chủ tài khoản và người thụ hưởng mở tài khoản tại một ngân hàng.
b.Ngân hàng bên chủ tài khoản (bên mua) báo có về ngân hàng phục vụ người
thụ hưởng (ngân hàng bên mua), nếu cả hai mở tài khoản tại ngân hàng khác.
(5) Ngân hàng bên bán ghi tăng tài khoản người bán vàbáo có cho họ biết.
2.4. Uỷ nhiệm chi có nhiều hình thức
Dưới hình thức uỷ nhiệm chi thông thường: người thụ hưởng nhận được số tiền làm
một hay nhiều lần trong một thời gian hạn định nào đó
Dưới hình thức uỷ nhiệm chi thường trực hay uỷ nhiệm chi định kỳ: người thụ
hưởng được trích một số tiền nhất định trong một thời gian nhất định, những số tiền
không được trích xuất đúng thời hạn không được hội nhập để trích xuất trong các thời
hạn kế tiếp.
Dưới hình thức uỷ nhiệm chi hoá khoán hay lệnh thải trương theo tài liệu: người thụ
hưởng chỉ được giao tiền khi xuất trình các tàiliệu cần thiết được quy định trong lệnh,
như chứng từ, giấy chứng nhận đã chuyển hàng…
2.5. Chuyển tiền (sec chuyển tiền)
Khách hàng uỷ nhiệm chi muôn chuyển tiền đến một tài khoản khác thì ngân hàng
sẽ phát hành một sec chuyển tiền kèm theo, giao cho khách hàng sử dụng.
Uỷ nhiệm chi chuyển tiền có thể sử dụng để thanhtoán tiền-hàng, chuyển vốn,
chuyển kinh phí, nộp thuế…
Chuyển tiền khác địa phương có thể thực hiện bằng séc chuyển tiền (được giao cầm
tay) - trong trường hợp khách hàng có yêu cầu cần thiết cấp bách. Séc chuyển tiền phải
do Ngân hàng phục vụ đơn vị có yêu cầu chuyển tiền phát hành và trao cho khách
hàng sau khi đã ghi Nợ vào tài khoản của đơn vị xin chuyển tiền. Thời hạn hiệu lực
của tờ séc chuyển tiền là 30 ngày kể từ ngày phát hành séc. Séc chuyển tiền có thể sử
dụng để chuyển khoản hoặc lĩnh tiềnmặttại Ngân hàng trả tiền.
3. Thể thức thanhtoán bằng uỷ nhiệm thu
3.1. Kn: uỷ nhiệm thu là một thể thức thanhtoán trong đó người bán sẽ lập giấy uỷ
nhiệm thu kèm theo hoá đơn chứng từ gửi tới ngân hàng của mình nhờ thu hộ tiền ở
người mua.Việc nhờ thu diễn ra sau khi giao hàng.
Uỷ nhiệm thu là một văn thư do khách hàng lập để yêu cầu ngân hàng thu một
khoản tiền ở người mua trong trường hợp bên mua và bên bán có tài khoản ở hai ngân
hàng khác nhau.
3.2. Nội dung:
Hình thức thanhtoán bằng uỷ nhiệm thu được áp dụng trong thanhtoán cùng địa
phương hoặc khác địa phương trong hệ thống và ngoài hệ thống về những khoản tiền
hàng đã giao hoặc dịch vụ đã cung ứng mà 2 bên mua và bán thống nhất thoả thuận
dùng hình thức thanhtoán này với những điều kiện thanhtoán cụ thể đã ghi trong hợp
đồng kinh tế hoặc đơn đặt hàng và đã được bên mua ký xác nhận trên các chứng từ
thanh toán (hoá đơn, vận đơn v.v ). Bên mua phải thông báo bằng văn bản cho Ngân
hàng phục vụ mình biết về thoả thuận dùng hình thức thanhtoán uỷ nhiệm thu của đơn
vị mình.
Sau khi đã giao hàng hoặc hoàn tất dịch vụ cung ứng, bên bán lập giấy uỷ nhiệm thu
theo mẫu của Ngân hàng ấn hành kèm theo hoá đơn, vận đơn gửi tới Ngân hàng phục
vụ mình để yêu cầu thu hộ.
Để thu nhanh tiền hàng hoặc dịch vụ theo giấy uỷ nhiệm thu, bên bán có thể ghi rõ
trên giấy uỷ nhiệm thu yêu cầu Ngân hàng bên mua chuyển tiền bằng điện và chịu chi
phí điện báo.
Khi nhận được giấy uỷ nhiệm thu, trong vòng một ngày làm việc Ngân hàng bên
mua trích tài khoản của bên mua trả ngay cho bên bán để hoàn tất việc thanh toán. Nếu
tài khoản bên mua không có tiền chi trả thì bên mua bị phạt chậm trả.
Mọi trường hợp tranh chấp về việc làm chứng từ khống, về sự thiếu khớp đúng giữa
tiền đã trả với hàng hoá, dịch vụ nhận được, do 2 bên mua và bán tự giải quyết.
3.3. Thanhtoán uỷ nhiệm thu ở Việt Nam
3.3.1. Trường hợp hai bên mua ,bán có tài khoản ở một ngân hàng
(1) Đơn vị bán giao hàng cho người mua.
(2) Đơn vị bán lập uỷ nhiệm thu kèm theo các hoá đơn chứng từ gởi đến ngân hàng
nhờ thu hộ
(3) NH ghi nợ tài khoản đơn vị mua vàbáo Nợ cho bên mua biết
(4) NH ghi Có vàbáo Có cho bên bán biết
3.3.2. Trường hợp hai bên mua, bán có tài khoản ở hai ngân hàng khác nhau
Bước (1),(2) như trường hợp một ngân hàng
(3) NH bán gởi uỷ nhiệm thu và hoá đơn chứng từ về NH bên mua
(4) NH bên mua báo cho người mua biết bên bán có giấy đòi tiền
(5) Bên mua chấp nhận hay từ chối báo cho ngân hàng biết
(6) NH bên mua báo Có về NH bên bán
(7) NH bên bán ghi Có tài khoản cho đơn vị bán vàbáo Có cho họ biết
4. Thể thức thanhtoán bằng thư tín dụng
4.1. Kn: Thư tín dụng là một chứng thư do ngân hàng phát hành yêu cầu một chi
nhánh của mình hay một "ngân hàng giao dịch" xuất trả một số tiền hay chấp thuận
một khoản tín dụng cho người thụ hưởng có tên ghi trong thư tín dụng.
Thư tín dụng có nhiều công dụng, như để cam kết trả các hối phiếu cho những
người sẽ được khách hàng chỉ định trình lãnh, để dùngtrang trải các chi phí du lịch và
mua sắm ở nước ngoài.
Thư tín dụng có thể lãnh ở nhiều nơi như thư tín dụng châu lưu hay chỉ được lãnh
tại những nơi chỉ rõ như thư tín dụng được xác nhận hay được thông báo.
4.2. Qui trình nghiệp vụ thư tín dụng thương mại
(1) Bên mua lập giấy mở thư tín dụng gởi vào NH bên mua.
(2) NH bên mua gởi giấy mở thư tín dụng cho NH bên bán.
(3) NH bên bán gởi thư tín dụng cho bên bán biết.
(4) Sau khi kiểm tra thư tín dụng hợp lệ bên bán giao hàng hoá cho bên mua.
(6) NH bên bán sau khi kiểm tra hoá đơn giao hàng phù hợp với giấy mở thư tín
dụng sẽ ghi tăng tài khoản người bán vàbáo Có cho người bán biết.
(7) NH bên bán Nợ NH bên mua.
(8) NH bên mua tất toán thư tín dụngvàbáo bên mua biết.
Thư tín dụng được dùng để thanhtoántiền hàng trong điều kiện bên bán đòi hỏi
phải bảo đảm có đủ vốn để chi trả ngay và phù hợp với tổng số tiền hàng đã giao theo
hợp đồng hoặc đơn đặt hàng đã ký.
Khi có nhu cầu, bên mua lập giấy mở thư tín dụng yêu cầu Ngân hàng phục vụ mình
trích tài khoản tiền gửi (hoặc tiền vay Ngân hàng) một số tiền bằng tổng giá trị hàng
đặt mua để lưu ký vào một tài khoản riêng (tiền gửi mở thư tín dụng). Ngân hàng bên
mua phải gửi ngay thư tín dụng cho Ngân hàng bên bán để báo cho bên bán biết. Mức
tiền tối thiểu của một thư tín dụng là 05 triệu đồng. Tiền gửi thư tín dụngkhông được
hưởng lãi
Mỗi thư tín dụng chỉ dùng để trả cho một đơn vị bán
Thời hạn hiệu lực của một thư tín dụng là 03 tháng kể từ ngày Ngân hàng bên mua
nhận mở thư tín dụng
Thư tín dụng chỉ được áp dụngthanhtoán khác địa phương nhưng trong cùng một
hệ thống Ngân hàng và có tính ký hiệu mật. Trường hợp thanhtoán khác hệ thống
Ngân hàng thì phải thông qua Ngân hàng Nhà nước.
Bên bán có trách nhiệm giao hàng cho bên mua sau khi nhận được giấy báo đã mở
thư tín dụng
Ngân hàng phục vụ bên bán trả tiền cho bên bán căn cứ vào hoá đơn, vận đơn hoặc
các chứng từ giao nhận hàng có chữ ký của đại diện bên mua kèm theo giấy uỷ nhiệm
của bên mua, do bên bán xuất trình với Ngân hàng, phù hợp với các điều khoản quy
định thống nhất giữa hai bên mua, bán được ghi trên thư tín dụng
Thư tín dụng chỉ trả tiền bằng chuyển khoản, ghi vào tài khoản của bên bán.
[...]... bảo quản tiền cho các đơn vị và cá nhân; Hai là, các doanh nghiệp, các đại lý bán hàng cho doanh nghiệp sản xuất phải mở tài khoản tiền gửi không kỳ hạn tại tổ chức cung ứng dịch vụ thanhtoán để hàng ngày gửi tiềnmặtvàthanhtoánkhôngdùngtiền mặt, trong đó đóng thuế cho nhà nước bằng phương tiệnthanhtoánkhôngdùngtiềnmặt Thị trường thẻ ViệtNam đang phát triển với tốc độ chóng mặt (300%/năm... TTBT và chỉ sử dụng lãi suất tái cấp vốn của NHNN cho các tổ chức tín dụng Phần hai: Hoạt động thanhtoánkhôngdùngtiềnmặt ở ViệtNam I Tình hình TTKDTM ở ViệtNam những năm qua Theo đánh giá của các cơ quan chức năng, mức độ thanhtoán bằng tiềnmặt ở ViệtNam là rất phổ biến Khảo sát thực trạngthanhtoánnăm 2003 tại 750 doanh nghiệpViệtNam ở 3 miền Bắc, Trung, Nam cho thấy: các doanh nghiệp. .. Để đạt được mục tiêu phát triển thanhtoánkhôngdùngtiềnmặtgiai đoạn 2006 – 2010 và tầm nhìn đến năm 2020 là lượng tiềnmặt trên tổng phương tiệnthanhtoán ở ViệtNam sẽ giảm xuống còn 17% vào năm 2010 và xuống còn 10% vào năm 2020, hệ thống ngân hàng ViệtNam phải bắt đầu từ đâu? Trước hết ngân hàng cần phải đa dạng hoá loại hình thanhtoánkhôngdùngtiềnmặtvà đẩy mạnh công tác tuyên truyền;... tổ chức thanhtoán với Ngân hàng phát hành thẻ B Phương thức thanhtoánkhôngdùngtiềnmặt 1 Phương thức thanhtoán từng lần Tại ngân hàng (NH) trả tiền đối với các khoản thanhtoán của bản thân NH là đơn vị trả tiền, NH lập và nộp chứng từ thanhtoán vào NH nhà nước nơi mở tài khoản để thực hiệnthanhtoán Đối với các khoản thanhtoán của khách hàng của ngân hàng thương mại, NH trả tiền lập thêm... hợp pháp, chống tham nhũng NHNN ViệtNam nên gắn dịch vụ thanhtoánkhôngdùngtiềnmặt dựa vào công nghệ thông tin hiện đại để giải quyết các phương thức thanhtoán vốn nhanh và an toàn, như chuyển tiền điện tử trong hệ thống một NHTM hay liên ngân hàng, thanhtoán bù trừ điện tử do chi nhánh NHNN tỉnh, thành phố chủ trì và xây dựng các trung tâm thanhtoán séc ViệtNam là nước đi sau về công nghệ thanh. .. công nghệ thanhtoánkhôngdùngtiền mặt, nên có lợi thế tiếp nhận những công nghệ tin học tiêntiến của thế giới vào dịch vụ thanhtoánkhôngdùngtiềnmặt của ngành ngân hàng Lời kết Như vậy, đại điện cho công nghệ hiện đại, phương thức thanhtoánkhôngdùngtiềnmặt ra đời đã khắc phục được gần hết những nhược điểm của việc thanhtoán bằng tiền mặt, mang lại lợi ích cho Chính phủ và ngân hàng trong... chứng từ thanhtoán kèm các chứng từ thanhtoán của NH bên trả tiền nộp vào, NH nhà nước kiểm tra tính hợp lệ, đối chiếu, kiểm tra khả năng thanhtoán Nếu bảng kê không hợp lệ, NH bên trả tiềnkhông đủ khả năng thanhtoán thì trả lại NH bên trả tiền Nếu bảng kê hợp lệ và NH bên trả tiền đủ khả năng thanhtoán thì NH nhà nước tiến hành thanhtoán ngay và xử lý như sau: Trường hợp NH bên trả tiềnvà NH... caovà phải có thói quen thanhtoánkhôngdùngtiền mặt" Việt Namhiện có trên 80 triệu dân với thu nhập 400 USD/người/năm, trong đó 80% là nông dân với thu nhập thấp Các hình thức thanhtoán phi tiềnmặt của người ViệtNam mới dừng lại chủ yếu là sec, ủy nhiệm thu, chi, thư tín dụngvà thẻ thanh toán, thanhtoán điện tử , trong khi các nước tiêntiến khác đã tiến đến hàng trăm hình thức thanh toán. .. chuyển mạch kết nối máy ATM và các máy đầu cuối Mở rộng phát hành và sử dụng thẻ thanhtoán Tăng cường các dịch vụ mở tài khoản tiền gửi cá nhân vàthanhtoán qua ngân hàng, khuyến khích thanhtoánkhôngdùngtiềnmặt trong dân cư Có biện pháp hợp lý quản lý tài chính nói chung và quản lý tiềnmặt đối với các cơ quan Nhà nước Đổi mới mô hình tổ chức ngân hàng và hệ thống thanhtoán theo hướng tự động hoá... thức thanhtoán bằng thẻ 5.1 Khái niệm 5.2 Mô tả thẻ về mặt kỹ thuật 5.3 Các loại thẻ thanhtoán B Phương thức TTKDTM 1 Phương thức thanhtoán từng lần 2 Phương thức thanhtoán bù trừ 2.1 Khái niệm 2.2 Nguyên tắc 2.3 Thực trạngthanhtoán bù trừ ở ViệtNamhiện nay 2.4 Một số giảipháp trong thời gian tới Phần hai: Hoạt động TTKDTM ở ViệtNam I tình hình TTKDTM ở ViệtNam trong những năm qua II Thực trạng . Báo cáo tốt nghiệp “Thực Trạng Và
Giải Pháp Thanh Toán Không Dùng
Tiền Mặt Việt Nam Hiện Nay”
MỤC LỤC
Báo cáo tốt nghiệp “Thực Trạng Và Giải Pháp Thanh. việc thanh toán không dùng tiền mặt, em đã quyết định lựa chọn đề tài “Thực
Trạng Và Giải Pháp Thanh Toán Không Dùng Tiền Mặt Việt Nam Hiện Nay”. Tuy
nhiên