1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Giải pháp tăng cường công tác quản lý nhà nước về đầu tư công trên địa bàn thành phố hà nội đến năm 2025

83 23 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 83
Dung lượng 190,95 KB

Nội dung

Theo Luật Đầu tư công 2014, Đầu tư theo hình thức đối tác công tư Public – Private Partner PPP là đầu tư được thực hiện trên cơ sở hợp đồng giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền và nhà đầu

Trang 1

BỘ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ HỌC VIỆN CHÍNH SÁCH VÀ PHÁT TRIỂN

-o0o -KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

Đề tài:

“Giải pháp tăng cường công tác quản lý nhà nước về đầu tư

công trên địa bàn thành phố Hà Nội

đến năm 2025”

Giáo viên hướng dẫnSinh viên thực hiệnKhóa

NgànhChuyên ngành

: TS Nguyễn Thị Đông: Đặng Thị Ngọc Ngân: 8

: Kinh tế: Đầu tư

Hà Nội, năm 2021

Trang 2

Trước hết em xin trân trọng cảm ơn các thầy, cô giáo Học viện ChínhSách và Phát Triển nói chung và các thầy cô Bộ môn Đầu Tư nói riêng đãtrang bị cho em những kiến thức bổ ích cho bài khóa luận cũng như công việc

và cuộc sống sau này của em

Đặc biệt, em xin trân trọng cảm ơn TS Nguyễn Thị Đông đã tận tìnhhướng dẫn và giúp đỡ em trong suốt quá trình thực hiện và hoàn thành bàikhóa luận tốt nghiệp này

Em cũng xin bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc tới Ban lãnh đạo và các anh,chị tại phòng Kế hoạch – Tổng hợp thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố

Hà Nội đã tạo điều kiện thuận lợi, giúp đỡ em trong việc thu thập tài liệu vàcác số liệu cho bài khóa luận

Vì thời gian nghiên cứu có hạn và trình độ, kiến thức còn hạn chế nêntrong quá trình hoàn thiện bài khóa luận này nên em không tránh khỏi nhữngsai sót Kính mong nhận được những ý kiến đóng góp từ các thầy, các cô đểbài khóa luận của em được hoàn thiện hơn

Trang 3

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 3

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐẦU TƯ CÔNG Ở CẤP ĐỊA PHƯƠNG 6

1.1 Khái quát về đầu tư công 6

1.1.1 Khái niệm đầu tư công 6

1.1.2 Các lĩnh vực đầu tư công 7

1.1.3 Các hình thức đầu tư công 10

1.1.4 Vai trò của đầu tư công đối với sự phát triển kinh tế - xã hội 11

1.2 Quản lý nhà nước về đầu tư công 12

1.2.1 Khái niệm quản lý nhà nước về đầu tư công 12

1.2.2 Sự cần thiết của quản lý nhà nước về đầu tư công 13

1.2.3 Nguyên tắc quản lý nhà nước về đầu tư công 14

1.2.4 Nội dung quản lý nhà nước về đầu tư công 14

1.2.5 Cơ quan quản lý nhà nước về đầu tư công 15

1.2.6 Các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước về đầu tư công 19

1.3 Kinh nghiệm quản lý nhà nước về đầu tư công 23

1.3.1 Kinh nghiệm của Hàn Quốc 23

1.3.2 Kinh nghiệm của Nhật Bản 25

1.3.3 Kinh nghiệm của một số địa phương trong nước 27

1.3.4 Bài học kinh nghiệm rút ra 30

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI ĐẦU TƯ CÔNG TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI GIAI ĐOẠN 2016-2020 32

2.1 Khái quát chung về đầu tư công trên địa bàn Thành phố Hà Nội giai đoạn 2016-2020 32

2.1.1 Tình hình kinh tế - xã hội 32

2.1.2 Tình hình đầu tư công 36

2.2 Thực trạng quản lý nhà nước về đầu tư công trên địa bàn Thành phố Hà Nội 38

Trang 4

2.2.1 Ban hành và thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về đầu tư

công 38

2.2.2 Xây dựng và tổ chức thực hiện chiến lược, chương trình, kế hoạch, quy hoạch, chính sách đầu tư công 40

2.2.3 Tổ chức bộ máy Quản lý Nhà nước đối với đầu tư công 45

2.2.4 Đánh giá hiệu quả đầu tư công; kiểm tra, thanh tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về đầu tư công 47

2.2.5 Xử lý vi phạm, giải quyết khiếu nại, tố cáo của tổ chức, cá nhân liên quan đến đầu tư công 50

2.2.6 Khen thưởng cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có thành tích trong hoạt động đầu tư công 50

2.3 Đánh giá công tác quản lý nhà nước về đầu tư công trên địa bàn Thành phố Hà Nội 51

2.3.1 Kết quả đạt được 51

2.3.2 Hạn chế, tồn tại 52

2.3.3 Nguyên nhân của hạn chế, tồn tại 55

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐẦU TƯ CÔNG TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI ĐẾN NĂM 2025 58

3.1 Bối cảnh mới về đầu tư công Thành phố Hà Nội giai đoạn đến năm 2025 58

3.1.1 Mục tiêu và trọng tâm phát triển thành phố đến năm 2025 58

3.1.2 Nhu cầu về đầu tư xây dựng cơ bản và và khả năng cân đối từ ngân sách địa phương 59

3.2 Một số định hướng hoàn thiện quản lý nhà nước về đầu tư công trên địa bàn thành phố Hà Nội 63

3.2.1 Về quy mô đầu tư công 63

3.2.2 Về lĩnh vực đầu tư công 63

3.2.3 Về nguyên tắc lập kế hoạch đầu tư công trung hạn và hằng năm 64 3.2.4 Về nguyên tắc bố trí vốn kế hoạch đầu tư công trung hạn và hằng năm 65

3.3 Một số giải pháp nhằm tăng cường công tác quản lý nhà nước về đầu tư công trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn từ nay đến năm 2025 66

Trang 5

3.3.1 Ban hành và tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật về đầu

tư công 66 3.3.2 Nâng cao chất lượng công tác lập quy hoạch, kế hoạch đầu tư công

68

3.3.3 Xây dựng quy trình và nội dung quản lý đối với các dự án đầu tư công 70 3.3.4 Tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra, giám sát, đánh giá đầu tư

72

3.3.5 Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý về đầu tư công 74

KẾT LUẬN 76

Trang 6

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

A Bảng chữ viết tắt Tiếng Việt

Từ viết tắt Nghĩa đầy đủ

B Bảng chữ viết tắt Tiếng Anh

Từ Nghĩa đầy đủ Tiếng Anh Nghĩa đầy đủ Tiếng Việt

viết tắt

ODA Office Development Assistant Viện trợ phát triển chính thứcFDI Foreign Direct Invesment Đầu tư trực tiếp nước ngoàiGDP Gross Domestic Product Tổng sản phẩm quốc nội

GRDP Gross Regional Domestic Product Tổng sản phẩm trên địa bànPPP Public - Private Partnership Đầu tư theo hình thức đối tác

công tưBOT Build - Operate - Transfer Xây dựng - Vận hành - Chuyển

giao

BOO Build - Own – Operate Xây dựng – Sở hữu – Vận hànhBLT Build - Lease - Transfer Xây dựng - Cho thuê - Chuyển

giao

Trang 7

BTL Build – Transfer - Lease Xây dựng – Chuyển giao – Cho

thuêO&M Operations - Maintenance Kinh doanh – Quản lý

NGO Non Governmental Organization Viện trợ phi chính phủ nước

ngoàiICOR Incremental Capital – Output Ratio Tỷ lệ gia tăng của vốn so với

sản lượng

DANH SÁCH CÁC BẢNG SỬ DỤNG

2.1 Một số chỉ tiêu đầu tư công của thành phố Hà Nội 432.2 Tỷ trọng vốn đầu tư công/tổng vốn đầu tư xã hội của thành 43

phố Hà Nội

2.3 Chi đầu tư phát triển và XDCB bằng ngân sách địa phương 44

của thành phố Hà Nội

Trang 8

LỜI MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Tăng trưởng kinh tế có vai trò hết sức quan trọng đối với sự phát triểncủa đất nước, nó là điều kiện vật chất cần thiết để đảm bảo cho sự phát triển.Ngày nay, tăng trưởng kinh tế đã trở thành mục tiêu và động lực của nhiềuquốc gia trên thế giới, nhất là đối với các nước đang phát triển như Việt Nam.Trong đó đầu tư nói chung và đầu tư công nói riêng có vai trò hết sức quantrọng, tác động trực tiếp và quyết định đối với tăng trưởng kinh tế và pháttriển của một nền kinh tế

Trong thời gian qua, tại Việt Nam, đầu tư công đã góp phần quan trọngvào việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội vàcung ứng các dịch vụ công; tạo môi trường thúc đẩy phát triển kinh tế, xóađói, giảm nghèo, đảm bảo an sinh xã hội, tăng cường tiềm lực quốc phòng, anninh Thế nhưng bên cạnh những mặt đó, đầu tư công đang còn không ítnhững mặt hạn chế Lãng phí, thất thoát, kém hiệu quả đang là những câu nóithường xuyên được nhắc đến khi nói về đầu tư công ở Việt Nam hiện nay.Thực tế qua các năm cho thấy, nhu cầu và vốn đầu tư công của Hà Nộidành cho đầu tư phát triển là rất lớn Tuy nhiên, do những hạn chế trong Quản

lý nhà nước (QLNN) của thành phố, việc quản lý, sử dụng nguồn vốn nàychưa thực sự hiệu quả, vẫn còn thất thoát, lãng phí trong đầu tư, đặc biệt làđầu tư xây dựng cơ bản (XDCB) Trong bối cảnh mục tiêu phát triển rất cao,ngân sách luôn thiếu hụt, nợ công có xu hướng tăng cao, nhiều dự án đầu tưcông kém hiệu quả, vấn đề đầu tư công càng trở thành tâm điểm thảo luận củacác nhà nghiên cứu, các nhà quản lý nhà nước và người dân

Tăng cường công tác quản lý nhà nước đối với đầu tư công thành phố,đảm bảo yêu cầu đầu tư có trọng điểm, tránh dàn trải gắn với tái cơ cấu đầu tư

Trang 9

công; kiểm soát chặt chẽ và sử dụng hiệu quả các nguồn vốn là những vấn đềbức thiết hiện nay Do vậy, tác giả đã quyết định chọn đề tài “Giải pháp tăngcường công tác quản lý nhà nước về đầu tư công trên địa bàn thành phố HàNội đến năm 2025” làm đề tài khóa luận của mình.

2 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu

- Mục tiêu nghiên cứu: Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao công tác QLNN về đầu tư công trên địa bàn thành phố Hà Nội trong thời gian tới

- Nhiệm vụ nghiên cứu:

+ Hệ thống hóa những lý luận cơ bản về QLNN về đầu tư công

+ Thực trạng QLNN về đầu tư công trên địa bàn thành phố Hà Nội, làm

rõ kết quả đạt được, các hạn chế và nguyên nhân của hạn chế

+ Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao công tác QLNN về đầu tư công trên địa bàn thành phố Hà Nội trong thời gian tới

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu: QLNN đối với đầu tư công trên địa bàn thành phố Hà Nội

- Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu QLNN về đầu tư công trên địa bàn Thành phố Hà Nội từ năm 2016 đến nay

4 Phương pháp nghiên cứu

Khóa luận sử dụng các phương pháp nghiên cứu chủ yếu là:

- Phương pháp hệ thống hóa: Phương pháp hệ thống được sử dụng khiphân tích tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài khóa luận trong Phần mởđầu

Trang 10

- Phương pháp thu thập số liệu: Khóa luận sử dụng số liệu đã được công

bố trong các giáo trình, văn kiện, báo cáo cuối năm để làm cơ sở phân tích tình

hình đầu tư công trên địa bàn Thành phố Hà Nội

- Phương pháp thống kê và so sánh: Phương pháp này được sử dụng trongviệc thống kê những vấn đề có liên quan đến thực trạng QLNN về đầu tư

công của thành phố Hà Nội

- Phương pháp phân tích và tổng hợp: Phương pháp tổng hợp, phân tíchđược sử dụng trong việc tổng hợp, phân tích quy định của pháp luật và thựctrạng áp dụng các quy định của pháp luật về QLNN của UBND cấp tỉnh đốivới hoạt động đầu tư công

5 Kết cấu của khóa luận

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục bảng biểu, từ viết tắt, tài liệutham khảo, nội dung chính của khóa luận gồm ba chương:

- Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý nhà nước về đầu tưcông ở cấp địa phương

- Chương 2: Thực trạng quản lý nhà nước đối với đầu tư công trên địa bàn Thành phố Hà Nội giai đoạn 2016-2020

- Chương 3: Giải pháp tăng cường công tác quản lý nhà nước đối với đầu

tư công trên địa bàn Thành phố Hà Nội đến năm 2025

Trang 11

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐẦU TƯ CÔNG Ở CẤP ĐỊA PHƯƠNG

1.1 Khái quát về đầu tư công

1.1.1 Khái niệm đầu tư công

Theo World Bank, “Đầu tư công là khoản chi tiêu công giúp làm tăngthêm tích lũy vốn vật chất Tổng đầu tư công bao gồm đầu tư vào cơ sở hạ tầngvật chất do chính phủ trung ương, chính quyền địa phương và các công ty thuộckhu vực công thực hiện” Trong khi đó, OECD cho rằng đầu tư công được địnhnghĩa và đo lường khác nhau giữa các nước, nhưng nhìn chung muốn nói đếnđầu tư vào cơ sở hạ tầng vật chất (đường giao thông, tòa nhà chính phủ ) và cơ

sở hạ tầng mềm (ví dụ như hỗ trợ cho đổi mới, nghiên cứu và phát triển, ) vớithời gian sử dụng hữu ích kéo dài trên một năm Do vậy, OECD cho rằng thànhphần chủ yếu của đầu tư công là tổng tích lũy vốn cố định

Tại Việt Nam, khái niệm đầu tư công được quy định tại khoản 15 Điều

4 Luật đầu tư công năm 2019: “Đầu tư công là hoạt động đầu tư của Nhà nước vào các chương trình, dự án xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội và đầu tư vào các chương trình, dự án phục vụ phát triển kinh tế - xã hội.”

Như vậy, đầu tư công là một hoạt động đầu tư Tuy nhiên, không phảihoạt động đầu tư nào cũng được xem là đầu tư công Chỉ những hoạt độngđầu tư thỏa mãn hai tiêu chí: Nhà nước là chủ thể đầu tư và nội dung là đầu tưvào các dự án kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội và các chương trình, dự án phục

vụ phát triển kinh tế - xã hội (thuộc loại hình đầu tư phát triển) thì mới đượcxem là đầu tư công

Hoạt động đầu tư công bao gồm lập, thẩm định, quyết định chủ trươngđầu tư; lập, thẩm định, quyết định chương trình, dự án đầu tư công; lập, thẩmđịnh, phê duyệt, giao, triển khai thực hiện kế hoạch, dự án đầu tư công; quản lý,

sử dụng vốn đầu tư công; nghiệm thu, bàn giao chương trình, quyết toán dự

Trang 12

án đầu tư công; theo dõi và đánh giá, kiểm tra, thanh tra kế hoạch, chươngtrình, dự án đầu tư công.

1.1.2 Các lĩnh vực đầu tư công

Thứ nhất, đầu tư chương trình, dự án kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội.

Kết cấu hạ tầng có thể hiểu là các cơ sở vật chất, kỹ thuật, kiến trúcđóng vai trò nền tảng các hoạt động kinh tế - xã hội được diễn ra bình thường,liên tục Kết cấu hạ tầng gồm hai loại cơ bản: Kết cấu hạ tầng kinh tế và Kếtcấu hạ tầng xã hội

Kết cấu hạ tầng kinh tế bao gồm các công trình hạ tầng kỹ thuật như:năng lượng (điện, than, dầu khí ) phục vụ sản xuất và đời sống, các côngtrình giao thông vận tải (đường bộ, đường sắt, đường biển, đường hàngkhông, ) bưu chính - viễn thông, các công trình thủy lợi phục vụ sản xuấtnông - lâm - ngư nghiệp

Kết cấu hạ tầng xã hội bao gồm nhà ở, các cơ sở khoa học, trường học,bệnh viện, các công trình văn hóa, thể thao và các trang thiết bị đồng bộ vớichúng Đây là các điều kiện thiết yếu để nâng cao mức sống của người dân,bồi dưỡng và phát triển nguồn nhân lực phù hợp với nền kinh tế

Thứ hai, đầu tư phục vụ hoạt động của cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội.

Các hoạt động đầu tư trong lĩnh vực này tập trung vào việc ứng dụngcông nghệ thông tin trong hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nướchướng đến xây dựng chính phủ điện tử đầu tư mua sắm các trang thiết bị phục

vụ hoạt động của các cán bộ, công chức trong các cơ quan nhà nước, tổ chứcchính trị, tổ chức chính trị - xã hội và các viên chức trong đơn vị sự nghiệp

Thứ ba, đầu tư và hỗ trợ hoạt động cung cấp sản phẩm, dịch vụ công ích.

Trang 13

Đầu tư và hỗ trợ hoạt động cung cấp sản phẩm, dịch vụ công ích chính

là hoạt động đầu tư hoặc hỗ trợ của Nhà nước đối với việc cung cấp các sảnphẩm, dịch vụ thỏa mãn 3 tiêu chí: Là sản phẩm, dịch vụ thiết yếu đối với đờisống kinh tế - xã hội của đất nước, cộng đồng dân cư của một khu vực lãnhthổ mà Nhà nước cần bảo đảm vì lợi ích chung hoặc bảo đảm quốc phòng anninh; Việc sản xuất và cung ứng sản phẩm, dịch vụ này theo cơ chế thị trườngkhó khả năng bù đắp chi phí; Được cơ quan, tổ chức có thẩm quyền đặt hàng,

tổ chức đấu thầu theo giá hoặc phí do Nhà nước quy định Ví dụ như việc Nhànước thực hiện việc cung cấp thẻ bảo hiểm y tế cho người nghèo và người cóhoàn cảnh khó khăn, cung cấp dịch vụ y tế miễn phí cho trẻ em dưới 6 tuổi

Thứ tư, đầu tư của Nhà nước tham gia thực hiện dự án theo hình thức

đối tác công tư

Theo Luật Đầu tư công 2014, Đầu tư theo hình thức đối tác công tư (Public – Private Partner (PPP)) là đầu tư được thực hiện trên cơ sở hợp

đồng giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền và nhà đầu tư, doanh nghiệp dự

án để thực hiện, quản lý, vận hành dự án kết cấu hạ tầng, cung cấp các dịch vụcông Theo quy định của nghị định số 15/2015/NĐ-CP, đầu tư theo hình thứcPPP được thực hiện với các dự án xây dựng, cải tạo, vận hành, kinh doanh,quản lý công trình kết cấu hạ tầng, cung cấp trang thiết bị hoặc dịch vụ côngthông qua các loại hợp đồng sau:

- Hợp đồng Xây dựng - Kinh doanh - Chuyển giao (sau đây gọi tắt làhợp đồng BOT) là hợp đồng được ký giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền

và nhà đầu tư để xây dựng công trình kết cấu hạ tầng; sau khi hoàn thànhcông trình, nhà đầu tư được quyền kinh doanh công trình trong một thời hạnnhất định; hết thời hạn, nhà đầu tư chuyển giao công trình đó cho cơ quan nhànước có thẩm quyền

- Hợp đồng Xây dựng - Chuyển giao - Kinh doanh (sau đây gọi tắt là hợpđồng BTO) là hợp đồng được ký giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền và nhà

Trang 14

đầu tư để xây dựng công trình kết cấu hạ tầng; sau khi hoàn thành công trình,nhà đầu tư chuyển giao cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền và được quyềnkinh doanh công trình đó trong một thời hạn nhất định.

- Hợp đồng Xây dựng - Chuyển giao (sau đây gọi tắt là hợp đồng BT)

là hợp đồng được ký giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền và nhà đầu tư để xâydựng công trình kết cấu hạ tầng; nhà đầu tư chuyển giao công trình đó cho cơquan nhà nước có thẩm quyền và được thanh toán bằng quỹ đất để thực hiện Dự

án khác theo các điều kiện quy định tại Khoản 3 Điều 14 và Khoản 3 Điều 43Nghị định này

- Hợp đồng Xây dựng - Sở hữu - Kinh doanh (sau đây gọi tắt là hợp đồngBOO) là hợp đồng được ký giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền và nhà đầu

tư để xây dựng công trình kết cấu hạ tầng; sau khi hoàn thành công trình, nhàđầu tư sở hữu và được quyền kinh doanh công trình đó trong một thời hạnnhất định

- Hợp đồng Xây dựng - Chuyển giao - Thuê dịch vụ (sau đây gọi tắt làhợp đồng BTL) là hợp đồng được ký giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền và nhàđầu tư để xây dựng công trình kết cấu hạ tầng; sau khi hoàn thành công

trình, nhà đầu tư chuyển giao cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền và đượcquyền cung cấp dịch vụ trên cơ sở vận hành, khai thác công trình đó trong mộtthời hạn nhất định; cơ quan nhà nước có thẩm quyền thuê dịch vụ và thanh toáncho nhà đầu tư theo các điều kiện quy định tại Khoản 2 Điều 14 Nghị định này

- Hợp đồng Xây dựng - Thuê dịch vụ - Chuyển giao (sau đây gọi tắt làhợp đồng BLT) là hợp đồng được ký giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền vànhà đầu tư để xây dựng công trình kết cấu hạ tầng; sau khi hoàn thành côngtrình, nhà đầu tư được quyền cung cấp dịch vụ trên cơ sở vận hành, khai tháccông trình đó trong một thời hạn nhất định; cơ quan nhà nước có thẩm quyềnthuê dịch vụ và thanh toán cho nhà đầu tư theo các điều kiện quy định tại Khoản

Trang 15

2 Điều 14 Nghị định này; hết thời hạn cung cấp dịch vụ, nhà đầu tư chuyển giao

công trình đó cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền

- Hợp đồng Kinh doanh - Quản lý (sau đây gọi tắt là hợp đồng O&M)

là hợp đồng được ký giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền và nhà đầu tư đểkinh doanh một phần hoặc toàn bộ công trình trong một thời hạn nhất định

1.1.3 Các hình thức đầu tư công

Đầu tư công được thực hiện thông qua 2 hình thức: đầu tư theo Chươngtrình đầu tư công và đầu tư theo Dự án đầu tư công Cụ thể:

Thứ nhất, về Chương trình đầu tư công:

Chương trình đầu tư công là một tập hợp các mục tiêu, nhiệm vụ vàgiải pháp nhằm thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội Chươngtrình đầu tư công bao gồm: chương trình mục tiêu quốc gia và chương trìnhmục tiêu Chương trình mục tiêu quốc gia là chương trình đầu tư công nhằmthực hiện các mục tiêu kinh tế - xã hội của từng giai đoạn cụ thể trong phạm

vi cả nước Chương trình mục tiêu là chương trình đầu tư công nhằm thựchiện một hoặc một số mục tiêu trong từng ngành, ở một số vùng lãnh thổtrong từng giai đoạn cụ thể

Thứ hai, về Dự án đầu tư công:

Dự án đầu tư công là dự án đầu tư sử dụng toàn bộ hoặc một phần vốn đầu

tư công Trong đó, dự án đầu tư là tập hợp đề xuất bỏ vốn trung hạn hoặc dài hạn

để tiến hành các hoạt động đầu tư trên địa bàn cụ thể, trong khoảng thời gian xácđịnh Còn vốn đầu tư công theo quy định bao gồm: vốn ngân sách nhà nước; vốncông trái quốc gia; vốn trái phiếu Chính phủ; vốn trái phiếu chính quyền địaphương; vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) và vốn vay ưu đãi của các nhàtài trợ nước ngoài; vốn tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước; vốn từ nguồn thu

để lại cho đầu tư nhưng chưa được vào cân đối ngân sách nhà nước; các khoảnvốn vay khác của ngân sách địa phương để đầu tư

Trang 16

Trên thực tế các dự án đầu tư công rất đa dạng về quy mô, tính chất vàtầm quan trọng Vì vậy, để phục vụ cho công tác phân cấp thẩm quyền quyếtđịnh đầu tư và phân cấp công tác QLNN về đầu tư công, pháp luật hiện hànhquy định về việc phân loại các dự án đầu tư công trên một số tiêu chí Theoquy định tại Điều 6 Luật Đầu tư công 2019, căn cứ vào tính chất, dự án đầu tưcông gồm:

(i) Dự án có cấu phần xây dựng (là dự án đầu tư: xây dựng mới, cải tạo,nâng cấp, mở rộng dự án đã đầu tư xây dựng, bao gồm cả phần mua tài sản,trang thiết bị của dự án)

(ii) Dự án không có cấu phần xây dựng (là dự án mua tài sản, nhậnchuyển nhượng quyền sử dụng đất, mua, sửa chữa, nâng cấp trang thiết bị, máy

móc và các dự án khác không được xác định là dự án có cấu phần xây dựng).Căn cứ vào mức độ quan trọng và quy mô, dự án đầu tư công được phân loạithành: dự án quan trọng quốc gia; dự án nhóm A; dự án nhóm B; dự án nhómC

1.1.4 Vai trò của đầu tư công đối với sự phát triển kinh tế - xã hội

Một là, đầu tư công góp phần mở ra khả năng thu hút các luồng vốn

đầu tư đa dạng cho phát triển kinh tế - xã hội

Hai là, đầu tư công góp phần phát triển cơ sở hạ tầng đồng bộ, hiện đại,

tạo điều kiện để phát triển các vùng kinh tế động lực, các vùng trọng điểm và

từ đó tạo ra các tác động lan toả lôi kéo các vùng liền kề phát triển

Ba là, đầu tư công trực tiếp tác động đến các vùng nghèo, hộ nghèo

thông qua việc cải thiện hạ tầng và nâng cao điều kiện sống của nhân dân

Bốn là, đầu tư công góp phần vào việc giữ gìn môi trường.

Năm là, đầu tư công tạo điều kiện nâng cao trình độ kiến thức và cải

thiện tình trạng sức khoẻ cho người dân, góp phần giảm thiểu bất bình đẳng

về mặt xã hội cho người nghèo

Trang 17

1.2 Quản lý nhà nước về đầu tư công

1.2.1 Khái niệm quản lý nhà nước về đầu tư công

Cùng với sự xuất hiện của nhà nước, QLNN là sự tác động có tổ chức

và điều chỉnh bằng quyền lực Nhà nước đối với hành vi hoạt động của conngười và các quá trình xã hội nhằm duy trì và phát triển trật tự pháp luật vàcác mối quan hệ xã hội để thực hiện nhiệm vụ và chức năng của Nhà nướctrong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ tổ quốc Xã hội chủnghĩa Xét theo nghĩa rộng, QLNN là tất cả hoạt động của bộ máy nhà nước,bao gồm: hoạt động lập pháp, hành pháp đến tư pháp Xét theo nghĩa hẹp,QLNN là hoạt động quản lý do cơ quan hành chính nhà nước thực hiện Đây

là hoạt động chấp hành hiến pháp, luật và điều hành trên cơ sở hiến pháp vàluật đó, vì thế còn gọi là hoạt động chấp hành và điều hành

Như vậy, có thể hiểu QLNN là hoạt động mang tính chất chấp hành vàđiều hành của các cơ quan hành chính chính nước trên cơ sở thi hành hiếnpháp, luật, văn bản của các cơ quan nhà nước cấp trên nhằm đáp ứng các nhucầu hợp pháp của công dân, duy trì sự ổn định và phát triển của xã hội

Từ khái niệm đầu tư công, hoạt động đầu tư công và khái niệm QLNN đãnêu ở trên, có thể hiểu QLNN về đầu tư công là hoạt động của các cơ quan hànhchính nhà nước và người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nướcnhằm chấp hành các quy định của Hiến pháp, luật, văn bản quy phạm pháp luậtcủa cơ quan nhà nước cấp trên trong lĩnh vực đầu tư công và điều hành hoạtđộng đầu tư của Nhà nước vào các chương trình, dự án xây dựng kết cấu hạ tầngkinh tế - xã hội, các chương trình, dự án phục vụ phát triển kinh tế

- xã hội, qua đó góp phần sử dụng hiệu quả vốn đầu tư công, đảm bảo côngbằng xã hội, thúc đẩy sự phát triển bền vững của nền kinh tế, giữ vững an ninh,bảo đảm quốc phòng

Trang 18

1.2.2 Sự cần thiết của quản lý nhà nước về đầu tư công

Quản lý nhà nước về đầu tư công nhằm phát huy tiềm năng của cácthành phần kinh tế, điều chỉnh các quan hệ xã hội để các quan hệ lao độngsáng tạo được tiến hành một các tối ưu, các quan hệ lợi ích được thực hiệnmột cách công bằng, văn minh, phát huy các lợi ích trước mắt và lâu dài; hỗtrợ tập trung cho các công dân có điều kiện đóng góp vào mục tiêu “dân giàu,nước mạnh” bằng tạo các tiền đề về ý chí, khát vọng và niềm tin vào conđường làm giàu, về các tri thức và thông tin có liên quan đến đầu tư, các hànhlang pháp lý, các phương tiện sản xuất kinh doanh mà công dân không thể tựlực được như: vốn, cơ sở hạ tầng, các điều kiện mở rộng thị trường trong vàngoài nước; bảo vệ và tăng cường mở rộng môi trường kinh doanh, môitrường thiên nhiên Bên cạnh đó, để đạt được hiệu quả phân bổ cần có danhmục các chương trình dự án đầu tư công được sắp xếp theo thứ tự ưu tiên, trên

cơ sở các danh mục đó chính quyền địa phương sẽ phân bổ cho các nguyêntắc để đạt được các mục tiêu nhất định Nhờ có hoạt động QLNN nên các đốitượng quản lý sẽ có ý thức hơn trong việc chấp hành Vì vậy hoạt động quản

lý sẽ được giúp ngăn ngừa được các hành vi vi phạm pháp luật trong đầu tưcông Ngược lại, nếu không có hoạt động QLNN có thể dẫn đến việc đầu tưdàn trải, không đúng đối tượng, lãng phí và kém hiệu quả

Nhờ có hoạt động QLNN về đầu tư công sẽ xử lý kịp thời các vi phạmtrong hoạt động đầu tư công, thông qua hoạt động kiểm tra, thanh tra giám sátmới phát hiện ra các vi phạm, từ đó có chế tài xử phạt phù hợp Phát hiện cácvăn bản quy phạm về đầu tư công có nội dung chưa phù hợp so với thực tiễn,những bất hợp lý, từ đó kịp thời sửa đổi, bổ sung hoặc kiến nghị với các cơquan có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung để góp phần nâng cao hiệu quả đầu tưcông Hơn nữa đối với đầu tư công, vốn đầu tư thuộc sở hữu nhà nước, do đó,Nhà nước cần phải quản lý để vốn đó được sử dụng đúng mục đích, tránh lãngphí, tham ô, thất thoát, bảo toàn giá trị của đồng vốn đầu tư

Trang 19

1.2.3 Nguyên tắc quản lý nhà nước về đầu tư công

Luật Đầu tư công 2019 là văn bản quy phạm pháp luật có hiệu lực pháp lýcao nhất trong hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật quy định các vấn đềliên quan đến lĩnh vực đầu tư công không quy định rõ nguyên tắc QLNN vềđầu tư công Tuy nhiên, tại Điều 12 Luật này có quy định các nguyên tắc quản

lý đầu tư công Trên góc độ lý luận, quản lý là khái niệm có nội hàm rộng vàbao hàm khái niệm QLNN Do đó, có thể thấy rằng, những nguyên tắc quản lýđầu tư công cũng là những nguyên tắc QLNN về đầu tư công Đó là nhữngnguyên tắc sau:

 Tuân thủ các quy định của pháp luật về quản lý và sử dụng vốn đầu tư công

 Phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, kế hoạch phát triểnkinh tế - xã hội 05 năm của đất nước và quy hoạch có liên quan theo quy địnhcủa pháp luật về quy hoạch

 Thực hiện đúng trách nhiệm và quyền hạn của cơ quan quản lý nhà nước,

tổ chức, cá nhân liên quan đến quản lý và sử dụng vốn đầu tư công

 Quản lý việc sử dụng vốn đầu tư công theo đúng quy định đối với từngnguồn vốn; bảo đảm đầu tư tập trung, đồng bộ, chất lượng, tiết kiệm, hiệu quả

và khả năng cân đối nguồn lực; không để thất thoát, lãng phí

 Bảo đảm công khai, minh bạch trong hoạt động đầu tư công

1.2.4 Nội dung quản lý nhà nước về đầu tư công

 Ban hành và tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật về đầu tư công

 Xây dựng và tổ chức thực hiện chiến lược, chương trình, kế hoạch, quy hoạch, giải pháp, chính sách đầu tư công

 Theo dõi, cung cấp thông tin về quản lý và sử dụng vốn đầu tư công

Trang 20

 Đánh giá hiệu quả đầu tư công; kiểm tra, thanh tra việc thực hiện cácquy định của pháp luật về đầu tư công, việc tuân thủ quy hoạch, kế hoạch đầu tưcông.

 Xử lý vi phạm pháp luật, giải quyết khiếu nại, tố cáo của tổ chức, cá nhân liên quan đến hoạt động đầu tư công

 Khen thưởng cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có thành tích trong hoạt động đầu tư công

 Hợp tác quốc tế về đầu tư công

1.2.5 Cơ quan quản lý nhà nước về đầu tư công

Theo quy định tại Khoản 12 Điều 4 Luật Đầu tư công 2019, cơ quanQLNN về đầu tư công bao gồm Chính phủ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư và UBNDcác cấp Để giúp các cơ quan QLNN về đầu tư công thực hiện chức năng củamình, theo quy định tại Khoản 11 Điều 4 Luật Đầu tư công 2019 thì cơ quanchuyên môn quản lý đầu tư công bao gồm các đơn vị có chức năng quản lýđầu tư công thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư; đơn vị được giao quản lý đầu tưcông của Bộ, cơ quan trung ương, địa phương; phòng, ban có chức năng quản

lý đầu tư công thuộc UBND dân cấp huyện, cấp xã

a Chính phủ

Trong lĩnh vực đầu tư công, Chính phủ là cơ quan hành chính nhà nướccao nhất, thực hiện quyền hành pháp, Chính phủ có những nhiệm vụ và quyềnhạn sau đây:

(i) Thống nhất QLNN về đầu tư công

(ii) Trình Quốc hội ban hành luật, nghị quyết; trình Ủy ban thường vụ Quốc hội ban hành pháp lệnh, nghị quyết về đầu tư công

(iii) Ban hành văn bản pháp luật về đầu tư công

(iv) Trình Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư chương trình mục tiêu quốcgia, dự án quan trọng quốc gia

Trang 21

(v) Quyết định chủ trương đầu tư chương trình mục tiêu theo quy định tại Khoản

2 Điều 17 Luật Đầu tư công 2019

(vi) Lập và trình Quốc hội quyết định, điều chỉnh kế hoạch đầu tư công trunghạn và hàng năm

(vii) Tổ chức thực hiện kế hoạch đầu tư công trung hạn và hàng năm

(viii) Báo cáo Quốc hội về tình hình thực hiện kế hoạch đầu tư công trung hạn

và hàng năm, các chương trình mục tiêu quốc gia, dự án quan trọng quốc gia.(ix) Tổ chức kiểm tra, thanh tra việc thực hiện kế hoạch đầu tư công trung hạn

và hàng năm, kiểm tra thực hiện các chương trình, dự án sử dụng vốn ngânsách trung ương, vốn công trái quốc gia, vốn trái phiếu Chính phủ, kiểm traviệc thực hiện các mục tiêu, chính sách đầu tư công của địa phương

b Bộ Kế hoạch và Đầu tư

Trong lĩnh vực đầu tư công, Bộ Kế hoạch và Đầu tư được xác định là

cơ quan có trách nhiệm và thẩm quyền chính trong việc giúp Chính phủ thựchiện chức năng của mình trong lĩnh vực này Bộ Kế hoạch và Đầu tư có cácnhiệm vụ, quyền hạn sau:

(i) Ban hành hoặc trình cấp có thẩm quyền ban hành văn bản pháp luật liênquan đến đầu tư công, các nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ và sử dụngvốn đầu tư công;

(ii) Chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính báo cáo Chính phủ xác định vốn đầu tưngân sách nhà nước chi cho đầu tư phát triển của quốc gia theo từng ngành, lĩnh

vực trong kế hoạch đầu tư công trung hạn và hằng năm;

(iii) Tổng hợp trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ kế hoạch đầu tư công trung hạn và hằng năm của quốc gia;

Trang 22

(iv) Tổng hợp trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ xem xét, báo cáo Quốchội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội điều chỉnh kế hoạch đầu tư công trung hạn vàhằng năm của quốc gia;

(v) Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan thẩm định nguồn vốn và khả năng cân đối vốn theo quy định tại Điều 33 của Luật này;

(vi) Chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện thống nhất quản lý nhà nước

về các chương trình mục tiêu quốc gia;

(vii) Tổ chức thực hiện, theo dõi, kiểm tra, đánh giá, thanh tra kế hoạch, chương

trình, dự án và các nhiệm vụ quản lý nhà nước khác về đầu tư công

c Bộ Tài Chính

(i) Phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư lập kế hoạch đầu tư trung hạn và hằng

năm

(ii) Phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư xác định tổng vốn đầu tư nguồn ngân

sách nhà nước, vốn công trái quốc gia và huy động vốn trái phiếu Chính phủ,vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước trong kế hoạch đầu tư công trunghạn và hằng năm

(iii) Phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư thẩm định về nguồn vốn và khảnăng cân đối vốn các dự án sử dụng vốn ngân sách trung ương, vốn công tráiquốc gia, vốn trái phiếu Chính phủ và các nguồn vốn khác theo quy định củapháp luật

(iv) Chủ trì, phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn các cơ quan tàichính của địa phương cân đối kinh phí thường xuyên để thanh toán các chi phílập, thẩm định, quyết định chủ trương đầu tư, phê duyệt quyết định đầu tư cácchương trình và bảo trì, vận hành các dự án đưa vào sử dụng

(v) Báo cáo Chính phủ tình hình giải ngân, quyết toán kế hoạch, chương trình,

dự án

Trang 23

d Ủy ban nhân dân cấp tỉnh: Với tư cách là cơ quan hành chính nhà nước ở

tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, đồng thời là cơ quan thẩm quyềnchung, UBND cấp tỉnh được xác định là một trong các chủ thể QLNN về đầu

tư công Luật Đầu tư công 2019 quy định UBND cấp tỉnh có các nhiệm vụ,quyền hạn sau:

(i) Thực hiện quản lý nhà nước về đầu tư công trên địa bàn theo quy định của pháp luật

(ii) Trình Hội đồng nhân dân cấp tỉnh các nội dung sau đây: Quyết định chủtrương đầu tư chương trình, dự án đầu tư công sử dụng vốn ngân sách địa

phương; Xem xét, có ý kiến về chủ trương đầu tư dự án thuộc thẩm quyềnquyết định chủ trương đầu tư của Thủ tướng Chính phủ theo quy định tạikhoản 4 Điều 17 của Luật này; Xem xét, quyết định kế hoạch đầu tư côngtrung hạn và hằng năm theo danh mục và mức vốn bố trí cho từng dự án dođịa phương quản lý

(iii) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh được ủy quyền cho cấp phó hoặc ngườiđứng đầu cơ quan chuyên môn quyết định đầu tư đối với dự án nhóm B, nhóm

C thuộc cấp tỉnh quản lý, trừ dự án quy định tại điểm c khoản 1 Điều 35 của Luật này

(iv) Tổ chức thực hiện và theo dõi, đánh giá kế hoạch đầu tư công thuộc nguồn vốn đầu tư công do cấp mình quản lý

(v) Phối hợp với Bộ, cơ quan trung ương tổ chức thực hiện, theo dõi, kiểm tra,đánh giá chương trình, dự án trên địa bàn tỉnh

Sở Kế hoạch và Đầu tư được xác định là cơ quan chuyên môn có trách nhiệmchính trong việc tham mưu, giúp việc cho UBND cấp tỉnh trong quản lý nhànước về đầu tư công

e Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã: Với tư cách là cơ quan hành chính nhà

nước thẩm quyền chung, UBND cấp huyện, cấp xã cũng được xác định là cơ

Trang 24

quan QLNN về đầu tư công Luật Đầu tư công 2019 quy định UBND cấp tỉnh

có các nhiệm vụ, quyền hạn sau:

(i) Tổ chức lập kế hoạch đầu tư công trung hạn và hằng năm thuộc cấp mình quản lý

(ii) Tổ chức thẩm định chương trình, dự án thuộc cấp mình quản lý

(iii) Trình Hội đồng nhân dân cùng cấp các nội dung sau đây: Quyết định chủtrương đầu tư chương trình, dự án đầu tư công sử dụng vốn ngân sách địaphương, bao gồm vốn bổ sung có mục tiêu từ ngân sách cấp trên; Tham gia ýkiến về chủ trương đầu tư dự án thuộc thẩm quyền quyết định chủ trương đầu

tư của Thủ tướng Chính phủ theo quy định tại khoản 4 Điều 17 của Luật này

và của Hội đồng nhân dân cấp trên; Quyết định kế hoạch đầu tư công trunghạn và hằng năm vốn ngân sách địa phương do cấp mình quản lý

(iv) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã quyết định đầu tư chươngtrình, dự án theo quy định tại khoản 4 Điều 35 của Luật này

(v) Tổ chức thực hiện, theo dõi, đánh giá, kiểm tra, thanh tra kế hoạch, chương

trình, dự án và các nhiệm vụ quản lý nhà nước khác về đầu tư công theo phân cấp quản lý

(vi) Phối hợp với cơ quan, tổ chức có liên quan triển khai thực hiện, theo dõi, kiểm tra, đánh giá chương trình, dự án trên địa bàn

Đối với UBND cấp huyện, Phòng Tài chính - Kế hoạch theo quy định đượccác định là cơ quan chuyên môn có trách nhiệm chính trong việc giúp UBNDcấp huyện QLNN về đầu tư công

1.2.6 Các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước về đầu tư công

1.2.6.1 Chủ thể quản lý:

Một là, năng lực quản lý của người lãnh đạo, trình độ chuyên môn của

cán bộ, công chức trong bộ máy quản lý và đạo đức công vụ Đây là một nhân

Trang 25

tố quan trọng và mang tính quyết định tới chất lương, hiệu quả của công tácquản lý Để có thể quản lý tốt, đội ngũ cán bộ, công chức cần có trình độchuyên môn vững vàng; cán bộ có năng lực lãnh đạo, khả năng sử dụng nhânlực để có thể phân công nhiệm vụ phù hợp với từng người, từng bộ phận Bêncạnh đó, công tác QLNN đòi hỏi đội ngũ cán bộ, công chức không những cótrình độ chuyên môn vững vàng mà còn phải có đạo đức nghề nghiệp.

Nếu bộ máy QLNN là những người có năng lực về chuyên môn và có tráchnhiệm trong công việc sẽ đưa ra được nhiều quyết sách đúng đắn, nhiều biệnpháp quản lý ngân sách hữu hiệu, từ đó nâng cao hiệu quả đầu tư công ở địaphương

Hai là, tổ chức bộ máy nhà nước quản lý ngân sách địa phương Nếu bộ

máy nhà nước quản lý ngân sách ở địa phương được tổ chức khoa học, có sựphân công, phân cấp cụ thể, rõ ràng sẽ làm giảm chi phí quản lý, nâng caohiệu quả, chất lượng công việc Các cơ quan quản lý có chức năng, nhiệm vụ

rõ ràng, không chồng chéo sẽ nâng cao hiệu quả của công tác quản lý, tạođiều kiện thuận lợi cho công tác quản lý và gắn trách nhiệm giải trình đối vớitừng cơ quan, tránh được việc khi xảy ra hậu quả không có cơ quan nào chịunhận trách nhiệm

Ba là, công khai minh bạch và trách nhiệm giải trình Đây vừa là yêu

cầu, vừa là điều kiện, động lực để nâng cao hiệu lực, hiệu quả của công tácQLNN

Bốn là, sự phối hợp giữa các cấp, các ngành và các đơn vị trong công

tác quản lý, điều hành hoạt động đầu tư công Phối hợp là sự kết hợp các hoạtđộng giữa các cơ quan, đơn vị với nhau một cách nhịp nhàng để các cơ quan,đơn vị thực hiện tốt hơn các chức năng, nhiệm vụ được giao, nhằm đạt đượccác mục tiêu chung về QLNN

Trang 26

1.2.6.2 Đối tượng quản lý

Các chủ đầu tư, nhà thầu nhận thức được trách nhiệm và quyền lợitrong thực hiện dự án, tuân thủ đúng quy định sẽ tạo thuận lợi cho việc thựchiện dự án, giải ngân và đảm bảo hiệu quả sử dụng vốn Các đơn vị dự toánchấp hành nghiêm kỷ luật tài khóa, đảm bảo chi tiêu tiết kiệm và hiệu quả sẽgóp phần nâng cao hiệu quả QLNN

1.2.6.3 Môi trường quản lý

Thứ nhất, hệ thống văn bản quy phạm pháp luật.

Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến đầu tư công vàQLNN đối với đầu tư công như: Luật Đầu tư công, Luật Ngân sách nhà nước,Luật Xây dựng, Luật Đấu thầu, Nghị quyết của Quốc hội ; Nghị định, Thông

tư, Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về QLNN đối với đầu tư công; quyđịnh về chức năng, nhiệm vụ của các cấp chính quyền và các cơ quan chuyênmôn Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật là nhân tố ảnh hưởng tới công tácQLNN đối với đầu tư công tại địa phương vì các văn bản pháp luật này là cơ

sở để chính quyền địa phương tổ chức thực hiện và điều hành hoạt động đầu

tư công, xác định được các nhiệm vụ cần thực hiện và trách nhiệm của mỗicấp chính quyền trong quá trình thực hiện

Hệ thống văn bản pháp luật QLNN đối với đầu tư công đảm bảo sựđồng bộ, không chồng chéo, các văn bản có sự hướng dẫn thống nhất, chi tiết,

dễ hiểu sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho sự chấp hành và điều hành hoạt độngđầu tư công tại địa phương, các quy định phù hợp với thực tiễn sẽ tạo thuậnlợi cho công tác thực thi và nâng cao hiệu quả đầu tư công

Thứ hai, phân cấp quản lý ngân sách nhà nước.

Việc quản lý ngân sách nhà nước do cấp quản lý hành chính cao hơn thựchiện có ưu điểm là tập trung quyền lực, thể hiện được ý muốn chủ quan củachính quyền cấp trên, thời gian thực hiện chu trình quản lý ngân sách nhà nước

Trang 27

nhanh chóng Tuy nhiên, không phân cấp quản lý ngân sách nhà nước sẽ cónhiều hạn chế như dễ rời xa nhu cầu thực tế của địa phương, không bao quátđược hết các nguồn thu của địa phương, phạm vi và đối tượng quản lý nhiều

và rộng, người dân khó có thể tham gia đóng góp ý kiến, giám sát hoạt độngthu-chi và quản lý ngân sách nhà nước; các cấp chính quyền của địa phương

bị động, không chủ động trong công tác tổ chức thực hiện ngân sách, thường

có tâm lý ỷ lại, trông chờ

Phân cấp quản lý ngân sách nhà nước là việc phân định phạm vi tráchnhiệm và quyền hạn giữa các cấp chính quyền trong việc quản lý, điều hành

và thực hiện nhiệm vụ thu - chi ngân sách nhà nước, làm cơ sở thực hiện cáchoạt động đầu tư công tại địa phương Việc phân cấp quản lý ngân sách nhànước theo hướng tăng thẩm quyền cho chính quyền cấp cơ sở sẽ giúp chínhquyền cấp cơ sở chủ động, tích cực hơn trong quá trình quản lý và điều hànhngân sách, chi đầu tư phát triển, từ đó sẽ giảm dần sự hỗ trợ từ ngân sách cấptrên Phân cấp quản lý ngân sách nhà nước hợp lý sẽ khuyến khích các địaphương trên địa bàn tỉnh, thành phố phấn đấu tăng thu ngân sách để đáp ứngnhiệm vụ chi

Thứ ba, thông tin và công nghệ thông tin.

Để ra được quyết định, các cơ quan quản lý cần thu thập và xử lý thôngtin Nếu thông tin thu thập được không đầy đủ, thiếu độ tin cậy thì hiệu quảcông tác quản lý sẽ không cao và ngược lại Thông tin về thủ tục hành chính,

cơ chế, chính sách… được công bố rộng rãi, kịp thời đến với các đối tượngquản lý và các cơ quan, đơn vị sử dụng ngân sách đầu tư công sẽ tạo điều kiệnthuận lợi để họ tuân thủ đúng quy định, do đó tạo thuận lợi cho công tác quản

lý Có thể nói chất lượng và tính kịp thời của thông tin là một trong nhữngnhân tố có ảnh hưởng đến hiệu quả công tác quản lý

Thực hiện tốt việc áp dụng công nghệ thông tin trong QLNN đối với đầu

tư công sẽ có tác động, ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả quản lý và chất lượng

Trang 28

phục vụ người dân, giúp các cơ quan QLNN có thẩm quyền kịp thời nắm bắtchính xác thông tin liên quan đến chi ngân sách Trên cơ sở đó, cơ quan quản

lý có thể ra quyết định điều chỉnh kịp thời để đảm bảo được nguồn thu, đápứng nhiệm vụ chi, hạn chế tối đa việc lãng phí trong sử dụng ngân sách

Thứ tư, chế tài xử phạt, lợi ích cá nhân, lợi ích tập thể.

Đây là một trong những nhân tố có ảnh hưởng tới kết quả công tácQLNN Nếu chế tài xử phạt nghiêm, đủ sức răn đe đối với cả chủ thể quản lý

và khách thể quản lý thì chắc chắn hiệu quả của công tác QLNN sẽ cao vàngược lại Đối với những tập thể, cá nhân hoàn thành tốt nhiệm vụ mà đượcđộng viên, khích lệ, khen thưởng kịp thời thì sẽ tạo động lực hoàn thànhnhiệm vụ tốt hơn

1.3 Kinh nghiệm quản lý nhà nước về đầu tư công

1.3.1 Kinh nghiệm của Hàn Quốc

Công tác quản lý đầu tư công của Hàn được đánh giá là gần gũi và phùhợp với nhiều nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam Hàn Quốc đã bắttay xây dựng một Khung quản lý đầu tư công vào năm 1999 Đây là sáng kiếngiúp cải thiện vấn đề tài khóa cũng như hiệu quả chi tiêu của Chính phủ chocác phúc lợi xã hội cũng như bộ máy nhà nước

Năm 1998, Chính phủ Hàn Quốc thành lập Nhóm đặc trách liên bộ để giảiquyết những vấn đề còn tồn tại; nâng cao tính minh bạch và hiệu quả quản lý đầu

tư công Nhóm đặc trách trực thuộc cả hai bộ, gồm: Bộ Kế hoạch và Ngân sách(hiện nay là Bộ Chiến lược và Tài chính Hàn Quốc), Bộ Xây dựng và Giao thông(nay là Bộ Đất đai, giao thông và hàng hải của Hàn Quốc)

Tháng 7/1999, Nhóm đặc trách ban hành “Kế hoạch toàn diện nhằm nângcao hiệu quả đầu tư công” (Khung quản lý đầu tư công) nhằm tăng cường hệthống giám sát quy trình thực hiện dự án do cơ quan ngân sách thực hiện Theo

đó, Chính phủ Hàn Quốc đã nỗ lực nâng cao hiệu quả đầu tư công bằng cách

Trang 29

thực hiện một hệ thống quản lý đầu tư công thống nhất, bao gồm quy trìnhđánh giá trước khi thực hiện, trong khi thực hiện và sau khi thực hiện dự án.

Đặc điểm chính của kế hoạch là tìm cách tiếp quản những nghiên cứukhả thi hiện có của các bộ chủ quản kể từ thập kỷ 1970, cụ thể như việcchuyển giao sở hữu cho các cơ quan ngân sách Đây là các khái niệm được đềcập cụ thể tại báo cáo nghiên cứ khả thi sơ bộ về Hệ thống đánh giá đầu tư.Báo cáo này được Nhóm đặc trách phát minh nhằm giải quyết thỏa thuận giữangân sách và các bộ chi tiêu ngân sách Thông qua báo cáo đó, Nhóm đặctrách tiến hành triển khai Hệ thống đánh giá đầu tư trước khi thực hiện dự án;đánh giá tính khả thi tổng thể của dự án đầu tư công quy mô lớn hơn từ quanđiểm của nền kinh tế quốc gia và giúp Chính phủ thiết kế được một dự án cụthể Hệ thống đánh giá đầu tư được cấp vốn bởi Trung tâm Quản lý đầu tư kếtcấu hạ tầng công và tư - Đơn vị trực thuộc Viện Phát triển Hàn Quốc Bằngcách này, Chính phủ Hàn Quốc đã tăng cường hệ thống đánh giá trước khitriển khai các dự án đầu tư công

Ngoài tăng cường đánh giá các dự án đầu tư công, Chính phủ HànQuốc đã xây dựng Hệ thống quản lý tổng chi phí dự án Hệ thống quản lýtổng chi phí dự án được đưa vào vận hành kể từ năm 1994, nhằm nâng caohiệu quả và góp phần điều chỉnh tổng chi phí dự án trong suốt chu kỳ triểnkhai dự án, từ giai đoạn lập kế hoạch đến giai đoạn hoàn thành xây dựng saukhủng hoảng tài chính

Ngoài nghiên cứu xây dựng và vận hành 2 hệ thống trên, Hàn Quốc cũngđưa vào thực hiện Hệ thống đánh giá lại tính khả thi (năm 1999) và Hệ thốngđánh giá lại nhu cầu (năm 2006) Mục đích nhằm xác minh tính đầy đủ của chiphí dự án và dựa báo nhu cầu đối với các dự án đang trong giai đoạn xây dựngthiết kế hoặc xây dựng và quyết định xem dự án có thể tiếp tục không?

Thực tế cho thấy, Hệ thống đánh giá lại tính khả thi và Hệ thống đánh giálại nhu cầu là công cụ hữu hiệu giúp Chính phủ Hàn Quốc kiểm soát nghiêm

Trang 30

ngặt các dự án thuộc diện phải thực hiện được Quốc hội cấp ngân sách, cũngnhư để ngăn chặn dự báo nhu cầu và dự toán chi phí đầu tư công không chínhxác Bằng cách này, hệ thống quản lý và đánh giá trong khi thực hiện dự ánđầu tư công của Hàn Quốc đã được tăng cường.

Bên cạnh xây dựng Khung pháp lý để kiểm soát và quản lý hoạt độngđầu tư công, vấn đề thúc đẩy thu hút khu vực tư nhân tham gia đầu tư vào các

dự án phát triển kết cấu hạ tầng cũng được Hàn Quốc xem là một trong nhữnggiải pháp hiệu quả cần tính đến trong chiến lược phát triển kinh tế dài hạn

1.3.2 Kinh nghiệm của Nhật Bản

Với Nhật Bản, chính sách tài khóa mở rộng của Chính phủ đã giúp đấtnước này quản lý đầu tư công hiệu quả bằng cam kết tăng nhu cầu trong nướcnhằm hạn chế thặng dư thương mại với Mỹ và chủ động triển khai thực hiện

kế hoạch về đầu tư công

Trước đây, đầu tư công ở Nhật Bản tập trung chủ yếu vào lĩnh vực an sinh

xã hội (chiếm từ 40 - 50% tổng mức đầu tư công), tiếp đến là ngành công nghiệp,chiếm khoảng 20% Trong khi đó, đầu tư công trong ngành nông - lâm

- ngư nghiệp và bảo tồn đất đai có tỷ trọng tương đối thấp Từ thực tế này cho thấy, việc phân bổ ngân sách giữa các bộ chưa thực sự linh hoạt

Nhằm tăng hiệu quả đầu tư công và giảm áp lực đối với ngân sách nhànước, từ giữa năm 2010, Chính phủ Nhật Bản thực hiện Chiến lược quản lýtài khóa, trong đó đề ra các mục tiêu củng cố tình hình tài khóa chặt chẽ Đểhoàn thành mục tiêu đặt ra, Chính phủ Nhật Bản đã triển khai thực hiện đồng

bộ nhiều giải pháp, trong đó tập trung quản lý chặt chẽ ngân sách trung ương

và địa phương Kết quả là đến năm 2015, tổng thâm hụt ngân sách của Chínhphủ ở cấp Trung ương và địa phương được cắt giảm một nửa so với năm 2010

và dự kiến chuyển sang thặng dư ngân sách vào năm 2020

Trang 31

Bên cạnh đó, Chiến lược này cũng đề ra tỷ lệ dư nợ đến năm 2021 phảigiảm so với GDP Đây là định hướng lớn nhằm tạo sự chuyển biến lớn cho hoạtđộng đầu tư công ở nước này, tạo thêm lợi ích kinh tế trong dài hạn Mặt khác,các cơ quan chức năng Nhật Bản sử dụng nhiều phương pháp phân tích chi phí

- lợi ích để thẩm định hiệu quả của các dự án đầu tư công

Về nguyên tắc, việc kết hợp kết quả theo các phương pháp khác nhauđối với cùng một công trình là khả thi Tuy nhiên, việc so sánh kết quả thẩmđịnh các dự án được cho là có tác động tương tự - sử dụng các phương phápthẩm định khác nhau là rất khó khăn do các công trình này không giống nhau

Ngoài ra, các cơ quan chức năng của Nhật Bản cũng đã công khaiphương pháp thẩm định các dự án đầu tư xây dựng cơ bản Chẳng hạn, đối vớicác dự án đường bộ/đường nội đô, Bộ Đất đai, Hạ tầng và Giao thông NhậtBản trước đây đã thực hiện các phương pháp thẩm định khác nhau và khôngcông bố chi tiết về các phương pháp

Mặc dù vậy, do quy trình này bị chỉ trích về tính minh bạch và các dự ánhoàn thành không mang lại kết quả như mong đợi, nên từ năm 1998, Nhật Bản

đã phải chuẩn hóa và công khai hóa quy trình và phương pháp thẩm định, vớiviệc ban hành “Hướng dẫn thẩm định khi phê duyệt dự án đầu tư công thuộcthẩm quyền của Bộ Xây dựng” và “Hướng dẫn chi tiết việc thẩm định khi phêduyệt dự án đầu tư công trong lĩnh vực đường bộ và đường nội đô” Theo đó,phương pháp thẩm định dự án đầu tư công cũng được ban hành thống nhất Điềunày giúp bảo đảm lựa chọn được các dự án tốt hơn, nhất là trong bối cảnh nguồnlực đầu tư công hạn chế và các dự án hạ tầng thường có quy mô lớn Đặc biệt, đểđảm bảo tính minh bạch, Nhật Bản đã chuẩn hóa và công khai quy trình vàphương pháp thẩm định, với việc ban hành những hướng dẫn chi tiết về việcthẩm định dự án đầu tư công theo từng lĩnh vực cụ thể và thống nhất Điều nàygiúp bảo đảm lựa chọn được các dự án tốt hơn, nhất là trong bối cảnh nguồn lựcđầu tư công hạn chế và các dự án hạ tầng thường có quy mô lớn

Trang 32

1.3.3 Kinh nghiệm của một số địa phương trong nước

1.3.3.1 Kinh nghiệm của Thành phố Đà Nẵng

Huy động vốn từ nguồn vốn nhà nước và các nguồn vốn khác cho đầu tưphát triển của Đà Nẵng được đánh giá là một trong những thành tựu nổi bật trongviệc huy động nguồn lực cho tăng trưởng của thành phố này Từ khi được chiatách thành đơn vị hành chính trực thuộc Trung ương (theo Nghị quyết của QuốcHội khóa IX về việc chia tách địa giới hành chính, kể từ ngày 01/01/1997); trongtừng giai đoạn, Đà Nẵng đã có sự cơ cấu và chuyển dịch nguồn vốn đầu tư côngmang tính tích cực và hợp lý Trong giai đoạn đầu mới chia tách, cần phải đầu tưvào phát triển cơ sở hạ tầng thì vốn đầu tư phát triển được hình thành từ nguồnngân sách nhà nước có tỷ lệ khá cao so với tổng vốn đầu tư phát triển của thànhphố Bên cạnh đó, để triển khai tốt nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA)thì thành phố đã có sự bố trí nguồn vốn đối ứng và chuẩn bị kỹ lưỡng các nguồnlực như: tiền mặt, nhân lực, cơ sở vật chất… để triển khai thực hiện các dự án cóhiệu quả Một đặc điểm khác trong cơ cấu hình thành vốn đầu tư công ở ĐàNẵng là tỷ trọng của vốn đầu tư xây dựng cơ bản có nguồn gốc từ thu tiền sửdụng đất trong tổng vốn đầu tư xây dựng cơ bản là khá cao; chính quyền thànhphố Đà Nẵng đã triển khai chủ trương “khai thác quỹ đất phát triển hạ tầng giaothông, kinh tế - xã hội”, do vậy đã làm cho tỷ trọng này của thành phố Đà Nẵngluôn ở mức khá cao Thành phố Đà Nẵng đã tập trung phát triển đồng bộ nhiềucông trình trọng điểm về kết cấu hạ tầng kỹ thuật của nền kinh tế, kết hợp vớicác công trình kiến trúng có quy mô lớn và các công trình do Trung ương đầu tư

đã hình thành nên diện mạo “đô thị trẻ” theo hướng hiện đại, góp phần phát triểnkinh tế - xã hội, tăng phúc lợi công cộng và cải thiện điều kiện sống của ngườidân Nếu xem xét đặc điểm đầu tư công theo lĩnh vực đầu tư tại Đà Nẵng, thì cóthể nhận thấy cơ cấu đầu tư công tại thành phố này đang có sự dịch chuyển từlĩnh vực kinh tế sang

Trang 33

các lĩnh vực xã hội và phát triển con người Điều này là hoàn toàn phù hợp với

xu hướng phát triển mang tính toàn diện và bền vững của nền kinh tế - xã hội

1.3.3.2 Kinh nghiệm của Hải Phòng

Theo Quyết định số 1079/2017/QĐ-UBND ngày 08/5/2017 của UBNDthành phố Hải Phòng, việc phân cấp, quản lý vốn đầu tư công đối với cácquận, huyện được quy định chặt chẽ hơn và có nhiều điểm mới do quy định

cũ có nhiều bất cập và chưa tạo nhiều thuận lợi trong thực hiện chủ trươngphân cấp vốn đầu tư công cho các quận, huyện của Thành phố

Quyết định số 1079/2017/QĐ-UBND tuân thủ nguyên tắc: Khắc phụctình trạng đầu tư dàn trải, hiệu quả thấp, chấm dứt cơ chế xin - cho, ngăn ngừacác hiện tượng tiêu cực trong việc quản lý, sử dụng vốn đầu tư công; bảo đảmminh bạch, công bằng trong phân bổ vốn đầu tư công Đặc biệt, phân cấp triệt

để cho các địa phương trong việc quản lý và sử dụng vốn đầu tư công, tạo sựchủ động, linh hoạt trong thực hiện các mục tiêu của địa phương Việc phâncấp cho các quận, huyện quản lý và sử dụng vốn đầu tư công góp phần tạo sựlinh hoạt, chủ động trong thực hiện các mục tiêu của địa phương

Trên cơ sở các quy định hiện hành về quản lý ngân sách nhà nước, quản

lý đầu tư công, kế hoạch đầu tư công hằng năm đã được Hội đồng nhân dânThành phố quyết định, Chủ tịch UBND Thành phố quyết định giao, điềuchỉnh tổng mức vốn đầu tư công từng địa phương theo từng nguồn vốn Từ

đó, Chủ tịch UBND quận, huyện quyết định giao, điều chỉnh vốn đầu tư côngcác dự án và chịu trách nhiệm về quyết định của mình Thành phố cũng quyđịnh, Chủ tịch UBND quận, huyện không phân bổ vốn đầu tư hỗ trợ từ ngânsách thành phố cho các dự án do UBND cấp xã quyết định đầu tư, trừ các dự

án thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới

Khắc phục những yếu kém, hạn chế trong công tác quản lý vốn đầu tưcông, thành phố Hải Phòng yêu cầu các địa phương không giao, điều chỉnh chi

Trang 34

tiết vốn đầu tư công của địa phương vượt quá mức vốn được giao Cùng với

đó, chỉ giao vốn các dự án đủ thủ tục đầu tư, đủ điều kiện được bố trí kếhoạch vốn đầu tư công hằng năm Riêng đối với các dự án khởi công mới,ngoài các điều kiện nêu trên, được cấp có thẩm quyền phê duyệt quyết địnhđầu tư đến ngày 31/10 của năm trước năm kế hoạch Đáng lưu ý, việc giao kếhoạch vốn đầu tư công phải theo thứ tự ưu tiên Trong đó, nguyên tắc đầu tiên

là bố trí tối thiểu 30% tổng vốn được giao để xử lý nợ đọng xây dựng cơ bản.Trong trường hợp nợ đọng xây dựng cơ bản thấp hơn 30% tổng số vốn đượcgiao, phải bố trí vốn thanh toán dứt điểm khoản nợ Các địa phương cũng chỉđược bố trí vốn đầu tư công để thanh toán nợ đọng xây dựng cơ bản phát sinhtrước ngày 01/01/2015

Đối với vốn đầu tư hỗ trợ từ ngân sách Thành phố, các địa phương phải

bố trí tối thiểu 50% tổng số vốn cho các dự án do UBND Thành phố quyếtđịnh đầu tư; ưu tiên bố trí vốn các dự án thuộc các ngành, lĩnh vực thiết yếu,giải quyết nhiều kiến nghị của cử tri như y tế, giáo dục, giao thông… Trongtừng ngành, lĩnh vực việc bố trí vốn đầu tư công thực hiện theo hướng ưu tiêncác dự án hoàn thành và bàn giao đưa vào sử dụng nhưng chưa bố trí đủ vốn;

dự án dự kiến hoàn thành trong năm kế hoạch; dự án thực hiện chương trìnhchương trình mục tiêu xây dựng nông thôn mới; dự án chuyển tiếp thực hiệntheo tiến độ được phê duyệt; dự án khởi công mới đáp ứng đầy đủ yêu cầu; dự

án dự kiến khởi công mới giai đoạn 2016-2020 bảo đảm bố trí đủ vốn chuẩn

bị đầu tư…

Tính chặt chẽ của quy định mới trong quản lý vốn đầu tư công còn đượcthể hiện rõ khi trong từng dự án cũng phải thực hiện theo thứ tự ưu tiên bố trívốn Cụ thể, phải dành vốn hoàn trả các khoản ứng trước vốn đầu tư công (nếucó); thanh toán nợ đọng xây dựng cơ bản, sau đó mới bố trí kế hoạch vốn chokhối lượng mới theo tiến độ được phê duyệt Đặc biệt, các địa phương không

Trang 35

được yêu cầu nhà thầu tự bỏ vốn chuẩn bị đầu tư, thực hiện dự án khi chưađược bố trí vốn, bảo đảm không phát sinh nợ đọng xây dựng cơ bản.

1.3.4 Bài học kinh nghiệm rút ra

Từ kinh nghiệm quản lý nhà nước về đầu tư công nêu trên, có thể rút ramột số bài học kinh nghiệm cho công tác quản lý nhà nước về đầu tư công, cụthể:

Thứ nhất, cần phải nghiêm túc tuân thủ các nguyên tắc trong QLNN về

đầu tư công để hoạt động QLNN về đầu tư đảm bảo được hiệu quả như mongmuốn

Thứ hai, khuyến khích sự tham gia đầu tư của khu vực kinh tế tư nhân,

đặc biệt đối với những dự án xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội

có quy mô lớn để giảm áp lực đầu tư từ vốn ngân sách

Thứ ba, khi ngân sách cho đầu tư công hạn chế trong bối cảnh nhu cầu

đầu tư công cao, thì điều quan trọng là cần xác định thứ tự ưu tiên đối với các

dự án đầu tư công trên phạm vi quốc gia, cũng như trên phạm vi của từng địaphương; ưu tiên thanh toán nợ đọng xây dựng cơ bản, bố trí vốn cho những

dự án chuyển tiếp, dở dang để đảm bảo tiến độ, dự án trọng điểm, dân sinhbức xúc, dự án dự kiến hoàn thành trong kỳ kế hoạch; không bố trí vốn chonhững dự án chuẩn bị thực hiện, chuẩn bị đầu tư nếu chưa cân đối được nguồnvốn, điều này một mặt giảm bớt áp lực cho ngân sách một mặt đảm bảo sự tậptrung trong bố trí vốn; tránh tình trạng dàn trải, gây nên tình trạng lãng phínguồn lực và làm suy giảm hiệu quả của các dự án đầu tư công

Thứ tư, cần quan tâm đầu tư cho công tác xây dựng các kế hoạch đầu tư

công trung hạn và dài hạn nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng ngân sách Kỷ luậttài khóa cần phải được tôn trọng để đảm bảo việc tuân thủ các trần chi tiêu cũngnhư kế hoạch ngân sách đã được Hội đồng nhân dân phê duyệt Cần có chínhsách yêu cầu và đảm bảo việc các sở, ban, ngành và chính quyền các cấp phải

Trang 36

hoàn toàn minh bạch và có trách nhiệm cao trong phân bổ ngân sách Tăng cường sự phân cấp trong quản lý đầu tư công với các yêu cầu cụ thể.

Trang 37

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI ĐẦU TƯ CÔNG TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI GIAI

Hà Nội ước đạt 1,06 triệu tỷ đồng, tương đương 45 tỷ USD; GRDP bình quânđầu người ước đạt 5.420 USD/người/năm, tăng 1,5 lần so với năm 2015, gấp1,8 lần bình quân cả nước

Cơ cấu theo các ngành kinh tế chuyển dịch tích cực, theo hướng hiệnđại, phù hợp với định hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa Tỷ trọng cácnhóm ngành phi nông nghiệp luôn ở mức cao trong nền kinh tế Nếu như năm

2015, tỷ trọng các ngành dịch vụ - thương mại, công nghiệp và xây dựng,nông nghiệp tương ứng là 64,98%, 20,79% và 2,54% thì đến năm 2020, các tỷtrọng tương ứng dự kiến là 63,48% (giảm 1,5 điểm %), 23,23% (tăng 0,44điểm %) và 2,09% (giảm 0,45 điểm %); thuế trừ trợ cấp sản phẩm là 11,2%(giảm 0,49 điểm %)

Khu vực kinh tế ngoài nhà nước có đóng góp lớn nhất trong GRDP (từ37,50% năm 2015 lên 39,2% năm 2019) Tỷ trọng đóng góp của khu vực kinh

tế nhà nước giảm từ 37,77% (2015) xuống còn 34,8% (2019); trong khi mứcđóng góp của khu vực có vốn đầu tư nước ngoài 10,1%

Trang 38

Tỷ trọng lao động trong các ngành dịch vụ, công nghiệp và xây dựng có

xu hướng tiếp tục tăng, trong khi giảm dần trong nông nghiệp: cuối năm 2018các tỷ trọng tương ứng là 56% (tăng 1,1 điểm % so năm 2015), 30,8% (tăng0,6 điểm %) và 13,2% (giảm 1,7 điểm %)

Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu năm 2020 ước đạt 48,47 tỷ USD, tăng1,34 lần so với năm 2015 Hoạt động của các tổ chức tín dụng đạt kết quả tíchcực, vốn huy động liên tục tăng, bảo đảm đáp ứng nhu cầu hoạt động sảnxuất, kinh doanh Năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nềnkinh tế Thủ đô được cải thiện rõ rệt Chỉ số Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh(PCI) năm 2019 của thành phố đạt 68,8 điểm (tăng 3,4 điểm so với năm2018); xếp ở vị trí 9/63, tăng 15 bậc so với năm 2015

Bằng những giải pháp quyết liệt, thu ngân sách nhà nước trên địa bàn giaiđoạn 2016-2020 liên tục tăng và vượt dự toán, ước đạt gần 1.200.000 tỷ đồng,tăng 11,1%/năm, gấp 1,64 lần giai đoạn 2011-2015 Đặc biệt, trong khi thế giớiđang vật lộn, chống chọi với đại dịch Covid-19, nhiều nơi có mức tăng trưởng

âm hoặc tăng trưởng không đáng kể, Hà Nội vẫn kiểm soát được tình hình dịchbệnh và duy trì được mức tăng trưởng Kể cả vào những thời điểm khó khăn nhấtkhi làn sóng dịch bệnh đầu tiên xâm nhập vào Việt Nam cũng như Hà Nội, thànhphố vẫn giữ được mức tăng trưởng quý I/2020 là 4,43% Lũy kế 9 tháng năm

2020 GRDP của Hà Nội tăng 3,27%, gấp 1,54 lần mức tăng của cả nước

Đáng chú ý, tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội giai đoạn 2016-2020 ướcđạt 1,74 triệu tỷ đồng, gấp 1,65 lần giai đoạn trước, bằng 39,2% GRDP, đạt mụctiêu đề ra 5 năm qua, Hà Nội đã thu hút được 25,5 tỷ USD đầu tư trực tiếp nướcngoài (FDI), gấp 4,08 lần giai đoạn 2011-2015; đứng đầu cả nước trong

2 năm liên tiếp 2018 và 2019; lũy kế số dự án FDI còn hiệu lực là 6.278 dự án,với tổng số vốn đạt trên 47,7 tỷ USD, vốn giải ngân đạt trên 28,5 tỷ USD Môi

trường đầu tư, kinh doanh được cải thiện rõ nét Mặc dù chỉ chiếm 1% về diệntích, 8,5% về dân số nhưng Hà Nội đóng góp trên 16% tổng sản phẩm nội địa

Trang 39

(GDP), 18,5% thu ngân sách, 20% thu nội địa và 8,6% tổng kim ngạch xuất,nhập khẩu của cả nước Hà Nội cũng có hợp tác giao thương chặt chẽ vớinhiều địa phương trong toàn quốc (đã ký kết thỏa thuận hợp tác phát triển vớitrên 50 địa phương), nhất là Vùng Thủ đô và tam giác phát triển kinh tế HàNội - Hải Phòng - Quảng Ninh, ngày càng xứng đáng vai trò là trung tâm lớn

về kinh tế và giao dịch quốc tế, một động lực phát triển của vùng Đồng bằngsông Hồng và cả nước

2.1.1.2 Tình hình xã hội:

Song song với phát triển kinh tế, 5 năm qua, công tác phát triển đô thị,nông thôn; phát triển văn hóa, thể thao, y tế, giáo dục, khoa học của Thủ đôđều có bước chuyển biến ấn tượng góp phần xây dựng Thủ đô ngày càngsáng, xanh, sạch đẹp, văn minh

Thành phố tiếp tục quan tâm phát triển đồng bộ, hiện đại hóa hệ thống kếtcấu hạ tầng đô thị, nhất là hệ thống đường vành đai, trục hướng tâm, cầu đường

bộ, gắn với nâng cao năng lực vận tải hành khách công cộng và hạ tầng xã hội.Ước tính đến năm 2020, diện tích đất đô thị dành cho giao thông, tỷ lệ vậnchuyển hành khách công cộng của thành phố đều tăng, ước đạt lần lượt là10,05% và 20,05% Bên cạnh đó, thành phố đẩy nhanh tiến độ đầu tư xây dựngcác khu đô thị mới, khu nhà ở theo hướng đồng bộ, văn minh, hiện đại, làm thayđổi diện mạo kiến trúc Thủ đô; từng bước phát triển vùng đô thị khu vực hai bêntuyến đường Nhật Tân - Nội Bài Đến nay, Hà Nội đã đạt diện tích nhà

ở bình quân 27,25m2/người, vượt mục tiêu đề ra Tỷ lệ đô thị hóa của thànhphố đạt 49,2% Hà Nội đã hoàn thành trồng mới 1 triệu cây xanh trước 2 năm vàđang trồng thêm 600 nghìn cây xanh

Cũng trong nhiệm kỳ 2016-2020, thành phố tích cực huy động mọinguồn lực đầu tư cấp nước sạch cho người dân ven đô, nông thôn Đến cuốinăm 2019, 100% hộ dân ở đô thị và 75% hộ dân ở khu vực nông thôn đã đượccung cấp nước sạch (năm 2015 đạt 37%), vượt chỉ tiêu đề ra

Trang 40

Diện mạo nông thôn thay đổi rõ nét Đến cuối năm 2020, toàn thànhphố có 10 huyện và 371 xã đạt chuẩn nông thôn mới, đạt tỷ lệ 96,1%, hoànthành trước thời hạn 2 năm mục tiêu đề ra, là địa phương có số xã đạt chuẩnnông thôn mới cao nhất cả nước Thu nhập bình quân đầu người khu vựcnông thôn ước đạt 55 triệu đồng, gấp 1,36 lần so với năm 2016.

Đối với lĩnh vực văn hóa xã hội, giáo dục đào tạo, y tế, khoa học công nghệ, Hà Nội tiếp tục quan tâm, chú trọng đầu tư và đạt được nhiều kếtquả quan trọng Các giá trị văn hóa truyền thống nghìn năm văn hiến được gìngiữ và phát huy Thủ đô tiếp tục dẫn đầu cả nước nhiều chỉ tiêu về văn hóa,giáo dục - đào tạo, thể dục, thể thao, nhất là thể thao thành tích cao

-Đặc biệt, tiếp tục phát huy truyền thống, 5 năm qua Hà Nội chú trọngbảo đảm an sinh xã hội, nâng cao phúc lợi xã hội và chất lượng cuộc sốngnhân dân Các chính sách của Nhà nước đối với người có công, hộ nghèo, hộcận nghèo, đối tượng bảo trợ xã hội, người cao tuổi, người khuyết tật, ngườidân tộc thiểu số… được thực hiện đúng, đủ và kịp thời; ngoài ra còn ban hành

và thực hiện nhiều chính sách đặc thù, riêng có của Hà Nội Đến nay, tỷ lệ baophủ bảo hiểm y tế của thành phố đạt 90,1% Trong nhiệm kỳ 2015-2020, HàNội đã xây dựng 10.000 nhà ở cho người có công; hỗ trợ xây dựng, sửa chữa7.565 nhà ở cho hộ nghèo Hà Nội cũng đã hoàn thành mục tiêu giảm nghèotrước 2 năm, đến nay cơ bản không còn hộ nghèo theo chuẩn nghèo đa chiều

Cùng với những kết quả nổi bật trên đây, 5 năm qua, quốc phòng, an ninhtiếp tục được củng cố Trật tự, an toàn xã hội có chuyển biến tốt hơn Quan hệđối ngoại, hội nhập quốc tế của thành phố được mở rộng, tạo dấu ấn quan trọng

Hà Nội còn chủ động, tích cực phối hợp với các cơ quan trung ương, hợp tác,liên kết với các tỉnh, thành phố trong nước được đẩy mạnh Có thể nói, khôngnhững cải thiện đời sống vật chất, tinh thần cho người dân, mà vai trò, vị thế, uytín của Thủ đô ngày càng được nâng cao Đây chính là những cơ sở để thành phốđặt ra những mục tiêu cao hơn, xa hơn trong giai đoạn tới

Ngày đăng: 07/11/2021, 16:09

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
2. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2014), Luật đầu tư công số 49/2014/QH13, Thành phố Hà Nội Khác
3. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2015), Luật ngân sáchnhà nước số 83/2015/QH13 Khác
3. Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2015), Nghị định số77/2015/NĐ-CP Khác
4. Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội (2017), Nghị quyết số 02/NQ- HĐND, số 15/NQ-HĐND Khác
5. Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội (2018), Nghị quyết số 08/NQ-HĐND Khác
6. Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội (2019), Nghị quyết số 26/NQ-HĐND Khác
7. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2019), Luật đầu tư công số 39/2019/QH14, Thành phố Hà Nội Khác
8. Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội (2020), Nghị quyết số 18/NQ-HĐND Khác
9. Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội (2020), Tờ trình số 225/TTr- UBND. Sách, báo, tạp chí tiếng Việt Khác
2. Trường Đại học Kinh tế Quốc dân (2007), Giáo trình Kinh tế đầu tư, Nxb. Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội Khác
3. Trường đại học Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh (2010), Giáo trình Đầu tưcông, Nxb.TK Khác

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

A. Bảng chữ viết tắt Tiếng Việt - Giải pháp tăng cường công tác quản lý nhà nước về đầu tư công trên địa bàn thành phố hà nội đến năm 2025
Bảng ch ữ viết tắt Tiếng Việt (Trang 6)
DANH SÁCH CÁC BẢNG SỬ DỤNG - Giải pháp tăng cường công tác quản lý nhà nước về đầu tư công trên địa bàn thành phố hà nội đến năm 2025
DANH SÁCH CÁC BẢNG SỬ DỤNG (Trang 7)
Bảng Nội dung - Giải pháp tăng cường công tác quản lý nhà nước về đầu tư công trên địa bàn thành phố hà nội đến năm 2025
ng Nội dung (Trang 7)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w