1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào tỉnh bắc ninh

72 22 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 72
Dung lượng 215,81 KB

Nội dung

Tuy nhiên hoạt động đầu tư trực tiếp nướcngoài những năm qua vẫn còn xuất hiện nhiều những mặt hạn chế: Nhận thức và quan điểm về đầu tư trực tiếp nước ngoài chưa được quán triệt đầy đ

Trang 1

BỘ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ HỌC VIỆN CHÍNH SÁCH VÀ PHÁT TRIỂN

-o0o -KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

Đề tài THU HÚT ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI TẠI BẮC NINH

Hà Nội, năm 2021

Trang 2

LỜI CAM ĐOAN

Em xin cam đoan đề tài: “Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào tỉnhBắc Ninh” là một công trình nghiên cứu độc lập dưới sự hướng dẫn của giáoviên hướng dẫn: TS Đào Hồng Quyên Đề tài, nội dung khóa luận tốt nghiệp

là sản phẩm mà em đã nỗ lực nghiên cứu trong quá trình học tập tại trường.Các số liệu, kết quả trình bày trong khoá luận là hoàn toàn trung thực, em xinchịu hoàn toàn trách nhiệm, kỷ luật của Khoa và Học viện đề ra nếu như cóvấn đề xảy ra

Sinh viên thực hiện

Trang 3

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN i

MỤC LỤC ii

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT v

DANH MỤC BẢNG BIỂU vi

MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ THU HÚT ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI 4

1.1 Tổng quan về đầu tư trực tiếp nước ngoài 4

1.1.1 Khái niệm đầu tư trực tiếp nước ngoài và thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài 4

1.1.2 Đặc điểm đầu tư trực tiếp nước ngoài 5

1.1.3 Quy mô và tốc độ đầu tư trực tiếp nước ngoài 6

1.2 Hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài 7

1.2.1 Thành lập tổ chức kinh tế 100% vốn của nhà đầu tư nước ngoài 7

1.2.2 Thành lập doanh nghiệp liên doanh giữa các nhà đầu tư trong nước và nhà đầu tư nước ngoài 8

1.2.3 Đầu tư theo hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh (BCC) 9

1.2.4 Hình thức hợp đồng BOT, BTO, BT 9

1.2.5 Đầu tư mua cổ phần hoặc sáp nhập, mua lại doanh nghiệp 10

1.3 Các yếu tố tác động đến thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài 10

1.3.1 Yếu tố chính trị 10

1.3.2 Yếu tố kinh tế 11

1.3.3 Yếu tố văn hóa – xã hội 11

1.3.4 Yếu tố pháp lý 12

1.3.5 Yếu tố năng lực cạnh tranh cấp tỉnh 12

1.4 Vai trò của đầu tư trực tiếp nước ngoài 13

1.4.1 Đối với quốc gia đầu tư 13

Trang 4

1.4.2 Đối với địa phương tiếp nhận đầu tư 14

1.5 Các chỉ tiêu đánh giá thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài 15

1.5.1 Quy mô vốn FDI đăng ký và thực hiện 15

1.5.2 Tỷ lệ giải ngân 16

1.5.3 Quy mô vốn trên một dự án 16

1.5.4 Cơ cấu đầu tư trực tiếp nước ngoài 17

1.6 Kinh nghiệm thu hút FDI của một số địa phương 17

1.6.1 Kinh nghiệm thu hút FDI của Hà Nội 17

1.6.2 Kinh nghiệm thu hút FDI của thành phố Hồ Chí Minh 21

1.6.3 Bài học cho tỉnh Bắc Ninh 23

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG THU HÚT FDI VÀO TỈNH BẮC NINH GIAI ĐOẠN 2018-2020 27

2.1 Đặc điểm kinh tế xã hội của tỉnh Bắc Ninh 27

2.1.1 Vị trí địa lý 27

2.1.2 Tài nguyên 27

2.1.3 Dân số 28

2.1.4 Cơ sở hạ tầng 28

2.1.5 Kinh tế 31

2.2 Tình hình thu hút vốn FDI vào tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2018-2020 35

2.2.1 Quy mô và tốc độ đầu tư 35

2.2.2 Thu hút đầu tư theo đối tác 37

2.2.3 Thu hút đầu tư theo cơ cấu ngành kinh tế 39

2.2.4 Thu hút đầu tư của các doanh nghiệp, khu công nghiệp địa phương 40 2.3 Đánh giá thực trạng thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào tỉnh Bắc Ninh 41

2.3.1 Thành tựu 41

2.3.2 Tồn tại, hạn chế 46

Trang 5

2.3.3 Nguyên nhân 47

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG THU HÚT ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI VÀO TỈNH BẮC NINH 53

3.1 Định hướng phát triển Kinh tế xã hội của tỉnh Bắc Ninh 53

3.1.1 Định hướng chung 53

3.1.2 Định hướng ngành, lĩnh vực ưu tiên 53

3.1.3 Định hướng lựa chọn đối tác 54

3.1.4 Định hướng về hiệu quả kinh tế xã hội của dự án đầu tư 55

3.1.5 Định hướng địa bàn thu hút đầu tư 56

3.2 Giải pháp nhằm tăng cường thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào tỉnh Bắc Ninh 57

3.2.1 Cải thiện hệ thống luật pháp 57

3.2.2 Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực 58

3.2.3 Nâng cao chuyên môn tổ chức công tác thu hút vốn đầu tư 58

3.2.4 Cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh của tỉnh 60

3.2.5 Thực hiện tăng cường kiểm tra giám sát, đánh giá hoạt động FDI 61 3.2.6 Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài đi đôi với bảo vệ môi trường 61 3.3 Kiến nghị với Chính phủ 62

KẾT LUẬN 63

TÀI LIỆU THAM KHẢO 64

Trang 6

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

tắt

BCC Business Cooperation Contract Hợp đồng hợp tác kinh doanh

BOT Build – Operate – Transfer Hợp đồng xây dựng - kinh

doanh - chuyển giao

BT Build Transfer Hợp đồng xây dựng – chuyển

giao

BTO Biuld – Transfer – Operate Hợp đồng xây dựng - chuyển

giao - kinh doanh

FDI Foreign Direct Investment Đầu tư trực tiếp nước ngoàiGRDP Gross regional domestic product Tổng sản phẩm trên địa bànIMF International Monetary Fund Quỹ Tiền tệ Quốc tế

IPA Investment Promotion Agency Ban xúc tiến và hỗ trợ đầu tư

PCI Provincial Competitiveness Chỉ số năng lực cạnh tranh

Index

WTO World Trade Organization Tổ chức Thương mại Thế giới

Trang 7

10 Hình 2.3: Cơ cấu kinh tế tỉnh Bắc Ninh năm 2020 42

11 Hình 2.4: Kim ngạch xuất nhập khẩu tỉnh Bắc Ninh giai 43đoạn 2018-2020

Trang 8

MỞ ĐẦU 1.Tính cấp thiết của đề tài

Hiện nay, bất kỳ quốc gia nào muốn phát triển kinh tế đều cần đến nguồnvốn đầu tư Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài là vấn đề được nhiều nướctrên thế giới quan tâm đặc biệt là các nước đang phát triển, trong đó có ViệtNam

Trong công cuộc đổi mới đất nước từ 1986 đến nay, Việt Nam đã đề ranhiều chủ trương, đường lối đúng đắn tạo điều kiện thúc đẩy tăng trưởng kinh

tế mạnh mẽ Trong đó phải kể đến chủ trương phát triển kinh tế nhiều thànhphần, huy động mọi nguồn lực để phát triển đất nước, gồm có vốn đầu tư trựctiếp nước ngoài (FDI)

Một trong số những nguồn lực quan trọng cho việc phát triển kinh tế xãhội nước ta chính là nguồn vốn đầu tư FDI Để có thể đưa đất nước phát triểnmạnh mẽ hơn cần có một lượng vốn rất lớn Tuy nhiên việc có thể tích lũyđược lượng vốn khổng lồ với một nước đang phát triển, thu nhập bình quânđầu người còn chưa cao như Việt Nam là chưa khả thi Do vậy, việc cần phảihuy động một nguồn vốn đầu tư nước ngoài chính là vấn đề cấp thiết

Từ năm 1997, sau khi tái lập tỉnh, hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoàicủa Bắc Ninh đã đạt được nhiều kết quả tốt, góp phần thực hiện các mục tiêuphát triển kinh tế xã hội của tỉnh Tuy nhiên hoạt động đầu tư trực tiếp nướcngoài những năm qua vẫn còn xuất hiện nhiều những mặt hạn chế: Nhận thức

và quan điểm về đầu tư trực tiếp nước ngoài chưa được quán triệt đầy đủ ởcác cấp, các ngành, chưa có sự đồng bộ về các lĩnh vực đầu tư cũng như phân

bổ nguồn vốn đầu tư nước ngoài chưa đều ở các địa phương Còn để xảy ranhiều tiêu cực trong việc đóng góp thuế và vấn đề bảo vệ môi trường của cácdoanh nghiệp có vốn FDI

Nhằm đi sâu nghiên cứu về tình hình và đưa ra giải pháp để khắc phụcnhững hạn chế trên cho việc thu hút đầu tư FDI vào tỉnh được cải thiện tốthơn, em xin chọn đề tài: “Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào tỉnh BắcNinh”

Trang 9

2 Đối tượng và mục tiêu nghiên cứu

2.1 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của khóa luận là: Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào tỉnh Bắc Ninh

2.2 Mục tiêu nghiên cứu

Mục tiêu nghiên cứu là đề xuất các giải pháp tăng cường thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào tỉnh Bắc Ninh

Nhiệm vụ nghiên cứu: để đạt được mục tiêu nghiên cứu trên, khóa luận thực hiện các nhiệm vụ nghiên cứu sau:

- Hệ thống hóa cơ sở lý luận về đầu tư trực tiếp nước ngoài

- Phân tích thực trạng thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào tỉnh BắcNinh

- Đề xuất giải pháp tăng cường thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào tỉnh Bắc Ninh

3 Phạm vi nghiên cứu

Thời gian: 2018-2020

Không gian: Địa bàn tỉnh Bắc Ninh

4 Phương pháp nghiên cứu

4.1 Phương pháp thu thập thông tin

Để đảm bảo bài luận mang tính chính xác cao và đảm bảo được sự rõràng, khách quan cần có nguồn thông tin xác thực liên quan đến tình hình pháttriển kinh tế - xã hội của tình Bắc Ninh, tình hình thu hút vốn đầu tư trực tiệpnước ngoài của tỉnh trong những năm gần đây Các thông tin, số liệu được thuthập từ Cổng Thông tin Điện tử tỉnh Bắc Ninh, các báo cáo của phòngThương mại và Công nghiệp Việt Nam, Tổng cục Thống kê Bên cạnh đó, bàiluận còn sử dụng một số thông tin về đầu tư trực tiếp nước ngoài từ Tạp chíTài chính, Tạp chí Kinh tế, các diễn đàn kinh tế Việt Nam và thế giới Ngoài

ra, cở sở lý thuyết về đầu tư trực tiếp nước ngoài được tham khảo từ các giáotrình kinh tế, các công trình nghiên cứu của một số cá nhân và tổ chức trongnước và nước ngoài

Trang 10

4.2 Phương pháp xử lý thông tin

Phương pháp thống kê

Tổng hợp, sắp xếp lại thông tin số liệu theo một hệ thống qua những tiêuchí thống kê như số vốn đầu tư, dự án được đăng ký; các nhà đầu tư đã đầu tưvào tỉnh Chọn lọc những thông tin, dữ liệu liên quan để phục vụ cho mụcđích nghiên cứu

Phương pháp phân tích

Từ thông tin đã được thu thập và thống kê, phân tích sự tăng giảm, tỉtrọng các thành phần, phân tích các mối quan hệ nhân quả, đánh giá các ưunhược điểm Từ đó đưa ra giải pháp

Phương pháp so sánh

So sánh giá trị, đặc điểm của các đối tượng thông tin Nhận xét sự thayđổi, chỉ ra những điểm tương đồng và khác biệt, đối chiếu các số liệu quatừng năm, từng thành phần

5 Kết cấu khóa luận.

Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài

Chương 2: Thực trạng thu hút FDI vào tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2018-2020.

Chương 3: Giải pháp tăng cường thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào tỉnh Bắc Ninh

Trang 11

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ THU HÚT ĐẦU

TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI

1.1 Tổng quan về đầu tư trực tiếp nước ngoài

1.1.1 Khái niệm đầu tư trực tiếp nước ngoài và thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài

Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài – FDI (Foreign Direct Investment) - cóbản chất như đầu tư nói chung, là sự di chuyển nguồn lực từ nước này sangnước khác để tiến hành hoạt động đầu tư với mục đích tìm kiếm lợi ích hữuhình hoặc vô hình Tuy nhiên, FDI nhấn mạnh địa điểm thực hiện hoạt độngnày là ở quốc gia khác với quốc gia của nhà đầu tư

Đây là hình thức đầu tư dài hạn của cá nhân hay công ty nước này vàonước khác bằng cách thiết lập cơ sở sản xuất, kinh doanh Cá nhân hay công

ty nước ngoài đó sẽ nắm quyền quản lý cơ sở sản xuất kinh doanh này

Khái niệm FDI theo Luật đầu tư 2020 tại Việt Nam: Đầu tư trực tiếpnước ngoài là việc tổ chức, cá nhân nước ngoài đưa vốn vào Việt Nam bằngtiền nước ngoài hoặc bất cứ tài sản nào theo quy định của pháp luật về dân sự

và điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thànhviên để thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh

Tổ chức Thương mại Thế giới WTO đưa ra định nghĩa như sau về FDI:Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) xảy ra khi một nhà đầu tư từ một nước(nước chủ đầu tư) có được một tài sản ở một nước khác (nước thu hút đầu tư)cùng với quyền quản lý tài sản đó Phương diện quản lý là thứ để phân biệtFDI với các công cụ tài chính khác Trong phần lớn trường hợp, cả nhà đầu tưlẫn tài sản mà người đó quản lý ở nước ngoài là các cơ sở kinh doanh Trongnhững trường hợp đó, nhà đầu tư thường hay được gọi là "công ty mẹ" và cáctài sản được gọi là "công ty con" hay "chi nhánh công ty"

Theo Quỹ tiền tệ Quốc tế (IMF) FDI là hoạt động đầu tư được thực hiệnnhằm đạt được những lợi ích lâu dài của doanh nghiệp hoạt động trên lãnh thổcủa nền kinh tế khác với nền kinh tế nước chủ đầu tư, mục đích của chủ đầu

tư là dành quyền quản lý thực sự doanh nghiệp

Trang 12

Từ những khái niệm trên, có thể hiểu một cách khái quát FDI là một loạihình đầu tư quốc tế, dựa trên cơ sở của quá trình dịch chuyển tư bản giữa cácquốc gia, trong đó người chủ sở hữu vốn đồng thời là người trực tiếp quản lý

và điều hành hoạt động sử dụng vốn

1.1.2 Đặc điểm đầu tư trực tiếp nước ngoài

Chủ đầu tư FDI là chủ sở hữu vốn, là một bộ phận của hình thức chuchuyển vốn quốc tế trong đó chủ đầu tư có quốc tịch nước ngoài, tiến hànhđầu tư tại một nước khác Các chủ đầu tư nước ngoài phải đóng góp một sốtối thiểu vào vốn pháp định, tùy theo luật doanh nghiệp của mỗi nước Nhàđầu tư nước ngoài phải chấp hành luật pháp của nước tiếp nhận đầu tư

Chủ sở hữu vốn đầu tư trực tiếp tham gia quản lý, điều hành quá trình sửdụng vốn, có nghĩa vụ và quyền lợi từ hoạt động sản xuất kinh doanh tươngứng với phần vốn góp đó Quyền và nghĩa vụ của mỗi bên tham gia phụ thuộcvào tỷ lệ vốn góp, theo đó rủi ro và lợi nhuận cũng sẽ được san sẻ cho cácbên Trong trường hợp nhà đầu tư nước ngoài đầu tư dưới hình thức 100%vốn thì có toàn quyền quyết định, nếu góp vốn thì quyền này phụ thuộc vàomức độ góp vốn

Vốn FDI không chỉ bao gồm vốn đầu tư ban đầu của chủ đầu tư nướcngoài dưới hình thức vốn điều lệ hoặc vốn pháp định mà nó còn bao gồm cảvốn vay của các nhà đầu tư để triển khai và mở rộng dự án cũng như vốn đầu

tư được trích lại từ lợi nhuận sau thuế từ kết quả hoạt động sản xuất kinhdoanh Vì vậy, nước sở tại phải có chính sách về tài chính phù hợp tránhtrường hợp một số nhà đầu tư nước ngoài lợi dụng chỉ đưa một lượng vốn nhỏvào còn sau đó tiến hành vay vốn tại nước sở tại để thực hiện đầu tư, mở rộngkinh doanh làm ảnh hưởng đến mục đích thu hút đầu tư nước ngoài của nước

Trang 13

phụ thuộc vào kết quả kinh doanh của doanh nghiệp mà họ đầu tư vốn, vì vậythu nhập mà chủ đầu tư nhận được là thu nhập từ kinh doanh và kém ổn địnhhơn Xét về mặt tích cực, nhà đầu tư được tự chủ hoàn toàn trong hoạt độngkinh doanh của mình, toàn quyền ra quyết định về tài chính và chịu tráchnhiệm lãi, lỗ với khoản đầu tư Đó chính là động lực thúc đẩy các nhà đầu tưtập trung đưa ra những quyết định phù hợp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt độngkinh doanh và cũng là lý do các dự án FDI thường đạt được hiệu quả kinhdoanh cao hơn so với các hình thức đầu tư khác.

FDI không chỉ gắn liền với di chuyển vốn mà còn gắn liền với chuyểngiao công nghệ, chuyển giao kiến thức và kinh nghiệm quản lý và tạo ra thịtrường mới cho cả phía đầu tư và phía nhận đầu tư Khi thực hiện hoạt độngĐầu tư nước ngoài, bên cạnh vốn bằng tiền và các tài sản hữu hình như máymóc, thiết bị, bất động sản…, nhà đầu tư còn mang theo quy trình công nghệ,

kỹ thuật tiên tiến, các phát minh sáng chế, kinh nghiệm và kỹ năng quản lýđến nước chủ nhà Đây là một trong những điểm trọng yếu mà các nước nơi

có địa phương tiếp nhận vốn đầu tư thường hướng tới khi kêu gọi thu hút vốnFDI

FDI có tác động trực tiếp và lâu dài tới cơ cấu kinh tế và mức độ pháttriển của quốc gia tiếp nhận vốn đầu tư FDI mang tới cho quốc gia tiếp nhậnnhững công nghệ mới, góp phần tạo lập các lĩnh vực và ngành nghề mới Sựphát triển của khu vực FDI trong một số ngành, lĩnh vực nhất định sẽ trực tiếplàm thay đổi cơ cấu kinh tế và có tác động lâu dài đến mức độ phát triển củaquốc gia tiếp nhận vốn đầu tư

FDI hiện nay gắn liền với các hoạt động kinh doanh quốc tế của các công

ty đa quốc gia, được xây dựng thông qua việc xây dựng doanh nghiệp mới,mua lại toàn bộ hay từng phần doanh nghiệp đang hoạt động hoặc mua cổphiếu để thôn tính hay sáp nhập các doanh nghiệp với nhau

1.1.3 Quy mô và tốc độ đầu tư trực tiếp nước ngoài

Quy mô đầu tư là tổng lượng vốn đầu tư được đầu tư cho nền kinh tế,phản ánh số lượng vốn đầu tư, các dự án đầu tư

Trang 14

Tốc độ đầu tư là sự tăng lên hay giảm đi về lượng vốn đầu tư nhanh haychậm qua từng thời kỳ, thể hiện cách sử dụng vốn đầu tư có hiệu quả haykhông.

Khi đầu tư tăng lên sẽ trực tiếp làm tăng tổng cầu Quy mô đầu tư và tốc

độ tăng hợp lý sẽ giúp cho nền kinh tế được tăng lên theo hướng tích cực,nâng cao hiệu quả đầu tư, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế và nâng caosức cạnh tranh của nền kinh tế

1.2 Hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài

1.2.1 Thành lập tổ chức kinh tế 100% vốn của nhà đầu tư nước ngoài

Hình thức doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài là hình thức truyền thống

và phổ biến của FDI Với hình thức này, các nhà đầu tư, cùng với việc chútrọng khai thác những lợi thế của địa điểm đầu tư mới, đã nỗ lực tìm cách ápdụng các tiến bộ khoa học công nghệ, kinh nghiệm quản lý trong hoạt độngkinh doanh để đạt hiệu quả cao nhất Hình thức này phổ biến ở quy mô đầu tưnhỏ nhưng cũng rất được các nhà đầu tư ưa thích đối với các dự án quy môlớn Hiện nay, các công ty xuyên quốc gia thường đầu tư theo hình thứcdoanh nghiệp 100% vốn nước ngoài và họ thường thành lập một công ty concủa công ty mẹ xuyên quốc gia

Doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài thuộc sở hữu của nhà đầu tưnước ngoài nhưng phải chịu sự kiểm soát của pháp luật nước sở tại (nướcnhận đầu tư) Là một pháp nhân kinh tế của nước sở tại, doanh nghiệp phảiđược đầu tư, thành lập và chịu sự quản lý nhà nước của nước sở tại Doanhnghiệp 100% vốn nước ngoài là doanh nghiệp thuộc quyền sở hữu của nhàđầu tư nước ngoài tại nước chủ nhà, nhà đầu tư phải tự quản lý, tự chịu tráchnhiệm về kết quả kinh doanh Về hình thức pháp lý, dưới hình thức này, cócác loại hình công ty trách nhiệm hữu hạn, doanh nghiệp tư nhân, công ty cổphần

Hình thức 100% vốn đầu tư nước ngoài có ưu điểm là nước chủ nhàkhông cần bỏ vốn, tránh được những rủi ro trong kinh doanh, thu ngay đượctiền thuê đất, thuế, giải quyết việc làm cho người lao động Mặt khác, do độclập về quyền sở hữu nên các nhà đầu tư nước ngoài chủ động đầu tư và để

Trang 15

cạnh tranh, họ thường đầu tư công nghệ mới, phương tiện kỹ thuật tiên tiếnnhằm đạt hiệu quả kinh doanh cao, góp phần nâng cao trình độ tay nghề ngườilao động Tuy nhiên, nó có nhược điểm là nước chủ nhà khó tiếp nhận đượckinh nghiệm quản lý và công nghệ, khó kiểm soát được đối tác đầu tư nướcngoài và không có lợi nhuận.

1.2.2 Thành lập doanh nghiệp liên doanh giữa các nhà đầu tư trong nước và nhà đầu tư nước ngoài

Đây là hình thức được sử dụng rộng rãi trên thế giới từ trước tới nay.Hình thức này cũng rất phát triển ở Việt Nam, nhất là giai đoạn đầu thu hútFDI DNLD là doanh nghiệp được thành lập tại nước sở tại trên cơ sở hợpđồng liên doanh ký giữa Bên hoặc các Bên nước chủ nhà với Bên hoặc cácBên nước ngoài để đầu tư kinh doanh tại nước sở tại

Như vậy, hình thức DNLD tạo nên pháp nhân đồng sở hữu nhưng địađiểm đầu tư phải ở nước sở tại Hiệu quả hoạt động của DNLD phụ thuộc rấtlớn vào môi trường kinh doanh của nước sở tại, bao gồm các yếu tố kinh tế,chính trị, mức độ hoàn thiện pháp luật, trình độ của các đối tác liên doanh củanước sở tại Hình thức DNLD có những ưu điểm là góp phần giải quyết tìnhtrạng thiếu vốn, nước sở tại tranh thủ được nguồn vốn lớn để phát triển kinh tếnhưng lại được chia sẻ rủi ro; có cơ hội để đổi mới công nghệ, đa dạng hóasản phẩm; tạo cơ hội cho người lao động có việc làm và học tập kinh nghiệmquản lý của nước ngoài; Nhà nước của nước sở tại dễ dàng hơn trong việckiểm soát được đối tác nước ngoài Về phía nhà đầu tư, hình thức này là công

cụ để thâm nhập vào thị trường nước ngoài một cách hợp pháp và hiệu quả,tạo thị trường mới, góp phần tạo điều kiện cho nước sở tại tham gia hội nhậpvào nền kinh tế quốc tế Tuy nhiên, hình thức này có nhược điểm là thường dễxuất hiện mâu thuẫn trong điều hành, quản lý doanh nghiệp do các bên có thể

có sự khác nhau về chế độ chính trị, phong tục tập quán, truyền thống, vănhóa, ngôn ngữ, luật pháp Nước sở tại thường rơi vào thế bất lợi do tỷ lệ gópvốn thấp, năng lực, trình độ quản lý của cán bộ tham gia trong DNLD yếu

Trang 16

1.2.3 Đầu tư theo hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh (BCC)

Hợp đồng hợp tác kinh doanh là hình thức đầu tư được ký giữa các nhàđầu tư nhằm hợp tác kinh doanh phân chia lợi nhuận, phân chia sản phẩm màkhông thành lập pháp nhân

Hình thức đầu tư này có ưu điểm là giúp giải quyết tình trạng thiếu vốn,công nghệ; tạo thị trường mới, bảo đảm được quyền điều hành dự án của nước

sở tại, thu lợi nhuận tương đối ổn định Tuy nhiên, nó có nhược điểm là nước

sở tại không tiếp nhận được kinh nghiệm quản lý; công nghệ thường lạc hậu;chỉ thực hiện được đối với một số ít lĩnh vực dễ sinh lời như thăm dò dầu khí

Hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh không thành lập pháp nhân riêng

và mọi hoạt động BCC phải dựa vào pháp nhân của nước sở tại Do đó, vềphía nhà đầu tư, họ rất khó kiểm soát hiệu quả các hoạt động BCC Tuy nhiên,đây là hình thức đơn giản nhất, không đòi hỏi thủ tục pháp lý rườm rà nênthường được lựa chọn trong giai đoạn đầu khi các nước đang phát triển bắtđầu có chính sách thu hút FDI Khi các hình thức 100% vốn hoặc liên doanhphát triển, hình thức BCC có xu hướng giảm mạnh

1.2.4 Hình thức hợp đồng BOT, BTO, BT

BOT là hình thức đầu tư được thực hiện theo hợp đồng ký kết giữa cơquan nhà nước có thẩm quyền và nhà đầu tư nước ngoài để xây dựng, kinhdoanh công trình kết cấu hạ tầng trong một thời gian nhất định; hết thời hạn,nhà đầu tư chuyển giao không bồi hoàn công trình đó cho Nhà nước ViệtNam

BTO và BT là các hình thức phát sinh của BOT, theo đó quy trình đầu

tư, khai thác, chuyển giao được đảo lộn trật tự

Hình thức BOT, BTO, BT có các đặc điểm cơ bản: một bên ký kết phải

là Nhà nước; lĩnh vực đầu tư là các công trình kết cấu hạ tầng như đường sá,cầu, cảng, sân bay, bệnh viện, nhà máy sản xuất, điện, nước ; bắt buộc đếnthời hạn phải chuyển giao không bồi hoàn cho Nhà nước

Ưu điểm của hình thức này là thu hút vốn đầu tư vào những dự án kếtcấu hạ tầng, đòi hỏi lượng vốn lớn, thu hồi vốn trong thời gian dài, làm giảm

Trang 17

áp lực vốn cho ngân sách nhà nước Đồng thời, nước sở tại sau khi chuyểngiao có được những công trình hoàn chỉnh, tạo điều kiện phát huy các nguồnlực khác để phát triển kinh tế Tuy nhiên, hình thức BOT có nhược điểm là độrủi ro cao, đặc biệt là rủi ro chính sách; nước chủ nhà khó tiếp nhận kinhnghiệm quản lý, công nghệ.

1.2.5 Đầu tư mua cổ phần hoặc sáp nhập, mua lại doanh nghiệp

Đây là hình thức thể hiện kênh đầu tư Cross - border M & As đã nêu ởtrên Khi thị trường chứng khoán phát triển, các kênh đầu tư gián tiếp (FPI)được khai thông, nhà đầu tư nước ngoài được phép mua cổ phần, mua lại cácdoanh nghiệp ở nước sở tại, nhiều nhà đầu tư rất ưa thích hình thức đầu tưnày

Ở đây, về mặt khái niệm, có vấn đề ranh giới tỷ lệ cổ phần mà nhà đầu tưnước ngoài mua - ranh giới giúp phân định FDI với FPI Khi nhà đầu tư nướcngoài tham gia mua cổ phiếu, trái phiếu trên thị trường chứng khoán nước sở tại,

họ tạo nên kênh đầu tư gián tiếp nước ngoài (FPI) Tuy nhiên, khi tỷ lệ sở hữu cổphiếu vượt quá giới hạn nào đó cho phép họ có quyền tham gia quản lý doanhnghiệp thì họ trở thành nhà đầu tư FDI Luật pháp Hoa Kỳ và nhiều nước pháttriển quy định tỷ lệ ranh giới này là 10% Đối với Việt Nam trong giai đoạn hiệnnay, tỷ lệ này được quy định là 30%

Hình thức mua cổ phần hoặc mua lại toàn bộ doanh nghiệp có ưu điểm

cơ bản là để thu hút vốn và có thể thu hút vốn nhanh, giúp phục hồi hoạt độngcủa những doanh nghiệp bên bờ vực phá sản Nhược điểm cơ bản là dễ gâytác động đến sự ổn định của thị trường tài chính Về phía nhà đầu tư, đây làhình thức giúp họ đa dạng hoá hoạt động đầu tư tài chính, san sẻ rủi ro nhưngcũng là hình thức đòi hỏi thủ tục pháp lý rắc rối hơn và thường bị ràng buộc,hạn chế từ phía nước chủ nhà

1.3 Các yếu tố tác động đến thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài

1.3.1 Yếu tố chính trị

Đối với yếu tố chính trị, đây là vấn đề được quan tâm đầu tiên của cácnhà đầu tư nước ngoài khi có ý định đầu tư vào một nước mà đối với họ cònnhiều khác biệt Khi đó, một đất nước với sự ổn định nhất quán về chính trị

Trang 18

cũng như an ninh và trật tự xã hội được đảm bảo sẽ bước đầu gây cho đượctâm lý yên tâm tiềm kiếm cơ hội làm ăn cũng như có thể định cư lâu dài.Môi trường chính trị ổn định là điều kiện tiên quyết để kéo theo sự ổnđịnh của các yếu tố khác như kinh tế, xã hội Đó cũng là lý do tại sao các nhàđầu tư khi tiến hành đầu tư vào một nước lại coi trọng yếu tố chính trị đếnvậy.

1.3.2 Yếu tố kinh tế

Đối với yếu tố kinh tế, bất cứ quốc gia nào dù giàu hay nghèo, phát triểnhoặc đang phát triển đều cần nguồn vốn nước ngoài để phát triển kinh tế trongnước tùy theo các mức độ khác nhau Những nước có nền kinh tế năng động,tốc độ tăng trưởng cao, cán cân thương mại và thanh toán ổn định, chỉ số lạmphát thấp, cơ cấu kinh tế phù hợp thì khả năng thu hút vốn đầu tư sẽ cao.Ngoài ra, đối với các nhà đầu tư thì một quốc gia có lợi thế về vị trí địa

lý, thuận lợi cho lưu thông thương mại, sẽ tạo ra được sự hấp dẫn lớn hơn.Điều đó sẽ làm giảm chi phí vận chuyển đồng thời khả năng tiếp cận thịtrường lớn hơn, rộng hơn

Còn tài nguyên thiên nhiên, đối với những nước đang phát triển thì đây

là một trong những lợi thế so sánh của họ Bởi nó còn chứa đựng nhiều tiềmnăng do việc khan hiếm vốn và công nghệ nên việc khai thác và sử dụng cònhạn chế, đặc biệt là những tài nguyên như dầu mỏ, khí đốt Đó là nhữngnguồn sinh lời hấp dẫn, thu hút nhiều mối quan tâm của các tập đoàn đầu tưlớn trên thế giới

1.3.3 Yếu tố văn hóa – xã hội

Môi trường văn hóa – xã hội ở nước nhận đầu tư cũng là một vấn đềđược các nhà đầu tư rất chú ý và coi trọng Hiểu được phong tục tập quán,thói quen, sở thích tiêu dùng của người dân nước nhận đầu tư sẽ giúp cho nhàđầu tư thuận lợi trong việc triển khai vầ thực hiện một dự án đàu tư Thôngthường mục đích đầu tư là nhằm có chỗ đứng hoặc chiếm lĩnh thị trường củanước sở tại với kỳ vọng vào sức tiêu thụ tiềm năng của nó

Trang 19

Chính vì vậy, mà trong cùng một quốc gia, vùng hay miền nào đó có sứctiêu dùng lớn, thu nhập bình quân đầu người đi kèm với thị hiếu tiêu dùngtăng thì sẽ thu hút được nhiều dự án đầu tư hơn.

1.3.4 Yếu tố pháp lý

Pháp luật và bộ máy hành pháp có liên quan đến việc chi phối hoạt độngcủa nhà đầu tư ngay từ khi bắt đầu tìm kiếm cơ hội đầu tư cho đến khi dự ánkết thúc thời hạn hoạt động Đây là yếu tố có tác động trực tiếp cũng như giántiếp đến hoạt động đầu tư Nếu môi trường pháp lý và bộ máy vận hành nó tạonên sự thông thoáng, cởi mở và phù hợp với thông lệ quốc tế, cũng như sứchấp dẫn và đảm bảo lợi ích lâu dài cho các nhà đầu tư thì cùng với các yếu tốkhác, tất cả sẽ tạo nên một môi trường đầu tư có sức thu hút mạnh đối với cácnhà đầu tư nước ngoài

1.3.5 Yếu tố năng lực cạnh tranh cấp tỉnh

Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh PCI là chỉ số về chất lượng điềuhành (governance index), đánh giá các lĩnh vực điều hành kinh tế thuộc thẩmquyền của chính quyền tỉnh, thành phố ở Việt Nam PCI được xem là mộtcông cụ chính sách, hướng tới thay đổi thực tiễn PCI có nguồn gốc từ ViệtNam do một nhóm chuyên gia trong và ngoài nước của VCCI và USAID pháttriển

Một tỉnh được đánh giá là thực hiện tốt tất cả 10 chỉ số thành phần nàycần có:

- Chi phí gia nhập thị trường thấp

- Doanh nghiệp dễ dàng Tiếp cận đất đai và có mặt bằng kinh doanh ổnđịnh

- Môi trường kinh doanh công khai minh bạch, doanh nghiệp có cơ hộitiếp cận công bằng các thông tin cần cho kinh doanh và các văn bản pháp luật cầnthiết

- Thời gian doanh nghiệp phải bỏ ra để thực hiện các thủ tục hành chính

và thanh tra kiểm tra hạn chế nhất (Chi phí thời gian)

- Chi phí không chính thức ở mức tối thiểu

Trang 20

- Cạnh tranh bình đẳng.

- Lãnh đạo tỉnh năng động và tiên phong

- Dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp, do khu vực nhà nước và tư nhân cungcấp

- Có chính sách đào tạo lao động tốt

- Hệ thống pháp luật và tư pháp để giải quyết tranh chấp công bằng và hiệu quả

PCI là thông tin từ thực tế và có giá trị tham khảo quan trọng cho các nhàđầu tư Thông qua chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh, nhà đầu tư sẽ đánh giáđược môi trường đầu tư của địa phương Đây là kênh thông tin tham khảo tincậy về địa điểm đầu tư mà từ đó nhà đầu tư sẽ nhận định về chất lượng môitrường đầu tư cao hay thấp, có phù hợp và thuận lợi để tiến hành đầu tư haykhông Chính vì vậy, PCI đã trở thành nguồn thông tin quan trọng, giúp nhiềutỉnh, thành phố tạo dựng hình ảnh và uy tín trong việc thu hút đầu tư

1.4 Vai trò của đầu tư trực tiếp nước ngoài

1.4.1 Đối với quốc gia đầu tư

Đối với các nước đi đầu tư, vai trò của FDI chủ yếu thể hiện ở những tácđộng tích cực, cụ thể ở một số khía cạnh như sau:

- FDI đem lại lợi nhuận cao hơn ở trong nước Khi thị trường trong nướcđã bão hòa về một lọa sản phẩm nào đó thì việc đầu tư ra nước ngoài vẫn đem lạimột khoản lợi nhuận cao về loại sản phẩm đó do nhu cầu về loại sản phẩm

đó ở các nước đang phát triển vẫn là rất lớn Các nước đi đầu tư vận dụngđược các lợi thế về chi phí sản xuất thấp của các nước nhận đầu tư, từ đó hạgiá thành sản phẩm và chi phí vận chuyển, nâng cao hiệu quả vốn đầu tư

- Việc đầu tư ra nước ngoài ở các công ty có thể tránh được tình trạngcạnh tranh gay gắt diễn ra ở trong nước đi đầu tư Cho phép chủ đầu tư bànhtrướng về mặt kinh tế, tăng khả năng ảnh hưởng của mình trên thị trường thế giới

- Các công ty xuyên quốc gia đi đầu tư có thể tận dụng được những yếu

tố mà ở trong nước họ không thể có được, ví dụ như: nguồn lao động rẻ,

13

Trang 21

nguồn tài nguyên phong phú mà quốc gia họ không có, thị trường tiêu thụ rộng lớn hơn.

- Tại thời điểm khi mà một loại công nghệ có thể đã lỗi thời ở quốc gia

họ thì ở các quốc gia đang phát triển đó lại là những công nghệ mới, hiện đại, FDIgiúp các nước đi đầu tư tiếp tục thu được ích lợi từ những công nghệ mà nếu sửdụng trong nước không có tác dụng gì nữa Mặt khác, trong quá trình

đầu tư ra nước ngoài thì các nhà đầu tư có thể tận dụng thêm được nhữngcông nghệ từ các nước nhận đầu tư hoặc có thể cải biến để những công nghệmới trở nên có giá trị

1.4.2 Đối với địa phương tiếp nhận đầu tư

FDI bổ sung vốn cho phát triển kinh tế, xã hội Nguồn vốn đầu tư trựctiếp nước ngoài đã bổ sung một lượng vốn đầu tư lớn Các dự án FDI đượctriển khai sẽ trở thành các cơ sở kinh tế của địa phương tiếp nhận đầu tư, đánhthức các tiềm năng, lợi thế sẵn có của địa phương về tài nguyên khoáng sản,đất đai, rừng, biển, nguồn nhân lực và kết hợp chúng lại để tạo ra nhiều sảnphẩm cho xã hội, tăng GRDP Từ đó mà nền kinh tế có điều kiện phát triểntheo chiều rộng

FDI đã góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa

- hiện đại hóa Để tham gia ngày càng nhiều vào quá trình phân công lao độngquốc tế, thu hút ngày càng nhiều vốn đầu tư đòi hỏi mỗi địa phương phải thayđổi cơ cấu kinh tế của mình cho phù hợp

Chuyển giao công nghệ từ nước đầu tư sang địa phương của nước tiếpnhận đầu tư Các nước đi đầu tư thường có tiềm lực về vốn, có điều kiện đểnghiên cứu triển khai công nghệ kĩ thuật cao, luôn xuất hiện công nghệ mớidẫn tới nhu cầu chuyển giao công nghệ Trong khi đó, tại địa phương ở cácnước sở tại thường khan hiếm vốn, không có điều kiện nghiên cứu nên mặtbăng công nghệ thường thấp hơn Với hình thức này địa phương nước tiếpnhận có điều kiện tiếp nhận công nghệ mới và tận dụng được các công nghệtuy đã lỗi thời ở nước đối tác nhưng còn tiên tiến hơn so với công nghệ trongnước với chi phí thấp, tiết kiệm được thời gian nghiên cứu, có điều kiện đi tắtđón đầu rút ngắn khoảng cách về mặt bằng công nghệ

Trang 22

Thúc đẩy khả năng cạnh tranh trong nước Các cơ sở kinh tế FDI có côngnghệ tiên tiến hơn, trình độ quản lý tốt hơn, phù hợp hơn với thị hiếu củangười tiêu dùng, nhưng giá lại thấp hơn…Tất cả những điều đó cho phép tăngđược năng lực cạnh tranh của sản phẩm, chiếm lĩnh được thị trường nội địa.

Giúp mở rộng thị trường và thúc đẩy xuất khẩu Địa phương tiếp nhậnđầu tư được cải thiện về vốn, công nghệ và chuyển dịch theo hướng côngnghiệp hóa hiện đại hóa sẽ mang lại hiệu quả kinh doanh cao Cạnh tranh nộiđịa thúc đẩy sản xuất hàng hóa, không chỉ cung cấp trong nội địa mà còn đẩymạnh xuất khẩu và ngày càng có điều kiện hội nhập sâu rộng vào nền kinh tếkhu vực và thế giới

FDI giúp phát triển nguồn nhân lực và đào tạo việc làm Một trongnhững mục đích của FDI là khai thác các điều kiện để đạt được chi phí sảnxuất thấp, nên doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài sẽ thuê mướn nhiều laođộng địa phương Ngoài ra, thu hút được nguồn vốn FDI lớn, các địa phươngtiếp nhận đầu tư có điều kiện phát triển kinh tế thuộc mọi lĩnh vực côngnghiệp, nông nghiệp, dịch vụ Ngày càng có nhiều khu công nghiệp, khu chếxuất ra đời với nhu cầu cao về lao động, kể cả lao động phổ thông và lao động

có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao Nhiều ngành nghề, loại hình dịch vụmới ra đời, tạo điều kiện cho những người đang đi tìm việc

1.5 Các chỉ tiêu đánh giá thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài

1.5.1 Quy mô vốn FDI đăng ký và thực hiện

Quy mô vốn FDI đăng ký là tổng số vốn góp bằng tiền hoặc tài sản hợppháp, lợi nhuận để lại và các hình thức vốn khác do nhà đầu tư nước ngoàicam kết đưa vào địa phương để tiến hành hoạt động đầu tư Vốn đăng ký baogồm vốn cam kết của nhà đầu tư nước ngoài theo giấy phép cấp mới (đối vớicác dự án thực hiện lần đầu hoặc dự án độc lập với các dự án đang hoạt độngmới được cấp giấy chứng nhận đầu tư trong kỳ); và cấp bổ sung (đối với các

dự án đầu tư nhằm mở rộng quy mô, nâng cao công suất, năng lực sản xuấtkinh doanh, đổi mới công nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm, giảm ô nhiễmmôi trường của dự án đầu tư hiện có đã được cấp giấy chứng nhận đầu tư

Trang 23

trong các năm trước) Quy mô vốn đăng ký cho thấy sức hấp dẫn của môitrường đầu tư cũng như mức độ tin cậy của nhà đầu tư đối với địa phương tiếpnhận vốn FDI.

Quy mô vốn FDI thực hiện là số vốn thực tế do các nhà đầu tư nướcngoài đã đầu tư tại địa phương tiếp nhận vốn, bao gồm chi phí xây dựng cáccông trình, nhà xưởng, mua sắm máy móc thiết bị… Quy mô vốn thực hiệnthể hiện hiệu quả của hoạt động xúc tiến đầu tư, cơ chế quản lý nhà nước,cũng như hiệu lực thực thi của các văn bản pháp luật Về mặt lý thuyết, vốnFDI thực hiện thường nhỏ hơn vốn FDI đăng ký của dự án

Quy mô vốn FDI đăng ký và thực hiện càng lớn thể hiện địa phương đóthành công trong thu hút vốn FDI

1.5.2 Tỷ lệ giải ngân

Bên cạnh quy mô vốn đăng ký và vốn thực hiện, khi xem xét khoảngcách giữa quy mô vốn đăng ký và vốn thực hiện có thể đánh giá được mức độthực hiện của hoạt động đầu tư trong năm đó Khoảng cách đó được thể hiệnthông qua tỷ lệ giải ngân Đó là tỷ lệ phần trăm của vốn FDI thực hiện trêntổng vốn FDI đăng ký theo thời gian, được tính bằng công thức:

Tỷ lệ giải ngân = (Quy mô vốn thực hiện/Quy mô vốn đăng ký) × 100% Tỷ

lệ giải ngân lớn thể hiện sự thống nhất giữa cam kết và thực hiện của hoạtđộng đầu tư Ngược lại, tỷ lệ nhỏ hàm ý những vấn đề nảy sinh trong quátrình giải ngân vốn như thủ tục hành chính, sự lưỡng lự của nhà đầu tư khi bắttay vào hoạt động đầu tư, hay điều kiện toàn cầu và khu vực có biến động

1.5.3 Quy mô vốn trên một dự án

Ngoài ra, còn có chỉ tiêu quy mô vốn trên một dự án được sử dụng đểđánh giá độ lớn của các dự án FDI tại địa phương tiếp nhận vốn đầu tư Quy

mô vốn dự án FDI đăng ký và thực hiện được tính theo công thức:

Quy mô vốn dự án FDI đăng ký = (Quy mô vốn FDI đăng ký/số dự án) ×100%

Quy mô vốn dự án FDI thực hiện = (Quy mô vốn FDI thực hiện/số dựán) × 100%

Trang 24

Quy mô vốn dự án FDI cho biết phản ứng của nhà đầu tư nước ngoài(tăng cường đầu tư, bổ sung vốn, hoặc thoái vốn) trước những thay đổi vềchính sách, môi trường đầu tư của nước sở tại và của địa phương tiếp nhậnvốn đầu tư.

1.5.4 Cơ cấu đầu tư trực tiếp nước ngoài

Cơ cấu FDI đăng ký, thực hiện phân theo ngành kinh tế: Các lĩnh vựcđầu tư của FDI rất đa dạng, từ sản xuất công nghiệp, xây dựng cơ bản, sảnxuất nông – lâm – thuỷ sản và lĩnh vực dịch vụ,… Nếu thu hút FDI vào nhiềungành, nhiều lĩnh vực, đặc biệt là những ngành có ý nghĩa quan trọng đối với

sự phát triển của địa phương thì hiệu quả thu hút FDI là càng cao

Cơ cấu FDI đăng ký, thực hiện chia theo vùng kinh tế: Phần lớn các dự

án FDI thu hút được thường tập trung ở các đô thị lớn, vùng có cơ sở hạ tầng,điều kiện phát triển kinh tế thuận lợi, trình độ nhân lực phát triển Do vậy, sựthiếu đồng bộ trong tạo dựng các yếu tố cho triển khai thực hiện các dự ánFDI là nguyên nhân cản trở việc thu hút có hiệu quả nguồn vốn này

Cơ cấu FDI đăng ký, thực hiện theo đối tác đầu tư: Chỉ tiêu này đo bằng

số lượng các nước có vốn đầu tư vào địa phương có gắn với vị thế của cácnước đó trong nền kinh tế thế giới để thấy được mức độ hấp dẫn của địaphương tiếp nhận vốn FDI

1.6 Kinh nghiệm thu hút FDI của một số địa phương

1.6.1 Kinh nghiệm thu hút FDI của Hà Nội

Là thủ đô của cả nước với nhiều thuận lợi và thế mạnh của riêng mình,

Hà Nội đã khá thành công trong việc thu hút vốn FDI trong những năm vừaqua Theo Báo cáo của Cục Thống kê Hà Nội, thu hút đầu tư trực tiếp nướcngoài đạt 3,72 tỷ USD Hà Nội đã thu hút 757 dự án đầu tư (chiếm 11,11%tổng dự án đầu tư cả nước) vốn pháp định là 4,26 tỷ USD (chiếm 16,07 %) vàvốn thực hiện là 3,53 tỷ USD (chiếm 12,25%) Quá trình thu hút FDI của thủ

đô Hà Nội đã để lại một số bài học cho các địa phương khác

Nâng cao chất lượng quy hoạch tổng thể Quy hoạch đầu tư nước ngoài

là một bộ phận hữu cơ trong quy hoạch đầu tư chung của thành phố Hà Nội.Định hướng và giải pháp thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài phải gắn chặt với

Trang 25

quy hoạch tổng các ngành, các vùng lãnh thổ và đặt trong tiến trình hội nhậpkinh tế quốc tế, khai thác những tiềm năng và lợi thế so sánh của Hà Nội,nâng cao sức cạnh tranh và hiệu quả của nền kinh tế.

Nâng cao chất lượng quy hoạch tổng thể đã giúp Hà Nội tránh được tìnhtrạng đầu tư tràn lan, đầu tư theo phong trào làm lãng phí nguồn lực, giảmhiệu quả của dự án FDI, giảm lòng tin của nhà đầu tư nước ngoài

Phát triển đồng bộ, hiện đại hóa cơ sở hạ tầng kĩ thuật Tiếp tục nâng caovai trò của ngân sách nhà nước trong xây dựng cơ cấu hạ tầng, đặc biệt là hạtầng hàng rào khu công nghiệp Áp dụng quy chế ưu đãi hoăc được phát hànhtrái phiếu công trình để đầu tư vào các công trình trọng điểm

Ngoài ra, thành phố Hà Nội còn khuyến khích tư nhân đầu tư vốn vàophát triển hạ tầng khu công nghiệp Áp dụng quy chế ưu đãi cụ thể đối với cáchình thức đầu tư BOT, BTO, BT vào các dự án, địa bàn trọng điểm

Mở rộng tự do hóa tư nhân và tăng cường xúc tiến, vận động đầu tư.Thành phố đã chủ trương khuyến khích các thành phần kinh tế trong nướchợp tác đầu tư với nước ngoài thành lập công ty cổ phần có vốn đầu tư trựctiếp nước ngoài Hình thức này đã phổ biến trên thế giới và Đông Nam Á.Đây là công ty có lợi về huy động vốn và có mức độ rủi ro thấp hơn công tytrách nhiệm hữu hạn

Cho phép doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được phép phát hành

cổ phiếu, trái phiếu để mở rộng quy mô đầu tư Một số tập đoàn có nhiều dự

án đầu tư được phép thành lập công ty quản lý vốn để điều hành chung và hỗtrợ các dự án đã đầu tư

Doanh nghiệp có vốn FDI được phép thuê nhà đất để xây dựng nhà ở chothuê hoặc bán cho người nước ngoài, người Việt Nam FDI được mở rộngkinh doanh trên các lĩnh vực tài chính, nhất là bảo hiểm, ngân hàng và một sốlĩnh vực dịch vụ khác

Cho phép nhà đầu tư nước ngoài được tự do chọn hình thức đầu tư, đốitác đầu tư, ngành nghề và địa điểm đầu tư

Xử lý linh hoạt việc chuyển đổi các hình thức đầu tư Xem xét linh hoạthơn việc chuyển đổi hình thức doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài đối với

Trang 26

một số dự án sử dụng công nghệ cao, xuất khẩu phần lớn sản phẩm, xây dựngđịa bàn khu công nghiệp ở địa bàn kinh tế - xã hội khó khăn, xem xét việc chophép quảng cáo theo hình thức liên doanh.

Gắn công tác vận động xúc tiến đầu tư với chương trình dự án, đối tác,địa điểm cụ thể Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân có trách nhiệm hướng dẫn nhàđầu tư trong khâu tìm hiểu, chuẩn bị dự án, xem xét cấp giấy phép và triểnkhai

Nhanh chóng xây dựng danh mục kêu gọi đầu tư trực tiếp nước ngoài vớichất lượng cao, từng dự án cần được mô tả khái quát về nội dung, phẩm, địađiểm, khả năng thị trường, dự kiến vốn đầu tư, thời gian triển khai dự án, đốitác trong nước để nhà đầu tư nước ngoài nghiên cứu các thông tin và đưa raquyết định đầu tư

Tích cực cung cấp thông tin đầu tư như in ấn tài liệu, giới thiệu các chínhsách, các ưu đãi, các điều kiện kết cầu hạ tầng kĩ thuật, gia thuê đất, điện nước

ở Hà Nội để các doanh nghiệp, các cá nhân nước ngoài nghiên cứu, so sánh

và dễ dàng hơn trong việc thành lập dự án FDI

Xây dựng nội dung trên website, tạp chí quốc tế, các dự án, các côngtrình chính sách kêu gọi đầu tư vào Hà Nội

Các đoàn công tác từ thành phố đến các sở, ban, ngành đi công tác nướcngoài được giao nhiệm vụ giới thiệu các cơ hội đầu tư của Hà Nội, đồng thờithu thập thông tin về thị trường nước ngoài cung cấp cho doanh nghiệp ViệtNam

Tăng cường hoạt động đường dây nóng ở Sở Kế hoạch và đầu tư Hà Nội,trả lời miễn phí các câu hỏi của doanh nghiệp nước ngoài có ý định đầu tưnhằm tạo niềm tin và cơ hội cho nhà đầu tư nước ngoài

Tạo điều kiện thuận lợi, đơn giản hóa các thủ tục mở văn phòng đại diện,

mở các chi nhánh của các công ty nước ngoài hoat động ở Hà Nội Thườngxuyên mở các hội nghị văn phòng đại diện nước ngoài để nắm bắt đượcnhững thuận lợi và khó khăn của các doanh nghiệp nước ngoài, từ đó tìm rahướng giải quyết

Trang 27

Chuyển mạnh hướng thu hút đầu tư sang các công ty, tập đoàn của Liênminh Châu Âu (EU), Bắc Mĩ, Nhật Bản nhằm tranh thủ công nghệ, kĩ thuật,hiện đại để nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế, tăng cường khai tácnhững lĩnh vực mà họ có thế mạnh: điện tử, viễn thông, điện, cơ khí, hóa chất,công nghệ thông tin, xử lý môi trường…Tiếp tục thu hút đầu tư của các nứoc

và vùng lãnh thổ trong khu vực như Hồng Kông, Nhật Bản, Đài Loan, TrungQuốc đối với các dự án mà họ có thế mạnh

Xúc tiến môi giới thành lập các doanh nghiệp liên doanh thông qua ngânhàng, các tổ chưc tư vấn pháp luật, các hãng chuyên môn kĩ thuật, cung cấpthông tin và tạo tiền đề ban đầu cho nhà đầu tư nước ngoài Trong trường hợpxảy ra rủi ro, các công ty này phải có trách nhiệm đối với phần công việc củamình

Công tác phân cấp trong quản lý đầu tư rõ ràng, minh bạch Ngay trongquyết định chấp thuận chủ đầu tư, thành phố Hà Nội đã ghi rõ trách nhiệm củacác đơn vị, sở, ngành chức năng của thành phố trong việc giúp chủ đầu tưthực hiện dự án đúng tiến độ Ngoài ra, tiến độ triển khai các dự án lớn đềuđược đưa ra tại các cuộc giao ban hàng tuần, hàng tháng của lãnh đạo thànhphố, lãnh đạo các sở ngành Qua đó, các cơ quan có thẩm quyền nắm bắt kịpthời những khó khăn, vướng mắc của nhà đầu tư để cùng họ tháo gỡ

Đặc biệt, một thành công trong công tác thu hút FDI vào Hà Nội có thểnói đến là Hà Nội phát huy lợi thế so sánh của mình và có hướng thu hút FDIvào các ngành, lĩnh vực có thể khai thác tốt những lợi thế đó Kết quả thu hútFDI vào đất đai của Hà Nội là một ví dụ điển hình Đất đai được UBND thànhphố Hà Nội xem là trọng tâm thu hút FDI vào thành phố Các dự án gần đây

có quy mô lớn có thể kể đến như: Khách sạn 5 sao của tập đoàn Charmvit(Hàn Quốc) tại Khu đô thị Đông Nam (đường Trần Duy Hưng, Cầu Giấy),diện tích 1,98 ha, vốn đầu tư dự án là 80 triệu USD với quy mô 564 phòng;siêu thị Big C, một loạt các khách sạn từ 18 lên 30 tầng; nhà đầu tư Hàn Quốcgần đây đã cam kết bỏ vốn 500 triệu USD với quy mô khách sạn 500 phòng,

dự kiến hoàn thành dự án vào tháng 1/2010 và đầu tư bằng nguồn vốn tự

Trang 28

có…Giới kinh doanh nhận định, với đà phát triển như vậy, bất động sản HàNội trong một vài năm tới sẽ là thỏi nam châm thu hút không ít tiền đầu tư

Chính những hoạt động trên đã tạo tiền đề, đóng góp tích cực vào kếtquả thu hút FDI của thủ đô Hà Nội

1.6.2 Kinh nghiệm thu hút FDI của thành phố Hồ Chí Minh

Theo UBND Tp.HCM, năm 2020 thành phố đã thu hút được gần 4,4 tỷUSD vốn FDI, đứng đầu cả nước Nguồn vốn FDI đầu tư vào Tp.HCM tậptrung vào ba ngành chính, bao gồm: thương mại, công nghiệp; kinh doanh bấtđộng sản; các ngành chuyên môn khoa học, công nghệ, công nghiệp chế biếnchế tạo, xây dựng Tuy nhiên, do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, năm 2020Tp.HCM chỉ có 950 dự án đầu tư từ nguốn vốn FDI, dẫn đầu trong cả nước.Mặc dù là một năm rất khó khăn, nhưng đối với Tp.HCM khu vực vốnFDI năm 2020 vẫn là động lực chính trong tăng trưởng xuất, nhập khẩu vớikim ngạch xuất khẩu tăng 10,7% và nhập khẩu tăng 7,6% so với cùng kỳ.Theo số liệu từ Sở Công Thương Tp.HCM, tổng kim ngạch xuất khẩu hànghoá của doanh nghiệp FDI trên địa bàn xuất qua cảng thành phố (gồm cả dầuthô) trong tháng 11/2020 đạt 3.584,4 triệu USD, chiếm 91,7% tổng giá trị xuấtkhẩu của thành phố tại các cửa khẩu trên cả nước và tăng 4,4% so với thángtrước

Để đạt được những kết quả trên, thành phố đã có những biện pháp thuhút hiệu quả vốn đầu tư FDI

Thành phố Hồ Chí Minh đang đẩy mạnh tạo quỹ đất công nghiệp cùngvới việc triển khai thêm một số khu công nghiệp, khu chế xuất ứng dụng côngnghệ cao, giải quyết hạ tầng giao thông

Ưu tiên phát triển cơ sở hạ tầng, tạo ra các kết nối thông minh, hiệu quả,giảm chi phí giao dịch, nâng cao tính cạnh tranh cho doanh nghiệp, nhà đầu tư

và toàn bộ nền kinh tế

Thành phố đẩy mạnh cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước, tập trung xâydựng đề án xây dựng thành phố Hồ Chí Minh trở thành khu đô thị thông minhgắn với đô thị sáng tạo Bên cạnh đó, thành phố tập trung hoàn thành hệ thốnglogistics, xây dựng khu công nghiệp mới có quy mô gần 300 ha cho nhà đầu

Trang 29

tư Thành phố Hồ Chí Minh sẽ tiếp tục đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính,xây dựng môi trường đầu tư thuận lợi theo chuẩn mực quốc tế, đề cao sự côngkhai, minh bạch

Đẩy mạnh cải cách hành chính, hoàn thiện hệ thống pháp luật và cơ chế,chính sách phù hợp với yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế Đơn giản hóa cácthủ tục hành chính như: Kiểm tra sau nhập khẩu, kiểm tra thuế, cấp giấy phép,phê duyệt, thị thực và giấy phép làm việc cho doanh nghiệp nước ngoài

Tăng cường quản trị tốt địa phương, giảm tham nhũng, tăng sự kết hợp

và minh bạch trong các quy định và chính sách đầu tư góp phần đặc biệt đểcải thiện môi trường đầu tư Đặc biệt, cải thiện tính minh bạch và thông tin cósẵn liên quan đến các điều kiện và quy trình đầu tư liên quan cho các nhà đầu

tư là một tính năng cơ bản của bất kỳ khung chính sách nào thân thiện với nhàđầu tư Nguyên tắc minh bạch bao gồm không chỉ các quy tắc và chính sách

rõ ràng hơn, mà còn gia hạn về cách thức này được triển khai, dẫn đến các thủtục hành chính hiệu quả hơn và khả năng dự đoán nâng cao của môi trườngchính sách

Thu thập thông tin có hệ thống và đánh giá chuyên sâu về các điểm đầu

tư nước ngoài là một hoạt động tốn kém và tốn thời gian, có thể vượt quá tầmvới của nhiều doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ Điềunày có thể được khắc phục thông qua việc cung cấp dịch vụ tư vấn, cung cấpthông tin và phân tích về tình hình kinh tế vĩ mô, khung pháp lý, môi trườngchính trị, cơ hội kinh doanh và triển vọng của ngành tại Thành phố Hồ ChíMinh

Quan tâm hỗ trợ các doanh nghiệp có năng lực đổi mới sáng tạo và nănglực quản trị tiên tiến, doanh nghiệp thích ứng với nền sản xuất mới trong cuộccách mạng công nghiệp 4.0 Tạo điều kiện cho các liên hệ kinh doanh hoặc tàitrợ các chương trình phù hợp đặc biệt quan trọng đối với các doanh nghiệpvừa và nhỏ, những người thiếu tài nguyên để tiến hành tìm kiếm rộng rãi vềcác vị trí FDI độc đáo Các dịch vụ phát triển tư vấn và dự án khác để khuyếnkhích đầu tư vào địa phương bao gồm hỗ trợ sàng lọc vị trí, để chuẩn bị các

Trang 30

chiến lược đầu tư và gia nhập thị trường, nghiên cứu khả thi và kế hoạch kinhdoanh và hỗ trợ trong việc tìm kiếm tài trợ.

Khuyến khích đầu tư phát triển các ngành nghề sản xuất kinh doanh tạođộng lực trực tiếp cho tăng trưởng, năng lực cạnh tranh của kinh tế như côngnghệ cao, lĩnh vực thâm dụng khoa học công nghệ

Chú trọng đáp ứng nguồn nhân lực Tăng cường sự kết hợp giữa cácdoanh nghiệp và cơ sở đào tạo để tạo nguồn lao động phù hợp với yêu cầu củadoanh nghiệp Nâng cao chất lượng, cải cách hệ thống giáo dục và đào tạo ởcác cấp, nội dung đào tạo gắn với hoạt động thực tiễn của các doanh nghiệp,

cơ sở sản xuất Thành phố Hồ Chí Minh cũng tăng cường thu hút nhân tài trog

và ngoài nước để phục vụ cho phát triển khoa học công nghệ Đầu tư nâng cấp

hệ thống các trường đào tạo nghề hiện có lên ngang tầm khu vực, phát triểnthêm các trường đào tạo nghề và trung tâm đào tạo nhằm cung cấp cho thịtrường nguồn nhân lực đảm bảo chất lượng

1.6.3 Bài học cho tỉnh Bắc Ninh

Trên cơ sở nghiên cứu kinh nghiệm trong thu hút và sử dụng FDI ở một

số địa phương cho thấy, muốn tăng cường thu hút và sử dụng hiệu quả FDIcần có giải pháp tạo điều kiện hấp dẫn để thu hút được FDI, đặc biệt là FDI từcác nước phát triển, các nước có công nghệ cao, công nghệ hiện đại Tuynhiên, mục tiêu của các nhà đầu tư nước ngoài nhiều khi không đồng nhất vớimục tiêu của quốc gia hay địa phương tiếp nhận FDI

Vì lợi nhuận, các chủ thể FDI luôn tìm mọi cách tối thiểu hóa chi phí, do

đó cần có tầm nhìn trong hoạch định chính sách thu hút vốn FDI, sử dụng FDIcùng với quản lý nhà nước hiệu quả về nguồn vốn này Đối với Bắc Ninh, cóthể tham khảo các bài học kinh nghiệm sau:

Thứ nhất, tạo môi trường kinh tế, chính trị, xã hội ổn định và tăng cường vaitrò của chính quyền địa phương Để tăng cường thu hút và sử dụng hiệu quảFDI, thời gian qua thành phố Hà Nội và thành phố Hồ chí Minh đã triển khaihiệu quả công tác kiểm tra, giám sát và đồng hành cùng nhà đầu tư nướcngoài để hướng dẫn, tạo điều kiện, kịp thời tháo gỡ vướng mắc, khó khăn chocác dự án đầu tư thực hiện đúng cam kết, kiên quyết thu hồi các dự án triển 23

Trang 31

khai chậm tiến độ Do vậy, đối với Bắc Ninh, việc tăng cường vai trò củachính quyền Tỉnh trong lĩnh vực đầu tư nước ngoài là cần thiết, để tạo môitrường thuận lợi cho thu hút đầu tư FDI vào phát triển kinh tế địa phương.Thứ hai, cải thiện môi trường pháp lý thuận lợi cho hoạt động đầu tư.Các chính sách ưu tiên, ưu đãi thu hút FDI vào các ngành, lĩnh vực mũi nhọncủa chính quyền tỉnh Bắc Ninh để mang lại thành công lớn trong thu hútnguồn vốn FDI Đồng thời, phải tính toán và được thực hiện trên cơ sở bảođảm lợi ích quốc gia, hiệu quả kinh tế, xã hội của địa phương, chấm dứt tìnhtrạng thu hút FDI theo phong trào, bất chấp chất lượng và hiệu quả.

Thứ ba, làm tốt công tác quy hoạch và tăng cường quản lý thực hiện tốtquy hoạch Việc lập quy hoạch phải dựa trên nghiên cứu đánh giá những tiềmnăng lợi thế trong phát triển kinh tế - xã hội, dự báo về xu thế của FDI và lộtrình thực hiện việc thu hút và sử dụng FDI theo hướng hiệu quả Hình thànhcác danh mục, dự án gọi vốn FDI và tiến hành xúc tiến đầu tư có địa chỉ theo

lộ trình thích hợp, xác định rõ yêu cầu về đối tác dự án, sản phẩm, công suất,tiến độ, trình độ công nghệ, thị trường tiêu thụ, địa bàn thực hiện dự án, cácchính sách ưu đãi cần thiết

Thứ tư, đầu tư cơ sở hạ tầng vật chất kỹ thuật tạo thuận lợi cho nhà đầu

tư nước ngoài Thực tế triển khai hoạt động đầu tư vào cơ sở hạ tầng để thuhút FDI ở Hà Nội và Hồ Chí Minh cho thấy, việc phát triển hệ thống cơ sở hạtầng kỹ thuật không chỉ tăng sự hấp dẫn của môi trường đầu tư mà còn tạođiều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư, tăng thu hút vốn FDI đầu tư địaphương… Do vậy, thời gian tới, Vĩnh Phúc cần có chính sách ưu đãi hấp dẫnđối với một số dự án hạ tầng kinh tế xã hội có quy mô lớn, có tính lan tỏa cao

và tác động tích cực đến sự phát triển chung của tỉnh

Thứ năm, phát triển công nghiệp hỗ trợ Với tầm nhìn chiến lược, quyhoạch phát triển các khu công nghiệp, phát huy lợi thế so sánh và các chínhsách thu hút FDI tốt sẽ đưa Bắc Ninh trở thành trung tâm sản xuất, xuất khẩucác sản phẩm điện, điện tử, công nghệ cao, công nghệ chế biến

Như vậy, việc xây dựng các chính sách ưu đãi đặc thù dành cho các DNsản xuất các sản phẩm hỗ trợ; Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; Tăng

Trang 32

cường sự liên kết giữa các DN trong quá trình phát triển công nghiệp hỗ trợqua đó làm cầu nối cho các DN trong và ngoài nước hợp tác trong sản xuất vàtiêu thụ sản phẩm hoặc thành lập liên doanh để cùng sản xuất các sản phẩm

hỗ trợ là những nội dung mà tỉnh Vĩnh Phúc cần thiết phải thực hiện trongthời gian tới

Thứ sáu, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho phù hợp với yêu cầuthu hút FDI Đổi mới cơ bản đào tạo, dạy nghề theo yêu cầu của thị trường vàhoàn thiện theo hướng tiếp cận với chuẩn mực quốc tế, từ đó nâng cao trình

độ, năng lực cho đội ngũ lao động trong tỉnh Đây là kinh nghiệm mà tỉnhBắc Ninh có thể chọn lọc và áp dụng để nâng cao chất lượng nguồn nhân lựccho phù hợp với yêu cầu thu hút FDI vào địa bàn tỉnh

Thứ bảy, đẩy mạnh và nâng cao chất lượng công tác xúc tiến đầu tư Đây

là cách làm mà Hà Nội và Hồ Chí Minh đã thực hiện tốt trong quá trình thuhút FDI vào địa phương Do đó, Bắc Ninh cần đẩy mạnh và nâng cao chấtlượng công tác xúc tiến đầu tư của tỉnh Cụ thể là tổ chức tốt các hoạt độngkêu gọi đầu tư thông qua hội chợ thương mại, triển lãm… để tiếp thị hình ảnh

và tiềm năng của địa phương trên trường quốc tế Tập trung tìm kiếm nhà đầu

tư tốt, chú trọng năng lực thực chất của nhà đầu tư

Thứ tám, tăng cường công tác kiểm tra, giám sát và đánh giá hoạt độngFDI Để phát huy tác động tích cực và giảm thiểu những hạn chế và bất cậptrong hoạt động của FDI, cần tiến hành tăng cường công tác quản lý nhà nướcđối với hoạt động đầu tư sau cấp phép, tăng cường công tác thanh tra, kiểmtra, giám sát theo quy định của pháp luật về đầu tư và pháp luật chuyên ngànhđối với các dự án đầu tư; tiến hành rà soát, phân loại và xử lý theo quy địnhcủa pháp luật đối với các dự án chậm triển khai Đây cũng là những kinhnghiệm để Bắc Ninh triển khai hiệu quả công tác kiểm tra, giám sát và đánhgiá hoạt động FDI

Thứ chín, cải thiện môi trường đầu tư Một trong những lý do mang lại

sự thành công trong thu hút FDI của Hà Nội và Hồ Chí Minh là xuất phát từviệc các địa phương này đã tập trung cao độ trong việc cải thiện môi trườngđầu tư

Trang 33

Do vậy, để trở thành một trong những điểm đến đầu tư của các nhà đầu

tư nước ngoài, Bắc Ninh phải đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, thực hiện

có hiệu quả cơ chế một cửa, một đầu mối, chống quan liêu tham nhũng trongviệc thực hiện các thủ tục xin thuê đất, giao đất, cấp quyền sử dụng đất, cấpphép đầu tư, chống phiền hà, sách nhiễu trong triển khai thực hiện chính sáchthuế, tín dụng, các dịch vụ; Thúc đẩy các dịch vụ hỗ trợ để thu hút FDI

Trang 34

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG THU HÚT FDI VÀO TỈNH BẮC NINH

Tỉnh Bắc Ninh nằm ở phía Bắc của đồng bằng châu thổ Sông Hồng, địahình tương đối bằng phẳng, được ngăn cách với vùng trung du và miền núiphía Bắc bởi hệ thống sông Cầu Ngoài ra, Bắc Ninh còn có hai hệ thống sônglớn là sông Thái Bình và sông Đuống Hệ thống sông ngòi đã tạo nên mộtmạng lưới vận tải đường thủy quan trọng, kết nối các địa phương trong tỉnh

và nối liền tỉnh Bắc Ninh với các tỉnh khác trong vùng đồng bằng sông Hồng.Ngoài ra, chúng còn tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động nông nghiệp vàsinh hoạt của dân cư trong tỉnh

Bắc Ninh ở vị tri thuận lợi về giao thông đường bộ và đường không Cáctuyến đường huyết mạch: Quốc lộ 1A, 1B, quốc lộ 18, quốc lộ 38, đường sắt

Hà Nội- Lạng Sơn, Hà Nội- Quảng Ninh nối liền Bắc Ninh với các trung tâmkinh tế, văn hóa và thương mại của khu vực phía Bắc Việt Nam, với cảnghàng không quốc tế Nội Bài và liên thông với hệ thống các trục đường quốc

lộ đến với mọi miền trong cả nước

2.1.2 Tài nguyên

a Tài nguyên thiên nhiên

Tài nguyên rừng không lớn, chủ yếu là rừng trồng Tổng diện tích đấtrừng là 661,26 ha phân bố tập trung ở Quế Võ (317,9 ha) và Tiên Du (254,95ha) Tổng trữ lượng gỗ ước tính 3279 m³, trong đó rừng phòng hộ 363 m³,rừng đặc dụng 2916 m³

Trang 35

Bắc Ninh nghèo về tài nguyên khoáng sản, chủ yếu chỉ có vật liệu xâydựng như: đất sét làm gạch, ngói, gốm, với trữ lượng khoảng 4 triệu tấn ở Quế

Võ và Tiên Du, đất sét làm gạch chịu lửa ở thị xã Bắc Ninh, đá cát kết với trữlượng khoảng 1 triệu tấn ở Thị Cầu - Bắc Ninh, đá sa thạch ở Vũ Ninh

- Bắc Ninh có trữ lượng khoảng 300.000 m³ Ngoài ra còn có than bùn ở Yên Phong với trữ lượng 60.000 - 200.000 tấn

b Tài nguyên nhân văn

Bắc Ninh vô cùng phong phú về tài nguyên nhân văn Đây là một trongnhững nơi hội tụ nhiều nhất các di tích lịch sử, văn hóa Tiêu biểu là chùa,đền, đình, miếu, các loại hình nghệ thuật dân gian gắn liền với các lễ hội, cáclàng nghề truyền thống Đặc biệt, các làn điệu dân ca quan họ không những đãtrở thành di sản văn hóa của cả nước mà còn là si sản thế giới

2.1.3 Dân số

Năm 2019, dân số Bắc Ninh là 1.368.840 người, chỉ chiếm 1,4% dân số

cả nước và đứng thứ 22/63 tỉnh, thành phố, trong đó nam 676.060 người và

nữ 692.780 người; khu vực thành thị 376.418 người, chiếm 27.5% dân số toàntỉnh và khu vực nông thôn 992.422 người, chiếm 72,5% Mật độ dân số BắcNinh năm 2019 đã lên tới 1,664 người/km², gần gấp 5 lần mật độ dân số bìnhquân của cả nước và là địa phương có mật độ dân số cao thứ 3 trong số 63tỉnh, thành phố, chỉ thấp hơn mật độ dân số của Hà Nội, thành phố Hồ ChíMinh

Bắc Ninh có một dân số trẻ với nhóm tuổi lao động từ 15 đến 60 là665.236 người, chiếm 64,93% tổng dân số Nhóm tuổi dưới 15 có 258.780người, chiếm 25,26% tổng dân số còn nhóm người trên 60 tuổi có 100.456người, tức chiếm 9,8%

Tỷ lệ đô thị hóa tính đến năm 2020 đạt 38% với khoảng 520.000 ngườisống tại các đô thị và 62% với khoảng 740.000 người sống tại các xã ngoài đôthị Mục tiêu đến năm 2022 tỉ lệ đô thị hóa của Bắc Ninh đạt 70% để phù hợpvới tiêu chí đô thị loại I trực thuộc trung ương

2.1.4 Cơ sở hạ tầng

a Hệ thống giao thông

Trang 36

Bắc Ninh là tỉnh có hệ thống giao thông đa dạng, gồm cả đường bộ,đường sắt và đường sông Trong đó, hệ thống đường bộ được đánh giá làtương đối đồng bộ so với các tỉnh khác trong cả nước.

Về đường bộ, tỉnh có 3 quốc lộ chạy qua là tuyến Quốc lộ 1A chạy từ HàNội lên Lạng Sơn), tuyến Quốc lộ 18 (Nội Bài - Hạ Long - Cảng Cái Lân -Móng Cái) và tuyến Quốc lộ 38 từ thành phố Bắc Ninh đi Hà Nam Ngoài ra,

có Quốc lộ 5 nằm liền kề với Bắc Ninh và cao tốc quốc lộ 3 mới Hà Nội - BắcNinh - Thái Nguyên TL 282 được nâng cấp thành Quốc lộ 282 đoạn (Quế Võ

- Gia Bình - Thuận Thành thuộc tỉnh Bắc Ninh) nối Quốc lộ 18 (tại Quế Võ)với Quốc lộ 5 (Hà Nội - Hải Phòng) tại Thị trấn Trâu Quỳ - Gia Lâm - Hà Nội(cách cầu vượt Thanh Trì khoảng 2 km) Cùng với quy hoạch vành đai 3, 4 của HàNội đều đi qua hầu hết các huyện, thị xã, thành phố của tỉnh Bắc Ninh tạo ra mộtmạng lưới giao thông đồng bộ, liên hoàn giữa Hà Nội với Bắc Ninh, và giữa BắcNinh với các tỉnh lân cận Trong tỉnh có các tỉnh lộ như 179, 276, 280, 281, 283,

285, 287, 291, 295 kết nối các địa phương trong tỉnh với nhau Tỉnh Bắc Ninh hiện

có nhiều tuyến xe buýt đi tới các tỉnh thành lân cận và tất cả các huyện trong tỉnh

Đường Lý Thái Tổ dài khoảng 2 km là trục giao thông chạy qua trungtâm thành phố được thiết kế với 8 làn xe và có vỉa hè rộng đến 7m

Đường Lê Thái Tổ dài hơn 2 km, là đoạn nối, chuyển tiếp của đường LýThái Tổ cũng được quy hoạch rộng từ 53 đến gần 100 m với 8 làn xe Nútgiao đường Lý Thái Tổ với Tỉnh lộ 295B kết nối các khu đô thị mới ở cửa ngõphía tây thành phố ra Quốc lộ 18 và cao tốc Hà Nội - Bắc Giang

Ngã 6 trung tâm thành phố Bắc Ninh là nút giao lớn nhất được đầu tưxây dựng và hoàn thiện đồng bộ từ nhiều năm trước Nút giao này kết nối cáctrục giao thông quan trọng của thành phố với Quốc lộ và cao tốc Hà Nội - BắcGiang

Đường Lý Anh Tông, phường Võ Cường, thành phố Bắc Ninh đượchoàn thiện năm 2020, với hai bên là các dãy nhà phố liền kề và dải phân cáchgiữa rộng 3 m được trồng hoa Tuyến đường này được thiết kế 4 làn mỗi bên,vỉa hè rộng 5 m được lát đá xanh

29

Ngày đăng: 07/11/2021, 16:09

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w