1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Phân tích tài chính của công ty TNHH kỹ thuật địa chính và môi trường hà thành

106 7 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Phân Tích Tài Chính Của Công Ty TNHH Kỹ Thuật Địa Chính Và Môi Trường Hà Thành
Tác giả Bùi Thị Thùy Linh
Người hướng dẫn TS Nguyễn Thanh Bình
Trường học Học Viện Chính Sách Và Phát Triển
Chuyên ngành Tài Chính- Đầu Tư
Thể loại khóa luận tốt nghiệp
Năm xuất bản 2021
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 106
Dung lượng 563,32 KB

Nội dung

Đặc điểm của TCDNChức năng của tài chính doanh nghiệp Tạo vốn và luân chuyển vốn: Là để bảo đảm vốn hoạt động của doanh nghiệp luôn có đủ và ổn đinh, đáp ứng kịp thời cho sản xuất kinh d

Trang 1

HỌC VIỆN CHÍNH SÁCH VÀ PHÁT TRIỂN

KHOA KINH TẾ

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

ĐỀ TÀI: PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH CỦA

CÔNG TY TNHH KỸ THUẬT ĐỊA CHÍNH VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ THÀNH

Giảng viên hướng dẫn : TS Nguyễn Thanh BìnhSinh viên thực hiện

Lớp

Mã SVKhoa

: Bùi Thị Thùy Linh: Đầu tư 8B

: 5083101280

: Tài Chính- Đầu Tư

Hà Nội, tháng 5 năm 2021

Trang 2

MỤC LỤC

LỜI NÓI ĐẦU 3

1 T ÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI 3

2 Đ ỐI TƯỢNG VÀ MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU 3

3 P HẠM VI NGHIÊN CỨU 4

4 P HƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 4

5 K ẾT CẤU CỦA KHÓA LUẬN 5

CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH DN 7

1.1 TỔNG QUAN VỀ TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP 7

1.1.1 Khái niệm tài chính doanh nghiệp 7

1.1.2 Đặc điểm của TCDN 8

1.1.3 Vai trò của TCDN 8

1.2 T ỔNG QUAN VỀ P HƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH TCDN 9

1.2.1 Khái niệm phân tích TCDN 9

1.2.2 Quy trình thực hiện phân tích 10

1.2.3 Mục tiêu của phân tích tài chính doanh nghiệp 11

1.2.4 Phương pháp phân tích 12

1.3 N ỘI DUNG VÀ HỆ THỐNG CHỈ TIÊU PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH 15

1.3.1 Phân tích cơ cấu tài sản, nguồn vốn 15

1.3.2 Phân tích cơ cấu DT, LN, CP 18

1.3.3 Phân tích khả năng thanh toán 21

1.3.4 Phân tích hiệu quả hoạt động 23

1.3.4.1 Vòng quay hàng tồn kho 23

1.3.4.2 Vòng quay TTS 24

1.3.4.3 Vòng quay KPT 24

1.3.4.4 Vòng quay NPT 25

1.3.4.5 Kỳ thu tiền trung bình 25

1.3.5 Các chỉ tiêu phản ánh khả năng trả nợ dài hạn: 25

1.3.6 Nhóm chỉ tiêu về khả năng sinh lời 28

1.3.7 Phương pháp Phân tích DUPONT 30

1.4 C ÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TCDN 32

1.4.1 Các yếu tố chủ quan 32

1.4.2 Các yếu tố khách quan 34

CHƯƠNG II: PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY TNHH KỸ THUẬT ĐỊA CHÍNH VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ THÀNH 37

2.1 T ỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TNHH KỸ THUẬT ĐỊA CHÍNH VÀ MÔI TRƯỜNG H À T HÀNH 37

2.1.1. Thông tin chung 37

2.1.2 Giới thiệu sơ lược về Công ty 40

2.1.2.1 Lịch sử hình thành của công ty 40

2.1.2.2 Lĩnh vực hoạt động chính 41

2.1.2.3 Nhân sự 41

2.2 PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH CÔNG TY TNHH KỸ THUẬT ĐỊA CHÍNH VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ THÀNH 42

2.2.1 Phân tích cơ cấu TS- NV 42

2.2.1.1 Phân tích cơ cấu và diễn biến TS- NV theo chiều dọc 42

2.2.1.2 Phân tích cơ cấu diễn biến TS- NV theo chiều ngang 45

2.2.2 Phân tích cơ cấu Doanh thu, Lợi nhuận, Chi phí 49

2.2.2.1 Phân tích cơ cấu Doanh thu, lợi nhuận, chi phí theo chiều dọc 49

2.2.2.2 Phân tích BCKQHĐKD theo chiều ngang 52

Trang 3

2.2.3 Phân tích khả năng thanh toán của Công ty 54

2.2.4 Phân tích về hiệu quả hoạt động của tài sản 56

2.2.5 Phân tích khả năng trả nợ dài hạn của DN 58

2.2.6 Phân tích hệ số sinh lời của công ty năm 2018- 2020 60

2.2.7 Phương pháp Phân tích Dupont 62

2.3 Đ ÁNH GIÁ CHUNG TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA C ÔNG TY TNHH KỸ THUẬT ĐỊA CHÍNH VÀ MÔI TRƯỜNG H À T HÀNH 64

2.3.1 Về ưu điểm 65

2.3.2 Về hạn chế và nguyên nhân 67

CHƯƠNG III CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY TNHH KỸ THUẬT ĐỊA CHÍNH VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ THÀNH 70

3.1 Đ ỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CÔNG TY TNHH KỸ THUẬT ĐỊA CHÍNH VÀ MÔI TRƯỜNG H À T HÀNH 70

3.2 C ÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY TNHH KỸ THUẬT ĐỊA CHÍNH VÀ MÔI TRƯỜNG H À T HÀNH 71

3.2.1 G IẢI PHÁP NÂNG CAO DOANH THU VÀ GIẢM CHI PHÍ 71

3.2.2 Tăng cường quản lý hàng tồn kho 73

3.2.3 Tăng tỷ trọng VCSH 73

3.2.4 Hoàn thiện công tác lập hệ thống báo cáo tài chính 74

3.2.5 Giảm tỷ trọng khoản phải thu 75

3.2.6 Tăng cường công tác quảng cáo 77

KẾT LUẬN 78

Trang 4

DANH MỤC CÁC ẢNG

BẢNG 2 1 BẢNG TỔNG HỢP NHÂN SỰ CÔNG TY 41

BẢNG 2 2 PHÂN TÍCH CƠ CẤU VÀ DIỄN BIẾN TS- NV THEO CHIỀU DỌC 42

BẢNG 2 3 PHÂN TÍCH CƠ CẤU VÀ DIỄN BIẾN TÀI SẢN THEO CHIỀU NGANG 45

BẢNG 2 4 PHÂN TÍCH CƠ CẤU VÀ DIỄN BIẾN NGUỒN VỐN THEO CHIỀU NGANG 47

BẢNG 2 5 BẢNG KQHĐKD THEO CHIỀU DỌC 49

BẢNG 2 6 BẢNG KQHĐKD THEO CHIỀU NGANG 52

BẢNG 2 7 NHÓM HỆ SỐ THANH TOÁN CỦA CÔNG TY 54

BẢNG 2 8 NHÓM HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TS CỦA CÔNG TY 56

BẢNG 2 9 NHÓM HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TS CỦA CÔNG TY 58

BẢNG 2 10 NHÓM HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TS CỦA CÔNG TY 60

BẢNG 2 11 CÁC HỆ SỐ SINH LỜI SO VỚI TB NGÀNH 62

1

Trang 6

LỜI NÓI ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Trong thời kỳ khoa học, xã hội, công nghệ tiên tiến, cùng với đó là sự pháttriển vượt bậc của các thành phần kinh tế, chính trị, văn hóa đã làm cho đất nướcngày càng đổi mới và hiện đại Bên cạnh việc phát triển vượt bậc của các thànhphần kinh tế sẽ là những sự cạnh tranh khốc liệt giữa các doanh nghiệp

Tại thời điểm hiện nay, doanh nghiệp nào cạnh tranh tốt sẽ có được tầm ảnhhưởng lớn cũng như góp phần rất nhiều vào việc tăng trưởng của DN nói riêng

và cho cả đất nước nói chung Cũng từ đó, doanh nghiệp có thể tạo dựng đượccho mình một chỗ đứng, một vị trí vững chắc trong mắt khách hàng

Để biết được một doanh nghiệp có hoạt động tốt hay không, có tạo ra đượclợi nhuận hay không, hoặc DN có khẳng định được vị thế của mình hay không thìbản thân doanh nghiệp cần nắm vững tình hình cũng như thực trạng hoạt độngkinh doanh, tài chính của doanh nghiệp mình Để đạt được điều đó, các DN luônphải quan tâm đến

tình hình tài chính vì nó có quan hệ trực tiếp tới hoạt động sản xuất kinh doanhcủa doanh nghiệp và ngược lại

Nhận thức được tầm quan trọng của việc phân tích tình hình tài chính của

DN, kết hợp giữa kiến thức đã được tiếp thu tại nhà trường, tài liệu tham khảocũng như quá trình quan sát, học hỏi tại DN cùng với sự hướng dẫn của nhiệt tìnhcủa giảng viên hướng dẫn, các cô chú, anh chị trong Công ty nên em đã chọn đềtài: “Phân tích tài chính của Công Ty TNHH Kỹ thuật Địa chính và Môi trường

Hà Thành”

2 Đối tƣợng và mục đích nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: nghiên cứu tình hình tài chính của công ty TNHH kỹthuật địa chính và môi trường Hà Thành Nghiên cứu hiệu quả hoạt động kinhdoanh của doanh nghiệp thông qua việc phân tích tài chính của doanh nghiệp.Qúa trình phân tích thực trạng tài chính của doanh nghiệp chủ yếu dựa trên cácBáo cáo tài chính định kỳ bao gồm: Bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả hoạtđộng kinh doanh, thuyết minh báo cáo tài chính và các bảng phụ chú khác

Trang 7

Mục đích nghiên cứu:

Mục tiêu tổng thể: Phân tích thực trạng tài chính của công ty TNHH kỹ thuật

địa chính và môi trường Hà Thành nhằm đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quảtài chính cho DN

Mục tiêu cụ thể:

Hệ thống hóa cơ sở lý luận về phân tích tài chính của công ty

Phân tích thực trạng tài chính của công ty: Phân tích sự biến động của các tỷ

số tài chính, từ đó tìm hiểu nguyên nhân và rút ra kết luận thích hợp

Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả tài chính cho công ty: Thôngqua việc phân tích báo cáo tài chính và đánh giá tình hình tài chính của doanhnghiệp để đánh giá những thành tựu mà công ty đạt được và những mặt hạn chếcòn tồn tại trong những năm qua rồi từ đó đưa ra các giải pháp nhằm phát huykhả năng của doanh nghiệp hạn chế những mặt còn yếu kém nhằm nâng cao hiệuquả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, tạo điều kiện tốt nhất cho doanhnghiệp phát triển hơn nữa trong chiến lược sản xuất kinh doanh của mình

3 Phạm vi nghiên cứu

Về không gian: Phân tích tài chính tại công ty TNHH kỹ thuật đại chính và

môi trường Hà Thành

Về thời gian: Các nội dung về phân tích thực trạng tài chính của doanh nghiệp

gắn liền với tình hình tài chính thực tế của công ty trong những năm 2018- 2020

Phương pháp nghiên cứu được vận dụng chủ yếu trong đề tài chủ yếu làphương pháp so sánh và tổng hợp số liệu thực tế thu nhập được trong quá trìnhthực tập tại công ty Các số liệu trong BCTC năm 2018, 2019, 2020 và các thôngtin có được từ các nhân viên từ phòng kế toán tài chính để xác định được xuhướng phát triển, mức độ biến động của các số liệu cũng như các chỉ tiêu Từ đóđưa ra các nhận xét Ngoài ra còn sử dụng các phương pháp khác như: phân tíchcác tỷ số, phương pháp cân đối,

Phương pháp chung:

Trang 8

Phân tích theo chiều ngang: bằng cách tính số tiền chênh lệch giữa nămnay so với năm trước Tỷ lệ phần trăm chênh lệch phải được tính toán để thấyquy mô thay đổi tương quan ra sao so với quy mô của trước đó.

Phân tích xu hướng: các chênh lệch được tính cho nhiều năm thay vì hainăm, có thể chỉ ra những thay đổi cơ bản về bản chất của hoạt động kinh doanh

Phân tích theo chiều dọc: trong phân tích theo chiều dọc, tỷ lệ phần trămđược sử dụng để chỉ mối quan hệ của các bộ phận khác nhau so với tổng số trongbáo cáo So sánh tầm quan trọng của các thành phần nào đó trong hoạt động kinhdoanh của doanh nghiệp và trong việc chỉ ra những thay đổi quan trọng về kếtcấu của 1 năm so với năm tiếp theo

Phân tích các chỉ số tài chính: Phân tích chỉ số là phương pháp phân tíchquan trọng để thấy được các mối quan hệ có ý nghĩa giữa 2 thành phần của 1BCTC

Phương pháp đặc thù:

Phương pháp so sánh: Là đối chiếu các chỉ tiêu kinh tế có trong 1 nộidung, 1 tính chất tương tự để xác định xu hướng và mức độ biến động của các chỉtiêu đó

So sánh giữa số thực tế kỳ phân tích và số thực tế của kỳ kinh doanh trước nhằmxác định rõ xu hướng thay đổi, tình hình hoạt động tài chính của doanh nghiệp

Từ đó, đánh giá tốc độ tăng hoặc giảm của các hoạt động tài chính doanh nghiệp

5 Kết cấu của khóa luận

Khóa luận gồm 3 chương

CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH CỦA DN

CHƯƠNG II: PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY TNHH

KỸ THUẬT ĐỊA CHÍNH VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ THÀNH.

CHƯƠNG III: ĐÁNH GIÁ CHUNG VÀ CÁC GIẢI PHÁP

HOÀN THIỆN CÔNG TY.

Trang 9

Vì nội dung nghiên cứu tương đối rộng, thời gian có hạn, kiến thức còn hạnchế nên luận văn của em còn nhiều thiếu sót Kính mong các quý thầy cô có thểgiúp em hoàn thiện khóa luận của mình.

Em xin chân thành cảm ơn.!

Trang 10

CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH

DN 1.1 Tổng quan về tài chính doanh nghiệp

1.1.1 Khái niệm tài chính doanh nghiệp

Tài chính doanh nghiệp là những quan hệ giá trị giữa DN với các chủ thểtrong nền kinh tế các quan hệ tài chính và doanh nghiệp chủ yếu bao gồm:

Quan hệ giữa doanh nghiệp với nhà nước: đây là mối quan hệ phát sinh khi

DN thực hiện nghĩa vụ thuế đối với nhà nước, khi nhà nước góp vốn vào DNQuan hệ giữa DN với thị trường tài chính: quan hệ này được thể hiện thôngqua việc DN tìm kiếm các nguồn tài trợ Trên thị trường tài chính, DN có thể vayngắn hạn để đáp ứng nhu cầu vốn ngắn hạn, có thể phát hành cổ phiếu, trái phiếu

để đáp ứng nhu cầu vốn dài hạn ngược lại, DN phải trả lãi và vốn vay, trả lãi cổphần cho các nhà tài trợ DN cũng có thể gửi tiền vào ngân hàng, đầu tư chứngkhoán bằng số tiền tạm thời chưa sử dụng

Quan hệ giữa DN với các thị trường khác: trong nền kinh tế, DN có quan hệchặt chẽ với các DN khác trên thị trường hàng hóa, dịch vụ, thị trường sức laođộng đây là những thị trường mà tại đó DN tiến hành mua sắm máy móc thiết bị,nhà xưởng, tìm kiếm lao động, điều quan trọng nhất là thông qua thị trường,

DN có thể xác định nhu cầu hàng hóa và dịch vụ cần thiết cung ứng trên cơ sở

đó, DN hoạch định ngân sách đầu tư, kế hoạch sản xuất, tiếp thị nhằm thỏa mãnnhu cầu thị trường

Quan hệ kinh tế bên trong nội bộ DN: đây là quan hệ giữa các bộ phận sảnxuất kinh doanh, giữa DN với cơ quan chủ quản và người lao động thông qua các

kế hoạch, chính sách có ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của cơ quan chủ quản

Trang 11

1.1.2 Đặc điểm của TCDN

Chức năng của tài chính doanh nghiệp

Tạo vốn và luân chuyển vốn: Là để bảo đảm vốn hoạt động của doanh nghiệp luôn

có đủ và ổn đinh, đáp ứng kịp thời cho sản xuất kinh doanh

Phân phối lại thu nhập: Nhằm cân đối lại nguồn vốn cho hợp lý, biết cách sử dụngđồng tiền lời sao cho có hiệu quả nhất, qua đó thúc đẩy hoạt động sản xuất kinhdoanh của doanh nghiệp

Kiểm tra giám sát quá trình luân chuyển vốn: Nhờ có chức năng này mà bộ phận tàichính doanh nghiệp có thể đưa ra được các đề xuất thích hợp tới người quản lý công

ty liên quan đến các vấn đề nâng cao tính hiệu quả trong việc kiểm soát đồng vốn

1.1.3 Vai trò của TCDN

Trong điều kiện hoạt động sản xuất kinh doanh hiện nay, các doanh nghiệpphải tự lo nguồn lực tài chính của mình và phải sử dụng có hiệu quả các nguồnlực tài chính của mình và phải sử dụng hợp lý, tiết kiệm và có hiệu quả cácnguồn lực tài chính đã huy động Vì vậy tài chính của doanh nghiệp có các Vaitrò sau đây:

Tài chính doanh nghiệp là một công cụ khai thác, thu hút các nguồn tài chínhnhằm đảm bảo nhu cầu đầu tư phát triển của doanh nghiệp Để thực hiện mọi quátrình sản xuất kinh doanh trước hết mọi doanh nghiệp phải có một yếu tố tiên đề đó

là vốn kinh doanh Trong cơ chế quản lý quan liêu bao cấp trước đây, vốn củadoanh nghiệp nhà nước được nhà nước đầu tư gần như toàn bộ vì lí do này vai tròcủa khai thác thu hút vốn không được đặt ra như một nhu cầu cấp bách có tính sốngcòn đối với doanh nghiệp

Tài chính doanh nghiệp có vai trò đòn bẩy kích thích và điều tiết sản xuất kinhdoanh Vai trò kích thích hoặc điều tiết của tài chính doanh nghiệp được thể hiệnđậm nét nhất ở việc tạo ra sức mua hợp lý để thu hút vốn đồng thời cũng phải xácđịnh giá bán hợp lý khi phát hành cổ phiếu, bán hàng hóa, dịch vụ Bằng việc xâydựng giá mua, giá bán hợp lý sẽ có tác động tích cực đến sản xuất kinh doanh, vốnđược quay vòng nhanh, khả năng sinh lời lớn Khả năng kích thích sản xuất và điều

Trang 12

tiết sản xuất kinh doanh của tài chính doanh nghiệp cũng có thể phát huy tác dụngngay trong quá trình điều hành sản xuất thông qua các hoạt động phân phối thunhập giữa các hội viên góp vốn kinh doanh, phân phối quỹ tiền lương, tiền thưởngthực hiện các hợp đồng kinh tế về mua bán hàng hoá hoặc thanh toán với bạn hàng.

Tài chính doanh nghiệp có vai trò trong việc sử dụng vốn một cách tiết kiệm và

có hiệu quả Việc tổ chức sử dụng vốn một cách tiết kiệm có hiệu quả được coi làđiều kiện tồn tại và phát triển của mỗi doanh nghiệp Trong điều kiện của nền kinh

tế thị trường, yêu cầu của các quy luật kinh tế đã đặt ra trước mắt của mỗi doanhnghiệp những chuẩn mực hết sức khắt khe Sản xuất với, phải bán những sản phẩm

mà thị trường cần và chấp nhận chứ không được bán cái mình có, để đáp ứng nhucầu này người quản lý doanh nghiệp phải sử dụng vốn một cách tiết kiệm và có hiệuquả

Tài chính doanh nghiệp là công cụ hiệu quả để kiểm tra các hoạt động sản xuấtkinh doanh của doanh nghiệp Mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệpđều phải phản ánh thông qua tình hình tài chính của doanh nghiệp, thông qua cácchỉ tiêu như: hệ số nợ, hiệu suất và hiệu quả sử dụng vốn, cơ cấu thành phần vốn.Thông qua tất cả những thứ đó có thể biết được tình trạng tốt hay xấu của doanhnghiệp trong quá trình sản xuất kinh doanh Để sử dụng có hiệu quả công cụ kiểmtra tài chính đòi hỏi các doanh nghiệp phải tổ chức tốt công tác hạch toán kế toán,xây dựng các chỉ tiêu thích hợp, duy trì nề nếp chế độ phân tích tài chính của doanhnghiệp

Những vai trò của tài chính doanh nghiệp kể trên là vô cùng quan trọng vì vậydoanh nghiệp cần phải quản lý tài chính một cách rõ ràng, minh bạch

1.2 Tổng quan về Phương pháp phân tích TCDN

1.2.1 Khái niệm phân tích TCDN

Phân tích tài chính được các nhà quản lý chú ý từ cuối thế ký XIX Từ đầu thế

kỷ XX đến nay, phân tích tài chính được thực sự chú trọng và phát triển hơnbao giờ hết bởi nhu cầu quản lý DN có hiệu quả ngày càng tăng, sự phát triển

Trang 13

mạnh mẽ của hệ thống tài chính, sự phát triển của các tập đoàn kinh doanh vàkhả năng sử dụng rộng rãi công nghệ thông tin Nghiên cứu và phân tích tàichính là bước quan trọng trong quản lý DN Vậy phân tích tài chính là gì? Nộidung cần phân tích và sử dụng phương pháp phân tích như thế nào?

Phân tích tài chính doanh nghiệp là tổng thể các phương pháp cho phép

đánh giá tình hình tài chính đã qua và hiện nay Dự đoán tình hình tài chínhtrong tương lai của doanh nghiệp, giúp cho các nhà quản trị đưa ra các quyết

định quản lý phù hợp với mục tiêu mà họ quan tâm (giáo trình phân tích tài

chính doanh nghiệp, trang 8, PGS.TS Nguyễn Trọng Cơ- TS Nghiêm Thị Hà.)

Phân tích hoạt động TCDN mà trọng tâm là phân tích các BCTC và các chỉtiêu đặc trưng thông qua 1 hệ thống các phương pháp, công cụ và kỹ thuậtphân tích, giúp người sử dụng thông tin từ các góc độ khác nhau, vừa đánhgiá hoàn thiện, tổng hợp, khái quát, lại vừa xem xét 1 cách chi tiết hoạt độngTCDN, để nhận biết phán đoán, dự báo đưa ra các quyết định tài chính, quyếtđịnh đầu tư và tài trợ phù hợp

1.2.2 Quy trình thực hiện phân tích

Quá trình tiến hành phân tích TCDN theo 3 bước:

ƣớc 1: Thu thập tài liệu và xử lý số liệu

Những tài liệu được thu thập yêu cầu phải chính xác, toàn diện và khách quan.Những tài liệu làm căn cứ để phân tích bao gồm tất cả các số liệu trên, hệ thốngbáo cáo tài chính gồm: bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả hoạt động kinhdoanh, báo cáo lưu chuyển tiền tệ

Dựa vào tài liệu thu thập đã xác định theo từng nội dung sẽ phân tích, các nhàphân tích sử dụng phương pháp so sánh để đánh giá chung tình hình Có thể sosánh trên tổng thể kết hợp với việc so sánh trên từng bộ phận cấu thành của chỉtiêu ở kì phân tích với kỳ gốc

ƣớc 2: Tính toán, phân tích và dự toán tình hình tài chính

Hoạt động tài chính chịu ảnh hưởng của rất nhiều nguyên nhân, có nhữngnguyên nhân mà nhà phân tích có thể xác định được mức độ ảnh hưởng và có

Trang 14

những nguyên nhân không thể xác định được mức độ ảnh hưởng đến sự biếnđộng của đối tượng nghiên cứu vì thế sau khi đã thu thập và xử lý số liệu, cácnhà phân tích sẽ vận dụng phương pháp phân tích thích hợp (loại trừ, liên hệ cânđối, so sánh, toán kinh tế, ) để xác định tính toán và phân tích thực chất tìnhhình phát triển trực tiếp thông qua các con số (số tuyệt đối, tương đối, bình quân, )

ƣớc 3: Tổng hợp kết quả và rủi ro, rút ra kết luận

Tổng hợp kết quả phân tích, rút ra nhận xét, kết luận về chất lượng hoạt động tàichính của doanh nghiệp trên cơ sở kết quả tính toán, các nhà phân tích cần tiếnhành liên hệ, tổng hợp mức độ biến động của các yếu tố tài chính đến đối tượngnghiên cứu nhằm khắc phục tính rời rạc, tản mạn từ đó rút ra các nhận xét, chỉ

rõ những tồn tại, nguyên nhân dẫn đến những thiếu sót, sai lầm; đồng thời đưa racác tiềm năng chưa được khai thác, sử dụng để có các quyết định phù hợp vớimục tiêu đặt ra

1.2.3 Mục tiêu của phân tích tài chính doanh nghiệp

Để trở thành một công cụ đắc lực giúp cho các nhà quản trị doanh nghiệp vàcác đối tượng quan tâm đến hoạt động của doanh nghiệp có quyết định đúng đắntrong kinh doanh, phân tích tài chính doanh nghiệp cần đạt những mục tiêu sau:

Đánh giá chính xác tình hình tài chính của doanh nghiệp trên các khía cạnhkhác nhau như cơ cấu nguồn vốn, tài sản, khả năng thanh toán, khả năng sing lãi, rủi

ro tài chính… nhằm đáp ứng thông tin cho tất cả các đối tượng quan tâm đến hoạtđộng của doanh nghiệp như các nhà đầu tư, cung cấp tín dụng, quản lý doanhnghiệp, cơ quan thuế , người lao động…

Định hướng các quyết định của các đối tượng quan tâm theo chiều hướngphù hợp với tình hình thực tế của doanh nghiệp như quyết định đầu tư tài trợ, phânchia lợi nhuận…

Trở thành cơ sở cho các dự báo tài chính, giúp người phân tích dự đoán đượctiềm năng tài chính của doanh nghiệp trong tương lai

Trang 15

Là công cụ để kiểm soát hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trên cơ sởkiểm tra, đánh giá các chỉ tiêu kết quả đạt được so với các chỉ tiêu kế hoạch, dựtoán, định mức… từ đó, xác định được những điểm mạnh và điểm yếu trong hoạtđộng kinh doanh, giúp cho doanh nghiệp có được những quyết định và giải phápđúng đắn đảm bảo kinh doanh đạt hiệu quả cao Mục tiêu này đặc biệt quan trọngvới các nhà quản trị doanh nghiệp.

nhất, nhanh nhất Phương pháp phân tích hoạt động tài chính doanh nghiệp là hệthống

các phương pháp nhằm tiếp cận, nghiên cứu các sự kiện, hiện tượng, quan hệ, cácluồng dịch chuyển và biến đổi tài chính trong hoạt động của DN, xong phương phápchủ yếu là phương pháp so sánh và phân tích tỷ lệ

và tình hình đầu tư ; Nhóm chỉ số về hoạt động; Nhóm chỉ số khả năng sinh lời

Trang 16

1.2.4.2 Phương pháp so sánh.

Phương pháp so sánh là phương pháp được sử dụng lâu đời và phổ biến nhất

So sánh trong phân tích là đối chiếu các chỉ tiêu, các hiện tượng kinh tế đã đượclượng hóa, có nội dung và tính chất tương tự để xác định xu hướng, mức độ biếnđộng của các chỉ tiêu

Phương pháp so sánh là một trong những phương pháp tính toán kĩ thuậtđược sử dụng trong khoa học phân tích kinh tế

Phương pháp so sánh cho phép chúng ta tổng hợp được những nét chungcũng như tách ra được những nét riêng của các hiện tượng được so sánh, trên cơ sở

đó đánh giá được các mặt phát triển hay kém phát triển, hiệu quả hay kém hiệu quả

để tìm ra các giải pháp quản lí tối ưu trong mỗi trường hợp cụ thể

Vì vậy, để tiến hành so sánh bắt buộc phải giải quyết những vấn đề cơ bản

như xác định số gốc để so sánh, xác định điều kiện so sánh, mục tiêu so sánh.

Số gốc để so sánh: tùy thuộc vào mục đích cụ thể của hoạt động phân tích

mà ta xác định số gốc để so sánh So sánh các số liệu thực hiện với các số liệu địnhmức, kế hoạch giúp ta đánh giá mức độ biến động so với mục tiêu đề ra

So sánh số liệu kì này với số liệu kì trước (năm trước, quí trước, tháng trước)giúp ta nghiên cứu nhịp độ biến động, tốc độ tăng trưởng của hiện tượng

So sánh số liệu của thời gian này với số liệu cùng kì của thời gian trước giúp

ta nghiên cứu nhịp độ thực hiện kinh doanh trong từng khoảng thời gian

So sánh số liệu thực hiện với các thông số kinh tế kĩ thuật trung bình hoặctiên tiến giúp ta đánh giá được mức độ phấn đấu của doanh nghiệp

So sánh số liệu của doanh nghiệp mình với doanh nghiệp tương đương, điểnhình hoặc doanh nghiệp thuộc đối thủ cạnh tranh giúp ta đánh giá được thế mạnh,yếu của doanh nghiệp

So sánh số liệu thực tế với mức hợp đồng đã kí, tổng nhu cầu… giúp ta biếtđược khả năng đáp ứng nhu cầu của thị trường

Trang 17

So sánh các thông số kinh tế kĩ thuật của các phương án kinh tế khác nhaugiúp ta lựa chọn được phương án tối ưu.

Các dạng so sánh thường được sử dụng trong phân tích là so sánh bằng sốtuyệt đối, so sánh bằng số tương đối

So sánh bằng số tuyệt đối: phản ánh qui mô của chỉ tiêu nghiên cứu nên khi so

sánh bằng số tuyệt đối, các nhà phân tích sẽ thấy rõ được sự biến động về qui môcủa chỉ tiêu nghiên cứu giữa kỳ (điểm) phân tích với kỳ (điểm) gốc

So sánh bằng số tương đối: Khác với số tuyệt đối, khi so sánh bằng số tương đối,

các nhà quản lý sẽ nắm được kết cấu, mối quan hệ, tốc độ phát triển, xu hướng biếnđộng, quy luật biến động của các chỉ tiêu kinh tế Trong phân tích tài chính, các nhàphân tích thường sử dụng các loại số tương đối sau:

Số tương đối động thái: Dùng để phản ánh nhịp độ biến động hay tốc độ biến động

của chỉ tiêu và thường dùng dưới dạng số tương đối định gốc

Số tương đối điều chỉnh: Số tương đối điều chỉnh phản ánh mức độ, xu hướng biến

động của mỗi chỉ tiêu khi điều chỉnh một số nhân tố nhất định trong từng chỉ tiêuphân tích về cùng một thời kỳ nhằm đưa phạm vi so sánh hẹp hơn, giảm được sựkhập khiễng của phương pháp so sánh Ví dụ: khi đánh giá sự biến động của doanhthu bán hàng điều chỉnh theo số lượng tiêu thụ thực tế, đánh giá xu hướng biếnđộng của giá trị sản lượng tính theo giá cố định của 1 năm nào đó …

1.2.4.3 Phân tích DUPONT

Mô hình Dupont là kỹ thuật được sử dụng để phân tích mối liên hệ giữa các

chỉ tiêu tài chính Chính nhờ sự phân tích mối liên kết giữa các chỉ tiêu mà người ta

có thể phát hiện ra những nhân tố đã ảnh hưởng đến chỉ tiêu phân tích theo mộttrình tự logic chặt chẽ, và nhà phân tích sẽ nhận biết được các nguyên nhân dẫn đếnhiện tượng tốt, xấu trong hoạt động của DN Bản chất của hiện tượng này là táchmột số tổng hợp phản ánh sức sinh lời của DN như thu thập trên TS (ROA), thunhập sau thuế trên VCSH (ROE) thành tích số của chuỗi các tỷ số có mối quan hệ

Trang 18

nhân quả với nhau Điều đó cho phép phân tích ảnh hưởng của các tỷ số đó đối với

tỷ số tổng hợp

Phân tích tài chính dựa vào mô hình Dupont có ý nghĩa rất lớn đối với quản trị DN Điều đó không chỉ được biểu hiện ở chỗ, có thể đánh giá hiệu quả kinh doanh một cách sâu sắc và toàn diện Đồng thời, đánh giá đầy đủ và khách quan đến những nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của DN

Từ đó, đề ra được các biện pháp tỷ mỉ và xác thực nhằm tăng cường công tác cải tiến tổ chức quản lý DN, góp phần không ngừng nâng cao hiệu quả kinh doanh của DN ở các kỳ kinh doanh tiếp theo.

1.3 Nội dung và hệ thống chỉ tiêu phân tích tài chính.

1.3.1 Phân tích cơ cấu tài sản, nguồn vốn

Bảng cân đối kế toán là báo cáo tài chính tổng hợp, phản ánh tổng quát giá trịtài sản hiện có và nguồn hình thành tài sản đó của doanh nghiệp tại một thời điểmnhất định (cuối ngày, cuối quý, cuối năm) Do đó, các số liệu phản ánh trên bảngcân đối kế toán được sử dụng làm tài liệu chủ yếu khi phân tích tổng tài sản, nguồnvốn và kết cấu tài sản, nguồn vốn Kết cấu của bảng cân đối kế toán gồm 2 phầnchính: phần tài sản và phần nguồn vốn Cả 2 phần tài sản và nguồn vốn đều baogồm hệ thống các chỉ tiêu tài chính phát sinh phản ánh từng nội dung tài sản vànguồn vốn Các chỉ tiêu được sắp xếp thành từng mục, khoản theo trình tự logic,khoa học phù hợp với yêu cầu quản lý và phân tích tài chính của doanh nghiệpPhân tích cơ cấu TS, NV hay còn gọi là phân tích BCĐKT là dùng các kỹ thuậtphân tích để biết được các mỗi quan hệ của các chỉ tiêu, dùng số liệu để đánh giátình hình tài chính, khả năng và tiềm lực tài chính của doanh nghiệp, giúp người sửdụng thông tin đưa ra các quyết định phù hợp Phân tích BCĐKT cung cấp thông tin

về Tài sản, Nguồn vốn, hiệu quả sử dụng vốn và tài sản hiện có giúp cho nhà quản

lý tìm ra điểm mạnh và điểm yếu trong công tác tài chính để có những biện phápthích hợp cho quá trình phát triển doanh nghiệp trong tương lai

Phần tài sản gồm các chỉ tiêu phản ánh toàn bộ trị giá tài sản hiện có tại mộtthời điểm Trị giá tài sản hiện có của doanh nghiệp bao gồm toàn bộ tài sản thuộcquyền sở hữu của doanh nghiệp và các loại tài sản đi thuê được sử dụng lâu dài, trị

Trang 19

giá các khoản nhận ký quỹ, ký cược… Căn cứ vào tính chu chuyển của tài sản, bảngcân đối kế toán (phần tài sản) chia thành 2 loại: TSNH và TSDH.

Tài sản ngắn hạn đại diện cho tất cả các tài sản của một doanh nghiệp dự kiến sẽđược sử dụng, lưu chuyển và thu hồi vốn trong vòng một năm hoặc trong một chu

kỳ kinh doanh Nếu trong trường hợp doanh nghiệp có chu kỳ kinh doanh dài hơn

12 tháng thì thời hạn áp dụng của tài sản ngắn hạn sẽ phải phụ thuộc vào chu kỳhoạt động của họ Tài sản ngắn hạn bao gồm tiền mặt và các khoản tương đươngtiền, các khoản phải thu, hàng tồn kho, chứng khoán bán được, nợ phải trả trước vàcác tài sản ngắn hạn khác Với doanh nghiệp sản xuất kinh doanh thì giá trị của tàisản ngắn hạn sẽ thường có tỷ trọng lớn, dao động trong khoảng từ 25 - 50% tổng tàisản doanh nghiệp Hơn nữa, tài sản ngắn hạn là những tài sản có tính thanh khoảncao và có thể dễ dàng bán để thu hồi tiền Chính vì vậy việc quản lý cũng như sửdụng tài sản ngắn hạn sẽ có ảnh hưởng lớn đến khả năng hoàn thành nhiệm vụchung của doanh nghiệp

Tài sản dài hạn bao gồm cả tài sản cố định hữu hình và tài sản cố định vô hình

mà một doanh nghiệp có thể sử dụng, thay thế hoặc chuyển đổi sang tiền mặt sauchu kỳ hoạt động bình thường (ít nhất 12 tháng) hoặc trong nhiều chu kỳ kinhdoanh Tài sản dài hạn ít khi thay đổi hình thái giá trị trong toàn bộ quá trình kinhdoanh Bởi vì loại tài sản này khó chuyển đổi thành tiền mặt hơn tài sản lưu động,chúng thường được coi là tài sản kém thanh khoản

Trong mỗi loại TSNH và TSDH lại được chia thành các mục, khoản (còn gọi làcác chỉ tiêu của bảng cân đối kế toán) Số liệu của các khoản, mục so với tổng tàisản phản ánh kết cấu tài sản của doanh nghiệp Thông qua số liệu này để nhận biếtviệc bố trí cơ cấu vốn hợp lý hay bất hợp lý đồng thời biết được sự tăng hay giảmcủa từng khoản vốn giữa các thời điểm khác nhau

Phân tích cụ thể từng khoản, mục, xem xét mức tăng, giảm tỷ trọng tác động đến

sự phát triển của DN

TSNH bảo đảm cho hoạt động SXKD được thực hiện thường xuyên và liên tục

Sự biến động của TSNH phù hợp với sự gia tăng của TSDH

Trang 20

Tiền và các khoản tương đương tiền: tỷ trọng tăng lên cho thấy DN chủ độngtrong hoạt động SXKD Đồng thời có khả năng để chi trả các khoản nợ đến hạn phảitrả.

Hàng tồn kho: đối với mỗi DN, HTK phải bảo đảm cho quá trình sản xuất đượcliên tục Còn đối với DN kinh doanh hàng hóa thì HTK phải chiếm tỷ trọng caotrong tổng số HTK Nếu HTK tăng sẽ đáp ứng cho nhu cầu sản xuất Nếu tốc độHTK tăng nhanh hơn tốc độ phát triển sản xuất thì sẽ ảnh hưởng đến tình hình VLĐcủa DN

Các khoản phải thu: là giá trị TS của DN bị các đơn vị khác chiếm dụng CácKPT giảm thì DN sẽ tránh được tình trạng ứ đọng vốn, qua đó sử dụng vốn hiệu quảhơn

Phần nguồn vốn phản ánh nguồn hình thành nên các loại tài sản của doanhnghiệp Nguồn vốn cũng được chia thành 2 loại: NPT và VCSH Trong mỗi loạiNPT và VCSH của phần nguồn vốn cũng bao gồm các mục, khoản (còn gọi là cácchỉ tiêu của bảng cân đối kế toán) Số liệu của các khoản, mục thể hiện Trách nhiệmpháp lý của doanh nghiệp đối với các loại tài sản đang quản lý và sử dụng tại doanhnghiệp Thông qua số liệu này để nhận biết mức độ độc lập hay phụ thuộc về mặt tàichính của doanh nghiệp, đồng thời thấy được chính sách sử dụng nguồn tài trợ ởdoanh nghiệp như thế nào

Nợ phải trả là nghĩa vụ tài chính hiện tại mà đơn vị kế toán phải thanh toán bằngnguồn lực của mình Nghĩa vụ tài chính hiện tại có thể là nghĩa vụ pháp lý phát sinh

từ hợp đồng hoặc văn bản pháp luật hiện hành Ví dụ như hợp đồng vay tiền, hợpđồng mua chịu vật tư, hàng hóa,… Hoặc cũng có thể là nghĩa vụ phát sinh từ chínhnhững cam kết do doanh nghiệp tự xây dựng nhằm duy trì mối quan hệ với kháchhàng như bảo hành sản phẩm, hàng hóa, bảo hành công trình xây dựng

Vốn chủ sở hữu là các nguồn vốn thuộc sở hữu của chủ doanh nghiệp và cácthành viên trong công ty liên doanh hoặc các cổ đông trong các công ty cổ phần Có

3 nguồn tạo nên vốn chủ sở hữu: số tiền góp vốn của các nhà đầu tư, tổng số tiềntạo ra từ kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh (lợi nhuận chưa phân phối) vàchênh lệch đánh giá lại tài sản Vốn chủ sở hữu bao gồm: vốn kinh doanh (vốn góp

Trang 21

và lợi nhuận chưa chia), chênh lệch đánh giá lại tài sản, các quỹ của doanh nghiệpnhư: quỹ phát triển, quỹ dự trữ, quỹ khen thưởng phúc lợi Ngoài ra vốn chủ sởhữu còn gồm vốn đầu tư xây dựng cơ bản và kinh phí sự nghiệp (kinh phí do ngânsách Nhà nước cấp phát không hoàn lại )

Nội dung phân tích TS, NV

Đánh giá tình hình tài chính của doanh nghiệp thông qua các chỉ tiêu chủ yếutrên BCĐKT

Đánh giá khái quát tình hình tài chính là việc xem xét, nhận định sơ bộ bước đầu

về tình hình tài chính của doanh nghiệp Công việc này sẽ giúp cho nhà quản lý biếtđược thực trạng tài chính cũng như đánh giá được sức mạnh tài chính của doanhnghiệp Để đánh giá tình hình tài chính của doanh nghiệp cần tiến hành:

Phân tích tình hình biến động và cơ cấu tài sản: Thực hiện việc so sánh sự

biến động trên tổng tài sản cũng như từng loại tài sản cuối kỳ so với đầu năm Đồngthời còn phải xem xét tỷ trọng từng loại tài sản trong tổng tài sản và xu hướng biếnđộng của chúng để thấy mức độ hợp lý của việc phân bổ

Phân tích tình hình biến động và cơ cấu nguồn vốn: Là việc phân tích sự biến

động trên tổng số nguồn vốn cũng như từng loại nguồn vốn cuối năm so với đầunăm Bên cạnh đó còn phải xem xét tỷ trọng từng loại nguồn vốn chiếm trong tổng

số và xu hướng biến động của chúng để thấy được mức độ an toàn trong việc huyđộng vốn

1.3.2 Phân tích cơ cấu DT, LN, CP

Phân tích cơ cấu DT, LN, CP hay còn gọi là phân tích Báo cáo kết quả kinh doanh

là sự đánh giá chính xác nhất về tình hình kinh doanh của doanh một doanh nghiệp.Thông qua báo cáo, bạn sẽ biết được tổng quát tình hình và kết quả kinh doanh trong một kỳ hoạt động của doanh nghiệp và chi tiết cho các hoạt động kinh doanh chính

Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh là báo cáo tổng hợp cho biết tình hình tàichính của doing nghiệp tại những thời điểm nhất định Đó là kết quả hoạt động sảnxuất kinh doanh của toàn doanh nghiệp, kết quả hoạt động theo từng loại hoạt độngkinh doanh (sản xuất, kinh doanh, đầu tư tài chính, hoạt động bất thường) Ngoài ra,

Trang 22

báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh còn cho biết tình hình thực hiện nghĩa vụ vớinhà nước của doanh nghiệp trong kỳ kinh doanh đó Dựa vào số liệu trong báo cáokết quả hoạt động kinh doanh, người sử dụng thông tin có thể kiểm tra, phân tích vàđánh giá kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong kỳ, so sánh với các

kỳ trước và với các doanh nghiệp khác cùng ngành, để nhận biết khái quát kết quảhoạt động của doanh nghiệp trong kỳ, và xu hướng vận động, nhằm đưa ra cácquyết định quản lý, quyết định tài chính phù hợp

Vai trò: Báo cáo kết quả kinh doanh nhằm mục tiêu phản ánh tóm lược cáckhoản doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp cho một thời kỳnhất định Đánh giá hiệu quả hoạt động và khả năng sinh lời của doanh nghiệp Báocáo kết quả kinh doanh còn kết hợp phản ánh tình hình thực hiện nghĩa vụ củadoanh nghiệp với ngân sách nhà nước về thuế và các khoản khác

Quá trình đánh giá khái quát tình hình tài chính qua báo cáo kết quả hoạt độngkinh doanh của doanh nghiệp có thể thông qua việc phân tích 2 nội dung sau :

Phân tích kết quả các hoạt động Lợi nhuận từ các loại hoạt động của doanhnghiệp cần được phân tích và đánh giá khái quát giữa doanh thu, chi phí và kết quảcủa từng loại hoạt động Từ đó có nhận xét về tình hình doanh thu của từng loạihoạt động tương ứng với chi phí bỏ ra nhằm xác định kết quả của từng loại hoạtđộng trong tổng số các hoạt động của toàn doanh nghiệp

Phân tích kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh chính Kết quả hoạt động kinhdoanh phản ánh kết quả hoạt động do chức năng kinh doanh đem lại, trong từng thời

kỳ hạch toán của doanh nghiệp, là cơ sở chủ yếu để đánh giá, phân tích hiệu quả cácmặt, các lĩnh vực hoạt động, phân tích nguyên nhân và mức độ ảnh hưởng của cácnguyên nhân cơ bản đến kết quả chung của doanh nghiệp Bảng phân tích báo cáokết quả hoạt động kinh doanh đúng đắn và chính xác sẽ là số liệu quan trọng để tính

và kiểm tra số thuế doanh thu, thuế lợi tức mà doanh nghiệp phải nộp và sự kiểm trađánh giá của các cơ quan quản lý về chất lượng hoạt động của doanh nghiệp Số liệutrên báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh được sử dụng để tính toán các chỉ tiêu vềkhả năng sinh lợi, tình hình thực hiện nghĩa vụ với nhà nước về

Trang 23

các khoản phải nộp Cùng với số liệu trên bảng cấn đối kế toán, số liệu trên báo cáokết quả hoạt động kinh doanh được sử dụng để tính toán hiệu quả sử dụng vốn, cácchỉ tiêu về tỷ suất lợi nhuận…

Để đánh giá khái quát tình hình tài chính của công ty thông qua các chỉ số tàichính, có thể tiến hành phân tích báo cáo tài chính (BCTC) bằng nhiều cách Việcphân tích BCTC công ty theo dạng so sánh là cần thiết Các BCTC xếp thành dạng

so sánh sẽ chỉ rõ các quá trình vận động, các xu thế, qua đó giúp người sử dụngBCTC dự kiến các kết quả hoạt động tài chính trong tương lai Có thể phân tích dựatheo:

Phương pháp phân tích theo chiều ngang: Phương pháp phân tích BCTC

thường liên quan đến việc so sánh các thông tin nhất định Phân tích theo chiềungang là so sánh các khoản mục cụ thể của BCTC qua một số chu kỳ kế toán Ví dụnhư: Lợi nhuận gộp có thể được so sánh trong khoảng thời gian một vài tháng trongnăm tài chính, hoặc doanh thu có thể được so sánh trong khoảng thời gian vài năm.Việc so sánh này được thực hiện bằng cách so sánh số tương đối và số tuyệt đối

So sánh số tuyệt đối: Phân tích BCTC theo chiều ngang là so sánh số tuyệt đốicủa các mặt hàng nhất định trong một khoảng thời gian theo công thức sau: Mứctăng (giảm) = Số cuối kỳ - Số đầu kỳ (của cùng 1 chỉ tiêu) Ví dụ, phương pháp này

sẽ so sánh từng khoản mục doanh thu thực tế trong nhiều kỳ kế toán

So sánh số tương đối: Ngoài so sánh số tuyệt đối theo chiều ngang còn so sánhkhoản chênh lệch về tỷ lệ phần trăm của các khoản mục nhất định trong một khoảngthời gian Sự thay đổi tuyệt đối được chuyển thành sự thay đổi tỷ lệ phần trăm.Tóm lại, phân tích BCTC theo chiều ngang sẽ giúp các nhà phân tích nắm đượcmức độ biến động tăng, giảm của từng chỉ tiêu và bản chất của các nhân tố chủ yếuảnh hưởng tới quá trình sinh lợi và trạng thái tài chính của công ty, qua đó có thểđưa ra các kết luận cần thiết cho công tác quản lý

Phương pháp phân tích theo chiều dọc: Phân tích theo chiều dọc là một

phương pháp phân tích BCTC, trong đó mỗi chỉ tiêu được biểu thị dưới dạng phần

Trang 24

trăm theo một số liệu cơ sở trong bản báo cáo Điều này có thể chỉ ra xu hướng vàrất hữu ích trong việc đưa ra quyết định và giải thích về các phân tích theo chiềudọc của báo cáo kết quả kinh doanh.

Phân tích theo chiều dọc báo cáo kết quả kinh doanh liên quan đến việc so sánhtừng khoản mục trên báo cáo kết quả kinh doanh với doanh thu

Như vậy, phân tích theo chiều dọc sẽ giúp việc so sánh BCTC của các công ty

và các ngành trở nên dễ dàng hơn Không chỉ vậy, việc so sánh các giai đoạn trước

để phân tích chuỗi thời gian cũng trở nên dễ dàng hơn, giúp các nhà quản lý thấyđược hiệu suất đang được cải thiện hay xấu đi

1.3.3 Phân tích khả năng thanh toán

Nhóm chỉ tiêu này thể hiện được năng lực thanh toán của doanh nghiệp Đây lànhóm chỉ tiêu được nhiều người quan tâm như: các nhà đầu tư, người cho vay,người cung cấp nguyên vật liệu… họ luôn đặt ra câu hỏi là liệu doanh nghiệp có đủkhả năng trả các món nợ tới hạn không

- Hệ số khả năng thanh toán tức thời

Hay còn gọi là tỷ lệ thanh toán bằng tiền, chỉ số thanh toán tiền mặt, Hệ số khảnăng thanh toán tức thời (H1) nhằm đánh giá sát hơn tình hình thanh toán của doanhnghiệp Công thức tính như sau:

(H1) = (Tiền + các khoản tương đương tiền) / Nợ ngắn hạn

Tiền và các khoản tương đương tiền ở đây bao gồm tiền mặt, tiền gửi ngân hàng,tiền đang chuyển, các khoản đầu tư chứng khoán ngắn hạn và các khoản đầu tưngắn hạn khác có thể dễ dàng chuyển đổi thành tiền trong thời hạn 3 tháng màkhông gặp rủi ro lớn

Hệ số này đặc biệt hữu ích khi đánh giá tính thanh khoản của một doanh nghiệptrong giai đoạn nền kinh tế đang gặp khủng hoảng (khi mà hàng tồn kho không tiêuthụ được, các khoản phải thu khó thu hồi) Tuy nhiên, trong nền kinh tế ổn định,dùng tỷ số khả năng thanh toán tức thời đánh giá tính thanh khoản của một doanhnghiệp có thể xảy ra sai sót Bởi lẽ, một doanh nghiệp có một lượng lớn nguồn tài

Trang 25

chính không được sử dụng đồng nghĩa do doanh nghiệp đó sử dụng không hiệu quả nguồn vốn.

Hệ số khả năng thanh toán hiện hành phản ánh mối quan hệ giữa tài sản ngắn hạn

và các khoản nợ ngắn hạn Hệ số thanh toán hiện hành thể hiện mức độ đảm bảo của tài sản lưu động với nợ ngắn hạn Nợ ngắn hạn là các khoản nợ phải thanh toán trong kỳ, do đó doanh nghiệp phải dùng tài sản thực có của mình để thanh toán bằng cách chuyển đổi một bộ phận thành tiền Do đó hệ số thanh toán hiện hành (H2) được xác định bởi công thức:

H2 < 2 cho thấy khả năng thanh toán hiện hành chưa cao H2 < 2 quá nhiều thì doanh nghiệp không thể thanh toán được hết các khoản nợ ngắn hạn đến hạn trả,đồng thời uy tín đối với các chủ nợ giảm, tài sản để dự trữ kinh doanh không đủ

Như vậy, hệ số này duy trì ở mức độ cao hay thấp là phụ thuộc vào lĩnh vực ngành nghề kinh doanh của từng doanh nghiệp và kỳ hạn thanh toán của các khoản nợ phải thu, phải trả trong kỳ

Hệ số khả năng thanh toán nhanh cho biết công ty có bao nhiêu đồng vốn bằng tiền

và các khoản tương đương tiền (trừ hàng tồn kho) để thanh toán ngay cho một đồng

nợ ngắn hạn Hệ số thanh toán nhanh (H3) được thể hiện bằng công thức:

Trang 26

(H3) = (Tổng tài sản ngắn hạn – Hàng tồn kho)/Tổng nợ ngắn hạn

H3 = 1 được coi là hợp lý nhất vì như vậy doanh nghiệp vừa duy trì được khả năng thanh toán nhanh vừa không bị mất cơ hội do khả năng thanh toán nợ mang lại

H3 < 1 cho thấy doanh nghiệp gặp khó khăn trong việc thanh toán nợ

H3 > 1 phản ánh tình hình thanh toán nợ không tốt vì tiền và các khoản tương

đương tiền bị ứ đọng, vòng quay vốn chậm làm giảm hiệu quả sử dụng vốn

Tuy nhiên, cũng như hệ số thanh toán nợ ngắn hạn, độ lớn của hệ số này cũng phụthuộc vào lĩnh vực ngành nghề kinh doanh của từng doanh nghiệp và kỳ hạn thanhtoán của các khoản nợ phải thu, phải trả trong kỳ

1.3.4 Phân tích hiệu quả hoạt động

Khi giao tiền vốn cho người khác sử dụng, các nhà đầu tư, chủ doanh nghiệp,người cho vay Thường băn khoăn trước câu hỏi: tài sản của mình được sử dụng ởmức hiệu quả nào? Các chỉ tiêu về hoạt động sẽ đáp ứng câu hỏi này Đây là nhómchỉ tiêu đặc trưng cho việc sử dụng tài nguyên, nguồn lực của doanh nghiệp Các chỉtiêu này được sử dụng để đánh giá tác động tới hiệu quả sử dụng vốn của doanhnghiệp Nguồn vốn của doanh nghiệp được dùng để đầu tư cho tài sản cố định và tàisản lưu động Do đó, các nhà phân tích không chỉ quan tâm tới việc đo lường hiệuquả sử dụng tổng số nguồn vốn mà còn chú trọng đến hiệu quả sử dụng của từng bộphận cấu thành nguồn vốn của doanh nghiệp

1.3.4.1 Vòng quay hàng tồn kho

Hàng tồn kho là một loại tài sản dự trữ với mục đích nhằm đảm bảo cho sản xuấtđược tiến hành một các bình thường, liên tục, và đáp ứng được nhu cầu của thịtrường Mức độ tồn kho cao hay thấp phụ thuộc rất nhiều vào các yếu tố như: loạihình kinh doanh, chế độ cung cấp mức độ đầu vào, mức độ tiêu thụ sản phẩm, thời

vụ trong năm Để đảm bảo sản xuất được tiến hành liên tục, đồng thời đáp ứng đủcho nhu cầu của khách hàng, mỗi doanh nghiệp cần có một mức dự trữ tồn kho hợp

Trang 27

lý, chỉ tiêu này được xác định bằng tỷ lệ doanh thu tiêu thụ trong năm và hàng tồnkho Số vòng quay hàng tồn kho là số lần mà hàng hoá tồn kho bình quân luânchuyển trong kỳ.

Vòng quay HTK= GVHB/ HTK bình quân

Tỷ số vòng quay hàng tồn kho phản ánh hiệu quả quản lý hàng tồn kho của mộtcông ty Tỷ số này càng lớn đồng nghĩa với hiệu quả quản lý hàng tồn kho càng caobởi vì hàng tồn kho quay vòng nhanh sẽ giúp cho công ty giảm được chi phí bảoquản, hao hụt và vốn tồn đọng ở hàng tồn kho

Vòng quay TTS = Doanh thu thuần/Tổng tài sản bình quân

Tương tự như tỷ số vòng quay tài sản cố định, tỷ số vòng quay tổng tài sản đolường hiệu quả sử dụng toàn bộ tài sản trong công ty

Chỉ số này giúp đánh giá hiệu quả sử dụng của toàn bộ tài sản của doanh nghiệp,cho thấy 1 đồng tài sản tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh sẽ tạo ra baonhiêu đồng doanh thu Chỉ số này càng cao cho thấy hiệu quả sử dụng tài sản củadoanh nghiệp càng cao và ngược lại

1.3.4.3 Vòng quay KPT

Vòng quay các khoản phải thu phản ánh tốc độ chuyển đổi các khoản phải thuthành tiền mặt của doanh nghiệp, nó cho biết trong kỳ doanh nghiệp có bao nhiêulần thu được các khoản phải thu và được xác định :

Hệ số vòng quay khoản phải thu = Doanh thu thuần / KPT bình quân

Hệ số vòng quay khoản phải thu giúp đánh giá khả năng thu hồi khoản phải thucủa một công ty hay hiệu quả của việc cấp tín dụng hiện tại của công ty đó Hệ sốnày cũng cho thấy số lần khoản phải thu được chuyển thành tiền mặt của một công

ty Hệ số khoản phải thu có thể được tính hàng năm, hàng quý hay hàng tháng

Trang 28

Hệ số vòng quay khoản phải thu cao cho thấy khả năng thu hồi hiệu quả khoảnphải thu và nợ từ khách hàng Hệ số vòng quay khoản phải thu cao cũng có thể làdấu hiệu nhận biết một doanh nghiệp đang hoạt động chủ yếu dựa vào tiền mặt.

Hệ số vòng quay khoản phải thu thấp cho thấy công ty có quy trình thu hồi kém,chính sách tín dụng không tốt hay những khách hàng của họ không có khả năng chitrả

1.3.4.4 Vòng quay NPT

Chỉ số này cho biết doanh nghiệp đã sử dụng chính sách tín dụng của nhà cungcấp như thế nào Chỉ số vòng quay các khoản phải trả quá thấp có thể ảnh hưởngkhông tốt đến xếp hạng tín dụng của doanh nghiệp

Vòng quay NPT = Doanh số thuần/ Phải trả bình quân 1.3.4.5 Kỳ thu tiền trung bình.

Trong quá trình hoạt động, việc phát sinh các khoản phải thu, phải trả là điềutất yếu Khi các khoản phải thu càng lớn, chứng tỏ vốn của doanh nghiệp bị chiếmdụng càng nhiều (ứ đọng trong khâu thanh toán) Nhanh chóng giải phóng vốn bị ứđọng trong khâu thanh toán là một bộ phận quan trọng của công tác tài chính Vìvây, các nhà phân tích tài chính rất quan tâm tới thời gian thu hồi các khoản phải thu

và chỉ tiêu kỳ thu tiền trung bình được sử dụng để đánh giá khả năng thu hồi vốntrong thanh toán trên cơ sở các khoản phải thu và doanh thu tiêu thụ bình quânngày Chỉ tiêu này được xác định như sau:

Kỳ thu tiền = (Các KPT× 360)/ DTT

Tuy nhiên kỳ thu tiền trung bình cao hay thấp trong nhiều trường hợp chưathể kết luận chắc chắn mà còn phải xem xét lại các mục tiêu và chính sách củadoanh nghiệp như : mục tiêu mở rộng thị trường, chính sách tín dụng doanh nghiệp

1.3.5 Các chỉ tiêu phản ánh khả năng trả nợ dài hạn:

Các chỉ tiêu này được sử dụng để đánh giá khả năng thực hiện các nghĩa vụtài chính dài hạn của doanh nghiệp Ngoài ra, chúng còn phản ánh mức độ sử dụng

Trang 29

các khoản nợ để tài trợ cho đầu tư của doanh nghiệp so với mức độ sử dụng vốn chủ

sở hữu Các chỉ tiêu này càng cao thì xác suất mất khả năng trả nợ của doanh nghiệpcàng lớn Mặt khác, tỷ lệ vay nợ cao lại tạo ra những lợi ích cho doanh nghiệp vì chiphí trả lãi được khấu trừ thuế công việc của chuyên viên tuyển dụng nhân sự Hơnnữa, hệ số nợ so với vốn chủ sở hữu càng lớn thì khả năng sinh lời của vốn chủ sởhữu càng cao khi doanh nghiệp có khả năng đảm bảo nghĩa vụ trả lãi của mình

Các chỉ số khác cũng hay được sử dụng để phản ánh tình hình nợ của

doanh nghiệp là:

Hệ số nợ trên VCSH:

Hệ số nợ trên vốn chủ sở hữu: là chỉ số phản ánh quy mô tài chính của công ty Tỷ

lệ tổng nợ trên vốn chủ sở hữu cũng phụ thuộc nhiều vào ngành, lĩnh vực mà công

ty hoạt động Ví dụ, các ngành sản xuất cần sử dụng nhiều vốn thì tỷ lệ tổng nợ trênvốn chủ sở hữu có xu hướng cao hơn, trong khi các công ty dịch vụ thì tỷ lệ tổng nợtrên vốn chủ sở hữu thường thấp hơn

Trang 30

có nghĩa là nợ phải trả chiếm tỷ lệ nhỏ so với tổng tài sản hay tổng nguồn vốn thì doanh nghiệp ít gặp khó khăn hơn trong tài chính Tỷ lệ này càng lớn thì khả năng gặp khó khăn trong việc trả nợ hoặc phá sản của doanh nghiệp càng lớn.

Trên thực tế, nếu nợ phải trả chiếm quá nhiều so với nguồn vốn chủ sở hữu cónghĩa là doanh nghiệp đi vay mượn nhiều hơn số vốn hiện có, nên doanh nghiệp cóthể gặp rủi ro trong việc trả nợ, đặc biệt là doanh nghiệp càng gặp nhiều khó khănhơn khi lãi suất ngân hàng ngày một tăng cao Các chủ nợ hay ngân hàng cũngthường xem xét, đánh giá kỹ tỷ lệ nợ (và một số chỉ số tài chính khác) để quyết định

có cho doanh nghiệp vay hay không

Thông thường, các nhà phân tích tài chính quan tâm nhiều tới tình hình nợdài hạn của doanh nghiệp hơn là tình hình nợ ngắn hạn bởi vì các khoản nợ ngắnhạn hay thay đổi nên không phản ánh chính xác tình hình nợ của doanh nghiệp Vì

lý do đó, chỉ tiêu tài chính sau đây thường được tính:

Trang 31

Hệ số khả năng thanh toán lãi vay là một hệ số quan trọng trong các chỉ số về

cơ cấu vốn Nó cho thấy lợi nhuận trước thuế và lãi vay có đủ bù đắp lãi vay haykhông (không liên quan đến tiền, do đó không liên quan gì để khả năng thanh toáncả) Tỷ số trên nếu lớn hơn 1 thì công ty hoàn toàn có khả năng trả lãi vay Nếu nhỏhơn 1 thì chứng tỏ hoặc công ty đã vay quá nhiều so với khả năng của mình, hoặccông ty kinh doanh kém đến mức lợi nhuận thu được không đủ trả lãi vay.Tỷ số khảnăng trả lãi chỉ cho biết khả năng trả phần lãi của khoản đi vay, chứ không cho biếtkhả năng trả cả phần gốc lẫn phần lãi ra sao

1.3.6 Nhóm chỉ tiêu về khả năng sinh lời.

Lợi nhuận là mục đích cuối cùng của hoạt động sản xuất kinh doanh, lợi nhuậncàng cao, doanh nghiệp càng tự khẳng định vị trí và sự tồn tại của mình trong nềnkinh tế thị trường Nhưng nếu chỉ thông qua số lợi nhuận mà doanh nghiệp thu đượctrong thời kỳ cao hay thấp để đánh giá chất lượng hoạt động sản xuất kinh doanh làtốt hay xấu thì có thể đưa chúng ta tới những kết luận sai lầm Bởi lẽ số lợi nhuậnnày không tương xứng với lượng chi phí đã bỏ ra, với khối lượng tài sản mà doanhnghiệp đã sử dụng Để khắc phục nhược điểm này, các nhà phân tích thường bổxung thêm những chỉ tiêu tương đối bằng cách đặt lợi nhuận trong mối quan hệ vớidoanh thu đạt được trong kỳ với tổng số vốn mà doanh nghiệp đã huy động vào sảnxuất kinh doanh Phân tích mức độ sinh lời của hoạt động kinh doanh được thựchiện thông qua tính và phân tích các chỉ tiêu sau:

 Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu (ROS)

Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu (ROS – Return on sales) được xác địnhbằng tỷ lệ của lợi nhuận trên doanh thu thuần trong kỳ kinh doanh của doanhnghiệp

Công thức: ROS = Lợi nhuận/ Doanh thu thuần

Tử số của công thức trên có thể là các khoản mục lợi nhuận khác nhau, đượclấy ra từ Báo cáo kết quả kinh doanh trong kỳ, tùy theo mục đích và đối tượng phântích mà nhà nghiên cứu lựa chọn, chẳng hạn lợi nhuận gộp, lợi nhuận trước lãi vay,

Trang 32

thuế, khấu hao tài sản cố định hữu hình và vô hình (EBITDA), lợi nhuận trước lãivay và thuế hay lợi nhuận hoạt động (EBIT), lợi nhuận trước thuế (EBT), lợi nhuậnsau thuế hay lợi nhuận ròng (EAT) Thông thường các nhà phân tích lựa chọn lợinhuận sau thuế làm tử số, khi đó tỷ suất này trở thành tỷ suất lợi nhuận sau thuế trêndoanh thu – một chỉ tiêu tổng hợp phản ánh khả năng sinh lời của toàn bộ hoạt độngcủa doanh nghiệp ROS càng cao cho thấy khả năng sinh lợi từ doanh thu càng cao,

và ngược lại Tỷ suất này còn gián tiếp phản ánh hiệu quả quản lý chi phí của doanhnghiệp

Như vậy, với doanh thu không đổi, nếu doanh nghiệp quản lý chi phí tốt, tốithiểu hóa được các chi phí phát sinh thì lợi nhuận sẽ cao hơn và nhờ vậy tỷ suất sinhlợi doanh thu ROS cũng được cải thiện Trường hợp ROS thấp là do doanh nghiệpquản lý chi phí không hiệu quả Nhà nghiên cứu có thể phân tích sâu hơn các thôngtin trên Báo cáo kết quả kinh doanh để xác định những khoản mục chi phí nàochiếm tỷ trọng lớn nhất và là nguyên nhân chính gây ra tình trạng ROS thấp nhưtrên, từ đó đề xuất các giải pháp cắt giảm những chi phí này nếu có thể

 Tỷ suất lợi nhuận trên tài sản (ROA)

Tỷ suất lợi nhuận trên tài sản (ROA – Return on assets) được tính bằng tỷ lệcủa lợi nhuận sau thuế trên tổng tài sản bình quân trong kỳ kinh doanh của doanhnghiệp

Công thức: ROS = Lợi nhuận sau thuế /Tổng tài sản bình quân

Tỷ suất này cho biết quy mô lợi nhuận sau thuế được tạo ra từ mỗi đồngđược đầu tư vào tổng tài sản của doanh nghiệp, qua đó phản ánh khả năng sinh lợicủa các tài sản hoặc tần suất khai thác các tài sản của doanh nghiệp

 Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE)

Tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu (ROE – Return on equity) được xác địnhbằng tỷ lệ của lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu bình quân trong kỳ của doanhnghiệp

Trang 33

Công thức: ROE = Lợi nhuận sau thuế /Vốn chủ sở hữu bình quân

Tỷ suất này cho biết quy mô lợi nhuận sau thuế được tạo ra từ mỗi đồng vốnđầu tư của các chủ sở hữu, từ đó phản ánh hiệu quả sử dụng VCSH của doanhnghiệp và mức doanh lợi tương đối mà các cổ đông được hưởng khi đầu tư vàodoanh nghiệp Do đó, ROE là một chỉ tiêu được các nhà đầu tư đặc biệt quan tâm,thường xuyên được sử dụng làm cơ sở đánh giá khả năng sinh lợi của doanh nghiệp,giúp các nhà đầu tư tiềm năng ra quyết định trong hoạt động đầu tư vào cổ phiếucủa doanh nghiệp

Nói chung, ROE càng cao cho thấy khả năng sinh lợi trên VCSH càng tốt.Tuy nhiên cần đề phòng trường hợp doanh nghiệp có ROE cao không hẳn là vì khaithác vốn chủ sở hữu một cách hiệu quả mà là vì lệ thuộc quá nhiều vào vốn vay,khiến cho cơ cấu tài chính mất cân bằng và hàm chứa nhiều rủi ro cho doanhnghiệp Cụ thể, nếu doanh nghiệp tăng tỷ trọng vốn vay thì tỷ trọng VCSH sẽ giảm,khiến cho mẫu số ROE có thể giảm và trong điều kiện thích hợp thì ROE sẽ tăng,tuy nhiên rủi ro vỡ nợ và rủi ro phá sản cũng tăng theo

1.3.7 Phương pháp Phân tích DUPONT

Với phương pháp này, các nhà phân tích sẽ nhận biết được các nguyên nhân dẫnđến các hiện tượng tốt, xấu trong hoạt động của doanh nghiệp Bản chất của phươngpháp này là tách một tỷ số tổng hợp phản ánh sức sinh lợi của doanh nghiệp như thunhập trên tài sản (ROA), thu nhập sau thuế trên vốn chủ sở hữu (ROE) thành tích sốcủa chuỗi các tỷ số có mối quan hệ nhân quả với nhau Điều đó cho phép phân tíchảnh hưởng của các tỷ số đối với các tỷ số tổng hợp

Phương pháp phân tích dupont có ưu điểm lớn là giúp nhà phân tích phát hiện vàtập trung vào các yếu điểm của doanh nghiệp Nếu doanh lợi vốn chủ sở hữu củadoanh nghiệp thấp hơn các doanh nghiệp khác trong cùng ngành thì nhà phân tích

có thể dựa vào hệ thống các chỉ tiêu theo phương pháp phân tích dupont Để tìm ranguyên nhân chính xác Ngoài việc được sử dụng để so sánh với các doanh nghiệpkhác trong cùng ngành, các chỉ tiêu đó có thể được dùng để xác định xu hướng hoạtđộng của doanh nghiệp trong một thời kỳ, từ đó phát hiện ra những khó khăn doanh

Trang 34

nghiệp có thể sẽ gặp phải Nhà phân tích nếu biết kết hợp phương pháp phân tích tỷ

lệ và phương pháp phân tích dupont sẽ góp phần nâng cao hiệu quả phân tích tàichính doanh nghiệp

Ngoài các phương pháp phân tích chủ yếu trên, người ta còn sử dụng một sốphương pháp khác: phương pháp đồ thị, phương pháp biểu đồ, phương pháp toán tàichính, Kể cả phương pháp phân tích các tình huống giả định Trong quá trình phântích tổng thể thì việc áp dụng linh hoạt, xen kẽ các phương pháp sẽ đem lại kết quảcao hơn khi phân tích đơn thuần, vì trong phân tích tài chính kết quả mà mỗi chỉtiêu đem lại chỉ thực sự có ý nghĩa khi xem xét nó trong mối quan hệ với các chỉtiêu khác Do vậy, phương pháp phân tích hữu hiệu cần đi từ tổng quát đánh giáchung cho đến các phần chi tiết, hay nói cách khác là lúc đầu ta nhìn nhận tình hìnhtài chính trên một bình diện rộng, sau đó đi vào phân tích đánh giá các chỉ số tổngquát về tình hình tài chính và để hiểu rõ hơn ta sẽ phân tích các chỉ tiêu tài chính đặctrưng của doanh nghiệp, so sánh với những năm trước đó, đồng thời so sánh với tỷ

lệ tham chiếu để cho thấy được xu hướng biến động cũng như khả năng hoạt độngcủa doanh nghiệp so với mức trung bình ngành ra sao

Phân tích tổng hợp tình hình tài chính bằng phương trình dupont:

ROA =

Đẳng thức trên cho thấy tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên tổng tài sản (ROA) phụ thuộc vào hai yếu tố là tỷ suất doanh lợi doanh thu và vòng quay tổng tài sản Phân tích đẳng thức này cho phép doanh nghiệp xác định được chính xác nguồn gốclàm giảm lợi nhuận của doanh nghiệp

Để tăng ROA có thể dựa vào tăng tỷ suất doanh lợi doanh thu , tăng vòng quay tổng tài sản, hoặc tăng cả hai Để tăng tỷ suất doanh lợi doanh thu ta có thể dựa vào việc tăng lợi nhuận sau thuế nhiều hơn tăng doanh thu (ví dụ doanh thu tăng 10% thì lợi nhuận sau thuế phải tăng > 10% mới đảm bảo được việc tăng tỷ sốnày )

Trang 35

Để tăng vòng quay tổng vốn ta có thể dựa vào tăng doanh thu và giữ nguyêntổng tài sản (nhưng khi tăng tỷ số tổng tài sản trên vốn chủ để tăng ROE lại phải tăng tổng tài sản, nên ta có thể đảm bảo việc tăng tỷ số này bằng cách tăng doanh thu nhiều hơn tăng tổng tài sản (ví dụ doanh thu tăng 10% thì tổng tài sản phải tăng

Yếu tố vốn

Không một doanh nghiệp nào có thể tiến hành các hoạt động sản xuất kinhdoanh mà không có vốn Vốn có ý nghĩa vô cùng quan trọng, quyết định trực tiếptới hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Vốn trong doanh nghiệp được hìnhthành từ 3 nguồn chính: Vốn tự có, vốn ngân sách nhà nước cấp và vốn vay: đượcphân bổ dưới hai hình thức là vốn cố định và vốn lưu động Tuỳ đặc điểm của từngdoanh nghiệp, doanh nghiệp nhà nước thì vốn ngân sách nhà nước cấp là chủ yếu,doanh nghiệp tư nhân vốn chủ sở hửu và vốn vay là chủ yếu

Con người

Trang 36

Con người là nhân tố quyết định cho mọi hoạt động trong doanh nghiệp Trongthời đại ngày nay, hàm lượng chất xám sản phẩm ngày càng cao thì trình độ chuyênmôn của người lao động có ảnh hưởng rất lớn tới kết quả hoạt động của doanhnghiệp Nhất là các cán bộ quản lý Họ là những lao động gián tiếp tạo ra sản phẩmnhưng lại rất quan trọng bởi họ là những người điều hành và định hướng cho doanhnghiệp, quyết định sự thành bại của doanh nghiệp Trên thực tế, mỗi một doanhnghiệp có một cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý khác nhau, trình độ chuyên môn củacông nhân cũng có ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả sản xuất kinh doanh Côngnhân có tay nghề cao sẽ làm ra sản phẩm đạt chất lượng cao, tiết kiệm thưòi gian vànguyên vật liệu, làm tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Vì vậy,trong nhân tố con người trình độ chuyên môn có ý nghĩa quyết định tới hiệu quả sảnxuất kinh doanh Điều đó đòi hỏi doanh nghiệp phải có kế hoạch tỉ mỉ từ khâu tuyểndụng tới việc đào tạo bồi dưỡng, nâng cao trìng độ chuyên môn cho người lao động,nhất là đội ngũ các cán bộ quản lý.

Vị trí địa lí, cơ sở vật chất của doanh nghiệp

Cho phép doanh nghiệp thu hút sự chú ý cuả khách hàng, thuận tiện cho cungcấp thu mua hay thực hiện các hoạt động dự trữ Cơ sở vật chất kỹ thuật của doanhnghiệp thể hiện nguồn tài sản cố đinh mà doanh nghiệp huy động vào kinh doanhbao gồm văn phòng nhà xưởng, các thiết bị chuyên dùng,… Điều đó thể hiện thếmanh của doanh nghiệp, quy mô kinh doanh cũng như lợi thế trong kinh doanh …

Trong kinh doanh biết mình, biết người và nhất là hiểu rõ được các đối thủ cạnhtranh thì mới có đối sách giành thắng lợi trong cạnh tranh, có chính sách phát triểnmối quan hệ hợp tác, hỗ trợ lẫn nhau Kinh nghiệm thành công của nhiều doanhnghiệp nắm được các thông tin cần thiết và biết sử lý sử dụng các thông tin đó kịpthời là một điều kiện quan trọng để ra các quyết định kinh doanh có hiệu quả cao.Những thông tin chính xác được cung cấp kịp thời sẽ là cơ sở vững chắc để doanhnghiệp xác định phương hướng kinh doanh, xây dựng chiến lược kinh doanh dàihạn

Trang 37

1.4.2 Các yếu tố khách quan

Các yếu tố thể chế – luật pháp

Các yếu tố thuộc môi trường chính trị – pháp luật chi phối mạnh mẽ đến hoạtđộng kinh doanh của doanh nghiệp Sự ổn định chính trị được xác định là một trongnhững tiền đề quan trọng cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Sự thay đổicủa môi trường chính trị có thể ảnh hưởng có lợi cho một nhóm doanh nghiệp nàynhưng lại kìm hãm sự phát triển nhóm doanh nghiệp khác hoặc ngược lại Hệ thốngpháp luật hoàn thiện, không thiên vị là một trong những tiền đề ngoài kinh tế củakinh doanh Mức độ hoàn thiện, sự thay đổi và thực thi pháp luật trong nền kinh tế

có ảnh hưởng lớn đến việc hoạch định và tổ chức thực hiện chiến lược kinh doanhcủa doanh nghiệp Môi trường này nó tác động trực tiếp đến hiệu quả kinh doanhcủa doanh nghiệp Bởi vì môi trường pháp luật ảnh hưởng đến mặt hàng sản xuất,ngành nghề, phương thức kinh doanh… của doanh nghiệp Không những thế nó còntác động đến chi phí của doanh nghiệp cũng như là chi phí lưu thông, chi phí vậnchuyển, mức độ về thuế… đặc biệt là các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩucòn bị ảnh hưởng bởi chính sách thương mại quốc tế, hạn ngạch do nhà nước giaocho, luật bảo hộ cho các doanh nghiệp tham gia hoạt động kinh doanh Tóm lại môitrường chính trị – luật pháp có ảnh hưởng rất lớn đến việc nâng cao hiệu quả kinhdoanh của doanh nghiệp bằng cách tác động đến hoạt động của doanh nghiệp thôngqua hệ thống công cụ luật pháp, cộng cụ vĩ mô…

Các yếu tố kinh tế

Các doanh nghiệp cần chú ý đến các yếu tố kinh tế cả trong ngắn hạn, dàihạn và sự can thiệp của chính phủ tới nền kinh tế Thông thường các doanh nghiệp

sẽ dựa trên yếu tố kinh tế để quyết định đầu tư vào các ngành, các khu vực

Tình trạng của nền kinh tế: bất cứ nền kinh tế nào cũng có chu kỳ, trong mỗigiai đoạn nhất định của chu kỳ nền kinh tế, doanh nghiệp sẽ có những quyết địnhphù hợp cho riêng mình

Trang 38

Các yếu tố văn hóa – xã hội

Mỗi quốc gia, vùng lãnh thổ đều có những giá trị văn hóa và các yếu tố xãhội đặc trưng, và những yếu tố này là đặc điểm của người tiêu dùng tại các khu vựcđó

Những giá trị văn hóa là những giá trị làm lên một xã hội, có thể vun đắp cho

xã hội đó tồn tại và phát triển Chính vì thế các yếu tố văn hóa thông thường đượcbảo vệ hết sức quy mô và chặt chẽ, đặc biệt là các văn hóa tinh thần Tuy vậy chúng

ta cũng không thể phủ nhận những giao thoa văn hóa của các nền văn hóa khác vàocác quốc gia Sự giao thoa này sẽ thay đổi tâm lý tiêu dùng, lối sống, và tạo ra triểnvọng phát triển với các ngành Bên cạnh văn hóa, các đặc điểm về xã hội cũngkhiến các doanh nghiệp quan tâm khi nghiên cứu thị trường, những yếu tố xã hội sẽchia cộng đồng thành các nhóm khách hàng, mỗi nhóm có những đặc điểm, tâm lý,thu nhập… khác nhau:

Tuổi thọ trung bình, tình trạng sức khỏe, chế độ dinh dưỡng, ăn uống;

Thu nhập trung bình, phân phối thu nhập;

Lối sống, học thức,các quan điểm về thẩm mỹ, tâm lý sống;

Điều kiện sống;

Đây là một nhân tố quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả kinh doanh Nóquyết định mức độ chất lượng, số lượng, chủng loại, gam hàng… Doanh nghiệp cầnphải nắm bắt và nghiên cứu làm sao phù hợp với sức mua, thói quen tiêu dùng, mứcthu nhập bình quân của tầng lớp dân cư Những yếu tố này tác động một cách giántiếp lên quá trình sản xuất cũng như công tác marketing và cuối cùng là hiệu quảkinh doanh của doanh nghiệp

Yếu tố công nghệ

Trang 39

Đối với doanh nghiệp các yếu tố công nghệ như bản quyền công nghệ, đổimới công nghệ, khuynh hướng tự động hoá, điện tử hoá, máy tính hoá…đã làm chochu kỳ sống của sản phẩm bị rút ngắn, sản phẩm mới ra đời có tính năng tác dụngtốt hơn nhưng chi phí sản xuất lại thấp hơn Bởi vậy các doanh nghiệp phải quantâm theo sát những thông tin về kỷ thuật công nghệ, ngày nay công nghệ mới từnhững phát minh, ở phòng thí nghiệm đều đưa ra sản phẩm đại trà, đưa sản phẩm rathị trường tốn rất ít thời gian, là cơ hội cho những doanh nghiệp ở thời kỳ khởi sựkinh doanh, họ có thể nắm bắt ngay kỷ thuật mới nhất để gặt hái những thành cônglớn, không thể thua kém những doanh nghiệp đã có một bề dày đáng kể Các yếu tố

kỹ thuật công nghệ cần phân tích:

Mức độ phát triển và nhịp độ đổi mới công nghệ, tốc độ phát triển sản phẩmmới, chuyển giao công nghệ kỷ thuật mới trong ngành mà doanh nghiệp đang hoạtđộng

Các yếu tố môi trường vĩ mô có tác động lẫn nhau và có vai trò quan trọngđối với doanh nghiệp

Trang 40

CHƯƠNG II: PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY TNHH KỸ THUẬT ĐỊA CHÍNH VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ

Mã số thuế: 2800860449

Năm thành lập: 2005

 Các ngành nghề đăng ký kinh doanh

Hoạt động kiến trúc và tư vấn kỹ thuật có liên quan:

Đo vẽ bản đồ; Lập quy hoạch chi tiết mặt bằng đô thị và nông thôn;

Lập quy hoạch, lập kế hoạch sử dụng đất đai;

Lập báo cáo đánh giá tác động môi trường; Báo cáo giám sát môi trường và báocáo cam kết bảo vệ môi trường;

Lập báo cáo nghiên cứu khả thi các dự án sản xuất kinh doanh; Lập các dự ánđầu tư; lập báo cáo kinh tế kỹ thuật công trình xây dựng dân dụng, công nghiệp,giao thông, thủy lợi và hạ tầng kỹ thuật

Tư vấn kỹ thuật trong hoạt động khai thác, chế biến khoáng sản đá, cát, sỏi, đấtsét

Khảo sát, thiết kế các công trình công nghiệp mỏ;

Hoạt động dịch vụ công nghệ thông tin và dịch vụ khác liên quan đến máy vitính

Ngày đăng: 07/11/2021, 16:09

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 2.1 Sơ đồ tổ chức của công ty - Phân tích tài chính của công ty TNHH kỹ thuật địa chính và môi trường hà thành
Hình 2.1 Sơ đồ tổ chức của công ty (Trang 42)
Bảng 2.1 Bảng tổng hợp nhân sự Công ty - Phân tích tài chính của công ty TNHH kỹ thuật địa chính và môi trường hà thành
Bảng 2.1 Bảng tổng hợp nhân sự Công ty (Trang 44)
Bảng 2.2 Phân tích cơ cấu và diễn biến TS- NV theo chiều dọc - Phân tích tài chính của công ty TNHH kỹ thuật địa chính và môi trường hà thành
Bảng 2.2 Phân tích cơ cấu và diễn biến TS- NV theo chiều dọc (Trang 45)
Theo bảng phân tích kết cấu nguồn vốn ta thấy năm 2018 vốn chủ sở hữu là 1,213,919,249 đồng chiếm tỷ trọng nhỏ 17% - Phân tích tài chính của công ty TNHH kỹ thuật địa chính và môi trường hà thành
heo bảng phân tích kết cấu nguồn vốn ta thấy năm 2018 vốn chủ sở hữu là 1,213,919,249 đồng chiếm tỷ trọng nhỏ 17% (Trang 51)
Qua bảng phân tích cân đối kế toán trên ta thấy giá trị tài sản của công ty biến động cụ thể như sau: - Phân tích tài chính của công ty TNHH kỹ thuật địa chính và môi trường hà thành
ua bảng phân tích cân đối kế toán trên ta thấy giá trị tài sản của công ty biến động cụ thể như sau: (Trang 53)
2, Người mua trả - Phân tích tài chính của công ty TNHH kỹ thuật địa chính và môi trường hà thành
2 Người mua trả (Trang 55)
Thông qua bảng phân tích biến động nguồn vốn có thể thấy: - Phân tích tài chính của công ty TNHH kỹ thuật địa chính và môi trường hà thành
h ông qua bảng phân tích biến động nguồn vốn có thể thấy: (Trang 55)
Bảng 6: bảng KQHĐKD theo chiều dọc. - Phân tích tài chính của công ty TNHH kỹ thuật địa chính và môi trường hà thành
Bảng 6 bảng KQHĐKD theo chiều dọc (Trang 57)
Nhìn vào bảng kết cấu báo cáo kết quả kinh doanh ta có thể thấy năm 2018 để có 100đ doanh thu thuần thì công ty phải bỏ ra 56,29 đồng giá vốn hàng bán, 40,97 - Phân tích tài chính của công ty TNHH kỹ thuật địa chính và môi trường hà thành
h ìn vào bảng kết cấu báo cáo kết quả kinh doanh ta có thể thấy năm 2018 để có 100đ doanh thu thuần thì công ty phải bỏ ra 56,29 đồng giá vốn hàng bán, 40,97 (Trang 58)
Bảng 2.6 Bảng KQHĐKD theo chiều ngang. - Phân tích tài chính của công ty TNHH kỹ thuật địa chính và môi trường hà thành
Bảng 2.6 Bảng KQHĐKD theo chiều ngang (Trang 61)
Bảng 2 .8 Nhóm hiệu quả hoạt động TS của Công ty - Phân tích tài chính của công ty TNHH kỹ thuật địa chính và môi trường hà thành
Bảng 2 8 Nhóm hiệu quả hoạt động TS của Công ty (Trang 68)
BÁO CÁO TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH - Phân tích tài chính của công ty TNHH kỹ thuật địa chính và môi trường hà thành
BÁO CÁO TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH (Trang 92)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w