1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Biện pháp tăng lợi nhuận ở Trung tâm TM dược phẩm - Hà Nội.doc

46 255 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 46
Dung lượng 230,5 KB

Nội dung

Biện pháp tăng lợi nhuận ở Trung tâm TM dược phẩm - Hà Nội.doc

Trang 1

LỜI MỞ ĐẦU

Nền kinh tế nước ta sau nhiều năm chìm trong cơ chế tập trung quan liêubao cấo đã kìm hãm sự phát triển của nền kinh tế nói chung và của các doanhnghiệp nói riêng Nền kinh tế đó tất yếu gây lãng phí nghiêm trọng dẫn đến hậuquả khủng hoảng kinh tế xã hội mà muốn vượt qua phải đổi mới nền kinh tế

Trong nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần vận động theo cơ chế thịtrường các doanh nghiệp muốn phát triển tốt phải tính đến hậu quả Nói cáchkhác để tồn tại và phát triển nhằm đạt hiệu quả cao nhất trong nền kinh tế thịtrường thì các doanh nghiệp phải chú trọng tới mục tiêu lợi nhuận, là mục tiêukinh tế hàng đầu đối với bất kỳ doanh nghiệp nào

Với suy nghĩ trên trong thời gian thực tập tại Trung tân TM Dược Mỹphẩm - Hà Nội tôi đã đặc biệt quan tâm tới vấn đề nâng cao lợi nhuận của xí

nghiệp và đã lựa chọn đề tài nghiên cứu là : "Biện pháp tăng lợi nhuận ởTrung tâm TM dược phẩm - Hà Nội "

Nội dung đề tài gồm 3 phần :

Phần thứ nhất : Những vấn đề lý luận cơ bản về lợi nhuận trong hoạt động

kinh doanh của doanh nghiệp

Phần thứ hai : thực trạng lợi nhuận ở trung tâm TM Dược phẩm - Hà nộiPhần thứ ba : Biện pháp chủ yếu nhằm tăng lợi nhuận ở trung tâm TM

Dược phẩm - Hà nội

Trang 2

+ Lợi nhuận là kết quả tài chính cuối cùng của các hoạt động KD, là chỉ tiêuchất lượng tổng hợp đánh giá hiệu quả kinh tế các hoạt động KD của doanhnghiệp

+ Thu nhập của doanh nghiệp hay chính là doan thu bán hàng hoá và dịchvụ trừ đi toàn bộ chi phí sản xuất ( chi phí về tiền thuê lao động, tiền lương, tiềnthuê nhà cửa, tiền mua vật tư ) thuế hàng hoá và các thứ thuế khác hầu như cònlại được gọi là lợi nhuận Có thể biểu diễn qua biểu sau :

Trang 3

Biểu 1 : Mối quan hệ giữa doanh thu, chi phí, thuế và lợi nhuận

Doanh thu bán hàng và dịch vụ Chi phí biến đổi Lãi gộp

Chi phí biến đổi Chi phí cố định Lợi nhuận trước thuế

Tổng chi phí sản xuất Thuế Lợi nhuậnthuần túy

1 Các loại lợi nhuận của doanh nghiệp :

Trong doanh nghiệp, có nhiều loại hình lợi nhuận khác nhau, ta có thể kháiquát thành các loại lợi nhuận sau :

+ Lợi nhuận trước thuế + Lợi nhuận sau thuế

II:

CÁC NGUỒN LỢI NHUẬN

Nội dung hoạt động kinh doanh của một doanh nghiệp rất phong phú và đadạng, do đó lợi nhuận đạt được từ các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệpcũng hình thành từ nhiều nguồn khác nhau

Thứ nhất : Lợi nhuận của các hoạt động sản xuất kinh doanh chính và phụ

là khoản chênh lệch giữa doanh thu về tiêu thụ và chi phí của khối lượng sảnphẩm hàng hoá lao vụ thuộc các hoạt động kinh doanh chính phụ của doanhnghiệp

Trang 4

Thứ hai : Lợi nhuận của các hoạt động liên doanh liên kết là số chênh lệch

giữa thu nhập phân chia từ kết qủa hoạt động liên doanh liên kết với chi phí củadoanh nghiệp đã chi ra để tham gia liên doanh

Thứ ba : Lợi nhuận thu được từ các nghiệp vụ tài chính là chênh lệch giữa

các khoản thu chi thuộc các nghiệp vụ tài chính trong quá trình hoạt động kinhdoanh của doanh nghiệp

Thứ tư : Lợi nhuận do các hoạt động sản xuất kinh doanh khác mang lại là

lợi nhuận thu được do kết quả của hoạt động kinh tế khác ngoài các hoạt độngkinh tế trên

Lợi nhuận giữ vị trí quan trọng trong hoạt động sản xuất kinh doanh của bấtkỳ một doanh nghiệp nào Vì trong điều kiện hạch toán kinh doanh theo cơ chếthị trường doanh nghiệp có tồn tại và phát triển hay không thì điều quyết định làdoanh nghiệp đó phải tạo ra lợi nhuận Vì thế lợi nhuận được coi là một trongnhững đòn bẩy kinh tế quan trọng, đồng thời là một chỉ tiêu cơ bản để đánh giáhiệu quả sản xuất kinh doanh Lợi nhuận tác động đến tất cả các mặt hoạt độngcủa doanh nghiệp Việc thực hiện các chỉ tiêu lợi nhuận là điều kiện quan trọngđảm bảo cho tình hình tài chính của doanh nghiệp được vững chắc

Lợi nhuận của quá trình kinh doanh của các doanh nghiệp công ng hiệp làchỉ tiêu kinh tế tổng hợp phản ánh toàn bộ kết quả và hiệu quả của quá trình kinhdoanh, của tất cả các mặt hoạt động trong quá trình kinh doanh ấy, nó phản ánhcả về mặt lượng và mặt chất của quá trình kinh doanh, của hoạt động kinh doanh.Công việc kinh doanh tốt sẽ đem lại lợi nhuận nhiều từ đó lợi nhuận có khả năngtiếp tục quá trình kinh doanh có chất lượng và hiệu quả hơn Trong trường hợp

Trang 5

ngược lại doanh nghiệp làm ăn kém hiệu quả dẫn đến thua lỗ nếu kéo dài có thểdẫn đến phá sản

III CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN LỢI NHUẬN CỦADOANH NGHIỆP

Trong trường hợp các nhân tố khác không biến động ( nhân tố về giá cả, giáthành toàn bộ sản phẩm hàng hoá dịch vụ tiêu thụ, thuế ) thì sản lượng tiêu thụtăng giảm bao nhiêu lần tổng số lợi nhuận tiêu thụ cũng tăng giảm bấy nhiêu.Nhân tố này được coi là nhân tố chủ quan của doanh nghiệp trong công tác quảnlý kinh doan nói chung và quản lý tiêu thụ nói riêng Việc tăng sản lượng tiêu thụphản ánh kết quả tích cực của doanh nghiệp từ khâu sản xuất đến khâu chuẩn bịtiêu thụ và tiêu thụ sản phẩm

* Nhân tố kết cấu mặt hàng tiêu thụ :

Việc thay đổi tỷ trọng mặt hàng tiêu thụ có liên quan đến việc xác địnhchính sách sản phẩm, cơ cấu mặt hàng của doanh nghiệp Mỗi loại mặt hàng cótỷ trọng mức lãi lỗ khác nhau do đó nếu tăng tỷ trọng những mặt hàng có mức lãicao, giảm tỷ trọng tiêu thụ những mặt hàng có mức lãi thấp thì mặc dù tổng sảnlượng tiêu thụ có thể không đổi nhưng tổng số lợi nhuận có thể vẫn tăng

Việc thay đổi tỷ trọng mặt hàng tiêu thụ lại chịu ảnh hưởng của nhu cầu thịtrường Về ý muốn chủ quan thì doanh nghiệp nào cũng muốn tiêu thụ nhiều

Trang 6

những mặt hàng mang lại lợi nhuạan cao song ý muốn đó phải đặt trong mốiquan hệ cung cầu trên thị trường và những nhân tố khách quan tác động

* Nhân tố giá bán sản phẩm :

Trong điều kiện bình thường đối với các doanh nghiệp sản xuất kinh doanhbình thường, giá bán sản phẩm do doanh nghiệp xác định Trong trường hợp nàygiá bán sản phẩm thay đổi thường do chất lượng sản phẩm thay đổi Do việc thayđổi này mang tính chất chủ quan, tức là phản ánh kết quả chủ quan của doanhnghiệp trong quản lý sản xuất kinh doanh nói chung và quản lý chất lượng nóiriêng Khi giá bán sản phẩm tăng sẽ làm tổng số lợi nhuận tiêu thụ Từ phâncáchg trên có thể suy ra rằng việc cải tiến nâng cao chất lượng sản phẩm là biệnpháp cơ bản để tăng lợi nhuận của doanh nghiệp Mặt khác việc thay đổi giá báncũng do tác động của quan hệ cung cầu, của cạnh tranh đây là tác động củayếu tố khách quan

* Nhân tố giá thành toàn bộ sản phẩm tiêu thụ :

Giá thành toàn bộ sản phẩm là tập hợp toàn bộ các khoản mục chi phí màdoanh nghiệp đã chi ra trong quá trình sản xuất kinh doanh Giá thành sản phẩmcao hay thấp phản ánh kết quả của việc quản lý, sử dụng lao động, vật tư kỹthuật, tiền vốn trong quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Nếu nhưsản lượng sản xuất, giá cả, mức thuế không thay đổi thì việc giảm giá thành sẽ lànhân tố tích cực ảnh hưởng đến việc tăng lợi nhuận của doanh nghiệp

* Nhân tố thuế nộp ngân sách :

Trang 7

Ảnh hưởng của thuế đối với lợi nhuận là không theo cùng một tỷ lệ Việctăng giảm thuế là do yếu tố khách quan quyết định ( chính sách, luật định của nhànước ) Với mức thuế càng cao thì lợi nhuận của doanh nghiệp càng giảm nhưngdoanh nghiệp vẫn phải có nghĩa vụ đóng thuế đầy đủ cho nhà nước

* Chế độ phân phối lợi nhuận trong doanh nghiệp :

Lợi nhuận tạo ra sau một chu kỳ sản xuất kinh doanh một phần được tríchnộp vào ngân sách nhà nước, một phần để lại doanh nghiệp

Phần trích nộp vào ngân sách nhà nước biểu hiện ở hình thức nộp thuế lợitức đối với bất kỳ một doanh nghiệp nào ( tỷ lệ nộp thuế lợi tức đối với cácdoanh nghiệp sản xuất thường nlà 25% và 45% đối với các doanh nghiệp cungcấp dịch vụ

Phần để lại doanh nghiệp được trích vào 3 qũy đó là qũy khuyến khích pháttriển sản xuất, qũy phúc lợi và qũy khen thưởng theo các tỷ lệ sau :

Qũy khuyến khích phát triển sản xuất kinh doanh > 35% Qũy phúc lợi và khen thưởng < 65%

Việc trích lợi nhuận vào qũy khuyến khích phát triển sản xuất kinh doanhgiúp cho doanh nghiệp có tích lũy tạo khả năng tái sản xuất mở rộng nhằm pháttriển quy mô sản xuất kinh doanh cho doanh nghiệp Doanh nghiệp sẽ có khảnăng đầu tư đổi mới máy móc thiết bị, cải tiến chất lượng sản phẩm, nâng caokhả năng cạnh tranh từ đó có điều kiện tiêu thụ được nhiều sản phẩm hơn, đạtlợi nhuận cao hơn

Trang 8

Còn phần trích vào qũy phúc lợi và qũy khen thưởng nhằm mục tiêu tạo racông cụ khuyến khích người lao động không ngừng nâng cao tay nghề và trìnhđộ, tăng năng suất lao động, cải thiện điều kiện làm việc, nâng cao đời sống củangười lao động, là động lực giúp cho người lao động gắn bó với doanh nghiệphơn.

IV CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN LỢI NHUẬN CỦA DOANHNGHIỆP VÀ TÍNH TẤT YẾU CỦA VIỆC NÂNG CAO LỢI NHUẬN CỦADOANH NGHIỆP :

1 Các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận của doanh nghiệp

Lợi nhuận của doanh nghiệp chịu ảnh hưởng trực tiếp và tổng hợp của tất cảcác mặt hàng hoạt động kinh doanh Dưới đây ta đi sâu vào xem xét cụ thể từngnhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận

1.1 Quan hệ cung cầu hàng hoá và dịch vụ trên thị trường :

Do tham gia hoạt động tìm kiếm lợi nhuận theo nguồn cơ chế thị trườngnên doanh nghiệp chịu ảnh hưởng trực tiếp của nhân tố quan hệ cung - cầu hàng

Trang 9

hoá dịch vụ Sự biến động này có ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động kinh doanhcủa doanh nghiệp, đòi hỏi doanh nghiệp phải có sự ứng xử thích hợp để thu đượclợi nhuận Nhu cầu về hàng hoá và dịch vụ lớn trên thị trường sẽ cho phép cácdoanh nghiệp mở rộng hoạt động kinh doanh để đảm bảo cung lớn Điều đó tạokhả năng lợi nhuận của từng đơn vị sản phẩm hàng hoá, nhưng đặc biệt quantrọng là tăng tổng số lợi nhuận Cung thấp hơn cầu sẽ có khả năng định giá bánhàng hoá và dịch vụ, ngược lại cung cao hơn cầu thì giá cả hàng hoá và dịch vụsẽ thấp điều này ảnh hưởng đến lợi nhuận của từng sản phẩm hàng hoá hay tổngsố lợi nhuận thu được

Trong kinh doanh các doanh nghiệp coi trọng khối lượng sản phẩm hànghoá tiêu thụ, còn giá cả có thể chấp nhận ở mức hợp lý để có lãi cho cả doanhnghiệp công nghiệp và doanh nghiệp thương mại, khuyến khích khách hàng cóthể mua với khối lượng lớn nhất để có tổng mức lợi nhuận cao nhất Muốn vậycác doanh nghiệp phải tìm các biện pháp kích thích cầu hàng hoá và dịch vụ củamình, nhất là cầu có khả năng thanh toán bằng cách nâng cao chất lượng hànghoá và dịch vụ, cải tiến phương thức bán

1.2 Chất lượng công tác chuẩn bị cho quá trình kinh doanh :

Để cho hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp công nghiệp đạt tới lợinhuận nhiều và hiệu quả kinh tế cao, các doanh nghiệp cần phải chuẩn bị tốt cácđiều kiện, các yếu tố chi phí thấp nhất Các đầu vào được lựa chọn tối ưu sẽ tạokhả năng tăng năng suất lao động, nâng cao chất lượng sản phẩm, chi phí hoạtđộng và giá thành sản phẩm giảm Do đó cơ sở để tăng lợi nhuận cho các doanhnghiệp công nghiệp là chuẩn bị các đầu vào hợp lý, tiết kiệm tạo khả năng tănglợi nhuận cho doanh nghiệp

Trang 10

Nội dung của công tác chuẩn bị cho quá trình sản xuất kinh doanh phụthuộc vào nhiệm vụ, tính chất sản xuất kinh doanh của mỗi doanh nghiệp

Trước hết đó là chuẩn bị tốt về khâu thiết kế sản phẩm và công nghệ sảnxuất Thiết kế sản phẩm và công nghệ chế tạo hợp lý sẽ tạo điều kiện giảm thờigian chế tạo, hạ giá thành, tạo lợi nhuận cho quá trình tiêu thụ

Tiếp đó là chuẩn bị tốt các yếu tố vật chất cần thiết cho quá trình hoạt độngnhư lao động ( số lượng, chất lượng, cơ cấu ) máy móc thiết bị, dụng cụ sản xuấtđược thuận lợi, nhịp nhàng và liên tục giúp nâng cao hiệu quả kinh doanh

Cuối cùng là doanh nghiệp phải có phương án hợp lý về tổ chức điều hànhquá trình sản xuất ( tổ chức sản xuất, tổ chức quản lý ).

1.3 Nhân tố về trình độ tổ chức quá trình sản xuất sản phẩm :

Tổ chức quá trình sản xuất sản phẩm hàng hoá và dịch vụ là quá trình thựchiện sự kết hợp chặt chẽ các yếu tố đầu vào như lao động, vật tư, kỹ thuật đểchế tạo ra sản phẩm hàng hoá và dịch vụ Qúa trình này tiến hành tốt hay xấu ảnhhưởng trực tiếp đến việc tạo ra số lượng sản phẩm hàng hoá dịch vụ, chất lượngsản phẩm hàng hoá dịch vụ, chi phí sử dụng các yêu tố để sản xuất ra sản phẩmhàng hoá dịch vụ đó

Điều đó chứng tỏ rằng muốn tạo ra lợi nhuận cao cần phải có trình độ tổchức sản xuất sao cho tiết kiệm được chi phí ở mức tối đa mà không ảnh hưởngđến chất lượng của sản phẩm tiêu thụ

Trang 11

1.4 Nhân tố trình độ tổ chức tiêu thụ sản phẩm hàng hoá và dịch vụ :

Sau khi doanh nghiệp đã sản xuất được sản phẩm hàng hoá và dịch vụ theoquyết định tối ưu về sản xuất thì khâu tiếp theo sẽ là phải tổ chức bán nhanh, bánhết, bán với giá cao những hàng hoá và dịch vụ đó để thu được tiền về cho quátrình tái sản xuất mở rộng tiếp theo

Lợi nhuận của quá trình hoạt động kinh doanh chỉ có thể thu được sau khithực hiện tốt công tác tiêu thụ sản phẩm hàng hoá và dịch vụ Do đó tổ chức tiêuthụ khối lượng lớn hàng hoá và dịch vụ tiết kiệm chi phí tiêu thụ sẽ cho ta khảnăng lợi nhuận Để thực hiện tốt công tác này doanh nghiệp phải nâng cao chấtlượng các mặt hàng hoạt động về tổ chức mạng lưới kênh tiêu thụ sản phẩm,công tác quảng cáo marketing, các phương thức bán và dịch vụ sau bán hàng

1.5 Trình độ tổ chức và quản lý quá trình kinh doanh của doanh nghiệp :

Tổ chức quản lý quá trình kinh doanh của các doanh nghiệp công nghiệp làmột nhân tố quan trọng, có ảnh hưởng lớn đến lợi nhuận của doanh nghiệp Quátrình quản lý kinh doanh của doanh nghiệp công nghiệp bao gồm các khâu cơbản như định hướng chiến lược phát triển của doanh nghiệp, xây dựng kế hoạchkinh doanh, xây dựng các phương án kinh doanh, kiểm tra đánh giá và điều chỉnhcác hoạt động kinh doanh Các khâu quản lý quá trình hoạt động kinh doanh tốtsẽ tăng sản lượng, nâng cao chất lượng sản phẩm, hạ giá thành sản phẩm, giảmchi chí quản lý Đó là điều kiện quan trọng để tăng lợi nhuận

Các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận của doanh nghiệp qua phân tích ởtrên phải chính do doanh nghiệp khắc phục bằng chính ý chí chủ quan muốn đạtđược lợi nhuận cao của mình Ngoài ra còn có những nhân tố ảnh hưởng khách

Trang 12

quan từ phía bên ngoài môi trường kinh doanh đó là nhân tố chính sách kinh tế vĩmô của nhà nước

1.6 Chính sách kinh tế vĩ mô của nhà nước :

Doanh nghiệp là một tế bào của hệ thống kinh tế quốc dân, hoạt động củanó ngoài việc bị chi phối bởi các quy luật của thị trường nó còn bị chi phối bởinhững chính sách kinh tế của nhà nước ( chính sách tài khoá, chính sách tiền tệ,chính sách tỷ giá hối đoái )

Trong điều kiện kinh tế thị trường có sự quản lý của nhà nước cần nghiêncứu kỹ các nhân tố này Vì như chính sách tài khoá thay đổi tức là mức thuế thayđổi sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận của doanh nghiệp, hoặc khi chính sáchtiền tệ thay đổi có thể là mức lãi giảm đi hay tăng lên có ảnh hưởng trực tiếp đếnviệc vay vốn của doanh nghiệp

Trên đây là những nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến lợi nhuận của doanhnghiệp công nghiệp Các nhân tố này được tiếp cận theo quá trình kinh doanh củadoanh nghiệp, chúng có quan hệ rất chặt chẽ với nhau Việc nghiên cứu các nhântố này cho phép xác định các yêu tố chủ quan và khách quan ảnh hưởng đến lợinhuận của doanh nghiệp Trên cơ sở đó xác định các biện pháp nâng cao lợinhuận của doanh nghiệp trong điều kiện cơ chế thị trường có sự quản lý của nhànước

V CÁC BIỆN PHÁP CƠ BẢN NHẰM TĂNG LỢI NHUẬN TRONGDOANH NGHIỆP

Trang 13

Qua việc phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến việc tăng lợi nhuận ở phầntrên ta có thể đưa ra một số biện pháp chính nhằm tăng lợi nhuận trong các doanhnghiệp như sau :

2.1 Tăng sản phẩm hàng hoá và dịch vụ theo nhu cầu trong nước và quốc tếtrên cơ sở phấn đấu nâng cao chất lượng sản phẩm hàng hoá và dịch vụ

Nhu cầu và thị hiếu của người tiêu dùng hay của thị trường rất đa dạng vàphong phú, dễ biến động Trong điều kiện các nhân tố khác ổn định thì việc tănglượng sản phẩm hàng hoá và dịch vụ theo nhu cầu thị trường sẽ làm tăng lợinhuận của doanh nghiệp Muốn tăng được khối lượng sản phẩm tiêu thụ cầnchuẩn bị tốt các yếu tố và điều kiện cần thiết cho quá trình sản xuất kinh doanhđược tiến hành thuận lợi, tổ chức tốt quá trình sản xuất kinh doanh một cách cânđối nhịp nhàng và liên tục, khuyến khích người lao động tăng nhanh năng suấtlao động

Phấn đấu nâng cao chất lượng sản phẩm hàng hoá và dịch vụ : Nhu cầu thịtrường đòi hỏi ngày càng cao về chất lượng sản phẩm hàng hoá và dịch vụ, phấnđấu cải tiến công nghệ, nâng cao chất lượng mẫu mã sản phẩm tiêu thụ là điềukiện để tăng nhanh khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp từ đó giúp tăng lợinhuận cho doanh nghiệp Đối với những sản phẩm có hàm lượng chất xám caocho ta khả năng nâng cao giá trị và giá trị sử dụng nâng cao khả năng cạnh tranhtrên thị trường Nhưng để nâng cao được chất lượng sản phẩm đòi hỏi bản thândoanh nghiệp phải nỗ lực cố gắng

2.2 Tăng cường tiêu thụ những sản phẩm có tỷ trọng lợi nhuận cao :

Trang 14

Mỗi doanh nghiệp thu được những nguồn lợi nhuận khác nhau từ nhữngmặt hàng tiêu thụ khác nhau Đối với những mặt hàng tiêu thụ có tỷ trọng lợinhuận lớn doanh nghiệp phải phấn đấu tăng lượng tiêu thụ và chú trọng vào sảnxuất mặt hàng đó nhiều hơn Trong điều kiện cơ chế thị trường đòi hỏi các doanhnghiệp phải sản xuất kinh doanh theo kiểu tổng hợp do vậy mà cơ cấu mặt hàngrất đa dạng và phong phú Có thể có mặt hàng không có lãi hay lãi thấp, có mặthàng có lãi cao vậy để tăng lợi nhuận doanh nghiệp nên chú trọng việc tăng mặthàng thu được lợi nhuận cao

2.3 Phấn đấu hạ giá thành sản phẩm và các chi phí khác nhằm tăng lợinhuận của doanh nghiệp :

Đây là nhân tố quan trọng đối với bất kỳ một doanh nghiệp nào, giá thànhlà tổng hợp của nhiều nhân tố chi phí tạo nên trong đó bao gồm các chi phí chínhnhư : Chi phí nguyên vật liệu, nhiên liệu, năng lượng thứ nữa là các chi phí tiềnlương, tiền công và cuối cùng là chi phí cố định ( thể hiện qua việc khấu hao tàisản cố định hàng năm được tính vào giá thành ) do vậy để hạ giá thành sản phẩmcần phải giảm các nhân tố chi phí trên :

- Biện pháp tiết kiệm nguyên vật liệu, năng lượng : Cần phải cải tiến định

mức tiêu hao, cải tiến phương pháp công nghệ, sử dụng tổng hợp nguyên liệu, vậtliệu thay thế, giảm tỷ lệ phế phẩm, giảm chi phí mua sắm, vận chuyển, bảo quảnvà tiết kiệm nguyên vật liệu

Ảnh hưởng của biện pháp này đến việc hạ giá thành sảnphẩm được tính theo công thức :

Chỉ số hạ giá = Chỉ số định x Chỉ -1 x Chỉ số tỷ trọng

Trang 15

thành dogiảm chi phíNVL

mức NVL số giácả

NVL trong giáthành sảnphẩm

- Biện pháp giảm chi phí tiền lương và tiền công trong giá thành sảnphẩm :

Muốn giảm chi phí tiền lương và tiền công trong giá thành sản phẩm cầntăng nhanh năng suất lao động bằng cách cải tiến công tác tổ chức sản xuất, tổchức lao động, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghiệp, nâng cao trìnhđộ người lao động, có chế độ khuyến khích người lao động thích hợp bằng cácháp dụng hình thức lương hưởng đúng mức

Năng suất lao động tăng nhanh hơn chi phí về tiền lương bình quân sẽ chophép giảm chi phí trong giá thành sản phẩm Do đó khoản mục chi phí và tiềncông trong giá thành sản phẩm sẽ giảm theo tỷ lệ với tỷ trọng tiền lương tronggiá thành sản phẩm

Ảnh hưởng của việc giảm chi phí tiền lương sẽ được tínhtoán theo công thức :

Chỉ số hạ giá thànhsản phẩm do tăngnăng suất lao động

Chỉ số tiềnlương bình

x

Chỉ số chi phí tiềnlương trong giá thànhsản phẩm

Chỉ số tăngnăng suất laođộng

Trang 16

- Biện pháp giảm chi phí cố định trong giá thành sản phẩm : Giảm chi phí

cố định ở đây không có nghĩa là phải đầu tư những công nghệ rẻ tiền, cũ kỹ màphải sử dụng những công nghệ tiên tiến nhằm tăng lượng sản phẩm sản xuất ra.Tốc độ tăng sản phẩm hàng hoá sẽ làm cho chi phí cố định trong giá thành sảnphẩm giảm vì tốc độ tăng chi phí nhỏ hơn tốc độ tăng sản phẩm Như vậy để tănglượng sản phẩm sản xuất, phải mở rộng quy mô sản xuất, tăng năng suất laođộng

Ảnh hưởng của biện pháp này được xác định theo côngthức :

Chỉ số giảm giáthành do giảm chiphí cố định =

Chỉ số chi phí

cố định - 1x

Chỉ số chi phí cố địnhtrong giá thành sảnphẩm

Chỉ số sảnlượng

Trên cơ sở tính toán được ảnh hưởng của các nhân tố trong giá thành sảnphẩm ta phải kết hợp các nhân tố để làm sao giảm được các chi phí ở mức tối ưu( không nhất thiết là giảm càng nhiều càng tốt như vậy sẽ ảnh hưởng tới chấtlượng sản phẩm )

2.4 Tổ chức tốt khâu tiêu thụ sản phẩm hàng hoá và dịch vụ nhằm giảm chiphí tiêu thụ :

Để thấy được hiệu quả rõ rệt của hoạt động kinh doanh thì nhất thiết phảilàm tốt khâu tiêu thụ sản phẩm Dù cho sản phẩm có chất lượng tốt như thế nào,công tác sản xuất có hiệu quả đến mấy mà sản phẩm không tiêu thụ được thì sẽkhông có lợi nhuận Để thực hiện tốt công tác này cần có những biện pháp xúc

Trang 17

tiến bán hàng như quảng cao, khuyến mại các kênh tiêu thụ phân phối hợp lý,làm tốt công tác dịch vụ sau bán hàng.

VI SỰ CẦN THIẾT NÂNG CAO LỢI NHUẬN CỦA DOANHNGHIỆP:

1 Vai trò của nâng cao lợi nhuận với sự tồn tại và phát triển của doanhnghiệp :

Bất kỳ một doanh nghiệp nào hoạt động trong cơ chế thị trường điều đầutiên mà họ quan tâm đó là lợi nhuận Đây là một chỉ tiêu kinh tế tổng hợp phảnánh hiệu quả của quá trình kinh doanh, đồng thời đó còn là yếu tố sống còn củadoanh nghiệp Doanh nghiệp chỉ tồn tại và hoạt động khi nó tạo ra lợi nhuận, nếudoanh nghiệp hoạt động không có hiệu quả thu không đủ bù đắp chi phí đã bỏ rathì doanh nghiệp đó đi đến chỗ phá sản Từ trước đến nay nước ra có hàng loạtcác xí nghiệp, doanh nghiệp phá sản hoặc giải thể do làm ăn không có hiệu quả,trong đó có cả xí nghiệp nhà nước, tư nhân Đặc biệt trong điều kiện hiện nay,cạnh tranh diễn ra ngày càng gay gắt và khốc liệt vì vậy lợi nhuận là yếu tố cựckỳ quan trọng và có vai trò quan trọng đối với doanh nghiệp

- Tạo ra khả năng để tiếp tục kinh doanh có chất lượng và hiệu quả cao hơn.- Đảm bảo tái sản xuất mở rộng

- Việc không ngừng nâng cao lợi nhuận là đảm bảo hiệu quả kinh doanh thểhiện năng lực, trình độ quản lý sản xuất và sự năng động của đội ngũ cán bộ quảnlý sản xuất kinh doanh trong doanh nghiệp Trong điều kiện kinh doanh theo cơ

Trang 18

chế thị trường, một doanh nghiệp tạo được lợi nhuận chứng tỏ là đã thích nghivới cơ chế thị trường

- Lợi nhuận càng cao thể hiện sức mạnh về tài chính của doanh nghiệp càngvững chắc, tạo điều kiện mở rộng sản xuất kinh doanh, thực hiện đầu tư chiều sâuvà đổi mới công nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm hàng hoá và dịch vụ, tăngkhả năng cạnh trạnh từ đây là tạo đà nâng cao lợi nhuận của doanh nghiệp

- Sản xuất kinh doanh có hiệu quả và đạt lợi nhuận cao sẽ có điều kiện nângcao thu nhập, cải thiện đời sống người lao động Ngoài phần tiền công mà mỗilao động nhận được theo nguyên tắc phân phối theo lao động , lợi nhuận củadoanh nghiệp còn góp phần nâng cao thu nhập của người lao động thông quaphần phối phối vào qũy phúc lợi và qũy khen thưởng Chính yếu tố kinh tế đó sẽtạo nên sự gắn bó của cán bộ công nhân với doanh nghiệp

- Lợi nhuận là điều kiện tài chính để doanh nghiệp thực hiện nghĩa vụ, tráchnhiệm với xã hội Thông qua việc nộp ngân sách đầy đủ sẽ giúp cho nhà nướcthực hiện công tác phúc lợi đối với xã hội, đất nước tạo điều kiện cho đất nướcphát triển, thực hiện tốt chủ trương công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước Vìmỗi doanh nghiệp là một tế bào của nền kinh tế quốc dân nên bản thân doanhnghiệp hoạt động hiệu quả thì nền kinh tế trong nước mới phát triển

2.2 Đối với nhà nước :

Khi doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả đạt được lợinhuận cao thì Nhà nước cũng có lợi :

- Tăng nhiều sản phẩm cho xã hội

Trang 19

- Chất lượng tăng, giá bán hạ làm ổn định nền kinh tế - Tăng nguồn thu cho ngân sách

- Tạo điều kiện cải thiện và nâng cao mức sống cho người dân - Đảm bảo tăng trưởng kinh tế

Trang 20

II .PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG LỢI NHUẬN CỦATRUNG TÂM THƯƠNG MẠI DƯỢC MỸ PHẨM

==========================

2.1 Khái quát về tình hình trung tâm

2.3.1 ĐẶC ĐIỂM VÀ TÌNH HÌNH CỦA TRUNG TÂM DỊCH VỤTHƯƠNG MẠI DƯỢC MỸ PHẨM - TỔNG CÔNG TY DƯỢC VIỆTNAM.

2.3.1.1 Đặc điểm tổ chức kinh doanh của trung tâm :

Trung tâm được cấp đăng ký kinh doanh ngày 23/10/1996 Số đăng ký kinhdoanh là : 111336 do Sở kế hoạch đầu tư Hà Nội cấp.

2.3.1.1.1 Quá trình hình thành và phát triển doanh nghiệp :

Tên doanh nghiệp : Trung tâm dịch vụ thương mại Dược mỹ phẩm - Tổng Côngty Dược Việt Nam.

Trụ sở chính : Số 95 - phố Láng Hạ, quận Đống Đa, Hà Nội.

Trung tâm dịch vụ Thương mại Dược mỹ phẩm thuộc Tổng Công ty Dược ViệtNam được thành lập năm 1992 với tên gọi là Trung tâm hỗ trợ và phát triểnDược.

Trung tâm dịch vụ thương mại Dược mỹ phẩm được thành lập theo quyết định số46b/BYT-QĐ ngày 30/3/1996 của Bộ trưởng Bộ Y tế.

Căn cứ vào quyết định số 1693/BYT-QĐ ngày 28/9/1996 của Bộ trưởng Bộ Y tếv/v phê chuẩn điều lệ tổ chức và hoạt động của Tổng Công ty Dược Việt Nam.

Trang 21

Căn cứ công văn số 3540/TCCB ngày 28/5/1997 của Bộ Y tế đồng ý cho TổngCông ty Dược Việt Nam thành lập Trung tâm dịch vụ thương mại Dược mỹphẩm.

Theo đề nghị của ông trưởng phòng tổ chức - LDTL Tổng Công ty Dược ViệtNam: Trung tâm dịch vụ thương mại Dược mỹ phẩm là đơn vị hạch toán phụthuộc trực tiếp Tổng Công ty Dược Việt Nam, có tư cách pháp nhân, có con dấuriêng và được mở tài khoản chuyên thu, chuyên chi tại ngân hàng quận Đống Đatheo đúng các chế độ quy định hiện hành của Nhà nước.

Công ty ra đời trong hoàn cảnh nền kinh tế Việt Nam đang chuyển dần từ nềnkinh tế kế hoạch hóa tập trung sang nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần vậnhành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hộichủ nghĩa Trong sự thay đổi của nền kinh tế đất nước, việc sản xuất và kinhdoanh Dược - Mỹ phẩm đã có những thay đổi phù hợp với thị trường, Công ty đãtrở thành nơi kinh doanh các mặt hàng do các doanh nghiệp thuộc Tổng Công tysản xuất của các doanh nghiệp ngày càng có hiệu quả Các mặt hàng trung tâmkinh doanh ngày càng phong phú hơn, đáp ứng ngày càng cao về chủng loại vàchất lượng Trong quá trình kinh doanh sự thay đổi, bổ sung các mặt hàng đượctiến hành theo nhu cầu của thị trường.

2.3.1.1.2 Chức năng và nhiệm vụ của Trung tâm dịch vụ thương mại Dược mỹphẩm - Tổng Công ty Dược Việt Nam.

Theo đúng đăng ký kinh doanh Trung tâm dịch vụ thương mại Dược mỹ phẩmthì Công ty có những chức năng, nhiệm vụ sau :

+ Kinh doanh đại lý các sản phẩm thuốc chữa bệnh (thuốc chuyên khoa, biệtdược, thuốc y học dân tộc ) dược liệu, tinh dầu, hương liệu, phụ liệu, mỹ phẩm,dụng cụ y tế, kính mắt, thực phẩm sinh dưỡng.

Trang 22

+ Dịch vụ tư vấn về tiếp cận thị trường, thông tin, quảng cáo, hội thảo, hội chợtriển lãm, chu chuyển kho bãi đảm bảo kinh doanh có hiệu quả.

+ Trung tâm chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Tổng giám đốc, đồng thời chịu sự chỉđạo về nghiệp vụ chuyên môn của các phòng ban, văn phòng Tổng Công ty DượcViệt Nam nhằm thực hiện đúng chế độ quy định của Nhà nước.

+ Trung tâm đăng ký kinh doanh và kinh doanh đúng ngành nghề đã đăng ký,chịu trách nhiệm trước Tổng giám đốc về kết quả hoạt động của trung tâm.

+ Chịu trách nhiệm trước khách hàng, trước pháp luật về sản phẩm và dịch vụ doTrung tâm thực hiện.

+ Trung tâm dịch vụ thương mại Dược mỹ phẩmvới chức năng kinh doanh dượcphẩm, nguyên liệu làm thuốc và thiết bị dụng cụ y tế, được phép liên kết với cácdoanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế để nhập và bán các mặt hàng dượcphẩm, mỹ phẩm, nguyên liệu, dụng cụ thiết bị y tế sản xuất trong nước và nhậpkhẩu đảm bảo chất lượng theo tiêu chuẩn Việt Nam và các tiêu chuẩn khác.+ Trung tâm có nhiệm vụ phân phối các sản phẩm và tung các mặt hàng ra thịtrường cả nước, cộng tác trao đổi đầu tư vốn và mở rộng thị trường nhằm nângcao năng lực cạnh tranh trên thị trường đảm bảo kinh doanh theo đúng các chế độcủa Nhà nước, chấp hành đầy đủ nghĩa vụ giao nộp ngân sách về thuế, đảm bảothu nhập cho người lao động, đảm bảo công bằng xã hội và các quyền lợi khácnhư phúc lợi, bảo hiểm cho cán bộ công nhân viên của Trung tâm, đảm bảo hìnhthành ba lợi ích: với Nhà nước, tập thể và người lao động.

+ Thực hiện tốt công tác bảo vệ an toàn tính mạng, tài sản và trật tự trị an tạiTrung tâm.

Trang 23

+ Thực hiện các chế độ báo cáo thống kê, kế toán, hạch toán, báo cáo định kỳ vàbáo cáo bất thường theo yêu cầu của cấp trên và của Tổng Công ty.

2.3.1.1.3 Đặc điểm kinh doanh của Trung tâm:

Ngày 23/10/1996 Trung tâm dịch vụ thương mại Dược mỹ phẩm đã trở thànhmột doanh nghiệp Nhà nước theo đúng nghĩa của nó nhưng trong hoạt động kinhdoanh, Công ty phải tuân thủ theo các quy định Nhà nước và Tổng Công ty Dượcnhững quy định này đã làm cho mô hình kinh doanh như một doanh nghiệpthương mại của Công ty có những đặc điểm:

Về địa bàn kinh doanh Công ty tập trung chủ yếu bán buôn thuốc cho các bệnhviện trong Hà Nội và các tỉnh phía Bắc và phát triển trên địa bàn các tỉnh VĩnhLong, Trà Vinh, Bến Tre, Đà Nẵng, Đồng Tháp

Trung tâm hoạt động với công nghệ bán hàng truyền thống vì tính đặc biệt củamặt hàng thuốc, mỹ phẩm nên đòi hỏi nhân viên bán hàng phải là người có bằngcấp về dược, họ phải hướng dẫn cho khách hàng cách sử dụng, liều lượng họphải làm từ A - Z.

Về địa điểm kinh doanh vì kinh doanh mặt hàng thuốc, mỹ phẩm không như cácmặt hàng khác nên tại Công ty là nơi giao nhau giữa được Láng Hạ và TháiThịnh, một vị trí thuận lợi cho kinh doanh, ngoài ra Trung tâm có các quầy thuốcbán buôn, bán lẻ và các quầy bán tại Trung tâm triển lãm Giảng Võ cùng nhiềuđịa điểm khác.

Về điều kiện cơ sở vật chất kỹ thuật của Trung tâm tương đối đầy đủ, phục vụcho các quầy hàng có điều kiện đảm bảo trong kinh doanh, và phù hợp với tínhchất đặc biệt của các mặt hàng thuốc, mỹ phẩm có kho bãi lưu giữ hàng hoá mộtcách đảm bảo an toàn.

Ngày đăng: 17/11/2012, 17:00

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

2.3.1.1.5. Tình hình kết quả kinh doanh của Công ty trong 2 năm 1999 - 2000: - Biện pháp tăng lợi nhuận ở Trung tâm TM dược phẩm - Hà Nội.doc
2.3.1.1.5. Tình hình kết quả kinh doanh của Công ty trong 2 năm 1999 - 2000: (Trang 24)
Sơ đồ 1: Cơ cấu tổ chức của Công ty Thương mại Dược mỹ phẩm - Biện pháp tăng lợi nhuận ở Trung tâm TM dược phẩm - Hà Nội.doc
Sơ đồ 1 Cơ cấu tổ chức của Công ty Thương mại Dược mỹ phẩm (Trang 24)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w