1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Khảo sát đặc điểm của ca dao hà nam

27 1,5K 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 27
Dung lượng 621,75 KB

Nội dung

Khảo sát đặc điểm của ca dao Nam Hoàng Anh Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Luận văn ThS. ngành: Văn học dân gian; Mã số: 60 22 36 Người hướng dẫn: PGS. TS. Phạm Thu Yến Năm bảo vệ: 2012 Abstract. Trình bày khái quát chung về Nam và văn học dân gian Nam trong cái nhìn địa-văn hóa: khái niệm về ca dao; vùng văn hoá và phân vùng văn hoá dân gian; phân vùng văn học dân gian và phân vùng ca da; môi trường tự nhiên xã hội và lịch sử của vùng đồng bằng sông Hồng, … Khảo sát đặc điểm nội dung của ca dao lưu truyền ở Nam trên phương diện ngôn từ: địa danh Nam qua ca da; con người Nam qua ca dao. Khảo sát đặc điểm nghệ thuật của ca dao lưu truyền ở Nam trên phương diện ngôn từ: kết cấu; ngôn ngữ; thể thơ; không gian và thời gian nghệ thuật; … Khảo sát đặc điểm diễn xướng của ca dao lưu truyền ở Nam. Keywords. Văn học dân gian; Ca dao; Nam Content MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Hà Nam thuộc đồng bằng sông Hồng và vùng Bắc bộ rộng lớn, có một số lượng khá lớn những tác phẩm văn học dân gian, gồm nhiều loại hình, thể loại khác nhau: truyền thuyết, truyện cổ tích, truyện cười, giai thoại, tục ngữ, phương ngôn, vè, ca dao…Trong đó, ca dao là một thể loại tiêu biểu. Ca dao Nam phản ánh nội dung nhiều mặt cuộc sống của người dân, độc đáo về nghệ thuật biểu đạt. Một phần văn học dân gian Nam đã được các nhà văn hoá địa phương sưu tầm, biên soạn, chú giải, giới thiệu qua một số công trình nghiên cứu. Song do nhiều yếu tố cả khách quan và chủ quan, mà các nhà nghiên cứu, sưu tầm văn hoá dân gian chưa đưa ra một “bức tranh” tổng thể, đa chiều về ca dao lưu truyền ở Nam. Nghiên cứu ca dao lưu truyền ở Nam một cách toàn diện là một việc làm công phu, cần thiết và rất có ý nghĩa. Với mong muốn được tìm hiểu sâu hơn, đầy đủ hơn ca dao lưu truyền ở Nam, góp vào việc bảo tồn, phát huy vốn văn hoá dân gian do cha ông mình sáng tạo nên.Vì vậy, tôi đã chọn vấn đề “Khảo sát đặc điểm của ca dao Nam” làm đề tài khảo sát cho luận văn của mình. 2. Lịch sử vấn đề Những công trình, bài viết có liên quan đến đề tài: - Cuốn Dân ca hát Dậm Nam, Sở văn hoá thông tin Nam, 1998, Trọng Văn. - Dân ca Nam, Sở văn hoá thông tin Nam, 2000, Phạm Trọng Lực. - Bài viết Tìm hiểu về môn vật cổ truyền qua ca dao, tục ngữ Liễu Đôi, in trên tạp chí Văn hoá thông tin Nam số 13/2000, Kim Thanh. - Cuốn Văn nghệ dân gian Nam, Hội văn học nghệ thuật Nam, 2000, Bùi Văn Cường, Mai Khánh, Lê Hữu Bách. - Bài viết Đôi nét về làng nghề ở Nam qua ca dao, tục ngữ, tạp chí Văn hoá thông tin số 14/2000, Hồng Ngát. - Nghệ nhân Trịnh Thị Răm với dân ca truyền thống Nam, khoá luận, khoa Văn học Trường Đại học KHXH & NV, 2005, Trịnh Thị Quyên. - Khảo cứu về lễ hội hát Dậm, NXB Thế giới, 2006, tác giả Lê Hữu Lê. - Ẩm thực bình dân qua ca dao, dân ca và phƣơng ngôn Nam, Tạp chí Văn hoá thông tin Nam số 4/2007, Thanh Vân. - Nghề làng, hàng chợ trong ca dao Nam xƣa, tạp chí Văn hoá thông tin Nam số 4/2007, Đình Nguyễn. - Nghiên cứu vùng văn hoá dân gian Liễu Đôi (Hà Nam), luận án Tiến sĩ văn hoá học, Viện văn hoá nghệ thuật Việt Nam, 2008, tác giả Nguyễn Văn Thắng. Việc khảo sát ca dao lưu truyền ở Nam một cách hệ thống, toàn diện trên các phương diện: nội dung, nghệ thuật, phương thức diễn xướng hiện chưa được nghiên cứu ở một công trình nghiên cứu nào. 3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn 3.1. Mục đích của luận văn Khảo sát một cách tương đối toàn diện, hệ thống với mục đích tìm hiểu tính thống nhất và nét riêng (trong đó đặc biệt chú ý đến nét riêng) về nội dung, nghệ thuật, phương thức diễn xướng. 3.2. Nhiệm vụ của luận văn - Thống kê, khảo sát diện mạo ca dao lưu truyền ở Nam. - Khảo sát đặc điểm nội dung, nghệ thuật lời ca lưu truyền ở Nam, - Tìm hiểu phương thức diễn xướng của ca dao lưu truyền ở Nam. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu đề tài 4.1. Đối tƣợng nghiên cứu Trong khi tiến hành thực hiện đề tài, chủ yếu chúng tôi sử dụng tư liệu ca dao, dân ca trong bộ sách Văn nghệ dân gian Nam do Bùi Văn Cường chủ biên cùng các soạn giả Mai Khánh, Lê Hữu Bách xuất bản năm 2002. Ngoài ra, chúng tôi sử dụng một số bài dân ca do các cụ ở khu 2, xóm 7, xã Thi Sơn, huyện Kim Bảng cung cấp. 4.2. Phạm vi nghiên cứu Chú trọng đến việc nghiên cứu nét riêng của nó trên phương diện nội dung, nghệ thuật, phương thức diễn xướng. Ưu tiên chú ý đến tính độc lập tương đối của văn bản trên phương tiện ngôn ngữ và phương thức diễn xướng. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu: phân tích – tổng hợp, so sánh, thống kê, điền dã, nghiên cứu liên ngành. 6. Đóng góp của luận văn Khảo sát một cách khá toàn diện và hệ thống, góp phần làm rõ những đặc điểm nội dung, nghệ thuật, phương thức diễn xướng, chỉ ra sắc thái địa phương của ca dao lưu truyền ở Nam so với ca dao vùng đồng bằng sông Hồng. 7. Cấu trúc của luận văn Nội dung chính của luận văn được chia làm bốn chương: Chương 1. Khái quát chung về ca dao Nam và Văn học dân gian Nam trong cái nhìn địa – văn hóa Chương 2. Khảo sát đặc điểm nội dung của ca dao lưu truyền ở Nam trên phương diện ngôn từ Chương 3. Khảo sát đặc điểm nghệ thuật của ca dao lưu truyền ở Nam trên phương diện ngôn từ Chương 4. Khảo sát đặc điểm diễn xướng của ca dao lưu truyền ở Nam NỘI DUNG Chƣơng 1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ NAM VÀ VĂN HỌC DÂN GIAN NAM TRONG CÁI NHÌN ĐỊA – VĂN HOÁ 1.1. Khái niệm ca dao Hiện có nhiều quan niệm khác nhau về ca dao, dân ca, song chúng tôi xin được sử dụng cách hiểu của tác giả Nguyễn Xuân Kính: Ca dao là danh từ ghép chỉ chung toàn bộ những bài hát lưu hành phổ biến trong dân gian có hoặc không có khúc điệu, trong trường hợp này ca dao đồng nghĩa với dân ca. Hiểu theo cách này là ca dao, dân ca có thể được sử dụng theo nghĩa tương đương. Vì vậy lúc chúng tôi dùng ca dao, có lúc lại sử dụng thuật ngữ kép ca dao – dân ca. Các từ: tác phẩm, bài, lời, đơn vị (ca dao) cũng được chúng tôi dùng với ý nghĩa tương đương. Có thể chia ca dao ra ba nhóm lớn: Ca dao sinh hoạt – trữ tình, ca dao nghi lễ, ca dao lao động. 1.2. Vùng văn hoá và vùng văn hoá dân gian 1.2.1.Vùng văn hoá Nghiên cứu vùng văn hoá, chúng tôi cố gắng tiếp cận một số quan điểm rất quan trọng của lý thuyết vùng văn hoá như: ranh giới vùng, vùng trung tâm, việc tập trung các yếu tố có sự tương đồng, thống nhất, tính trội của một vùng… Nhiều nhà nghiên cứu như GS Hoàng Tiến Tựu, GS Đặng Nghiêm Vạn, PGS Vũ Ngọc Khánh, PGS Chu Xuân Diên, GS.TS Kiều Thu Hoạch, PGS.TS Trần Lê Bảo… đã dày công nghiên cứu vấn đề vùng văn hoá. Xem xét từ rất nhiều góc độ và cũng thống nhất với quan điểm của GS.TS Ngô Đức Thịnh, các tác giả của công trình Hỏi và đáp về văn hoá Việt Nam xác định: “Vùng văn hoá để chỉ một không gian có những tương đồng về hoàn cảnh tự nhiên, dân cư sinh sống…, ở đó từ lâu đã có những mối quan hệ về nguồn gốc và lịch sử, có những tương đồng về trình độ phát triển kinh tế - xã hội, giữa các cộng đồng cùng địa vực đã diễn ra những mối giao lưu, ảnh hưởng văn hoá qua lại, nên trong vùng đã hình thành những đặc trưng chung, thể hiện trong sinh hoạt văn hoá vật chất và văn hoá tinh thần của cư dân, có thể phân biệt với vùng văn hoá khác”. 1.2.2.Vùng văn hoá dân gian và tiểu vùng văn hoá dân gian Vùng văn hoá dân gian không bao giờ trùng khít với địa giới hành chính, nó thường là dao động trong – ngoài một phạm vi hành chính nào đó, có thể xác định được trên bản đồ. Nơi ấy có các tộc người nhất định sinh sống, họ đã sáng tạo nên những kho tàng văn hoá dân gian với những đặc điểm giống và khác nhau, song tất cả tạo nên bản sắc vùng, miền tương đối rõ rệt. Vùng văn hoá dân gian phải đậm đặc các hiện tượng văn hoá dân gian, có những hiện tượng nổi trội, ưu thế, chi phối các hiện tượng khác, song các hiện tượng khác cũng có vị trí, vai trò nhất định trong việc tạo nên sự phong phú, đa dạng của diện mạo văn hoá vùng. Tuy nhiên, theo quy luật tiếp biến văn hoá, không nhất thiết chỉ những hiện tượng văn hoá dân gian sinh ra trong vùng mới là của văn hoá dân gian vùng, mà cả những yếu tố từ vùng khác du nhập vào nhưng đã được “đồng hoá” vẫn có thể coi là của vùng văn hoá dân gian nhất định. Đối với vùng văn hoá dân gian, cái riêng vừa gắn với cái tổng thể, toàn cục của vùng, vừa gắn với sắc thái từng địa phương cụ thể. Chúng ta không quá đề cao sắc thái địa phương, nhưng suy đến cùng, chính sắc thái địa phương là yếu tố tạo ra cái riêng. Sắc thái riêng đã trở thành đặc trưng bản chất của các hiện tượng văn hoá dân gian có tính ổn định, tương đối bền vững. Theo PGS Vũ Ngọc Khánh, một trung tâm, một điểm folkore là “Nơi có sinh hoạt phong phú hoặc có dấu ấn đậm đà về một hiện tượng hay một sự kiện nào đó”. Theo chúng tôi, gọi là trung tâm hay điểm folklore thực chất là vấn đề tiểu vùng văn hoá dân gian. Tiểu vùng văn hoá dân gian có đặc điểm chung của vùng, lại có sắc thái địa phương rõ rệt so với các tiểu vùng khác. Tiểu vùng ấy có thể là một làng, một xã, hoặc quy mô lớn hơn làng, xã. Dù rộng hay hẹp, vùng văn hoá dân gian vẫn thường dao động trong một phạm vi địa giới nào đó, mặc dù không bao giờ trùng khít. Ở đây, tập trung các hiện tượng văn hoá dân gian bản địa, hoặc được du nhập từ vùng khác tới, nhưng đã được “đồng hoá". 1.3. Phân vùng văn học dân gian và phân vùng ca dao 1.3.1. Về việc phân vùng văn học dân gian Năm 1978, Hoàng Tiến Tựu xác định hệ thống các thứ bậc từ lớn đến nhỏ để phân vùng văn học dân gian: Dân tộc > miền > khu vực > vùng > làng. Hoàng Tiến Tựu phân chia các khu vực văn học dân gian cơ bản của người Kinh thành ba miền: miền Bắc, miền Trung, miền Nam. 1.3.2. Về việc phân vùng ca dao Kế thừa thành quả của các nhà nghiên đi trước, chúng tôi đề xuất việc phân vùng ca dao người Việt như sau: Về cấp độ lớn nhất, cả nước có ba vùng (hoặc ba miền) ca dao: ca dao Bắc Bộ, ca dao Trung Bộ, ca dao Nam Bộ. Mỗi một miền ca dao lại bao gồm nhiều tiểu vùng ca dao. Ví dụ: ca dao Trung Bộ có ca dao xứ Nghệ, ca dao Bình Trị Thiên, ca dao Nam Trung Bộ. 1.4. Môi trƣờng tự nhiên xã hội và lịch sử của vùng đồng bằng sông Hồng Vùng đồng bằng sông Hồng, vốn là cái nôi hình thành người Việt, là nơi sinh ra các nền văn hoá lớn nối tiếp nhau: văn hoá Đông Sơn, văn hoá Đại Việt và văn hoá hiện đại Việt Nam. Từ trung tâm của vùng văn hoá này, văn hoá Việt lan truyền vào Trung Bộ và sau đó vào Nam Bộ. Vùng đồng bằng sông Hồng còn là nơi phát sinh dòng văn hóa bác học, dòng văn hóa này đã từng đạt tới những đỉnh cao thời Đại Việt. Trong số những người trí thức của dòng văn hóa bác học này đã có những danh nhân tầm cỡ thế giới như Nguyễn Trãi, Nguyễn Du. Ở vùng đồng bằng sông Hồng mà trung tâm là kinh đô Thăng Long, từ năm 1070 đã có Văn Miếu và từ năm 1076 đã có Quốc Tử Giám… 1.5. Vài nét về văn học dân gian Nam trong cái nhìn địa - văn hoá Hà Nam nằm ở phía Tây Nam đồng bằng Bắc Bộ, trên toạ độ 20 0 vĩ độ Bắc và giữa 105 0 – 110 0 kinh độ Đông. Diện tích tự nhiên hơn 851,7km 2 , đất đai và địa hình Nam tương đối đa dạng. Do quá trình kiến tạo địa chất và biến đổi địa hình của đồng bằng sông Hồng, nên Nam có nhiều vùng đất trũng, thường xuyên bị ngập úng và bị chua phèn, không thuận tiện cho canh tác nông nghiệp. GS.TS Ngô Đức Thịnh đã miêu tả một cách khá cụ thể bức tranh địa – văn hoá ở vùng này: “Do cảnh luôn lội trong bùn nước nên cư dân các làng chiêm trũng thường có thói quen mặc quần ngắn, luôn xắn quần tới gối, kể cả trong mùa khô ráo”. Hà Nam là một trong những nơi phát hiện được nhiều trống đồng nhất cả nước, hơn 20 chiếc, tiêu biểu là trống đồng Ngọc Lũ, được phát hiện vào khoảng năm 1893- 1894; có các tiểu vùng văn hoá dân gian đáng chú ý: tiểu vùng văn hoá Quyển Sơn, tiểu vùng văn hoá Đọi Sơn, dấu tích Đại Hành Hoàng Đế đi cày tịch điền, tiểu vùng văn hoá Nhân Đạo, tiểu vùng văn hoá Liễu Đôi. Người dân Nam tự hào có tác phẩm Hoàn Vương Ca Tích, có rất nhiều hội hè, tục lệ giàu ý nghĩa: hội trình khiên ở làng Đùng, hội chùa Đọi ở Đọi Sơn, hội Trần Thương ở Nhân Đạo, hội Đền Lăng ở Liêm Cần, … Trong đó hội võ vật Liễu Đôi là bề thế và có sức sống bền dai nhất. Nam còn là nơi có nhiều hội hát và tục ca hát: hát Dậm Quyển Sơn, hát Lãi Lê, hát Giao Duyên ở ngã ba sông Móng, hát Nõ Nường, hát Trống quân trong và ngoài gióng võ vật Liễu Đôi, hát Trống quân trên thuyền ở làng Gừa, làng Sông, làng Chảy, hát Cửa Đình ở làng Đậu Chuyền… 1.6. Về mối quan hệ giữa tính thống nhất và sắc thái riêng của ca dao lƣu truyền ở Nam so với ca dao vùng đồng bằng sông Hồng Ở góc độ triết học, vấn đề này chính là mối quan hệ giữa “cái chung” và “cái riêng”. Ca dao là một hiện tượng thuộc về ý thức con người, cho nên nó cũng chịu sự tác động của những quy luật chung về sự hình thành và phát triển. “Sự thống nhất” của ca dao lưu truyền trên đất Nam là những đặc điểm chung nhất, bản chất nhất về nội dung và hình thức. “Sắc thái riêng” của ca dao lưu truyền trên đất Nam là những biểu hiện độc đáo, riêng biệt để phân biệt ca dao của miền (vùng) này so với miền (vùng) khác. Sự thống nhất và sắc thái riêng là hai mặt luôn tồn tại khách quan đối với nhau. Mối quan hệ giữa tính thống nhất và sắc thái riêng của ca dao lưu truyền trên đất Nam so với ca dao vùng đồng bằng Bắc Bộ thể hiện được tính phổ biến của quy luật sáng tác, lưu truyền tác phẩm văn học dân gian, bản chất thẩm mĩ của thể loại. Mối quan hệ này hết sức mật thiết và không thể tách rời nhau, chúng là hai mặt của một vấn đề. Chƣơng 2. KHẢO SÁT ĐẶC ĐIỂM NỘI DUNG CỦA CA DAO LƢU TRUYỀN Ở NAM TRÊN PHƢƠNG DIỆN NGÔN TỪ 2.1. Địa danh Nam qua ca dao Khảo sát 526 lời ca dao lưu truyền ở Nam, thuộc năm chủ đề chúng tôi đã thống kê số lời sử dụng tên riêng chỉ địa điểm chiếm 32,7%. So với ca dao người Việt, số bài ca dao sử dụng tên riêng chỉ địa điểmca dao lưu truyền ở Nam chiếm tỉ lệ cao hơn. Bởi vì ca dao lưu truyền ở Namca dao của địa phương, mà ca dao lưu truyền ở địa phương có đặc điểm là tính cụ thể cao hơn, tính khái quát giảm đi là điều dễ hiểu. Chủ đề Đất nước và con người có tên riêng chỉ địa điểm, chiếm tỉ lệ nhiều nhất trong ca dao lưu truyền ở Nam Khi khảo sát bộ phận ca dao lưu truyền ở Nam có tên riêng chỉ địa điểm, chúng tôi tạm chia làm các loại: địa danh lịch sử - văn hoá, địa danh ẩm thực, địa danh làng nghề. 2.1.1. Địa danh lịch sử - văn hoá Văn hoá vật thể ở Nam có thể kể đến các di chỉ, di vật như mộ Hán, tiền đồng cổ Trung Quốc, 828 đình, chùa, miếu, phủ, bia… gồm đủ loại hình: di tích lịch sử, di tích kiến trúc nghệ thuật, di tích khảo cổ và thắng cảnh. Chúng tôi đã thống kê tần số xuất hiện của những địa danh trong ca dao lưu truyền ở Nam qua chủ đề Đất nước – con người như sau: Thanh Liêm được nhắc đến 63 lời chiếm 54 %; Bình Lục được nhắc đến 25lời chiếm 21,3 %; Kim Bảng được nhắc đến 11lời chiếm 9,4 %; Duy Tiên được nhắc đến 10 lời chiếm 8,5 %; Lý Nhân được nhắc đến 8 lời chiếm 6,8 %. Trong đó địa danh Thanh Liêm được nhắc đến nhiều nhất. Ca dao lưu truyền ở Nam đã giới thiệu, mời gọi khách thập phương đến dự các lễ hội ở nơi đây: đền Bà Áo The (Phủ Bà) tổ chức vào rằm tháng tám, hội vật võ Liễu Đôi mở từ mồng năm đến mồng mười tháng giêng hàng năm, để tưởng nhớ vị Thánh họ Đoàn – người con của dân làng đã xả thân hy sinh để cứu nước, cứu dân: Phủ Bà mở hội hôm rằm,/ Còn như hội vật mồng năm mồng mười. Hoặc: Ai ơi về đất Liễu Đôi/ Không thạo võ nghệ thì ngồi mà xem. Những địa danh gắn liền với cuộc đời của Lê Hoàn – vua Lê Đại Hành – một vị vua anh hùng nhà Tiền Lê, người đất Bảo Thái (Liêm Cần, Thanh Liêm) đi vào trong ca dao rất tự nhiên: Đồn rằng Ninh Thái xa xôi,/ Anh nay cất việc lên chơi mấy ngày./ Nguyệt sao nguyệt tỏ rày rày,/ Bên kia núi Cái bên này đình Lăng./ Giàn Thề lại nổi một vầng,/ Mới nhìn đã thấy bạc dâng mặt người… Ca dao lưu truyền ở Nam còn nhắn nhủ du khách khi đến với Thanh Liêm, hãy dừng chân ngắm cảnh chùa Tiên – một ngôi chùa trên núi thuộc xã Thanh Lưu: Ngày xuân em liệu có dài/ Chơi chùa Tiên kẻo một mai nữa già. Đặc biệt du khách đừng quên đến với Kẽm Trống – một thắng cảnh nên thơ đã được xếp hạng từ năm 1962: Chèo thuyền qua bến Lòng Bong/ Ghé qua Kẽm Trống vào trong Hang Bàn. Thắng cảnh núi Đọi nổi tiếng với Nam thiên đệ tam động của Nam, gắn với các sự kiện lịch sử: vua Tiền Lê cày ruộng tịch điền, vua Hậu Lý dựng tháp, dựng bia, mở hội chùa nô nức gần xa: Núi Đọi ai đắp mà cao/ Ngã ba sông Lệnh ai đào mà sâu… Ghi nhớ cội nguồn dân tộc, coi Trần Hưng Đạo là cha nên người dân Nam vẫn nhắc nhau: “Tháng tám giỗ cha, tháng ba giỗ mẹ”. Ngày giỗ Đức Thánh Trần (20-8 âm lịch), người người đi hội Trần Thương để tưởng nhớ, rước lễ tôn nghiêm: Nhất vui là hội Trần Thương/ Đủ đình đủ đám thập phương tiếng đồn. Cảnh quan làng Quyển Sơn, huyện Kim Bảng có nhiều, nhưng đáng chú ý nhất phải kể đến núi Cấm, đền Trúc, sông Đáy, chùa Giỏ, chùa Trung, đình Trung. Những không gian này đã được người xưa “thiêng hoá”, “linh hoá”, “lịch sử hoá” qua hàng chục truyền thuyết, huyền tích, huyền thoại, qua lễ hội hát Dậm. Ca dao Nam đã ca ngợi vẻ đẹp kỳ thú của mảnh đất lịch sử này: Quyển Sơn vui thú nhất đời/ Dốc lòng trên Dậm dưới bơi ta về/ Đôi bên núi tựa sông kề/ Ngược xuôi tiện nẻo, lắm nghề làm ăn. Cách núi Cấm và đền Trúc khoảng 1km là chùa Bà Đanh – núi Ngọc – một di tích lịch sử - văn hoá đặc sắc của huyện Kim Bảng. Ca dao lưu truyền ở Nam cũng có cách so sánh rất hình ảnh về cảnh quan nơi đây:… Còn duyên kẻ đón người đưa,/ Hết duyên vắng ngắt như chùa Bà Đanh. Như vậy, mỗi tên đất, tên làng, tên sông, tên núi ở Nam đều gắn với một sự tích, một sự kiện lịch sử, một nét văn hoá dân gian. Đúng như nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm đã viết: “Ôi Đất nước sau bốn nghìn năm đi đâu ta cũng thấy. Những cuộc đời đã hoá núi sông ta”. 2.1.2. Địa danh ẩm thực Khảo sát ca dao lưu truyền ở Nam, chúng tôi thấy có 33 lời giới thiệu về đặc sản, trên tổng số 121 lời ca thuộc chủ đề Đất nước, con người chiếm 27,2 %. Trong đó địa danh Thanh Liêm được nhắc đến nhiều với những đặc sản tiêu biểu: bánh dày, các món bún… những món ăn đặc trưng của vùng chiêm trũng: ếch chiên, cua om riềng mẻ, lươn nấu măng tre, chạch trấu nấu mùng, ốc chấm tương… Trước đây, ở đồng bằng Bắc Bộ, không có nơi nào trũng như vùng chiêm trũng Bình Lục, Thanh Liêm của tỉnh Nam. Cho nên cũng không có nơi nào ở đồng bằng Bắc Bộ có nhiều ốc nhồi, cua, lươn, chạch bằng ở đây. Nhiều câu ca dao lưu truyền ở Nam đã thể hiện sinh động thực tế này: Ăn ốc bồ hóng làng Nga/ Ăn rồi cứ ngỡ thịt gà nấu đông. Du khách về dự hội vật Liễu Đôi, vào mùa xuân hàng năm không thể không nếm vài bát lươn măng cho biết thế nào là hương vị đồng quê: Chẳng về hội vật thì thôi,/ Về thì đích phải xơi nồi lươn măng. Ốc nhồi, ốc vặn ở Liễu Đôi và các nơi khác rất nhiều, nhưng món ốc bồ hóng chấm tương ở đây khác lạ và độc đáo: Nên tình nghĩa, ốc chấm tương,/ Dù xa muôn dặm tìm đường tới nơi. Từ gạo nếp và các nguyên liệu khác sẵn có tại địa phương, người dân Liễu Đôi còn chế biến và làm ra bánh dầy rất lớn và hàng chục món xôi khác nhau: xôi trứng, xôi nếp dằn, xôi củ từ, xôi gạch cua đồng… Trong đó món xôi gạch cua đồng có lẽ chỉ có ở vùng này. Các món ăn này được chế biến cầu kì, độc đáo, thể hiện rõ sắc thái ẩm thực đặc trưng của một vùng quê đồng chiêm, toát lên không chỉ niềm tự hào quê hương, mà còn biểu thị thái độ trân trọng, hiếu khách. Là vùng chiêm trũng, nhiều sông ngòi nên Nam là nơi có nhiều tôm, cá. Tìm hiểu kho tàng văn học dân gian Nam, ta bắt gặp nhiều câu ca dao nói về cá: “Nhất ngon là đầm Chiềng. Muốn ăn mà chẳng có tiền để mua ”; “Nghe đồn Đinh Xá. Ngon đầm Chiềng”; “Lụa Nha Xá, sông Lảnh” Nam đồng thời cũng là nơi có nhiều đặc sản về hoa quả. Đã từ lâu, hoa quả đặc sản Nam đã đi vào ca dao, dân ca, phương ngôn như: “Chuối ngự Đại Hoàng, lạng vàng tiến vua”; “Mía đường Vĩnh Trụ, chuối ngự Đại Hoàng”; “Cốm chợ Sông, hồng Nhân Mỹ”; hoặc câu “Hồng Nhân Hậu, đậu Tái Đầm”; “Mơ hồng Kim Bảng, long nhãn Lý Nhân”… Hà Nam còn là tỉnh có nhiều đặc sản về quà bánh: Nhất ngon là bánh chợ Nga/ Trai khôn Đọ Xá, gái ngoa làng Lài; Nhất ngon là bánh Ngãi Chiền/ Trai khôn Đoan Vĩ, gái hiền Tốt Khê. Những món bún vốn không xa lạ đối với người dân đồng bằng Bắc Bộ: bún riêu cua, bún gà…, nhưng cách ăn bún ở Liễu Đôi – Nam vẫn có nét riêng. Ở đây còn có bún đường bừa, loại bún này không vắt thành lá, mà kéo dài thành vệt như đường bừa – một cách so sánh rất nôm na, rất cụ thể, mang rõ nét đặc trưng tư duy của người nông dân vùng đồng chiêm trũng: …Bún đường bừa cái sợi ngà ngà/ Bát riêu đầy gạch đổ xoà lên trên/ Ăn cho năm bát liền liền/ Vừa ăn, vừa nhẩm: thiếu tiền rồi đây!/ Ăn rồi nhìn lên núi Mây/ Hèn chi núi ấy hây hây má hồng… Hà Nam còn có nhiều làng quê nổi tiếng về rượu ngon, tác giả dân gian vẫn nối đời truyền miệng những câu như: “Rượu Vân La, Trác Bút, bún Lộc Hà”; “Rượu làng Vọc, mọc làng Lạt”; “Rượu làng Bèo, chèo làng Phương Xá”;“Thạch Tổ có món rượu tăm/ Vừa nhắp vừa nằm kẻo ngã quay lơ”. Hà Nam có nhiều chè ngon, nhất là chè tươi. Người bình dân đã ghi lại qua những câu ca dao: “Trai khôn uống chè Ba Trại; gái dại uống chè làng Nghè/ Mẹ bảo không nghe cứ uống chè Bồng Lạng”; “Ai về Do Lễ, Liên Sơn/ Uống chè đồi Thị ngon hơn chè Tầu”; “Chè tươi Ba Trại, chè búp Ba Sao, má đào Hồng Phú”. Nhìn chung, qua ca dao chúng ta nhận thấy, người dân nơi đâu cũng luôn tự hào, yêu mến và gắn bó với mảnh đất quê hương mình. Điều kiện tự nhiên, sinh thái, hay nói cách khác là môi trường sống của con người là một trong những điều kiện đầu tiên để tạo nên một nền văn hoá có bản sắc, cũng như đặc sắc của mỗi vùng. Khảo sát 121 lời ca dao lưu truyền ở Nam thuộc chủ đề đất nước – con người chúng tôi thấy hai từ : làng, xã được nhắc đến 105 lần, mỗi khi được nhắc đến là lại có một đặc sản, một vẻ đẹp của núi sông, đồng đất, con người Nam. Đáng chú ý là, khi “khoe” cảnh quan, sản vật, lễ hội của quê mình người bình dân Nam rất khéo léo sử dụng những công thức mở đầu:“nhất đẹp”, “nhất cao”, “nhất rộng”, “nhất ngon”, “nhất vui” để khẳng định những vẻ đẹp, đặc sản của quê hương mình là đẹp nhất, ngon nhất, không đâu sánh bằng: “Nhất đẹp con gái thôn Nghè”, “Nhất cao là ngọn núi Vồng”,“Nhất rộng làng Quyển, nhất đông chợ Dầu”,… 2.1.3. Địa danh làng nghề Đặc điểm tự nhiên, sinh thái của vùng là một trong những cơ sở tạo nên những làng nghề riêng mang sắc thái vùng rõ nét: nghề mò cua, bắt ốc, đánh dậm, nghề đan các dụng cụ đánh bắt tôm tép, cá, cua…: Làng Vọc bánh đúc, bánh hòn/ Làng Xá bắt ốc đi mòn đôi chân; Mặc ai kén chọn canh/ Đan lờ khoáy đó đừng khinh Bối Cầu…Làng Vàng, Bối Cầu đều ở huyện Bình Lục, xưa kia nơi đây rất nghèo, quanh năm đồng sâu nước cả, dân ở đây phần lớn sống bằng nghề đánh dậm, mò cua, bắt ốc. Ở xã Bối Cầu xưa còn có nghề mộc, làm quạt, thợ nhuộm nổi danh khắp vùng: Thợ cưa thợ mộc đua ganh/ Ngô Xá, Vụ Bản nổi danh khắp vùng. Quạt giấy, mũ bạc nhài đồng/ Phú Đa thợ nhuộm trát hồng tô xanh. Ở xã Nhật Tựu, huyện Kim Bảng trước kia cũng có “thu nhập” bằng nghề đi riu (đánh bắt tôm tép): Ăn cơm mà thổi bằng niêu. Lấy chồng Siêu Nghệ đi riu cả ngày. Cũng sử dụng cách nói này, người dân Yên Lạc, xã Kim Bình, huyện Kim Bảng đã giới thiệu về nghề đi đồi (kiếm củi) quanh năm của mình: Ăn cơm mà thổi bằng nồi/ Lấy chồng Yên Lạc đi đồi quanh năm. Người dân Nam còn có làm rất nhiều nghề thủ công khác: Đô Hai là đất nhà nghề/ Sừng thông, ren thạo, mộc nề tinh nhanh. Làng Cuốc nay thuộc xã Hưng Công, huyện Bình Lục có nghề nung gạch ngói từ lâu đời, đã được ca dao ghi truyền: Muốn ăn cơm trắng với giò/ Thì về làng Cuốc ra lò với anh. Người bình dân Nam đã rất khéo léo khi sử dụng công thức mở đầu quen thuộc của ca dao: Muốn ăn…Thì về… để giới thiệu với một thái độ đầy tự hào về những làng nghề của quê hương mình: Muốn ăn sáo nấu thịt cò/ Thì về làng Lẻ chở đò với anh. Muốn ăn bún vịt làng Chanh/ Thì về đan cót, đan mành che mưa. Muốn ăn bún vắt đường bừa/ Liệu mà đi sớm về trưa với Nghè. Làng Chanh thuộc xã Liêm Sơn có nghề nuôi thịt vịt, đan cót, làng Nghè nay thuộc xã Liêm Sơn có nghề làm bún ngon nổi tiếng. Làng Thị, xã Liêm Thuận, huyện Thanh Liêm lại có nghề đan nong, đan nia: Làng Thị có tiếng đan nia/ Chồng chằng, vợ nức đến vừa canh ba…/ Ai về làng Thị mới hay/ Vợ chồng tám mụn mới tầy mặt nhau. Ở huyện Kim Bảng, người dân còn có nghề gốm rất nổi tiếng: làng gốm Quyết Thành. Ca dao đã ngợi ca sự đảm đang tháo vát của người dân nơi đây: Đã nhìn thấy gái Quế Sơn/ Dẫu căm cũng nhớ, dẫu hờn cũng mê/ Nồi chum bát đĩa là nghề/ Da lươn mọng, cổ tay huê tròn đầy. Làng Ô Cách và làng Đồng Ao thuộc xã Thanh Thuỷ huyện Thanh Liêm hai làng này xưa rất nghèo khổ. Người dân phải cày thuê cuốc mướn, làm rẽ, cấy tô, hoặc phải sống bằng nghề kiếm củi đốt than: Khoai lang bóc vỏ hai đầu/ Nửa thương Ô Cách, nửa sầu Đồng Ao. Xã Yên Đổ, huyện Bình Lục – quê hương của cụ Tam Nguyên Yên Đổ là một vùng quê hiếu học còn có nghề làm thuốc viên, bán rong ở khắp nơi: Thơ lưng túi, rượu đầy bồ/ Thuốc viên chào khách, sãi đò nên thân. Ngoài ra người bình dân Nam còn làm một số nghề khác: nghề kéo sợi ở Ngô Xá, Bình Lục; nghề làm bánh đúc ở làng Vọc, Đồng Du đều của Bình Lục; nghề đóng cối xay ở Cao Đà; nghề đan dần, sàng, rổ, rá ở Vạn Đồn, Quan Nha, Duy Tiên; nghề làm bút, làm cân ở làng Nguôn, Thanh Liêm; nghề dệt vải Làng Nga, Thanh Liêm; nghề đan thuyền ở làng Chuôn, Duy Tiên; nghề làm bún ở Lôi Hà, Duy Tiên; nghề ấp vịt con ở làng Cầu Không, Lý Nhân; nghề buôn chuối Ngự của làng Đại Hoàng, Lý Nhân; nghề kéo mật mía của Tảo Nha, Lý Nhân… Khảo sát ca dao lưu truyền ở Nam, chúng tôi thấy có 20 lời ca đề cập đến địa danh làng nghề trên tổng số 121 lời thuộc chủ đề Đất nước, con người. Điều đó chứng tỏ người Nam rất đảm đang, tháo vát, khéo léo, chịu thương, chịu khó. Họ luôn có ý thức vươn lên để chống lại cái đói, cái nghèo. Cũng qua khảo sát ca dao lưu truyền ở Nam, chúng tôi cũng nhận thấy đặc điểm sinh thái vùng có ảnh hưởng rõ nét tới các làng nghề ở Nam. Chẳng hạn, mò cua, bắt ốc, đánh rậm, đi riu… xưa kia là công việc quen thuộc của người dân ở rất nhiều vùng quê đồng bằng Bắc Bộ. Nhưng nó trở thành nghề, trở thành nguồn thu nhập chính, dựa vào đó để kiếm sống thì có lẽ chỉ có ở Nam – nơi đồng chiêm trũng, nơi mà người dân một năm có tới “Sáu tháng đi tay”, sáu tháng phải dùng cây sào để đi lại bằng thuyền nan. 2.2. Con ngƣời Nam qua ca dao 2.2.1. Người Nam - anh hùng thượng võ chống xâm lăng Chủ đề Truyền thống thượng võ chống xâm lăng của ca dao lưu truyền ở Nam có 75 lời ca. Trong đó, chúng tôi đã thống kê có 43 lời ca nói đến tinh thần thượng võ chống xâm lăng của nhân dân ba địa phương: Thanh Liêm: 36 lời, Kim Bảng: 2 lời, Bình Lục: 5 lời; 60 lời ca ngợi con người khoẻ mạnh, thượng võ; có 15 lời châm biếm, mỉa mai những kẻ hèn nhát, yếu đuối. Qua đây ta thấy: Tinh thần thượng võ chính là phần nổi trội của văn hoá dân gian Liễu Đôi (Thanh Liêm) nói riêng, của người Nam nói chung. Họ không phân biệt trai hay gái, ngày đêm rèn luyện võ nghệ để “đạp đổ trăm triều nhà Ngô”. Người dân Liễu Đôi xưa không chỉ gồng mình lên để chống lũ lụt, ngập úng, mà còn phải gồng mình lên để đối phó với thù trong giặc ngoài. Bằng tài võ nghệ cao cường của mình, nhiều lần họ đã làm cho quân giặc“chết kinh”: Đô hùm, tướng hổ khố bao/ Lưng tày cánh phản, đổ chao bắt mồi/ Lấy trăm đô cả đọ cả trời/ Quét trăm thành luỹ, đổi đời như không/ Mình trần thắt khố tám vuông/ Trống dồn tìm miếng cọp chuồng thả ra./ Tài này lừng lẫy sơn hà,/ Muôn Tuỳ, ngàn Cống đều là chết kinh.(Tuỳ, Cống chỉ quân Trung Quốc xâm lược) Họ luôn có ý thức rèn binh luyện võ để làm “đổ toà Ngô bang”, “đổ trăm đài nhà Ngô”, “đổ trăm triều nhà Ngô”, “sập bồng nhà Ngô”… Những chàng trai đất này thường khoẻ, mê võ, giỏi vật, giỏi cả trong sản xuất và chiến đấu, mang lí tưởng thẩm mĩ, đạo đức tốt đẹp của người Liễu Đôi: Này trông đô vật Trại Mo/ Thật giỏi lần mò tôm quanh năm./ Đôi chân như thể đôi dầm,/ Xông vào ầm ầm, giật giải nhiều phen. Những người phụ nữ đất này cũng đẹp một vẻ đẹp khoẻ mạnh, giỏi võ nghệ, kiên cường, bất khuất, luôn mang trong mình truyền thống: giặc đến nhà đàn bà cũng đánh: Gái kia quê ở xứ nào/ Tuốt gươm rùng mạc, bổ đao nghiêng thành…Tác giả dân gian Nam cũng phê phán, châm biếm, mỉa mai bọn vua quan hèn nhát, ích kỉ, tham sống sợ chết: Ngựa đâu có ngựa bất kham,/ Tướng đâu có tướng bò quàng lạy Ngô?/ Voi đâu có voi giày mồ,/ Vương đâu vương lại lạy đồ ngoại bang? Gắn liền với lòng yêu quê hương, tinh thần thượng võ là lòng căm thù giặc sâu sắc. Ca daoNam dành 60 bài thuộc chủ đề Bộ mặt xã hội thực dân phong kiến để đề cập đến nội dung này. Qua 60 lời ca dao thuộc chủ đề này, bộ mặt của bọn thực dân phong kiến ở Nam hiện lên thật sinh động: Đó là tên cường hào gian ác Đốc Đắc người làng Vị Thượng xã Trung Lương huyện Bình Lục, đó là tên Lý Nhưng nổi tiếng đục khoét ở làng Đại Hoàng huyện Lý Nhân, đó còn là Bá Bính là một địa chủ cường hào đại gian, đại ác ở làng Đại Hoàng: Bá Bính nó mới ác ghê/ Tôi làm nó chẳng có hề tính công… Bản chất gian ác là bản chất chung của bọn cường hào ác bá trong cả nước. Song những cái tên: Đốc Đắc, Lý Nhưng, Bá Bính… đã khét tiếng một thời thì có lẽ chỉ có ở Nam. 2.2.2. Người Nam - giàu tình yêu thương - Tình cảm của con cháu đối với ông bà, cha mẹ Qua cách nói giản dị, mộc mạc của người bình dân Nam, chúng ta có những suy ngẫm rất thấm thía về mối quan hệ của con cháu với ông bà, tổ tiên, cha mẹ: Cây kia ăn quả ai trồng,/ Sông kia uống nước, hỏi dòng từ đâu?/ Cơ đồ gây dựng từ lâu/ Công lao tiên tổ lẽ đâu xem thường?/ Hết lòng làm lụng mở mang/ Sao cho tổ nghiệp vững vàng hơn xưa. Trong mối quan hệ của con cháu với ông bà, cha mẹ, chữ “hiếu” thường được nhân dân xem trọng: Tháng giêng, cam ra hoa/ Tháng ba, cam đậu trái/ Ngắt trái cam đầu mùa, em vấn vái mẹ cha. Đề cao đạo hiếu, ca dao lưu truyền ở Nam phê phán, chê trách những người chưa làm tròn bổn phận, trách nhiệm làm con, nhắc nhở mọi người: Sông sâu mà lại phụ nguồn?/Cây cao phụ cội, cây mòn cây khô! Qua lời ru ngọt ngào, những người mẹ Nam đã nhắn nhủ con mình: Con ơi, con ngủ cho yên,/Hết gạo, hết tiền, mẹ kiếm mẹ nuôi./ Công trình kể biết mấy mươi,/ Mai sau con lớn, con đền bồi mẹ cha. Nhờ ca dao, những bài học đạo lí trở nên mềm mại, uyển chuyển, thấm thía trong lòng mọi người, những tình cảm, cảm xúc của con người được bày tỏ nồng nàn, sâu sắc. - Tình cảm vợ chồng Qua ca dao, người Nam thể hiện sự trân trọng hạnh phúc gia đình, tình cảm vợ chồng, và vai trò quan trọng của tình cảm vợ chồng trong đời sống :Vợ chồng là nghĩa già đời/ Ai ơi đừng nghĩ những lời thiệt hơn. Người Nam quan niệm hạnh phúc không phân biệt giàu nghèo, tình nghĩa vợ chồng không bị vật chất tầm thường chi phối, không bị khó khăn làm cho chia rẽ: Số giàu, lấy khó cũng giàu/ Số nghèo, chín đụn mười trâu cũng nghèo… Xin em chớ ngại khó nghèo làm chi… Ca dao lưu truyền ở Nam đã ghi lại cảnh gia đình vui vẻ hoà nhịp lao động trên những cánh đồng vào thời vụ bận rộn, vất vả: Kể chi trời rét, đồng sâu,/ Có chồng, có vợ, rủ nhau đi bừa. Người phụ nữ Nam thường xác định một cách rõ ràng bổn phận và trách nhiệm của mình, nhún mình, tuân thủ theo những lễ giáo: Lấy chồng thì phải theo chồng/ Chồng đi sứ sự, phải bồng con theo… Khi đã là vợ, họ luôn đảm đang tháo vát nuôi chồng đèn sách để đăng khoa giúp đời: Thiếp nay đã bén duyên chàng/ Bát cơm, tấm áo, nuôi chàng nên danh… Họ còn động viên chồng học hành đỗ đạt làm rạng danh gia đình: Anh về chăm việc bút nghiên/ Đừng tham nhan sắc, chớ quên học hành… Khi gặp tình cảnh bất hạnh của cuộc sống gia đình người phụ nữ cất tiếng than về thân phận mình: bởi họ chính là nạn nhân của sự phụ bạc: Khi anh mặt bủng da chì/ Tay bưng bát thuốc tay thì bát canh/ Bây giờ anh đẹp anh xinh/ Anh lấy vợ lẽ anh tình phụ tôi. Họ là nạn nhân của những định kiến mẹ chồng nàng dâu: … Mẹ chồng đã chẳng thương yêu/ Lại còn nói xấu đủ điều nàng dâu/ Cất lời là chửi phủ đầu/ Nước rót cơm hầu mẹ vẫn còn chê… Họ còn là nạn nhân của quan niệm “cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy”:…Mẹ em tham gạo tham gà/ Đem em gả bán cho nhà cao sang./ Chồng em thì thấp một gang/ Vắt mũi chưa sạch, ra đàng đánh nhau… Họ là nạn nhân của chế độ hôn nhân “đa thê”. Bởi xã hội phong kiến cho phép “Trai năm thê bảy thiếp, gái chính chuyên chỉ có một chồng”. Nhân dân thường hướng về phía người vợ lẽ - những người chịu nhiều thua thiệt hơn cả để cảm thông, để lắng nghe những tiếng giãi bày xót xa cay đắng: Chị bảo tôi lấy làm hai/ Suốt một đêm dài chị nói vân vi:/ “Nhà chị chẳng thiếu thứ chi/ Muốn mặc áo gì, chị cũng sẵn ngay”/ Bây giờ chị gọi “ơ hai/ Mau mau trở dậy thái khoai băm bèo”…/ Đến đêm chị nổi cơn ghen/ Chị phá bức thuận, chị len mình vào/ Tay chị cầm một con dao/ Chị nổi hồng bào nhà cửa tan hoang… Cũng có trường hợp người phụ nữ biểu hiện thái độ phản kháng mạnh mẽ, chống lại sự khắc nghiệt của lễ giáo phong kiến, những cảnh khổ đau, ngang trái của kiếp lẽ mọn: Giống thâm ơi hỡi giống thâm/ Gỗ lim ba cạnh chị đâm mặt mày!/ Chồng chị mày cướp trốc tay/ Cửa nhà tan nát vì mày giống thâm. Tuy cuộc sống có nhiều gian truân, lận đận, nhưng những người phụ nữ Nam vẫn lạc quan, vươn lên phấn đấu cho hạnh phúc, biến mơ ước thành hiện thực tươi vui: Đôi ta vợ cấy, chồng cầy/ Chồng nay sương sớm, vợ nay sương chiều/ Ta nghèo vui phận ta nghèo/ Quản chi sương sớm, sương chiều hỡi anh. - Tình yêu lứa đôi Chủ đề tình yêu nam nữ và hôn nhân gia đình có 215 lời chiếm 39% trên tổng số 554 lời ca lưu truyền ở Nam. Trong đó số lời ca về tình yêu nam nữ chiếm tỉ lệ cao 160 lời/215 lời (chiếm 74%). Hà Nam là một tỉnh thuộc vùng đồng bằng Bắc Bộ, nên giếng nước, gốc đa, sân đình, khóm trúc, luỹ tre, cánh đồng… là không gian quen thuộc, là nơi đã chứng kiến bao đôi lứa hẹn hò, ngỏ lời yêu thương: …Gặp nhau ở cánh đồng này/ Bác mẹ chả có, tớ thầy thì xa… Thiên nhiên chứng kiến cảnh bao đôi lứa yêu nhau và thề nguyện thuỷ chung: Trên có ông xanh cao rộng/ Dưới có bể lặng sông trong/ Em mà ăn ở hai lòng/ Trời chu đất diệt không mong lấy chàng. Các chàng trai, cô gái Nam đã mượn công việc, cảnh vật để bày tỏ tình cảm: Lênh đênh bè ngổ, bè dừa/ Em cấy ruộng dưới, anh bừa ruộng trên./ Hết nước ta lại tát lên,/ Mạ non cấy xuống, lúa liền xanh ngay./ Muốn cho chung mẹ chung thầy,/ Xuống đây mà cấy ruộng này với em. Lời tỏ tình của chàng trai Nam in đậm nếp cảm, nếp nghĩ của người dân vùng đồng chiêm trũng: Có quen dầm nước ngoài rèm,/ Ngòi dài mười mẫu thì em hãy về./ Có quen nhà cửa ê hề,/ Ăn cơm củ súng, hãy về với anh? Tình cảm nam nữ được biểu hiện rất mãnh liệt: Thương anh quá giá, vô chừng/ Trèo đèo quên mệt, ngậm gừng quên cay!/ Em trông thấy bóng anh đây/ Em ăn chín lạng ớt, ngọt ngay như đường! Thái độ phê phán, lên án thói bạc tình, bạc nghĩa cũng là nét tâm lí đặc trưng của người Nam: Lòng em năm đợi tháng chờ/ Sao đành dứt chỉ, lìa tơ cho đành?/ Khen ai khéo léo dỗ dành/ Chàng bỏ chốn cũ cho đành chàng ơi? Trong cái mặn nồng đằm thắm của những lời ca dao tình yêu lưu truyền ở Nam, người ta vẫn không khỏi cảm thương cho những chàng trai thất tình: Công anh chẻ nứa đan lồng/ Chim thì bay mất, lồng không treo hè/ Chim khôn đậu mái loan kề/ Tiếng tăm anh chịu, nàng về tay ai? Tiêu chí chọn bạn tình của người bình dân Nam: đề cao vẻ đẹp tâm hồn, nết na, chăm chỉ, nhân hậu: Nhác trông thấy bóng người hiền/ Cau non đắt mấy đồng tiền cũng mua. Chàng trai Nam không hề giấu giếm quan điểm chọn bạn trăm năm của mình: Ngăm ngăm da nâu/ Mười trâu anh cũng cưới/ Trắng như nõn chuối/ Tiền rưỡi anh cũng không mua. Quan điểm này, thể hiện rõ nếp cảm, nếp nghĩ của người dân đồng chiêm trũng. Lấy được những người vợ khôn ngoan, thông minh, khéo léo cũng là ước mơ, khát khao, là niềm hạnh phúc của những chàng trai vùng đồng chiêm: Làm trai lấy được vợ khôn/ Như chĩnh vàng cốm anh chôn trong nhà… Sống ở vùng đất giàu truyền thống thượng võ chống xâm lăng, các chàng trai Nam còn có quan điểm chọn bạn đời rất riêng. Với họ, người bạn đời không chỉ đẹp người, đẹp nết mà phải [...]... ròng ròng Phương ngôn Nam có câu: Ăn bát cháo bầu hát sầu cành bưởi là để ca ngợi sự say mê ca hát và tài ca hát của người Nam Đói mà họ vẫn ca hát và hát rất hay CHƢƠNG 3 KHẢO SÁT ĐẶC ĐIỂM NGHỆ THUẬT CỦA CA DAO LƢU TRUYỀN Ở NAM TRÊN PHƢƠNG DIỆN NGÔN TỪ 3.1 Kết cấu Kết cấu của ca dao lưu truyền ở Nam có một số đặc điểm sau: Ngắn gọn: đa số một đơn vị (một bài) ca dao chỉ có từ hai đến bốn... con rõ ràng! Ta tìm thấy trong những lời ca dao có tính chất trào lộng trí tuệ sắc sảo, óc thực tiễn, cái nhìn hài hước thông minh, tài hoa và quan niệm thẩm mỹ truyền thống của người dân lao động Nam Chƣơng 4 KHẢO SÁT ĐẶC ĐIỂM DIỄN XƢỚNG CỦA CA DAO LƢU TRUYỀN Ở NAM 4.1 Đặc điểm diễn xƣớng của ca dao nghi lễ 4.1.1 Hát Lãi Lê (Lải Lèn, Lả Lê) Về nguồn gốc của tục múa hát Lãi Lê, chuyện xưa truyền... sử, tính chất, đặc điểm rất riêng so với hệ thống dân ca vùng châu thổ sông Hồng Qua quá trình khảo sát ca dao lưu truyền ở Nam chúng tôi thấy văn học dân gian Nam nói chung, ca dao – dân ca Nam nói riêng rất phong phú Song nó chưa được quan tâm đúng mức, có xu hướng nhạt dần trong tâm thức những người trẻ tuổi Là người con của quê hương Nam, tôi mong muốn văn học dân gian Nam được quan... do nội dung của hát giao duyên là thế giới tình cảm phong phú, đa dạng, riêng tư, gần gũi với mỗi con người cụ thể, trong cuộc sống lao động cụ thể, ở những cảnh huống hết sức cụ thể 4.3 Ca dao lƣu truyền ở Nam trong đời sống hôm nay Ngoài việc chứng kiến ca dao trong diễn xướng hiện tại, chúng tôi còn tiến hành khảo sát sự lưu truyền của ca dao Nam trong học sinh Đối tượng khảo sát của chúng tôi... như ca dao cả nước, ca dao lưu truyền ở Nam phần lớn được sáng tác bằng thể thơ lục bát Thể lục bát trong ca dao lưu truyền ở Nam có khả năng biểu hiện hết sức tự nhiên những trạng thái tình cảm đa dạng, tinh tế của con người: Khăn này của mẹ của cha/ Có đôi con bướm say hoa lượn vòng./ Chẳng nên nghĩa vợ, tình chồng,/ Thì chàng trao lại khăn hồng cho em! Bên cạnh đó, ca dao lưu truyền ở Nam. .. học sinh của một trường trung học phổ thông trên địa bàn thành phố Phủ Lý Qua khảo sát chúng tôi thấy: văn học dân gian Nam nói chung, ca dao nói riêng, tương đối phong phú, nhưng số người quan tâm còn ít Những câu ca dao được người dân Nam yêu thích, biết đến, thường là những câu mang nét rất riêng, rất đặc trưng của người Nam và vùng đất này: đói khổ, lụt lội, thượng võ, hiếu học, đặc sản... Lịch sử Đảng bộ Nam, Lưu hành nội bộ 45 Đỗ Bình Trị (1978), Nghiên cứu tiến trình lịch sử của văn học dân gian Việt Nam, Trường Đại học sư phạm Nội xb 46 Đỗ Bình Trị (1999), Những đặc điểm thi pháp của các thể loại văn học dân gian, Nxb Giáo dục, H 47 Tục ngữ, ca dao, dân ca Nam (phần liên quan đến Nam) (1974), do nhiều tác giả sưu tầm, biên soạn, Sở Văn hoá Nam 48 Hoàng Tiến Tựu (1978),... thanh và sức mạnh biểu hiện ý nghĩa của lục bát biến thể, Văn hoá dân gian, Nội, số 2, tr 16-18 3 Mai Ngọc Chừ (1991), Ngôn ngữ ca dao Việt Nam, Tạp chí Văn học, H, số 2, tr 24-28 4 Bùi Văn Cường, Vũ Quốc Ái, Đỗ Nguyên Hạnh, Đoàn Tùng (1974), Ca dao tục ngữ Nam Hà, Ty Văn hoá Nam xb 5 Bùi Văn Cường, Nguyễn Tế Nhị (Khảo sát, sưu tầm, biên soạn, 1995), Khảo sát văn hoá truyền thống Liễu Đôi, tập... Câu ca dao Bình Lục đồng trắng nước trong/ Ngô khoai thì ít, rong rêu thì nhiều được nhiều người dân Nam biết đến nhất bởi nó nói về vùng trũng, vùng đói khổ nhất của Nam xưa Về dân ca, qua điều tra khảo sát, chúng tôi thấy người Nam biết nhiều dân ca hát Dậm nhất, sau đó lần lượt theo thứ tự là: hát giao duyên vùng ngã ba sông Móng, hát trống quân, hát Lãi Lê Bởi hát Dậm là loại dân ca tiêu... loại dân ca tiêu biểu của người Nam, là niềm tự hào của người Nam, nói đến dân ca Nam là người ta nhắc ngay đến hát Dậm ở Quyển Sơn Còn hát giao duyên vùng ngã ba sông Móng được nhiều người Nam biết đến thứ hai sau hát Dậm bởi nội dung của nó là thế giới tình cảm phong phú, đa dạng, riêng tư, gần gũi với mỗi con người cụ thể, ở những cảnh huống hết sức cụ thể… Dân ca Lãi Lê (còn có tên

Ngày đăng: 17/01/2014, 14:07

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN