1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Thực Trạng Công Tác Hoạch Toán Tiền Lương Và Các Khoản Trích Theo Lương Tại Xí Nghiệp Môi Trường Đô Thị Số 4

81 830 4
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 81
Dung lượng 805 KB

Nội dung

Thực Trạng Công Tác Hoạch Toán Tiền Lương Và Các Khoản Trích Theo Lương Tại Xí Nghiệp Môi Trường Đô Thị Số 4

Trang 1

LỜI MỞ ĐẦU

Lao động của con người theo Mác là một trong 3 yếu tố quan trọng vàquyết định sự tồn tại của quá trình sản xuất, lao động giữ vai trò quan trọng vàchủ chốt trong việc tái tạo ra của cải vật chất tinh thần cho xã hội Lao độngcó năng suất, có chất lượng và đạt hiệu quả cao là nhân tố đảm bảo cho sựphồn thịnh của mọi quốc gia.

Trên thực tế người lao động chỉ phát huy hết khả năng của mình khisức lao động của họ bỏ ra được đền bù xứng đáng Đó là số tiền mà người sửdụng lao động trả cho người lao động để họ có thể tái sản xuất sức lao động,đồng thời có tích luỹ, được gọi là tiền lương Tiền lương là một bộ phận củasản phẩm xã hội , nguồn khởi đầu của quá trình tái sản xuất tạo ra sản phẩmhàng hoá Vì vậy việc hạch toán phân bổ chính xác tiền lương vào giá thànhsản phẩm, tính đủ và thanh toán kịp thời tiền lương cho người lao động sẽ gópphần hoàn thành kế hoạch sản xuất, hạ giá thành sản phẩm, đồng thời làmtăng năng xuất lao động, tăng tích luỹ, cải thiện đời sống cán bộ công nhânviên

Chính sách tiền lương được vận dụng linh hoạt ở mỗi doanh nghiệp phụthuộc vào đặc điểm tổ chức quản lý, tổ chức kinh doanh và phụ thuộc vào tínhchất công việc Xí nghiệp môi trường đô thị số 4 là một thành viên của TrungTâm Giống Cây Trồng với nhiệm vụ duy trì vệ sinh môi trường trên địa bànhai quận Đống Đa và Thanh Xuân bảo tồn và phát triển vốn do ngân sách nhànước cấp, thực hiện sản xuất kinh doanh có lãi nhằm đảm bảo đầy đủ việc làmvà không ngừng nâng cao đời sống cho người lao động, hoàn thành nghĩa vụđóng góp cho nhà nước Vì vậy, việc xây dựng một cơ chế trả lương phù hợp,hạch toán đủ và thanh toán kịp thời có 1 ý nghĩa to lớn về mặt kinh tế cũngnhư chính trị.

Trang 2

MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ CHUYÊN ĐỀ

1.SỰ CẦN THIẾT CỦA CHUYÊN ĐỀ ĐƯỢC LỰA CHỌN:

Để tiến hành sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp bao giờ cũng phải kếthợp đồng thời ba yếu tố cơ bản đó là lao động, đối tượng lao động và tư liệulao động trong đố lao động là yếu tố cần thiết giữ vai trò quyết định đối vớiquá trình sản xuất.

Lao động với tư cách là hoạt động chân tay và trí óc của con người sửdụng các tư liệu lao động nhằm tác động, biến đổi các đối tượng lao độngthành những vật phẩm có ích phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt của xã hội Xãhội ngày càng phát triển, tính chất quyết định của lao động con người đối vớiquá trình sản xuất, quá trình sáng tạo ra của cải vật chất biểu hiện rõ rệt TheoMác '' Sức lao động là xương là bắp của sản xuất '' có nghĩa là lao động khôngcó giá trị riêng biệt mà lao động tạo ra giá trị Cái mà người ta mua bán nhưhàng hoá không phải là lao động mà là sức lao động Khi sức lao động trởthành hàng hoá thì giá trị của nó được đo bằng lao động thể hiện Người côngnhân, người bán sức lao động nhận được giá trị của sức lao động dưới hìnhthức tiền lương Mặt khác để đảm bảo liên tục quá trình tái sản xuất trước hếtcần phải tái sản xuất sức lao động nghĩa là sức lao động mà con người bỏ raphải được bồi hoàn dưới dạng thù lao lao động.

Tiền lương là một phạm trù kinh tế phức tạp mang tính lịch sử có ýnghĩa chính trị và xã hội to lớn Ngược lại bản thân tiền lương cũng chịu tácđộng mạnh mẽ của xã hội và tư tưởng chính trị ở nước ta sau khi tiến hànhcông cuộc đổi mới, Đảng và Nhà nước ta đã khẳng định lại:" Nhà nước làngười chủ đại diện cho toàn dân " (Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ 7) Nhưvậy người chủ sở hữu tư liệu sản xuất trong các doanh nghiệp Nhà nước làNhà nước chứ không phải tập thể người lao động, người lao động chỉ cóquyền sử dụng các tư liệu đó mà thôi Điều này ảnh hưởng mạnh mẽ đến bảnchất tiền lương, tiền lương đã thoát khỏi sự bao cấp và trở thành giá cả của

Trang 3

sức lao động Tiền lương là 1 phần giá trị mới sáng tạo ra của doanh nghiệpdùng để trả lương cho người lao động.

2.MỤC ĐÍCH CỦA CHUYÊN ĐỀ:

Tiền lương là một bộ phận cấu thành nên giá trị của sản phẩm do vậydoanh nghiệp cần phải có sự quản lý chặt chẽ về công tác tiền lương Về mặtchất lượng các doanh nghiệp hạch toán tiền lương trên cơ sở nhà nước banhành các hình thức trả lương phù hợp đối với người lao động, phù hợp vớitrình độ, công việc của mỗi người và phải phù hợp với điều kiện của doanhnghiệp mình Về mặt số lượng doanh nghiệp phải sử dụng lượng lao động hợplý để từ đó tiết kiệm tiền lương và hạ giá thành sản phẩm Điều này có ý nghĩarất lớn và vô cùng quan trọng đối với các doanh nghiệp.

Quản lý lao động tốt không chỉ đem lại sự tiết kiệm trong chi phí tiềnlương, không xảy ra hiện tượng hao phí thừa thãi lao động mà doanh nghiệpcòn hạn chế được sự di chuyển, thay đổi lao động từ nơi này sang nơi khácnghĩa là những người lao động có tay nghề cao sẽ chuyển sang nơi làm việccó thu nhập lớn hơn, những lời mời hấp dẫn hơn Từ đó mà có doanh nghiệpcó số lao động tay nghề vững nhiều còn một số doanh nghiệp sẽ dần mất đinhững người lao động giỏi nếu như không có sự quản lý chặt chẽ Sự mất cânbằng, trong nội bộ doanh nghiệp bị phá vỡ, tiến trình sản xuất kinh doanhkém hiệu quả Nếu công tác tổ chức kế toán tiền lương tại các doanh nghiệpđược tổ chức khoa học, hợp lý giúp cho việc hạch toán kinh doanh của doanhnghiệp nói chung đi vào nề nếp nên từ giảm đưọc các khoản chi phí khôngcần thiết Vì vậy vấn đề tiết kiệm chi phí sản xuất nói chung luôn được đặttrong mối quan hệ với các chi phí khác.

Hoàn thiện việc hạch toán tiền lương và các khoản trích theo lươngnhằm đáp ứng nhu cầu thực tế đang tồn tại trong các doanh nghiệp nhà nướchiện nay Đồng thời trong quá trình nghiên cứu đề tài, tôi cũng mạnh dạn đềxuất 1 số giải pháp nhằm góp phần vào việc Hoàn thiện công tác hạch toán

Trang 4

tiền lương và các khoản trích theo lương ở các doanh nghiệp nhà nước nóichung và ở Xí nghiệp môi trường đô thị số 4 nói riêng.

3 PHẠM VI ĐỀ TÀI

Tiền lương có vai trò quan trọng trong Doanh nghiệp, nó là công cụkhuyến khích vật chất đối với người lao động, là chỉ tiêu tổng hợp phản ánhchất lượng của quá trình Sản xuất kinh doanh, là một bộ phận cấu thành nênchi phí sản xuất Đây là một vấn đề nhạy cảm đối với mọi doanh nghiệp, bấtkỳ một sai lầm dù nhỏ trong chính sách tiền lương của một doanh nghiệpcũng gây ra những tác hại mà hậu quả của nó đến quá trình hoạt động sảnxuất kinh doanh của chính doanh nghiệp đó là không thể lường trước hếtđược

Hoàn thiện công tác hoạch toán tiền lương và các khoản trích theo lươnglà vấn đề chính được đề cập trong chuyên đề này Đáp ứng được nhu cầu, đòihỏi do thực tiễn đặt ra hiện nay tại Xí nghiệp MTĐT số 4, việc hoạch toántiền lương và các khoản trích theo lương của phòng Tài chính Kế toán của Xínghiệp đã có những bước đi thích hợp, mang lại những hiệu quả rõ rệt Tuynhiên bên cạnh những mặt tích cực mà Xí nghiệp đã đạt được trong công táckế toán nói chung và hạch toán tiền lương nói riêng, xí nghiệp còn bộc lộ mộtsố tồn tại cần giải quyết Chuyên đề này chỉ mang tính chất nghiên cứu, xemxét, đánh giá và rút ra những tồn tại chung cần khắc phục và sửa chữa để hoànchỉnh hơn công tác hoạch toán tiền lương và các khoản trích theo lương củaXí nghiệp MTĐT số 4.

Đề tài “ Hoàn thiện công tác hoạch toán tiền lương và các khoản trích theolương ” là một đề tài có phạm vi nghiên cứu rộng, có liên quan đến nhiều lĩnhvực, khía cạnh của quá trình hoạt động của Xí nghiệp; Hơn nữa do thời gianthực tập tại Xí nghiệp có hạn nên tôi không có điều kiện chuyên sâu vào lĩnhvực chuyên môn Chính vì vậy, bản chuyên đề này chắc chắn còn có nhữngthiếu sót không thể tránh khỏi Rất mong nhận được sự thông cảm và đóng gópcủa độc giả nhằm giúp cho bản chuyên để của tôi được hoàn thiện hơn.

4 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:

Trang 5

Phương pháp nghiên cứu lý luận khoa học: Dựa vào những kiến thứcđã thu nhận được trong quá trình học tập trên giảng đường, cũng như qua cácsách báo tài liệu tham khảo cùng với sự hướng dẫn tận tình của các thầy côgiáo giảng dạy và các cán bộ chuyên môn có nhiều kinh nghiệm trong lĩnhvực này.

Phương pháp nghiên cứu thực tiễn: Dựa vào tình hình hoạt đọng thực tếcủa Xí nghiệp MTĐT số 4, kết quả hoạt động của Xí nghiệp trong các nămqua, hoạt động của phòng Tài chính Kế toán của Xí nghiệp, các quy chế, nộiquy, điều lệ của Xí nghiệp … cùng với sự vận dụng những kiến thức chuyênmôn thu nhận được để đánh giá những ưu điểm và những tồn tại của Xínghiệp đồng thời đề xuất một số giải pháp khắc phục.

Phương pháp tư duy lozic: Chuyên đề này được xây dựng theo bố cụctừ lý luận khoa học đến thực tiễn hoạt động; từ đó đưa ra những nhận xét vàgiải pháp dưới sự chỉ bảo tận tình của thày giáo hướng dẫn cũng như sự giúpđỡ, tạo điều kiện của các cô chú Cán bộ nhân viên hiện đang công tác tại Xínghiệp MTĐT số 4.

5 NÔI DUNG CHUYÊN ĐỀ :

Chuyên đề “ Hoàn thiện công tác hoạch toán tiền lương và các khoản phảitrích theo lương ” gôm có 3 phần chính :

Phần I: Cơ sở Lý luận chung về công tác hoạch toán tiền lương và các khoảntrích theo lương ở các Doanh nghiệp ( Bản chất, khái niệm, vai trò của tiềnlương, các hình thức tiền lương ….)

Phần II: Thực trạng Công tác hoạch toán tiền lương và các khoản trích theolương tại Xí nghiệp MTĐT số 4 (Giới thiệu về Công ty MTĐT Hà nội, Xínghiệp MTĐT số 4, Phòng Tài Chính Kế toán Xí nghiệp, phương pháp hoạchtoán…)

Phần III: Một số đánh giá về công tác hoạch toán tiền lương và các khoảntrích theo lương của Xí nghiệp MTĐT số 4 ( Nhận xét, Đánh giá, Biện phápkhắc phục …)

Trang 6

1 Bản chất, khái niệm tiền lương.

Quá trình sản xuất là quá trình kết hợp đồng thời cũng là quá trình tiêuhao các yếu tố lao động, đối tượng lao động và tư liệu lao động Trong đó, laođộng với tư cách là hoạt động chân tay và trí óc của con người sử dụng các tưliệu lao động nhằm tác động, biến đổi các đối tượng lao động thành các vậtphẩm có ích phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt của mình Để bảo đảm tiến hànhliên tục quá trình tái sản xuất, trước hết cần phải bảo đảm tái sản xuất sức laođộng, nghĩa là sức lao động mà con người bỏ ra phải được bồi hoàn dưới dạngthù lao lao động.

Tiền lương( tiền công) chính là phần thù lao lao động được biểu hiệnbằng tiền mà doanh nghiệp trả cho người lao động căn cứ vào thời gian, khốilượng và chất lượng của họ đóng góp Về bản chất tiền lương chính là biểuhiện bằng tiền của giá cả sức lao động Bên cạnh đó tiền lương còn là đòn bẩykinh tế để khuyến khích tinh thần hăng hái lao động, kích thích và tạo mốiquan tâm của người lao động đến kết quả công việc Nói cách khác tiền lươngchính là một nhân tố thúc đẩy năng suất lao động.

Tại các doanh nghiệp, hạch toán lao động và thù lao lao động là mộtbộ phận phức tạp trong việc hạch toán chi phí kinh doanh bởi vì cách trả thùlao lao động thường không thống nhất giữa các bộ phận, các thời kỳ, các đơnvị Chi phí lao động là một bộ phận cấu thành nên giá trị của sản phẩm màsản phẩm là cơ sở tạo ra nguồn thu nhập của doanh nghiệp Chính vì điều đómà yêu cầu quản lý chặt chẽ về công tác hạch toán tiền lương trên hai phươngdiện số lượng và chất lượng là việc bức thiết của doanh nghiệp, các đơn vịphải sử dụng lao động một cách có hiệu quả nhằm tiết kiệm chi phí, góp phần

Trang 7

hạ giá thành sản phẩm Mặt khác tổ chức tốt hạch toán lao động và tiền lươngcủa doanh nghiệp là một biện pháp cần thiết cho công tác quản lý lao động vàtiền lương của doanh nghiệp đi vào nề nếp, thúc đẩy người lao động chấphành kỷ luật lao động, tăng năng suất lao động và hiệu suất công tác Đồngthời nó còn tạo cơ sở cho việc tính, trả lương theo đúng nguyên tắc phân phốitheo lao động và là căn cứ để xác định các khoản nghĩa vụ phải nộp cho Ngânsách, cho các cơ quan phúc lợi xã hội.

b Vai trò của tiền lương và các khoản trích theo lương

Tiền lương có vai trò quan trọng trong doanh nghiệp, nó là công cụkhuyến khích vật chất đối với người lao động, là chỉ tiêu tổng hợp phản ánhchất lượng của sản xuất kinh doanh, là một bộ phận cấu thành nên chi phí sảnxuất

Trên thực tế cái mà nguời lao động quan tâm không phải là khối lượngtiền lương mà là khối luợng tư liệu sinh hoạt mà họ nhận được thông qua tiềnlương danh nghĩa và tiền lương thực tế.

Tiền lương danh nghĩa là khối lượng tiền trả cho nhân viên dưới hìnhthức tiền tệ Đó là số tiền thực tế người lao động nhận được.

Tiền lương thực tế được sử dụng để xác định số lượng hàng hoá tiêudùng và dịch vụ người lao động nhận được thông qua tiền lương danh nghĩa.

Về phương diện hạch toán tiền lương công nhân doanh nghiệp sản xuấtđược chia làm hai loại:

Tiền lương chính: Tiền lương trả cho công nhân viên trong thời gianthực hiện nhiệm vụ chính của họ bao gồm: tiền lương trả theo cấp bậc và cáckhoản phụ cấp kèm theo (phụ cấp trách nhiệm, phụ cấp khu vực ).

Tiền lương phụ: Tiền lương trả cho công nhân viên trong thời gian thựchiện nhiệm vụ khác ngoài nhiệm vụ chính của họ và thời gian công nhân viênnghỉ được hưởng lương theo quy định của chế độ (nghỉ phép, nghỉ vì ngừngsản xuất ).

Việc phân chia tiền lương thành lương chính, lương phụ có ý nghĩa quan

Trang 8

Ngoài tiền lương để tái sản xuất sức lao động và đảm bảo cuộc sống lâudài cho người lao động, theo chế độ hiện hành thì doanh nghiệp còn phải tríchvào chi phí sản xuất kinh doanh một bộ phận chi phí gồm các khoản trích bảohiểm xã hội( BHXH ), bảo hiểm y tế( BHYT ) và kinh phí côngđoàn( KPCĐ).

- BHXH được trích lập để tài trợ cho trường hợp CNV tạm thời hay vĩnhviễn mất sức lao động như ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, mất sức, nghỉhưu

- BHYT để tài trợ cho việc phòng chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe, bảovệ quyền lợi của người lao động.

- KPCĐ chủ yếu để cho hoạt động của tổ chức công đoàn các cấp theoquy định.

Cùng với tiền lương, các khoản trích lập quỹ nói trên hợp thành khoảnchi phí về lao động sống trong giá thành sản phẩm Việc tính toán chi phí vềlao động sống phải trên cơ sở quản lý và theo dõi quá trình huy động sử dụnglao động trong sản xuất kinh doanh, ngược lại việc tính đúng, thanh toán kịpthời đầy đủ tiền lương và các khoản liên quan cho người lao động, một mặtkích thích người lao động quan tâm đến thời gian, kết quả và chất lượng củalao động, mặt khác thúc đẩy việc sử dụng lao động hợp lý, có hiệu quả.

3 Nhiệm vụ của kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương.

Kế toán là ngôn ngữ của kinh doanh, là nghệ thuật ghi chép, phân loạitổng hợp các cơ sở dữ liệu hoạt động kinh doanh nhằm cung cấp thông tinkinh doanh cho các nhà quản lý, những người trực tiếp và gián tiếp có lợi íchtừ đó.

Kế toán lao động tiền lương có chức năng cung cấp đầy đủ các số liệucần thiết trong kỳ về việc tính toán phân bổ chính xác các khoản tiền lương,BHXH, BHYT, KPCĐ góp phần trong việc tính toán tổng chi phí phát

Trang 9

sinhtrong kỳ làm cơ sở hạ thấp giá thành sản phẩm, tăng thu nhập cho ngườilao động và cho doanh nghiệp.

Để thực hiện chức năng kế toán trong việc điều hành, quản lý lao độngcủa doanh nghiệp, góp phần tích cực quản lý lao động về tiền lương, BHXH,BHYT, KPCĐ kế toán lao động và tiền lương trong doanh nghiệp cần phảithực hiện các nhiệm vụ chủ yếu sau:

a) Tổ chức ghi chép, phản ánh tổng hợp một cách trung thực, kịp thời,đầy đủ, chính xác tình hình hiện có và sự biến động về số lượng, chất lượnglao động, tình hình sử dụng thời gian lao động về kết quả lao động tính toánchính xác, kịp thời, nhanh chóng, đúng chế độ các khoản tiền lương, tiềnthưởng, các khoản trợ cấp, phụ cấp cho người lao động Đồng thời phải phảnánh đầy đủ, đáp ứng kịp thời, chính xác tình hình thanh toán các khoản trêncho người lao động và tình hình chấp hành các chinh sách chế độ về lao độngtiền lương.

b) Tính toán phân bổ đúng đối tượng các khoản tiền lương và các khoảntrích theo lương đồng thời phân bổ chi phí nhân công cho các đối tượng sửdụng lao động một cách chinh xác phục vụ cho việc tập hợp chi phí, tính giáthành sản phẩm.

c) Lập báo cáo về lao động, tiền lương và các khoản trích theo luongthuộc trách nhiệm của kế toán Đồng thời tiến hành tổ chức phân tích tìnhhình quản lý, sử dụng lao động, thời gian và kết quả lao động và tình hìnhquản lý tiền lương , quỹ BHXH, đề xuất các biện pháp khai thác có hiệu quảtiềm năng lao động sẳn có trong doanh nghiệp mình.

d) Phân loại lao động : Do lao động trong doanh nghiệp có nhiều khácnhau nên để cho việc quản lý và hoạch toán thuận lợi, cần thiết phải tiến hànhphân loại Phần loại lao động là việc sắp xếp lao động vào các nhóm khácnhau theo đặc trưng nhất định Về mặt quản lý và hạch toán lao động thườngđược phân theo các tiêu thức sau:

Trang 10

* Phân theo thời gian lao động: Theo cách phân loại này lao động có thểchia thành lao động thường xuyên (bao gồm cả hợp đồng ngắn hạn và dàihạn) lao động tạm thời, mang tính thời vụ Cách phân loại này giúp cho doanhnghiệp dễ dàng nắm bắt được tổng số lao động của mình từ đó có kế hoạch sửdụng, bồi dưỡng, tuyển dụng và huy động khi cần thiết Đồng thời xác địnhđược các khoản nghĩa vụ với người lao động và với nhà nước được chính xác.

* Phân theo quan hệ với quá trình sản xuất: Gồm hai loại

- Lao động trực tiếp sản xuất: chính là bộ phận công nhân trực tiếp thamgia vào quá trình sản xuất sản phẩm hay thực hiện các lao vụ, dịch vụ.

- Lao động gián tiếp sản xuất: chính là bộ phận lao động tham gia mộtcách gián tiếp vào quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Thuộc bộphận này bao gồm nhân viên kỷ thuật, nhân viên quản lý kinh tế, nhân viênquản lý hành chính.

Với cách phân loại này giúp cho doanh nghiệp đánh giá được tính hợp lýcủa cơ cấu lao động Từ đó có biện pháp tổ chức, bố trí lao động phù hợp vớiyêu cầu công việc.

* Phân theo chức năng lao động trong quá trình sản xuất kinh doanh:Xét về chức năng, trong một doanh nghiệp sản xuất công nghiệp có thểchia nhân công thành ba loại sau:

- Nhân công thực hiện chức năng sản xuất, chế biến: bao gồm nhân côngtrực tiếp sản xuất hoặc gián tiếp vào quá trình sản xuất, chế tạo sản phẩm haythực hiện các lao vụ, dịch vụ như công nhân trực tiếp sản xuất, nhân viênphân xưởng

- Nhân công thực hiện chức năng lưu thông, tiếp thị: bao gồm bộ phậnnhân công tham gia hoạt động bán hàng, tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa, lao vụdịch vụ như nhân viên bán hàng, tiếp thị, nghiên cứu và tiếp cận thị trường

- Nhân công thực hiện chức năng quản lý hành chính: là bộ phận nhâncông tham gia quá trình hoạt động quản trị kinh doanh và quản lý hành chính

Trang 11

của doanh nghiệp như nhân viên quản lý kinh tế, nhân viên quản lý hànhchính

Phần thù lao lao động trả cho bộ phận nào sẽ hình thành nên chi phí củabộ phận đó do đó theo cách phân loại này giúp cho việc tập hợp chi phí laođộng được chính xác, kịp thời, phân định được chi phí sản xuất và chi phí thờikỳ Mặt khác giúp cho việc phân bổ chi phí nhân công đựơc chính xác thuậnlợi, tạo điều kiện cho việc tính giá thành sản phẩm được nhanh chóng.

II HÌNH THỨC TIỀN LƯƠNG, THU NHẬP KHÁC VÀ CÁC KHOẢN TRÍCHTHEO LƯƠNG.

1 Các hình thức tiền lương

Thực chất của việc trả lương là các quy phạm được thừa nhận để xácđịnh tiền lương phải trả cho người lao động dựa trên số lượng sức lao động dãhao phí.

Tiền lương của ngưòi lao động do hai bên thoả thuận trong hợp đồng laođộng, nó cũng được trả theo năng suất lao động, chất lượng hiệu quả laođộng Mặt khác tiền lương có thể được trả theo thời gian làm việc(giờ, ngày,tuần, tháng) hoặc trả theo khối lượng công việc hoàn thành Kết hợp với chếđộ phụ cấp, tiền lương, tiền làm ngoài giờ, trong chi phí nhân công có bộphận thuộc chi phí trực tiếp, gián tiếp, có loại biến phí, có loại định phí Việc tính và trả chi phí lao động có thể thực hiện theo nhiều hình thức khácnhau tuỳ theo đặc điểm hoạt động kinh doanh, tính chất công việc và trình độquản lý của doanh nghiệp Mục đích cuả chế độ tiền lương là nhằm quán triệtnguyên tắc phân phối theo lao động Trên thực tế ở Việt nam hiện nay cácdoanh nghiệp thường áp dụng các hình thức tiền lương sau:

+ Tiền lương theo thời gian+ Tiền lương theo sản phẩm+ Tiền lương khoán

Trang 12

1.1 Tiền lương theo thời gian: Đây là hình thức mà tiền lương được

dựa trên khả năng, thao tác, trình độ kỷ thuật và thời gian làm việc thực tế.Hình thức này mang tính chất bình quân, chưa thực sự gắn với kết quả sảnxuất, không đánh giá đúng kết quả lao động của mỗi người, không đảm bảođược nguyên tắc '' làm theo năng lực, hưởng theo lao động '' theo hình thứcnày thì:

Trang 13

Tiền lương thời gian Thời gian Đơn giá tiền lương phải trả cho CNV = làm việc x theo thời gian

Hình thức lương này thường được áp dụng cho các đơn vị hành chính sựnghiệp, cho các lao động làm công tác văn phòng như hành chính quản trị, tổchức lao động, thống kê, tài vụ- kế toán Những nhân viên này không cóđiều kiện xác định được khối lượng công việc hoàn thành Do những hạn chếtrên mà hình thức này chỉ được áp dụng cho những công việc không thể xácđịnh đưọc hao phí lao động đã tiêu hao vào đó.

Tuỳ theo điều kiện và trình độ quản lý, thời gian lao động có thể áp dụnghai hình thức trả lương đó là hình thức trả lương theo thời gian giản đơn vàhình thức trả lương theo thời gian có thưởng

* Hình thức trả lương theo thời gian giản đơn: Tiền lương theo thời giangiản đơn đó là số tiền trả cho người lao động căn cứ vào bậc lương và thờigian làm việc thực tế không xét đến thái độ lao động và kết quả công việchoàn thành

Lương tháng = Lương cơ bản + Phụ cấp (nếu có)Lương ngày =x số ngày làm thực tế

Lương giờ: áp dụng cho những người làm việc tạm thời đối với từngcông việc.

Mức lương giờ = x số giờ làm việc thực tế.

Hình thức này có ưu điểm là đơn giản dễ theo dõi nhưng bên cạnh đóchúng ta thấy tiền lương được tính theo cách trả lương này dựa trên mứclương cấp bậc mang tính bình quân vì thế nó không khuyến khích người laođộng trong việc làm cũng như phát huy tính sáng tạo, nó không gắn bó quyềnlợi cá nhân với quyền lợi tập thể.

Trang 14

* Hình thức trả lương theo thời gian có thưởng: Là tiền lương đã trảcho CNV căn cứ vào mức lương thời gian làm việc có kết hợp khen thưởngkhi ddạt và vượt mức các chỉ tiêu quy định như : tiết kiệm thời gian lao động,tiết kiệm nguyên vật liệu, tăng năng suất lao động, đảm bảo nhu cầu sảnxuất thực chất của chế độ này là sự kết hợp giữa việc trả lương theo thờigian giản đơn và tiền thưởng khi công nhân vượt mức những chỉ tiêu chấtlượng và số lượng quy định.

Tiền lương = mức lương theo thời gian + thưởng.

Hình thức trả lương này có nhiều ưu điểm hơn so với hình thức trảlương theo thời gian giản đơn vừa phản ánh được thực tế vừa khuyến khíchđược người lao động có trách nhiệm trong công việc Hình thức trả lương nàylà một trong những biện pháp kích thích vật chất đối với người lao động tạocho họ gắn bó với công việc.

1.2 Hình thức trả lương theo sản phẩm:

Hình thức trả lương theo sản phẩm là hình thức tính theo khối lượng( sốlượng ) sản phẩm, công việc hoàn thành đảm bảo yêu cầu chất lượng quy địnhvà đơn giá tiền lương tính cho một đơn vị sản phẩm, công việc đó.

Tiền lương Khối lượng(số lượng) SP đơn giá phải trả = công việc hoàn thành x tiền lương

CNV đủ tiêu chuẩn sản phẩm

Việc xác định tiền lương sản phẩm phải dựa trên cơ sở các tài liệu hoạchtoán kết quả lao động, chẳng hạn như phiếu xác nhận sản phẩm hoặc côngviệc hoàn thành và đơn giá tiền lương mà Doanh nghiệp áp dụng đối với từngloại sản phẫm, công việc Đây là hình thức trã lương phù hợp với nguyên tắc,phân phối theo lao động, gắn chặt số lượng lao động với chất lượng lao động,khuyến khích ngưới lao động hăng say lao động, góp phần làm tăng thêm sảnphẩm cho xã hội Trả lương theo sản phẩm là hình thức lương cơ bản đang ápdụng trong khu vực sản xuất vật chất hiện nay Tiền lương mà công nhân

Trang 15

nhận được phụ thuộc vào đơn giá để hoàn thành một đơn vị sản phẩm Hìnhthức trả lương này có nhiều ưu điểm hơn so với hình thức trả lương theo thờigian.

Trong việc trả lương theo sản phẩm đòi hỏi việc xây dựng cá định mứckinh tế kỷ thuật chính xác để làm cơ sở cho việc xây dựng đơn giá tiền lươngđối với từng loại sản phẩm, từng công việc một cách hợp lý Tuỳ theo yêu cầukích thích người lao động để nâng cao chất lượng, năng suất lao động, sảnlượng hay đẩy nhanh tiến độ sản xuất mà có thể áp dụng các đơn giá tiềnlương sản phẩm khác nhau, do đó có các dạng tiền lương sản phẩm khácnhau.

- Tiền lương sản phẩm có thể áp dụng đối với lao động trực tiếp sản xuấtgọi là tiền lương sản phẩm trực tiếp hoặc có thể áp dụng đối với người laođộng gián tiếp phục vụ sản xuất sản phẩm gọi là tiền lương sản phẩm giántiếp:

* Lương sản phẩm trực tiếp là hình thức trả lương căn cứ vào số lượngvà chất lượng sản phẩm mà công nhân đó hoàn thành trong thời gian làm việcvà được xác định bằng số lượng sản phẩm đã sản xuất nhân với đơn giá mỗiđơn vị sản phẩm được trả Trả lương sản phẩm trực tiếp cá nhân được áp dụngrộng rãi đối với công nhân trực tiếp sản xuất trong điều kiện quy trình laođộng của người công nhân mang tính độc lập tương đối,

Tiền lương của

người công nhân = Đơn giá tiền lương x Mức sản lượng thực tế.+ Ưu điểm người lao động xác định được ngay tiền lương của mình vìvậy khuyến khích họ quan tâm đến năng suất chất lượng sản phẩm

+ Nhược điểm: Tinh thần tương trợ lẫn nhau trong sản xuất kém.

* Lương sản phẩm gián tiếp là tiền lương trả cho CNV phụ, cùng thamgia sản xuất với công nhân chính đã hưởng lương theo sản phẩm được xácđịnh căn cứ vào hệ số giữa mức lương của công nhân phụ sản xuất ra với sảnlượng sản phẩm đã định mức cho công nhân chính và nhân với sản phẩmcông nhân chính sản xuất ra Hoặc trên cơ sở thang lương và bậc lương của

Trang 16

công nhân phụ trả theo tỷ lệ phần trăm( % ) hoàn thành các định mức sản xuấtquy định cho công nhân chính Trả lương theo sản phẩm gián tiếp áp dụngcho những công nhân phụ mà công việc của họ có ảnh hưởng nhiều đến kếtquả lao động của công nhân chính, hưởng lương theo sản phẩm.

Tiền lương = Tiền lương của x mức độ hoàn thành

công nhân phụ kế hoạch của công nhân chính + Ưu điểm: Cách trả lương này khuyến khích công nhân phục vụ tốt hơncho công nhân chính.

+ Nhược điểm do phụ thuộc vào kết quả của công nhân chính nên việctrả lương chưa thật chính xác.

- Tiền lương sản phẩm tính theo đơn giá tiền lương cố định thường đượcgọi là tiền lương sản phẩm giản đơn.

- Trả lương theo sản phẩm tập thể: hình thức trả lương này áp dụng đốivới những công việc cần một tập thể công nhân thực hiện, lắp ráp thiết bị, sảnxuất ở các bộ phận làm việc theo dây chuyền

+ Ưu điểm khuyến khích công nhân trong tổ nâng cao trách nhiệm.

+ Nhược điểm sản lượng của từng công nhân không trực tiếp quyết địnhtiền lương của họ do vậy ít kích thích công nhân nâng cao năng suất cá nhân.

- Tiền lương sản phẩm giản đơn kết hợp với tiền thưởng về năng suấtnâng cao chất lượng sản phẩm gọi là tiền lương sản phẩm có thưởng, là tiềnlương trả cho công nhân lao động căn cứ vào số lượng sản phẩm đã sản xuấtra theo đơn giá mỗi đơn vị sản phẩm kết hợp với một hình thức tiền thưởngkhi hoàn thành (hoặc hoàn thành vượt mức) Các dữ liệu quy định như : tiếtkiệm nguyên vật liệu, nâng cao chất lượng sản phẩm Thực chất của chế độnày là sự hoàn thiện hơn của chế độ sản phẩm trực tiếp, công nhân theo chếđộ này ngoài tiền lương được lĩnh theo đơn giá sản phẩm trực tiếp người côngnhân được hưởng thêm một khoản lương nhất định căn cứ vào trình độ hoànthành các chỉ tiêu tiền thưởng.

- Tiền lương sản phẩm tính theo đơn giá sản phẩm tăng dần (luỹ tiến)áp dụng theo mức độ hoàn thành vượt khối lượng sản phẩm đựoc gọi là tiềnlương sản phẩm luỹ tiến Trả lương theo sản phẩm luỹ tiến áp dụng để trả

Trang 17

lương cho công nhân làm việc ở khâu trọng yếu Tiền lương sản phẩm đượctính theo đơn giá lượng sản phẩm tăng dần (luỹ tiến) Những sản phẩm nằmtrong định mức lao động được trả lương theo đơn giá cố định, những sảnphẩm vượt mức sẽ được trả theo đơn giá luỹ tiến Hình thức trả lương này cótác dụng khuyến khích nâng cao năng suất lao động và thường áp dụng đốivới những nơi sản xuất còn chậm, nhằm tăng sản lượng sản phẩm đó.

1.3 Hình thức trả lương khoán: Tiền lương khoán là hình thức trả

lương cho người lao động theo khối lượng và chất lượng công việc mà họhoàn thành Hình thức này được áp dụng cho những công việc nếu chỉ giaochi tiết bộ phận sẽ không có lợi bằng giao toàn bộ khối lượng cho công nhânhoàn thành trong một thời gian nhất định Hình thức này thường được ápdụng trong xây dựng cơ bản, một số việc trong nông nghiệp và sửa chữa tháolắp nhanh một số thiết bị để vào sản xuất.

+ Ưu điểm: Với hình thức trả lương khoán, người lao động biết trướckhối lượng tiền lương mà họ sẽ nhận được sau khi hoàn thành công việc vàthời gian hoàn thành công việc Do đó họ chủ động trong công việc đượcgiao Còn người giao khoán thì yên tâm về khối lượng công việc được hoànthành.

+ Nhược điểm: Để đảm bảo thời gian hoàn thành dễ gây ra hiện tượnglàm bừa làm ẩu không đảm bảo chất lượng, do vậy công tác nghiệm thu sảnphẩm phải được tiến hành chặt chẽ

Như vậy, hình thức tiền lương sản phẩm rất có ưu điểm đó là đảm bảođược nguyên tắc phân phối theo lao động, tiền lương gắn chặt với số lượng,chất lượng lao động, do đó kích thích người lao động quan tâm đến kết quảlao động và chất lượng lao động của mình Thúc đẩy tăng năng suất lao động,tăng sản phẩm cho xã hội Vì vậy hình thức tiền lương sản phẩm được ápdụng rộng rãi Song điều cần chú ý là hình thức trả lương theo sản phẩm tậpthể (sản phẩm công việc do nhóm, tổ lao động cùng tạo ra) thì cần vận dụngcách tính chia lương phù hợp, đó là chia theo thời gian làm việc và cấp bậc kỷthuật kết hợp bình điểm hoặc phân loại A, B, C Trong các nghành thươngnghiệp, dịch vụ có thể chia lương theo khoản tỷ lệ doanh thu bán hàng, hìnhthức này sẽ tạo cho CNV năng động tìm nguồn hàng nhạy bén với thị trường.

Trang 18

Hình thức trả lương theo thời gian và trả lương theo sản phẩm là hai hình thứcchủ yếu được áp dụng cho các doanh nghiệp hiện nay Hai hình thức này cóthể áp dụng kết hợp hoặc riêng lẻ tuỳ thuộc vào đặc điểm sản xuất, cơ chếtrình độ quản lý ở từng đơn vị.

1.2 Các khoản trích theo lương:

a) Bảo hiểm xã hội:

Nhằm từng bước mở rộng và nâng cao việc bảo đảm vật chất góp phầnổn định đời sống cho người lao động và gia đình trong các trường hợp ngườilao động ốm đau, thai sản, hết tuổi lao động, chết, tai nạn lao động, bệnh nghềnghiệp, mất việc hoặc gặp các khó khăn khác Mọi người lao động có thamgia đóng BHXH đều có quyền hưởng BHXH Chính sách BHXH được ápdụng đối với tất cả các thành viên trong xã hội, đối với tất cả người lao độnglàm việc trong mọi thành phần kinh tế Việc quản lý và sử dụng quỹ BHXHphải thống nhất theo chế độ Tài chính của nhà nước và theo nguyên tắc hạchtoán độc lập.

Theo chế độ hiện hành, quỹ BHXH tại doanh nghiệp bằng 20% so vớitổng quỹ lương cấp bậc và các khoản phụ cấp thường xuyên của người laođộng thực tế Trong đó cơ cấu nguồn quỹ được quy định như sau:

- Nguồn sử dụng lao động đóng bằng 15% tổng quỹ tiền lương củangười tham gia BHXH trong doanh nghiệp và được tính vào chi phí SXKD

trong đó 10% chi các chế độ hưu trí, tử tuất.

5% chi ốm đau, thai sản, tai nạn lao động.

- còn 5% trên tổng quỹ lương tháng do người lao động trực tiếp đónggóp ( trừ trực tiếp vào thu nhập của người lao động).

b) BHYT

Thực chất là sự trợ cấp về y tế cho người tham gia bảo hiểm nhằm giúpđỡ họ một phần nào đó trang trải tiền khám, chữa bệnh; tiền viện phí, thuốcmen Mục đích của BHYT là tạo lập một mạng lưới bảo vệ sức khoẻ cho toàncộng đồng, không kể đến địa vị xã hội hay mức thu nhập cao hay thấp BHYT

Trang 19

áp dụng cho những người có tham gia đóng BHYT thông qua việc mua thẻBHYT.

Quỹ BHYT được hình thành bằng cách trích 3% từ trên cơ sở thu nhậptạm tính của người lao động, trong đó:

- Người sử dụng lao động phải chịu 2% từ quỹ lương thực tế của doanhnghiệp và được tính vào chi phí SXKD.

- Người lao động đóng góp 1% từ lương của mình.

Quỹ BHYT do cơ quan BHYT thống nhất quản lý và tự cấp cho ngườilao động thông qua mạng lưới y tế Vì vậy, khi tính được mức trích BHYTcác nhà doanh nghiệp phải nộp toàn bộ cho cơ quan y tế.

c) Kinh phí công đoàn

Công đoàn là một tổ chức đoàn thể đại diện cho người lao động nói lêntiếng nói chung của người lao động, đứng ra bảo vệ quyền lợi cho người laođộng Đồng thời, công đoàn cũng là người hướng dẫn , điều chỉnh thái độ củangười lao động đối với công việc, với người sử dụng lao động.

Theo chế độ hiện hành thì kinh phí công đoàn được tính theo tỷ lệ 2%trên tổng quỹ lương phải trả cho người lao động và người sử dụng lao độngphải chịu khoản chi phí này, khoản này được tính vào chi phí SXKD Thôngthường, khi xác định được mức trích kinh phí công đoàn trong kỳ thì 50%doanh nghiệp phải nộp lên công đoàn cấp trên; 50% còn lại thì được dùng đểchi tiêu cho các hoạt động của Công đoàn tại cơ sở.

3 Nội dung ý nghĩa của các thu nhập khác.

3.1 Lương nghỉ phép: Theo chế độ hiện hành khi người lao động nghỉ

phép thì được trả lương 100% tiền lương theo cấp bậc Tiền lương nghỉ phéplà tiền lương phụ của người lao động.

Trong 1 năm người lao động được nghỉ phép 12 ngày, nếu làm việc 5năm thì được tính thêm 1 ngày vào thời gian nghỉ phép Nếu Doanh nghiệpkhông thể bố trí cho người lao động nghỉ phép ổn định đều đặn giữa các thángtrong năm, Doanh nghiệp cần phải trích trước tiền lương nghỉ phép để đảmbảo chi phí ổn định giữa các tháng trong năm.

Trang 20

Theo điều 4 nghị định 26/CP ngày 23 - 5 - 1995 có 7 loại phụ cấp:

- Phụ cấp khu vực được trả cho những người làm việc ở những vùng xaxôi hẻo lánh.

- Phụ cấp có điều kiện được trả cho những người làm việc trong môitrường độc hại nhưng chưa được xác định trong mức lương.

- Phụ cấp ca 3: được trả cho những người làm việc ban đêm từ 22h đến 6 h sáng.- Phụ cấp thu hút: được trả cho những người làm việc tại những vùngkinh tế mới xa đất liền.

- Phụ cấp đắt đỏ: trả cho những người sống tại những vùng có chỉ số sinhhoạt lớn hơn chỉ số giá cả bình quân chung cả nước 10%

- Phụ cấp lưu động: trả cho những người thường xuyên thay đổi địa điểmlàm việc nơi ở.

3.3 Chế độ thưởng:

- Thực chất là một khoản tiền lương bổ sung nhằm quán triệt đầy đủ hơnnguyên tắc phân phối theo lao động Trong cơ cấu thu nhập của người laođộng, tiền lương là một phần có tính cố định thường xuyên, thưởng chỉ là mộtphần thêm và phụ thuộc vào kết quả sản xuất kinh doanh Cơ chế:

+ Từ quỹ khen thưởng và phúc lợi, trích từ lợi nhuận theo thông tư số 25/LĐ TT ngày 26 - 10 - 1992 của Bộ lao động được gọi là chế độ thưởng đột xuất.

-+ Từ quỹ tiền lương được tính vào chi phí được gọi là thưởng thường xuyên.III QUẢN LÝ TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN LIÊN QUAN

1 Quỹ tiền lương:

Quỹ tiền lương của doanh nghiệp là toàn bộ tiền lương mà doanh nghiệpphải trả cho tất cả lao động thuộc doanh nghiệp quản lý.

Thành phần quỹ tiền lương bao gồm nhiều khoản như lương thòigian( tháng, ngày, giờ) lưong sản phẩm, phụ cấp( cấp bậc, khu vực, chứcvụ ) tiền thưỏng trong sản xuất Quỹ tiền lương bao gồm nhiều loại tuynhiên về mặt hạch toán có thể chia tiền lương lao động trực tiếp và gián tiếp,trong đó chi tiết theo tiền lương chính và tiền lương phụ.

Trang 21

- Tiền lương chính là toàn bộ các khoản tiền trả theo cấp bậc, chức vụ và cáckhoản phụ cấp có tính chất như lương mà doanh nghiệp trả cho công nhân viêntrong thời gian tham gia hoạt động sản xuất kinh doanh theo nhiệm vụ được giao.

- Tiền lương phụ là khoản lương, phụ cấp trợ cấp trả cho ngưòi lao độngtrong thời gian làm việc khác nhưng vẫn được hưởng lương theo quy định.

Việc phân chia quỹ lương thành lương chính, lương phụ như trên có ýnghĩa rất quan trọng đối với công tác hạch toán tiền lương, phân tích cáckhoản mục chi phí trong giá thành sản phẩm, trong chi phí quản lý và trongchi phí bán hàng.

Chúng ta có thể hiểu rằng: Tiền lương chính của công nhân có quan hệtrực tiếp với khối lượng sản phẩm dịch vụ sản xuất ra, với năng suất lao động.Còn tiền lương phụ của công nhân viên được hạch toán phân bổ gián tiếp vàochi phí sản xuất mà không gắn với năng suất lao động

Quản lý quỹ tiền lương thực chất là việc xác định mối quan hệ giữangười lao động và người sử dụng lao động Các cơ quan chủ quản của doanhnghiệp là những người trực tiếp kiểm tra đối chiếu thường xuyên quỹ tiềnlương thực tế và quỹ tiền lương kế toán của doanh nghiệp, phải thấy được tínhhợp lý trong cơ cấu trả lương, phát hiện xử lý kịp thời các khoản lương bấthợp lý đã phát sinh trong kỳ Thêm vào đó quản lý quỹ tiền lương phải đảmbảo được nguyên tắc: '' Bảo đảm quyền tự chủ của doanh nghiệp, kết hợp vớiviệc quản lý thống nhất của nhà nước về chế độ tiền lương trên cơ sở gắn thunhập người lao động với kết quả sản xuất, đồng thời kết hợp hài hoà các lợiích ''.

Trong cuộc sống thường nhật, con người chúng ta phải đoàn kết nhau lại,giúp đỡ nhau lúc hoạn nạn, khó khăn, những lúc gặp rủi ro để cùng nhauvượt qua những vẫn đề cấp bách về kinh tế, cùng nhau đối mặt với cuộc sốngkhông phải đơn giản diễn ra hàng ngày Chính từ nhu cầu đó mà trong xã hộinẳy sinh nhiều hình thức bảo hiểm tạo nguồn tài chính, các quỹ này có được

Trang 22

chính từ việc tính trích một phần tiền lương của người lao động và chúng làcác khoản trích theo lương.

2 Các khoản trích theo lương:

Ngoài tiền lương người lao động còn dược hưởng các khoản trợ cấpthuộc phúc lợi xã hội trong đó bao gồm trợ cấp bảo hiểm xã hội và bảo hiểmy tế.

a Quỹ bảo hiểm xã hội( BHXH ): Được hình thành bằng cách trích theotỷ lệ quy định trên tổng số quỹ lương cấp bậc hệ số chênh leẹch bảo lưu(nếucó) và các khoản phụ cấp(cấp bậc, chức vụ, khu vực, đắt đỏ, thâm niên) củaCNV thực tế phát sinh trong tháng Theo chế độ hiện hành, tỷ lệ trích BHXHlà 20%, trong đó 15% do đơn vị hoặc người sử dụng lao động nộp, được tínhvào chi phí kinh doanh, 5% do người lao động đóng góp và được tính trừ vàothu nhập hàng tháng Quỹ BHXH được chi tiêu trong các trường hợp ngườilao động ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, hưu trí, tử tuất,quỹ này do cơ quan BHXH quản lý.

b Quỹ BHYT: Được sử dụng để thanh toán các khoản tiền khám, chữabệnh, viện phí, thuốc thang cho người lao động trong thời gian ốm đau,sinh đẻ Quỹ được trích theo tỷ lệ quy định trên tổng số tiền lương của CNVthực tế phát sinh trong tháng giống như quỹ BHXH Tỷ lệ trích là 3% trongđó 2% do chủ sử dụng lao động đóng, còn lại do người lao động đóng góp.

c Kinh phí công đoàn: Để có nguồn chi phí cho hoạt động công đoàn,hàng tháng doanh nghiệp còn phải tríchtheo một tỷ lệ quy định với tổng sốquỹ tiền lương, tiền công và phụ cấp (phụ cấp chức vụ, phụ cấp trách nhiệm,phụ cấp khu vực, phụ cấp thu hút, phụ cấp đắt đỏ, phụ cáp đặc biệt, phụ cấpđộc hại, nguy hiểm, phụ cấp lưu động, thâm niên, phụ cấp phục vụ quốcphòng, an ninh) thực tế phải trả cho người lao động kể cả lao động hợp đồngtính vào chi phí kinh doanh để hình thành kinh phí công đoàn Tỷ lệ tríchKPCĐ theo chế độ là 2%.

3 Các khoản thu nhập cá nhân người lao động

Trang 23

Đây là khoản thu nhập thêm ngoài tiền lương chính của người lao động.Khoản này có thể là tiền thưởng, phụ cấp; có thể là chế độ Bảo hộ lao độngnhư Quần áo, mũ, găng tay, thuốc men Ngoài ra còn có một khoản có thểcoi là thu nhập vô hình của người lao động, đó là Bảo hiểm thân thể 24/24 Sốtiền này đươc tính vào Chi phí quản lý và là 1 khoản trợ giúp cho người laođộng trong trường hợp bị tai nạn.

Đối với người lao động, các khoản này làm tăng thêm thu nhập hàngtháng, góp phần cải thiện mức sống Còn đối với Doanh nghiệp, nó là hìnhthức khuyến khích người lao động trong công việc, từ đó nâng cao hiệu quảSXKD Vì vậy, việc đưa ra 1 chế độ thưởng, phụ cấp hợp lý sẽ khuyến khíchngười lao động trong Sản xuất.

Hiện nay, các Doanh nghiệp đang đặt ra các danh hiệu thi đua như: Cánhân lao động giỏi, Tổ lao động giỏi nhằm khuyến khích đến từng cá nhântrong đơn vị Hàng năm Giám đốc doanh nghiệp ký Quyết định khen thưởngthi đua Dựa vào danh sách những người được khen thưởng, Thủ quỹ xuấttiền mặt phát trực tiếp cho người lao động Số tiền thưởng này được hạchtoán vào Sổ chi tiết TK 431.

Hàng năm các doanh nghiệp chi hàng chục triệu cho chế độ BHLĐ.Theochế độ này, công nhân sẽ được phát : Quần áo bảo hộ, găng tay, ủng cao su,khẩu trang Khoản chi này được hạch toán vào TK 627.

Hàng năm các doanh nghiệp ký Hợp đồng bảo hiểm với các Công tyBảo hiểm với giá trị hàng chục triệu đồng Hợp đồng này có trách nhiệm vớingười lao động trong những trường hợp sau:

- Bảo hiểm trong trường hợp chết hoặc thương tật thân thể do tai nạn.- Bảo hiểm trợ cấp nằm viện, phẫu thuật.

Ngoài khoản Bảo hiểm tính vào Chi phí Sản xuất theo quy định trongNghị định 12 CP ngày 26 tháng 1 năm 1995 Khoản BH nói trên được coi làtrách nhiệm của doanh nghiệp đối với người lao động và được hạch toán trựctiếp vào TK 642 Khi phát sinh các khoản này sẽ được hạch toán vào sổ sáchliên quan.Các khoản phát sinh ở TK 642 sẽ được tập hợp vào tờ kê khai phátsinh TK 642 để từ đó làm cơ sở xác định kết quả.

Trang 24

Như vậy tất cả các khoản đã trình bày ở trên tạo nên bảng thu nhập chongười lao động Vấn đề đặt ra trong việc hạch toán kế toán nói chung, kế toántiền lương nói riêng là phải hạch toán như thế nào cho đúng tỷ lệ quy định,nhanh chóng kịp thời đưa ra các thông tin hữu ích về lao động.

IV TỔ CHỨC KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEOLƯƠNG

1 Thủ tục, chứng từ hạch toán.

Để thanh toán tiền lương, tiền công và các khoản phụ cấp, trợ cấp chongười lao động hàng tháng kế toán phải lập '' Bảng thanh toán tiền lương ''cho từng tổ, đội, phân xưởng sản xuất và các phòng ban kết quả căn cứ vàokết quả tính lương cho từng người Để lập được bảng tính lương này thì yêucầu đối với kế toán tiền lương phải căn cứ vào chứng từ hạch toán thời gianlao động và kết quả lao động.

- Thủ tục chứng từ thanh toán lương thời gian, chứng từ ban đàu làm cơsở cho việc trả lương là bảng chấm công, dùng để theo dõi công đi làm thựctế, công phi sản xuất như : ốm đau, thai sản, nghỉ phép Bảng chấm công docán bộ phụ trách hoặc tổ trưởng ghi theo quy định, chấm công cuối tháng căncứ vào thời gian làm việc thực tế quy ra công và những ngày nghỉ đượchưởng theo chế độ quy định để trả lương.

- Thời gian làm thêm giờ, phụ cấp ca đêm ghi vào Bảng thanh toán làmthêm giờ và phụ cấp ca đêm để thanh toán.

- Thủ tục chứng từ để thanh toán lương sản phẩm đó là" Bảng kê khốilượng sản phẩm hoặc công việc hoàn thành ", " Bảng giao, nhận sản phẩm ", "Doanh số bán hàng ngày ", bảng này được ghi chi tiết theo từng đối tượng trảlương theo sản phẩm có xác nhận của người kiểm tra nghiệm thu.

Trên bảng tính lương cần ghi rõ từng khoản tiền lương( tiền trả sảnphẩm, tiền lương thời gian ), các khoản phụ cấp, trợ cấp, các khoản khấu trừ

Trang 25

và số tiền người lao động còn được lĩnh Sau khi kế toán trưởng kiểm tra, xácnhận và ký, giám đốc duyệt y " Bảng thanh toán lương " sẽ được làm căn cứđể thanh toán lương cho người lao động Khi đã tính toán tổng hợp tiền lươngthực tế phải trả cho người lao động xong, kế toán căn cứ vào bảng tính toánnày ra ngân hàng rút tiền về quỹ tiền mặt để trả cho người lao động Thôngthường tại các doanh nghiệp việc thanh toán lương được thực hiện hàng thángvà chia làm hai kỳ :

2 Trích trước tiền lương nghỉ phép của công nhân sản xuất trực tiếp:

Tại các doanh nghiệp sản xuất mang tính thời vụ, để tránh sự biến độngcủa giá thành sản phẩm, kế toán thường áp dụng phương pháp trích trước chiphí nhân công trực tiếp sản xuất, đều đặn dựa vào giá thành sản phẩm coi nhưmột khoản chi phí phải trả.

Việc áp dụng phương pháp này giúp doanh nghiệp tránh được những sựbiến động lớn trong chi phí tiền lương khi có sự biến động của thị trường vềgiá cả, ảnh hưởng trực tiếp đến thu nhập người lao động.

Cách tính toán như sau :

Mức trích trước Tiền lương chính thực tế Tỷ lệtiền lương phép = phải trả công nhân trực x lương trích kế hoạch tiếp trong tháng trướcTrong đó:

Tỷ lệ Tổng số lương phép kế hoạch năm trích của công nhân trực tiếp SX trong tháng

100

Trang 26

Tổng số lương chính kế hoạch năm của công nhân trực tiếp sản xuất

Cũng có thể trên cơ sở nhiều năm, doanh nghiệp tự xác định một tỷ lệtrích trước tiền lương nghỉ phép kế hoạch của nhân công trực tiếp sản xuấtmột cách hợp lý.

3 Hạch toán tổng hợp tiền lương và các khoản trích theo lương.

3.1 Chứng từ và tài khoản kế toán sử dụng a Chứng từ kế toán:

Các chứng từ về kế toán tiền lương, tiền thưởng, BHXH và thanh toán tiền lương, BHXH như :

- Bảng thanh toán tiền lương ( mẫu số 02 - LĐTL )- Bảng thanh toán tiền thưởng ( mẫu số 05 - LĐTL )- Bảng thanh toán BHXH ( mẫu số 04 - LĐTL )

- Các phiếu thu, phiếu chi các chứng từ tài liệu về các khoản khấu trừtrích nộp liên quan Các chứng từ này được sử dụng làm căn cứ ghi sổ kếtoán trực tiếp hoặc để hạch toán tổng hợp tiền lương.

b Tài khoản kế toán:

Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương sử dụng chủ yếu các tàikhoản sau:

- TK 334 " phải trả CNV "

- TK 338 " phải trả, phải nộp khác "

* Tài khoản 334 " phải trả công nhân viên "

Dùng để thanh toán các khoản thanh toán với công nhân viên của doanhnghiệp về tiền lương, tiền công, phụ cấp, bảo hiểm xã hội, tiền thưởng và cáckhoản khác thuộc về thu nhập của công nhân viên.

Kết cấu và nội dung phản ánh của TK 334Bên nợ:

- Phản ánh các khoản tiền lương, tiền công, tiền thưởng, BHXH và cáckhoản khác đã trả cho CNV.

- Các khoản khấu trừ vào tiền lương, tiền công của CNV.

Trang 27

- Kết chuyển tiền lương của CNV chưa lĩnh vào tài khoản thích hợp.Bên có:

- Tiền lương, tiền công và các khoản khác còn phải trả cho CNV.Dư có:

- Tiền lương, tiền công, tiền thưởng, BHXH và các khoản khác phải trảcho CNV.

Dư nợ: Trong trường hợp cá biệt số dư bên nợ (nếu có)

- Phản ánh số tiền đã trả quá số phải trả về tiền lương, tiền công, tiềnthưởng, BHXH và các khoản khác cho CNV.

Tài khoản 334 hạch toán chi tiết theo hai nội dung:TK 334.1: Thanh toán tiền lương

TK 334.2: Thanh toán các khoản khác* Tài khoản 338 " phải trả, phải nộp khác "

Dùng để phản ánh các khoản phải trảvà phải nộp cho cơ quan pháp luật,cho các tổ chức, đoàn thể xã hội, cho cấp trên về kinh phí công đoàn, bảohiểm xã hội, bảo hiểm y tế, các khoản khấu trừ vào lương theo quyết định củatoà án (tiền nuôi con khi ly dị, nuôi con ngoài giá thú, án phí ) giá trị tài sảnthừa chờ xử lý, các khoản vay mượn tạm thời, nhận ký quỹ, ký cược ngắnhạn, các khoản thu hộ, giữ hộ

Trang 28

Kết cấu và nội dung TK 338:Bên nợ:

- Các khoản đã nộp cho cơ quan quản lý các quỹ.- Các khoản đã chi về kinh phí công đoàn.

- Xử lý giá trị tài sản thừa.

- Kết chuyển doanh thu nhận trước vào doanh thu bán hàng trong kỳ.- Các khoản đã trả, đã nộp khác.

Bên có:

- Trích BHXH, BHYT, KPCĐ theo tỷ lệ quy định.- Tổng số doanh thu nhận trước phát sinh trong kỳ.- Các khoản phải trả, phải nộp hay thu hộ.

- Giá trị tài sản thừa chờ xử lý.

- Số đã nộp, đã trả lớn hơn số phải nộp, phải trả được hoàn lại.Dư nợ:(nếu có)

- Số trả thừa, nộp thừa, vượt chi chưa được thanh toán.Dư có:

- Số tiền còn phải trả, phải nộp và giá trị tài sản thừa chờ xử lý.

Việc phản ánh tình hình và thanh toán các khoản được chi tiết trên 6 tiểukhoản:

- TK 338.1: Tài sản thừa chờ xử lý- TK 338.2: Kinh phí công đoàn- TK 338.3: Bảo hiểm xã hội- TK 338.4: Bảo hiểm y tế

- TK 338.7: Doanh thui nhận trước- TK 338.8: Phải nộp khác

Ngoài các TK334, TK338 kế toán còn sử dụng các tài khoản liên quantrong quá trình hạch toán như : TK 622 "chi phí nhân công trực tiếp", TK 627"chi phí sản xuất chung", TK 641 "chi phí bán hàng", TK 642 "chi phí quản lýdoanh nghiệp", và các tài khoản 111, 112, 138

Trang 29

3.2 Hạch toán lao động về mặt số lượng, thời gian và kết quả laođộng.

Mục đích hạch toán lao động trong doanh nghiệp, ngoài việc giúp chocông tác quản lý lao động còn bảo đảm tính lương chính xác cho từng ngườilao động Nội dung của hạch toán lao động bao gồm hạch toán số lượng laođộng, thời gian lao động và kết quả lao động.

a) Hạch toán số lượng lao động:

Để quản lý lao động về mặt số lượng, doanh nghiệp sử dụng "Sổ sáchtheo dõi lao động của doanh nghiệp" thường do phòng HCTC theo dõi Sổnày hạch toán về mặt số lượng từng loại lao động theo nghề nghiệp, công việcvà trình độ tay nghề (cấp bậc kỹ thuật) của CNV Phòng lao động có thể lậpsổ chung cho toàn doanh nghiệp và lập riêng cho từng bộ phận để nắm chắctình hình phân bổ, sử dụng lao động hiện có trong doanh nghiệp.

b) Hạch toán thời gian lao động:

Thực chất là hạch toán việc sử dụng thời gian lao động đối với từngCNV ở từng bộ phận trong doanh nghiệp Chứng từ sử dụng ở đây là "Bảngchấm công" để ghi chép thời gian lao động và có thể sử dụng tổng hợp phụcvụ trực tiếp kịp thời cho việc quản lý tình hình huy động sử dụng thời gianCNV tham gia lao động Bảng chấm công được lập riêng cho từng tổ sản xuấtdo tổ trưởng hoặc trưởng các phòng ban ghi hàng ngày Cuối tháng bảngchấm công được sử dụng làm cơ sở để tính lương đối với bộ phận lao độnghưởng lương theo thời gian.

c) Hạch toán kết quả lao động.

Mục đích của hạch toán này là theo dõi, ghi chép kết quả lao động củaCNV biểu hiện bằng số lượng (khối lượng công việc đã hoàn thành) của từngngười hay từng tổ, nhóm lao động Để hạch toán, kế toán sử dụng các loạichứng từ ban đầu khác nhau tuỳ theo loại hình và đặc điểm sản xuất ở từngdoanh nghiệp Mặc dù sử dụng các mẫu chứng từ khác nhau nhưng các chứng

Trang 30

thời gian lao động, số lượng công việc hoàn thành nghiệm thu, kỳ hạn chấtlượng công việc hoàn thành Các chứng từ này là "Phiếu xác nhận sản phẩmvà công việc hoàn thành", "Bảng ghi năng suất cá nhân", "Hợp đồng làmkhoán", "Bảng kê khối lượng công việc hoàn thành" Chứng từ hạch toán kếtquả lao động do người lập ký, cán bộ kỹ thuật xác nhận, lãnh đạo (quản đốcphân xưởng hoặc trưởng bộ phận) duyệt y Đây là cơ sở để tính tiền lươngcho người lao động hay bộ phận lao động hưởng lương theo sản phẩm.

3.3 Hạch toán tiền lương và các khoản trích theo lương:

Các nghiệp vụ kinh tế về tiền lương, BHXH, BHYT và KPCĐ đượcphản ánh vào sổ kế toán theo từng trường hợp sau:

1 Hàng tháng trên cơ sở tính thù lao, lao động phải trả cho công nhânviên trực tiếp sản xuất kế toán ghi:

Nợ TK 622: Thù lao phải trả cho công nhân trực tiếp sản xuấtNợ TK 627: Thù lao phải trả cho công nhân quản lý phân xưởngNợ TK 641: Thù lao phải trả cho nhân viên bán hàng tiêu thụSPNợ TK 642: Thù lao phải trả cho bộ phận quản lý doanh nghiệp

Có TK 334: Tổng số thù lao lao động phải trả trong tháng 2 Số tiền thưởng phải trả cho CNV từ quỹ khen thưởng:

Nợ TK 431(1): Thưởng thi đua từ quỹ khen thưởng, phúc lợiNợ TK 142(2): Các khoản thu nhập khác

Nợ TK 622,627,641,642: Thưởng trong SXKD

Có TK 334: Tổng số tiền thưởng phải trả CNV

3 Khi trích BHXH, BHYT và KPCĐ tính vào chi phí sản xuất kinhdoanh:

Nợ TK 622, 627(1), 641(1), 642(1): phần tính vào chi phí KD(19%)Nợ TK 334: Phần trừ vào thu nhập của CNV(6%)

Có TK 338(338.2, 338.3, 338.4): Tổng số BHXH, BHYT và KPCĐphải trích

Trang 31

4 Tính số BHXH phải trả cho CNV trong trường hợp ốm đau, thai sản,tai nạn lao động

Nợ TK 338: Phải trả, phải nộp khác Có TK 334: Phải trả CNV

5 Các khoản khấu trừ vào lương như tiền tạm ứng, tiền bồi thường, tiền điệnnước

Nợ TK 334: Các khoản đã thanh toán

Có TK 111, 112: Thanh toán bằng tiền mặt, TGNH Có TK 511: Thanh toán bằng sản phẩm, hàng hoá

7 Khi doanh nghiệp chuyển tiền nộp BHXH, BHYT và KPCĐ cho cơquan chuyên môn quản lý:

Nợ TK 338(338.2, 338.3, 338.4) Có TK liên quan 111, 112

8 Chi tiền kinh phí công đoàn(phần để lại ở doanh nghiệp):Nợ TK 338 (338.2)

- Hàng tháng hay định kỳ trích trước tiền lương CN sản xuất đi phépNợ TK 622: Chi phí nhân công trực tiếp

Trang 32

Có TK 335: Chi phí phải trả

- Tiền lương nghỉ phép thực tế phải trả trong tháng(hay kỳ)Nợ TK 335

Có TK 334

Trang 33

SƠ ĐỒ HẠCH TOÁN TIỀN LƯƠNG, BHXH, BHYT VÀ KPCĐ

TK 335

Tổng số các khoản phải trả CNVC thực tế trong các kỳ

TK 3382,3383,3384TK 141,138 …

TK 111,112,511

TK 431

TK 111,112TK 334

6 BHXH phải trả trực tiếp cho CNVC.

7 Trích KPCĐ, BHXH, BHYT tính vào Chi phí.8 Số chi hộ, chi vượt được hoàn lại, được cấp.

9 Nộp KPCĐ,BHXH,BHYT cho cơ quan quản lý và các khoản chi tiêu kinh phí công đoàn tại cơ sở.

Trang 34

PHẦN II Thực Trạng Công Tác Hoạch Toán Tiền Lương Và CácKhoản Trích Theo Lương Tại Xí Nghiệp Môi Trường Đô Thị Số 4

I KHÁI QUÁT CHUNG VỀ XÍ NGHIỆP MTĐT SỐ 41 Sơ lược chung về công ty môi trường đô thị Hà Nội.

Tên công ty: Công ty môi trường đô thị Hà Nội.

Tên giao dịch : URBAN ENVIROMENT COMPANY.Trụ sở giao dịch: 18 Cao Bá Quát - Ba Đình - Hà Nội.Điện thoại: 8453982 - 8232565.

Giấy phép kinh doanh: 109381.Ngành nghề kinh doanh:

- Thu gom, vận chuyển, xử lý rác phế thải trên địa bàn thành phố HàNội.

- Quản lý, kinh doanh các công trình vệ sinh công cộng.- Thiết kế, sửa chữa, chế tạo các xe chuyên dùng.

- Thiết kế các công trình vệ sinh môi trường, xây dựng cải tạo, sửa chữacác công trình môi sinh, dịch vụ phục vụ công tác môi trường đô thị.

Công ty môi trường đô thị Hà Nội là một doanh nghiệp Nhà nước đượcthành lập theo quyết định số 2183/QĐ - TCCQ ngày 29 - 10 - 1991 của UBNDthành phố Hà Nội và được chuyển sang doanh nghiệp Nhà nước hoạt động côngích kể từ ngày 1 - 12 - 1997 theo quyết định số 4219/QĐUB ngày 1 - 11 - 1997của UBND thành phố Hà Nội Hiện nay công ty là đơn vị thành viên trực thuộcSở giao thông công chính Hà Nội

2 Khái quát chung về xí nghiệp môi trường số 4.

Tên giao dịch: Xí nghiệp môi trường đô thị số 4.

Địa chỉ: số 56 ngõ 212 đường Đê La Thành - Đống Đa - Hà Nội.Điện thoại: 8516819.

Trang 35

Xí nghiệp môi trường đô thị số 4 được thành lập theo quyết định củaGiám đốc Sở giao thông công chính Hà Nội, được sự phê chuẩn của UBNDthành phố Hà Nội Xí nghiệp môi trường đô thị số 4 là đơn vị trực thuộc sựquản lý trực tiếp của công ty môi trường đô thị Hà Nội, được giao nhiệm vụvận chuyển thu dọn địa bàn hai quận Đống Đa và Thanh Xuân:

- Tổ chức thu gom và vận chuyển các chất phế thải trên địa bàn 32phường thuộc 2 quận Đống Đa (gồm 21 phường) Thanh Xuân gồm 11phường, theo quy định của thành phố đến nơi xử lý rác của thành phố, đảmbảo mọi yêu cầu về giữ gìn sạch đẹp theo sự chỉ đạo của công ty và hợp đồngcủa khách hàng.

- Vận chuyển chất thải theo kế hoạch sản xuất kinh doanh công ty giao.- Phục vụ, quét dọn, duy trì bảo dưỡng thường xuyên các nhà VSCC( theo các điểm kế hoạch Công ty giao).

- Thực hiện Hợp động Dịch vụ: Thu vận chuyển rác ( Bằng xe thô sơ vàcơ giới ) đến nơi xử lý rác Nam Sơn.

- Phối hợp với các cấp chính quyền địa phương và các tổ chức XH cóliên quan trên địa bàn, tuyên truyền vận động, hướng dẫn nhân dân thực hiệnnghiêm chỉnh các quy định về trật tự VSMT.

- Tổ chức thu dịch vụ vệ sinh theo quy định của UBND Thành phố( thực hiện phục vụ dân, thu rác đến đâu, thu phí đến đó) theo sự uỷ quyềncủa Giám đốc Công ty.

- Thực hiện các nhiệm vụ đột xuất mà Công ty giao.

Với tư cách là 1 đơn vị kinh tế cơ sở phục vụ lợi ích công cộng, Xínghiệp MTĐT số 4 được hạch toán kinh phí nội bộ theo phương thức Kinhdoanh bao thầu, được mở tài khoản chuyên chi tại Ngân hàng và có con dấuriêng theo quy định của Nhà nước, thực hiện các nhiệm vụ do Giám đốc Côngty giao.

Đồng thời, XN MTĐT số 4 là 1 tập thể lao động, thực hiện quyền và

Trang 36

các chủ trương chính sách kinh tế xã hội của Đảng và Nhà nước, là nơi tổchức đời sống và các hoạt động xã hội.

2.1 Nguyên tắc hoạt động:

Xí nghiệp hoạt động dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ, Giám đốc Công ty,Giám đốc Xí nghiệp, chịu sự quản lý trực tiếp của Công ty MTĐT Hà nội, sựquản lý thống nhất của nhà nước về Pháp luật.

Xí nghiệp tổ chức quản lý theo chế độ 1 thủ trưởng, trên cơ sở thực hiệnquyền làm chủ tập thể của người lao động.

Xí nghiệp MTĐT số 4 có tư cách pháp nhân không đầy đủ và thực hiệnhạch toán nội bộ trong Công ty MTĐT Hà nội theo quy định của Giám đốcCông ty, giải quyết đúng đắn mối quan hệ giữa lợi ích XH, lợi ích tập thể vàlợi ích người lao động - trong đó lợi ích của người lao động là động lực trựctiếp.

Xí nghiệp phối hợp cùng chính quyền địa phương và các cơ quan quản lýNhà nước có liên quan trong công tác giữ gìn trật tự VSMT và thi hành cácchính sách, Pháp luật của Nhà nước.

Xí nghiệp chịu sự chỉ đạo của Công ty MTĐT Hà nội hướng dẫn kiểmtra, kiểm soát thực hiện kế hoạch và các nghĩa vụ đối với Nhà nước.

2.2 Cơ cấu tổ chức:

Tập thể lao động tại Xí nghiệp bao gồm toàn bộ những người lao độnglàm việc thường xuyên tại Xí nghiệp cùng chung mục đích là lao động sảnxuất, nhằm nâng cao chất lượng vệ sinh.

Tổng số Cán bộ công nhân viên hiện đang công tác, làm việc tại Xínghiệp gồm có 680 lao động Trong đó :

Khối văn phòng : 34 người.Khối thu gom thủ công: 555 người.Khối thu gom cơ giới: 91 người.

Xí nghiệp MTĐT số 4 được tổ chức hoạt động theo sơ đồ sau:

Trang 38

2.3 Các phòng ban chức năng trong xí nghiệp:

1 Phòng tài chính kế toán: Tham mưu cho giám đốc về công tác tài chính

kế toán; đảm bảo cân đối nguồn tài chính xí nghiệp và thu chi đúng nguyên tắc;đáp ứng kịp thời mọi nhu cầu về hoạt động tài chính của xí nghiệp.

2 Phòng tổ chức hành chính: Là phòng chuyên môn nghiệp vụ tham

mưu cho giám đốc về công tác tổ chức sản xuất, công tác quản lý lao động,công tác quản trị cơ sở vật chất, công tác chăm lo sức khoẻ đời sống CBCNVvà bảo quản tài sản giữ gìn an ninh trật tự và an toàn xã hội

3 Phòng kế hoạch vật tư: Là phòng chuyên môn nghiệp vụ tham mưu

cho giám đốc về công tác kế hoạch vật tư, kỹ thuật.

4 Phòng kiểm tra giám sát: Là phòng chuyên môn nghiệp vụ giám sát

kiểm tra việc thực hiện quy trình công nghệ, nội quy lao động của công tytrong công tác đảm bảo vệ sinh môi trường trên địa bàn xí nghiệp quản lý.

5 Văn phòng điều hành đội xe: Thực hiện nhiệm vụ vận chuyển chất thải

bằng cơ giới theo kế hoạch sản xuất kinh doanh của xí nghiệp được công ty giao.

2.4 Kết quả hoạt động năm 2000 của xí nghiệp.

- Xí nghiệp đã được bổ sung diện tích duy trì vệ sinh trên địa bàn hai quận,nhất là trong các khu tập thể, ngõ xóm, cụm dân cư được đô thị hoá; các đườngphố nút giao thông được cải tạo nhằm đảm bảo chất lượng duy trì vệ sinh trênđịa bàn Năm 2000 đưa vào duy trì thêm đường phố ngõ xóm 2,181km.

- Tăng cường công tác thu gom vận chuyển rác thải, phối hợp với UBNDhai quận tập trung nhiều đợt tổng vệ sinh để thu dọn vận chuyển hết các điểmđọng rác thải trong ngõ xóm và bờ sông Tô Lịch với khối lượng là 1.110,64m3.

- Đảm bảo duy trì vệ sinh ban ngày trên các đường phố được công tygiao, ngoài ra xí nghiệp còn tăng cường công tác duy trì vệ sinh thu nhặt rác,thùng rác trên đường phố, khu tập thể, đảm bảo đường phố luôn được sạch sẽ.- Duy trì quét dọn các nhà vệ sinh công cộng được công ty giao quản lý,đáp ứng tốt nhu cầu vệ sinh cho nhân dân Tổ chức kiểm tra lập kế hoạch, sửachữa nhỏ các nhà vệ sinh công cộng

Trang 39

- Tổ chức các cuộc họp với UBND 2quận và UBND các phường triểnkhai công tác dịch vụ hợp đồng và thu phí dịch vụ rác theo quyết định102/QĐUB của UBND thành phố Công tác thu phí dịch vụ rác theo quyết định102QĐUB năm 2000 đã có nhiều thuận lợi, nhân dân trên địa bàn hai quận đãnâng cao được ý thức trách nhiệm trong công tác vệ sinh môi trường và thamgia đóng góp phí vệ sinh năm 2000 thu phí vệ sinh và thu dịch vụ hợp đồng đạt5.601 triệu đồng Thực hiện công tác xây dựng đề án xã hội hoá vệ sinh môitrường trên địa bàn Quận Thanh Xuân, xí nghiệp đã làm tốt đề án thu gom rácthải trên địa bàn phường Nhân Chính và vận chuyển rác của quận Thanh Xuânbước đầu có ổn định và có hiệu quả trong công tác thu vận chuyển.

Ngoài công tác chỉ đạo sản xuất, lãnh đạo xí nghiệp và ban chấp hànhcông đoàn thường xuyên quan tâm đến đời sống người lao động; đảm bảo mọiquyền lợi chế độ tiền lương, thưởng, hàng tháng quý; cấp phát kịp thời đếntận tay người lao động; cố gắng tạo nguồn tiết kiệm chi phí để không ngừngnâng cao mức thu nhập cho CBCNV

Chăm lo tốt các mặt đời sống của CBCNV, trang bị quần áo bảo hộ laođộng, áo phản quang, đường bồi dưỡng chống nóng mùa hè, bồi dưỡng cácchế độ thêm ca thêm giờ; duy trì các phong trào thi đua chào mừng các ngàylễ lớn phục vụ tết.

2.5 Phương hướng nhiệm vụ năm 2001.

a Mục tiêu

Đảm bảo khối lượng chất lượng duy trì trên địa bàn 2 quận Duy trì vệsinh sạch sẽ các tuyến phố chính, thu vận chuyển hết rác trong các ngõ xómkhu tập thể dân cư, các điểm vệ sinh công cộng.

Đảm bảo kế hoạch vận chuyển rác lên bãi Nam Sơn.

Bảo đảm an toàn lao động an toàn giao thông cho người lao động vàphương tiện vận chuyển Tổ chức thực hiện tốt công tác hợp đồng dịch vụ vệsinh môi trường và công tác thu phí vệ sinh theo quyết định 102/QĐUB.

Đảm bảo đời sống cho người lao động với mức thu nhập bình quân1.000.000đ/người.

Trang 40

Duy trì vệ sinh: 10.162,34 triệu đồng.Dịch vụ vệ sinh: 5746 triệu đồng.

3 Đặc điểm quy trình công nghệ.

3.1 Mục tiêu đối tượng áp dụng.

a Mục tiêu:

- Đảm bảo thu hết rác phát sinh trong ngày.- Đảm bảo ngõ xóm sạch sẽ.

- Đảm bảo an toàn lao động, an toàn giao thông.

b Đối tượng áp dụng: Toàn bộ diện tích được xác lập bằng bản đồ theo

địa bàn từng phường.

Việc duy trì vệ sinh hầu hết bằng thủ công có nhiều yếu tố ảnh hưởngđến năng suất lao động và chi phí cho công tác này Dựa trên các tiêu chí cơbản để phân loại:

- Mật độ dân cư.

- Cơ sở hạ tầng ngõ xóm.- Chất lượng mặt đường.

- Tình trạng chiếu sáng công cộng - Cự ly vận chuyển rác đến nơi tập kết.

- Tình trạng dân trí và các yếu tố ảnh hưởng khác như an ninh trật tự antoàn xã hội tại khu vực.

- Dụng cụ lao động tuỳ theo công việc cụ thể.

c Nội dung công nghệ:

Ngày đăng: 17/11/2012, 09:30

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

SƠ ĐỒ HẠCH TOÁN TIỀN LƯƠNG, BHXH, BHYT VÀ KPCĐ - Thực Trạng Công Tác Hoạch Toán Tiền Lương Và Các Khoản Trích Theo Lương Tại Xí Nghiệp Môi Trường Đô Thị Số 4
SƠ ĐỒ HẠCH TOÁN TIỀN LƯƠNG, BHXH, BHYT VÀ KPCĐ (Trang 33)
Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán. - Thực Trạng Công Tác Hoạch Toán Tiền Lương Và Các Khoản Trích Theo Lương Tại Xí Nghiệp Môi Trường Đô Thị Số 4
Sơ đồ t ổ chức bộ máy kế toán (Trang 44)
BẢNG TH CHỨNG TỪ KẾ TOÁN CHI TIẾT - Thực Trạng Công Tác Hoạch Toán Tiền Lương Và Các Khoản Trích Theo Lương Tại Xí Nghiệp Môi Trường Đô Thị Số 4
BẢNG TH CHỨNG TỪ KẾ TOÁN CHI TIẾT (Trang 47)
Sơ đồ hình thức Kế toán chứng từ ghi sổ - Thực Trạng Công Tác Hoạch Toán Tiền Lương Và Các Khoản Trích Theo Lương Tại Xí Nghiệp Môi Trường Đô Thị Số 4
Sơ đồ h ình thức Kế toán chứng từ ghi sổ (Trang 47)
(Bảng thanh toỏn lương) - Thực Trạng Công Tác Hoạch Toán Tiền Lương Và Các Khoản Trích Theo Lương Tại Xí Nghiệp Môi Trường Đô Thị Số 4
Bảng thanh toỏn lương) (Trang 48)
Bảng cân đối - Thực Trạng Công Tác Hoạch Toán Tiền Lương Và Các Khoản Trích Theo Lương Tại Xí Nghiệp Môi Trường Đô Thị Số 4
Bảng c ân đối (Trang 48)
Bảng kờ chứng từ (chi tiền mặt, tiền gửi ngõn hàng …) Thỏng …. Năm ….. - Thực Trạng Công Tác Hoạch Toán Tiền Lương Và Các Khoản Trích Theo Lương Tại Xí Nghiệp Môi Trường Đô Thị Số 4
Bảng k ờ chứng từ (chi tiền mặt, tiền gửi ngõn hàng …) Thỏng …. Năm … (Trang 49)
Bảng kờ chứng từ để ghi tất cả cỏc nghiệp vụ phỏt sinh của 1 Tài khoản trong quỏ trỡnh SXKD. - Thực Trạng Công Tác Hoạch Toán Tiền Lương Và Các Khoản Trích Theo Lương Tại Xí Nghiệp Môi Trường Đô Thị Số 4
Bảng k ờ chứng từ để ghi tất cả cỏc nghiệp vụ phỏt sinh của 1 Tài khoản trong quỏ trỡnh SXKD (Trang 49)
Bảng kê chứng từ (chi tiền mặt, tiền gửi ngân hàng …) Tháng …. Năm ….. - Thực Trạng Công Tác Hoạch Toán Tiền Lương Và Các Khoản Trích Theo Lương Tại Xí Nghiệp Môi Trường Đô Thị Số 4
Bảng k ê chứng từ (chi tiền mặt, tiền gửi ngân hàng …) Tháng …. Năm … (Trang 49)
Bảng kê chứng từ để ghi tất cả các nghiệp vụ phát sinh của 1 Tài khoản  trong quá trình SXKD. - Thực Trạng Công Tác Hoạch Toán Tiền Lương Và Các Khoản Trích Theo Lương Tại Xí Nghiệp Môi Trường Đô Thị Số 4
Bảng k ê chứng từ để ghi tất cả các nghiệp vụ phát sinh của 1 Tài khoản trong quá trình SXKD (Trang 49)
STT CHỨNG TỪ GHI SỔ - Thực Trạng Công Tác Hoạch Toán Tiền Lương Và Các Khoản Trích Theo Lương Tại Xí Nghiệp Môi Trường Đô Thị Số 4
STT CHỨNG TỪ GHI SỔ (Trang 50)
Ngoài ra doanh nghiệp còn có thể áp dụng các hình thức khác nh: Nhật ký chứng từ, Nhật ký chung, Nhật ký Sổ cái   tuỳ theo sự lựa chọn của doanh nghiệp.… - Thực Trạng Công Tác Hoạch Toán Tiền Lương Và Các Khoản Trích Theo Lương Tại Xí Nghiệp Môi Trường Đô Thị Số 4
go ài ra doanh nghiệp còn có thể áp dụng các hình thức khác nh: Nhật ký chứng từ, Nhật ký chung, Nhật ký Sổ cái tuỳ theo sự lựa chọn của doanh nghiệp.… (Trang 50)
bảng chấm công Tháng 4 năm 2000 - Thực Trạng Công Tác Hoạch Toán Tiền Lương Và Các Khoản Trích Theo Lương Tại Xí Nghiệp Môi Trường Đô Thị Số 4
bảng ch ấm công Tháng 4 năm 2000 (Trang 52)
Bảng chấm công Tháng 4 năm 2000 - Thực Trạng Công Tác Hoạch Toán Tiền Lương Và Các Khoản Trích Theo Lương Tại Xí Nghiệp Môi Trường Đô Thị Số 4
Bảng ch ấm công Tháng 4 năm 2000 (Trang 52)
Sơ đồ kế toán tổng hợp tiền lương và các khoản trích theo lương. - Thực Trạng Công Tác Hoạch Toán Tiền Lương Và Các Khoản Trích Theo Lương Tại Xí Nghiệp Môi Trường Đô Thị Số 4
Sơ đồ k ế toán tổng hợp tiền lương và các khoản trích theo lương (Trang 55)
" trớch" bảng thanh toỏn tiền thưởng - Thực Trạng Công Tác Hoạch Toán Tiền Lương Và Các Khoản Trích Theo Lương Tại Xí Nghiệp Môi Trường Đô Thị Số 4
34 ; trớch" bảng thanh toỏn tiền thưởng (Trang 58)
"trích" bảng thanh toán tiền thưởng - Thực Trạng Công Tác Hoạch Toán Tiền Lương Và Các Khoản Trích Theo Lương Tại Xí Nghiệp Môi Trường Đô Thị Số 4
34 ;trích" bảng thanh toán tiền thưởng (Trang 58)
Bảng thanh toỏn bảo hiểm xó hội - Thực Trạng Công Tác Hoạch Toán Tiền Lương Và Các Khoản Trích Theo Lương Tại Xí Nghiệp Môi Trường Đô Thị Số 4
Bảng thanh toỏn bảo hiểm xó hội (Trang 60)
Bảng thanh toán bảo hiểm xã hội - Thực Trạng Công Tác Hoạch Toán Tiền Lương Và Các Khoản Trích Theo Lương Tại Xí Nghiệp Môi Trường Đô Thị Số 4
Bảng thanh toán bảo hiểm xã hội (Trang 60)
1. Bảng tổng hợp tiền lương phải trả của cỏc bộ phận trong Xớ nghiệp trong thỏng 4/2000: - Thực Trạng Công Tác Hoạch Toán Tiền Lương Và Các Khoản Trích Theo Lương Tại Xí Nghiệp Môi Trường Đô Thị Số 4
1. Bảng tổng hợp tiền lương phải trả của cỏc bộ phận trong Xớ nghiệp trong thỏng 4/2000: (Trang 62)
1. Bảng tổng hợp tiền lương phải trả của các bộ phận trong Xí nghiệp   trong tháng 4/2000: - Thực Trạng Công Tác Hoạch Toán Tiền Lương Và Các Khoản Trích Theo Lương Tại Xí Nghiệp Môi Trường Đô Thị Số 4
1. Bảng tổng hợp tiền lương phải trả của các bộ phận trong Xí nghiệp trong tháng 4/2000: (Trang 62)
bảng tổng hợp chi tiết - Thực Trạng Công Tác Hoạch Toán Tiền Lương Và Các Khoản Trích Theo Lương Tại Xí Nghiệp Môi Trường Đô Thị Số 4
bảng t ổng hợp chi tiết (Trang 71)
Bảng tổng hợp chi tiết - Thực Trạng Công Tác Hoạch Toán Tiền Lương Và Các Khoản Trích Theo Lương Tại Xí Nghiệp Môi Trường Đô Thị Số 4
Bảng t ổng hợp chi tiết (Trang 71)
Bảng phõn bổ tiền lương, cỏc bảng kờ số 5, số 6 cuối thỏng được chuyển số liệu vào nhật ký chứng từ . - Thực Trạng Công Tác Hoạch Toán Tiền Lương Và Các Khoản Trích Theo Lương Tại Xí Nghiệp Môi Trường Đô Thị Số 4
Bảng ph õn bổ tiền lương, cỏc bảng kờ số 5, số 6 cuối thỏng được chuyển số liệu vào nhật ký chứng từ (Trang 72)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w