Bài giảng Lý thuyết tổ chức và quản trị - Bài 5: Môi trường quản trị cung cấp cho người học những kiến thức như: Khái niệm môi trường quản trị; Nhóm yếu tố môi trường vĩ mô; Nhóm yếu tố môi trường vi mô; Nhóm yếu tố môi trường nội bộ;...Mời các bạn cùng tham khảo!
Trang 1LÝ THUYẾT TỔ CHỨC VÀ QUẢN TRỊ
BÀI 5: Môi trường quản trị
Trang 2NỘI DUNG BÀI GIẢNG
• MÔI TRƯỜNG VÀ VĂN HÓA TỔ CHỨC
• Khái niệm môi trường quản trị
• Nhóm yếu tố môi trường vĩ mô
• Nhóm yếu tố môi trường vi mô
• Nhóm yếu tố môi trường nội bộ
• QUẢN TRỊ TRONG MÔI TRƯỜNG TOÀN CẦU
• Sẵn sàng kinh doanh toàn cầu
• Các yếu tố quan trọng trong môi trường quốc tế
• 5 chiều văn hóa của dự án Hofstede
• 9 chiều giá của dự án GLOBE
• Các công ty đa quốc gia
Trang 3MÔI TRƯỜNG VÀ VĂN HÓA TỔ CHỨC
Trang 4KHÁI NIỆM MÔI TRƯỜNG QUẢN TRỊ
Môi trường tổ chức (organizational enviroment): chỉ
các định chế hay lực lượng ở bên ngoài nhưng lại cóảnh hưởng đến thành quả hoạt động của một tổ chức
Định chế (institution): các tổ chức được thành lập và hoạt động trong 1 lĩnh vực nhất định của nền kinh tế.
Từ “institution” vừa có ý nghĩa là thể chế vừa có ý nghĩa là định chế.
Trang 5KHÁI NIỆM MÔI TRƯỜNG QUẢN TRỊ
Môi trường quản trị bao gồm:
Các yếu tố môi trường vĩ mô (general environment)
Các yếu tố môi trường vi mô (tác nghiệp - task
environment)
Các yếu tố môi trường nội bộ (internal
environment)
Trang 7NHÓM YẾU TỐ MÔI TRƯỜNG VĨ MÔ
Môi trường vĩ mô (general environment): môi
trường chung bên ngoài ảnh hưởng gián tiếp lên tổchức
Trang 8NHÓM YẾU TỐ MÔI TRƯỜNG VĨ MÔ (GENERAL ENVIRONMENT)
• Các yếu tố kinh tế vĩ mô
• Các yếu tố xã hội
• Các yếu tố văn hóa
• Các yếu tố về nhân khẩu, dân số
• Các yếu tố thuộc về hệ thống chính trị và pháp luật
• Các yếu tố công nghệ và tiến bộ khoa học kỹ thuật
• Các yếu tố quốc tế
• Các yếu tố thiên nhiên.
Trang 9CÁC YẾU TỐ KINH TẾ VĨ MÔ
Các yếu tố môi trường kinh tế vĩ mô:
Môi trường kinh tế vĩ mô bao gồm các yếu tố nằm bênngoài doanh nghiệp Chúng không chỉ định hướng và
có ảnh hưởng trực tiếp đến các hoạt động quản trị củadoanh nghiệp, mà còn ảnh hưởng cả tới môi trường vi
mô bên ngoài và môi trường nội bộ bên trong doanhnghiệp Các yếu tố này cũng là những nguyên nhânchính tạo ra cơ hội cũng như nguy cơ cho các hoạtđộng của tổ chức
Trang 10CÁC YẾU TỐ KINH TẾ VĨ MÔ
Các yếu tố môi trường kinh tế vĩ mô:
Tổng sản phẩm quốc nội (GDP):
• GDP tác động đến nhu cầu của gia đình, doanh nghiệp,nhà nước Khi GDP tăng lên sẽ kéo theo sự tăng lên vềnhu cầu về số lượng sản phẩm hàng hóa, dịch vụ, tănglên về chủng loại, chất lượng, thị hiếu dẫn đến tănglên quy mô thị trường
• GDP tác động đến tất cả các mặt hoạt động quản trịnhư: hoạch định, lãnh đạo, tổ chức, kiểm soát và quátrình ra quyết định
Trang 11THỦ TƯỚNG YÊU CẦU TÍNH LẠI GDP
Thủ tướng yêu cầu tính lại GDP, cộng thêm kinh tế
ngầm vào để tăng trần nợ công.
Thủ tướng cho rằng kinh tế ngầm chiếm 10-30% GDP.Nếu cộng thêm kinh tế ngầm thì GDP sẽ tăng nhiều, và
có thể được vay thêm nhiều để chi tiêu
• GDP 2017 = 220 tỷ USD Nợ công 135 tỷ USD (61.3%GDP), và tiếp tục tăng vì chi tiêu công tăng nhanh
• Trần nợ công là 65% GDP Chính phủ không đồng ýtăng trần nợ công
Trang 12THỦ TƯỚNG YÊU CẦU TÍNH LẠI GDP
• Kinh tế ngầm là một thị trường nơi mà tất cả các hoạt
động thương mại được tiến hành mà không liên quanđến thuế, luật hoặc các quy định thương mại
Trang 13THỦ TƯỚNG YÊU CẦU TÍNH LẠI GDP
Kinh tế ngầm bao gồm:
• Những hoạt động kinh tế bất hợp pháp như buôn bán hàng cấm (ma tuý), buôn lậu, cờ bạc, mại dâm và cả
hợp pháp (ví dụ: kinh tế gia đình, buôn hàng vỉa hè) ;
• Những hoạt động hợp pháp nhưng không báo cáo với
cơ quan thuế, như thông đồng, móc ngoặc giữa người
quản lý với người thừa hành để bớt xén tiền của, tàisản của nhà nước, lập quỹ đen, chia nhau, và các hành
vi hối lộ cá nhân hoặc tập thể
Trang 14THỦ TƯỚNG YÊU CẦU TÍNH LẠI GDP
Tính lại GDP để có thể tăng thêm nợ công khá nguyhiểm vì xã hội sẽ phải gánh thêm gánh nặng về nợcông trong khi nhà nước không thu thuế được khu vựckinh tế ngầm Vì vậy, phần tính thêm khu vực kinh tếngầm vào GDP vô nghĩa, không đóng góp vào lợi íchkinh tế chung
Một trong những lý do quan trọng nhất khiến Trumpchiến thắng Clinton là vấn đề nợ công của Mỹ
Có người nói trước nay chúng ta nghèo vì tính nhầm GDP??? ☺
Trang 15TRUYỆN CƯỜI: NHÀ KINH TẾ ĐI XIN VIỆC
Trang 16CÁC YẾU TỐ KINH TẾ VĨ MÔ
Các yếu tố môi trường kinh tế vĩ mô:
• Lạm phát :Nếu lạm phát gia tăng sẽ làm tăng giá cả,
dẫn tới sẽ là tăng giá thành và tăng giá bán Nhưngtăng giá bán lại khó cạnh tranh
• Mặt khác, khi lạm phát tăng cao, thì thu nhập thực tếcủa người dân lại giảm đáng kể và điều này lại dẫn tớilàm giảm sức mua và nhu cầu thực tế của người tiêudùng
Trang 17LẠM PHÁT Ở VENEZUELA
Dùng bao tải thay cho ví, cân tiền thay vì đếm
Trang 18CÁC YẾU TỐ KINH TẾ VĨ MÔ
Các yếu tố môi trường kinh tế vĩ mô:
• Tỷ giá hối đoái và lãi suất cho vay: Nhiều doanh
nghiệp có mối quan hệ trên thương trường quốc tế Tỷgiá hối đoái ảnh hưởng trực tiếp đến giá thành và giábán sản phẩm của doanh nghiệp Lãi suất cho vay ảnhhưởng đến việc vay ngân hàng của doanh nghiệp
• Tiền lương và thu nhập: Chi phí về tiền lương là một
khoản chi phí rất lớn ở hầu hết mọi doanh nghiệp, nóảnh hưởng đến chi phí sản xuất, chi phí kinh doanhcủa các đơn vị này
• Luật bảo hiểm xã hội 2018 và vấn đề trốn đóng bảo hiểm xã hội Vỡ quỹ bảo hiểm xã hội.
Trang 19CÁC YẾU TỐ DÂN SỐ-VĂN HÓA-XÃ HỘI
Các yếu tố dân số - văn hóa - xã hội:
• Dân số: các nhà quản trị phải phân tích cơ cấu dân số
trên cơ sở giới tính, tuổi tác để phân khúc và xác địnhthị trường mục tiêu, phải xác định được nhu cầu thực tế
về sản phẩm hàng hoá của mình và dựa vào đó đểquyết định kế hoạch sản xuất và tiêu thụ sản phẩm
• Chính sách 1 con ở Trung quốc ảnh hưởng đến cơ cấu dân số và chi tiêu.
Trang 20CÁC YẾU TỐ DÂN SỐ-VĂN HÓA-XÃ HỘI
Các yếu tố dân số - văn hóa - xã hội:
• Văn hóa: văn hóa tác động, chi phối hành vi ứng xứ
của người tiêu dùng, hành vi mua hàng của kháchhàng Tình cảm gia đình, hiểu biết xã hội, trình độ họcvấn cũng ảnh hưởng đến mua sắm hàng hóa , dịchvụ
• Ví dụ thất bại của KFC ở Trung quốc.
Trang 21Chủ nghĩa công xã (comunalism)
Trang 22Mô hình Kitbutz ở Israel
• Mọi người hầu như không có tài sản riêng
• Công xã cấp nhà cửa, đồ dùng trong nhà Công xã cómột số ô tô con để dùng chung
• Mỗi người ra ngoài làm việc nhưng phải nộp lươngcho công xã
• Mọi người được chia đều thức ăn Quần áo được giặtgiũ chung
• Những người lười lao động không bị trừng phạt.Công xã cho rằng cơ thể họ cần được nghỉ ngơi nhiềuhơn Tuy nhiên, quá lười sẽ bị đuổi khỏi công xã
Trang 23CÁC YẾU TỐ DÂN SỐ-VĂN HÓA-XÃ HỘI
Các yếu tố dân số - văn hóa - xã hội:
• Nghề nghíệp: Nghề nghiệp khác nhau sẽ dẫn đến
những đòi hỏi về phương tiện và công cụ lao độngchuyên biệt khác nhau Ngoài ra do ngành nghề khácnhau mà những nhu cầu tiêu dùng về ăn ở đi lại vuichơi giải trí.v.v cũng khác nhau
• Ví dụ: quán nước ở các khu vực nông thôn.
Trang 24CÁC YẾU TỐ DÂN SỐ-VĂN HÓA-XÃ HỘI
Các yếu tố dân số - văn hóa - xã hội:
• Tâm lý dân tộc: Tình cảm quê hương, tình yêu đất
nước, lòng tự hào dân tộc, ý chí ngoan cường, tínhhiếu học, lòng nhân nghĩa vị tha …ảnh hưởng đến nhàquản trị, phong cách tiêu dùng, hình thành thị trường
• Có nên tẩy chay hàng hóa và văn hóa Trung quốc nói chung hay không?
Trang 25CÁC YẾU TỐ DÂN SỐ-VĂN HÓA-XÃ HỘI
• Phong cách và lối sống: Mỗi phong cách và lối sống
có những đặc trưng riêng về cách mỗi cá thể suy nghĩ,hành động và thể hiện, chi phối rất mạnh đến việc hìnhthành nhu cầu về chủng loại, chất lượng, số lượng,hình dáng, mẫu mã của hàng hóa, dịch vụ
• Khác biệt về kinh doanh ở miền bắc và miền nam, giữa khu vực nhà giàu và khu vực nhà ổ chuột.
Trang 26CÁC YẾU TỐ DÂN SỐ-VĂN HÓA-XÃ HỘI
• Hôn nhân và gia đình: hôn nhân và gia đình có ảnh
hưởng trực tiếp đến năng suất, chất lượng và hiệu quảcủa tất cả các thành viên trong doanh nghiệp, và cácnhu cầu tiêu dùng trong xã hội
• Tôn giáo: ảnh hưởng đến cả doanh nghiệp và người
tiêu dùng (đặc biệt các lễ hội tôn giáo)
• Tỷ lệ độc thân, tình trạng li dị, cha mẹ đơn thân ở phương tây và các hàng hóa dịch vụ cho cho những người độc thân và cha mẹ đơn thân.
Trang 27BÀI ĐỌC: CHI TIÊU CHO ĐỒ CÚNG Ở VIỆT NAM
Trang 28CÁC YẾU TỐ CHÍNH TRỊ, LUẬT PHÁP, LÃNH
ĐẠO VÀ QUẢN LÝ CỦA NHÀ NƯỚC
• Chính phủ đóng vai trò khá quan trọng: vừa có thểthúc đẩy vừa có thể hạn chế việc kinh doanh
• Chính phủ có thể thúc đẩy bằng cách khuyến khíchviệc mở rộng và phát triển hoạt động kinh doanh củadoanh nghiệp thông qua việc trợ cấp cho các ngànhcông nghiệp, ưu tiên về thuế, bảo vệ một vài ngànhkinh doanh thông qua những biểu thuế suất đặc biệt,hay bằng cách trợ giúp việc nghiên cứu và triển khai
• Ví dụ: cắt giảm các điều kiện kinh doanh, chủ trương của chính phủ “Năm quốc gia khởi nghiệp”, bộ giáo dục đề nghị tăng lương cho giáo viên.
Trang 29BÀI ĐỌC: PACK CHUNG HEE NHÀ ĐỘC TÀI
LIÊM KHIẾT
• Phải chăng các quốc gia đông Á cần những nhà độc tài nhưng sáng suốt, thanh liêm lãnh đạo để thúc đẩy kinh tế phát triển thần tốc?
Trang 30CÁC YẾU TỐ CHÍNH TRỊ, LUẬT PHÁP, LÃNH
ĐẠO VÀ QUẢN LÝ CỦA NHÀ NƯỚC
• Chính phủ cũng có thể hạn chế và điều chỉnh việc kinhdoanh thông qua các bộ luật, nghị định, thông tư vàcác quyết định như bộ Luật Lao Động, Luật ThươngMại, Luật Doanh Nghiệp, Luật Đầu tư, Luật Thuế xuấtnhập khẩu, Luật Bảo Vệ Môi Trường v.v Các chínhsách về lương bổng, tài chính, tiền tệ
• Hoa kỳ: vì sao không kiểm soát được vũ khí? quy định
về mức lương tối thiểu (lương cơ bản ở Bắc âu).
• VN: cấm Bitcoin cấm công chức làm giám đốc doanh nghiệp tư nhân, cấm đánh bạc (vụ Phan Văn Vĩnh).
Trang 31PHIM: THÍ ĐIỂM THU NHẬP CƠ BẢN Ở PHẦN LAN
Trang 32CHỦ TRƯƠNG PHÁT TRIỂN CÁC TẬP ĐOÀN
KINH TẾ NHÀ NƯỚC
• Từ khi bắt đầu chương trình cổ phần hóa (năm
1992, Việt Nam có khoảng 12.000 doanh nghiệpnhà nước thì gần 25 năm sau, đến cuối năm 2017,con số này còn khoảng 500
Trang 33CHỦ TRƯƠNG PHÁT TRIỂN CÁC TẬP ĐOÀN
KINH TẾ NHÀ NƯỚC
• Quá trình hình thành các tập đoàn nhà nước (tức
là sự tập trung và tích tụ sở hữu nhà nước) xảy rađồng thời với quá trình cổ phần hóa (tức là sựphân tán và xã hội hóa sở hữu nhà nước)
• Một mặt nhà nước chủ trương “xóa bỏ đặc quyềntrong kinh doanh của doanh nghiệp nhà nước”.Mặt khác nhà nước tiếp tục cho phép các tổngcông ty và tập đoàn kinh tế được hưởng lợi thếđộc quyền trong nhiều ngành quan trọng
Trang 34CHỦ TRƯƠNG PHÁT TRIỂN CÁC TẬP ĐOÀN
KINH TẾ NHÀ NƯỚC
• Kết quả là cho đến nay, các tập đoàn nhà nước vẫnchiếm vị thế độc quyền gần như hoàn toàn trong cáclĩnh vực như vận tải đường sắt, vận tải hàng không,hóa chất cơ bản, than, điện, v.v Các tập đoàn nàycòn chiếm 70% vốn nhà nước và 70% vốn ODA
Trang 35CHỦ TRƯƠNG PHÁT TRIỂN CÁC TẬP ĐOÀN
KINH TẾ NHÀ NƯỚC
• Các tập đoàn kinh tế như Petro Việt Nam, Vinashin,EVN…đang kiểm soát một số ngân hàng, để thựchiện các khoản vay lớn trên thị trường quốc tế
• Những động thái này là những thủ thuật cổ điển màcác keiretsu của Nhật Bản và chaebol của Hàn Quốc
đã áp dụng Nếu như không có hệ thống kiềm chế
đủ mạnh, thì sẽ dẫn tới những khoản vay và đầu tưquá mức của các thành viên tập đoàn
Trang 36CHỦ TRƯƠNG PHÁT TRIỂN CÁC TẬP ĐOÀN
cơ học các doanh nghiệp nhà nước với nhau
Trang 37CHỦ TRƯƠNG PHÁT TRIỂN CÁC TẬP ĐOÀN
KINH TẾ NHÀ NƯỚC
• Điều kiện tồn tại của chaebol là phải nhanh chóngcạnh tranh trên thị trường quốc tế, thường là 5-7năm phải xuất khẩu được
• Trong khi đó, ở Việt Nam nhiều tập đoàn đượchưởng “ngân sách mềm”, hưởng lợi thế độc quyềntrên thị trường nội địa và không bị buộc phải xuấtkhẩu
• Hiệu quả của các tập đoàn này rất hạn chế
Trang 38YẾU TỐ CÔNG NGHỆ VÀ TIẾN BỘ KHOA HỌC
KỸ THUẬT
• Kinh doanh là tìm cách thỏa mãn nhu cầu của thịtrường, nhưng nhu cầu của thị trường lại thay đổi liêntục cho nên các nhà doanh nghiệp phải thường xuyên
áp dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật và công nghệ mới
để đáp ứng được tốt hơn nhu cầu của khách hàng, vàđảm bảo năng lực cạnh tranh trước các đối thủ
• Ví dụ Uber, Airbnb Cửa hàng bán hàng tự động, không có người quản lý.
Trang 39YẾU TỐ THIÊN NHIÊN
• Bảo vệ, phát triển và khai thác hợp lý các nguồn tàinguyên thiên nhiên đang là một yêu cầu cấp bức xúctất yếu trong hoạt động của tất cả mỗi nhà quản trị
• Áp lực bảo vệ môi trường sạch và xanh, phong tràochống lãng phí trong việc sử dụng tài nguyên thiênnhiên sẽ là những yếu tố càng ngày càng trở nên quantrọng và có ảnh hưởng ngày càng lớn hơn đến nhữngquyết định của hệ thống quản trị trong mỗi tổ chức
Trang 40BÀI ĐỌC: BI KỊCH CỦA CÔNG
Trang 41“BI KỊCH CỦA CÔNG”: KHAI THÁC CÁ Ở BIỂN ĐÔNG
• Biển đông là vùng tranh chấp, cho nên hải sản là tàisản công Các quốc gia đều tranh thủ đánh bắt hải sản
• Tuy nhiên gần đây Trung quốc đơn phương ra lệnhcấm các nước trong vùng đánh bắt hải sản vào mùa hè
để bảo vệ nguồn hải sản
• Lý do nào để họ làm như vậy? Và các nước trong vùng nên phản ứng ra sao??
Trang 42NHỮNG YẾU TỐ MÔI TRƯỜNG VI MÔ
Trang 43NHÓM YẾU TỐ MÔI TRƯỜNG VI MÔ (TÁC NGHIỆP - TASK ENVIRONMENT)
Trang 45NHỮNG YẾU TỐ MÔI TRƯỜNG VI MÔ
• Đối thủ cạnh tranh: Trong nhóm đối thủ cạnh tranh
có thể kể đến ba nhóm: (1) Đối thủ cạnh tranh trựctiếp, (2) Đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn, và (3) Sản phẩmthay thế
• Các công ty Fintech là đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn của các ngân hàng Cạnh tranh trong các ngành độc quyền như điện.
Trang 46NHỮNG YẾU TỐ MÔI TRƯỜNG VI MÔ
• Nhà cung ứng: các nhà cung ứng cung cấp nguyên
liệu đầu vào, vật liệu và máy móc, tài chính, lao động
• Ví dụ: các nhà sản xuất hồ tiêu cần phải quan tâm đến nhiều loại nhà cung ứng khác nhau (giống, phân bón, thuốc trừ sâu, máy tưới nước, sấy khô, tài chính, nhân công v.v…)
Trang 47NHỮNG YẾU TỐ MÔI TRƯỜNG VI MÔ
• Khách hàng: Tìm hiểu kỹ lưỡng và đáp ứng đầy đủ
nhu cầu cùng sở thích thị hiếu của khách hàng mụctiêu sống còn cho mỗi doanh nghiệp nói chung và hệthống quản trị của nó nói riêng
• Những nhân tố bao gồm số lượng người mua trên thị trường, thông tin người mua có, và có hay không sản phẩm thay thế xác định mức độ ép giá từ khách hàng.
Trang 48NHỮNG YẾU TỐ MÔI TRƯỜNG VI MÔ
• Chính phủ và chính quyền địa phương chắc chắn có
ảnh hưởng rất nhiều đến các tổ chức vì nó quyết địnhnhững điều mà tổ chức có thể và không thể thực hiện
• Ví dụ: việc bảo vệ vị trí độc quyền của những ngành then chốt, quan trọng như năng lượng, thông tin sẽ mang lại nhiều lợi nhuận cho các công ty trong lĩnh vực này.
• Việc xây dựng các cổng chào, tượng đài nghìn tỷ ở các địa phương Độc quyền trong lĩnh vực cơ sở hạ tầng (vì sao chưa cổ phần hóa hết khu vực cơ sở hạ tầng)
Trang 49NHỮNG YẾU TỐ MÔI TRƯỜNG VI MÔ
• Các nhóm áp lực: Những nhà quản trị phải tìm giải
pháp đối phó những nhóm áp lực nào đang có các ảnhhưởng đối với tổ chức của họ
• Ví dụ các công ty thuốc lá có thể bị áp lực từ sự vận động không hút thuốc tại nhiều nơi như công sở, nơi công cộng nói chung của nhóm bảo vệ môi trường Hoặc các công ty thuốc bảo vệ thực vật sẽ gặp khó khăn bởi phong trào 3 tăng 3 giảm (giảm lượng giống gieo, phân bón, thuốc trừ sâu; tăng năng suất, chất lượng, hiệu quả)
Trang 50NHÓM LỢI ÍCH
• Nhóm lợi ích hay còn gọi nhóm vận động,
nhóm áp lực xã hội là một tập thể gồm nhiều cá
nhân, tổ chức cùng chia sẻ một mối quan tâm
chung và cùng nhau thúc đẩy các mục tiêu đó
Trang 51• Ngay từ thời kỳ đầu lập quốc của Hoa Kỳ tổngthống Thomas Jefferson tin rằng sự vận độngcủa các nhóm lợi ích đối với chính quyền là biểuhiện của sự tự do dân chủ.
• Nhưng ngay cả với một hệ thống pháp luật minhbạch và hoàn chỉnh, Hoa Kỳ cũng đã phải trả giácho sự vận động hành lang (lobby) của cácnhóm lợi ích
NHÓM LỢI ÍCH
Trang 52VẬN ĐỘNG HÀNH LANG COCA- PEPSI
• Pepsi ra đời sau Coca Cola 13 năm Và trong khiCoca không ngừng vươn ra toàn cầu thì Pepsi 2lần phá sản Nhưng đến thời điểm hiện nay, Pepsi
và Coca không chênh lệch nhiều
• Ngoài những nguyên nhân như cải tiến công thức,nắm bắt thị hiếu tiêu dùng… còn một nguyênnhân quan trọng khác cho sự thành công củaPepsi: lobby