1. Trang chủ
  2. » Văn Hóa - Nghệ Thuật

Tài liệu KHI CÁC NHÀ VĂN, NHÀ THƠ DIỄN TẢ ÂM NHẠC . Nguyễn thị Thanh Phương . docx

5 431 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 5
Dung lượng 55,52 KB

Nội dung

KHI CÁC NHÀ VĂN, NHÀ THƠ DIỄN TẢ ÂM NHẠC . Nguyễn thị Thanh Phương . Âm nhạc là nghệ thuật dùng âm thanh để diễn tả lòng người và thiên nhiên ở trình độ phong phú nhất . Người soạn nhạc là người qua âm thanh diễn tả lòng mình và những cảm nhận của mình với ngoại cảnh . Những người đó còn làm cho người khác cùng rung cảm được với mình qua tiếng nhạc, giống như văn nhân và thi nhân bằng ngòi bút của mình mà làm rung động lòng người . Bao nhiêu văn nhân và thi nhân vì yêu âm nhạc mà làm ra những bài thơ, nhưng đoạn văn bất hủ để diễn tả tiếng đàn Nguyễn Du hẳn là một người rất yêu âm nhạc nên mới dùng lối tả âm nhạc để tả con người nghệ sĩ của Kiều một cách rất tỉ mỉ tinh tế. Ông cho Kiều là một người tài hoa nghệ sĩ, nên ông cho Kiều chơi đàn . Ông phải là một người yêu đàn và biết thưởng thức đàn lắm nên mới chọn nghệ thuật này cho nhân vật chính của ông, mà ông muốn tảtài hoa . Tất cả những đoạn quan trọng trong đời Kiều : Khi yêu lần đầu, khi bị làm nhục bởi Hoạn Thư, hay bởi Hồ Tôn Hiến, ông đều cho nàng được diễn tả lòng mình qua tiếng đàn .Ta hãy nghe ông tả tiếng đàn của Kiều khi nàng đánh cho Kim Trọng nghe : Trong như tiếng hạc bay qua Đục như tiếng suối mới sa nửa vời Tiếng khoan như gió thoảng ngoài Tiếng mau sầm sập như trời đổ mưa . Đây là tiếng đàn bẽ bàng của Kiều khi nàng phải đánh cho Hoạn Thư và Thúc Sinh nghe khi hai người này cùng uống rượu với nhau Bốn giây như khóc như than Khiến người trên tiệc cũng tan nát lòng . Và đây là tiếng đàn tủi nhục của nàng khi Từ Hải chết, mà nàng lại phải đánh cho Hồ Tôn Hiến nghe : Một cung gió thảm mưa sầu Bốn giây nhỏ máu năm đầu ngón tay . …………………………………………… Đó là Nguyễn Du của chúng ta đã diễn tả tiếng đàn . Văn nhân thi sĩ khác thì sao ? Đây là Bạch Cư dị . Ông tả tiếng đàn trong bài "Tỳ Bà Hành" cũng rất chi ly tỉ mỉ . Vừa tả cách chơi đàn của người nghệ sĩ, vừa dùng lối so sánh đễ diễn tả tiếng đàn : Tôi chỉ xin trích ra đây bản diễn nghĩa của bài thơ, thay vì bài thơ toàn bằng chữ Hán . Đây cũng chỉ là một đoạn trong bài "Tỳ Bà Hành" thôi : Nắn nhẹ, vốt chậm, rồi lại gảy lên Thoạt đầu là khúc "Nghê Thường", sau đến khúc "Lục Yêu" Dây lớn ào ào như mưa đổ mau Dây nhỏ nỉ non như trò chuyện riêng Tiếng nỉ non và tiếng ào ào xen lẫn nhau gảy lên Có lúc giống như tiếng hạt châu lớn, hạt châu nhỏ rơi trên mâm ngọc . Có lúc như tiếng chim oanh hót ríu rít mau lẹ dưới hoa . Có lúc như tiếng nước chảy nghẹn ngào xuống ghềnh . Có lúc tiếng đàn ngừng dứt, như giòng suối lạnh ngưng đọng . Tiếng đàn ngừng dứt không thông, dần dần im bặt . Riêng có nỗi sầu u uất, nỗi hận âm thầm phát sinh . Lúc này không có tiếng đàn lại hơn lúc có tiếng đàn . Có lúc như tiếng nước bắn vọt ra ngoài bình bạc bị vỡ bất ngờ . Có lúc như đoàn quân thiết kỵ chợt vùng ra, đao thương rộn vang . Khi kết thúc, nàng thâu vuốt, đánh xuống giữa đàn . Bốn giây đàn cùng phát ra một âm thanh như tiếng lụa xé . Nguyễn Du tả cái đẹp, cái thong dong hay cái đau đớn trong tiếng đàn của Kiều khi nàng đàn . Bạch Cư Dị lại chú ý đến kỹ thuật điêu luyện của người nghệ sĩ chơi đàn . Đây là Kim Dung, nhà văn sĩ tài hoa, người đi sau các nhà văn đẻ ra các trường phái "Lãng Mạn" (Romanticism), "Tự Nhiên" (Naturalism) và "Hiện Thực" (Realism), ông đã dùng tất cả ba lối viết văn này trong văn chương của ông nên ông đã hấp dẫn được hàng triệu độc giả á châu . Kim Dung cũng là một người yêu âm nhạc vô kể . Ai đọc cuốn "Tiếu Ngạo Giang Hồ" thì sẽ thấy rõ điều đó . "Tiếu Ngạo Giang Hồ" là tên của bản nhạc trong cuốn tiểu thuyết này của Kim Dung . Mọi tình tiết xảy ra chung quanh nhân vật chính Lệnh Hồ Xung và bản nhạc này . Kim Dung đã cho nhân vật Lưu Chính Phong trong "Tiếu Ngạo Giang Hồ" nói một câu bất hủ : "Về ngôn ngữ hay văn tự còn có thể trá ngụy được, nhưng tiếng đàn, tiếng tiêu là tiếng nói từ cõi lòng, chẳng ai có thể giả mạo được !" Xin mời các bạn hãy thưởng thức đoạn Kim Dung tả Lưu Chính Phong, một người thuộc chính phái và Khúc Dương, một người thuộc phe "Ma Giáo" hoà nhạc với nhau . Hai người này đã bất chấp chuyện phe phái, chính , họ kết thân với nhau vì cùng say mê âm nhạc . Lưu Chính Phong chơi Thất Huyền Cầm, Khúc Dương thổi tiêu . Hai người cùng soạn ra khúc nhạc cho thất huyền cầm và tiêu cùng tấu chung rồi họ đặt tên cho khúc nhạc của mình là "Tiếu Ngạo Giang Hồ", ý muốn cười nhạo tất cả những tinh thần phe phái của hai bên tự cho mình là CHÍNH hoặc . Đây là đoạn tả cuộc hoà nhạc giữa Lưu Chính Phong và Khúc Dương khi hai người này bị cả hai phe đánh đuổi đến đường cùng trước khi cả hai cùng chết . Kim Dung cho người nghe được tiếng đàn này là Lệnh Hồ Xung và Nghi Lâm, vô tình chạy trốn đến Khúc rừng ấy mà nghe được : "Tiếng đàn nghe rất thanh nhã . Lát sau lại có tiếng sáo nhu hoà nổi lên họa với tiếng đàn . Hai người (Lệnh Hồ Xung và Nghi Lâm) còn nghe rõ là tiếng đàn Thất Huyền Cầm âm điệu trung chính, dóng đôi với tiếng tiêu thanh cao u nhã làm rung động lòng người . Tiếng đàn với tiếng tiêu lại tựa hồ một bên vấn, một bên đáp dần dần đi tới "Tiếng đàn dần dần lên cao vòi vọi còn tiếng tiêu lại từ từ trầm xuống nhưng không dứt, tựa hồ như tiếng gió thoảng qua mà liên miên bất tuyệt khiến người nghe không khỏi bâng khuâng trong dạ "Đột nhiên cung đàn rít lên một tiếng cấp bách . Dây đàn đứt mấy sợi ro^`i tiếng đàn ngưng bặt . Tiếng tiêu cũng chấm dứt . Bốn bề trở nên yên lặng như tờ . Trên trời vầng trăng tỏ trên cao chiếu bóng những cây rừng chi chít trên mặt đất ." Thật là một tình cảnh bi hùng, tráng lệ . Trên đây là những tác giả hoặc dùng thiên nhiên, hoặc dùng lòng người để diễn tả tiếng đàn . Bản dịch sau đây của một tác giả người Đức, ông hoàn toàn không diễn tả tiếng đàn, mà chỉ diễn tả nỗi đam mê về âm nhạc của cả người chơi đàn lẫn người nghe, mà người dịch, sau khi đọc xong, lòng vẫn bị xúc động mãi về tiếng đàn . Đoạn văn sau đây của Ernst Wiechert (1887 - 1950), trích trong truyện ngắn "Der Fluechtling" (Người Đi Trốn), của tập truyện "Die Novellen Und Erzaehlungen" (Tập Truyện Ngắn) SỨC MẠNH CỦA ÂM NHẠC Ernst Wiechert. Nguyễn Thị Thanh Phương dịch . Đêm hôm ấy vào tháng 9, khi chàng dừng chân trong khuôn viên của một tòa lâu đài, chàng muốn qụy xuống vì đói và mệt, và chàng biết rằng nếu muốn sống còn, chàng phải ăn cắp . Toà lâu đài chìm trong bóng tối, nhưng trăng lại chiếu ánh sáng trắng cả một khoảng hiên và ánh sáng đó trôi từ từ qua hai cánh cửa hé mở như một lời mời gọi thầm lặng . Khi người vượt ngục bước chân lên thềm, chàng thoáng thấy trong bóng tối nhá nhem của những căn phòng, trên bàn ăn còn sót lại những món tráng miệng và trên bàn nhỏ bên cạnh, còn lại bánh đựng trong chiếc đĩa bạc, vài trái cây, và rượu trong bình pha lê chạm trổ . Chàng nhìn thấy tay mình run run cầm ly rượu để trên môi, cảm thấy vị của bánh mì như thành kẻ cứu tinh đến với mình trong cơn hấp hối . Rồi chàng vơ hối hả tất cả những gì có thể ăn được vào trong chiếc túi xách . Khi lách qua cánh cửa, chàng nhìn một cách tuyệt vọng vào trong và tự hỏi, mình có thể trốn ở bên trong những bức tường này được đến bao lâu . Bỗng chàng trông thấy một vệt sáng trắng nơi cuối phòng, giống như một lưỡi kiếm được chiếu sáng dưới ánh trăng đang xuyên qua tấm màn cửa . Chàng nhìn thấy những phím đàn chiếu nhấp nháy dưới ánh trăng như nhìn qua một lớp sương mù . Rồi chàng đứng bất động nhìn vào dải phím đàn trắng đẫm ánh trăng, thầm nghĩ : Thế này là uống thuốc độc, là chết . Nhưng chàng không tự chủ được mà dang tay ra và bắt đầu đánh đàn Thoạt tiên tiếng đàn vang lên rất nhẹ, không lớn hơn tiếng đàn của những hộp nhạc đồ chơi nhưng rồi chàng không còn kìm hãm được nữa, mà để tâm hồn buông thả ra như chồi non mở cánh, để căn phòng đang im lặng âm thầm trong bóng tối, chợt vang rộn lên bởi âm thanh của tiếng đàn, cho đến khi tiếng đàn vang mãi lên đến tận trời sao xa tắp Khi tiếng đàn ngưng thì đèn trong phòng bật sáng, rồi bốn người xuất hiện và nhìn chàng như người từ hành tinh nào hiện đến : chủ nhân tòa lâu đài, nữ chủ nhân và hai cô con gái không ai thốt một lời Người chủ nhân quí phái hỏi bằng giọng nhẹ nhàng : - Ông vượt ngục ? Phải không ? Chàng trả lời giọng nặng nề : - Vâng, vượt ngục . - Ông có phải là nghệ sĩ không ? Chàng gật đầu . - Đó có phải là bản symphony cuối cùng của Beethoven ? Chàng lại gật đầu Nữ chủ nhân thì thầm : - Hay lắm ! Hay tuyệt . Có thể một lần nào khác ông lại chơi lại bản này một lần nữa như ông vừa mới chơi ? - "Sẽ như vậy nữa" . - Chàng cao giọng , - "Nhưng hôm nay", - và nói tiếp "các người cứ bắt tôi đi . Tôi không kháng cự đâu !" - "Không !" - Nữ chủ nhân trả lời, "Ông hãy đi đi " . Rồi nhìn về phía ba người kia ."Đồng ý không ?" Ba người kia cùng gật đầu . Chàng cúi xuống cầm lấy chiếc túi xách và quay lại lần nữa : - "Tôi đã ăn cắp" . Chàng lại nói bằng giọng khó khăn : "Tôi cũng đã giết người, nhưng sức mạnh kia còn lớn hơn, nó vượt khỏi chúng ta . Các vị cũng biết điều đó Tôi rất cám ơn ." Rồi chàng bước xuống bậc thềm . Ánh trăng và tiếng thì thầm của đêm lại đón lấy chàng như một giấc mơ . ………………………………………………………………………………………. Đây là những xúc động vì âm nhạc của văn và thi nhân được diễn tả lại trong văn thơ của họ . Mỗi một người có một cảm nhận khác nhau, thì lối diễn tả cũng khác nhau . Nhưng người nghệ sĩ là người biết truyền đạt cho người khác những rung động của lòng mình . Dùng một nghệ thuật (viết ) để diễn tả một nghệ thuật khác (nhạc) mà lại làm cho người đọc thưởng thức được như mình đã thưởng thức, thì thật là tài hoa . Nguyễn Thị Thanh Phương . KHI CÁC NHÀ VĂN, NHÀ THƠ DIỄN TẢ ÂM NHẠC . Nguyễn thị Thanh Phương . Âm nhạc là nghệ thuật dùng âm thanh để diễn tả lòng người và thiên. làm ra những bài thơ, nhưng đoạn văn bất hủ để diễn tả tiếng đàn Nguyễn Du hẳn là một người rất yêu âm nhạc nên mới dùng lối tả âm nhạc để tả con người nghệ

Ngày đăng: 16/01/2014, 22:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w