1. Trang chủ
  2. » Công Nghệ Thông Tin

Tài liệu TỪ TRÍ TUỆ NHÂN TẠO VÀ TẠO DỤNG TRI THỨC ĐẾN KHOA HỌC TRI THỨC docx

9 513 1

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 9
Dung lượng 1,09 MB

Nội dung

Kỷ yếu Hội thảo ICT.rda’03 Proceedings of ICT.rda'03. Hanoi Feb. 22-23, 2003 1  TỪ TRÍ TUỆ NHÂN TẠOTẠO DỤNG TRI THỨC ĐẾN KHOA HỌC TRI THỨC From Artificial Intelligence and Knowledge Management to Knowledge Science Hồ Bảo Abstract This paper summaries the talk at the ICT.rda conference for introducing the basic con- cepts, the current development, and the relation between two fields of artificial intelligence and knowledge management. The new field of knowledge science is also briefly introduced. Tóm tắt Bài viết này tóm lược của những nội dung chính sẽ được trình bày tại ICT.rda nhằm giới thiệu một số khái niệm cơ bản, tình hình phát triển, mối quan hệ của hai lĩnh vực trí tuệ nhân tạo tạo dụng tri thức, một trong những con đường đến một lĩnh vực mới  khoa học tri thức. 1. DẪN NHẬP Có thể nói nôm na rằng tri thức là những hiểu biết đã được kiểm nghiệm. Gần đây ta nghe nói nhiều hơn rằng tri thức là sức mạnh tài nguyên, tri thức đang trở nên tiềm lực cạnh tranh, ta cần nâng cao dân trí, Trong xu thế toàn cầu hóa, trong sự hình thành xã hội thông tin bước đầu của nền kinh tế tri thức ở các nước phát triển, tri thức ngày càng có vai trò cốt tử trong sự phát triển của mọi quốc gia [20], [21], [25]. Ngành trí tuệ nhân tạo (TTNT, artificial intelligence) trong gần nửa thế kỷ qua đã đạt được những thành tựu rực rỡ, đang tiếp tục phát triển, đóng góp vào nền tảng của công nghệ thông tin (CNTT) cũng như tạo ra các sản phẩm liên quan đến khai thác sử dụng tri thức trên máy tính. Kỷ yếu Hội thảo ICT.rda’03 Proceedings of ICT.rda'03. Hanoi Feb. 22-23, 2003 2 Trong vài năm cuối của thế kỷ trước, tạo dụng tri thức (TDTT, knowledge mana-gement), sau chừng 25 năm phát triển, đã nổi lên như một sự kiện, một làn sóng mới trong quản trị và kinh doanh về việc tạo ra sử dụng tri thức như đòn bẩy, như tài sản, như tiềm lực trong các tổ chức hiện đại. Do những thay đổi sâu sắc về môi trường thông tin kinh tế, TDTT đang thu hút sự quan tâm rộng rãi, đang thách thức cũng mở ra nhiều cơ hội trong kinh doanh, xã hội, quản lý, khoa học công nghệ [2], [4], [7], [17], [22], [23], [28]. Phần đầu của bài này điểm lại các khái niệm dữ liệu, thông tin, tri thức, phân tích mục tiêu khai thác sử dụng tri thức trong TTNT. Phần này cũng giới thiệu vấn đề đưa vào dùng được tri thức trong việc ra quyết định các hệ hỗ trợ quyết định. Phần chính của bài này tập trung trình bày những khái niệm cơ bản của TDTT, lý thuyết ứng dụng của TDTT tại Nhật bản. Phần cuối của báo cáo giới thiệu những bước đi ban đầu về một khoa học mớikhoa học tri thức (knowledge science). 2. TRÍ TUỆ NHÂ N TẠO TRI THỨC TRONG HỆ HỖ TRỢ QUYẾT ĐỊNH Trí tuệ nhân tạo là một nhánh của khoa học công nghệ liên quan đến việc làm cho máy tính có những năng lực của trí tuệ con người, tiêu biểu như các khả năng “suy nghĩ”, “hiểu ngôn ngữ”, biết “học tập” của máy. Máy tính sinh ra chủ yếu thực hiện việc tính toán, trí tuệ nhân tạo nhằm làm cho máy biết lập luận, có “trí thông minh”. Một thí dụ về sự đóng góp của TTNT trong các sản phẩm CNTT là cuộc đọ trí giữa Deep Junior Gary Karparov đầu năm 2003 sau chiến thắng của Deep Blue trước nhà vô địch cờ vua giữa năm 1997. Bản chất của TTNT là làm sao đưa được tri thức con người vào máy dưới những dạng máy hiểu được, cung cấp cho máy khả năng suy diễn để khai thác các tri thức này. Cốt lõi của TTNT có thể diễn giải bởi công thức TTNT = Tri thức + Suy diễn Như sẽ bàn ở phần sau, TTNT thường mới chỉ liên quan đến phần tri thức hiện (explicit knowedge) của con người. Thêm nữa, như mọi ngành khác, TTNT đã đang phát triển với tác động của những thay đổi của môi trường thông tinmà chủ yếu là sự ra đời phổ biến của kỹ thuật vi điện tử Internetvà phát triển định hướng theo những thay đổi này [13], [26]. Một số lĩnh vực mới liên quan nhiều đến TTNT là sự sống nhân tạo (artificial life), khoa học về não (brain science), tác tử thông minh (intelligent agents), Web thông minh (Web intelligence), sinh tinh học (bioinformatics), hệ hỗ trợ quyết định dựa trên tri thức (knowledge-based decision support systems), phát hiện tri thức khai phá dữ liệu (knowledge discvovery and data mining [12]), khoa học tri thức (knowledge science), Ra quyết định là một quá trình chọn lựa trong nhiều khả năng có thể có để hành động đạt mục đích. Herbert Simon (1911-2001) cho rằng “toàn bộ quá trình quản lý đồng nghĩa với việc ra quyết định”. Việc ra quyết định nói chung rất khó vì thường liên quan đến nhiều người, đến nhiều mục tiêu khác Kỷ yếu Hội thảo ICT.rda’03 Proceedings of ICT.rda'03. Hanoi Feb. 22-23, 2003 3 nhau, có nhiều chọn lựa, khó dự đoán tương lai, có nhiều rủi ro, con người có thái độ khác nhau về rủi ro, … Lý thuyết các hệ hỗ trợ quyết định (HTQĐ) “cổ điển” cho rằng, về cơ bản việc ra quyết định phải dựa trên mô hình quyết định trong từng lĩnh vực cụ thể, phải đánh giá mô hình bằng dữ liệu trong tình huống cần quyết định, kết hợp với ý kiến người sử dụng. Mô hình truyền thống của các hệ hỗ trợ quyết định do vậy bao gồm ba thành phần chính: quản trị dữ liệu, quản trị mô hình, giao diện với người sử dụng [29]. TTNT góp một cách nhìn mới về các hệ HTQĐ trong đó tri thức được xem là thành phần thứ tư, thiết yếu trong việc ra quyết định [13], [29]. Tạo ra các hệ cơ sở tri thức gắn chúng vào các quá trình ra quyết định là mục tiêu đã được theo đuổi lâu nay còn tiếp tục được theo đuổi lâu dài trong ngành TTNT. Cho đến nay, công việc này cũng chủ yếu nhằm mới vào việc đưa các tri thức đã được diễn giải tường minh vào các hệ HTQĐ. Tạo ra tri thức, phối hợp tri thức với dữ liệu mô hình quyết định là những nội dung phát triển các hệ HTQĐ dựa trên tri thức. Các hệ HTQĐ liên quan chặt chẽ đến những biến đổi của môi trường thông tin, những nội dung đang được nghiên cứu trong CNTT (truyền thông Internet, thông tin trên mạng, dữ liệu văn bản, thông tin không đầy đủ và chắc chắn, …). 3. TẠO DỤNG TRI THỨC 3.1 Tìm hiểu một số định nghĩa về tạo dụng tri thức Là một lĩnh vực mới với gốc gác từ nhiều nơi khác nhau, TDTT có những cách nhìn hiểu ít nhiều khác nhau [1], [9], [14]. Ta sẽ phân tích một số định nghĩa về TDTT với nhìn nhận TDTT định hướng về con người hay định hướng về công nghệ [19], chẳng hạn như:  “Các quá trình xác định, sáng tạo, nắm bắt, xử lý, chuyển giao, lưu trữ, sử dụng tri thức cho những giá trị chiến lược.” (“The processes for identifying, crea-ting, capturing, processing, tran -smitting, storing and using knowledge for strategic value”, KM SIG).  “TDTT là quá trình qua đó các tổ chức tạo ra giá trị từ sở hữu trí tuệ sở hữu dựa trên tri thức của mình. Thông thường, tạo ra giá trị từ các sở hữu như vậy liên quan đến việc chia sẻ giữa nhân viên, giữa các bộ phận, thậm chí giữa các công ty nhằm đạt hiệu quả cao nhất. Định nghĩa này không nói gì về công nghệ, xem bản thân công nghệ không phải là TDTT, mặc dù TDTT thực hiện được dễ dàng nhờ công nghệ.” (“KM is the process through which organizations generate value from their intellectual and knowledge-based assets. Most often, generating value from such assets involves sharing them among employees, departments and even with other companies in an effort to devise best practices. It's important to note that the definition says nothing about technology; while KM is often facilitated by IT, technology by itself Kỷ yếu Hội thảo ICT.rda’03 Proceedings of ICT.rda'03. Hanoi Feb. 22-23, 2003 4 is not KM.”, http://www.cio.com/ research/knowledge)  “Tạo dụng tri thức là tên gọi của một khái niệm trong đó một doanh nghiệp thu thập, tổ chức, chia sẻ, phân tích tri thức như tài nguyên, tài liệu, kỹ năng con người một cách có ý thức toàn diện.” (“Knowledge management is the name of a concept in which an enterprise consciously and comprehensively gathers, organizes, shares, and analyzes its knowledge in terms of resources, documents, and people skills.”, http:// searchdomino.techtarget.com) .  “Tạo dụng tri thức là một tập các quá trình điều hành sự sáng tạo, phổ biến, sử dụng tri thức.” “Knowledge Management is the collection of processes that govern the creation, dissemination, and utilization of knowledge.”, B. Newman, 1991)  “Tạo dụng tri thức là cách các tổ chức sáng tạo, nắm giữ, tái sử dụng tri thức để đạt các mục tiêu của mình” (“Knowledge management is the way that organizations create, capture and reuse knowledge to achieve organizational objectives.”, Intranet Journal, http://www.intranetjournal.com )  “Tạo dụng tri thức nhằm đến các quá trình sáng tạo, nắm bắt, chuyển giao sử dụng tri thức để nâng cao hiệu quả hoạt động của các tổ chức” (“Knowledge management refers to the processes of creating, capturing, transferring and using knowledge to enhance organizational perfor-mance”, Public Service Commission of Canada, 1998).  “Chiến lược có ý thức để có được tri thức cần thiết cho đúng người cần ở đúng lúc cần, giúp mọi người chia sẻ đưa thông tin vào hành động theo nhiều cách để nâng hiệu quả hoạt động của tổ chức” (“A conscious strategy of getting the right knowledge to the right people at the right time and helping people share and put information into action in ways that strive to improve organizational performance”, O’Dell & Grayson, 1998).  “Tạo dụng tri thức tôi dùng đây không phải là sản phẩm phần mềm hoặc một phạm trù phần mềm nào cả. Tạo dụng tri thức thậm chí không bắt đầu với công nghệ. Nó bắt đầu với mục tiêu kinh doanh và các quá trình nhận thức về sự cần thiết của việc chia sẻ thông tin. Tạo dụng tri thức không là gì khác ngoài việc quản trị dòng thông tin, nắm lấy thông tin chính xác cho những người cần đến thông tin sao cho họ có thể hành động nhanh chóng với thông tin” (“Knowledge management as I use here is not a software product or a software category. Knowledge management doesn’t even start with technology. It starts with business objective and processes and recognition of the need to share information. Knowledge management is nothing more than managing information flow, getting the right information to the people who need it so that they can act on it quickly”, Bill Gates). Có thể nói nôm na rằng TDTT liên quan đến tri thức bên trong tổ chức cách dùng các tri thức này để nâng cao hiệu quả hoạt động của tổ chức. TDTT liên quan đến con người trong hoạt động của mọi tổ chức, gồm hai vấn đề chính: (1) Làm sao có được tri thức cần thiết (sáng tạo tri thức) (2) Làm sao dùng được tri thức để nâng cao hiệu quả (sử dụng tri thức). Khái niệm “quản trị” không thích hợp ở đây, đơn giản vì tri thức là một thứ không quản trị được [3], [6]. Xin tạm đề nghị dùng “tạo dụng tri thức” cho “knowledge management”. TDTT được thực hiện một phần quan trọng nhờ vào công nghệ nói chung [6], [10], trong đó có vai trò thiết yếu của CNTT [4], [5], [24], đặc biệt là TTNT [8], [11], [18], [27]. Các hệ thống công cụ của TDTT Kỷ yếu Hội thảo ICT.rda’03 Proceedings of ICT.rda'03. Hanoi Feb. 22-23, 2003 5 cũng là một chủ đề quan trọng của TDTT [3], [19]. Một số công nghệ thường được xem có liên quan đến TDTT là: Intranets, Document Management, Information Retrieval, Relational and Object Databases, Electronic Publishing, Groupware and Workflow Systems, Push Technolo-gies and Agents, Help-Desk Applica-tions, Brainstorming Applications, Data Warehousing and Data Mining [4], [5]. 3.2 Lý thuyết thực tế về tạo dụng tri thức ở Nhật bản Chúng ta đã đang tồn tại phát triển trong một môi trường với duy nhất một điều chắc chắn là sự không chắc chắn của chính môi trường. Đối đầu với các chuyện sống còn này, các công ty Nhật bản đã tìm ra con đường thành công riêng của mình. Sự thành công này đã luôn là điều bí ẩn người nước ngoài luôn thấy khó hiểu. Con đường thành công của Nhật bản trong kinh doanh có thể được nhìn nhận tóm tắt là sáng tạo tri thức → liên tục cách tân → ưu thế cạnh tranh Nonaka là distinguished professor của Xerox, hiệu trưởng sáng lập của trường Khoa học Tri thức tại Viện Khoa học Công nghệ Tiên tiến Nhật bản (JAIST), là tác giả của lý thuyết sáng tạo tri thức (knowledge creation). Lý thuyết này chỉ ra nguyên nhân thành công của các công ty Nhật bản chính là nhờ vào việc sáng tạo sử dụng tri thức trong các hoạt động. Nonaka làm rõ khái niệm tri thức hiện (explicit) tri thức ngầm (tacit) trong quản trị kinh doanh, xây dựng lý thyết về tương tác giữa hai loại tri thức này trong sự phát triển của các tổ chức, bằng lý thuyết của mình giải thích các công ty Nhật bản tạo ra sự năng động của cách tân (innovation) như thế nào. Hiệp hội xuất bản Mỹ (The Association of American Publishers) xếp cuốn sách “The knowledge-creating company: how Japanese companies create the dynamics of innovation” của Nonaka Takeuchi [22] là “the Best Book of the Year in Business and Management in 1996” (“Công ty sáng tạo tri thức: các công ty Nhật bản tạo ra sự năng động của cách tân như thế nào”). Tri thức hiện (explicit knowledge) là tri thức diễn đạt được bằng ngôn ngữ hình thức và có thể dễ dàng trao đổi giữa các cá nhân. Tri thức hiện có thể biểu diễn bằng các công thức khoa học, các thủ tục tường minh, hoặc bằng nhiều cách khác nhau bao gồm cả thông tin, dữ liệu, sách báo, văn bản, tài liệu đã được hệ thống bằng nhiều phương tiện. Tri thức hiện được đặc trưng bởi các tiếp cận lý thuyết, các cách giải quyết vấn đề, tài liệu, cơ sở dữ liệu, cơ sở tri thức. Tri thức ngầm (tacit knowledge) có được và ẩn chứa trong kinh nghiệm của từng cá nhân, mang tính chủ quan, bao gồm cả những hiểu biết riêng thấu đáo, trực giác, linh cảm, kỹ năng, … khó trao đổi hoặc chia sẻ với người khác. Tri thức ngầm chỉ có thể học được từ người khác nhờ quan hệ gần gũi trong một Kỷ yếu Hội thảo ICT.rda’03 Proceedings of ICT.rda'03. Hanoi Feb. 22-23, 2003 6 khoảng thời gian nào đó. Tri thức ngầm liên quan đến nhận thức như niềm tin, quan niệm, trực giác, mô hình ẩn dụ, v.v., kỹ thuật như các ngón nghề (craft), các bí quyết (know- how). Sau đây là một thí dụ của tạo dụng tri thức [22]. Năm 1978, Honda muốn tạo một khái niệm xe hơi mới do các xe Civic Accord đã quá quen thuộc, giao trách nhiệm cho một nhóm kỹ sư trẻ (trung bình 27 tuổi). Lãnh đạo chỉ ra hai lệnh mở đường cho sáng tạo: (1) một sản phẩm với khái niệm cơ bản khác trước (2) xe phải không đắt không rẻ. Khẩu hiệu mới thách thức “Automobile revolution”. Câu hỏi cho cả nhóm thảo luận: “Nếu xe hơi là một thực thể sống, nó sẽ phải tiến hóa thế nào?” Ý tưởng của nhóm: Xu hướng “cách mạng” là xe hơi phải vượt qua những quan hệ người-xe truyền thống, do vậy xe phải ngắn hơn cao hơn, hình cầu sẽ cho nhiều chỗ hơn bên trong hơn tiết kiệm năng lượng. Kết quả là họ tạo ra loại xe hơi mới “Tall boy”. Người Nhật bản khích lệ khuyến khích tinh thần tiếp thu đồng hóa những tưởng và kỹ thuật từ nước ngoài. Họ rất giỏi trong việc lập kế hoạch, tổ chức thực hiện các dự án lớn. Họ có khả năng về nghệ thuật cũng như kỹ thuật phát triển ở một trình độ rất cao. Trong giáo dục, họ coi trọng tinh thần yêu nước cũng như sự quy củ, khuôn phép với thức cao về bản sắc văn hóa dân tộc. Đặc biệt, mang tính cách Á đông, nhưng họ chấp nhận nhiều ảnh hưởng của phương Tây theo phong cách riêng của mình. Nhật bản tiếp xúc với phương Tây từ thế kỷ 16, chủ yếu trong học hỏi chế tạo súng. Từ thế kỷ 17 đến giữa thế kỷ 19 họ học hỏi nhiều từ Hà Lan. Một khẩu hiệu từ giai đoạn Minh Trị: “Cần phải tìm kiếm tri thức ở mọi nơi trên thế giới”. Thế kỷ 19-20 Nhật bản tăng cường tiếp thu tinh hoa của thế giới nhằm đẩy mạnh vị thế quốc gia, thông qua cả chiến tranh hòa bình. Tác phẩm cuả Nonaka Takeuchi [22] chỉ rõ sự khác biệt giữa Nhật bản phương Tây về khái niệm tri thức cũng như cách duy. Chỉ ra rằng sáng tạo tri thức là chìa khóa của sự cách tân, thông qua cách tân những tri thức ngầm được chuyển hóa thành tri thức hiện ngược lại, dựa trên sự xã hội hóa sự kết hợp. Trong những năm gần đây, Nonaka cộng sự phát triển tiếp lý thuyết về TDTT với các khái niệm ba, mô hình SECI, sở hữu tri thức, quan hệ giữa chúng [17], [30]. Quản lý tri thức dựa trên những thông tin có thể dễ dàng kiểm chứng, phân tích, đánh giá Nhiệm vụ quan trọng nhất là có thể cung cấp cho mọi người những tri thức cần thiết. Mục tiêu cao nhất của tạo dụng tri thức là tạo điều kiện thuận lợi cho tri thức được sáng tạo sử dụng. Tri thức luôn bắt nguồn từ những cá nhân, do đó nhiệm vụ thiết yếu là khuyến khích nuôi dưỡng tính độc lập sáng tạo của từng cá nhân sau đó nhân rộng những kiến thức thu được. Coi trọng tri thức ngầm, đề cao linh cảm, trực giác, làm việc theo nhóm, đề cao sự đồng thuận, tôn trọng đồng nghiệp (ý thức rằng phê phán dễ hơn rất nhiều so với góp ý tìm ra giải pháp) là những đặc điểm về TDTT ở Nhật bản[22]. Kỷ yếu Hội thảo ICT.rda’03 Proceedings of ICT.rda'03. Hanoi Feb. 22-23, 2003 7 4. TỪ TRÍ TUỆ NHÂN TẠOTẠO DỤNG TRI THỨC ĐẾN KHOA HỌC TRI THỨC Khoa học tri thức được chọn là một trong ba khoa học (cùng với Khoa học Thông tin và Khoa học Vật liệu) được thiết lập phát triển tại Viện Khoa học Công nghệ Tiên tiến Nhật bản (JAIST, Japan Advanced Institute of Science and Technology). Mục tiêu chính nhằm tạo sự phát triển mới của tạo dụng tri thức, tiến hành các nghiên cứu liên quan đến nền tảng cho một xã hội tri thức dựa trên sự kết hợp của khoa học quản lý, khoa học hệ thống, khoa học thông tin. 5. KẾT LUẬN Tri thức là thứ nói chung không thể mua không thể cho không biếu không mà chỉ có thể có được qua học tập sáng tạo của từng cá nhân tổ chức. Tạo ra sử dụng tri thức là cốt tử trong các hoạt động kinh tế, quản lý, khoa học, xã hội, … liên quan chặt chẽ với các tiến bộ khoa học công nghệ, đặc biệt là tiến bộ của công nghệ thông tin. TDTT là một lĩnh vực cần được tìm hiểu nhiều hơn ở nước ta trong thời gian tới đây. Lời cám ơn Tác giả chân thành cám ơn ban tổ chức hội nghị ICT.rda. Bài này viết nhằm giới thiệu một lĩnh vực hết sức quan trọng trong những hạn chế về cả hiểu biết cả thời gian của tác giả. Hy vọng những nội dung này sẽ được bổ sung tiếp tục phát triển. Xin cám ơn mọi góp ý trao đổi. Tài liệu tham khảo 1. Ackerman, M., Pipek, V., and Wulf, V (2003). Sharing expertise: Beyond knowledge management, The MIT Press. 2. Bahra, N. (2001). Competitive knowledge management, Palgrave. 3. Barnes, S. (2002). Knowledge management systems: Theory and practice (Ed.), Thomson Learning. 4. Barquin, R.C., Bennet, A. and Remez, S.G. (2001). Building knowledge management environments for electronic government, Management Concepts. 5. Barry de Ville (2001). Microsoft data mining: Integrated business intelligence for e- commerce and knowledge management, Digital Press. 6. Bellaver, R.F. and Lusa, J.M. (2002). Knowledge management strategy and technology (Eds.), Artech House. 7. Davenport, T.H. and Prusak, L. (1998). Working knowledge: How organizations manage what they know, Harvard Business School Press. 8. Dieng, R. and Corby, O. (2000). Knowledge engineering and knowledge management: Kỷ yếu Hội thảo ICT.rda’03 Proceedings of ICT.rda'03. Hanoi Feb. 22-23, 2003 8 methods, models, and tools (Eds.), 12th International Conference, EKAW 2000, Juan- les-Pins, France, October 2-6, Springer. 9. Fuller, S. (2002). Knowledge management foundations, KMCI Press. 10. Frid, R. J. (2002). Infrastructure for knowledge management, Writers Club Press. 11. Gomez-Perez, A. and Benjamins, V.R. (2002). Knowledge engineering and knowledge management: Ontologies and the semantic web (Eds.), 13th International Conference, EKAW 2002, Siguenza, Spain, October 1-4. Springer. 12. Hand, D., Mannila, H., and Smyth, P. (2001). Principles of data mining, The MIT Press. 13. Ho Tu Bao (2001). An introduction to studies on intelligence, textbook, Jaist. 14. Holsapple, C.W. (2003). Handbook on knowledge management (Ed.), Springer. 15. Honeycutt, J. (2000). Knowledge management strategies, Microsoft Press. 16. Knight, T. and Howes, T. (2003). Knowledge management: A blueprint for delivery, Butterworth-Heinemann. 17. Krogh, G., Nonaka, I, and Nishiguchi, T. (2000). Knowledge creation: A source of value (Eds.), St. Maritin's Press. 18. Liebowitz, J. (2001). Knowledge management: Learning from knowledge engineering, CRC Press. 19. Maier, R. (2002). Knowledge management systems: Information and communication technologies for knowledge management, Springer Verlag. 20. Neef, D. (1998). The Knowledge Economy (Ed.), Butterworth-Heinemann. 21. Neef, D. (1999). A little knowledge is a dangerous thing: Understanding our global knowledge economy, Butterworth-Heinemann. 22. Nonaka, I. and Takeuchi, H. (1995). The knowledge-creating company: how Japanese companies create the dynamics of innovation, Oxford University Press. 23. Novak, J.D. (1998). Learning, creating, and using knowledge, Lawrence Erlbaum Associates Publishers. 24. Paques, H., Liu, L., and Grossman, D. (2001). Proceedings of the 2001 ACM CIKM: Tenth International Conference on Information and Knowledge Management (Eds.), November 5- 10, 2001, Atlanta, ACM Order Department. 25. Phan Dinh Dieu, “Knowledge economy and some reflexions on our way of integration”, Proceedings of IT-Forum 99, HoChiMinh city, 31-43. 26. Russell, S. and Norvig, P. (1995). Artificial intelligence: A modern approach, Prentice- Hall. 27. Schreiber, G. et al. (2000). Knowledge engineering and management: The common KADS methodology, The MIT Press. 28. Stewart, T. (1997). Intellectual capital: The new wealth of organizations. New York: Doubleday. 29. Turban, T. and Aronson, J.E. (1998). Decision support systems and intelligent systems, Fifth Edition, Prentice Hall. 30. Umemoto, K. (2002). “Managing existing knowledge is not enough: Knowledge management theory and practice in Japan”, in Strategic Management of Intellectual Capital & Organizational Knowledge, Choo, C.W. and Nick Bontis (Eds.), Oxford University Press, pp.463-476. About the Author: Professor Ho Tu Bao re- ceived a B.Eng. degree from Hanoi University of Technology in 1978, M.S. and Ph.D. degrees from University Paris 6, in 1984 and 1987, a Habilitation dipl ôme in 1998 from Uni- versity Paris Dauphine. He is currently a professor at School of Knowledge, Japan Advanced Institute of Science and Technology (JAIST). His research interests include artificial intelligence, machine learning, knowledge-based systems, knowledge discovery and data mining. Email: bao@jaist.ac.jp Kỷ yếu Hội thảo ICT.rda’03 Proceedings of ICT.rda'03. Hanoi Feb. 22-23, 2003 9 . TỪ TRÍ TUỆ NHÂN TẠO VÀ TẠO DỤNG TRI THỨC ĐẾN KHOA HỌC TRI THỨC Khoa học tri thức được chọn là một trong ba khoa học (cùng với Khoa học Thông tin và. đầu về một khoa học mới khoa học tri thức (knowledge science). 2. TRÍ TUỆ NHÂ N TẠO VÀ TRI THỨC TRONG HỆ HỖ TRỢ QUYẾT ĐỊNH Trí tuệ nhân tạo là một

Ngày đăng: 16/01/2014, 22:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w