Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 39 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
39
Dung lượng
338,5 KB
Nội dung
LOẠITÀIKHOẢN 4
NGUỒN KINH PHÍ
Loại tàikhoản4 dùng để phản ánh số hiện có, tình hình biến động và quyết toán
các quỹ bảo hiểm xã hội, quỹ bảo hiểm y tế, nguồn vốn, nguồn kinh phí, các khoản
chênh lệch tỷ giá hối đoái, chênh lệch đánh giá lại tài sản, chênh lệch thu, chi chưa
xử lý và các quỹ của đơn vị.
HẠCH TOÁNLOẠITÀIKHOẢN 4- NGUỒN KINH PHÍ
CẦN TÔN TRỌNG MỘT SỐ QUY ĐỊNH SAU
1- Kinh phí và quỹ của các đơn vị BHXH được hình thành từ các nguồn:
- Các khoản thu nộp BHXH, BHYT theo quy định.
- Đơn vị cấp trên cấp theo dự toán được giao để thực hiện nhiệm vụ được giao;
- Các khoản thu sự nghiệp được để lại đơn vị gồm thu các khoản thu từ lãi tiền
gửi, thu lãi đầu tư tài chính được để lại đơn vị sử dụng theo qui định của pháp luật,
thu sự nghiệp khác và thu từ các hoạt động sản xuất, kinh doanh của đơn vị (nếu có);
- Các khoảntài trợ, viện trợ của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước;
- Các nguồn khác.
2- Các đơn vị phải hạch toán đầy đủ, rành mạch, rõ ràng từng nguồn vốn, kinh phí,
quĩ và phải theo dõi chi tiết theo từng nguồn hình thành vốn, kinh phí.
3- Việc kết chuyển từ nguồn vốn, kinh phí, quỹ này sang nguồn vốn, kinh phí,
quĩ khác phải chấp hành theo đúng chếđộ và làm đầy đủ các thủ tục cần thiết.
Trường hợp mua tài sản cố định, đầu tư xây dựng cơ bản bằng các quỹ hoặc bằng
kinh phí đầu tư XDCB thì khi công tác mua sắm, XDCB đã hoàn thành đưa vào sử
dụng phải hạch toán giảm các quỹ hoặc giảm kinh phí đầu tư XDCB và tăng nguồn
kinh phí đã hình thành tài sản cố định.
4- Kinh phí phải được sử dụng đúng mục đích, đúng nội dung dự toán được
giao, đúng tiêu chuẩn, định mức của Nhà nước. Cuối niên độkế toán, số kinh phí sử
dụng không hết phải hoàn trả Ngân sách hoặc cấp trên, hoặc chuyển qua năm sau tuỳ
theo từng nguồn kinh phí theo quy định của chếđộtài chính.
5- Cuối mỗi kỳ kế toán, đơn vị phải làm thủ tục đối chiếu, thanh quyết toán tình
hình tiếp nhận và sử dụng theo từng loại kinh phí với cơ quan tài chính, cơ quan chủ
quản, cơ quan chủ trì thực hiện các chương trình, dự án theo đúng quy định của chế
độ tài chính hiện hành.
Loại tàikhoản 4- Nguồn kinh phí, có 13 tài khoản, chia thành 6 nhóm:
- Nhóm tàikhoản 41, có 3 tài khoản:
+ TK 411- Nguồn vốn kinh doanh
+ TK 412- Chênh lệch đánh giá lại tài sản
+ TK 413- Chênh lệch tỷ giá hối đoái
- Nhóm tàikhoản 42, có 1 tài khoản:
TK 421- Chênh lệch thu, chi chưa xử lý
- Nhóm tàikhoản 43, có 1 tài khoản:
TK 431- Các quĩ
- Nhóm tàikhoản 44, có 1 tài khoản:
120
TK 441- Nguồn kinh phí đầu tư XDCB
- Nhóm tàikhoản 46, có 4tài khoản:
+ TK 461- Nguồn kinh phí quản lý bộ máy
+ TK 462- Nguồn kinh phí dự án
+ TK 464- Kinh phí NSNN cấp để chi BHXH
+ TK 466- Nguồn kinh phí đã hình thành TSCĐ
- Nhóm tàikhoản 47, có 3 tài khoản:
+ TK 471 - Quĩ BHXH bắt buộc
+ TK 473 - Quỹ BHYT bắt buộc
+ TK 474 - Quỹ BHYT tự nguyện
TÀI KHOẢN 411
NGUỒN VỐN KINH DOANH
Tài khoản này dùng để phản ánh số hiện có và tình hình tăng, giảm nguồn vốn
kinh doanh ở đơn vị BHXH có tổ chức hoạt động sản xuất, kinh doanh. Nguồn vốn
121
kinh doanh của đơn vị BHXH được hình thành từ các nguồn:
- Nhận vốn kinh doanh do cấp trên cấp mang tính chất hỗ trợ (hỗ trợ ban đầu).
Khoản kinh phí hỗ trợ cho hoạt động, nhà nước có thể thu hồi sau thời gian hoạt động
hoặc là được lưu chuyển để duy trì hoạt động của đơn vị;
- Đơn vị trích từ các quỹ hoặc huy động cán bộ, viên chức trong đơn vị đóng
góp để làm vốn kinh doanh;
- Nhận vốn góp của các tổ chức, cá nhân bên ngoài đơn vị;
- Đơn vị bổ sung từ chênh lệch thu, chi quản lý bộ máy sản xuất, kinh doanh
hoặc từ kết quả hoạt động đầu tư tài chính;
- Các khoản khác (nếu có).
Tài khoản này chỉ áp dụng cho đơn vị BHXH có tổ chức hoạt động sản xuất,
kinh doanh và có hình thành nguồn vốn kinh doanh riêng. Mỗi loại nguồn vốn kinh
doanh phải được hạch toán theo dõi riêng. Tàikhoản này không hạch toán các khoản
kinh phí được Ngân sách Nhà nước cấp, cấp trên cấp để chi quản lý bộ máy, chi dự
án, các khoản nộp BHXH, BHYT để lập quỹ BHXH, BHYT.
KẾT CẤU VÀ NỘI DUNG PHẢN ÁNH CỦA
TÀI KHOẢN 411 - NGUỒN VỐN KINH DOANH
Bên Nợ: Ghi giảm nguồn vốn kinh doanh khi:
- Hoàn trả vốn kinh doanh cho cấp trên;
- Hoàn trả vốn kinh doanh cho cán bộ, viên chức trong đơn vị, trả vốn góp cho
các tổ chức và cá nhân góp vốn;
- Các trường hợp giảm khác.
Bên Có: Ghi tăng nguồn vốn kinh doanh khi:
- Nhận vốn kinh doanh của ngân sách, cấp trên hỗ trợ (nếu có);
- Nhận vốn góp của cán bộ, viên chức trong đơn vị;
- Bổ sung nguồn vốn kinh doanh từ chênh lệch thu, chi sản xuất, kinh doanh;
- Nhận vốn góp của các tổ chức và cá nhân bên ngoài đơn vị;
- Các trường hợp tăng vốn khác: Bổ sung từ các quỹ,
Số dư bên Có:
Phản ánh nguồn vốn kinh doanh hiện có của đơn vị.
Hạch toán nguồn vốn kinh doanh phải mở sổ theo dõi chi tiết theo từng nguồn
hình thành
PHƯƠNG PHÁP HẠCH TOÁNKẾTOÁN
MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG KINH TẾ CHỦ YẾU
1- Nhận được vốn kinh doanh do cấp trên cấp bằng tiền, vật tư, dụng cụ, hàng
hoá, tài sản cố định, ghi:
Nợ TK 111- Tiền mặt
Nợ TK 152- Nguyên liệu, vật liệu
Nợ TK 153- Công cụ, dụng cụ
Nợ TK 155- Sản phẩm, hàng hoá
Nợ TK 211- Tài sản cố định hữu hình
Có TK 411 - Nguồn vốn kinh doanh.
2- Nhận vốn góp của cán bộ, viên chức trong đơn vị đóng góp, ghi:
Nợ TK 111- Tiền mặt
Có TK 411- Nguồn vốn kinh doanh.
122
3- Bổ sung nguồn vốn kinh doanh từ các quỹ, ghi:
Nợ TK 431- Các quỹ
Có TK 411- Nguồn vốn kinh doanh.
4- Bổ sung vốn kinh doanh từ chênh lệch thu, chi của hoạt động sản xuất, kinh
doanh (Lợi nhuận sau thuế, nếu có), ghi:
Nợ TK 421- Chênh lệch thu, chi chưa xử lý (4212- Chênh lệch thu, chi
hoạt động sản xuất, kinh doanh)
Có TK 411- Nguồn vốn kinh doanh.
5- Nhận vốn góp của các tổ chức, cá nhân bên ngoài, ghi:
Nợ các TK 111, 112, 152, 155, 211,
Có TK 411- Nguồn vốn kinh doanh.
6- Hoàn trả lại nguồn vốn kinh doanh cho đơn vị cấp trên, ghi:
Nợ TK 411- Nguồn vốn kinh doanh
Có các TK 111, 112,
7- Trả vốn góp cho các cán bộ, viên chức, trả vốn góp cho các tổ chức, cá nhân
bên ngoài, ghi:
Nợ TK 411- Nguồn vốn kinh doanh
Có các TK 111, 112,
ÀI KHOẢN 412
CHÊNH LỆCH ĐÁNH GIÁ LẠI TÀI SẢN
Tài khoản này dùng để phản ánh số chênh lệch do đánh giá lại vật tư, tài sản cố
định hiện có và tình hình xử lý số chênh lệch đó. Chỉ được tiến hành đánh giá lại vật
tư, tài sản cố định khi có quyết định của Nhà nước về kiểm kê đánh giá lại tài sản. Số
chênh lệch đánh giá lại tài sản được hạch toán và xử lý theo đúng các qui định trong
chế độtài chính hiện hành.
KẾT CẤU VÀ NỘI DUNG PHẢN ÁNH CỦA
TÀI KHOẢN 412 – CHÊNH LỆCH ĐÁNH GIÁ LẠI TÀI SẢN
123
Bên Nợ:
Số chênh lệch giảm do đánh giá lại vật tư, tài sản cố định.
Bên Có:
Số chênh lệch tăng do đánh giá lại vật tư, tài sản cố định;
Tài khoản này có số dư bên Nợ hoặc số dư bên Có.
Số dư bên Nợ:
Số chênh lệch giảm do đánh giá lại vật tư, tài sản cố định chưa được xử lý.
Số dư bên Có:
Số chênh lệch tăng do đánh giá lại vật tư, tài sản cố định chưa được xử lý.
PHƯƠNG PHÁP HẠCH TOÁNKẾ TOÁN
MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG KINH TẾ CHỦ YẾU
1- Khi có quyết định của Nhà nước về đánh giá lại vật tư, tài sản cố định, đơn vị
phải tiến hành kiểm kê và đánh giá lại vật tư, TSCĐ. Sau khi tổng hợp kết quả kiểm
kê, xác định số chênh lệch và nguyên nhân, đề xuất cách xử lý, trình cấp có thẩm
quyết định. Trong khi chờ xử lý hạch toán như sau:
1.1. Trường hợp giá trị nguyên liệu, vật liệu, công cu, dụng cụ, sản phẩm, hàng
hoá, TSCĐ tăng (Giá đánh giá lại cao hơn giá trị ghi sổ), số chênh lệch tăng, ghi:
Nợ các TK 152, 153, 155 (Phần chênh lệch giá trị nguyên liệu, vật liệu,
công cụ, dụng cụ, sản phẩm, hàng hoá tăng)
Nợ các TK các 211, 213 (Phần chênh lệch nguyên giá TSCĐ tăng)
Có TK 412- Chênh lệch đánh giá lại tài sản.
1.2. Trường hợp giá đánh giá lại nguyên liệu, vật liệu, công cụ, dụng cụ, sản
phẩm, hàng hoá, TSCĐ giảm (Giá đánh giá lại thấp hơn giá trị ghi sổ) số chênh lệch
giảm, ghi:
Nợ TK 412- Chênh lệch đánh giá lại tài sản
Có các TK 152, 153, 155 (Phần chênh lệch giá trị nguyên liệu, vật
liệu, công cụ, dụng cụ, sản phẩm, hàng hoá giảm)
Có các TK 211, 213 (Phần chênh lệch nguyên giá TSCĐ giảm).
1.3. Trường hợp đánh giá giá trị hao mòn TSCĐ tăng, ghi:
Nợ TK 412- Chênh lệch đánh giá lại tài sản
Có TK 214- Hao mòn TSCĐ (Phần chênh lệch giá trị hao mòn tăng).
1.4. Trường hợp đánh giá giá trị hao mòn TSCĐ giảm, ghi:
Nợ TK 214- Hao mòn TSCĐ (Phần chênh lệch giá trị hao mòn giảm).
Có TK 412- Chênh lệch đánh giá lại tài sản.
2- Khi có quyết định của cơ quan có thẩm quyền về xử lý số chênh lệch đánh
giá lại vật tư, TSCĐ:
- Nếu Tàikhoản 412 có chênh lệch giảm, ghi:
Nợ các TK liên quan (Theo chếđộtài chính)
Có TK 412- Chênh lệch đánh giá lại tài sản.
- Nếu Tàikhoản 412 có chênh lệch tăng, ghi:
Nợ TK 412- Chênh lệch đánh giá lại tài sản
Có các TK liên quan (Theo chếđộtài chính).
124
TÀI KHOẢN 413
CHÊNH LỆCH TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI
Tài khoản này dùng cho các đơn vị BHXH có nghiệp vụ kinh tế phát sinh bằng
ngoại tệ để phản ánh số chênh lệch tỷ giá hối đoái của các nghiệp vụ kinh tế phát sinh
bằng ngoại tệ của hoạt động BHXH, hoạt động dự án và các khoản chênh lệch tỷ giá
do đánh giá lại số dư ngoại tệ cuối năm tài chính của các khoản mục tiền tệ có gốc
ngoại tệ và tình hình xử lý số chênh lệch tỷ giá ngoại tệ đó.
HẠCH TOÁNTÀIKHOẢN NÀY CẦN TÔN TRỌNG
MỘT SỐ QUI ĐỊNH SAU
1- Các nghiệp vụ kinh tế phát sinh bằng ngoại tệ phải được quy đổi ra đồng
Việt Nam để ghi sổ kếtoán theo các tỷ giá sau:
- Khi thu BHXH, BHYT bằng ngoại tệ, nhận kinh phí dự án do Ngân sách nhà
nước cấp bằng ngoại tệ, các khoản thu sự nghiệp bằng ngoại tệ, các khoản chi và giá
trị nguyên liệu, vật liệu, công cụ, dụng cụ, TSCĐ mua bằng ngoại tệ dùng cho hoạt
125
động BHXH, dùng cho hoạt động dự án được quy đổi ra đồng Việt Nam theo tỷ giá
hối đoái do Bộ Tài chính công bố tại thời điểm nghiệp vụ kinh tế phát sinh.
- Các khoản chi phí SXKD và giá trị vật tư, dụng cụ, hàng hoá, dịch vụ, TSCĐ
mua bằng ngoại tệ, dùng cho hoạt động sản xuất, kinh doanh được quy đổi ra đồng
Việt Nam theo tỷ giá hối đoái tại ngày giao dịch là tỷ giá giao dịch thực tế hoặc theo
tỷ giá giao dịch bình quân trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng do Ngân hàng Nhà
nước Việt Nam công bố (Sau đây gọi tắt là: Tỷ giá giao dịch bình quân liên ngân
hàng) tại thời điểm nghiệp vụ kinh tế phát sinh.
- Số phát sinh bên Có của các TK 111, 112, 113, 311, 312 và số phát sinh bên
Nợ các TK 331, 335 bằng ngoại tệ được quy đổi ra đồng Việt Nam theo tỷ giá trên sổ
kế toán của từng tàikhoản có liên quan theo một trong bốn phương pháp (Giá thực tế
đích danh; giá bình quân gia quyền; Nhập trước, xuất trước; nhập sau, xuất trước).
- Đối với các nghiệp vụ mua, bán ngoại tệ đã thanh toán tiền được quy đổi ra
đồng Việt Nam theo tỷ giá mua, bán thực tế tại thời điểm nghiệp vụ kinh tế phát sinh.
2- Đơn vị được đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ cuối năm tài
chính của hoạt động sản xuất, kinh doanh theo tỷ giá giao dịch bình quân trên thị
trường ngoại tệ liên ngân hàng do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời
điểm kết thúc năm tài chính.
3. Đơn vị không được đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ cuối kỳ
(TK 111, 112, 113, các Tàikhoản phản ánh các khoản phải thu, phải trả có gốc ngoại
tệ) của hoạt động dự án thuộc nguồn kinh phí Ngân sách Nhà nước hoặc có nguồn
gốc Ngân sách Nhà nước.
4. Đơn vị phải mở sổ theo dõi nguyên tệ trên sổ kếtoán chi tiết của các tài
khoản: Tiền mặt; Tiền gửi Ngân hàng, Kho bạc; Các khoản phải thu; Các khoản phải
trả và trên Tàikhoản 007- Ngoại tệ các loại (Tài khoản ngoài Bảng cân đối tài
khoản).
5. Đơn vị chỉ được phản ánh các khoản chênh lệch tỷ giá hối đoái vào TK 413 -
"Chênh lệch tỷ giá hối đoái" trong các trường hợp sau:
- Chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh trong kỳ của các nghiệp vụ kinh tế bằng
ngoại tệ của quỹ BHXH, BHYT, hoạt động dự án;
- Chênh lệchn tỷ giá cuối kỳ của các Tàikhoản 111, 112 thuộc quỹ BHXH,
BHYT và các tàikhoản 351, 353.
- Chênh lệch tỷ giá do đánh giá lại số dư ngoại tệ của các khoản mục tiền tệ có
gốc ngoại tệ cuối năm tài chính của các TK 111, 112, 113, các Tàikhoản phản ánh
các khoản phải thu, phải trả có gốc ngoại tệ của hoạt động sản xuất, kinh doanh.
6. Đối với các khoản chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh trong kỳ của hoạt
động sản xuất, kinh doanh được phản ánh vào TK 531- "Thu hoạt động sản xuất, kinh
doanh" (Nếu lãi tỷ giá hối đoái) hoặc TK 631- "Chi hoạt động sản xuất, kinh doanh"
(Nếu lỗ tỷ giá hối đoái).
7. Số chênh lệch tỷ giá hối đoái phản ánh trên Tàikhoản 413- "Chênh lệch tỷ
giá hối đoái" được xử lý như sau:
- Đối với các khoản chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh do đánh giá lại các
khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ cuối năm tài chính của hoạt động sản xuất, kinh
doanh sau khi bù trừ trên TK 413 được kết chuyển vào bên Có TK 531- Thu hoạt
động sản xuất, kinh doanh" (Nếu lãi tỷ giá hối đoái) hoặc vào bên Nợ TK 631- "Chi
hoạt động sản xuất, kinh doanh" (Nếu lỗ tỷ giá hối đoái). Việc xử lý lãi, lỗ tỷ giá hối
đoái phát sinh do đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ cuối năm tài
chính phải theo quy định của chếđộtài chính.
- Đối với các khoản chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh của hoạt động BHXH,
hoạt động dự án được kết chuyển vào TK 661- "Chi quản lý bộ máy" hoặc TK 662-
"Chi dự án".
126
KẾT CẤU VÀ NỘI DUNG PHẢN ÁNH CỦA
TÀI KHOẢN 413- CHÊNH LỆCH TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI
Bên Nợ:
- Chênh lệch tỷ giá phát sinh (Lỗ tỷ giá hối đoái) trong kỳ của các nghiệp vụ
kinh tế bằng ngoại tệ của hoạt động BHXH, hoạt động dự án.
- Chênh lệch tỷ giá do đánh giá lại số dư ngoại tệ (Lỗ tỷ giá hối đoái) cuối năm
tài chính của các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ của hoạt động sản xuất, kinh
doanh.
- Kết chuyển (Xử lý) số chênh lệch tỷ giá do đánh giá lại số dư ngoại tệ cuối
năm tài chính (Lãi tỷ giá hối đoái) của các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ của hoạt
động sản xuất, kinh doanh vào TK 531- "Thu hoạt động sản xuất, kinh doanh".
- Kết chuyển (Xử lý) số chênh lệch tỷ giá (Lãi tỷ giá hối đoái) của hoạt động
BHXH, hoạt động dự án vào TK 661- "Chi quản lý bộ máy" hoặc TK 662- "Chi dự
án".
Bên Có:
- Chênh lệch tỷ giá phát sinh (Lãi tỷ giá hối đoái) của các nghiệp vụ kinh tế
bằng ngoại tệ của quỹ BHXH, hoạt động dự án.
- Chênh lệch tỷ giá do đánh giá lại (Lãi tỷ giá hối đoái) cuối năm tài chính của
các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ của hoạt động sản xuất, kinh doanh.
- Kết chuyển (Xử lý) số chênh lệch tỷ giá do đánh giá lại cuối năm tài chính của
các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ (Lỗ tỷ giá hối đoái) của hoạt động sản xuất,
kinh doanh vào TK 631 "Chi hoạt động sản xuất, kinh doanh".
- Kết chuyển xử lý số chênh lệch tỷ giá (Lỗ tỷ giá hối đoái) của quỹ BHXH,
hoạt động dự án vào TK 661- "Chi quản lý bộ máy" hoặc TK 662- "Chi dự án".
Tài khoản này có số dư bên Nợ hoặc số dư bên Có:
Số dư bên Nợ: Số chênh lệch tỷ giá (Lỗ tỷ giá hối đoái) chưa xử lý đến cuối kỳ
báo cáo.
Số dư bên Có: Số chênh lệch tỷ giá (Lãi tỷ giá hối đoái) chưa xử lý đến cuối kỳ
báo cáo.
PHƯƠNG PHÁP HẠCH TOÁNKẾTOÁN
MỘT SỐ NGHIỆP VỤ KINH TẾ CHỦ YẾU
I- Các hoạt động thu, chi BHXH, BHYT liên quan đến ngoại tệ
1. Khi các đơn vị BHXH huyện, tỉnh thu BHXH, BHYT bằng ngoại tệ, căn cứ
vào tỷ giá do Bộ Tài chính công bố, kếtoánBHXH huyện, tỉnh, ghi:
Nợ các TK 111, 112 (Tỷ giá do Bộ Tài chính công bố)
Có TK 571 – Thu BHXH, BHYT bắt buộc.
Đồng thời ghi Nợ TK 007 - Ngoại tệ các loại
2. Khi các đơn vị BHXH huyện, tỉnh nộp số thu BHXH lên cấp trên:
- Trường hợp làm thủ tục chuyển tiền nhận được ngay chứng từ của NH, KB,
ghi:
Nợ các TK 351, 353 (Tỷ giá ghi sổ kế toán)
Nợ TK 413 – Chênh lệch tỷ giá (nếu có) (Trường hợp tỷ giá ghi sổ TK 351, 353
nhỏ hơn tỷ giá ghi sổ TK 111, 112).
Có các TK 111, 112 (Tỷ giá ghi sổ kế toán)
127
Có TK 413 – Chênh lệch tỷ giá (nếu có) (Trường hợp tỷ giá ghi sổ TK
351,
353 lớn hơn tỷ giá ghi sổ TK 111, 112).
Đồng thời ghi Có TK 007 - Ngoại tệ các loại
- Trường hợp làm thủ tục chuyển tiền nhưng chưa nhận được giấy báo của Ngân
hàng, Kho bạc ghi:
Nợ TK 113 - Tiền đang chuyển
Có các TK 111, 112 (Tỷ giá ghi sổ kế toán)
Đồng thời ghi đơn Có TK 007 - Ngoại tệ các loại
Khi nhận được giấy giấy báo Có của NH, KB, ghi:
Nợ các TK 351, 353
Nợ TK 413 – Chênh lệch tỷ giá (nếu có) (Trường hợp tỷ giá ghi sổ TK 351, 353
nhỏ hơn tỷ giá ghi sổ TK 113).
Có TK 113 – Tiền đang chuyển (tỷ giá ghi sổ kế toán)
Có TK 413 – Chênh lệch tỷ giá (nếu có) (Trường hợp tỷ giá ghi sổ TK
351,
353 lớn hơn tỷ giá ghi sổ TK 113).
3- Cuối kỳ, BHXH tỉnh, huyện đánh giá lại số ngoại tệ tồn quỹ theo tỷ giá Bộ
Tài chính công bố tại thời điểm đánh giá, nếu tỷ giá Bộ Tài chính công bố tại thời
điểm đánh giá lớn hơn tỷ giá trên sổ kế toán, ghi:
Nợ các TK 111, 112 (Chênh lệch tỷ giá Bộ Tài chính công bố tại thời điểm đánh
giá cao hơn tỷ giá ghi sổ kế toán)
Nợ TK 113 – Tiền đang chuyển (Chênh lệch tỷ giá Bộ Tài chính công bố tại
thời
điểm đánh giá cao hơn tỷ giá ghi sổ kế toán)
Có TK 413 – Chênh lệch tỷ giá hối đoái
Nếu tỷ giá thực tế nhỏ hơn tỷ giá trên sổ kế toán, ghi
Nợ TK 413 – Chênh lệch tỷ giá hối đoái
Có các TK 111, 112 (Chênh lệch tỷ giá Bộ Tài chính công bố tại thời điểm
đánh giá nhỏ hơn tỷ giá ghi sổ kế toán)
Có TK 113 – Tiền đang chuyển (Chênh lệch tỷ giá Bộ Tài chính công bố
tại
thời điểm đánh giá nhỏ hơn tỷ giá ghi sổ kế toán)
Đồng thời đánh giá lại số ngoại tệ phải thanh toán với cấp trên, nếu tỷ giá Bộ
Tài chính công bố tại thời điểm đánh giá cao hơn tỷ giá trên sổ kế toán, ghi:
Nợ TK 413 – Chênh lệch tỷ giá hối đoái
Có các TK 351, 353 (Chênh lệch tỷ giá Bộ Tài chính công bố tại thời
điểm
đánh giá cao hơn tỷ giá ghi sổ kế toán)
Nếu tỷ giá Bộ Tài chính công bố tại thời điểm đánh giá thấp hơn tỷ giá ghi sổ
kế toán, ghi:
Nợ các TK 351, 353 (Chênh lệch tỷ giá Bộ Tài chính công bố tại thời điểm đánh
giá thấp hơn tỷ giá ghi sổ kế toán)
Có TK 413 – Chênh lệch tỷ giá hối đoái
4- Khi BHXHViệt Nam thu ngoại tệ của BHXH tỉnh nộp lên, ghi:
Nợ các TK 111, 112 (Tỷ giá do Bộ Tài chính công bố)
128
Có TK 351 – Thanh toán về thu BHXH giữa TW với tỉnh (Theo tỷ giá do
Bộ Tài chính công bố)
Đồng thời ghi Nợ TK 007 - Ngoại tệ các loại
5- Cuối kỳ kếtoán đánh giá lại số dư ngoại tệ của các TK tiền mặt, tiền gửi
Ngân hàng, kho bạc
- Trường hợp tỷ giá phản ánh trên sổ kếtoán lớn hơn tỷ giá Bộ Tài chính công
bố tại thời điểm đánh giá, số chênh lệch ghi:
Nợ TK 413 – Chênh lệch tỷ giá hối đoái
Có TK 111 (1112), 112 (1122)
- Trường hợp tỷ giá phản ánh trên sổ kếtoán nhỏ hơn tỷ giá Bộ Tài chính công
bố tại thời điểm đánh giá, số chênh lệch tỷ giá ghi:
Nợ TK 111 (1112), 112 (1122)
Có TK 413 – Chênh lệch tỷ giá hối đoái
6- Cuối kỳ kếtoán đánh giá lại số ngoại tệ phải thu của cấp dưới.
- Nếu tỷ giá thực tế cao hơn tỷ giá ghi sổ kế toán, ghi:
Nợ các TK 351, 353 (Chênh lệch tỷ giá Bộ Tài chính công bố tại thời điểm đánh
giá cao hơn tỷ giá ghi sổ kế toán)
Có TK 413 – Chênh lệch tỷ giá hối đoái
- Nếu tỷ giá thực tế thấp hơn tỷ giá ghi sổ kế toán, ghi:
Nợ TK 413 – Chênh lệch tỷ giá hối đoái
Có TK 351, 353 (Chênh lệch tỷ giá Bộ Tài chính công bố tại thời điểm
đánh giá thấp hơn tỷ giá ghi sổ kế toán)
7- Khi báo cáo quyết toán năm được duyệt, căn cứ vào quyết định xử lý của cơ
quan có thẩm quyền, số chênh lệch tỷ giá được kết chuyển vào các tàikhoản liên
quan, ghi:
Nợ TK 413 – Chênh lệch tỷ giá (Trường hợp có số dư Có)
Nợ các TK liên quan (Trường hợp có số dư Nợ)
Có các TK liên quan (Trường hợp có số dư Có)
Có TK 413 – Chênh lệch tỷ giá (Trường hợp có số dư Nợ)
II. Hoạt động dự án phát sinh bằng ngoại tệ
1- Nhận kinh phí dự án bằng ngoại tệ, kếtoán quy đổi ngoại tệ ra đồng Việt
Nam theo tỷ giá do Bộ Tài chính công bố, ghi:
Nợ TK 111- Tiền mặt (Tỷ giá Bộ Tài chính công bố)
Nợ TK 112- Tiền gửi Ngân hàng, Kho bạc (Tỷ giá Bộ Tài chính công bố)
Nợ các TK 152, 211
Nợ TK 662- Chi dự án (Tỷ giá Bộ Tài chính công bố)
Có TK 462- Nguồn kinh phí dự án (Tỷ giá Bộ Tài chính công bố).
2- Mua nguyên liệu, vật liệu, công cụ, dụng cụ, tài sản cố định, dịch vụ mua
ngoài bằng ngoại tệ bằng nguồn kinh phí dự án viện trợ dùng cho hoạt động dự án:
- Trường hợp thanh toán ngay số tiền mua vật tư, dụng cụ, hàng hoá, TSCĐ,
dịch vụ, ghi:
Nợ TK 152- Nguyên liệu, vật liệu (Tỷ giá Bộ Tài chính công bố)
Nợ TK 153- Công cụ, dụng cụ (Tỷ giá Bộ Tài chính công bố)
Nợ TK 211- Tài sản cố định hữu hình (Tỷ giá Bộ Tài chính công bố)
Nợ TK 662- Chi dự án (Tỷ giá Bộ Tài chính công bố)
129
[...]... thủ các qui định của chếđộtài chính hiện hành KẾT CẤU VÀ NỘI DUNG PHẢN ÁNH CỦA TÀIKHOẢN 42 1 - CHÊNH LỆCH THU, CHI CHƯA XỬ LÝ Bên Nợ: - Số chênh lệch chi lớn hơn thu của hoạt động sản xuất, kinh doanh, hoạt động đầu tư tài chính; - Kết chuyển số chênh lệch thu lớn hơn chi hoạt động đầu tư tài chính và hoạt động khác vào các tàikhoản liên quan theo quy định của chếđộtài chính; - Kết chuyển chênh lệch... quyết toán Số kinh phí được cấp trước cho năm sau (nếu có) Số dư bên Nợ: Phản ánh nguồn kinh phí Ngân sách cấp để chi BHXH bị thiếu Tàikhoản 46 4- Kinh phí Ngân sách cấp để chi BHXH, có 3 tàikhoản cấp 2: Tàikhoản 46 41 - Năm trước: Tàikhoản này phản ánh khoản kinh phí Ngân sách cấp để chi BHXH cho các đối tượng do Ngân sách đảm bảo thuộc năm trước do quyết toán chưa được duyệt y Tàikhoản 46 42 - Năm... quy định - Tàikhoản 47 12- Năm nay, tàikhoản này có 3 tàikhoản cấp 3: 153 + Tàikhoản 47 121- Quỹ ốm đau, thai sản: Tàikhoản này dùng để phản ánh sự hình thành và tình hình sử dụng quỹ ốm đau, thai sản theo quy định + Tàikhoản 47 122- Quỹ TNLĐ- BNN: Tàikhoản này dùng để phản ánh sự hình thành và tình hình sử dụng quỹ TNLĐ- BNN theo quy định + Tàikhoản 47 123- Quỹ hưu trí, tử tuất: Tàikhoản này dùng... chưa được quyết toánTàikhoản 46 1 - Nguồn kinh phí quản lý bộ máy, có 3 tàikhoản cấp 2: - Tàikhoản 46 11 - Năm trước: Phản ánh nguồn kinh phí hoạt động thường xuyên và nguồn kinh phí quản lý bộ máy không thường xuyên thuộc năm trước đã sử dụng, nhưng quyết toán chưa được duyệt y Tàikhoản 46 11 - Năm trước, có 2 tàikhoản cấp 3: + Tàikhoản 46 111 - Nguồn kinh phí thường xuyên: Tàikhoản này phản ánh... 47 3 - Quỹ BHYT bắt buộc Nợ TK 47 4 - Quỹ BHYT tự nguyện Có TK 47 1 - Quỹ BHXH bắt buộc 6- Khi báo cáo chi lương hưu và trợ cấp cho các đối tượng do Quỹ BHXH bắt buộc đảm bảo được duyệt, căn cứ thông báo duyệt y quyết toán, Kế toán BHXH Việt Nam ghi: Nợ TK 47 1 - Quỹ BHXH bắt buộc Có TK 671 - Chi BHXH bắt buộc 1 54 TÀIKHOẢN 47 3 QUỸ BHYT BẮT BUỘC Tàikhoản này chỉ sử dụng ở BHXHViệt Nam để phản ánh sự hình... hoạt động sự nghiệp và hoạt động khác vào các tàikhoản liên quan theo quy định của chếđộtài chính, ghi: Nợ TK 42 1- Chênh lệch thu, chi chưa xử lý (42 18- Chênh lệch thu, chi hoạt động khác) Có các TK liên quan (TK 46 1, 342 , ) TÀIKHOẢN 43 1 CÁC QUỸ Tàikhoản này dùng để phản ánh việc trích lập và sử dụng các quỹ cơ quan của đơn vị BHXHTàikhoản này chỉ dùng cho các đơn vị BHXH được phép trích lập quỹ... thành từ kết quả chênh lệch thu lớn hơn chi của hoạt động đầu tư tài chính, hoạt động sản xuất, kinh doanh và được hình thành từ các khoản khác theo quy định của chếđộtài chính KẾT CẤU VÀ NỘI DUNG PHẢN ÁNH CỦA TÀIKHOẢN 43 1- CÁC QUỸ Bên Nợ: Các khoản chi từ các quỹ Bên Có: Số trích lập các quỹ từ chênh lệch thu lớn hơn chi của hoạt động đầu tư tài chính; hoạt động sản xuất, kinh doanh và từ các khoản. .. Có TK 46 4 - Kinh phí Ngân sách cấp để chi BHXH 2- Bảo hiểm xã hội huyện khi nhận được thông báo duyệt quyết toán của BHXH cấp trên kết chuyển số kinh phí thu hồi trùng cấp chi sai của các đối tượng hưởng BHXHdo Ngân sách Nhà nước đảm bảo, ghi: Nợ TK 46 4 - Kinh phí Ngân sách cấp để chi BHXH Có TK 3 54 - Thanh toán về chi BHXH giữa Tỉnh với Huyện 149 TÀIKHOẢN 46 6 NGUỒN KINH PHÍ ĐÃ HÌNH THÀNH TÀI SẢN... hàng, Kho bạc và tăng Tàikhoản 46 4 - Kinh phí Ngân sách cấp để chi BHXH 4- Căn cứ để ghi vào tàikhoản này là các chứng từ chuyển tiền, nhận tiền, báo có, báo nợ và báo cáo chi BHXH cho các đối tượng do Ngân sách đảm bảo được duyệt y chính thức KẾT CẤU VÀ NỘI DUNG PHẢN ÁNH CỦA TÀIKHOẢN 46 4- KINH PHÍ NSNN CẤP ĐỂ CHI BHXH Bên Nợ: - Các khoản ghi giảm nguồn kinh phí Ngân sách cấp để chi BHXH - Số kinh phí... trình, dự án, đề tài - Tàikhoản 46 23- Nguồn kinh phí viện trợ: Phản ánh nguồn kinh phí chương trình, dự án do các nhà tài trợ nước ngoài đảm bảo theo nội dung ghi trong cam kết giữa Chính phủ Việt Nam, Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố với nhà tài trợ nước ngoài - Tàikhoản 46 28 - Nguồn khác: Phản ánh nguồn khác được dùng để thực hiện dự án, chương trình, đề tàiTàikhoản 46 2 có thể mở Tàikhoản cấp 3 để . Nhóm tài khoản 42 , có 1 tài khoản:
TK 42 1- Chênh lệch thu, chi chưa xử lý
- Nhóm tài khoản 43 , có 1 tài khoản:
TK 43 1- Các quĩ
- Nhóm tài khoản 44 , có 1 tài. lý.
Tài khoản 42 1- Chênh lệch thu, chi chưa xử lý, có 3 Tài khoản cấp 2:
133
- Tài khoản 42 11- Chênh lệch thu, chi hoạt động đầu tư tài chính: Tài khoản