Lê Đại Hành
Lê ĐạiHành (941 – 1005) là vị vua đầu tiên của nhà Tiền Lê, trị vì từ 980 đến 1005.
Trong lịch sử Việt Nam, Lê Hoàn không chỉ là một vị hoàng đế có những đóng góp lớn
trong chống giặc Tống phương Bắc, giặc Chiêm phương Nam, giữ gìn và củng cố nền
độc lập dân tộc mà còn có nhiều công lao trong sự nghiệp ngoại giao, xây dựng và kiến
tạo đất nước Đại Cồ Việt. Lê Hoàn cũng là người tạo tiền đề, điều kiện để thời gian sau
đó Lý Công Uẩn có đủ khả năng dời đô từ Hoa Lư về Thăng Long năm 1010, mở ra một
kỷ nguyên phát triển lâu dài của văn hóa Thăng Long - Hà Nội, thủ đô hiện tại của Việt
Nam. Xung quanh vị Hoàng đế này còn nhiều điều chưa được sáng tỏ như vấn đề thân
thế, sự nghiệp và thụy hiệu
Thân thế
Phong cảnh đền vua Lê ĐạiHành ở Hoa Lư
Theo Đại Việt sử ký toàn thư, LêĐạiHành tên húy là Lê Hoàn (黎黎), sinh ngày 15 tháng
7 năm Tân Sửu, tức ngày 10 tháng 8 năm 941. Ông xuất thân trong một gia đình nghèo,
cha là Lê Mịch, mẹ là Đặng Thị Sen. Các sử có nhiều ý kiến khác nhau về quê hương của
Lê Hoàn là: Hà Nam, Thanh Hóa, Ninh Bình
[1]
Việt sử lược viết từ thời Trần ghi là: “Đại Hành vương húy là Hoàn, họ Lê, người
Trường Châu”. Trường Châu là vùng đất kinh đô Hoa Lư, Ninh Bình.
[2]
Đại Việt sử ký toàn thư soạn ở thế kỷ 15 lại ghi là: “Lê ĐạiHành Hoàng đế họ Lê, tên
húy là Hoàn, người Ái Châu”. Ái Châu là Thanh Hóa ngày nay.
Đại Việt sử ký tiền biên do Ngô Thì Sĩ (1726 – 1780) ghi: “Xét thấy LêĐạiHành Hoàng
đế người làng Bảo Thái, huyện Thanh Liêm chứ không phải Ái Châu, sử cũ chép nhầm”.
Cuốn Từ điển nhân vật lịch sử Việt Nam ghi là: “Lê Hoàn quê ở làng Bảo Thái, huyện
Thanh Liêm, nay là làng Ninh Thái, tỉnh Nam Hà” (Nam Hà về sau đã tách thành Nam
Định và Hà Nam). Nhà sử học Trần Quốc Vượng cho rằng Lê Hoàn sinh ở Thanh Liêm,
Hà Nam
[3]
.
Các website chính thức của tỉnh Hà Nam và Thanh Hóa đều khẳng định Lê Hoàn là
người quê hương mình.
[4][5]
Nguồn tin từ báo Ninh Bình điện tử cho biết, tại cuộc hội thảo
lịch sử diễn ra ngày 18/01/2008 ở Ninh Bình, nhà sử học Nguyễn Ngọc Khánh (Viện
Nghiên cứu Văn hóa) khẳng định Hà Nam là quê gốc của Lê Hoàn.
[6]
Phò Đinh
Thập đạo tướng quân
Cha mẹ qua đời sớm, Lê Hoàn được một vị quan nhỏ là Lê Đột
[7]
nhận về nuôi. Lớn lên
ông đi theo Nam Việt Vương Đinh Liễn và đã lập được nhiều chiến công, Đinh Bộ Lĩnh
giao cho ông chỉ huy 2.000 binh sĩ.
Đến năm 968, Đinh Bộ Lĩnh đánh dẹp xong loạn 12 sứ quân, thống nhất đất nước, lập
nên nhà Đinh. Lê Hoàn có công lao trong cuộc đánh dẹp và được giao chức vụ Thập đạo
tướng quân (tướng chỉ huy mười đạo quân), Điện tiền đô chỉ huy sứ - tức chức vụ tổng
chỉ huy quân đội cả nước Đại Cồ Việt, trực tiếp chỉ huy đội quân cấm vệ của triều đình
Hoa Lư. Lúc đó ông mới 27 tuổi.
Nhiếp chính
Tháng 10 năm 979, cha con Đinh Tiên Hoàng và Đinh Liễn bị sát hại, Vệ vương Đinh
Toàn mới 6 tuổi lên ngôi vua. Lê Hoàn trở thành Nhiếp chính trong một tình thế đầy khó
khăn.
Các đại thần thân cận của Tiên Hoàng là Đinh Điền, Nguyễn Bặc cùng tướng Phạm Hạp
nổi dậy chống lại Lê Hoàn nhưng bị Lê Hoàn nhanh chóng đánh dẹp, ba người đều bị
giết. Phò mã Ngô Nhật Khánh bỏ trốn vào nam, cùng vua Chăm Pa với hơn nghìn chiến
thuyền định đến đánh kinh đô Hoa Lư nhưng bị bão dìm chết.
Làm vua
Phá Tống bình Chiêm
Lê Hoàn đại phá quân Tống năm 981
Bài chi tiết: Trận Bạch Đằng, 981
Thấy triều đình Hoa Lư rối ren, nhà Tống bên Trung Quốc có ý định cho quân tiến vào
đánh chiếm Đại Cồ Việt. Vua Tống nhiều lần viết thư sang dụ và đe dọa triều Đinh bắt
phải quy phụ đầu hàng:" Nếu quy phục thì ta tha cho,bằng trái lệnh thì ta quyết đánh "
Trước tình hình đó, Thái hậu Dương Vân Nga cùng tướng Phạm Cự Lạng và các triều
thần tôn Lê Hoàn lên làm vua. Lê Hoàn lên ngôi lấy niên hiệu là Thiên Phúc, quốc hiệu
vẫn là Đại Cồ Việt, đóng đô tại Hoa Lư. LêĐạiHành cử Phạm Cự Lạng (Lượng), em của
Phạm Hạp làm đại tướng quân.
Đầu năm 981, vua nhà Tống phát quân sang đánh Đại Cồ Việt, cử các tướng Hầu Nhân
Bảo, Trần Khâm Tộ, Tôn Toàn Hưng, Triệu Phụng Huân, Quách Quân Biện, Lưu Trừng,
Giả Thực, Vương Soạn cầm quân chia hai đường thủy bộ. Cánh bộ đi theo ngả Lạng Sơn
còn thủy thì tiến vào sông Bạch Đằng.
Tại sông Bạch Đằng, thủy quân Tống bị quân Đại Cồ Việt chặn đánh, những chiến
thuyền Tống cũng bị thủng bởi những chiếc cọc sông dày dặc cho dù rất mạnh về thế
trận. Vì thế quân Tống không thể tiến sâu vào nội địa được.
Thủy quân Tống thất bại. Tôn Toàn Hưng dừng quân hơn 70 ngày, chần chừ không dám
tiến. Hầu Nhân Bảo thì hiếu chiến hơn, thúc giục Tôn tướng tiến quân mà không được,
bèn tự đem quân tiến theo sông Thương. Khi quân Hầu Nhân Bảo kéo đến Chi Lăng, vua
Lê liền cho người dụ địch đi theo giả tham quan phong cảnh rồi phục binh đổ ra đánh dữ
dội. Số quân địch hơn phân nửa bị tiêu diệt.
Sau hai trận thắng lớn Trận Bạch Đằng, 981|Bạch Đằng, Tây Kết, quân Lê giết được Hầu
Nhân Bảo, bắt sống Quách Quân Biện, Triệu Phụng Huân. Trần Khâm Tộ, Lưu Trừng,
Giả Thực, Tôn Toàn Hưng, Vương Soạn cũng vội vàng rút chạy về nước.
Năm sau, LêĐạiHành lại mang quân vào nam đánh Chiêm Thành (năm 982) vì trước đó
vua nước này bắt giữ sứ giả của Đại Cồ Việt, đại phá được quân Chiêm Thành, giết chết
vua Chiêm là Phê Mỹ Thuế.
Trị vì
Về các biến cố chính trị liên quan đến cái chết của Đinh Tiên Hoàng và Đinh Liễn, có các
nhà nghiên cứu, như Hoàng Đạo Thuý, đặt giả thiết không phải Đỗ Thích mà chính Lê
Hoàn, cấu kết với Dương Vân Nga, đã ám sát Đinh Tiên Hoàng và con trưởng để chiếm
ngôi (xem bài Đinh Tiên Hoàng).
Lê ĐạiHành lập 5 hoàng hậu, gồm Dương thái hậu nhà Đinh (Dương Vân Nga), Phụng
Càn Chí Lý Hoàng hậu, Thuận Thánh Minh Đạo Hoàng hậu, Trịnh Quắc Hoàng hậu và
Phạm Hoàng hậu.
Lê ĐạiHành làm vua, ông cho xậy dựng nhiều công trình, đẩy mạnh sản xuất nông
nghiệp và thủ công nghiệp để chấn hưng đất nước.
Về đối ngoại, sử dụng chính sách ngoại giao mềm dẻo, khôn khéo nhưng cương quyết.
Có lần sứ Tống sang đòi vua quỳ nhận sắc phong của vua Tống, ĐạiHành lấy cớ bị đau
chân nên không quỳ. Sứ Tống không làm gì được. Để tránh việc đón tiếp sứ giả phiền hà
tốn kém, LêĐạiHành còn đề nghị nước Tống từ lần sau hãy cử sứ giả đưa thư đến địa
giới và báo tin, triều đình Hoa Lư sẽ sai người lên biên giới để nhận chiếu thư của vua
Tống. Vua Tống cũng chấp thuận.
[8]
Sứ Tống là Lý Giác rất khâm phục LêĐại Hành, làm thơ tặng ông, trong đó có câu:
"Ngoài trời còn có trời soi nữa", ý nói vua Lê không kém gì vua Tống.
Lê ĐạiHành mất năm Ất Tỵ 1005, trị vì được 25 năm.
Lê ĐạiHành cùng Đại Thắng minh hoàng hậu (Dương Vân Nga) được thờ ở đền vua Lê
tại huyện Hoa Lư, Ninh Bình.
Các con
Lê ĐạiHành có 5 hoàng hậu và 11 người con trai, 1 người con nuôi, đều được phong
vương:
1. Lê Long Thâu làm Kình Thiên đại vương (phong năm 989, mất năm 1000).
2. Lê Ngân Tích (Long Tích) làm Đông Thành vương (phong năm 989, sau bị giết
năm 1005).
3. Lê Long Việt làm Nam Phong vương (phong năm 989, sau là vua Lê Trung
Tông).Sau 3 ngày ở ngôi vua,Long Đĩnh giết chết năm 1005.
4. Lê Long Đinh làm Ngự Man vương, đóng ở Phong Châu,tỉnh Thanh Hóa(phong
năm 991).
5. Lê Long Đĩnh làm Khai Minh vương, đóng ở Đằng Châu,xã Bắc Kiên,huyện Kim
Động,Hải Dương(phong năm 992, sau là vua Lê Ngọa Triều).
6. Lê Long Cân làm Ngự Bắc vương, đóng ở Phù Lan (phong năm 991).
7. Lê Long Tung làm Định Phiên vương, đóng ở Tư Doanh, Ngũ Huyện Giang,tỉnh
Thanh Hóa(phong năm 993).
8. Lê Long Tương làm Phó vương, đóng ở Đỗ Động Giang,tỉnh Hà Tây(phong năm
993).
9. Lê Long Kính làm Trung Quốc vương, đóng ở Càn Đà, Mạt Liên (phong năm
993, sau bị giết năm 1005).
10. Lê Long Mang làm Nam Quốc vương, đóng ở Vũ Lung (phong năm 994).
11. Lê Long Đề (Minh Đề) làm Hành Quân vương, đóng ở Bắc Ngạn, Cổ Lãm
(phong năm 995).
12. Con nuôi Dương Hy Liễn làm Phù Đái vương, đóng ở Phù Đái (phong năm 995).
Nhận định
Về tên "Đại Hành"
Theo Đại Việt Sử ký Toàn thư, khi vua mới mất mà chưa được đặt thụy hiệu thì được gọi
là "Đại Hành Hoàng đế". Có sách giải thích "đại hành" là đi xa hẳn không trở lại. Có sách
giải thích "đại hành" là đức hạnh lớn (hành và hạnh viết cùng một chữ, âm cổ đọc như
nhau). Do vua nối ngôi là Lê Ngọa Triều đã không đặt thụy hiệu nên "Đại Hành Hoàng
đế" đã trở thành thụy hiệu của Lê Hoàn.
Sử gia Lê Văn Hưu viết:
Thiên tử và hoàng hậu khi mới băng, chưa chôn vào sơn lăng, thì gọi là Đại
Hành Hoàng Đế, ĐạiHành Hoàng Hậu. Đến khi lăng tẩm đã yên thì hợp bầy tôi
bàn xem đức hạnh hay hay dỡ để đặt thụy là mỗ hoàng đế, mỗ hoàng hậu, không
gọi là ĐạiHành nữa. LêĐạiHành thì lấy ĐạiHành làm thụy hiệu mà truyền đến
ngày nay là làm sao? Vì Ngọa Triều là con bất tiếu (không giống ông cha)
[9]
, lại
không có bề tôi Nho học để giúp đỡ bàn về phép đặt thụy cho nên thế.
Về vua LêĐại Hành
Tướng cầm quân
Trong sử sách, các sử gia nhiều đời cùng có nhận định về LêĐại Hành. Ca ngợi võ công
của ông, Lê Văn Hưu viết:
Lê ĐạiHành giết Đinh Điền, bắt Nguyễn Bặc, tóm Quân Biện, Phụng Huân dễ
như lùa trẻ con, như sai nô lệ, chưa đầy vài năm mà bờ cõi định yên, công đánh
dẹp chiến thắng dẫu là nhà Hán, nhà Đường cũng không hơn được. (Đại Việt sử
ký toàn thư)
Trong thời dẹp loạn 12 sứ quân, Lê Hoàn đã sớm bộc lộ tài năng, tuy nhiên do còn trẻ
tuổi nên chức vụ của ông vẫn ở dưới các bạn thân thiết của Tiên Hoàng. Chỉ từ khi làm
nhiếp chính, trực tiếp nắm vận mệnh đất nước, tài năng của ông mới được thi triển hết.
Chẳng những các công thần khai quốc kỳ cựu của nhà Đinh mà ngay cả các tướng
phương Bắc đều không phải đối thủ của ông. Dù đời sau có thể nhận định việc đánh dẹp
của ông là hợp lẽ hay trái lẽ nhưng tài cầm quân của ông thì không ai có thể phủ nhận.
Vua trị nước
Đại Hành là một ông vua có tài. Dẹp nội loạn, khéo bang giao, giữ thể diện cho quốc gia
không bị nước lớn chèn ép. Đó là điều không phải đời vua nào của Việt Nam cũng làm
được.
Đại Hành làm vua tỏ rõ là một người chí công vô tư, vì việc chung chứ không vì thù oán
riêng. Ông giết Phạm Hạp vì tội làm loạn nhưng lại trọng dụng em Hạp là Phạm Cự
Lạng, dùng làm tướng, thăng tới chức thái úy chỉ huy quân đội. Con của Nguyễn Bặc,
một người cùng bị giết với Phạm Hạp là Nguyễn Đê cũng được cất nhắc làm quan võ của
nhà Tiền Lê. LêĐạiHành vô tư tới mức không phòng ngừa rằng sau này chính Đê là
người tham gia đưa Lý Công Uẩn lên ngôi thay nhà Tiền Lê. Ngoài ra, các đại thần từng
là bạn thân của Tiên Hoàng như Trịnh Tú, Lưu Cơ, hai người nằm trong bộ tứ "Điền,
Bặc, Tú, Cơ" theo vua Đinh từ ngày hàn vi cũng được ĐạiHành trọng dụng, không vì lý
do "cùng bè đảng" với Nguyễn Bặc và Đinh Điền mà kiếm cớ trừ khử hay sa thải hai
người này. Chính nhờ chính sách dùng người khoan dung, trọng tài năng không vì tình
riêng khiến ông quy tụ được nhân tâm, củng cố sức mạnh trong nước, vượt qua được khó
khăn trong thời buổi đất nước rối ren, lòng người dao động khi nam, bắc đều bị uy hiếp.
Đời tư
Tuy nhiên, về việc ĐạiHành lấy Dương thái hậu nhà Đinh, các sử gia phong kiến rất
nặng lời chê trách.
Trong Đại Việt sử ký toàn thư, Ngô Sĩ Liên viết: "Đạo vợ chồng là đầu của nhân luân,
dây mối của vương hóa. Hạ kinh của Kinh Dịch nêu quẻ Hàm và quẻ Hằng lên đầu, là để
tỏ cái ý lấy đàn bà tất phải chính đáng. ĐạiHành thông dâm với vợ vua, đến chỗ nghiễm
nhiên lập làm hoàng hậu, mất cả lòng biết hổ thẹn. Đem cái thói ấy truyền cho đời sau,
con mình bắt chước mà dâm dật đến nỗi mất nước, há chẳng phải là mở đầu mối họa đó
sao?" Hoàng Xuân Hãn viết trong Hoàng Xuân Hãn tuyển tập: " việc này trái với khuôn
phép nhà nho. Các sử gia nho xưa đã trịnh trọng chỉ trích như Ngô Sĩ Liên, Ngô Thì Sĩ
Khi đưa ra nhận định trên, các sử gia không hiểu rằng vào thế kỷ 10 đời Đinh, Tiền Lê
đạo Nho chưa có ảnh hưởng gì sâu vào dân Việt. Sau này, đến nửa đời Trần vẫn còn như
vậy. Dân chúng đã lập đền thờ các vua Đinh Lê trên nền tảng cung điện Hoa Lư mà
không quên bà Dương hậu, không những thế mà còn tự hợp hai vua tô tượng hai vua ngồi
chung một toà với Dương hậu ở giữa. Nhưng đến đầu đời Lê Thái Tổ cho là trái đạo mà
bỏ đi! Tuy vậy các nho gia phê bình cũng không ai trách bà mà chỉ trách Lê Hoàn".
Lê ĐạiHành có tới 11 người con trai, tất cả đều được phong vương. Sau khi con trưởng
là Thâu mất (1000), vua Lê không sớm lập người kế vị. Điều đó đã gây ra việc tranh
giành quyền bính giữa các con của ông sau này, là một trong những nguyên nhân dẫn tới
sự sụp đổ của nhà Tiền Lê.
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
. vua Lê Đại Hành
Tướng cầm quân
Trong sử sách, các sử gia nhiều đời cùng có nhận định về Lê Đại Hành. Ca ngợi võ công
của ông, Lê Văn Hưu viết:
Lê Đại Hành. thụy hiệu
Thân thế
Phong cảnh đền vua Lê Đại Hành ở Hoa Lư
Theo Đại Việt sử ký toàn thư, Lê Đại Hành tên húy là Lê Hoàn (黎黎), sinh ngày 15 tháng
7 năm