BƯỚUSỌHẦU:LÂMSÀNGVÀĐIỀUTRỊ
Nguyễn Quốc Điền*,Hồ Văn Trung*, Phạm Lương Giang*, Cung Thò Tuyết Anh*
TÓM TẮT
Bệnh Viện Ung Bướu Thành Phố Hồ Chí Minh đã điều trò cho 35 bệnh nhân bướusọ hầu trong thời
gian từ 01/01/1998 đến 31/12/2002. Tất cả các bệnh nhân đều đã được mổ không trọn bướutại các bệnh
viện khác, sau đó được chuyển đến BVUB TPHCM để xạ trò. Nghiên cứu gồm 20 bệnh nhân nam và 15
bệnh nhân nữ, với tuổi trung bình là 16, nhỏ nhất là 3 tuổi và lớn nhất là 41 tuổi và 65,7% bệnh nhân
dưới 20 tuổi. 97% bệnh nhân có triệu chứng nhức đầu, 77% có nôn ói. 83% bệnh nhân có mờ mắt, 86% có
yếu liệt chi và 43% có triệu chứng rối loạn thần kinh cao cấp. 80% bệnh nhân có nốt vôi hóa vùng trên
yên thấy trên X quang sọ. Kích thước bướu trên CT trung bình là 5,7 cm (nhỏ nhất 3,5cm, lớn nhất
10cm). Trên đại thể, 22,86% là bướu đặc, 34,28% là nang đơn thuần và 42,86% là bướu dạng hỗn hợp
vừa đặc vừa nang. 28 bệnh nhân được xạ trò ngoài sau phẫu thuật, liều xạ trò vào vùng bướu thay đổi từ
54Gy đến 60Gy phân liều 2Gy, 5 lần/tuần. 50% bệnh nhân có cải thiện các triệu chứng thần kinh ngay
sau khi xạ trò, trong khi 21% bệnh nhân xuất hiện thêm các rối loạn nội tiết. Thời gian theo dõi trung bình
trong nghiên cứu này là 40 tháng (thấp nhất là 18 tháng, cao nhất là 61 tháng). Sống còn 5 năm là
84,59%. Trong các yếu tố được xét đến như dạng đại thể của bướu, mức độ phẫu thuật, tuổi, kích thước
bướu, hiện diện của đốm vôi hóa thì dạng đại thể của bướuvà mức độ phẫu thuật là hai yếu tố tiên lượng
độc lập ảnh hưởng đến thời gian sống còn của bệnh nhân (p=0,05 và p=0,03).
SUMMARY
THE CRANIOPHARYNGIOMA: CLINICAL ASPECT AND TREATMENT
Nguyen Quoc Dien, Ho Van Trung, Pham Luong Giang, Cung Thi Tuyet Anh
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 9 * Supplement of No 1 * 2005: 172 – 178
From January 1998 to December 2002, 35 patients were admitted into the Radiation Therapy
Department of Ho Chi Minh City Cancer Hospital for a craniopharyngioma not totally removed. Our series
consisted of 15 males and 20 females. The mean age was 16 (range from 3 to 41) with 65,7% under the
age of 20. Ninety-seven percent of cases presented with headache, 77% with vomiting. Eighty-three
percent of cases complained of failing vision, 86% had limb disability and 43% had neurological
disturbance such as decline in orientation, memory or consciousness. Suprasellar space calcification on
skull X-ray was seen in 80% of cases. The average tumor size determined by CT scan was 5.7cm (range
from 3.5 to 10cm). The tumor was solid in 22.8% of cases, cystic in 34.3% and mixed in 42.9%. Twenty
eight patients received external radiation therapy with a tumor dose ranging from 54Gy to 60 Gy, 2Gy per
fractiọn, 5 days per week. Neurologic symptoms were controlled in 50% of the patients after radiation
while 21% of the cases developed endocrine complications (diabetes insipidus, growth disturbance, lack of
puberty). The mean follow-up was 40 months (range 18 – 61 months). The five-year survival rate was
84.59%. Among the factors such as tumor aspect (solid, mixed, cystic) and surgery extention (subtotal
resection, stereotactic biopsy), age, tumor size, calcification, only the tumor aspect and the surgery
extention were significant prognostic factors (p=0.05, p=0.03).
* Khoa Xạ 3, BV. Ung Bướu TP. HCM
172
Nghiên cứu Y học
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 9 * Phụ bản của Số 1 * 2005
MỞ ĐẦU
Bướu sọ hầu (craniopharyngioma) là một loại
bướu nội sọ do sự tăng sinh tế bào tồn dư của túi
Rathke, nằm ở chỗ tiếp giáp giữa cuống phễu và
tuyến yên. Do vò trí của bướu nằm ở gần các cấu trúc
như tuyến yên, giao thoa thò giác, não thất III, nên
khi bướu lớn có thể gây chèn ép, dẫn đến các tình
trạng tăng áp lực nội sọ, rối loạn chức năng của tuyến
yên và vùng hạ đồi, giảm thò lực và rối loạn thò giác.
Đây là một loại bướu ít gặp, xuất độ hàng năm
trên thế giới là 0,5–2/100.000 dân, chiếm 2 - 4% các
bướu nội sọvà chiếm 13% bướu vùng trên yên. Ở trẻ
em bướusọ hầu chiếm 5 - 10% trong tất cả các loại
bướu nội sọvà chiếm 56% bướu vùng trên yên
(14,16,21)
.
Điều trò chủ yếu là phẫu thuật và xạ trò. Sau điều trò,
ngoài những biến chứng liên quan đến điều trò, bệnh
thường tái phát sau một thời gian dài ổn đònh
(18,19,33)
.
Đề tài này được thực hiện nhằm khảo sát tình hình
bệnh lý bướusọ hầu ở TP Hồ Chí Minh, từ đó rút ra
những kinh nghiệm về phát hiện, chẩn đoán vàđiều
trò căn bệnh này.
ĐỐI TƯNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU
Hồi cứu hồ sơ 35 bệnh nhân được chẩn đoán giải
phẫu bệnh là bướusọ hầu nhập viện tại bệnh viện
ung bướu Thành Phố Hồ Chí Minh trong thời gian từ
1/1/1998 đến 31/12/2002. Thời điểm tổng kết đề tài
vào 30/4/2004. Phần mềm tính toán SPSS 10.0 for
Window được dùng để thống kê số liệu. Thời gian
sống còn toàn bộ được tính từ ngày phẫu thuật và có
chẩn đoán xác đònh đến ngày có tin tức cuối cùng của
bệnh nhân hoặc ngày bệnh nhân tử vong.
KẾT QUẢ
Nghiên cứu gồm 35 bệnh nhân với 15 nam
(42,86%) và 20 nữ (57,14%), tuổi từ 3 – 41 tuổi, trung
bình 16 ± 1,9, 65,71% dưới 20 tuổi.
Thời gian khởi bệnh lâu nhất 60 tháng, ngắn
nhất 1 tháng, trung bình 9,5± 1,99 tháng.
Triệu chứng nhức đầu là thường gặp nhất với 34
bệnh nhân (97,14%), 27 bệnh nhân(77,14%) có nôn
ói, 29 bệnh nhân (82,86%) bò mờ mắt, 30 bệnh nhân
(87,71 %) yếu chi, rối loạn thần kinh cao cấp ở 15
bệnh nhân (42,86%). Có 17/19 bệnh nhân >15 tuổi
không dậy thì. Tất cả các bệnh nhân đều có trên 2
triệu chứng lúc khởi bệnh.
Các bệnh nhân được chụp X Quang sọ trước mổ,
28 trường hợp (80%) có vôi hóa vùng trên yên (4 có
đốm vôi hóa đơn thuần, 24 kết hợp với hố yên bò rộng
và bào mòn), 7 bệnh nhân (20%) chỉ có đơn thuần hố
yên bò rộng và bào mòn. 83% bệnh nhân trên 20 tuổi
và 78% bệnh nhân dưới 20 tuổi có điểm vôi hóa.
Không có mối tương quan giữa tuổi và sự hiện diện
điểm vôi hóa (p=0,720). Tất cả bệnh nhân đều được
CT não trước phẫu thuật, 12 bệnh nhân (34,29%)
được MRI trước phẫu thuật.
15 bệnh nhân (42,86%) có bướu kích thước 3,5 -5
cm, 20 bệnh nhân (55,56%) 5,1 - 10 cm.
Kích thước bướu trung bình 5,7 ± 0,31 cm.
32 bệnh nhânh được mổ tại BV Chợ Rẫy, 3 bệnh
nhân được mổ tại BV ND 115. Không có bệnh nhân
nào được phẫu thuật lấy trọn bướu vì nếu bướu được
mổ lấy trọn thì không cần thiết xạ trò bổ túc. 32 bệnh
nhân (91,43%) được phẫu thuật lấy một phần bướu, 3
bệnh nhân được sinh thiết bướu bằng kim dưới đònh
vò tọa độ.
12 bệnh nhân (34,28%) có bướu là nang thuần
nhất được nhận xét khi phẫu thuật. Dạng đặc và hỗn
hợp vừa đặc vừa nang chiếm 23 trường hợp (65,72%).
Dạng đặc gặp ở 8 trường hợp (22,86%).
Sau phẫu thuật bệnh nhân được chuyển đến
bệnh viện Ung Bướu để xạ trò. Bệnh nhân đến với các
triệu chứng như nhức đầu (21 trường hợp), ói (14
trường hợp), giảm thò lực (27 trường hợp), triệu
chứng nội tiết (17 trường hợp), yếu chi (25 trường
hợp), rối loạn thần kinh cao cấp (8 trường hợp).
28 bệnh nhân (80%) được xạ trò. 7 trường hợp
không xạ trò được là do bệnh diễn tiến nặng (6
bệnh nhân), và bỏ điều trò (1 bệnh nhân). Liều xạ
trò thay đổi từ 54 Gy đến 60 Gy, bao trùm vùng
bướu. Phân liều 2Gy/ngày, liên tục 5 ngày trong
tuần. 3 bệnh nhân phải ngừng xạ trò nữa chừng vì
bệnh diễn tiến nặng.
173
Chúng tôi so sánh tỷ lệ các triệu chứng trước và
sau xạ trò, nhận thấy:
Bảng 1: Phân bố triệu chứng thần kinh trước và ngay
sau khi xạ trò
Lấy một phần bướu
Sinh thiết bướu bằng kim
Triệu chứng Trước xạ trò Theo dõi sau xạ trò
Nhức đầu 18 (64,29%) 8 (28,57%)
Ói 12 (42,86%) 4 (11,42%)
Giảm thò lực 20 (57,24%) 16 (45,71%)
Yếu chi 17 (48,57%) 11 (31,43%)
RLTKCC 6 (17,14%) 3 (8,57%)
Như vậy, xạ trò làm cải thiện đáng kể các triệu
chứng thần kinh.
Bảng 2: So sánh triệu chứng nội tiết của các bệnh
nhân trước và sau khi xạ trò
Triệu chứng nội tiết Trước xạ trò Theo dõi sau xạ trò
Uống nhiều>3 lít/ngày 4/28 (14,29%) 10/28 (35,71%)
Tiểu nhiều>8 lần ngày 4/28 (14,29%) 10/28 (35,71%)
Không dậy thì 17/28 (60,71%) 17/28 (60,71%)
Trong thời gian theo dõi sau xạ trò, xuất hiện
thêm triệu chứng tiểu nhiều ở 21,42% bệnh nhân.
Chúng tôi khảo sát chiều cao và cân nặng so với
người bình thường ở cùng lứa tuổi (dựa trên bảng đối
chiếu chiều cao cân nặng theo tuổi của quần thể
tham khảo năm 1979)
(8)
của 16 bệnh nhân (tuổi từ 3-
20 tuổi) trong số 28 bệnh nhân được xạ trò, với thời
gian theo dõi trung bình là 40 tháng, kết qủa trước xạ
trò có 62,5% các trường hợp có chiều cao thấp hơn
bình thường, 37,5% trường hợp có chiều cao bình
thường, 56,3% trường hợp nhẹ cân và 43,7% trường
hợp cân nặng bình thường. Nhận thấy không có sự
thay đổi về chiều cao của bệnh nhân sau xạ trò, 62,5%
các trường hợp có chiều cao thấp trước xạ vẫn không
tăng chiều cao sau xạ trò. Có sự cải thiện về cân nặng
ở bệnh nhân sau xạ trò, trước xạ có 56,3% trường hợp
nhẹ cân, sau xạ trò chỉ còn 25% trường hợp còn nhẹ
cân và không có trường hợp nào thừa cân.
Chúng tôi khảo sát thời gian sống còn toàn bộ
của nhóm bệnh nhân có xạ trò (28 trường hợp)
Thời gian sống còn trung bình là 59,29 tháng (sai
số chuẩn: 3,96, khoảng tin cậy 95% = 51,54-67,05).
Xác suất sống còn 1 năm là 89,30%, sai số chuẩn =
0,0585. Xác suất sống còn 2 năm là 89,30%, sai số
chuẩn = 0,0585. Xác suất sống còn 3 - 5 năm là
84,59%, sai số chuẩn = 0,0718.
Biểu đồ 1: Thời gian sống còn toàn bộ của nhóm
bệnh nhân có xạ trò
Chúng tôi khảo sát một số yếu tố ảnh hưởng đến
thời gian sống còn của các bệnh nhân có xạ trò
- Thời gian sống còn và mức độ phẫu thuật: sinh
thiết bướu bằng kim so với lấy một phần bướu
25 bệnh nhân được lấy một phần bướu có thời
gian sống còn trung bình là 61,11tháng (sai số chuẩn
=3,6), trong khi 3 trường hợp sinh thiết bướu bằng
kim có thời gian sống còn trung bình là 15,54 tháng
(sai số chuẩn =9,6, p = 0,03).
Biểu đồ 2: Thời gian sống còn theo mức độ phẫu
thuật
- Thời gian sống còn và dạng đại thể của bướu
Chúng tôi khảo sát thời gian sống còn của nhóm
bệnh nhân bướu dạng nang và nhóm bệnh nhân
174
Nghiên cứu Y học
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 9 * Phụ bản của Số 1 * 2005
175
Dạng nang
Dạng hỗn hợp và đặc
bướu dạng đặc hoặc hỗn hợp đặc và nang. 12 trường
hợp có bướu là nang thuần nhất có thời gian sống còn
trung bình là 63,6 tháng (sai số chuẩn =3,9), 16
trường hợp có bướu là dạng đặc và dạng hỗn hợp có
thời gian sống còn trung bình là 42 tháng (sai số
chuẩn =6,0, p = 0,05).
Biểu đồ 3: Thời gian sống còn theo dạng đại thể của
bướu
- Không tìm thấy mối liên hệ giữa thời gian sống
còn với tuổi của bệnh nhân (p=0,36), kích thước
bướu (p=0,9) và sự hiện diện của đóng vôi trong
bướu (p=0,42).
Phân tích đa biến bằng phương pháp hồi qui Cox
thì thấy hai yếu tố mức độ phẫu thuật và dạng đại thể
bướu đều ảnh hưởng độc lập lên tiên lượng sống còn
của bệnh nhân bướusọ hầu. Dạng đại thể của bướu
có độ tương quan là 0,128 và p = 0,053, mức độ phẫu
thuật có độ tương quan là 0,125 và p = 0,024.
BÀN LUẬN
Bướu sọ hầu là bệnh lý ít gặp. Trên thế giới bướu
sọ hầu chiếm 2 - 4% các bướu nội sọ, xuất độ hàng
năm là 0,2 – 2/100.000 dân. Tại Hoa kỳ từ năm 1990
– 1993, mỗi năm có 338 bệnh nhân bướusọ
hầu/năm được chẩn đoán, xuất độ 0,13/100.000
dân/năm
(23)
. Bệnh viện đại học California từ 1956 –
1975 có 35 bệnh nhân bướusọ hầu được chẩn đoán
và điều trò
(13)
. Tại bệnh viện Chợ Rẫy TP Hồ Chí
Minh, từ tháng1/1996 - 12/1998 có 1172 bệnh nhân
bướu não được điều trò và chỉ có 43 bệnh nhân bướu
sọ hầu được chẩn đoán chiếm 3,67%
(14)
.
Theo y văn, tỷ lệ nam/nữ là tương đương nhau,
trong nhiều nghiên cứu thì tỷ lệ này thay đổi từ 1/1 –
1,2/1
(4,5,6,16,17,23,29)
.
Bướu sọ hầu thường gặp ở trẻ em hơn người lớn.
Theo y văn bướusọ hầu có đỉnh tuổi thường gặp là 5
– 20 tuổi, hai phần ba trường hợp gặp trước 20 tuổi,
tuổi trung bình khi chẩn đoán là 8 tuổi. Hai đỉnh tuổi
thường gặp là 5 - 10 và 60 – 65 tuổi
(1,12,15,16,17)
.
Các triệu chứng lúc phát hiện bệnh có tỷ lệ thay
đổi tuỳ theo từng nghiên cứu. Trong nghiên cứu của
tác giả Rajan
(18)
tăng áp lực nội sọ chiếm 31%, mờ
mắt chiếm 58%, triệu chứng nội tiết chiếm 9%, triệu
chứng thần kinh cao cấp chiếm 1%. Theo tác giả
Hetelekidis (9) đau đầu chiếm 77%, mờ mắt 59%, ói
43%, chậm phát triển thể chất 25%, thất điều 11%,
triệu chứng đái tháo nhạt 7%, liệt chi 7%, hôn mê 5%.
Nghiên cứu của Yasuto
(33)
triệu chứng mờ mắt 100%,
đau đầu + ói chiếm 62,50%, rối loạn nội tiết chiếm
37,50% bệnh nhân và không có bệnh nhân nào có
triệu chứng thần kinh cao cấp. Trong nghiên cứu của
chúng tôi, các bệnh nhân có nhiều triệu chứng cùng
lúc và có 42,86% bệnh nhân có rối loạn thần kinh cao
cấp, tỷ lệ các triệu chứng trong nghiên cứu của
chúng tôi cao hơn và nặng nề hơn rất nhiều so với y
văn và các nghiên cứu khác. Lý giải cho điều này,
chúng tôi nghó rằng do bệnh nhân trong loạt nghiên
cứu này là những bệnh nhân đã được chọn lọc, phẫu
thuật viên đánh giá là có khả năng tái phát cao vì
bướu không được lấy trọn cần phải xạ trò bổ túc.
Trong nghiên cứu của chúng tôi, điểm vôi hóa
hiện diện ở 28 bệnh nhân (80%), dưới 20 tuổi có
18/23 bệnh nhân (78,26%) và trên 20 tuổi có 10/12
bệnh nhân (83,33%). Trong nghiên cứu của Weiss
(27)
điểm vôi hóa hiện diện ở 74,19% trường hợp.
Lichter
(13)
nhận thấy điểm vôi hóa hiện diện ở 57,14%
trường hợp, dưới 20 tuổi 80% và trên 20 là 31%.
Trong nghiên cứu của chúng tôi không tìm thấy mối
tương quan giữa tuổi và sự hiện diện điểm vôi hóa.
Theo y văn bướusọ hầu là loại bướu phát triển
chậm và chỉ có triệu chứng khi đạt kích thùc 3 cm,
do đó thời gian khởi bệnh của bướusọ hầu thøng là
1 – 2 năm
(26)
. Trong nghiên cứu của chúng tôi 28
bệnh nhân (80%) khởi bệnh trong vòng 1 năm. Các
bệnh nhân trong nghiên cứu của chúng tôi là những
trường hợp đã được các phẫu thuật viên đánh giá là
có khả năng tái phát cao sau phẫu thuật nên lý giải
được diễn tiến cấp tính của loạt bệnh nhân này.
Trong nghiên cứu của Wen
(29)
, kích thước bướu
< 3 cm chiếm 73% và ≥ 3 cm chiếm 27%. Tác giả
Weiss
(27)
nhận thấy bướu < 3 cm chiếm 30,77%, 3 - 5
cm chiếm 61,54% và > 5 cm chiếm 7,69%. Các
nghiên cứu trên cho thấy vẫn có một số lượng không
nhỏ bệnh nhân được phát hiện sớm khi bướu nhỏ
hơn 3 cm.
Trong nghiên cứu của chúng tôi không có bệnh
nhân nào được phát hiện sớm khi bướu dưới 3 cm và
bệnh chỉ được phát hiện khi bướu đã lớn, lan rộng,
điều này là một yếu tố tiên lượng xấu đối với sống còn
của bệnh nhân vì theo Hetelekidis
(9)
có sự khác biệt
về sống còn khi bướu dưới 3 cm vàbướu trên 3 cm.
Hiện nay điều trò bướusọ hầu chủ yếu là phẫu
thuật và xạ trò nhưng sự vận dụng hai mô thức này
còn tùy các trường phái trên thế giới. Theo các tác giả
chuộng phẫu thuật như Yasargil
(32)
nghiên cứu 144
bệnh nhân phẫu thuật tận gốc bướu bằng vi phẫu cho
tỷ lệ tái phát 7%, Hoffman
(10)
phẫu thuật tận gốc cho
tỷ lệ tái phát là 29%, Shapiro
(22)
nhận thấy thời gian
sống còn không bệnh 8 năm đối với phẫu thuật lấy
tận gốc bướu là 77%, lấy một phần bướu là 40%, chọc
hút nang kết hợp xạ trò là 50%. Các tác giả đề xuất
cần phải cố gắng phẫu thuật lấy trọn bướu trong u sọ
hầu và không cần phải xạ trò vì bệnh nhân bướusọ
hầu sống rất lâu, xạ trò có thể ảnh hưởng lên sự phát
triển của não bộ và nguy cơ gây ung thư.
Theo một số nghiên cứu thì tỷ lệ phẫu thuật lấy
được toàn bộ bướu chiếm tỷ lệ không nhỏ, tỷ lệ phẫu
thuật lấy trọn bướu từ 61% - 77%
(27,28,29)
. Tác giả
Wever
(30)
nghiên cứu 20 bệnh nhân bướusọ hầu kích
thước lớn 5 - 11cm, có phân nữa số bệnh nhân được
phẫu thuật tận gốc nhờ vi phẫu. Theo một số nghiên
cứu phẫu thuật tận gốc sẽ cho kết quả sống còn cao
hơn là lấy một phần bướu
(16,26)
.
Nhưng theo tác giả Wen
(29)
phẫu thuật tận gốc
trong bướusọ hầu thực hiện rất khó khăn vì bướu
thường xâm lấn xung quanh vào các cấu trúc trọng
yếu, chỉ 15%bệnh nhân không tái phát sau phẫu
thuật, tỷ lệ tử vong do phẫu thuật từ 7-41%,11% tử
vong ngay sau khi phẫu thuật, 37 % bệnh nhân biến
chứng nặng (suy nội tiết, bán manh, xuất huyết nội
sọ ) , trong khi đó 90% bệnh nhân xạ trò không tái
phát. Theo tác giả Weiss
(27)
, phẫu thuật chỉ thực hiện
ở những bệnh nhân bướu nhỏ nhưng tử vong cao và
biến chứng nội tiết nguy hiểm. Phẫu thuật một phần
kết hợp xạ trò cho sống còn toàn bộ cao, chọc hút
nang rồi xa trò thì hiệu quả hơn phẫu thuật lấy trọn
bướu. Tác giả Hoogenhout
(11)
nhận thấy phẫu thuật
lấy trọn chỉ kiểm soát bướu 75%, phẫu thuật lấy bướu
một phần rồi xạ trò cho sống còn 14 năm là 100%, tỷ
lệ tái phát sau 10 năm của nhóm phẫu thuật là 71%
và của nhóm xạ trò là 21%. Theo Hetelekidis(9) nhóm
bệnh nhân chỉ xạ trò đơn thuần có tỷ lệ sống còn 10
năm là 100%, phẫu thuật một phần rồi xạ trò là 86%,
còn phẫu thuật đơn thuần là 31% (p=0,01).
Về xạ trò, nếu liều xạ trò nhỏ hơn hoặc bằng 56Gy,
phân liều nhỏ hơn hoặc bằng 1,8Gy/lần, nguy cơ tổn
thương thần kinh do xạ trò chỉ khoảng 1 - 1,5%, biểu
hiện bằng rối loạn thò giác do hoại tử giao thoa thò
giác hoặc thần kinh thò, liều xạ trò cao hơn sẽ làm
tăng nguy cơ biến chứng mà không kèm tăng khả
năng kiểm soát bướu (19,26,29). Trong nghiên cứu
của Regine (1961-81) và của Yasuto (1955-75)
(18,32)
bệnh nhân được xạ trò bằng máy Cobalt 60, liều xạ
thay đổi từ 52Gy đến 65Gy, với phân liều 1,8 - 2 Gy/
ngày, liên tục 5 ngày trong tuần. Tác giả Yoshihisa
(2003)
(34)
dùng xạ phẫu, liều xạ duy nhất 19,2-24,7Gy
cho những bướu nhỏ hơn 2 cm và cho rằng xạ phẫu
bằng lưỡi dao tia gamma thì an toàn, có hiệu quả
trong kiểm soát bướutại chỗ và biến chứng thì chấp
nhận được.
Trong nghiên cứu của chúng tôi xác xuất sống
còn sau 5 năm của nhóm bệnh nhân có xạ trò là
84,59%. Theo các tác giả Hoa Kỳ trong giai đoạn từ
1961-1981 dùng máy xạ trò là Cobalt 60 thời gian
sống còn 5 năm sau phẫu thuật không tận gốc + xạ
trò thay đổi từ 69% - 93%
(2,7,19,20, 25)
. Yasuto nghiên cứu
tại Nhật Bản từ 1955 - 1975
(33)
dùng máy xạ trò Cobalt
60 cho tỷ lệ sống 5 năm là 69%. Nghiên cứu của
176
Nghiên cứu Y học
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 9 * Phụ bản của Số 1 * 2005
Stripp từ 1974 - 2001, sống còn 5 năm sau phẫu
thuật không hết bướu + xạ trò là 100% và sống còn
10 năm là 84%
(24)
.
Theo Brada
(3)
, Yasargil
(32)
, kích thước bướu lớn và
đóng vôi trong bướu là 2 yếu tố tiên lượng xấu. Theo
tác giả Danoff
(12)
bướu dạng nang có tiên lượng tốt
hơn dạng đặc và hỗn hợp. Regine
(19)
nhận thấy trẻ
em có tiên lượng tốt hơn người lớn. Wen
(29)
cho rằng
tuổi nhỏ, kích thước bướu nhỏ dưới 3 cm, không kèm
phù não là những yếu tố tiên lượng tốt. Nghiên cứu
của chúng tôi ghi nhận bướu dạng nang, được mổ lấy
gần trọn là 2 yếu tố tiên lượng tốt.
Tác giả Yasuto thực hiện nghiên cứu từ 1955 đến
1975
(33)
nhận thấy sau xạ trò, triệu chứng thò lực cải
thiện ở hơn 56% bệnh nhân, theo nghiên cứu của
Regine (1961 - 81)
(19)
cải thiện trên 50%. Theo
Wen
(29)
xạ trò cải thiện triệu chứng thò lực 80%. Theo
các tác giả Danoff
(7)
, Lichter
(13)
nhóm bệnh nhân
phẫu thuật hạn chế kết hợp với xạ trò thì ít bò suy nội
tiết hơn nhóm phẫu thuật tận gốc bướu.
Nghiên cứu cuả chúng tôi, sau xạ trò các triệu
chứng thần kinh có cải thiện rõ rệt ở 50% bệnh nhân,
cho thấy xạ trò có ích lợi trong việc phục hồi các dấu
hiệu thần kinh. Tuy nhiên, sau xạ trò có sự gia tăng tỷ
lệ các triệu chứng nội tiết do suy tuyến yên 21,42%.
Nghiên cứu của Regine
(19)
sau điều trò có 47,37%
bệnh nhân suy giảm nội tiết, nhất là các bệnh nhân
nhận liều xạ trên 60 Gy. Suy nội tiết thường xảy ra từ
tháng thứ 9 đến 3,5 năm sau điều trò. Danoff
(7)
và
Lichter
(13)
nhận thấy sau điều trò có thêm 10% bệnh
nhân xuất hiện triệu chứng nội tiết và cho kết quả là
các bệnh nhân phẫu thuật tối thiểu kết hợp với xạ trò
sẽ ít bò suy nội tiết hơn các bệnh nhân phẫu thuật tận
gốc lấy trọn bướu. Trong nghiên cứu của
Hetelekidis
(9)
tỷ lệ suy nội tiết sau điều trò là 22% đối
với các bệnh nhân xạ trò đơn thuần, 38% với phẫu
thuật tối thiểu kết hợp với xạ trò và 79% với phẫu
thuật tận gốc.
Các triệu chứng nội tiết sau điều trò thường
không phục hồi và sẽ là di chứng suốt đời cho bệnh
nhân bướusọ hầu. Nếu không điều trò các triệu chứng
này, bệnh nhân sẽ khó có thể hòa nhập lại vào đời
sống bình thường, nhất là khi bệnh xảy ra trước tuổi
dậy thì.
KẾT LUẬN
Bướu sọ hầu là bệnh lý ít gặp, thường ở trẻ em và
thiếu niên (65,71%) hơn là ở người trưởng thành.
Bệnh thường thường khởi phát với tăng áp lực nội sọ,
rối lọan thò giác. X quang sọ có giá trò gợi ý khi có
điểm vôi hóa ở hố yên hoặc vùng trên yên. Xạ trò có
chỉ đònh khi bướu không được phẫu thuật trọn vẹn.
Xạ trò giúp cải thiện đáng kể các triệu chứng thần
kinh nhưng có thể làm gia tăng các rối loạn nội tiết.
Tỷ lệ bệnh nhân sống còn 5 năm khá cao
(84,59%) nên chất lượng cuộc sống là một vấn đề cần
được sự quan tâm đặc biệt của các nhà lâmsàngvà
rất cần sự phối hợp với các chuyên gia nội tiết.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Azar-Kia B, Krishnan UR, Schechter MM. Neonatal
craniopharyn-gioma, Case report. J Neurosurg, 1975,
42, pp 91-93.
2. Bloom H.JG; Harmer. CL. Craniopharyngiomas. BMJ
29, 1972, pp188-289.
3. Brada M., Thomas DGT., Craniopharyngioma
revisited, Int. J. Radiat. Oncol. Biol. Phys. 1993, 27: 2,
471-5.
4. Bunin GR, Surawicz TS, Witman PA, The decriptive
epidemiology of craniopharyngioma, J Neurosurgery
1998, 89, pp 547-51.
5. Cabezudo JM., Vaquero J., Areitio E., Martinez R.,
Garcia de sola R., Bravo G., Craniopharyngiomas; A
critical approach to treatment, J. Neurosurg 1981, 55,
371-5.
6. Calvo FA., Hornedo J., Arellano A., Sachetti A., de la
Torre A., Aragon G., Otero J., radiarion therapy in
craniopharyngiomas, Int. J. Radiat. Oncol. Biol. Phys
1983, pp 493-496.
7. Danoff BF., Cowchock S., Kramer S., Chilhood
craniopharyngioma: Survival, local control, endocrine
and neurologic function following radiotherapy, Int. J.
Radiat. Oncol. Biol. Phys. 1983, 9, 171-5.
8. Hamill PVV et al., Physiscal growth: national center
for health statistics percentiles, Am. J. Clin. Nutri,
1979, pp 75-80, 607-629.
9. Hetelekidis S., Barnes P. d., Tao M. l., Fisher E. G.,
Schneider L., Scott M., Tarbell N. J., 20 – year
experience in childhood craniopharyn-gioma, Int. J.
Radiat. Oncol. Biol. Phys. 1993, 27, 189-95.
10. Hoffman HJ., De Silva M., Humphreys RP., Drake
JM., Blaser SI., Aggressive surgical management of
craniopharyngiomas in children, J. Neurosurg. 1992,
76, 47-52.
11. Hoogenhout J., Otten BJ., Kazem I., Skoelinga GBA.,
Walder AHD., surgery and radiation therapy in the
177
management of cranio-pharyngiomas, Int. J. Radiat
Oncol. Biol. Phys. 1984, 10, 2293-7.
24. Stripp D. C. H., Maity A., Janss A. J., Belasco J. B.,
Tochner Z. A., Goldwein J. W., Moshang T., rorke L.
B., Phillips P. C., Sutton L. N., Shu H. K. G., Surgery
with or without radiation therapy in the management
of craniopharyngiomas in children and young adults,
Int. J. radiation oncology boil. Phys., vol 58, 2004, pp
714-720.
12. Lederman GS, Recht A, Loeffler JS, Dubuisson D,
Kleefield J, Schnitt SJ. Craniopharyngioma in an
elderly patien. Cancer 1987, 60, pp1077 – 80.
13. Lichter A., Wara W., Sheline G., Townsend J., Wilson
C., The treat-ment of craniopharyngiomas, Int. J.
Radiat. Oncol. Biol. Phys. 1977, 2, 675-83.
25. Sung D., Chang C., Harisiadis L., Carmel P.,
Treatment results of craniopharyngiomas, Cacer 1981,
47, 13-21.
14. Nguyễn Phong, Phân tích thống kê u não tại Bệnh
Viện Chợ Rẫy, Y Học Thành Phố Hồ Chí Minh, Phụ
bản số 4, Tập 4 – 2000, 379 – 84.
26. Vincent T Devita, Jr., Samuel Hellmann, Steven A.
Rosenberg, Principles and Practice of oncology, 5
th
edition, 1997, Lippincott Raven, Philadelphia, pp
2068.
15. Petito CK, De Girolami U, Earle Km.
Craniopharyngiomas. Aclinical and pathological
review. Cancer 1976, 37, pp 1944-52.
27. Weiss M., Sutton L., Marcial V., Fowble B., Packer R.,
Zimmerman R., Schut L., Bruce D., D’Angio D., The
role of radiation therapy in management of childhood
craniopharyngiona, Int. J. Radiat. Oncol. Biol. Phys.
1989, 17, 1313-21.
16. Pizzo PA., Poplack DG., Principles and Practice of
Pediatric oncology, 3
rd
edition, Lippincott Raven,
Philadelphia, 1997, pp 677-679.
17. Phùng Văn Đức, Chẩn đoán bướusọ hầu – Nhân 30
bệnh nhân đã phẫu thuật, Y học TP Hồ Chí Minh,
Phụ bản số 1, Tập 4-2000, 48 – 52.
28. Weiner H. L., Wisoff H. J, et al., craniopharyngiomas:
A clinico-pathological analysisof factors predictive of
recurrence and functional outcome, J. Neurosurgery,
1994, pp 1001-11.
18. Rajan B., Ashley S., Gorman C., Jose CC., Horwich A.,
Bloom HJG., Marsh H., Brada M., Craniopharyngioma
- long - term results following limited sugery and
radiotherapy, Radiother. Oncol. 1993, 26, pp1-10.
29. Wen B., Hussey D., Staples J., Hitchon P., Jani S.,
Vigliotti A., Doornbos J., A comparison of the role of
surgery and radiation therapy in management of
craniopharyngiomas, Int. J. Radiat. Oncol. Biol. Phys.
1989, 16, 17-24.
19. Regine WF., Mohluddin M., Kramer S., Long-term
results of pediatric and adult craniopharyngiomas
treated with combined sugery and radiation,
Radiother. Oncol. 1993, 27, 13-21.
20. Richmond IL, Wara WM, Wilson CB, Role of
radiotherapy in the management of
craniopharyngiomas in children. Neurosurgery, 1980,
pp13-517.
30. Wever P., Al- Mefty O., Hassounah M, et al.,
Microsurgery for giant craniopharyngiomas in
children, Neurosurgery, 1985, pp585-95.
31. Xu X., Shigemori M., Microsurgical management of
craniopharyn-giomas – outcomes in 56 patients,
Kurume med J, 1998, pp 53-57.
21. Scheithauer BW. The hypothalamus and
neurohypophysis. In: Kovacs K, Asa SL, eds.
Functional endocrine pathology. Boston: Blackwell
Scientific Publications, 1991, pp 170-244.
32. Yasargil M., Curle M., Kis M., Siegenthaler G., Teddy
P., Ruth P., Total removal of craniopharyngiomas.
Approachers and long - term results in 144 patients,
J. Neurosurgery 1990, 73, pp3-11.
22. Shapiro K., Till K., Grant D. N., craniopharyngiomas
in chilhood – A rational approach to treatment, J
neurosurgery, 1979, pp 617-623.
33. Yasuto O., Koji O, et al., Radiation therapy of
craniopharyngiomas, Radiology, 1977, pp799-803.
23. Stanford RA, Craniopharyngioma: result servey of the
American Society of Pediatric neurosurgery, Pediatric
neurosurgery1994, 21, pp 39-43.
34. Yoshihisa K., Kobayashi T., Hasegawa T., Long –
term results of gamma knife surgery for
craniopharyngioma, Neurosurg focus 14: 2003, pp1-6.
178
. BƯỚU SỌ HẦU: LÂM SÀNG VÀ ĐIỀU TRỊ
Nguyễn Quốc Điền*,Hồ Văn Trung*, Phạm Lương Giang*, Cung Thò Tuyết Anh*
TÓM TẮT
Bệnh Viện Ung Bướu Thành. loại bướu ít gặp, xuất độ hàng năm
trên thế giới là 0,5–2/100.000 dân, chiếm 2 - 4% các
bướu nội sọ và chiếm 13% bướu vùng trên yên. Ở trẻ
em bướu sọ