1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Hợp tác quốc tế trong việc giải quyết đại dịch AIDS ở châu phi hiện nay

8 701 1

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 8
Dung lượng 316,51 KB

Nội dung

Hợp tác quốc tế trong việc giải quyết đại dịch AIDS Châu Phi hiện nay Nguyễn Thị Hằng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Luận văn Thạc sĩ ngành: Quan hệ quốc tế; Mã số: 60.31.40 Người hướng dẫn: PGS.TS Nguyễn Thanh Hiền Năm bảo vệ: 2010 Abstract: Khái quát về tình hình dịch AIDS tại châu Phi và các vùng của châu lục, đồng thời phân tích những hậu quả cơ bản nhất do HIV/AIDS tác động đến đới sống kinh tế - xã hội cảu châu Phi. Phân tích và tổng hợp tình hình hợp tác quốc tế trong việc giải quyết đại dịch AIDS châu Phi hiện nay thông qua. Đánh giá được những hiệu quả hợp tác gồm những thành công cũng như khó khăn mà cộng đồng quốc tế gặp phải khi cùng chung tay giải quyết một vấn đề mang tính toàn cầu là đại dịch AIDS. Keywords: Quan hệ quốc tế; AIDS; Châu Phi; Đại dịch AIDS Content MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Thế giới hiện nay đang bước vào thời đại toàn cầu hoá, bên cạnh những thành tựu đã đạt được để nâng cao mức sống của loài người thì nhân loại vẫn đang phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức như đói nghèo, dịch bệnh, chiến tranh, thiên tai, ô nhiễm môi trường,.v.v. Căn bệnh thế kỷ HIV/AIDS không chỉ ảnh hưởng đến sức khoẻ, sự phát triển giống nòi của loài người mà còn gây ra nhiều thách thức đối với tình hình an ninh và sự phát triển bền vững về kinh tế - xã hội của tất cả các quốc gia trên thế giới. Đến nay, mặc dù nhân loại đã đạt được những thành công nhất định trong cuộc chiến chống HIV/AIDS nhưng loài người chưa có khả năng ngăn chặn được tốc độ lây lan HIV/AIDS cấp độ toàn cầu. Châu Phi là một châu lục nghèo nhất thế giới, tất cả những vấn đề mang tính toàn cầu đều là những thách thức nghiêm trọng cho một châu lục chậm phát triển như châu Phi. Khi nói đến dịch bệnh, đặc biệt là đại dịch AIDS, nhân loại sẽ liên tưởng ngay đến châu Phi bởi tại đây có tốc độ lây nhiễm cao, và hàng giờ, hàng ngày, hàng năm AIDS đã cướp đi sinh mệnh của hàng triệu người dân. Là một châu lục chậm phát triển nhất thế giới về mọi mặt, việc giải quyết những hậu quả do đại dịch AIDS để lại càng trở nên khó khăn và cấp thiết hơn 2 bao giờ hết bởi nếu không HIV/AIDS sẽ lan tràn và trở thành mối hiểm họa lớn đe dọa, tàn phá tài nguyên con người và kìm hãm sự phát triển kinh tế – xã hội của châu Phi. Mặc dù đang phải đối mặt với đại dịch AIDS nghiêm trọng nhưng trong cuộc chiến đấu chống lại căn bệnh thế kỷ này, châu Phi không hề đơn độc bởi đây là một vấn đề mang tính toàn cầu đòi hỏi các quốc gia và khu vực trên thế giới cùng chung sức giải quyết. Đã có nhiều cá nhân, quốc gia và tổ chức quốc tế chung sức giải quyết vấn đề HIV/AIDS tại châu Phi. Tuy nhiên, để đi đến một cơ chế hợp tác chung trong việc giải quyết đại dịch AIDS đòi hỏi cộng đồng quốc tế phải cùng nhau đưa ra những chiến lược hành động mang tính lâu dài và bền vững. Đồng thời, đại dịch AIDS là một lý do cho các quốc gia, các tổ chức quốc tế có một cơ chế hợp tác với nhau, và hợp tác quốc tế trong việc giải quyết đại dịch AIDS châu Phi có thể coi là cơ chế can thiệp nhân đạo của thế giới đối với châu Phi. Để hiểu rõ thực trạng và các giải pháp nhằm thúc đẩy hợp tác quốc tế giải quyết đại dịch AIDS châu Phi luận văn đã chọn vấn đề “Hợp tác quốc tế trong việc giải quyết đại dịch AIDS châu Phi hiện nay” làm đề tài nghiên cứu và sự nghiên cứu này là hết sức cần thiết, có ý nghĩa khoa học và thực tiễn sâu sắc. Luận văn cố gắng làm rõ bức tranh toàn cảnh về thực trạng đại dịch AIDS châu Phi hiện nay thông qua những số liệu cơ bản nhất, từ đó tiếp tục tập trung nghiên cứu cuộc đấu tranh chống lại đại dịch HIV/AIDS của bản thân châu Phi cũng như những hỗ trợ của cộng đồng quốc tế trong việc giúp châu Phi ngăn chặn đại dịch này đồng thời đánh giá triển vọng của công cuộc hợp tác quốc tế kể trên, từ đó đưa ra những kinh nghiệm cho công tác phòng chống đại dịch AIDS Việt Nam hiện nay. 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Kể từ khi ca bệnh đầu tiên về AIDS được phát hiện năm 1981 đến nay, các nghiên cứu về AIDS đã và đang được sự quan tâm của nhiều học giả, nhiều nhà khoa học và một số tổ chức quốc tế. Đã có nhiều công trình nghiên cứu khoa học liên quan đến vấn đề này: Ở trong nước, một số công trình nghiên cứu liên quan đến đại dịch AIDS châu Phi như: 1) Một số bài thông tin và nghiên cứu trong tạp chí Nghiên cứu Châu Phi và Trung Đông của tác giả Nguyễn Thị Hằng như: “Thông tin cập nhật về tình trạng HIV/AIDS châu Phi”, đăng số tháng 8/200; “Nguyên nhân kinh tế - xã hội dẫn đến đại dịch HIV/AIDS châu Phi”, đăng số tháng 1/2008; “Đại dịch AIDS châu Phi và những nỗ lực giúp đỡ của cộng đồng quốc tế” đăng số tháng 4/2008; Những tác động của đại dịch AIDS đối với tình hình phát triển kinh tế châu Phi”, đăng số tháng 9/2008. 2) Cuốn sách “Tình hình chính trị-kinh tế cơ bản của châu Phi”, do PGS.TS Đỗ Đức Định (chủ biên), Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội, 2006; cuốn sách “Hợp tác quốc tế giải quyết các vấn đề toàn cầu của châu Phi” do Tiến sĩ Nguyễn Thanh Hiền (chủ biên), Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội 2008. Tuy nhiên, những 3 công trình khoa học kể trên mới chỉ dừng lại việc khái quát về thực trạng HIV/AIDS châu Phi, chưa đi cụ thể vào từng vấn đề, và chưa tập trung nhấn mạnh về hợp tác quốc tế trong việc giải quyết đại dịch AIDS châu Phi hiện nay. Chính vì vậy, đây là đề tài luận văn đầu tiên chuyên nghiên cứu về vấn đề này. Ở nước ngoài, một số nghiên cứu liên quan như “HIV and AIDS in Africa”, http:// www.avert. Org; “HIV and AIDS Indicators in Africa”http://www. AfDB. Org; báo cáo hàng năm của UNAIDS, WB, WHO về tình hình dịch AIDS trên thế giới. Một số cuốn sách viết về HIV/AIDS được thế giới biết đến như những cuốn cẩm nang để nghiên cứu về đại dịch AIDSchâu Phi như: HIV & AIDS in Africa của tác giả Beyond Epidemiology; “AIDS, Sexuality and Gender in Africa: Collective Strategies and Struggles in Tanzania” của tác giả Carolyn Baylies, Janet Bujra; “Aids in Africa among Women and Infants: A Human Rights Framework” của tác giả Lawrence O. Gostin; “Inside the Pandemic: African Perspectives on the AIDS Crisis” của tác giả Alyssa Bernstein; “Histories of Sexually Transmitted Diseases and HIV / AIDS in Sub-Saharan Africa” của tác giả Philip W. Setel, Milton Lewis, Maryinez Lyons. Ngoài ra, còn có nguồn tài liệu trên một số trang Web trong nước như: http://www.mofa.gov.vn; http://www.unaids.org.vn; http://www.vaac.gov.vn; http://www.molisa.gov.vn; http://www.moh.gov.vn; http://hiv.com.vn và các bài nghiên cứu trên một số trang web nước ngoài như: HIV/AIDS Regional Update – Africa, http://www.worldbank.org; Campaign to End HIV/AIDS in Africa, http://www.africaaction.org; HIV/AIDS, A Case Study of South Africa, http://codmanacademy.org; HIV & AIDS in Africa, http://www.avert.org; HIV & AIDS in South Africa, http://www.avert.org; HIV/AIDS in Africa, http//codmanacademy.org; Living with HIV (learning you are HIV positive); http://www.avert.org; The Impact of HIV & AIDS on Africa, http://www.avert.org; The AIDS Crisis”, http://www.data.org; The Data report 2007, http://www.thedatareport.org; The 2007 Heiligendammm G8 Summit: Outcomes for Africa, http://www.data.org; The Worlds Response to the AIDS Epidemic, http://codmanacademy.org; The Crisis: Report on HIV/AIDS in Africa, http://codmanacademy.org; The Global Fund to Fight AIDS, TB and Malaria (2006), http://www.theglobalfund.org; HIV and AIDS Indicators in Africa, http://www.AfDB.org; HIV and AIDS in Africa questions and answers, http://www.avert.org; HIV & AIDS in South Africa, http://www.avert.org. Tuy nhiên, theo những tài liệu kể trên chỉ đề cập đến HIV/AIDS ở châu Phi mang tính chất giới thiệu thông tin hay những hợp tác của những cá nhân, quốc gia hay tổ chức đứng đơn lẻ chứ chưa có công trình nghiên cứu nào trực tiếp bàn luận hợp tác 4 quốc tế để giải quyết đại dịch AIDS châu Phi một cách sâu và toàn diện, vì vậy đây là đề tài hoàn toàn mới. 3. Mục đích nghiên cứu Xuất phát từ sự cần thiết và tình hình nghiên cứu như trên, mục tiêu của luận văn chú trọng vào những điểm chính sau đây: - Khái quát về tình hình dịch AIDS tại châu Phi và các vùng của châu lục, đồng thời phân tích những hậu quả cơ bản nhất do HIV/AIDS tác động đến đới sống kinh tế - xã hội cảu châu Phi. - Phân tích và tổng hợp tình hình hợp tác quốc tế trong việc giải quyết đại dịch AIDSchâu Phi hiện nay thông qua. Qua đó, làm rõ được những đối tác nào là cơ bản và chủ yếu, những đối tác nào tiềm năng trong việc ngăn chặn HIV/AIDS tại châu lục Đen. - Đánh giá được những hiệu quả hợp tác gồm những thành công cũng như khó khăn mà cộng đồng quốc tế gặp phải khi cùng chung tay giải quyết một vấn đề mang tính toàn cầu là đại dịch AIDS. Đồng thời, nói lên được triển vọng hợp tác quốc tế trong tương lai; về khả năng trao đổi, chia sẻ các kinh nghiệm giữa Việt Nam và châu Phi trong việc giải quyết đại dịch AIIDS; về một số khuyến nghị nhằm chia sẻ thông tin và cách phờng chống HIV/AIDS giữa Việt Nam và châu Phi. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận văn là toàn bộ thực trạng hợp tác quốc tế trong việc giải quyết đại dich AIDS châu Phi. Hợp tác quốc tế này thông qua các hình thức hợp tác: song phương và đa phương. Các quốc gia hợp tác song phương bao gồm: Mĩ, EU, Trung Quốc, Nhật Bản; các đối tác đa phương bao gồm: Liên hợp quốc, Ngân hàng Thế giới, Tổ chức y tế thế giới, G8. Phạm vi nghiên cứu là châu Phi nói chung và một số nước điển hình của châu lục trong công tác phòng chống đại dịch AIDS; đặc biệt là các tổ chức quốc tế trợ giúp châu Phi chống lại AIDS. Phạm vi thời gian nghiên cứu được giới hạn cụ thể chủ yếu từ những năm 1995 đến nay. 5. Phương pháp nghiên cứu Kế thừa thành tựu của những tài liệu, những sản phẩm nghiên cứu đã có từ trước, sắp xếp các số liệu nghiên cứu theo trình tự thời gian để người đọc theo dõi liền mạch. Luận văn sử dụng phương pháp nghiên cứu truyền thống cơ bản là chủ nghĩa duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, các phương pháp như: mô tả, thống kê, so sánh, phân tích, tổng hợp, đánh giá để làm nổi bật lên vấn đề cần nghiên cứu là hợp tác quốc tế trong việc giải quyết đại dịch AIDS châu Phi hiện nay. 5 6. Dự kiến những đóng góp mới Với mục đích nghiên cứu như trên, luận văn sẽ tập trung đưa ra một số đóng góp sau: Thứ nhất, luận văn mong muốn sẽ đáp ứng phần nào nhu cầu tìm hiểu thông tin về HIV/AIDS tại châu Phi. Đưa ra được thực trạng và diễn biến của tình trạng lây nhiễm HIV/AIDS của châu Phi nói chung và các quốc gia, khu vực của châu lục nói riêng. Thứ hai, luận văn chỉ ra được những nguyên nhân vì sao dịch HIV/AIDS lại gia tăng với tốc độ cao tại châu Phi, và vì sao dịch này lại khó ngăn chặn tại châu Phi cũng như những thuận lợi và khó khăn mà châu lục này đang phải đối diện trong cuộc đấu tranh với đại dịch AIDS hiện nay. Thứ ba, phân tích, đánh giá một cách hệ thống về sự hỗ trợ của cộng đồng quốc tế trong việc giải quyết đại dịch AIDS châu Phi, bao gồm những hỗ trợ song phương và đa phương, đưa ra những nhận xét ban đầu của việc hợp tác quốc tế trong việc giải quyết đại dịch AIDS châu Phi hiện nay và nêu lên một số triển vọng, đồng thời đề xuất một số ý kiến nhằm nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế nhằm giải quyết đại dịch AIDS trong thời gian tới. Mặt khác, luận văn nhằm cung cấp, bổ sung các thông tin và dữ liệu cần thiết về hợp tác quốc tế trong việc giải quyết đại dịch AIDS châu Phi hiện nay cho các đối tượng quan tâm đến vấn đề này hiện nay. Kết quả nghiên cứu sẽ góp phần tăng cường khả năng trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm giữa Việt Nam và châu Phi trong việc giải quyết vấn nạn này trong điều kiện Việt Nam không phải là một nước lớn và hai quốc gia đều là những nước, khu vực nghèo và chậm phát triển so với thế giới. 5. Cấu trúc của Luận văn Nội dung của Luận văn được phân bổ thành 3 chương (không bao gồm phần mở đầu, kết luận và phụ lục), cụ thể: Chương 1: Đại dịch AIDS châu Phi hiện nay. Chương 2: Hợp tác quốc tế trong việc giải quyết đại dịch AIDS châu Phi hiện nay. Chương 3: Đánh giá về hợp tác quốc tế trong việc giải quyết đại dịch AIDS châu Phi hiện nay và triển vọng hợp tác. References 1. Ban Tư tưởng - văn hoá Trung ương, Vụ Tuyên truyền và hợp tác quốc tế (2005), Đối ngoại Việt Nam trong thời kỳ đổi mới, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 2. Bộ Ngoại giao Việt Nam (2003), Việt Nam – châu Phi: Những cơ hội hợp tác và phát triển trong thế kỷ XXI, Hội thảo quốc tế, Hà Nội. 3. Bộ giáo dục và đào tạo Việt Nam (2010), Sự thật về trẻ em và HIV/AIDS, Hà Nội. 6 4. BTK-TTX Website Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam. 5. Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2008), Báo cáo lần thứ ba về việc thực hiện tuyên bố cam kết về HIV/AIDS (giai đoạn báo cáo: 1/2006-12/2007), Hà Nội. 6.Diễn đàn kinh tế tài chính Việt – Pháp (2003), Chính sách và chiến lược giảm bất bình đẳng và nghèo khổ (Sách tham khảo). Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 7. Đỗ Đức Định (2005), Quan hệ hợp tác Việt Nam – Châu Phi, Tạp chí Nghiên cứu châu Phi và Trung Đông, số 3, tr 40-45. 8. Đỗ Đức Định (2006), Tình hình chính trị-kinh tế cơ bản của châu Phi, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội. 9. Đỗ Đức Định (2008), Đẩy mạnh hợp tác toàn diện giữa Việt Nam với một số nước châu Phi trong bối cảnh quốc tế mới giai đoạn 2011 – 2020, Đề tài cấp Bộ của Viện Nghiên cứu Châu Phi và Trung Đông, Hà Nội. 10. Nguyễn Thanh Hiền (2008), Những vấn đề nổi cộm của hệ thống giáo dục châu Phi hiện nay, Tạp chí Nghiên cứu Châu Phi và Trung Đông, số 4, tr 3-1. 11. Nguyễn Thanh Hiền (2008), Hợp tác quốc tế giải quyết các vấn đề mang tính toàn cầu của châu Phi, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội. 12. Nxb Chính trị quốc gia (2003), Diễn đàn kinh tế tài chính Việt - Pháp, Chính sách và chiến lược giảm bất bình đẳng và nghèo khổ (Sách tham khảo), Hà Nội. 13. Nguyễn Thị Hằng (2005), Khủng hoảng HIV/AIDS châu Phi, Tạp chí Nghiên cứu châu Phi và Trung Đông, số 2, tr 57-59. 14. Nguyễn Thị Hằng (2006), Đói nghèo châu Phi: Thực trạng và nguyên nhân, số 11, tr 3-8. 15. Nguyễn Thị Hằng (2007), Thông tin cập nhật về tình trạng HIV/AIDS châu Phi, Tạp chí Nghiên cứu châu Phi và Trung Đông, số 8, tr 48-51. 16. Nguyễn Thị Hằng (2008), Nguyên nhân kinh tế - xã hội dẫn đến đại dịch AIDS châu Phi, số 1, 48-52. 17. Nguyễn Thị Hằng (2008), Đại dịch AIDS và những nỗ lực giúp đỡ của cộng đồng quốc tế, số 4, 14-25. 18. Nguyễn Thị Hằng (2008),Tác động của Đại dịch AIDS đối với phát triển kinh tế - xã hội Châu Phi, số 9, 9-18. 19. Nguyễn Thị Hằng (2010), Đói nghèo tại châu Phi năm 2009, Tạp chí Nghiên cứu châu Phi và Trung Đông, số 3, 3-13. 20. Thông tấn xã Việt Nam (2007), Hợp tác Việt Nam – châu Phi đúng hướng và hiệu quả, Hà Nội. 21. Xem báo Nhân Dân, phần tin Quốc tế, ra ngày 13-9-2005. 7 22. UNAIDS, UNICEF, USAID (2004), Trẻ em bên bờ vực, Hà Nội. 23. UNAIDS, Cập nhật tình hình dịch AIDS qua các năm: 2006, 2007, 2008, 2009. 24. UNDP (2005), Tác động của HIV/AIDs đến tình trạng dễ bị tổn thương và nghèo đói tại các hộ gia đình tại Việt Nam, Hà Nội. 25. Ủy ban dân số gia đình và trẻ em, Bộ Y tế, Văn phòng tham khảo dân số (2006), HIV/AIDS tại Việt Nam, Hà Nội. 26. Các trang web Việt Nam: http://www.mofa.gov.vn; http://www.unaids.org.vn; http://www.vaac.gov.vn; http://www.molisa.gov.vn; http://www.moh.gov.vn; http://hiv.com.vn; 27. Alyssa Bernstein (2006), “Inside the Pandemic: African Perspectives on the AIDS Crisis, Nam Phi 28. Africa Policy Outlook 2009, http://www.africaaction. 29. Beyond Epidemiology (2004), HIV & AIDS in Africa, Nxb Blackwell, Mĩ. 30. Campaign to End HIV/AIDS in Africa, http://www.africaaction.org 31. Carolyn Baylies, Janet Bujra (2000). AIDS, Sexuality and Gender in Africa: Collective Strategies and Struggles in Tanzania, , London. 32. Devastation onthe Continent of Africa, http://codmanacademy.org. 33. Economic Comimssion, African Union, African Development Bank Group (MDG Report 2009), Assessing Progress in A frica toward the Millenium Development Goals. 34. HIV/AIDS, A Case Study of South Africa, http://codmanacademy.org 35. HIV & AIDS in Africa, http://www.avert.org. 36. Philip W. Setel, Milton Lewis, Maryinez Lyons (1999), “Histories of Sexually Transmitted Diseases and HIV / AIDS in Sub-Saharan Africa, Mĩ. 37. HIV/AIDS Regional Update – Africa, http://www.worldbank.org. 38. HIV & AIDS in South Africa, http://www.avert.org. 39. HIV/AIDS in Africa, http//codmanacademy.org. 40. Lawrence O. Gostin (2002), Aids in Africa among Women and Infants: A Human Rights Framework”. 41. Living with HIV (learning you are HIV positive), http://www.avert.org 42. Preventing HIV/AIDS in the Middle East and North Africa (A Window of Opportunity to Act), A World Bank Regional Strategy, 2005. 8 43. Rosen S, Vincent JR, MacLeod W, Fox M, Thea DM, Simon JL (2004), 'The cost of HIV/AIDS to businesses in southern Africa', Center for International Health and Development, , Boston, Massachusetts 02118, USA. 44. Steinberg M và các cộng sự (2002), “Tấn công vào các ngôi nhà: Các hộ gia đình làm gì trước ảnh hưởng của dịch bệnh HIV/AIDS: Điều tra về các hộ gia đình bị ảnh hưởng HIV/AIDS Nam Phi: Henry J Kaiser Tổ chức gia đình., Oasinhtơn. 45. The Impact of HIV & AIDS on Africa, http://www.avert.org. 46. “The AIDS Crisis”, http://www.data.org. 47. The worldbank, Washington D.C (2007), Africa Development Indicator 2006. 48. The World Bank Washington, D.C (2005), Committing to Resulfts-Improving the Effectiveness of HIV/AIDS Assistance. 49. The World Bank (2002), Education and HIV/AIDS: A window of hope. 50. The Data report 2007, http://www.thedatareport.org. 51. The Worldbank/UNAIDS, AIDS (2001), Poverty Reduction and Debt Relief. 52. The 2007 Heiligendammm G8 Summit: Outcomes for Africa, http://www.data.org. 53. The Worlds Response to the AIDS Epidemic, http://codmanacademy.org. 54. The Crisis: Report on HIV/AIDS in Africa, http://codmanacademy.org. 55. The Global Fund to Fight AIDS, TB and Malaria (2006), http://www.theglobalfund.org 56. The worldbank, Washington D.C (2006), Africa Development Indicator 2006. 57. HIV and AIDS Indicators in Africa, http://www.AfDB.org. 58. HIV and AIDS in Africa questions and answers, http://www.avert.org. 59. HIV & AIDS in South Africa, http://www.avert.org 60. UNAIDS, WHO (2003), 3 by 5: Progress through Report. 61. UNAIDS/WHO (2006), Report on the AIDS epidemic. 62. UNAIDS/WHO (2007), Report on the AIDS epidemic. 63. UNAIDS/WHO (2008), Report on the AIDS epidemic. 64. Các trang web quốc tế: http://www.africaaction.org; http://codmanacademy.org; http://www.avert.org; http://www.worldbank.org; http://www.data.org; http://www.thedatareport.org; http://www.AfDB.org; http://Allafrica.com; http://www.who.org;

Ngày đăng: 16/01/2014, 14:10

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w