Tất nhiên sức sống của thành ngữ không chỉ là đối tượng để nghiên cứu mà còn ở khả năng được vận dụng vào lời ăn tiếng nói hằng ngày của nhân dân, vào trong sáng tác văn chương, trong cá
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP HỒ CHÍ MINH
Thành phố Hồ Chí Minh – 2012
Trang 2BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP HỒ CHÍ MINH
Thành phố Hồ Chí Minh - 2012
Trang 3L ỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn này, ngoài sự cố gắng nổ lực của bản thân, tôi
đã nhận được sự giúp đỡ, ủng hộ từ gia đình, thầy cô và bạn bè, tôi xin chân thành gửi lời cảm ơn đến:
- Ban Giám hiệu trường Đại học Sư phạm Tp.HCM, Ban chủ nhiệm khoa Ngữ văn và quý thầy cô đã tạo mọi điều kiện thuận lợi để tôi thực hiện và hoàn thành đề tài này
- Gia đình - cha mẹ đã luôn sát cánh, động viên, chia sẻ những lúc tôi gặp khó khăn
- Đặc biệt là cô Nguyễn Thị Hai - người trực tiếp hướng dẫn tôi thực hiện luận
văn này Xin được gửi tới cô lòng biết ơn chân thành và sâu sắc nhất Sự chỉ
bảo, động viên, đôn đốc của cô đã trở thành nguồn động viên lớn lao, giúp tôi vượt qua khó khăn để có thể hoàn thành được đề tài của mình
Xin chân thành cảm ơn!
Tp Hồ Chí Minh, tháng 4 năm 2012
HVTH: Nguyễn Bích Thùy
Trang 4QUY ĐỊNH VIẾT TẮT
Tuổi trẻ cuối tuần: TTCT Quán ngữ: QN
Quán ngữ liên kết: QNLK Thành ngữ: Thn
t: thuộc tính của A
Trang 5M ỤC LỤC
Trang
M ở đầu 1
1 Lí do ch ọn đề tài 1
2 L ịch sử vấn đề 2
3 M ục đích và nhiệm vụ của luận văn 6
4 Ph ạm vi nghiên cứu 6
5 Phương pháp nghiên cứu 7
6 B ố cục của luận văn 7
Chương 1: MỘT SỐ GIỚI THUYẾT LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI 9
1.1.Thành ng ữ, quán ngữ 9
1.1.1 Thành ng ữ 9
1.1.2 Quán ng ữ 17
1.2.Văn bản 23
1.2.1 Khái ni ệm 23
1.2.2 Liên k ết hình thức trong văn bản 25
1.3 Sơ lược về quá trình hình thành báo Tuổi trẻ và TTCT 32
1.4 Phong cách ch ức năng báo chí- công luận 34
1.4.1 Khái quát v ề phong cách chức năng báo chí- công luận 34
1.4.2 Ch ức năng của ngôn ngữ trong phong cách báo chí- công luận và đặc trưng chung c ủa phong cách này 34
CHƯƠNG 2: VIỆC SỬ DỤNG THÀNH NGỮ, QUÁN NGỮ TRÊN BÁO TUỔI TRẺ CU ỐI TUẦN NĂM 2007, 2008, 2009 37
2.1 V ề tần số xuất hiện của thành ngữ và quán ngữ 37
2.1.1.V ề báo TTCT năm 2007 37
2.1.2.V ề báo TTCT năm 2008 37
2.1.3.V ề báo TTCT năm 2009 37
2.2 Kh ảo sát thành ngữ, quán ngữ 38
2.2.1 Thành ng ữ trên báo Tuổi trẻ cuối tuần năm 2007, 2008, 2009 38
2.2.2 Kh ảo sát, thống kê, phân loại quán ngữ liên kết 61
K ết luận 86
Tài li ệu tham khảo 89
Ph ụ lục 95
Ph ụ lục 1 96
Ph ụ lục 2 126
Ph ụ lục 3 142
Ph ụ lục 4 158
Trang 6M Ở ĐẦU
1 Lí do chọn đề tài
Ngôn ngữ của một dân tộc vừa là phương tiện giao tiếp quan trọng nhất vừa là công cụ tư duy Chính vì vậy nó có khả năng tàng trữ, lưu giữ những tinh hoa, tri thức,
bản sắc văn hóa của dân tộc Thành ngữ là một đơn vị ngôn ngữ đặc biệt như thế Nó
có chức năng lưu giữ tri thức của cộng đồng Tiếng Việt chúng ta có một kho tàng thành ngữ phong phú và đa dạng Cùng với sự phát triển của ngôn ngữ dân tộc, thành
ngữ dần hình thành và được nhân dân sử dụng như một công cụ giao tiếp chung Do được hình thành và phát triển lâu dài trong lịch sử dân tộc, những tổ hợp từ có nội dung ngữ nghĩa sâu rộng, được chắt lọc gọt giũa, trau chuốt dần dần cố định thành thành ngữ Vì là một bộ phận quan trọng trong từ vựng nên thành ngữ là đối tượng nghiên cứu của nhiều nhà ngôn ngữ học, cũng là đối tượng của nhiều nhà nghiên cứu văn học, văn hóa Tất nhiên sức sống của thành ngữ không chỉ là đối tượng để nghiên
cứu mà còn ở khả năng được vận dụng vào lời ăn tiếng nói hằng ngày của nhân dân, vào trong sáng tác văn chương, trong các bài viết có tính chính luận trên đài phát thanh, truyền hình, sân khấu, báo chí, chính ở khả năng hoạt động này, thành ngữđã góp phần khẳng định sức sống bền vững của mình Có thể thấy, ở lĩnh vực báo chí,
tần số xuất hiện của thành ngữ không phải thấp nếu như không muốn nói là thường xuyên, và đã thực sự trở thành một trong những phương tiện đắc lực trong nhiều trường hợp ở nhiều bài viết, của nhiều tác giả Song hiện tượng này lại chưa nhận được sự quan tâm, nghiên cứu thích đáng trong giới nghiên cứu báo chí
Như vậy việc tìm hiểu bước đầu tình hình sử dụng thành ngữ trên báo chí là một thao tác nhằm khẳng định sức sống cũng như những giá trị của thành ngữ trong đời
sống hiện đại, khi mà văn hóa dân tộc vẫn cùng nhịp độ phát triển của đất nước liên
tục thu nhận những thành tựu, những yếu tố ngữ văn mới Đây cũng là mong muốn góp phần vào công việc giữ gìn và phát huy những thành tố văn hóa dân tộc của người viết khi thực hiện đề tài này
Như chúng ta đã biết, trong giao tiếp và diễn đạt, chúng ta thường hay sử dụng các cụm từ cố định như nói cách khác, suy cho cùng, một mặt thì, mặt khác thì, Đó
Trang 7chính là các quán ngữ Quán ngữ có chức năng vừa là phương tiện liên kết các đơn vị giao tiếp, lại vừa như một tín hiệu có chức năng đưa đẩy, chêm xen làm cho lời nói tăng tính biểu thị tình thái Tuy nhiên vấn đề nghiên cứu quán ngữ trên báo chí cũng chưa được chú ý Bên cạnh đó, quán ngữ và thành ngữ đều là cụm từ cố định Vậy
giữa chúng có khác nhau không? Nguyên tắc cấu tạo của chúng như thế nào? Đặc trưng ngữ nghĩa, cú pháp của chúng ra sao? Đó cũng chính là lí do chúng tôi chọn quán ngữ để khảo sát trong luận văn của mình bên cạnh thành ngữ
2 Lịch sử vấn đề
2.1 Vi ệc nghiên cứu thành ngữ
Như trên đã nói, việc nghiên cứu thành ngữ được khá nhiều người quan tâm,
đã có một số sách, tài liệu viết về thành ngữ
Trong cuốn sách “Hoạt động của từ tiếng Việt” [58], Đái Xuân Ninh đã chỉ ra
đặc điểm của thành ngữ trên hai phương diện: nội dung và hình thức
Đặc điểm về nội dung ý nghĩa của thành ngữ thường không thể giải thích trên
cơ sở những yếu tố tạo thành mà nó thường gắn liền với điều kiện lịch sử xã hội, của
một lớp người nhất định
Đặc điểm về hình thức thành ngữ thường sử dụng so sánh, đối xứng, có sự hoán đổi và thay đổi trật tự giữa các thành tố
Trong giáo trình “T ừ vựng học tiếng Việt” [25], Nguyễn Thiện Giáp đã dựa vào
cơ chế ngữ nghĩa để phân biệt hai loại thành ngữ: thành ngữ hợp kết (được hình thành
do sự kết hợp của các thành tố trong thành ngữ) và thành ngữ hòa kết (được hình thành trên cơ sở ẩn dụ toàn bộ)
Giáo trình “T ừ vựng ngữ nghĩa tiếng Việt” của Đỗ Hữu Châu [11] đã so sánh
đối chiếu thành ngữ với từ phức và cụm từ tự do.Tác giả đã đưa ra định nghĩa về thành ngữ một cách gián tiếp qua ngữ cố định: “Ngữ cố định là các cụm từ (ý nghĩa
có tính ch ất là ý nghĩa của cụm từ, cấu tạo là cấu tạo của cụm từ), nhưng đã cố định hóa, cho nên cũng có tính chất chặt chẽ, sẵn có, bắt buộc, có tính xã hội như từ” [11;
61] Đỗ Hữu Châu còn nêu lên các giá trị ngữ nghĩa của thành ngữ và các đặc điểm
của thành ngữ
Trang 8Qua tìm hiểu, chúng tôi nhận thấy có rất nhiều bài viết, công trình nghiên cứu
về thành ngữ theo những cách khác nhau, mức độ khác nhau và quan điểm cũng không hoàn toàn như nhau Chúng ta thấy rằng có rất nhiều đề tài nghiên cứu về vấn
đề sử dụng thành ngữ trong các sáng tác văn chương Trong khi đó, nếu xét ở góc độ nghiên cứu ngôn ngữ, vấn đề sử dụng thành ngữ, quán ngữ trên báo chí lại không
nhận được nhiều sự quan tâm như thế Có rất ít bài viết hay công trình đề cập, nghiên
cứu vấn đề này, hoặc nếu có, thì cũng chỉ tìm hiểu một khía cạnh nhất định của vấn
đề Trong quá trình thực hiện luận văn, chúng tôi đã tìm hiểu được những công trình, bài viết sau:
1 Đỗ Quang Lưu [50] có bài Cần tôn trọng và giữ gìn tính trong sáng và vẻ đẹp
riêng c ủa tiếng Việt trong việc sử dụng thành ngữ dân gian Trong bài viết này, Đỗ
Quang Lưu tập trung nói đến việc sử dụng những biến thể của thành ngữ trên báo chí
hằng ngày (báo nói, báo viết cũng như báo hình) Theo tác giả, hàng loạt thành ngữ
của nhân dân dù đơn giản nhất như những câu nói ví thông thường ở cửa miệng dân chúng, nhưng khá tinh tế về ý cũng như lời thường có nhiều biến thể xuất hiện khi đi vào hoạt động như thành ngữ “cao chạy xa bay” bị đổi ngược thành “cao bay xa
ch ạy”, thành ngữ “nói giăng nói cuội” bị biến thành “nói nhăng nói cuội”,…
Có thể nói bài viết đã đề cập trực tiếp đến vấn đề mà chúng tôi đang tìm hiểu, song mới chỉ dừng lại ở việc chỉ ra những trường hợp dùng đơn vị thành ngữ biến thể
2 V ận dụng tục ngữ, thành ngữ và danh ngôn trên báo chí của Nguyễn Đức Dân [18]
là bài đề cập trực tiếp và chuyên sâu nhất trong những tài liệu mà chúng tôi tiếp xúc khi tìm hiểu đề tài Trong bài viết của mình, Nguyễn Đức Dân xoáy vào kĩ năng vận
dụng thành ngữ, tục ngữ và danh ngôn trong diễn đạt báo chí Thành ngữ, tục ngữ có
thể xuất hiện dưới nhiều dạng thức cho phù hợp với nội dung của bài báo Theo ông,
có thể vận dụng thành ngữ, tục ngữ vào báo chí với một số cách thức như: vận dụng nguyên dạng, thay yếu tố trên nghĩa bóng và quá trình hình thành nghĩa bóng của thành ngữ, tục ngữ, chuyển đổi từ câu khẳng định sang câu nghi vấn, thay một, hai từ làm thay đổi quan hệ cũ, tạo ra một quan hệ mới và sử dụng các yếu tố của thành ngữ,
tục ngữ chỉ còn là những thành phần riêng rẽ trong câu nhưng vẫn mang nghĩa biểu trưng như thành ngữ gốc Và sự vận dụng thành ngữ, tục ngữ được xem là khéo léo
Trang 9khi giữ được nhịp điệu, tiết tấu hài hòa của câu gốc và thành ngữ, tục ngữ sử dụng được cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng Việc vận dụng khéo léo như vậy sẽ làm cho bài
viết thêm chuẩn xác và hấp dẫn
Có thế thấy bài viết của Nguyễn Đức Dân đã trình bày khá cụ thể cách thức sử
dụng thành ngữ, tục ngữ vào báo chí và xem đây là một trong những kĩ năng quan
trọng Tuy nhiên, về tình hình, đặc điểm và hiệu quả sử dụng thành ngữ, tục ngữ vẫn chưa được tác giả bàn đến một cách sâu sắc
3 Nguyễn Đức Dân còn có công trình Ngôn ngữ báo chí - những vấn đề cơ bản [19]
Ở đây, khi trình bày kĩ năng diễn đạt trong báo chí, tác giả có nói đến cách “diễn đạt
b ằng thành ngữ, tục ngữ, danh ngôn”, bên cạnh một số kĩ năng khác như diễn đạt
chính xác và đơn giản, diễn đạt bằng những câu ngắn, diễn đạt không dư thừa,…Tác
giả có đưa ra và phân tích một số ví dụ để đi đến nhận định “sử dụng đúng, vận dụng
khéo và thích h ợp tục ngữ, thành ngữ sẽ làm bài viết thêm hấp dẫn” Vấn đề sử dụng
thành ngữ, tục ngữ vào diễn đạt trong báo chí cũng chỉ mới được Nguyễn Đức Dân đưa ra những nhận định bước đầu hết sức khái quát Mặt khác, tác giả cũng không quan tâm tìm hiểu việc sử dụng quán ngữ trong địa hạt này
4 Bùi Thanh Lương trong bài Cách sử dụng thành ngữ mới trên một số ấn
ph ẩm báo chí” [51] đã tiến hành khảo sát việc sử dụng thành ngữ mới trên một số tờ
báo như: Đại đoàn kết, thể thao- văn hóa, Sài Gòn giải phóng, Hà Nội mới Từ kết
quả khảo sát, tác giả tiến hành phân loại và miêu tả những cách thức cấu tạo thành
ngữ mới như cải biên các thành ngữ quen thuộc bằng cách thêm hoặc lược bớt một vài từ, thay đổi trật tự từ trong cấu trúc đã có Việc cải biên này có thể tạo ra những thành ngữ mới từ đó tạo ra những cách diễn đạt mới mang màu sắc biểu cảm mới mặc
dù nghĩa của thành ngữ hoặc từ trung tâm của thành ngữ về cơ bản không thay đổi; thành ngữ được sử dụng theo các mô hình đã có, lúc này mô hình được ví như bộ khung mà người viết dựa vào đó để tạo ra những thành ngữ mới Theo tác giả, trong quá trình sử dụng thành ngữ, người viết báo cũng tạo ra những thành ngữ hoàn toàn
mới và xem đây là sự cách tân của họ
Nhìn chung Bùi Thanh Lương đã mô tả gần như đầy đủ những cách thức sử
dụng thành ngữ sáng tạo, linh hoạt trên báo chí Đây là một trong những khía cạnh
Trang 10quan trọng trong việc tìm hiểu vấn đề sử dụng thành ngữ Tuy nhiên bài viết chỉ tìm
hiểu việc sử dụng thành ngữ và là thành ngữ mới trên báo chí
Ngoài ra còn có một số bài viết khác liên quan đến vấn đề sử dụng thành ngữ trên báo chí như:
- Hoàng Anh (1999) Th ử phân loại tiêu đề các văn bảo báo chí [1]
- Hoàng Anh (2005), S ự hấp dẫn của ngôn ngữ phóng sự [2]
- Hoàng Anh (2005), M ột số thủ pháp nhằm tăng cường tính biểu cảm trong ngôn
ng ữ báo chí [3]
- Hoàng Anh-Vũ Thị Ngọc Mai (2009), Các đặc điểm của đầu đề tác phẩm báo chí
th ể thao (Qua khỏa sát Báo thể thao hằng ngày, bóng đá) [4]
Tác giả của những bài viết này đều xem thành ngữ là một trong những phương
tiện biểu đạt hiệu quả, làm tăng tính hấp dẫn, biểu cảm cho tiêu đề, cho diễn đạt báo chí, cho phóng sự
2.2 Vi ệc nghiên cứu quán ngữ
Trong ngôn ngữ học, quán ngữ được nghiên cứu từ rất lâu Tuy nhiên, cho đến nay, sự nhìn nhận và nắm bắt về quán ngữ một cách nhất quán, giúp người dạy, người
học không cảm thấy mơ hồ và nhập nhằng với các khái niệm tương cận vẫn còn là
vấn đề phía trước Trong khi các hiện tượng khác thuộc ngữ cố định được nghiên cứu
một cách có hệ thống thì quán ngữ chỉ mới được đề cập đến với những nhận định ban đầu Chúng tôi tìm thấy một số công trình, bài viết (chủ yếu là từ vựng học) có trình bày sơ lược về đơn vị quán ngữ trong tiếng Việt như:
1)Từ vựng học tiếng Việt của Nguyễn Thiện Giáp [25; 101]
2) Từ vựng ngữ nghĩa tiếng Việt của Đỗ Hữu Châu [11; 73-74]
3) Lôgic và tiếng Việt của Nguyễn Đức Dân [17; 273-285 ]
4) Cơ sở ngôn ngữ học và tiếng Việt của Mai Ngọc Chừ, Vũ Đức Nghiệu, Hoàng
Trọng Phiến [15; 161 ]
5) Tiếng Việt (sơ thảo ngữ pháp chức năng) của Cao Xuân Hạo [36; 96-104 ]
6) Nguyễn Thị Thìn (2000) với bài Quán ngữ tiếng Việt [74] đã dựa vào công dụng
thường dùng của quán ngữ chia nó thành bốn loại: quán ngữ dùng chủ yếu trong chức
Trang 11năng nghĩa học, quán ngữ dùng chủ yếu trong chức năng dụng học, quán ngữ dùng
chủ yếu trong chức năng liên kết văn bản, quán ngữ dùng trong nhiều phong cách 7) Ngô Hữu Hoàng (2002) đã chỉ ra một số điểm khác biệt giữa thành ngữ và quán
ngữ trong bài “Vài suy nghĩ về cụm từ cố định nói chung và quán ngữ nói riêng”
Theo đó tác giả đưa ra kết luận thành ngữ “là kết quả của việc vay mượn để đúc kết
ng ữ nghĩa từ vựng (định danh) bậc hai nhằm đáp ứng tình trạng nhu cầu phản ánh
“nghĩa” của thế giới khách quan trong giao tiếp” [44; 30], còn quán ngữ “phục vụ cho các ch ức năng của lời nói, tạo ra một hành vi giao tiếp sao cho có hiệu
qu ả…Ngữ nghĩa của nó bị hư hóa nên mất tính thành ngữ và cấu trúc nội tại từ đó cũng rất lỏng lẻo” [44; 30]
8) Ngũ Thiện Hùng (2003) có bàn về điều kiện sử dụng của một số quán ngữ tình thái nhận thức dưới gốc độ lý thuyết quan yếu Tác giả kết luận “việc sử dụng các
quán ng ữ tình thái nhận thức không chỉ chịu sự chế định của các yếu tố lôgic- cú pháp Các điều kiện như định hướng nội dung hay định hướng quan hệ (động cơ vì người nói/ người nghe) cũng phải được tính đến” [39; 13]
9) Luận văn “Quán ngữ tình thái tiếng Việt” của Trần Thị Yến Nga đã tiến hình tìm
hiểu đặc điểm ngữ nghĩa-chức năng của quán ngữ tình thái [56]
Các công trình này thực sự là những gợi ý quý báu và là cơ sở lý luận quan
trọng mà chúng tôi tiếp thu để vận dụng trong nghiên cứu về quán ngữ thực hiện chức năng liên kết trong luận văn này
3 Mục đích và nhiệm vụ của luận văn
Mục đích của luận văn là khảo sát, tìm hiểu và phân tích các đặc điểm về cấu
tạo, ngữ nghĩa và việc sử dụng thành ngữ và quán ngữ
Thành ngữ, quán ngữ xuất hiện trên báo chí với nhiều dạng thức, ở nhiều vị trí khác nhau.Với việc mô tả một cách có hệ thống các thành ngữ, quán ngữ, chúng tôi
hy vọng đề tài này có những đóng góp nhất định Với mục đích làm rõ sức sống của thành ngữ, cũng như vai trò liên kết của quán ngữ, chúng tôi chỉ nghiên cứu những thành ngữ, quán ngữ được các nhà báo sử dụng vào diễn đạt, phục vụ cho việc chuyển tải thông tin đến người đọc
4 Ph ạm vi nghiên cứu