1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đảng bộ thành phố đà nẵng lãnh đạo phát triển kinh tế du lịch từ năm 1997 đến năm 2009

9 804 9

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 9
Dung lượng 328,15 KB

Nội dung

Đảng bộ thành phố Đà Nẵng lãnh đạo phát triển kinh tế du lịch từ năm 1997 đến năm 2009 Nguyễn Thị Vân Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn Luận văn ThS. ngành: Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam; Mã số: 60 22 56 Người hướng dẫn: PGS.TS. Phạm Hồng Chương Năm bảo vệ: 2010 Abstract. Tập hợp và hệ thống hoá các nguồn liệu liên quan nhằm nghiên cứu những vấn đề lý luận về du lịch, về phát triển du lịch, về phát triển kinh tế du lịch và cơ sở thực tiễn tại Đà Nẵng cho phát triển du lịchkinh tế du lịch. Nghiên cứu một cách chân thực, toàn diện những chủ trương, chính sách và quá trình Đảng bộ thành phố Đà Nẵng lãnh đạo phát triển du lịch trong thời gian từ năm 1997 đến năm 2009. Đánh giá những kết quả, hạn chế trong phát triển du lịchĐà Nẵng và đưa ra những bài học kinh nghiệm trong quá trình Đảng bộ thành phố Đà Nẵng lãnh đạo phát triển du lịch. Keywords. Lịch sử Việt Nam; Đảng Cộng sản Việt Nam; Kinh tế du lịch; Đường lối lãnh đạo; Đà Nẵng Content 1. Lý do chọn đề tài Ngày nay, tại nhiều quốc gia, du lịch nhanh chóng trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn và có ảnh hưởng quan trọng đến sự phát triển kinh tế- xã hội. Theo thống kê của UN- WTO năm 2007, du lịch toàn cầu đã đem lại nguồn thu tới 735 tỉ USD và tạo ra việc làm cho gần 300 triệu người mỗi năm. Tuyên bố Osaka của Hội nghị Bộ trưởng Du lịch Thế giới tại Nhật Bản (1994) đã chỉ rõ “du lịch là con đẻ của hoà bình, là phương tiện củng cố hoà bình, là phương tiện cân bằng cán cân thanh toán quốc tế”. Ở Việt Nam, phát triển du lịch là mối quan tâm thường xuyên của Đảng và Nhà nước. Trước năm 2000, du lịch Việt Nam đứng vào hạng thấp nhất trong khu vực. Hiện nay, khoảng cách phát triển này đã được rút ngắn. Tính đến năm 2009, so với nhiều nước trong khu vực Đông Nam Á, du lịch Việt Nam chỉ đứng sau du lịch Malaixia, Singapo, Thailan, Indonexia. Du lịch Việt Nam được Hội đồng Du lịch và Lữ hành Thế giới xếp thứ 7 thế giới về tăng trưởng lượng khách trong tổng số 174 nước và được xếp vào nhóm 10 điểm đến hàng đầu thế giới. Du lịch là một trong ít ngành kinh tế của Việt Nam mang lại nguồn thu trên 2 tỉ USD mỗi năm. Điều này cho thấy, ở Việt Nam, du lịch là một trong những ngành kinh tế quan trọng thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế đất nước. Đà Nẵng là một thành phố nằm ở dải đất miền Trung Việt Nam, có vị trí chiến lược về kinh tế, chính trị, an ninh - quốc phòng và là vùng đất có nhiều tiềm năng, lợi thế cho phát triển du lịch. Trong lịch sử, Đà Nẵng đã sớm trở thành một trong những thành phố lớn của cả nước. Vì vậy, việc phát triển kinh tế Đà Nẵng nói chung và phát triển kinh tế du lịch nói riêng không chỉ có ý nghĩa tích cực đối với sự phát triển của thành phố mà còn có ý nghĩa tích to lớn đối với sự phát triển kinh tế của khu vực miền Trung - Tây Nguyên. Trong những năm qua, Đảng bộ thành phố Đà Nẵng đã đưa ra nhiều chính sách để phát triển kinh tế du lịch nhưng những chính sách đó vẫn chưa đáp ứng kịp yêu cầu phát triển chung của thành phố, chưa tương xứng với tiềm năng, thế mạnh và chưa làm thay đổi sâu sắc cục diện kinh tế - xã hội của Đà Nẵng. Tình hình này đang trực tiếp đặt ra cho các cấp uỷ Đảng, chính quyền và nhân dân Đà Nẵng nhiệm vụ phải giải quyết. Mặt khác, tìm hiểu quá trình lãnh đạo phát triển kinh tế du lịch của Đảng bộ thành phố Đà Nẵng từ năm 1997 đến năm 2009 để thấy được những thành tựu đạt được cũng như những thời cơ và thách thức mà Đảng bộ thành phố đã trải qua để đưa kinh tế du lịch Đà Nẵng đi lên nhằm khai thác tốt nhất những nguồn lực, tiềm năng để phát triển kinh tế du lịch nhanh chóng đưa Đà Nẵng trở thành một trong những trung tâm thương mại, du lịch lớn của cả nước. Từ những lý do trên, tôi chọn đề tài “Đảng bộ thành phố Đà Nẵng lãnh đạo phát triển kinh tế du lịch từ năm 1997 đến năm 2009” làm luận văn tốt nghiệp của mình. 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề. Nghiên cứu về du lịch Việt Nam nói chung và du lịch Đà Nẵng nói riêng đã thu hút được sự quan tâm của nhiều nhà khoa học trong và ngoài nước dưới các cấp độ khác nhau. Các nhà ghiên cứu đã đề cập đến sự phát triển của du lịch Việt Nam, qua đó đề cập tới sự phát triển của du lịch Đà Nẵng. Tiêu biểu là một số công trình quan trọng như: Du lịch ba miền của tác giả Bửu Ngôn (2009), nhà xuất bản Thanh Niên.; Địa danh du lịch Việt Nam của Thạc sỹ Nguyễn Thị Thu Hiền (2009), nhà xuất bản Từ điển Bách khoa.; Quy hoạch du lịch của tác giả Bùi Thị Hải Yến (2009), nhà xuất bản Giáo dục. Ở Đà Nẵng cũng đã có nhiều công trình nghiên cứu về du lịch Đà Nẵng như các tác phẩm: Ngũ Hành Sơn của tác giả Albert (1996), do Nguyễn Sinh Duy chuyển dịch và bổ chú, nhà xuất bản Đà Nẵng; Di tích và danh thắng Đà Nẵng của Sở Văn hoá - Thể thao - Du lịch Đà Nẵng (2009), nhà xuất bản Đà Nẵng; Cẩm nang du lịch Đà Nẵng của Trung tâm Xúc tiến Du lịch Đà Nẵng (2009), nhà xuất bản Trung tâm Xúc tiến du lịch Đà Nẵng. Đặc biệt, trong thời gian gần đây, trên các tập san của Viện nghiên cứu phát triển kinh tế - xã hội Đà Nẵng đã có rất nhiều những công trình nghiên cứu về du lịch Đà Nẵng. Đề tài “Mục tiêu và định hướng phát triển bền vững của du lịch Đà Nẵng” của Thạc sỹ Ngô Quang Vinh (2008), đã nêu lên những tiềm năng của du lịch Đà Nẵng như: tài nguyên thiên nhiên, tài nguyên nhân văn, cơ sở hạ tầng và kết cấu hạ tầng. Qua đó, tác giả đã chỉ ra thực trạng của du lịch Đà Nẵng giai đoạn 2001 - 2008. Đồng thời, tác giả cũng đưa ra mục tiêu, định hướng phát triển du lịch Đà Nẵng trong thời gian tới như hoàn thiện cơ sở hạ tầng, xây dựng các sản phẩm chủ lực, chú trọng công tác quy hoạch và bảo vệ môi trường du lịch. Đề tài “Giải pháp khuyến khích phát triển dịch vụ vui chơi giải trí về đêm” của tiến sĩ Phạm Phú Thái (2008), tập trung nghiên cứu vào các vấn đề như: thực trạng các khu vui chơi giải trí về đêm ở Đà Nẵng, nguyên nhân của thực trạng và những giải pháp khuyến khích phát triển các dịch vụ vui chơi giải trí về đêm. Bài viết “Từ phố đêm nước ngoài đến phố đêm Đà Nẵng” của tác giả Trần Đức Anh Sơn (2008), lại trình bày những giải pháp mới cho du lịch Đà Nẵng. Thông qua một số mô hình phố đêm ở nước ngoài (Thái Lan, Hàn Quốc, Trung Quốc, Bỉ, Pháp), tác giả đề xuất xây dựng tuyến phố đêm của Đà Nẵng bên sông Hàn như mô hình phố đêm của Nam Kinh - Thượng Hải (Trung Quốc). Đặc biệt, bài viết “Để nghệ thuật Tuồng trở thành sản phẩm đặc trưng của du lịch văn hoá Đà Nẵng” của tác giả Đàm Vân Dung (2008), đã coi văn hoá Tuồng của Đà Nẵng là một kho báu quý giá về văn hoá dân tộc, là nguồn lực quan trọng cho phát triển du lịch bền vững của Đà Nẵng. Bài viết nêu lên vị trí quan trọng của nghệ thuật Tuồng trong loại hình du lịch văn hoá. Từ đó, tác giả đề xuất một số kiến nghị góp phần làm đa dạng hoá các hình thức hoạt động của du lịch thành phố. Bên cạnh các công trình trên, một số đề án, bài nghiên cứu khác về du lịch Đà Nẵng như đề án “Phát triển làng nghề thủ công mỹ nghệ truyền thống thành phố Đà Nẵng” của Sở Công nghiệp Đà Nẵng (2005); “Các giải pháp đẩy mạnh phát triển sản xuất sản phẩm kết hợp khai thác du lịch làng nghề Đà Nẵng” của Trung tâm Khuyến công Đà Nẵng (2008); “Định hướng phát triển bền vững khu du lịch danh thắng Ngũ Hành Sơn” của hai tác giả Nguyễn Nho Trung - Hồ Kỳ Minh (2009); đề tài “Phương hướng và một số giải pháp để đa dạng hoá loại hình và sản phẩm du lịch ở Quảng Nam - Đà Nẵng” của tác giả Trương Sỹ Quý (2003), luận án tiến sĩ, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân Hà Nội. Các đề tài này, tập trung nghiên cứu thực trạng của du lịch Đà Nẵng và đưa ra các giải pháp khuyến khích phát triển các loại hình du lịch. Đối với vấn đề, Đảng bộ thành phố Đà Nẵng lãnh đạo phát triển kinh tế du lịch từ năm 1997 đến năm 2009 chưa có một công trình nghiên cứu riêng biệt nào mà chủ yếu được phản ánh một cách khái quát qua các Nghị quyết, các báo cáo hàng năm của Thành uỷ Đà Nẵng, của UBND thành phố và của Sở Du lịch Đà Nẵng. Các công trình trên đây tuy chưa có công trình nào nghiên cứu chuyên biệt về vấn đề mà luận văn này đề cập tới nhưng cũng đã cung cấp cơ sở lí luận, liệu và cả những gợi ý khoa học để tác giả thực hiện luận văn của mình. 3. Mục đích nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu Đề tài nghiên cứu nhằm làm sáng tỏ một cách toàn diện và khách quan quá trình lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng bộ thành phố Đà Nẵng đối với vấn đề phát triển kinh tế du lịch từ năm 1997 đến năm 2009. Qua đó, tái hiện lại những kết quả đạt được của du lịch Đà Nẵng và rút ra một số bài học kinh nghiệm về sự lãnh đạo và chỉ đạo của thành phố trong quá trình đẩy mạnh phát triển kinh tế du lịch, trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của kinh tế Đà Nẵng; Trên cơ sở ấy, luận văn góp phần tìm ra một số giải pháp, định hướng để thúc đẩy sự phát triển du lịch thành phố Đà Nẵng trong thời gian tới. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Nghiên cứu vấn đề “Đảng bộ thành phố Đà Nẵng lãnh đạo phát triển kinh tế du lịch từ năm 1997 đến năm 2009”, đề tài hướng đến giải quyết những nhiệm vụ sau đây: - Thứ nhất, tập hợp và hệ thống hoá các nguồn liệu liên quan đến đề tài. Luận văn nghiên cứu những vấn đề lí luận về du lịch, về phát triển du lịch, về phát triển kinh tế du lịch và cơ sở thực tiễn tại Đà Nẵng cho phát triển du lịchkinh tế du lịch. - Thứ hai, luận văn mô tả một cách chân thực, toàn diện những chủ trương, chính sách và quá trình Đảng bộ thành phố Đà Nẵng lãnh đạo phát triển du lịch trong thời gian từ năm 1997 đến năm 2009. - Thứ ba, luận văn rút ra những kết quả, hạn chế trong phát triển du lịchĐà Nẵng và rút ra nhận xét, đánh giá cùng những bài học kinh nghiệm trong quá trình Đảng bộ thành phố Đà Nẵng lãnh đạo phát triển du lich. 4. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu - Là những chủ trương, chính sách, chỉ thị của Trung ương ĐảngĐảng bộ thành phố Đà Nẵng để lãnh đạo phát triển kinh tế du lịch. - Quá trình thực hiện chỉ đạo của các cấp, các ngành về phát triển kinh tế du lịchĐà Nẵng từ năm 1997 đến năm 2009. - Kết quả đạt được trong lĩnh vực du lịch dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ thành phố Đà Nẵng và ý nghĩa của việc thực hiện các chủ trương đó. 4.2. Phạm vi nghiên cứu Luận văn tìm hiểu sự lãnh đạo của Đảng bộ thành phố Đà Nẵng đối với phát triển kinh tế du lịch trên địa bàn thành phố, trong đó tập trung tìm hiểu những chủ trương, chính sách của Đảng bộ thành phố về phát triển du lịch trong 13 năm ( từ năm 1997 đến năm 2009). 5. Nguồn tài liệu, cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu 5.1. Nguồn tài liệu Tìm hiểu vấn đề “Đảng bộ thành phố Đà Nẵng lãnh đạo phát triển kinh tế du lịch từ năm 1997 đến năm 2009”, luận văn chủ yếu dựa vào các nguồn tài liệu sau: - Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc của Đảng cộng sản Việt Nam lần thứ VIII, IX, X. - Văn kiện Đại hội Đảng bộ thành phố Đà Nẵng lần thứ XVII, XVIII, XIX. - Các Nghị quyết, chỉ thị, báo cáo hàng năm của Thành uỷ, các Chương trình hành động, báo cáo của UBND thành phố. - Các báo cáo hàng năm của Sở Văn hoá - Thể thao - Du lịch Đà Nẵng và một số bài nghiên cứu, bài viết của các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước về du lịchkinh tế du lịch Đà Nẵng trên sách báo và các tạp chí. 5.2. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu - Cơ sở lý luận: Luận văn nghiên cứu dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác – LêNin, tưởng Hồ Chí Minh mà chủ yếu là phép duy vật biện chứng và phép biện chứng duy vật lịch sử; những chủ trương, đường lối về phát triển kinh tế du lịch của Đảng cộng sản Việt NamĐảng bộ thành phố Đà Nẵng; những quan điểm của các nhà nghiên cứu về du lịch trong và ngoài nước. - Phương pháp nghiên cứu: Luận văn sử dụng phương pháp nghiên cứu lịch sử kết hợp phương pháp điều tra, phân tích, so sánh, đối chứng tài liệu, xử lí số liệu, tiếp cận lý thuyết về du lịch và tiếp cận thực tiễn của Đà Nẵng để làm sáng tỏ vấn đề cần nghiên cứu. 6. Những đóng góp khoa học của luận văn - Trên cơ sở đề cập và tiếp cận các vấn đề lý luận về du lịch, phát triển du lịch và phát triển kinh tế du lịch, luận văn trình bày những nguồn lực phát triển du lịchthành phố Đà Nẵng, những chủ trương, chính sách, của Đảng cộng sản Việt NamĐảng bộ thành phố Đà Nẵng về phát triển du lịch. Qua đó, thấy được kết quả mà du lịch Đà Nẵng đạt được sau hơn 10 năm chia tách tỉnh. - Đề tài đi sâu phân tích những hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế đó trong lĩnh vực du lịchĐà Nẵng. Đồng thời, rút ra những bài học kinh nghiệm trong quá trình Đảng bộ thành phố Đà Nẵng lãnh đạo phát triển kinh tế du lịch. - Luận văn trình bày một số đề xuất chủ yếu, góp phần thúc đẩy quá trình phát triển của du lịchkinh tế du lịch Đà Nẵng một cách bền vững trong tương lai. 7. Bố cục cơ bản Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn được cấu trúc thành 3 chương. Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn để Đảng bộ thành phố Đà Nẵng lãnh đạo phát triển kinh tế du lịch. Chương 2: Chủ trương và chính sách phát triển kinh tế du lịch của Đảng bộ thành phố Đà Nẵng từ năm 1997 đến năm 2009. Chương 3: Nhận xét chung và những bài học kinh nghiệm. References 1. Albert (1996), Ngũ Hành Sơn (Nguyễn Sinh Duy chuyển dịch và bổ chú), Nxb Đà Nẵng. 2. Ban Thường vụ Quốc hội (1999), Pháp lệnh du lịch, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 3. Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố Đà Nẵng (2002), Nghị quyết 03 – NQ/TU về đẩy mạnh phát triển du lich thành phố Đà Nẵng trong thời kì mới, Lưu trữ văn phòng Thành uỷ Đà Nẵng. 4. Ban Thường vụ Thành uỷ(1997), Báo cáo tình hình công tác năm 1997, Lưu trữ văn phòng Thành uỷ Đà Nẵng. 5. Ban Thường vụ Thành uỷ (1998), Báo cáo tình hình công tác năm 1998, Lưu trữ văn phòng Thành uỷ Đà Nẵng. 6. Ban Thường vụ Thành uỷ (1999),Báo cáo tình hình công tác năm 1999, Lưu trữ văn phòng Thành uỷ Đà Nẵng. 7. Ban Thường vụ Thành uỷ (2000), Báo cáo tình hình công tác năm 2000, Lưu trữ văn phòng Thành uỷ Đà Nẵng. 8. Ban Thường vụ Thành uỷ (2001), Báo cáo tình hình công tác năm 2001, Lưu trữ văn phòng Thành uỷ Đà Nẵng. 9. Ban Thường vụ Thành uỷ (2002), Báo cáo tình hình công tác năm 2002, Lưu trữ văn phòng Thành uỷ Đà Nẵng. 10. Ban Thường vụ Thành uỷ (2003), Báo cáo tình hình công tác năm 2003, Lưu trữ văn phòng Thành uỷ. 11. Ban Thường vụ Thành uỷ (2004), Báo cáo tình hình công tác năm 2004, Lưu trữ văn phòng Thành uỷ Đà Nẵng. 12. Ban Thường vụ Thành uỷ (2005), Báo cáo tình hình công tác năm 2005, Lưu trữ văn phòng Thành uỷ. 13. Ban Thường vụ Thành uỷ (2006), Báo cáo tình hình công tác năm 2006, Lưu trữ văn phòng Thành uỷ. 14. Ban Thường vụ Thành uỷ (2007), Báo cáo tình hình công tác năm 2007, Lưu trữ văn phòng Thành uỷ. 15. Ban Thường vụ Thành uỷ (2008), Báo cáo tình hình công tác năm 2008, Lưu trữ văn phòng Thành uỷ Đà Nẵng. 16. Ban Thường vụ Thành uỷ (2009), Báo cáo tình hình công tác năm 2009, Lưu trữ văn phòng Thành uỷ Đà Nẵng. 17. Ban Thường vụ Thành uỷ (2004), Kết luận số 15 – KL/TU về thực hiện các chương trình tập trung phát triển mạnh du lịch và các dịch vụ mà thành phố có thế mạnh, xây dựng Đà Nẵng trở thành một trong những trung tâm thương mại, du lịch, dịch vụ lớn của cả nước, Lưu trữ văn phòng Thành uỷ Đà Nẵng. 18. Bộ Chính trị (2003), Nghị quyết 33 – NQ/ TW về xây dựng phát triển thành phố Đà Nẵng trong thời kì công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, Lưu trữ văn phòng Thành uỷ Đà Nẵng. 19. Bộ chỉ huy quân sự thành phố Đà Nẵng(2002), Lịch sử lực lượng vũ trang nhân dân thành phố Đà Nẵng 1945 - 2000, Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội 20. Cục Thống kê Đà Nẵng (1997), Niên giám thống kê Đà Nẵng 1997, Nxb Thống kê Đà Nẵng. 21. Cục Thống kê Đà Nẵng (1998), Niên giám thống kê Đà Nẵng, Nxb Thống kê Đà Nẵng 22. Cục Thống kê Đà Nẵng (1999), Niên giám thống kê Đà Nẵng 1999, Nxb Thống kê Đà Nẵng. 23. Cục Thống kê Đà Nẵng (2000), Niên giám thống kê Đà Nẵng 2000, Nxb thống kê Đà Nẵng. 24. Cục Thống kê Đà Nẵng (2001), Niên giám thống kê Đà Nẵng 2001, Nxb Thống kê Đà Nẵng. 25. Cục Thống kê Đà Nẵng (2002), Niên giám thống kê Đà Nẵng 2002, Nxb Thống kê Đà Nẵng. 26. Cục Thống kê Đà Nẵng (2003), Niên giám thống kê Đà nẵng 2003, Nxb Thống kê Đà Nẵng. 27. Cục Thống kê Đà Nẵng (2004), Niên giám thống kê Đà Nẵng 2004, Nxb Thống kê Đà Nẵng. 28. Cục Thống kê Đà Nẵng (2005), Niên giám thống kê Đà nẵng 2005, Nxb Thống kê Đà Nẵng. 29. Cục Thống kê Đà Nẵng(2006), Niên giám thống kê Đà Nẵng 2006, Nxb Thống kê Đà Nẵng. 30. Cục Thống kê Đà Nẵng (2007), Niên giám thống kê Đà Nẵng 2007, Nxb Thống kê Đà Nẵng. 31. Cục Thống kê Đà Nẵng (2008), Niên giám thống kê Đà Nẵng 2008, Nxb Thống kê Đà Nẵng. 32. Cục Thống kê Đà Nẵng (2009), Niên giám thống kê Đà Nẵng 2009, Nxb Thống kê Đà Nẵng. 33. Chính phủ ( 2001), Nghị định số 27/2001/NĐ- CP về kinh doanh lữ hành và hướng dẫn du lịch, Lưu trữ Sở Văn hoá - Thể thao – Du lịch Đà Nẵng. 34. Đàm Vân Dung (2008), Để nghệ thuật Tuồng trở thành văn hoá đặc trưng của du lịch Đà Nẵng, Tập san tháng 10, Viện nghiên cứu phát triển kinh tế - xã hội Đà Nẵng, tr.32-36. 35. Đảng Bộ thành phố Đà Nẵng (1996), Lịch sử Đảng bộ thành phố Đà Nẵng, Tập 1, Nxb Đà Nẵng. 36. Đảng Bộ thành phố Đà Nẵng (1997), Lịch sử Đảng bộ thành phố Đà Nẵng, Tập 2, Nxb Đà Nẵng. 37. Đảng Bộ thành phố Đà Nẵng (1996), Văn kiện Đại hội lần thứ XVII Đảng bộ thành phố Đà Nẵng, Lưu trữ văn phòng Thành uỷ Đà Nẵng. 38. Đảng Bộ thành phố Đà Nẵng (2001), Văn kiện Đại hội lần thứ XVIII Đảng bộ thành phố Đà Nẵng, Lưu trữ văn phòng Thành uỷ Đà Nẵng. 39. Đảng Bộ thành phố Đà Nẵng (2006), Văn kiện Đại hội lần thứ XIX Đảng bộ thành phố Đà Nẵng, Lưu trữ văn phòng Thành uỷ Đà Nẵng. 40. Đảng Cộng sản Việt Nam (2005), Văn kiện Đại hội Đảng thời kì đổi mới, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 41. Đảng Cộng sản Việt Nam(2001), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 42. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 43. Nguyễn Thị Thu Hiền ( 2009), Địa danh du lịch Việt Nam, Nxb Từ điển Bách khoa, Hà Nội. 44. Robert Lanqua ( 1993), Kinh tế du lịch, Nxb Thế giới, Hà Nội. 45. Luật du lịch (2008), Nxb Hồng Đức. 46. Bửu Ngôn (2009), Du lịch ba miền, Nxb Thanh niên, Hà Nội. 47. Trương Sĩ Quý (2003), Phương hướng và một số giải pháp để đa dạng hoá loại hình và sản phẩm du lịch ở Quảng NamĐà Nẵng, Luận án tiến sĩ, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội. 48. Sở Công nghiệp Đà Nẵng (2005), Đề án phát triển làng nghề thủ công mỹ nghệ truyền thống thành phố Đà Nẵng, Lưu trữ Sở Công nghiệp Đà Nẵng. 49. Sở Du lịch Đà Nẵng (1997), Báo cáo tổng kết hoạt động du lịch năm 1997 và phương hướng nhiệm vụ công tác năm 1998, Lưu trữ Sở Văn hoá - Thể thao - Du lịch Đà Nẵng. 50. Sở Du lịch Đà Nẵng (1998), Báo cáo tổng kết hoạt động du lịch năm 1998 và phương hướng nhiệm vụ công tác năm 1999, Lưu trữ Sở Văn hoá - Thể thao - Du lịch Đà Nẵng. 51. Sở Du lịch Đà Nẵng (1999), Báo cáo tổng kết hoạt động du lịch năm 1999 và phương hướng nhiệm vụ công tác năm 2000, Lưu trữ Sở Văn hoá - Thể thao - Du lịch Đà Nẵng. 52. Sở Du lịch Đà Nẵng (2000), Báo cáo tổng kết hoạt động du lịch năm 2000 và phương hướng nhiệm vụ công tác năm 2001, Lưu trữ Sở Văn hoá - Thể thao - Du lịch Đà Nẵng. 53. Sở Du lịch Đà Nẵng (2001), Báo cáo tổng kết hoạt động du lịch năm 2001 và phương hướng nhiệm vụ công tác năm 2002, Lưu trữ Sở Văn hoá - Thể thao - Du lịch Đà Nẵng. 54. Sở Du lịch Đà Nẵng (2002), Báo cáo tổng kết hoạt động du lịch năm 2002 và phương hướng nhiệm vụ công tác năm 2003, Lưu trữ Sở Văn hoá - Thể thao - Du lịch Đà Nẵng. 55. Sở Du lịch Đà Nẵng (2003), Báo cáo tổng kết hoạt động du lịch năm 2003 và phương hướng nhiệm vụ công tác năm 2004, Lưu trữ Sở Văn hoá - Thể thao - Du lịch Đà Nẵng. 56. Sở Du lịch Đà Nẵng (2004), Báo cáo tổng kết hoạt động du lịch năm 2004 và phương hướng nhiệm vụ công tác năm 2005, Lưu trữ Sở Văn hoá - Thể thao - Du lịch Đà Nẵng. 57. Sở Du lịch Đà Nẵng (2005), Báo cáo tổng kết hoạt động du lịch năm 2005 và phương hướng nhiệm vụ công tác năm 2006, Lưu trữ Sở Văn hoá - Thể thao - Du lịch Đà Nẵng. 58. Sở Du lịch Đà Nẵng (2006), Báo cáo tổng kết hoạt động du lịch năm 2006 và phương hướng nhiệm vụ công tác năm 2007, Lưu trữ Sở Văn hoá - Thể thao - Du lịch Đà Nẵng. 59. Sở Du lịch Đà Nẵng (2007), Báo cáo tổng kết hoạt động du lịch năm 2007 và phương hướng nhiệm vụ công tác năm 2008, Lưu trữ Sở Văn hoá - Thể thao - Du lịch Đà Nẵng. 60. Sở Du lịch Đà Nẵng (2008), Báo cáo tổng kết hoạt động du lịch năm 2008 và phương hướng nhiệm vụ công tác năm 2009, Lưu trữ Sở Văn hoá - Thể thao - Du lịch Đà Nẵng. 61. Sở Văn hoá - Thể thao - Du lịch Đà Nẵng (2009), Báo cáo tổng kết hoạt động du lịch năm 2009 và phương hướng nhiệm vụ năm 2010, Lưu trữ Sở Văn hoá - Thể thao - Du lịch Đà Nẵng. 62. Sở Văn hoá - Thể thao – Du lịch Đà Nẵng (2009), Di tích và danh thắng Đà Nẵng, Nxb Đà Nẵng. 63. Trần Đức Anh Sơn ( 2009), Từ phố đêm nước ngoài đến phố đêm Đà Nẵng, Tập san tháng 4- 2009, Viện nghiên cứu phát triển kinh tế - xã hội Đà Nẵng, tr15- 23. 64. Thành uỷ Đà Nẵng (2003), Chương trình hành động số 16 – CTr/TU thực hiện Nghị quyết 33 – NQ/TW của Bộ Chính trị về xây dựng phát triển thành phố Đà Nẵng trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, Lưu trữ văn phòng Thành uỷ. 65. Thành uỷ Đà Nẵng (2004), Chương trình hành số 20 – CTr/TU về xây dựng Đảng bộ trong sạch vững mạnh, xây dựng đội ngũ cán bộ các cấp có phẩm chất và năng lực đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong thời kỳ mới của thành phố, Lưu trữ văn phòng Thành uỷ Đà Nẵng. 66. Thành uỷ Đà Nẵng (2003), Kế hoạch số 18 – KH/TU triển khai quán triệt tổ chức thực hiện Nghị quyết 33 – NQ/TW của Bộ Chính trị về xây dựng phát triển thành phố Đà Nẵng trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, Lưu trữ văn phòng Thành uỷ Đà Nẵng. 67. Thành uỷ Đà Nẵng (2004), Tài liệu triển khai thực hiện Nghị quyết 33 – NQ/TW của Bộ Chính trị về xây dựng phát triển thành phố Đà Nẵng trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước(Lưu hành nội bộ), Lưu trữ văn phòng Thành uỷ Đà Nẵng. 68. Phạm Phú Thái ( 2009), Giải pháp khuyến khích phát triển dịch vụ vui chơi giải trí về đêm ở thành phố Đà Nẵng, Tập san tháng 4-2009, Viện nghiên cứu phát triển kinh tế - xã hội Đà Nẵng, tr 10- 14. 69. Tổng Cục du Lịch (2001), Thông số 04/2001/TT/- TCDL về kinh doanh lữ hành và hướng dẫn du lịch, Lưu trữ Sở Văn hoá - Thể thao – Du lịch. 70. Thủ tướng Chính phủ (1998), Quyết định số 903/QĐ – TTg về quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội thành phố Đà Nẵng đến năm 2010, Lưu trữ UBND thành phố Đà Nẵng. 71. Thủ tướng Chính phủ (2005), Quyết định số 194/ QĐ – TTg về phê duyệt đề án phương hướng nhiệm vụ và giải pháp đẩy mạnh phát triển khu vực miền Trung – Tây Nguyên, Lưu trữ UBND thành phố Đà Nẵng. 72. Nguyễn Nho Trung - Hồ Kỳ Minh ( 2009), Định hướng phát triển bền vững khu du lịch danh thắng Ngũ Hành Sơn, Tập san tháng 10- 2009, Viện nghiên cứu kinh tế phát triển kinh tế - xã hội Đà Nẵng, tr 3-13. 73. Trung tâm Xúc tiến Du lịch Đà Nẵng (2009), Cẩm nang du lịch Đà Nẵng, Nxb Trung tâm Xúc tiến Du lịch Đà Nẵng. 74. Trường Đại học Kinh tế Quốc dân Hà Nội (2006), Giáo trình kinh tế du lịch, Nxb Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội. 75. Trường Đại học Kinh tế Quốc dân (2005), Giáo trình kinh tế phát triển, Nxb Lao động – Xã hội, Hà Nội. 76. Trường Đại học Kinh tế Quốc dân - Viện nghiên cứu kinh tếphát triển (2009), Kinh tế Việt Nam ba năm gia nhập tổ chức thương mại thế giới, Nxb Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội. 77. UBND thành phố Đà Nẵng (2008), Báo cáo sơ kết 5 năm triển khai thực hiện “Chương trình tập trung phát triển mạnh du lịch và các dịch vụ mà thành phố có thế mạnh, xây dựng Đà Nẵng trở thành một trong những trung tâm thương mại, du lịch, dịch vụ lớn của cả nước”, Lưu trữ UBND thành phố Đà Nẵng. 78. UBND thành phố Đà Nẵng (1998), Quyết định 5527/QĐ- UB về phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển ngành du lịch thành phố đến năm 2010, Lưu trữ UBND thành phố Đà Nẵng. 79. UBND thành phố Đà Nẵng (2002), Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết 03 – QĐ/TU về đẩy mạnh phát triển du lịch thành phố trong thời kỳ mới, Lưu trữ UBND thành phố Đà Nẵng. 80. UBND thành phố Đà Nẵng (2004), Chương trình tập trung phát triển du lịch và các dịch vụ mà thành phố có thế mạnh, xây dựng Đà Nẵng trở thành một trong những trung tâm thương mại, du lịch, dịch vụ lớn của cả nước, Lưu trữ UBND thành phố Đà Nẵng. 81. UBND thành phố Đà Nẵng (2007), Chương trình phát triển du lịch thành phố Đà Nẵng giai đoạn 2007 – 2010, Lưu trữ UBND thành phố Đà Nẵng. 82. UBND thành phố Đà Nẵng (2004), Kế hoạch triển khai thực hiện chương trình tập trung phát triển mạnh du lịch và các dịch vụ mà thành phố có thế mạnh, xây dựng Đà Nẵng trở thành một trong những trung tâm thương mại, du lịch, dịch vụ lớn của cả nước, Lưu trữ UBND thành phố Đà Nẵng. 83. UBND thành phố Đà Nẵng (1998), Quyết định số 1159/ QĐ – UB về ban hành quy chế phối hợp quản lý hoạt động du lịch đường biển quốc tế tại cụm Cảng Đà Nẵng, Lưu trữ UBND thành phố Đà Nẵng. 84. UBND thành phố Đà Nẵng (1998), Quyết định số 1201/ QĐ – UB về quy định mức thu lệ phí tham quan di tích lịch sử danh lam thắng cảnh trên địa bàn thành phố, Lưu trữ UBND thành phố Đà Nẵng. 85. UBND thành phố Đà Nẵng (1999), Quyết định 122/ QĐ – UB về chương trình hoạt động du lịch đến năm 2010, Lưu trữ UBND thành phố Đà Nẵng. 86. UBND thành phố Đà Nẵng (1999), Quyết định số 96/ QĐ – UB về mức thu phí tham quan các khu di tích lịch sử, các công trình văn hoá, danh lam thắng cảnh, phí qua cầu sử dụng đường bộ khu du lịch Bà Nà- Suối Mơ, Lưu trữ UBND thành phố Đà Nẵng. 87. UBND thành phố Đà Nẵng (2002), Quyết định số 129/ QĐ – UB về ban hành chương trình hành động thực hiện Nghị quyết 03, Lưu trữ UBND thành phố Đà Nẵng. 88. UBND thành phố Đà Nẵng (2004),Quyết định số 109/ QĐ – UB về phê duyệt chương trình tập trung phát triển mạnh du lịch và các dịch vụ mà thành phố có thế mạnh, xây dựng Đà Nẵng trở thành một trong những trung tâm thương mại, du lịch, dịch vụ lớn của cả nước, Lưu trữ UBND thành phố Đà Nẵng. 89. UBND thành phố Đà Nẵng (2004), Quyết định số 188/QĐ – UB về phê duyệt kế hoạch triển khai chương trình tập trung phát triển mạnh du lịch và dịch vụ mà thành phố có thế mạnh, xây dựng Đà Nẵng trở thành một trong những trung tâm thương mại, du lịch, dịch vụ lớn của cả nước, Lưu trữ UBND thành phố Đà Nẵng. 90. UBND thành phố Đà Nẵng (2004), Quyết định số 133/QĐ – UB về ban hành chương trình đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn, xây dựng Đà Nẵng trở thành trung tâm kinh tế biển của khu vực, Lưu trữ UBND thành phố Đà Nẵng. 91. Ngô Quang Vinh ( 2009), Du lịch Đà Nẵng mục tiêu và định hướng phát triển bền vững, Tập san thàng 4- 2009, Viện nghiên cứu phát triển kinh tế - xã hội Đà Nẵng, tr 3- 5. 92. Nguyễn Thị Hạ Vy (2009), Từ lễ hội Lacavata Sarda suy nghĩ về tổ chức lễ hội phục vụ phát triển du lịchĐà Nẵng, Tập san tháng 4- 2009, Viện nghiên cứu phát triển kinh tế - xã hội Đà Nẵng, tr 24- 30. 93. Bùi Hải Yến ( 2009), Quy hoạch du lịch, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 94. http://Www.Đanang.gov.vn, Văn Hoà, Du lịch Đà Nẵng biết gõ, cửa mới mở, 14/11/2007. 95. http://Www.Ctc.vn, Khái niệm về du lịch, 26/07/2007. 96. http://Www.hids.hochiminhcity.gow.vn, Phùng Phu- Nguyễn Văn Phú, Bảo tồn bền vững và phát triển vững chắc cho di sản Văn hoá Thế giới Huế, 25/05/2009. 97. http://Www.giao an.violet.vn, Hoàng Tuấn Anh, Tập bài giảng về du lịch, 22/02/2008. 98. http://Www.Thiennhien.net, Hồng Phượng, Việt Nam chịu ảnh hưởng nhiều nhất của biến đổi khí hậu, 29/11/2007. 99. http://Www.Tailieuso.vn, Nghiên cứu kết quả thống kê hoạt động du lịch ở Việt Nam giai đoạn 1995 – 2002 và dự đoán đến năm 2005, 24/09/2010. 100. http://Www.Wikiedia.vn, Phát triển bền vững, 16/09/2010

Ngày đăng: 14/01/2014, 22:24

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w