1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Công ty đông ấn anh ở vương quốc xiêm nửa đầu thế kỉ XVII

28 896 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 28
Dung lượng 606,02 KB

Nội dung

1 Công ty Đông Ấn Anh Vƣơng quốc Xiêm nửa đầu thế kỉ XVII Nguyễn Văn Vinh Trƣờng Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Chuyên ngành: Lịch sử Thế giới; Mã số: 60.22.50 Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. Hoàng Anh Tuấn Năm bảo vệ: 2012 Abstract. Giới thiệu sự thành lập công ty Đông Ấn Anh năm 1600. Tìm hiểu về Vƣơng quốc Xiêm đến cuối thế kỷ XVI và những mối liên hệ Anh - Xiêm đầu tiên (1587-1611). Nghiên cứu Công ty Đông Ấn Anh vƣơng quốc Xiêm (1611-1623). Keywords. Lịch sử Thái Lan; Thế kỷ 17; Lịch sử thế giới; Vƣơng quốc Xiêm Content. Mở đầu 1. Lý do chọn đề tài Vào cuối thế kỷ XVI, cùng với những biến chuyển của bầu không khí chính trị và xã hội Anh, nền kinh tế của quốc gia đảo quốc cũng đứng trƣớc thách thức và cơ hội phát triển mới. Những phát kiến địa lý thành công của hai quốc gia trên bán đảo Iberia vào cuối thế kỷ XV, khiến cho công cuộc chạy đua hàng hải và thƣơng mại một số dân tộc hàng hải truyền thống Tây Âu nhƣ Hà Lan, Anh càng trở nên gay gắt. Dù vậy, trong suốt nửa đầu thế kỷ XVI, ngƣời Anh không thể tạo ra một bƣớc ngoặt nào trong quá trình khai phá con đƣờng sang phƣơng Đông do thiếu kiến thức bởi ngƣời Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha đã thiết lập “hàng rào kín”, quyết tâm bảo mật các thông tin về những vùng đất mới. Phải đến cuối thập niên 70 của thế kỷ XVI, ngƣời Anh mới bắt đầu có đƣợc những kiến thức - dù còn hết sức tản mạn - về phƣơng Đông sau các chuyến đi vòng quanh thế giới của Francis Drake và Thomas Cavendish (1577-1580). Một làn sóng tìm kiếm con đƣờng sang phƣơng Đông buôn bán sôi sục thủ đô Luân Đôn; nhiều công ty ra đời để buôn bán với vùng Đông Ấn. Tuy nhiên, do ngại đối đầu với ngƣời Bồ Đào Nha trên con đƣờng qua mũi Hảo Vọng, trong nhiều thập niên sau đó, ngƣời Anh đã nỗ lực tìm kiếm con đƣờng đi sang phƣơng Đông qua phía đông bắc (biển Ban Tích và Bắc Băng Dƣơng) hoặc vƣợt đƣờng bộ qua xứ Ba Tƣ. Sau nhiều thất bại, thƣơng nhân Anh thấy rằng con đƣờng duy nhất để Đông tiến chính là chấp nhận đƣơng đầu với ngƣời Bồ Đào Nha để đi qua mũi Hảo Vọng. Cùng với quyết tâm đó, năm 1591, thƣơng nhân Luân Đôn đã tổ chức chuyến đi Đông Ấn đầu tiên. Mặc dù vấp phải thất bại cay đắng, nhƣng việc tàu của ngƣời Anh vƣợt qua mũi Hảo Vọng, đi vào Ấn Độ Dƣơng và sang đến tận vùng quần đảo hƣơng liệu Đông Nam Á đã tạo ra tiếng vang lớn đến giới thƣơng nhân và hàng hải Anh. Luân Đôn, giới thƣơng nhân và tài phiệt ráo riết vận động và đệ trình lên Nữ hoàng Elizabeth kế hoạch thành lập công ty Đông Ấn buôn bán sang phƣơng Đông. Ngày 31/12/1600, Nữ hoàng Elizabeth phê duyệt kế hoạch trên, Công ty của các thương nhân Luân Đôn buôn bán với miền Đông Ấn đƣợc phê chuẩn. 2 Ngay sau khi đƣợc thành lập, Ban Giám đốc tích cực chuẩn bị cho những chuyến đi Đông Ấn đầu tiên dƣới danh nghĩa Công ty, đánh dấu một thời kỳ mới của nền hải thƣơng Anh trong lịch sử thƣơng mại và hàng hải thế giới. Theo số liệu lƣu trữ của Công ty, từ năm 1620 đến năm 1700, trung bình mỗi năm có 8 tàu rời nƣớc Anh đi phƣơng Đông. Nếu tính gộp cả giai đoạn 1600-1833, đã có khoảng 4.600 tàu rời Luân Đôn đi phƣơng Đông. Đặc biệt, sau năm 1800, trung bình mỗi năm có 42 tàu Anh đi phƣơng Đông. 1 Tại phƣơng Đông, ngoài Ấn Độ, nhiều khu vực thuộc Đông Nam Á hải đảo, Miến Điện, Cao Miên, Đài Loan, Nhật Bản Công ty Đông Ấn Anh cũng đã có mối liên hệ thƣơng mại, kinh tế từ khá sớm vƣơng quốc Xiêm. Cùng với sự xuất hiện của các thƣơng nhân phƣơng Tây khác (Bồ Đào Nha, Hà Lan, Pháp ), ngƣời Anh bƣớc đầu đã xây dựng đƣợc thƣơng điếm Pattani và Ayutthaya. Tuy không giành đƣợc nhiều thành công trong hoạt động buôn bán Xiêm trong khoảng 3 thập kỷ đầu tiên của thế kỷ XVII. Nhƣng quan hệ thƣơng mại thời kỳ này, dƣờng nhƣ đã để lại nhiều hệ lụy cho mối quan hệ thƣơng mại, chính trị rất đặc biệt giữa hai quốc gia Anh - Xiêm trong những thế kỷ tiếp theo. Đề tài luận văn “Công ty Đông Ấn Anh vương quốc Xiêm nửa đầu thế kỷ XVII” cố gắng phục dựng bức tranh hoạt động bang giao và thƣơng mại của công ty Đông Ấn Anh Xiêm trong bối cảnh chung của khu vực Đông Á thời kỳ này. 2. Phạm vi nghiên cứu Nghiên cứu về hoạt động của công ty Đông Ấn Anh vƣơng quốc Xiêm là một đề tài tƣơng đối rộng, đòi hỏi cần nhiều thời gian, đầucông sức nghiên cứu. Trong khuôn khổ một luận văn thạc sỹ chịu giới hạn về thời lƣợng, ngƣời viết xin tập trung làm sáng rõ một giai đoạn cụ thể của mối quan hệ Anh - Xiêm, giai đoạn khởi động từ đầu thế kỷ XVII đến năm 1623, khi ngƣời Anh tạm thời đóng cửa thƣơng điếm Xiêm nhằm chấn chỉnh lại hoạt động chung của Công ty Đông Á. 3. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Nghiên cứu quá trình hình thành cũng nhƣ hoạt động của Công ty Đông Ấn Anh Đông Á nói chung không phải là đề tài quá mới mẻ trên bình diện sử học quốc tế. Đƣợc hiểu là tiền thân của hệ thống chính quyền thuộc địa Anh phƣơng Đông, Công ty Đông Ấn Anh đã thu hút đƣợc sự quan tâm nghiên cứu của nhiều thế hệ sử gia phƣơng Tây từ đầu thế kỷ XX. Tuy nhiên, xuất phát từ vai trò quan trọng của nền mậu dịch của Công ty với Trung Quốc trong sự bành trƣớng về thƣơng mại và lãnh thổ của Công ty trong thế kỷ XVIII mà sự chú trọng của các sử gia đều hƣớng về mối quan hệ giữa Công ty Đông Ấn Anh với Trung Quốc. Đối với khu vực Đông Nam Á, những nghiên cứu của các sử gia phƣơng Tây hạn chế hơn. Trong thập niên 30 của thế kỷ trƣớc, nhà sử học Anh, D. G. E. Hall lần lƣợt cho công bố những nghiên cứu của mình về hoạt động của công ty Đông Ấn Anh tại Miến Điện và đến năm 1955, cuốn chuyên khảo nổi tiếng A history of Southeast Asia của Ông đƣợc ấn hành. Nhằm soi sáng thêm lịch sử thâm nhập của Công ty vào khu vực Đông Nam Á, Basset cho công bố một số bài nghiên cứu chung về Công ty Đông Ấn Anh Viễn Đông, tập trung về Xiêm và Cao Miên. Có thể kể đến nhƣ: K. D Basset, “The Trade of the English East India Company in the Far East, 1623-1684”, Journal of the Royal Asiatic Society ¼ (1960), pp. 33-47 & 145-157; K. D Basset, “English Relations with Siam in the Seventeenth Century”, Journal of the Malayan Branch, Royal Asiatic Society 34/2 (1961), pp.90-105; K. D Basset, “The Trade of the English East India 1 Anthony Farrington, Trading Places: The East India Company and Asia 1600- 1834, (London: British Library, 2002); pp. 23. 3 Company in Cambodia, 1651-1656”, Journal of the Royal Asiatic Society of Great Britain and Ireland, No. ½ (1962), pp.35-61. Đối với hoạt động của Công ty Đông Ấn Anh vƣơng quốc Xiêm, số lƣợng các công trình nghiên cứu đến nay còn tƣơng đối ít ỏi. Một trong số các công trình khảo cứu mang tính khai mở đầu tiên có liên quan trực tiếp đến hoạt động của Công ty Đông Ấn Anh Xiêm đã đƣợc John Anderson thể hiện thành công qua tác phẩm “The English Intercouse with Siam in Seventeenth Century” xuất bản năm 1890. Gần đây nhất, trên cơ sở khai thác kho tƣ liệu liên đến hoạt động của công ty Đông Ấn Anh Xiêm. Hai tác giả Anthony Farrington và Dhiravat na Pombeja đã công bố phần tƣ liệu gốc trong tác phẩm The English Factory in Siam (1612-1685). Trái ngƣợc với phong phú trong các nghiên cứu của sử học quốc tế về đề tài hoạt động của công ty Đông Ấn Anh. Các nghiên cứu của giới sử học trong nƣớc về đề tài này lại rất hạn chế. Hầu nhƣ chƣa có một chuyên khảo hay bài viết nào liên quan trực tiếp đến hoạt động của Công ty Đông Ấn Anh vƣơng quốc Xiêm. 4. Phƣơng pháp nghiên cứu Với đề tài Công ty Đông Ấn Anh vương quốc Xiêm nửa đầu thế kỷ XVII ngƣời viết cố gắng sử dụng góc nhìn khu vực học, theo đó, mọi diễn biến lịch sử đƣợc xem xét trên cả phƣơng diện lịch đại và đồng đại. Qua đó, chúng ta thấy đƣợc một cách chân xác và hoàn chỉnh nhất về sự phát triển sôi động của hải thƣơng châu Á thế kỷ XVII, cả về động lực, nguyên nhân cũng nhƣ những đặc tính phát triển. Trong quá trình hoàn thiện luận văn ngƣời viết chủ yếu sử dụng các phƣơng pháp lịch sử, phƣơng pháp logic, phƣơng pháp phân tích, tổng hợp để xem xét các sự kiện lịch sử cũng nhƣ mối tƣơng tác. 5. Ý nghĩa khoa học của đề tài Nghiên cứu về hoạt động thƣơng mại của công ty Đông Ấn Anh châu Á nói chung và Xiêm nói riêng vẫn còn là một chủ đề đáng quan tâm của nhiều nhà sử học. Thế kỷ XVII, đƣợc xem là “kỷ nguyên thƣơng mại” của châu Á với vai trò không thể phủ nhận của thƣơng nhân và các thể chế hải thƣơng châu Á bên cạnh sự hiện diện của các thế lực hàng hải châu Âu. 6. Bố cục luận văn Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, luận văn Thạc sĩ Công ty Đông Ấn Anh vương quốc Xiêm nửa đầu thế kỷ XVII đƣợc chia làm ba chƣơng: Chƣơng 1: Sự thành lập công ty Đông Ấn Anh năm 1600 Chƣơng 2: Vƣơng quốc Xiêm đến cuối thế kỷ XVI và những mối liên hệ Anh - Xiêm đầu tiên (1587-1611) Chƣơng 3: Công ty Đông Ấn Anh vƣơng quốc Xiêm (1611-1623) CHƢƠNG 1 SỰ THÀNH LẬP CÔNG TY ĐÔNG ẤN ANH NĂM 1600 1.1. Nƣớc Anh cho đến cuối thế kỷ XVI Trong số các quốc gia hình thành Tây Âu sau khi Tây La Mã sụp đổ (476), nƣớc Anh ra đời khá muộn. Đến cuối thế kỷ IX, Anh mới diễn ra sự thống nhất về mặt lãnh thổ và chính trị để trở thành một quốc gia thống nhất. Cuối thế kỷ XV-XVI, phát kiến địa lý thành công đã đƣa lịch sử Tây Âu bƣớc sang giai đoạn phát triển mới. Trong khi TBN tìm cách độc quyền khai thác Tân Thế giới, ngƣời Bồ cũng nhanh chóng thụ hƣởng nền độc quyền buôn bán với phƣơng Đông. Cùng với Lisbon, 1 loạt trung tâm thƣơng mại phía bắc nhƣ London, Antwerp, Amterdam…cũng trỗi dậy, cạnh tranh với thƣơng nhân Ý. Là một quốc gia có truyền thống hàng hải từ lâu đời, thƣơng nhân Anh khó có thể chấp nhận việc hai dân tộc Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha độc quyền các tuyến buôn 4 bán với miền Đông Ấn và Tây Ấn. Mục tiêu thƣơng mại luôn là động lực thôi thúc ngƣời Anh tìm đƣờng sang buôn bán với phƣơng Đông. Tuy nhiên, thƣơng mại không phải là động cơ duy nhất. Trƣớc năm 1600, những thứ tình cảm mang tính dân tộc chủ nghĩa luôn chiếm một vị trí đáng kể trong các chuyến đi sang phƣơng Đông: lật đổ vị trí độc tôn của ngƣời Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha. Một số chuyến đi thậm chí còn đề cao mục tiêu tôn giáo: truyền bá Thiên chúa sang châu Phi và Ấn Độ để bao vây đạo Hồi. Bên cạnh đó, ngƣời Anh cũng hi vọng sử dụng vũ lực để cƣớp đoạt những đoàn thuyền buôn giàu có trên biển. Cuối cùng, nhu cầu khám phá và niềm đam mê phiêu lƣu cũng góp phần không nhỏ vào việc tổ chức tìm đƣờng đi về phƣơng Đông. Điều này càng đƣợc khích lệ mạnh mẽ sau khi nhà hàng hải Francis Drake thực hiện thành công chuyến đi vòng quanh thế giới trong các năm 1577-1580. Khát vọng là vậy, nhƣng kiến thức của ngƣời Anh về hải trình sang phƣơng Đông lại hết sức mơ hồ. Phải sau khi hai nhà hàng hải Anh Francis Drake và Thomas Cavendish hoàn thành chuyến đi vòng quanh thế giới (1577-1580), ngƣời Anh mới bắt đầu có đƣợc những thông tin chính xác - dù hết sức tản mạn về phƣơng Đông. Trên phƣơng diện kỹ thuật, ngƣời Anh có những hạn chế nhất định so với ngƣời Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha và ngƣời Hà Lan. Từ thế kỷ XV, hai dân tộc Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha đã có những chính sách nghiên cứu hàng hải nghiêm túc và những khoản đầu tƣ rất lớn. Cuối cùng, chính sách xuất khẩu của nhà nƣớc cũng là một khó khăn lớn đối với thƣơng nhân Anh lúc đó. Hoàng gia khuyến khích xuất khẩu các loại thƣơng phẩm nội địa nhƣ vải dạ và len nhằm kích thích ngành sản xuất len dạ trong nƣớc. Tuy nhiên, các thƣơng phẩm này có giá quá cao, lại không hợp với khí hậu nóng ẩm của phần lớn các xứ sở phƣơng Đông. Trong khi đó, nhà nƣớc lại cấm thƣơng nhân xuất khẩu bạc - loại vốn duy nhất có thể đầu tƣ đƣợc cho hoạt động buôn bán phƣơng Đông - đẩy thƣơng nhân Anh vào tình thế tiến thoái lƣỡng nan. 1.2. Những nỗ lực thâm nhập phƣơng Đông cuối thế kỷ XVI Những tiến bộ trong nhận thức về phƣơng Đông trong nửa cuối thế kỷ XVI vẫn thôi thúc các thƣơng nhân Anh tiến hành các chuyến đi tiên phong về miền Đông Ấn. Trong bối cảnh nƣớc Anh chƣa đủ thực lực để đối đầu với hai dân tộc Iberia, nhà nƣớc chủ trƣơng tránh gây chiến, đồng thời khuyến khích thƣơng nhân tìm đƣờng sang phƣơng Đông qua đƣờng biển tây bắc hoặc đông bắc châu Âu. Thậm chí, ngay sau khi lên ngôi năm 1485, vua Henry VII đã có chỉ dụ cho John Cabot đi sang phƣơng Đông qua đƣờng tây bắc. Sang thế kỷ XVI, nhằm tránh đƣơng đầu với ngƣời Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha, ngƣời ta quyết định đi về hƣớng đông bắc, qua Na Uy và Nga để sang Trung Hoa. Cho đến giữa thế kỷ XVI, ngƣời Anh đã lãng phí vô số tiền tài, vật lực trong việc tìm kiếm con đƣờng sang phƣơng Đông qua Bắc Băng Dƣơng. Dƣới thời nữ hoàng Mary I (1516-1558), ngƣời Anh đã từ bỏ nỗ lực đi qua con đƣờng đông bắc và tập trung phát triển con đƣờng đông nam. Tuy nhiên, do vẫn chủ trƣơng tránh đối đầu với các thế lực Iberia nên Hoàng gia Anh khuyến khích thƣơng nhân đi sang phƣơng Đông bằng đƣờng bộ qua khu vực đông Địa Trung Hải để tiến về xứ Ấn Độ và Đông Nam Á. Tuy nhiên, giải pháp buôn bán với phƣơng Đông bằng đƣờng bộ qua Ba Tƣ sớm bộc lộ những hạn chế khó có thể khắc phục: không an toàn và kém lợi nhuận. Gần một thế kỷ tìm kiếm trong vô vọng con đƣờng đi qua phía bắc bán cầu và vùng đông Địa Trung Hải, ngƣời Anh cuối cùng cũng nhận ra rằng phƣơng cách duy nhất để buôn bán đƣợc phƣơng Đông là chấp nhận đƣơng đầu với các thế lực Iberia. Sau chiến thắng vang dội năm 1558, trƣớc hạm đội hùng mạnh của Tây Ban Nha, bản thân hoàng gia Anh đã hậu thuẫn cho các chuyến đi vòng quanh thế giới của 5 Francis Drake (1577-1580) và Thomas Cavendish (1586-1588), đồng thời khuyến khích thƣơng nhân Anh tổ chức buôn bán xuống châu Phi, vùng Địa Trung Hải và lập các khu đồn trú châu Mỹ Từ một loạt những sự kiện này, thƣơng nhân Anh bắt đầu kiến nghị Nữ hoàng khuyến khích việc buôn bán qua con đƣờng mũi Hảo Vọng. Có thể nói rằng nƣớc Anh dƣới thời nữ hoàng Elizabeth đã có những bƣớc tiến quan trọng trong quyết tâm chen chân vào hệ thống thƣơng mại quốc tế mà hai dân tộc Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha từng tuyên bố độc quyền từ đầu thế kỷ XVI. Mặc dù vậy, thƣơng nhân Anh vẫn chƣa nhận đƣợc sự ủng hộ quyết liệt từ chính quyền Elizabeth nhƣ các đối thủ Hà Lan nhận đƣợc từ nền Cộng hòa mới đƣợc thành lập. Sự dè dặt của hoàng gia Anh trong ứng xử với các thế lực Iberia, khiến cho giới thƣơng nhân Anh, đặc biệt là thƣơng nhân Luân Đôn, ngày càng bất mãn. Những phản ứng của giới thƣơng nhân trong giai đoạn 1588-1600 tạo nên sức ép buộc hoàng gia Anh phải phần nào thay đổi chính sách đối với miền Đông Ấn. Năm 1593, Nữ hoàng cho phép Công ty Levant đƣợc phép tìm kiếm sản vật phƣơng Đông bằng cả “đƣờng bộ và đƣờng biển”. 1.3. Sự thành lập Công ty Đông Ấn Anh Trong khi cuộc vận động thành lập Công ty Đông Ấn đang diễn ra mạnh mẽ Luân Đôn, tin tức về hạm đội Hà Lan từ phƣơng Đông trở về với một khối lƣợng khổng lồ hƣơng liệu và các sản vật quý hiếm khiến cho bầu không khí Luân Đôn càng thêm sôi sục. Vào mùa thu năm 1600, với sự hậu thuẫn của thị trƣởng thành phố Luân Đôn, đội ngũ thƣơng nhân có thế lực đã nộp đơn thỉnh nguyện Nữ hoàng Elizabeth cho phép thành lập Công ty buôn bán với phƣơng Đông nhằm cạnh tranh với ngƣời Hà Lan và bảo vệ quyền lợi hải thƣơng của dân tộc Anh. Vào thời điểm đó, Hoàng gia Anh cũng đang gặp phải những khó khăn về kinh tế, tài chính, cộng thêm các cuộc nổi dậy của ngƣời Ailen và chiến tranh với Tây Ban Nha, khiến cho quá trình đàm phán diễn ra tƣơng đối thuận lợi. Ngày 31 tháng 12 năm 1600, Nữ hoàng Elizabeth và các bộ trƣởng đã ban bố việc thành lập Công ty Đông Ấn. So với những công ty đƣợc thành lập trƣớc đó Công ty Đông Ấn nhận đƣợc những đặc quyền nổi bật: Thứ nhất, văn bản của Nữ hoàng khẳng định Công ty Đông Ấn là một thể chế kinh doanh thƣơng mại, chỉ tập trung vào hoạt động kinh doanh và tìm kiếm lợi nhuận chứ không vƣớng bận vào các sứ mệnh chinh phạt và thuộc địa. Thứ hai, hình thức góp vốn của Công ty dựa trên mô hình cổ phần, thay vì những phƣơng thức huy động vốn mang tính cá nhân điển hình của thời trung đại. Thứ ba, Công ty đƣợc đặc cách chuyển bạc nén và kim loại quý sang phƣơng Đông để trao đổi lấy thƣơng phẩm - điều bị cấm nghiêm ngặt trong các dự luật đã tồn tại Anh cho đến thời điểm đó. Thứ tư, tổ chức của Công ty đƣợc quy định bởi văn bản pháp quy, đƣợc điều hành bởi một vị Toàn quyền và một vị Phó Toàn quyền cùng với một Hội đồng gồm các nhà đầu tƣ. Cuối cùng, Công ty đƣợc công nhận là doanh nghiệp độc quyền trong buôn bán với phƣơng Đông. CHƢƠNG 2 VƢƠNG QUỐC XIÊM ĐẾN CUỐI THẾ KỶ XVI VÀ NHỮNG MỐI LIÊN HỆ ANH - XIÊM ĐẦU TIÊN (1587-1611) 2.1. Vƣơng quốc Xiêm cuối thế kỷ XVI - đầu thế kỷ XVII 2.1.1. Vài nét về quá trình lịch sử của vương quốc Xiêm Trƣớc khi những ngƣời nói tiếng Thái đến định cƣ lòng chảo sông Mênam - Chao Phraya, miền Trung nƣớc Xiêm, đã chứng kiến sự hình thành của một quốc gia của ngƣời Môn đƣợc biết đến với tên gọi là Dvaravati. Vƣơng quốc này tồn tại từ thế kỷ II-VII. 6 Bƣớc sang thế kỷ XII-XIII, lịch sử của ngƣời Thái chứng kiến những chuyển biến nhanh chóng. Do sự tác động rất lớn từ hai nhân tố. Thứ nhất là sự suy giảm quyền lực và đi đến sụp đổ của đế chế Angkor. Dẫn đến sự trỗi dậy mạnh mẽ của vƣơng triều Sukhothai trung lƣu sông Mênam. Thứ hai, Các cuộc chinh phạt của quân đội Nguyên Mông do Hốt Tất Liệt lãnh đạo đã dẫn đến sự sụp đổ của vƣơng quốc Pagan năm 1287. Điều này đã tạo điều kiện cho các vƣơng quốc của ngƣời Thái có đƣợc một cơ hội bành trƣớng chƣa từng có đối với các nƣớc láng giềng. David Wyatt cho rằng thời kỳ 1200-1351 là “một thế kỷ của người Thái”. Từ thế kỷ XIV-XV, kể từ sau khi vƣơng triều Ayutthaya ra đời, ngƣời Thái đã nhanh chóng vƣơn lên trở thành một thế lực mạnh Đông Nam Á lục địa, và giành đoạt quyền kiểm soát miền Trung và hạ lƣu Mê Nam, phần lớn bán đảo Malai, và thực hiện quyền minh chủ đối với Sukhothai. Đồng thời ngƣời Thái cũng mở liên tiếp các cuộc tấn công sang các vùng đất của Angkor. Tuy nhiên, từ cuối thế kỷ XVI, đặc biệt sau khi vua TraiLok băng hà, vƣơng quốc Xiêm rơi vào tình trạng bất ổn. Lợi dụng cơ hội này, quân đội Miến Điện mở các cuộc tấn công, đột kích xâm chiếm vùng đất của ngƣời Thái. Từ 1566-1581, ngƣời Thái đã trải qua giai đoạn 15 năm mất nƣớc, hệ thống các quốc gia chịu thần thuộc cũng suy yếu. Phải đến năm 1581, một lãnh tụ mới của ngƣời Thái là Pra Naret (Hoàng tử đen) mới giành lại đƣợc độc lập cho Xiêm. Từ đầu thế kỷ XVII, quan hệ hòa bình đã đƣợc cả hai vƣơng triều Miến Điện và Xiêm thiết lập, thủ đô của Miến Điện dời đến Ava miền Bắc, các quốc vƣơng đều đi theo chính sách cô lập. Điều tạo điều kiện để Xiêm tiến hành các cải cách kinh tế, đẩy mạnh các hoạt động bang giao, thƣơng mại với các quốc gia trong khu vực. 1.1.2. Tình hình bang giao và thương mại Nằm phía Tây Nam của bán đảo Đông Nam Á, vƣơng quốc Xiêm vừa gắn với lục địa châu Á vừa hòa nhập với môi trƣờng kinh tế biển Thái Bình Dƣơng và Ấn Độ Dƣơng. Từ những thế kỷ đầu sau Công nguyên, một số quốc gia hình thành trên lãnh thổ Thái Lan hiện nay đã có những mối liên hệ giao thƣơng từ rất sớm với các quốc gia thuộc khu vực Đông Á, Tây Nam Á cùng nhiều trung tâm kinh tế, văn hóa khác. Do nằm vị trí bán đảo, nên Xiêm đã nhanh chóng trở thành điểm đến của nhiều đoàn thuyền buôn quốc tế. Từ thời Hán (203TCN-220) đặc biệt từ thời nhà Lƣơng (502- 557) các đoàn thuyền buôn Trung Hoa ngày một xuất hiện thƣờng xuyên vịnh Xiêm cùng nhiều thị trƣờng Đông Nam Á khác. Vào thế kỷ IX-X Xiêm đã hình thành một số trung tâm chuyên sản xuất chuỗi hạt và đồ trang sức. Tiêu biểu trong số đó là trung tâm sản xuất - thƣơng cảng Muang Thong với địa danh Ko Kho Khao nổi tiếng. Tiếp nối truyền thống thủ công và thƣơng mại, từ thế kỷ XIII-XV, chính quyền Sukhothay rồi Ayutthaya đều rất coi trọng phát triển của kinh tế công thƣơng. Thay thế cho các trung tâm chế tác thuỷ tinh và gốm cổ, nhiều trung tâm sản xuất thủ công mới lại xuất hiện trong đó Sangkalok, Bang Poon (Suphaburi), Mae Nam Noi là những khu vực chuyên sản xuất sản phẩm thƣơng mại nổi tiếng. Trên cơ sở những phát triển mạnh mẽ của các nhân tố xã hội, kinh tế vào thế kỷ XIII-XIV một số vƣơng quốc đã xuất hiện miền Trung và Nam Thái Lan. Vƣơng quốc Thái độc lập đầu tiên là Sukhothay (1238-1438) đã có những liên hệ mật thiết với miền Nam Ayutthaya, quốc gia trung tâm trong lịch sử Thái Lan suốt 416 năm sau đó. 2 2 Chẳng hạn, nhà nghiên cứu ngƣời Thái Tharapong Srisuchat đã phác dựng lại các 10 tuyến thƣơng mại truyền thống hình thành trên đất Thái trƣớc thế kỷ XVI. Xin xem chi 7 Do nằm giữa Lopburi và Suphanburi thuộc hạ lƣu Chao Phraya có nhiều điều kiện thuận lợi cho sự phát triển nên ngay từ thế kỷ XIV đã trở thành thƣơng cảng sôi động, sớm vƣơn lên trở thành vƣơng quốc trung tâm rồi thống nhất Thái Lan. Đến thế kỷ XIV vùng hạ lƣu sông Chao Phraya có sự phát triển mạnh mẽ của trung tâm quyền lực mới Ayutthaya. Nguồn lợi từ đồng bằng Chaophraya hỗ trợ đắc lực ngƣời Thái mở rộng các hoạt động giao thƣơng, buôn bán, mà trƣớc tiên là kiểm soát chặt chẽ việc buôn bán nông phẩm. Theo đó, Anthony Farrington và Dhiravat na Pombejra cũng cho rằng: „„Thương cảng Ayutthaya đã trông cậy vào những nguồn lợi tự nhiên trù phú trong nội địa, đặc biệt là sản phẩm lâm nghiệp, họ có thể bán lại hoặc vận chuyển đến các cảng thị khác. Thành phố của Ayutthaya rất gần vịnh Xiêm, chiều dài bờ biển của Xiêm, được nuôi dưỡng bởi cả thương mại ven biển và thương mại đường dài. Trong khi đất đai được bao phủ bởi các cánh rừng nhiệt đới tươi tốt, mang lại sản lượng rất lớn nguồn động vật hoang dã, gỗ thơm và thuốc nhuộm cùng nhiều mặt hàng có giá trị khác, các vùng biển có nhiều cá, trong đó da cá đuối rất có giá trị kinh tế. Ngoài ra phải kể đến các khoáng sản tự nhiên như chì, nhất là thiếc. Tất cả thương nhân phương Tây đến Xiêm đều quan tâm đến một số nếu không muốn nói là tất cả các mặt hàng này. Đó là điều kiện địa lý và tự nhiên tạo nền tảng khẳng định vai trò của Xiêm trong nền hải thương châu Á”. 3 Trong số các mối quan hệ bang giao, thƣơng mại, ngƣời Thái đặc biệt coi trọng mối liên hệ với triều đình Trung Hoa. Từ nửa sau thế kỷ XIII, nhiều quốc gia vịnh Xiêm đã gửi các phái đoàn đến Trung Hoa. Theo Nguyên sử, từ năm 1282 đã có những mối quan hệ ngoại giao giữa Trung QuốcXiêm La, cuốn sử đó đã ghi lại những sứ bộ của ngƣời “Sien” vào những năm 1292,1294,1295,1297 và 1299. Truyền thuyết lịch sử của Xiêm còn ghi nhận rằng đích thân vị vua vĩ đại của vƣơng triều Sukhothai đã từng trực tiếp đến viếng thăm triều đình Trung Hoa 1 đến 2 lần và mang về nƣớc nghệ thuật làm gốm sứ. 4 Cũng trong khoảng thời gian này, vƣơng quốc Lavor gửi 4 phái đoàn đến Trung Hoa vào giữa các năm 1289 và 1299, trong khi Xiêm gửi 8 phái đoàn giữa các năm 1292 và 1323. Các phái đoàn cũng đến từ Phetchaburi năm 1294 và Suphanburi năm 1374. Năm 1299, phái đoàn của Xiêm đã có kiến nghị thu mua các sản phẩm nổi tiếng của Trung Hoa nhƣ yên ngựa, dây cƣơng, ngựa bạch Thời kỳ đỉnh cao trong hoạt động trao đổi sứ thần giữa Trung QuốcXiêm diễn ra vào nửa đầu thế kỷ XV, trong thời gian trị vì của 3 triều vua vĩ đại: Intharacha (1409-1424), Borommaracha II (1424-1428) and Trailok (1448-1488). Mối quan hệ sâu sắc này diễn ra cùng thời điểm với 2 sự kiện quan trọng tác động đến thƣơng mại khu vực. Đầu tiên là sự thành lập vƣơng quốc Hồi giáo Malaka năm 1400 và nhanh chóng phát triển thành trạm trung chuyển thƣơng mại của khu vực. Thứ hai là 7 chuyến thám hiểm của Trịnh Hòa, 22 phái đoàn Xiêm đã đƣợc gửi đến Trung Quốc, 8 phái đoàn của Trung Quốc cũng đƣợc lệnh đến Xiêm. Theo ghi chép, từ năm 1371- 1503, trong khuân khổ của chế độ triều cống, triều đình Xiêm đã cử 78 phái đoàn ngoại giao - thƣơng mại đến Trung Hoa. Về phía Xiêm, vào các năm 1403-1442, triều đình Ayutthaya đã đón tiếp 13 sứ đoàn Trung Hoa trong đó có 2 phái đoàn của Trịnh Hòa đến Xiêm năm 1408 và 1421. Do tính chất quan trọng trong quan hệ với Xiêm, tiết từ Nguyễn Văn Kim, “Hoạt động thƣơng mại của các vƣơng quốc cổ Thái Lan”, Tạp chí Nghiên cứu Đông Nam Á, 2009, tr. 13-14. 3 Anthony Ferrington & Dhiravat na Pombejra, English factoy in Siam 1612-1685, (The British Library, 2007), p. 3. 4 P.Pelliot, Deux intinéraires, BEFEO, pp. 242; Dẫn lại theo G.Coedes, Cổ sử các quốc gia Ấn Độ hóa viễn đông, Nxb Thế giới, 2008, tr. 367 8 triều đình nhà Minh thậm chí phải thƣờng xuyên cử ngƣời về vùng Quảng Đông để tìm kiếm thông ngôn. Đến 1578, triều đình Minh lập một bộ phận thông dịch tiếng Thái trong Ban thông dịch vƣơng triều. 5 Do đạt đƣợc những lợi nhuận rất lớn từ hoạt động thƣơng mại triều cống nên các vƣơng triều Thái đã rất chăm chút cho mối quan hệ với Trung Quốc. Mặt khác Xiêm, nhân cơ hội có quyền lực thực sự trong việc tổ chức các đội thƣơng thuyền, các thƣơng nhân Hoa kiều đã tạo ra cho ngƣời Hoa đây một uy thế khá mạnh, thậm chí họ còn lập đƣợc những chính quyền địa phƣơng buôn bán độc lập, đƣợc nhà nƣớc sở tại thừa nhận nhƣ Pontianak, Songkla, và Phutaimat. Đến đầu thế kỷ XVII, hoạt động thƣơng mại giữa Xiêm và Trung Hoa vẫn đƣợc duy trì đều đặn, thậm chí “Kể từ khi chính quyền Trung Hoa hạn chế ngoại thương, rất nhiều thương nhân buộc phải định cư lại các vùng đất phương Nam, nơi họ có thể tiến hành các hoạt động thương mại. Các trung tâm thương mại hình thành vùng biển Nam Trung Hoa. Cộng đồng Trung Hoa định cư ven vịnh Thái Lan là những người định cư lâu dài tại vùng đất này. Họ trở thành bộ phận sống còn cho thương mại với Đông Nam Á và kết nối với thương mại Trung Hoa. 6 Vị trí địa lý thuận lợi đã đƣợc Xiêm khai thác triệt để nhằm mở rộng các mối quan hệ trao đổi thƣơng mại, buôn bán. Nó là cầu nối giữa vùng nội địa với vùng biển. Trong thời gian đó Ayutthaya cách vịnh Xiêm 100 km. Từ đầu, khi vùng đất này trở thành nơi có thể cƣ trú đƣợc, đây đã là vị trí thiên phú cho trung tâm thƣơng mại hình thành và phát triển. Hàng hóa từ nội địa có thể đã đƣợc mang tới và đóng kho đây để chuẩn bị cho các tàu viễn dƣơng, các hàng hóa đƣợc nhập khẩu dễ dàng và sau đó đƣợc phân phối đến các nơi trên nội địa bao gồm cả lƣu vực sông Mê Kông. 7 Thế kỷ XVII, đƣợc xem nhƣ là kỷ nguyên hƣớng ngoại trong lịch sử của vƣơng quốc Xiêm. Ngay từ đầu, nhà nƣớc mở cửa và khuyến khích các thƣơng nhân ngoại quốc đến trao đổi buôn bán. Vì vậy các sản phẩm của Xiêm có mặt rất nhiều thị trƣờng trong khu vực, từ Nhật Bản phía đông đến Ba Tƣ phía Tây. Sự phồn vinh của vƣơng quốc Xiêm đã đƣợc các thƣơng nhân phƣơng Tây so sánh nhƣ một “Vinece ở phương Đông”. 8 Trong số các sản phẩm xuất khẩu, gạo đã trở thành mặt hàng quan trọng nhất Xiêm trong nhiều thế kỷ. Một số sản phẩm xuất khẩu khác nhƣ bạch đậu khấu, hạt tiêu đƣợc dùng để nấu ăn, và làm thuốc. Các sản phẩm khai thác từ rừng nhƣ: gỗ tô mộc, gỗ lô hội, trầm hƣơng, cánh kiến, nhựa thông cũng giá trị xuất khẩu cao. Bên cạnh đó, các sản phẩm nhƣ dầu dừa, cá khô, hạt lucraban, bột cọ sagu, muối, đồ uống có cồn làm từ các loại trái cây và đƣờng chƣa tinh chế cũng rất đƣợc ƣa chuộng trên thị trƣờng. Ngoài ra phải đến các sản phẩm xuẩt khẩu thiết thực khác gồm, đồ gốm sứ giá rẻ (dùng làm bình chứa nƣớc sử dụng trên tàu), gamboges, hƣơu, sừng bò, sáp, các loại nhựa cây Các kim loại gồm sắt, chì, thiếc cũng đƣợc xuất khẩu. 5 Anthony Reid, Southeast Asia in the early Modern Era: Trade, Power, and Belief, (Cornell university Press, 1993), pp. 182. 6 Kennon Breazeale, From Japan to Arabia: Ayutthaya’s Maritime Relations with Asia, pp. 66. 7 Kennon Breazeale, From Japan to Arabia: Ayutthaya’s Maritime Relations with Asia, pp. 55. 8 Một nhà du hành ngƣời Bồ Đào Nha thế kỉ XVI tên là Fernao Mendes Pinto, đã ví Ayutthaya nhƣ “Vinece phƣơng Đông”. Dẫn lại từ Khomkhan Diwongsa, “Domestic trade during the Ayutthaya period”, Muang Boran Journal, 10.2, April-June,1984, pp. 75. 9 Đồng của Nhật Bản đƣợc nhập khẩu để chế tạo ra các vật dụng nhƣ hình tƣợng Buddha và xuất khẩu tới các quốc gia Đông Nam Á. Nhìn chung, Xiêm xuất khẩu phần lớn các sản phẩm nhiệt đới và nhập khẩu hàng hóa từ các quốc gia khác của châu Á. Hàng dệt là sản phẩm nhập khẩu quan trọng nhất, đặc biệt là vải bông từ các vùng bờ biển phía đông Ấn Độ. Vải tiếp tục đứng đầu trong danh mục các sản phẩm nhập khẩu từ Ấn Độ khi Bangkok trở thành thủ đô của Xiêm. Việc buôn bán vải bông cũng cung cấp một một khoản doanh thu lớn cho triều đình bởi vì vải vóc là sản phẩm buôn bán độc quyền của hoàng gia từ khoảng đầu những năm 1600. Nhà nƣớc quản lý tối cao đối với các sản phẩm trong lãnh thổ của mình nhằm phục vụ cho việc cung cấp các sản phẩm hàng hóa xuất nhập khẩu. Lâm sản là sản phẩm phổ biến nhất trong danh mục các hàng hóa độc quyền duy nhất của nhà nƣớc và tất cả các sản phẩm hàng hóa của địa phƣơng đều đƣợc lƣu trữ trong kho hàng của hoàng gia Ayutthaya. Mặt khác các hàng hóa có thể đƣợc thu mua thông qua thuế hiện vật (gọi là Suai). Với cách này vƣơng quốc không chỉ duy tri một nguồn cung cấp đầy đủ các sản phẩm cho xuất khẩu mà còn sử dụng hiệu quả sức mạnh kinh tế do chính quyền địa phƣơng quản lý, nơi làm ra các sản phẩm. Số sản phẩm này có thể đƣợc bán trực tiếp từ các kho hàng hoàng gia cho các tƣ thƣơng trên tuyến thƣơng mại Đông-Tây, hoặc có thể gửi trên các tàu tƣ nhân đem bán các hải cảng châu Á. 2.2. Những mối liên hệ Anh-Xiêm đầu tiên (1587-1611) Trong tƣơng quan với khu vực hải đảo, vùng Đông Nam Á lục địa không phải là địa bàn thực sự hấp dẫn khi ngƣời phƣơng Tây thâm nhập vào phƣơng Đông. Căn nguyên của hiện thực lịch sử trên có thể đƣợc lý giải một cách hết sức đơn giản: Đông Nam Á lục địa không nổi tiếng về các loại hƣơng liệu - lực hấp dẫn chính đối với các thƣơng nhân châu Âu. Trong số các thế lực hàng hải phƣơng Tây, ngƣời Anh không phải là quốc gia đầu tiên thiết lập quan hệ buôn bán với vƣơng quốc Xiêm. Những mối liên hệ quan phƣơng đầu tiên giữa ngƣời phƣơng Tây và vƣơng quốc Thái diễn ra vào năm 1511, khi một sứ đoàn Bồ Đào Nha đƣợc cử đến kinh đô Ayutthaya của vƣơng quốc Xiêm. Nhận thấy tầm ảnh hƣởng cả về chính trị và thƣơng mại của Xiêm khu vực bán đảo Mã Lai, ngay sau khi chiếm giữ Malacca, phái đoàn Bồ Đào Nha do Duarte Fernandes dẫn đầu đã theo một thuyền buôn Trung Quốc đến Ayutthaya, nơi họ đƣợc tiếp đón nồng nhiệt và đƣợc tặng nhiều quà. Cuối năm đó sứ bộ thứ hai của ngƣời Bồ tiếp tục sang Ayutthaya để tăng cƣờng quan hệ, đồng thời thu thập những tin tức về triển vọng buôn bán vƣơng quốc ngƣời Thái. Với việc sứ bộ thứ ba đƣợc cử sang thƣơng lƣợng với triều đình Xiêm vào năm 1518, hai bên đã đạt đƣợc những thỏa thuận quan trọng: ngƣời Bồ đƣợc phép lƣu trú buôn bán cũng nhƣ tự do hoạt động tôn giáo Xiêm để đổi lại việc cung cấp cho triều đình Ayutthaya súng và thuốc súng (về sau gửi cả lính đánh thuê sang Xiêm). Trong suốt thế kỷ XVI, ngoại trừ sự xuất hiện của ngƣời Tây Ban Nha vào năm 1598, 9 ngƣời Bồ Đào Nha là những thƣơng nhân phƣơng Tây duy nhất hoạt động tại Xiêm. Mặc dù vậy, theo David K. Wyatt, người Bồ hầu như không tạo nên được tác động vật chất đáng kể nào đến Xiêm, cho dù sự hiện diện của một số lượng đáng kể thần công người Bồ đưa vào. Các mạng lưới thương mại khu vực của người Thái vẫn được duy trì, trong khi hoạt động truyền giáo của người Bồ Xiêm trong phần lớn thế 9 Năm 1598 Ayutthaya và Tây Ban Nha đã ký hiệp ƣớc hữu nghị và thƣơng mại. Theo hiệp ƣớc này các thƣơng nhân và giáo sĩ Tây Ban Nha đƣợc quyền cƣ trú, buôn bán và truyền giáo Ayutthaya. Xin xem thêm D.G.Hall, Lịch sử Đông Nam Á, tr. 402. 10 kỷ XVI cũng không thu được những thành quả nổi bật. 10 Vào cuối thế kỷ XVI, quan hệ giữa ngƣời Thái và ngƣời Bồ trở nên căng thẳng do sự lấn lƣớt của ngƣời Bồ Đào Nha ở các tuyến buôn bán trong vịnh Bengal, nhất là âm mƣu chiếm đóng Tenasserim (cửa ngõ thƣơng mại quan trọng thông ra Ấn Độ Dƣơng mà ngƣời Thái đã chiếm đƣợc từ năm 1593) của một kẻ phƣu lƣu ngƣời Bồ tên là Philip de Brito. Trong bối cảnh quan hệ của Xiêm với ngƣời Bồ ngày càng trở nên căng thẳng, sự xuất hiện của ngƣời Hà Lan tại bán đảo Mã Lai và vùng quần đảo Đông Nam Á từ cuối thế kỷ XVI nhanh chóng thu hút đƣợc sự quan tâm của triều đình Ayutthaya. Mùa hè năm 1604, trên đƣờng từ Borneo trở về Ayutthaya, sứ thần của Xiêm dừng chân tại Patani và thông báo cho Công ty Đông Ấn Hà Lan (VOC) rằng triều đình đang chuẩn bị cử thƣơng thuyền đi Trung Quốc và ngƣời Hà Lan có thể mở quan hệ với nhà Minh bằng cách cử sứ bộ đi trên tàu của triều đình Xiêm. Nhận thấy đây là cơ hội thuận lợi để mở quan hệ với cả Trung Quốc và Xiêm, thƣơng nhân Hà Lan Cornelis Specx và Lambert Heijn đƣợc phái sang Ayutthaya. Tuy nhiên chuyến đi Trung Quốc dự kiến vào năm 1605 liên tục bị hoãn, đầu tiên là do cuộc chiến tranh với Miến Điện, sau là việc vua Naresuan (1590-1605) băng hà. Specx quyết định hủy tham gia chuyến đi Trung Quốc do lo ngại chi phí quá cao. 11 Chuyến thăm Xiêm đầu tiên của thƣơng nhân Hà Lan không đạt đƣợc mục tiêu đề ra là thâm nhập Trung Quốc qua sự giới thiệu của triều đình Ayutthaya. Tuy nhiên nó đã mở ra khả năng hợp tác mậu dịch và ngoại giao lâu bền với vƣơng quốc ngƣời Thái. Có thể nói, thƣơng mại là mục tiêu duy nhất của VOC khi thiết lập quan hệ với Xiêm trong khi Ayutthaya lại kỳ vọng nhiều hơn là buôn bán thuần túy. Triều đình Xiêm nhận thấy VOC có thể trở thành đồng minh chiến lƣợc trong việc hạn chế âm mƣu của ngƣời Bồ Đào Nha Tenasserim nên tích cực thúc đẩy quan hệ với VOC. Năm 1607, vua Xiêm cử một sứ đoàn sang thăm Hà Lan, nơi ngƣời Thái đƣợc đón tiếp nồng nhiệt và trở về Xiêm an toàn vào năm 1610. Cũng trong năm đó, Ayutthaya không chỉ thẳng thừng từ chối yêu cầu của ngƣời Bồ Đào Nha về việc trục xuất ngƣời Hà Lan ra khỏi Xiêm mà còn cho phép thƣơng nhân Xứ Đất thấp đƣợc xây dựng pháo đài và thƣơng điếm Mergui, gần Tenasserim nhằm kìm chân ngƣời Bồ khu vực vịnh Bengal cũng nhƣ dè chừng ngƣời Miến trong nỗ lực tiến xuống phía nam. Năm 1612, ngƣời Hà Lan đƣợc vua Song Tham (1611-1628) triệu tập để giúp quân đội triều đình sử dụng thần công trong trận chiến quyết định chống lại sự xâm lƣợc của vƣơng quốc Lan Chang. Sự đáp ứng nhiệt thành của ngƣời Hà Lan khiến vua Xiêm hài lòng và lại cử sứ đoàn mang thƣ và quà đến Toàn quyền Pieter Both tại Bantam nhằm thắt chặt quan hệ song phƣơng. 12 Mặc dù chậm chân hơn so với các thƣơng nhân phƣơng Tây khác, nhƣng từ rất sớm trƣớc khi đặt quan hệ thƣơng mại chính thức, thƣơng nhân Anh cũng đã có những mối liên hệ đầu tiên với Xiêm. Ngay sau khi Lischoten đến Goa (1584), các thƣơng gia Anh nhƣ John Newbury và Ralph Fitch đã đƣợc đƣa đến thƣơng điếm nhƣ là những tù nhân của Bồ Đào Nha. Ralph Fitch đã không đến Tanasserim, nhƣng năm 1587, ông khởi hành từ Pegu đến Malacca, ông đã đến nhiều vùng đất thuộc Pegu…. và các đảo 10 David K. Wyatt, “Thailand: A Short History,” 2 nd edition, (Chiang Mai: Silkworm Books, 2003), pp. 74. 11 George V. Smith, The Dutch in Seventeenth-Century Thailand (Northern Illinois University: Center for Southeast Asian Studies, Special Report No. 16, 1977), pp. 10. 12 Smith, The Dutch in Seventeenth-Century Thailand, pp. 14 [...]... từ thế kỷ XVIXVII, Nxb Trẻ, Tp.Hồ Chí Minh 23 Hoàng Anh Tuấn (2005), “Kế hoạch Đông Á và sự thất bại của công ty Đông Ấn Anh Đàng Ngoài thập niên 60 của thế kỷ XVII Tạp chí nghiên cứu Lịch sử, số 9 24 Hoàng Anh Tuấn (2005), Công ty Đông Ấn Hà Lan và công ty Đông Ấn Anh Đàng Ngoài (tư liệu và những vấn đề nghiên cứu), Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Trƣờng Đại học KHXH&NV, Hà Nội 25 Hoàng Anh Tuấn... tình cảnh của ngƣời Anh Đông Á càng trở nên khó khăn hơn Trong một số năm (chẳng hạn nhƣ 1617), Công ty Đông Ấn Anh Batavia không thể thực hiện các công việc đầu tƣ buôn bán cho Ayutthaya và Patani Bởi lẽ đó, ngay từ năm 1619, kế hoạch đóng cửa 3 thƣơng điếm này đã đƣợc đƣa ra do tình trạng buôn bán đình đốn của Công ty tại đây Mùa hè năm 1622, vị chủ tịch của Công ty Đông Ấn Anh đóng tại Batavia... của ngƣời Anh Nhật Bản chính thức bắt đầu thể nói rằng, từ những hoạt động đầu tiên Đông Nam Á nói chung, Xiêm nói riêng, Nhật Bản đã sớm đƣợc gộp vào chiến lƣợc thƣơng mại chung của Công ty Đông Ấn Anh Đông Á 3.2 Thiết lập quan hệ bang giao và thƣơng mại Anh - Xiêm (1613-1618) Vào tháng 3/1613, Lucas Antheuniss Xiêm gửi báo cáo đến Floris thông báo rằng đã bán đƣợc hơn một một nửa số hàng... Biển Đông thời cổ trung đại”, Tạp chí nghiên cứu Lịch sử, số 9+10 26 Trƣờng Đại học KHXH&NV Hà Nội (2007), Việt Nam trong hệ thống thương mại Châu Á thế kỷ XVII- XVIII, Nxb Thế giới 27 Lê Thanh Thủy (2010) “Qúa trình xâm nhập Đông Nam Á của công ty Đông Ấn Anh từ đầu thế kỷ XVII đến giữa thế kỷ XIX” Luận án Tiến sĩ sử học 28 Shigeru Ikuta (1991), “Vai trò của các cảng thị vùng ven biển Đông Nam Á từ đầu. .. chính thức vƣơng quốc Xiêm Theo tính toán của ngƣời Anh lúc đó, có thể đƣa vải Ấn Độ, hàng dệt châu Âu, bạc thỏi Tây Ban Nha để trao đổi các sản phẩm lâm nghiệp, thiếc, gạo, da cá đuối và các sản phẩm có sẵn Xiêm Hàng hóa Trung Quốc cũng có thể đƣợc mua Xiêm với số lƣợng hạn chế Thƣơng mại dệt Ấn Độ cũng đƣợc tiến hành bởi ngƣời Ba Tƣ và những ngƣời gốc Ấn khác đây Do vậy, vào đầu thế kỷ XVII, việc... mại đầu tiên của Anh, vì đó không chỉ là trung tâm buôn bán địa phƣơng thịnh vƣợng mà còn là hải cảng mà các tàu bè Trung Quốc đến lấy hạt tiêu Bantam tiếp tục là trung tâm buôn bán thịnh vƣợng của ngƣời Anh mãi đến 1682, sau khi bị Công ty Đông Ấn Hà Lan đánh bật khỏi đây Khi ngƣời Anh quyết định thiết lập quan hệ thƣơng mại với Xiêm, Công ty Đông Ấn Anh đã lựa chọn Pattani - một cảng phía đông. .. với những gì diễn ra Ayutthaya, tình hình kinh doanh của Công ty Patani ít phát đạt hơn, do “chi phí cao về thuế áp đặt đối với người ngoại quốc Trong bối cảnh đó, thƣơng nhân Anh có cảm giác rằng họ “bắt đầu bị bỏ rơi”.41 3.3 Cạnh tranh thƣơng mại Anh - Hà Lan (1618-1619) Ngay từ đầu thế kỷ XVII, cuộc cạnh tranh thƣơng mại giữa Anh và Hà Lan đã trở nên quyết liệt Sự cạnh tranh đôi khi dẫn đến... vậy, cho đến đầu thế kỷ XVII, việc giành độc lập từ ngƣời Miến Điện đã mở ra một giai đoạn hòa bình lâu dài, tạo điều kiện để vƣơng quốc Xiêm nhanh chóng phát triển trở thành một thể chế mạnh Đông Nam Á lục địa Sớm có truyền thống hƣớng biển, cùng với vị trí địa lý thuận lợi, vƣơng quốc Xiêm đã nhanh chóng thiết lập đƣợc mối quan hệ thƣơng mại với nhiều quốc gia trong khu vực Thế kỷ XVI -XVII, cùng... điểm khác của Đông Ấn bị tiêu tan, nhiều tàu của Anh đã bị ngƣời Hà Lan cƣớp phá, giam giữ các nhân viên công ty Từ năm 1618, quan hệ giữa Anh và Hà Lan ngày càng xấu đi, đặc biệt là sau khi Jan Pieter Coen trở thành toàn quyền khu vực Đông Ấn thuộc Hà Lan Coen coi sự cạnh tranh của Anh là mối đe dọa nguy hiểm nhất nên chủ trƣơng sử dụng vũ lực Patani miền nam vƣơng quốc Xiêm, ngƣời Anh cũng luôn... phân phối Mâu thuẫn giữa thƣơng nhân Anh và Hà Lan nổ ra nhiều nơi thuộc Đông Nam Á, nhiều khi thành xung đột quân sự, nhất là trong những năm chiến tranh Anh - Hà Lan nổ ra châu Âu 45 C.S.P.C.E.I.,1622-1624, p 62 22 Từ Bantam, Công ty Đông Ấn Anh đã nỗ lực đặt thêm một số trạm kinh doanh các khu vực khác Đông Nam Á nhƣng không thu đƣợc lợi nhuận nhƣ mong muốn Xiêm và Patani từng đƣợc kỳ vọng là . hoạt động của Công ty Đông Ấn Anh ở vƣơng quốc Xiêm. 4. Phƣơng pháp nghiên cứu Với đề tài Công ty Đông Ấn Anh ở vương quốc Xiêm nửa đầu thế kỷ XVII ngƣời. biệt giữa hai quốc gia Anh - Xiêm trong những thế kỷ tiếp theo. Đề tài luận văn Công ty Đông Ấn Anh ở vương quốc Xiêm nửa đầu thế kỷ XVII cố gắng phục

Ngày đăng: 14/01/2014, 22:18

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w