Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 14 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
14
Dung lượng
299,39 KB
Nội dung
1
Bản tinchúngtavàcôngchúngtạiFPT
Mai Thị Lan Anh
Trường Đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn
Luận văn ThS ngành: Truyền thong đại chúng; Mã số: 60 32 01
Người hướng dẫn: PGS.TS. Mai Quỳnh Nam
Năm bảo vệ: 2010
Abstract: Chương 1: Trình bày cơ sở lý luận; một số vấn đề về bảntinvàcông
chúng tại FPT. Chương 2: Nghiên cứu về mức độ, cách thức tiếp nhận thông tin của
công chúngvà hiệu quả của bảntinChúng ta. Chương 3: Đưa ra một số đánh giá và
kiến nghị với bảntinChúngtavàcôngchúng FPT.
Keywords: Bản tin; Nghề làm báo; FPT; Báo chí học
Content
1. Tính cấp thiết của đề tài
Ý thức được vai trò quan trọng của hoạt động truyền thông cũng như sự cần
thiết của việc xây dựng các phương tiện truyền thông đại chúng, hầu hết các tổ chức
và cá nhân ngày nay dành sự quan tâm, đầu tư đáng kể vào hoạt động này; nhằm xây
dựng, củng cố, duy trì hình ảnh và vị trí của mình trong lòng công chúng.
Trong các phương tiện truyền thông đại chúng, bảntin là một kênh truyền thông
hiệu quả, hướng đến một đối tượng côngchúng chuyên biệt và hỗ trợ đắc lực cho
công tác quản lý của lãnh đạo các tổ chức, doanh nghiệp. Theo Thời báo Kinh tế Sài
Gòn, ngày càng có nhiều doanh nghiệp bỏ chi phí để thực hiện bản tin. Đối tượng tác
động của kênh truyền thông này tuy hẹp hơn đối tượng côngchúng của các phương
tiện truyền thông đại chúng nói chung, song cũng bao gồm số lượng độc giả không
nhỏ, bao gồm lãnh đạo, cán bộ công nhân viên của tổ chức, doanh nghiệp sở hữu bản
tin đó. Ngoài ra, côngchúng của bảntin còn là gia đình của cán bộ nhân viên; đối
tác; khách hàng và cổ đông của công ty; là các nhà báo, là những người quan tâm
2
đến thông tin về tổ chức, doanh nghiệp đó… Trong quá trình nghiên cứu, người viết
nhận thấy các bảntin dạng ấn phẩm có một số đặc điểm giống với báo in.
Không những thế, bảntin của các tổ chức, doanh nghiệp là một “đầu ra” thích
hợp cho các cơ sở đào tạo báo chí, bên cạnh các cơ quan truyền thông như đài phát
thanh, truyền hình, báo, tạp chí…
Mặc dù là một bộ phận của truyền thông đại chúngvà có vị trí đáng kể như đã
phân tích ở trên, do bảntin hướng đến đối tượng côngchúng chuyên biệt, phạm vi
phát hành hạn chế nên công tác nghiên cứu bảntin chưa được đầu tư đúng mức.
Người thực hiện luận văn chưa tìm thấy công trình nghiên cứu chuyên sâu nào của
Việt Nam về đề tài này.
Luật Báo chí hiện nay cũng không có điểm, mục nào đề cập đến bản tin. Các
quy định của Quy chế xuất bảnbảntin không được cụ thể. Điều này có thể làm xuất
hiện “lỗ hổng” trong hoạt động quản lý báo chí.
FPT là tập đoàn công nghệ thông tin viễn thông (CNTT – VT) hàng đầu Việt
Nam, 3 năm liên tiếp được VNR500 bình chọn là Doanh nghiệp tư nhân lớn nhất
Việt Nam, mỗi năm đóng góp cho ngân sách nhà nước bằng một tỉnh vừa của Việt
Nam. Đến tháng 9/2010, số cán bộ nhân viên chính thức của Tập đoàn FPT khoảng
hơn 10.000 người, nếu tính cả sinh viên, học viên đang theo học tại các cơ sở đào tạo
thuộc FPTvà đội ngũ cộng tác viên, học việc thì lên đến gần 15.000 người.
Cũng tính đến hết tháng 9/2010, FPTvà các công ty chi nhánh có hơn 10 bảntin
dạng ấn phẩm và khoảng 100 bản tin, trang tin điện tử.
Trong đó, bảntinChúngta là bảntin chính thức và lâu đời nhất của FPT, xuất
bản số đầu tiên năm 1996. BảntinChúngta hướng đến côngchúng đặc thù của FPT,
qua đó thấy được tác động của nó đến công chúng. BảntinChúngta hiện được xuất
bản hàng tuần, phát hành toàn quốc cho cán bộ nhân viên Tập đoàn với số lượng
5.500 bản/tuần, 20-24 trang/số.
3
Một số công ty trong lĩnh vực CNTT và hàng tiêu dùng của Việt Nam đánh giá
cao BảntinChúngta của FPTvà đã mời ban biên tập bảntin đến chia sẻ kinh
nghiệm về cách thức xây dựng và quy trình thực hiện một bản tin. Điển hình là: Tinh
Vân Group (sau đó xây dựng tờ Tuổi xanh Tinh Vân, nay là tờ “My TinhVân”),
Unilever Việt Nam…
Vì vậy, học viên đã đề xuất và được Khoa Báo chí – Truyền thông chấp thuận
đề tài nghiên cứu: “Bản tinChúngtavàcôngchúngtại FPT”. Đây là một đề tài mới
và cần thiết, góp phần làm dày dặn thêm các công trình nghiên cứu truyền thông.
2. Vài nét về lịch sử nghiên cứu vấn đề
Nếu như càng ngày, người ta càng ý thức được tầm quan trọng của các phương
tiện truyền thông đại chúngvà đầu tư vào đó, thì song song, con người cũng dành sự
quan tâm cho nghiên cứu công chúng, coi đây là một thước đo hiệu quả của việc đầu
tư cho hoạt động truyền thông. Nghiên cứu côngchúng thực sự đã trở thành một
chuyên ngành của nghiên cứu truyền thông.
Thông tin liên lạc đã tồn tại từ thuở ban đầu cùng sự ra đời của con người,
nhưng chỉ đến thế kỷ 20, truyền thông mới bắt đầu được nghiên cứu thực sự. Khi
công nghệ thông tin phát triển, các hoạt động nghiên cứu truyền thông cũng đồng
thời nở rộ. Khi Thế chiến I kết thúc, sự quan tâm nghiên cứu truyền thông được tăng
cường. Hoạt động nghiên cứu thuộc khoa học xã hội này được hoàn toàn công nhận
là hợp pháp sau Thế chiến II.
Theo David Barrat [36, tr.44], lịch sử nghiên cứu truyền thông đại chúng trên
thế giới được phân ra 4 giai đoạn.
Giai đoạn 1 (đầu thế kỷ XX – hết những năm 1930) đánh dấu quan điểm nghiên
cứu cho rằng các phương tiện truyền thông có tác động mạnh mẽ, ảnh hưởng trực
tiếp đến suy nghĩ và ứng xử của công chúng. Điển hình là nhóm Trường phái
Frankurt của Đức với khuynh hướng phê phán, họ cho rằng truyền thông đại chúng ở
Đức đã giúp Hitler lên nắm quyền ở Đức vào năm 1933. Khuynh hướng này được
4
gọi là “mũi kim tiêm” (ngụ ý rằng truyền thông có tác động nhanh và trực tiếp đối
với công chúng), tuy có đóng góp nhất định vào lịch sử nghiên cứu truyền thông
nhưng còn phiến diện.
Trong giai đoạn 2 (năm 1940 đến đầu thập kỷ 60), một số nhà nghiên cứu đã chỉ
ra rằng truyền thông không có tác động trực tiếp và không ảnh hưởng quá mạnh mẽ
đến thái độ, ứng xử của công chúng. Nhiều kết quả nghiên cứu cho thấy, truyền
thông tác động gián tiếp đến côngchúng thông qua 1 số khâu trung gian. Công
chúng trong giai đoạn này được nhìn nhận là một khối không đồng nhất, có thể bị tác
động bởi nhiều nhóm xã hội trung gian khác nhau như gia đình, bạn bè…
Giai đoạn 3 (giữa thập niên 60 đến năm 1995) có sự xuất hiện của nhiều quan
điểm nghiên cứu mới, thậm chí trái ngược nhau. Lĩnh vực nghiên cứu truyền thông
đại chúng được mở rộng: không chỉ tập trung vào công chúng, các nhà nghiên cứu
còn phân tích, xem xét nội dung thông điệp truyền thông, quá trình truyền thông, quá
trình sản xuất của các phương tiện truyền thông, đặc điểm của các nhà truyền thông.
Giai đoạn 4 (1995 – nay): hướng nghiên cứu côngchúng của thế giới đã và đang
chuyển sang tìm hiểu côngchúng trong một môi trường mới đó là internet. Thế giới
được làm quen với khái niệm “truyền thông đa phương tiện” và đó cũng là nguyên
nhân lý giải những khác biệt về đặc điểm, cách hưởng thụ truyền thông và ứng xử
của côngchúng ngày nay.
Trên thế giới, có thể kể đến một số tác giả và các công trình nghiên cứu mới về
tác động của truyền thông đại chúng, liên quan trực tiếp đến nghiên cứu côngchúng
như Denis McQuail (Mass Communication Theory, 2005, London), Claudia Mast
(Truyền thông đại chúng - những kiến thức cơ bản, Trần Hậu Thái dịch, Nxb Thông
tấn, 2003)… Trong đó, Denis McQuail nhấn mạnh tầm quan trọng của phương tiện
truyền thông đại chúngvà làm thế nào để nó ảnh hưởng đến côngchúng hơn là tập
trung vào các định nghĩa, mô hình chung. Còn Herbert Blumer (1939) được xem là
người đầu tiên đưa ra quan điểm phân chia đại chúng theo các cấp độ: nhóm, đám
5
đông vàcôngchúng [52, tr. 58]. Claudia Mast thì đề cập đến vấn đề hết sức cơ bản
đối với những người làm công tác truyền thông đại chúng như Lý thuyết và thực tiễn
truyền thông, lĩnh vực nghề nghiệp báo chí; truyền thông và kinh tế và một số cách
thức điều tra nghiên cứu cơ bản trong lĩnh vực truyền thông… Tất cả những vấn đề
được nêu trong cuốn sách là những kiến thức bổ ích và cần thiết cho những đối
tượng hoạt động trong lĩnh vực truyền thông. Về cách tiếp cận vấn đề, dù khác nhau
ở mức độ và góc độ tiếp cận nhưng giới nghiên cứu đều coi nghiên cứu côngchúng
là một thành tố không thể thiếu khi nghiên cứu quá trình truyền thông đại chúngvà
đều đề cao vai trò tích cực, chủ động, tác động trở lại các phương tiện truyền thông
của công chúng.
Ở Việt Nam, lĩnh vực này còn khá mới mẻ, nhưng cũng đã thu hút sự chú ý của
giới nghiên cứu báo chí, truyền thông, bởi tính thiết thực của vấn đề.
Xét từ góc độ báo chí học, đáng chú ý là các công trình nghiên cứu của các cơ
sở đào tạo như ĐH KHXH và NV, Học viện Báo chí Tuyên truyền: Truyền thông đại
chúng (Tạ Ngọc Tấn,Truyền thông đại chúng, NXB Chính trị Quốc gia 2001), Cơ sở
lý luận báo chí truyền thông (Đinh Văn Hường, Dương Xuân Sơn, Trần Quang, Nxb.
ĐH Quốc gia Hà Nội 2004), Thể loại báo chí chính luận (Trần Quang, Nxb ĐH
Quốc gia Hà Nội 2005), Thể loại báo chí thông tấn (Đinh Văn Hường, Nxb ĐH
Quốc gia Hà Nội 2006), Phê bình tác phẩm văn học nghệ thuật trên báo chí (Nguyễn
Thị Minh Thái, Nxb ĐH Quốc gia Hà Nội 2005), Nguyễn Văn Dững (Về hệ thống
khái niệm truyền thông đại chúng) và một số tác giả khác Những công trình nghiên
cứu này đã cung cấp kiến thức cơ bảnvà nâng cao về truyền thông đại chúng, từ khái
niệm đến mô hình, quá trình truyền thông cho đến thực tế hoạt động truyền thông và
nghiên cứu truyền thông trong nước và trên thế giới. Đây chính là kho kiến thức và
là nguồn tư liệu quý giá cho các sinh viên, giảng viên trẻ, đội ngũ nghiên cứu truyền
thông cũng như các tổ chức, cá nhân quan tâm đến hoạt động truyền thông tại Việt
Nam nói riêng và trên thế giới nói chung.
6
Ở góc độ xã hội học, nghiên cứu truyền thông đại chúng gần đây thường tập
trung vào hướng nghiên cứu công chúng. Người ta nhất trí rằng, các nhà xã hội học
đã có những đóng góp đáng kể trong hoạt động nghiên cứu truyền thông đại chúng ở
nước ta, đặc biệt là các công trình nghiên cứu của Viện Xã hội học. Cụ thể, nghiên
cứu lý thuyết về xã hội học côngchúng có PGS TS Mai Quỳnh Nam (Dư luận xã hội –
Mấy vấn đề lý luận và phương pháp nghiên cứu, Tạp chí Xã hội học, số 1/1995, tr.3-8;
Truyền thông đại chúngvà dư luận xã hội, Tạp chí Xã hội học, số 1/1996, tr.3-7; Về vấn
đề nghiên cứu hiệu quả truyền thông đại chúng, Tạp chí Xã hội học, số 4/2001, tr.21-
25)…, PGS Trần Hữu Quang (Xã hội học báo chí, Nxb Trẻ 2006), Nguyễn Quý Thanh
(Xã hội học về dư luận xã hội, Nxb ĐH Quốc gia Hà Nội, 2008) Trong đó, PGS TS
Mai Quỳnh Nam đã chỉ ra mối quan hệ giữa truyền thông đại chúngvà dư luận xã hội
chịu tác động trực tiếp của mối quan hệ giữa truyền thông vàcôngchúng truyền thông.
Ông đưa ra quan điểm bao quát được sự cần thiết của hoạt động truyền thông: “Trong
thời đại ngày nay, không có chiều cạnh nào của phát triển tách rời hoạt động truyền
thông”, “hoạt động cung cấp thông tin rộng rãi về các mặt của đời sống kinh tế, chính
trị, xã hội, văn hóa vừa là mục tiêu đồng thời cũng là phương tiện của sự phát triển” [33,
tr.11]. PGS TS Mai Quỳnh Nam cũng nhận định: “hoạt động truyền thông chỉ có ý
nghĩa khi nó kích thích được lợi ích của đối tượng tiếp nhận, thuyết phục họ về mặt
nhận thức, tạo cho họ hành động chung.” PGS Trần Hữu Quang khẳng định, nghiên
cứu về côngchúng là một trong 4 lĩnh vực nghiên cứu xã hội học về truyền thông đại
chúng. Đây cũng là một trong những công trình nghiên cứu báo chí truyền thông đại
chúng từ hướng tiếp cận xã hội học tiêu biểu của Việt Nam. [38, tr.35].
Hướng nghiên cứu khảo cứu thực nghiệm, xuất hiện nhiều hơn với các bài viết,
công trình nghiên cứu có ý nghĩa. Đó là PGS TS Mai Quỳnh Nam với hàng loạt bài viết
đăng trên tạp chí Xã hội học từ năm 1995 – 2005 như “Báo thiếu nhi dân tộc vàcông
chúng thiếu nhi dân tộc” (Tạp chí Xã hội học, số 4/2002, tr.46-58), “Truyền thông và
phát triển nông thôn (Tạp chí Xã hội học, số 3 (83), tr.9-14), Sinh viên Hà Nội với giao
tiếp đại chúng (Tạp chí Tâm lý học, số 12/2003, tr.19-26)… Đây là các công trình
nghiên cứu hữu ích về mối quan hệ qua lại giữa côngchúngvà cơ quan/nhà truyền
7
thông; cụ thể là nghiên cứu cách thức tiếp nhận của công chúng, nội dung truyền thông;
hiệu quả truyền thông và kiến nghị của côngchúng đối với phương tiện truyền thông
đó.
Bên cạnh đó, phải nhắc đến Chân dung côngchúng truyền thông của PGS Trần
Hữu Quang (2001), được “nâng cấp” từ luận án tiến sĩ xã hội học Truyền thông đại
chúng vàcôngchúng – trường hợp TP HCM, 1998; là công trình nghiên cứu có tính hệ
thống, đại diện về côngchúng truyền thông TP HCM, rất nên tham khảo.
Ngoài ra, chúng tôi đã tiếp cận một số khóa luận, luận văn, luận án thuộc 2 khoa
Báo chí Truyền thông và Xã hội học của trường ĐH KHXH&NV Hà Nội, như: Công
chúng Hà Nội với việc đọc báo in và báo điện tử (Luận văn thạc sỹ báo chí của
Nguyễn Thu Giang); Báo Hà Nội Mới vàcôngchúng thủ đô (Luận văn thạc sỹ báo
chí của Phạm Thị Thu Hà), Nhu cầu tiếp nhận thông tin báo chí của côngchúng Hà
Nội (Luận án tiến sỹ báo chí của Trần Bá Dung)… Đóng góp chung của các công
trình này là làm dày dặn thêm hệ thống các công trình nghiên cứu truyền thông đại
chúng của Việt Nam. Trong đó, luận văn thạc sỹ của Nguyễn Thu Giang tìm hiểu
cách thức tiếp nhận 2 loại hình báo chí là báo in và báo điện tử của côngchúng thủ
đô; công trình này được ghi nhận ở chỗ: chỉ ra được đặc điểm của mỗi nhóm công
chúng có tác động khác nhau đến ứng xử của họ với truyền thông. Luận văn còn có
công hệ thống lịch sử nghiên cứu truyền thông đại chúng từ bình diện lý thuyết và
phương pháp nghiên cứu.
Luận văn thạc sỹ của Phạm Thị Thu Hà xem xét mối quan hệ giữa côngchúng
đối với tờ báo của Đảng bộ tại đô thị Hà Nội, mang tính điển hình cao về mối quan
hệ tương tác giữa côngchúng truyền thông và phương tiện truyền thông đại chúng ở
Việt Nam. Đây là tài liệu tham khảo cho những ai nghiên cứu hiệu quả thông tin
tuyên truyền của báo Đảng nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả trong hoạt động
thông tin của báo Đảng.
8
Luận án tiến sỹ của Trần Bá Dung lại xem xét nhu cầu của côngchúng Hà Nội
như một nguyên nhân cơ bản chi phối quá trình truyền thông; là công trình nghiên
cứu đầu tiên và tương đối công phu về côngchúng Hà Nội trong mối quan hệ tiếp
nhận thông tin trên cả 4 loại hình báo chí là báo in, báo nói, báo hình và báo điện tử.
Khi nghiên cứu công chúng, giới nghiên cứu đều coi côngchúng không chỉ là đối
tượng tác động, mà còn là lực lượng xã hội quyết định vai trò, vị thế xã hội của sản phẩm
báo chí – truyền thông. Sức mạnh của tờ báo, trước hết thể hiện ở “sức mạnh của công
chúng, của dư luận xã hội mà nó tạo ra”.
Trong quá trình nghiên cứu, tìm hiểu lý luận và thực tiễn của bảntintại Việt
Nam, ngoài các công trình nghiên cứu như đã dẫn chứng trên đây, chúng tôi chưa
tìm thấy đề tài nghiên cứu chuyên sâu nào của Việt Nam về bảntin của các tổ chức,
doanh nghiệp cũng như côngchúng của bản tin. Do vậy, trên cơ sở lý thuyết và khảo
sát thực tế, chúng tôi mạnh dạn thực hiện nghiên cứu đề tài này.
3. Mục đích nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của luận văn là tìm hiểu cơ sở lý luận về bảntinvàcông
chúng; trên cơ sở lý luận cũng như kết quả khảo sát côngchúng của bảntinChúngta
tại FPT, luận văn sẽ phân tích và đưa ra các giải pháp thiết thực nhằm giúp bảntin
này trở thành kênh truyền thông hiệu quả, đáp ứng tốt hơn nhu cầu của công chúng.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Luận văn tiến hành nghiên cứu bảntinChúngtavàcôngchúng của bảntintại
FPT Hà Nội và TP HCM. Cán bộ nhân viên của FPTtại Đà Nẵng chiếm một tỷ lệ
nhỏ so với nhân sự toàn quốc (715 trong tổng số 10.000 người), do đó, luận văn
không thực hiện khảo sát tại đây vì mẫu không đủ đại diện. Bên cạnh đó, FPT có chi
nhánh, văn phòng tại 9 quốc gia trên thế giới nhưng bảntinChúngta chưa được phát
hành ra nước ngoài.
Trong đó, luận văn tập trung vào nghiên cứu côngchúng của bảntinChúngta
trong mối quan hệ tiếp nhận bảntin này.
9
5. Phương pháp nghiên cứu
5.1. Cơ sở lý thuyết của việc nghiên cứu
Cơ sở lý thuyết của luận văn là những lý thuyết truyền thông đại chúngvà xã
hội học truyền thông đại chúng. Trong đó chú trọng lý luận về hướng nghiên cứu
công chúng - hướng nghiên cứu cơ bản của Xã hội học truyền thông đại chúng.
Hướng nghiên cứu này đòi hỏi xem xét mối tương tác giữa bảntin với côngchúng
thông qua hoạt động tiếp nhận bảntinChúng ta.
Bên cạnh đó, người thực hiện luận văn cũng sử dụng luận điểm của M.Weber
về mặt phương pháp luận về sự cần thiết của môn xã hội học báo chí; trong đó chỉ rõ
tác động của các phương tiện truyền thông đại chúng đối với công chúng. Năm 1910,
M.Weber đã luận chứng về mặt phương pháp luận cho sự cần thiết của môn xã hội
học báo chí và chỉ ra phạm vi các vấn đề nghiên cứu. Lập luận của M.Weber chỉ rõ
tác dụng của báo chí trong việc hình thành ý thức quần chúng, đồng thời vạch ra mối
liên hệ giữa những nhân tố này với hành động xã hội của các cá nhân và tầng lớp xã
hội. Đề xuất của M.Weber cho thấy, hướng nghiên cứu côngchúng giữ vị trí hàng
đầu trong xã hội học và truyền thông đại chúng [27, tr.4].
5.2. Phương pháp nghiên cứu cụ thể
- Phương pháp nghiên cứu xã hội học thực nghiệm, thực hiện với dung lượng
mẫu 300 – chọn từ quần thể nghiên cứu hơn 10.000 cán bộ nhân viên FPT. Mẫu
được chọn sẽ phù hợp với các đặc trưng về lứa tuổi, nghề nghiệp, trình độ… của
công chúng FPT.
- Phương pháp phỏng vấn sâu, đối tượng phỏng vấn là 5 người liên quan mật
thiết đến bảntin này, gồm: Ông Nguyễn Thành N, Tổng Giám đốc FPT; bà Vũ
Thanh H, Tổng biên tập bảntinChúng ta; chị Đào Thị Bích H, Thư ký tòa soạn bản
tin Chúng ta; chị Nguyễn Hoài A, Trưởng phòng PR – marketing Đại học FPT (trực
thuộc Tập đoàn FPT) và chị Vũ Thu C, nhân viên PR của FPT Online (công ty thành
viên của FPT).
10
- Phương pháp phân tích nội dung: được sử dụng với các loại sản phẩm như:
bản tinChúng ta; kết quả khảo sát côngchúng FPT…
Quá trình nghiên cứu được thực hiện từ tháng 3-9/2010.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài
6.1. Ý nghĩa lý luận
Thông qua luận văn này, chúng tôi hy vọng góp phần vào việc nghiên cứu
công chúng truyền thông nói chungvàcôngchúng của bảntin nói riêng. Từ đó chỉ ra
vai trò, ý nghĩa của bảntin đối với các doanh nghiệp; giúp cho các doanh nghiệp
thực hiện tốt hơn công tác quản lý của mình thông qua việc sử dụng hiệu quả bảntin
- một trong các phương tiện truyền thông đại chúng.
Bên cạnh đó, người viết mong muốn làm sáng tỏ thêm một số vấn đề lý luận
về loại hình bảntin trong hệ thống lý thuyết truyền thông. Có thể nói, cho đến nay,
trong hệ thống lý thuyết truyền thông, vai trò của bảntin rất mờ nhạt, thậm chí là
hiếm khi được đề cập đến. Chúng tôi mong rằng, luận văn này sẽ góp phần định vị
vai trò, vị trí của bảntin trong hệ thống truyền thông ngày nay cũng như sự cần thiết
của công tác nghiên cứu về bảntinvàcôngchúng của nó.
6.2. Ý nghĩa thực tiễn
Thông qua kết quả điều tra xã hội học, luận văn tổng hợp, phân tích nhu cầu,
đánh giá của công chúng, đưa ra đề xuất để bảntinChúngta cũng như các bảntin
khác của FPT đáp ứng tốt hơn nhu cầu của côngchúng trong tương lai.
Luận văn sẽ đề xuất một số giải pháp tích cực, góp phần nâng cao chất lượng
và hiệu quả của bảntinChúngta của tập đoàn FPT.
Chúng tôi cũng mong muốn rằng, đây có thể là một trong các tài liệu tham
khảo cho những đơn vị, tổ chức dự định xây dựng bản tin; cho các giảng viên, sinh
viên ngành truyền thông đại chúngvà xã hội học.
[...]... thông tin của công chúng; hiệu quả của bảntinChúngta Chương 3: Một số đánh giá và kiến nghị với bảntinChúngtavàcôngchúngFPT References I Tài liệu tiếng Việt 1 Al Ries & Laura Ries (2005), Quảng cáo thoái vị, PR lên ngôi, NXB Trẻ 2 Bộ trưởng Bộ Văn hoá - Thông tin (nay là Bộ Thông tinvà Truyền thông, Ban hành kèm theo Quyết định số 53/2003/QĐ-BVHTT ngày 04 tháng 9 năm 2003), Quy chế xuất bản bản... đại chúng, Học viện Báo chí và Tuyên truyền 9 Đại từ điển Tiếng Việt (1999), NXB Văn hóa – thông tin 10 FPT (1988 – 2010), BảntinChúngta số 1-580 11 FPT (tháng 3-9/2010), website nhân sự, http://fhrm.ho .fpt. vn 12 FPT (tháng 3-9/2010), website tập đoàn, www .fpt. com.vn 13 FPT (1998), Sử ký 10 năm, Nxb Chính trị Quốc gia 14 FPT (2001), Sử ký 13 năm, Xí nghiệp in Á Phi 15 FPT (2003), Sử ký 15 năm 16 FPT. . .Chúng tôi cũng hy vọng, qua đây, sinh viên, học viên của các cơ sở đào tạo báo chí sẽ cân nhắc việc đầu quân vào các bảntin của tổ chức, doanh nghiệp Điều này sẽ trực tiếp góp phần nâng cao chất lượng và tính chuyên nghiệp của hệ thống các bảntin 7 Kết cấu luận văn Luận văn được kết cấu gồm 3 chương Chương 1: Cơ sở lý luận; một số vấn đề về bản tin vàcông chúng tạiFPT Chương 2: Mức... 10 năm báo Chúng ta, Nxb Lao động xã hội 17 FPT (2010), Báo cáo thường niên 2009 18 Frank Jefkins (2004), Phá vỡ bí ẩn PR, NXB Trẻ 19 Nguyễn Thu Giang (2007), Côngchúng Hà Nội với việc đọc báo in và báo điện tử, Luận văn thạc sỹ khoa học báo chí, ĐH KHXH&NV Hà Nội 20 Phạm Thị Thu Hà (2009), Báo Hà Nội Mới vàcôngchúng thủ đô, Luận văn thạc sỹ báo chí, ĐH KHXH&NV Hà Nội 21 Hermawan Kartajaya (2007),... tháng 9 năm 2003), Quy chế xuất bảnbảntin 3 Bộ trưởng Bộ Văn hóa – Thông tin (nay là Bộ Thông tinvà Truyền thông, ngày 04/11/2003), Quyết định số 3865/QĐ-BVHTT về việc ủy quyền cấp, thu hồi giấy phép xuất bảnbảntin cho các tổ chức, pháp nhân thuộc địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương 4 Claudia Mast (2003), Truyền thông đại chúng - những kiến thức cơ bản, Trần Hậu Thái dịch, Nxb Thông tấn... đại chúng, bài đăng trong cuốn Báo chí những vấn đề lý luận và thực tiễn, tập 6, NXB ĐHQG Hà Nội, tr.296 – 313 26 Mai Quỳnh Nam (1995), Dư luận xã hội - mấy vấn đề lý luận và phương pháp nghiên cứu, TC Xã hội học số 1 (49), tr.3-8 12 27 Mai Quỳnh Nam (1996), Truyền thông đại chúngvà dư luận xã hội, TC Xã hội học số 1 (53), tr.3-7 28 Mai Quỳnh Nam (2000), Về đặc điểm và tính chất của giao tiếp đại chúng, ... Quỳnh Nam (2000), Văn hoá đại chúngvà văn hoá gia đình, TC Xã hội học số 4 (72), tr.18-20 30 Mai Quỳnh Nam (2001), Về vấn đề nghiên cứu hiệu quả truyền thông đại chúng, TC Xã hội học số 4 (76), tr.21-25 31 Mai Quỳnh Nam (2002), Báo thiếu nhi dân tộc vàcôngchúng thiếu nhi dân tộc, TC Xã hội học số 4 (80), tr.46-58 32 Mai Quỳnh Nam (2003), Sinh viên Hà Nội với giao tiếp đại chúng, Tạp chí Tâm lý học,... thông và phát triển nông thôn, TC Xã hội học số 3 (83), tr.9-14 34 Mai Quỳnh Nam (2005), Nghiên cứu dư luận xã hội về hoạt động của quốc hội, TC Xã hội học số 3 (91), tr 16-23 35 Nguyễn Thành Nam (18/6/2010), Thế lực nào đứng sau lưng Chúng ta, diễn thuyết trong Chương trình Leader Talk tại Hội trường tầng 2 Đại học FPT, Phạm Hùng, Hà Nội 36 Trần Hữu Quang (1997), Xã hội học về truyền thông đại chúng, ... copywritingworks.com, http://www.copywritingworks.com/newsletter.html 49 http://www.glossaryofmarketing.com/definition/internal-communication.html 50 http://www.leehopkins.net/2006/07/06/what-is-internal-communication/ 51 Neen James, Writing Internal Newsletters: How to Build Your Network and Your Reputation, http://ezinearticles.com/?Writing-Internal-Newsletters:-How-to-Build-Your- Network-and-Your-Reputation&id=22632... kiến thức cơ bản, Trần Hậu Thái dịch, Nxb Thông tấn 5 Trần Bá Dung (2008), Nhu cầu tiếp nhận thông tin báo chí của côngchúng Hà Nội, Luận án tiến sỹ báo chí 6 Trần Bá Dung (2007), Nghiên cứu côngchúng – người tiếp nhận, những cách tiếp cận, Tạp chí Người làm 11 báo số 7, http://www.vja.org.vn/vi/detail.php?pid=2&catid=57&id=2295&dhname=Nghien-cuucong-chung-nguoi-tiep-nhan-nhung-cach-tiep-can 7 Dương . đề về bản tin và công
chúng tại FPT. Chương 2: Nghiên cứu về mức độ, cách thức tiếp nhận thông tin của
công chúng và hiệu quả của bản tin Chúng ta. Chương. 9/2010, FPT và các công ty chi nhánh có hơn 10 bản tin
dạng ấn phẩm và khoảng 100 bản tin, trang tin điện tử.
Trong đó, bản tin Chúng ta là bản tin chính