1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Ứng dụng của điện tử công suất để điều chỉnh tốc độ động cơ một chiều kích từ độc lập

79 2,2K 8
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 79
Dung lượng 1,26 MB

Nội dung

Ứng dụng của điện tử công suất để điều chỉnh tốc độ động cơ một chiều kích từ độc lập

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠOĐẠI HỌC QUỐC GIA TP HỒ CHÍ MINHTRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT

KHOA ĐIỆN – ĐIỆN TỬBỘ MÔN ĐIỆN TỬ

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

ĐỀ TÀI:

NGHIÊN CỨU VỀ ĐIỆN TỬ CÔNG SUẤT VÀ ỨNG DỤNG CỦAĐIỆN TỬ CÔNG SUẤT ĐỂ ĐIỀU CHỈNH TỐC ĐỘ ĐỘNG CƠ

MỘT CHIỀU KÍCH TỪ ĐỘC LẬP

Sinh viên thực hiện: Võ Ngọc ToảnLớp: 95KĐĐ.

Giáo viên hướng dẫn: Nguyễn Dư Xứng

TP HỒ CHÍ MINH Tháng 3 - 2000.

Trang 2

LỜI CẢM TẠ

Em xin chân thành tỏ lòng biết ơn đến Thầy Nguyễn Dư Xứng, giáo viên trực tiếp hướng dẫn em trong suốt quá trình

thực hiện luận văn tốt nghiệp Sự tận tình hướng dẫn, giúp đỡ và động viên của Thầy đã giúp em rất nhiều trong việc hoàn thành tập luận văn này.

Em xin chân thành cảm ơn quý thầy cô đã dạy dỗ chúng em trong suốt thời gian qua.

Cuối cùng là lời cảm ơn chân thành đến gia đình, người thân cùng toàn thể bạn bè, những người luôn động viên tinh thần giúp em hoàn thành nhiệm vụ được giao.

Sinh viên thực hiệnVõ Ngọc Toản

Trang 3

LỜI NÓI ĐẦU

Trong giai đoạn công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, ngày càng có nhiều thiết bị bán dẫn công suất hiện đại được sử dụng không chỉ trong lĩnh vực sản xuất mà cả trong việc phục vụ đời sống sinh hoạt của con người Sự ra đời và phát triển của các linh kiện bán dẫn công suất như: diode, transistor, tiristor, triac… Cùng với việc hoàn thiện mạch điều khiển chúng đã tạo nên sự thay đổi sâu sắc, vượt bậc của kỹ thuật biến đổi điện năng và của cả ngành kỹ thuật điện nói chung.

Hiện nay, mạng điện ở nước ta chủ yếu là điện xoay chiều với tần số điện công nghiệp Để cung cấp nguồn điện một chiều có giá trị điện áp và dòng điện điều chỉnh được cho những thiết bị điện dùng trong các hệ thống truyền động điện một chiều, người ta đã hoàn thiện bộ chỉnh lưu có điều khiển dùng tiristor.

Vì những lý do trên, đề tài “ Nghiên cứu về điện tử công suất

và ứng dụng của điện tử công suất để điều chỉnh tốc độ động cơ một chiều kích từ độc lập “ sẽ đi sâu vào nghiên cứu các hệ thống

truyền động có dùng điện tử công suất để điều chỉnh tốc độ động cơ một chiều kích từ độc lập.

Luận văn được trình bày gồm ba chương:Chương I: Giới thiệu về điện tử công suất.

Chương II: Nghiên cứu và trình bày các phương pháp điều chỉnh tốc độ động cơ một chiều kích từ độc lập

Chương III: Các hệ thống điều chỉnh tốc độ động cơ một chiều kích từ độc lập có dùng điện tử công suất.

Do điều kiện thời gian, kiến thức còn hạn hẹp, nên tập luận văn sẽ không tránh khỏi những thiếu sót về mặt nội dung lẫn hình thức Sinh viên thực hiện rất mong nhận được sự quan tâm, chỉ bảo của quý thầy cô, bạn bè để tập luận văn được hoàn thiện hơn.

Sinh viên thực hiện

Trang 4

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠOCỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP HCMĐỘC LẬP - TỰ DO - HẠNH PHÚC.

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP HCM.

-0O0 -KHOAĐIỆN - ĐIỆN TỬBỘ MÔN ĐIỆN TỬNHIỆM VỤ LUẬN VĂN TỐT NGHIỆPHọ và tên sinh viên : VÕ NGỌC TOẢNLớp : 95KĐĐNgành : Điện - Điện tử1 Tên đề tài: Nghiên cứu về điện tử công suất và ứng dụng của điện tử công suất để điều chỉnh tốc độ động cơ một chiều kích từ độc lập.2 Các số liệu ban đầu:

Trang 5

6 Ngày giao nhiệm vụ:

7 Ngày hoàn thành nhiệm vụ:

Giáo viên hướng dẫn Thông qua bộ mônNgày tháng năm 2000

Chủ nhiệm bộ môn

Trang 6

Chương I

GIỚI THIỆU VỀ ĐIỆN TỬ CÔNG SUẤT

I DIODE CÔNG SUẤT:

Nếu thêm vào Silic một nguyên tố thuộc nhóm III mà có 3 nguyên tửthuộc nhóm ngoài cùng thì xuất hiện một lổ trống trong cấu trúc tinh thể Lỗtrống này có thể nhận 1 điện tử, tạo nên điện tích dương và làm tăng tính dẫnđiện Chất này được gọi là chất bán dẫn loại P (positive), có nghĩa là dương.

Trong chất bán dẫn loại N điện tử là hạt mang điện đa số, lỗ trống làthiểu số Với chất bán dẫn loại P thì ngược lại.

Ở giữa hai lớp bán dẫn là mặt ghép PN Tại đây xảy ra hiện tượng khuếchtán Các lỗ trống của bán dẫn loại P tràn sang N là nơi có ít lỗ trống Các điện tửcủa bán dẫn loại N chạy sang P là nơi có ít điện tử Kết quả tại mặt tiếp giápphía P nghèo đi về diện tích dương và giàu lên về điện tích âm Còn phía bándẫn loại N thì ngược lại nên gọi là vùng điện tích không gian dương.

Trong vùng chuyển tiếp (-) hình thành một điện trường nội tại Ký hiệulà Ei và có chiều từ N sang P hay còn gọi là barie điện thế (khoảng từ 0,6V đến0,7V đối với vật liệu là Silic) Điện trường này ngăn cản sự di chuyển của cácđiện tích đa số và làm dễ dàng cho sự di chuyển của các điện tích thiểu số

( b )Anốt

( a )- +- +

- 0  q

dNP

Trang 7

(điện tử của vùng P và lổ trống của vùng N) Sự di chuyển của các điện tíchthiểu số hình thành nên dòng điện ngược hay dòng điện rò.

I 2 Nguyên lý hoạt động:

Khi đổi chiều cực tính điện áp đặt vào diode, điện trường ngoài sẽ tác độngcùng chiều với điện trường nội tại Ei Điện trường tổng hợp cản trở sự di chuyểncủa các điện tích đa số Các điện tử của vùng N di chuyển thẳng về cực dươngnguồn U làm cho điện thế vùng N vốn đã cao lại càng cao hơn so với vùng P Vìthế vùng chuyển tiếp lại càng rộng ra, không có dòng điện chạy qua mặt ghépPN Ta nói mặt ghép PN bị phân cực ngược Nếu tiếp tục tăng U, các điện tíchđược gia tốc, gây nên sự va chạm dây chuyền làm barie điện thế bị đánh thủng.

Đặc tính volt-ampe của diode công suất được biểu diễn gần đúng bằng biểuthức sau: I = IS [ exp (eU/kT) – 1 ] ( 1 1 )

( a )

+ -UEi

( b )

- +UEi

Hình 1 3 Đặc tính volt-ampe của diode.

2

Trang 8

Đặc tính volt-ampe của diode gồm có hai nhánh:1 Nhánh thuận

2 Nhánh ngược

Khi diode được phân cực thuận dưới điện áp U thì barie điện thế Ei giảmxuống gần bằng 0 Tăng U, lúc đầu dòng I tăng từ từ cho đến khi U lớn hơnkhoảng 0,1V thì I tăng một cách nhanh chóng, đường đặc tính có dạng hàm mũ.

Tương tự, khi phân cực ngược cho diode, tăng U, dòng điện ngược cũngtăng từ từ Khi U lớn hơn khoảng 0,1V dòng điện ngược dừng lại ở giá trị vàichục mA và được ký hiệu là IS Dòng IS là do sự di chuyển của các điện tíchthiểu số tạo nên Nếu tiếp tục tăng U thì các điện tích thiểu số di chuyển càngdễ dàng hơn, tốc độ di chuyển tỉ lệ thuận với điện trường tổng hợp, động năngcủa chúng tăng lên Khi U  = UZ thì sự va chạm giữa các điện tích thiểu số dichuyển với tốc độ cao sẽ bẻ gảy được các liên kết nguyên tử Silic trong vùngchuyển tiếp và xuất hiện những điện tử tự do mới Rồi những điện tích tự do mớinày chịu sự tăng tốc của điện trường tổng hợp lại tiếp tục bắn phá các nguyên tửSilic Kết quả tạo một phản ứng dây chuyền làm cho dòng điện ngược tăng lênào ạt và sẽ phá hỏng diode Do đó, để bảo vệ diode người ta chỉ cho chúng hoạtđộng với giá trị điện áp: U = (0,7  0,8)UZ.

Khi diode hoạt động, dòng điện chạy qua diode làm cho diode phát nóng,chủ yếu ở tại vùng chuyển tiếp Đối với diode loại Silic, nhiệt độ mặt ghép chophép là 2000C Vượt quá nhiệt độ này diode có thể bị phá hỏng Do đó, để làmmát diode, ta dùng quạt gió để làm mát, cánh tản nhiệt hay cho nước hoặc dầubiến thế chảy qua cánh tản nhiệt với tốc độ lớn hay nhỏ tùy theo dòng điện.

Các thông số kỹ thuật cơ bản để chọn diode làø:

- Dòng điện định mức Iđm (A)

- Điện áp ngược cực đại Ungmax ( V )- Điện áp rơi trên diode U ( V )

II TRANSISTOR CÔNG SUẤT:II 1 Cấu tạo:

Transistor là linh kiện bán dẫn gồm 3 lớp: PNP hay NPN.

Trang 9

Về mặt vật lý, transistor gồm 3 phần: phần phát, phần nền và phần thu.Vùng nền (B) rất mỏng.

Transistor công suất có cấu trúc và ký hiệu như sau:

Hình 1 6 Transistor công suất a) Cấu trúc b) Ký hiệu

( a )

( b )

( b )( a )

E   B

C

Trang 10

II 2 Nguyên lý hoạt động:

Hình 1 7 Sơ đồ phân cực transistor.

Điện thế UEE phân cực thuận mối nối B - E (PN) là nguyên nhân làm chovùng phát (E) phóng điện tử vào vùng P (cực B) Hầu hết các điện tử (electron)sau khi qua vùng B rồi qua tiếp mối nối thứ hai phía bên phải hướng tới vùng N(cực thu), khoảng 1 electron được giữ lại ở vùng B Các lỗ trống vùng nền dichuyển vào vùng phát.

Mối nối B - E ở chế độ phân cực thuận như một diode, có điện kháng nhỏvà điện áp rơi trên nó nhỏ thì mối nối B - C được phân cực ngược bởi điện ápUCC Bản chất mối nối B - C này giống như một diode phân cực ngược và điệnkháng mối nối B - C rất lớn.

Dòng điện đo được trong vùng phát gọi là dòng phát IE Dòng điện đođược trong mạch cực C (số lượng điện tích qua đường biên CC trong một đơn vịthời gian là dòng cực thu IC).

Dòng IC gồm hai thành phần:

- Thành phần thứ nhất (thành phần chính) là tỉ lệ của hạt electron ở cựcphát tới cực thu Tỉ lệ này phụ thuộc duy nhất vào cấu trúc của transistor và làhằng số được tính trước đối với từng transistor riêng biệt Hằng số đã được địnhnghĩa là  Vậy thành phần chính của dòng IC là IE Thông thường  = 0,9 0,999.

- Thành phần thứ hai là dòng qua mối nối B - C ở chế độ phân cực ngượclại khi IE = 0 Dòng này gọi là dòng ICBO – nó rất nhỏ.

- Vậy dòng qua cực thu: IC = IE + ICBO.

* Các thông số của transistor công suất:

- IC: Dòng colectơ mà transistor chịu được.- UCEsat: Điện áp UCE khi transistor dẫn bão hòa.- UCEO: Điện áp UCE khi mạch badơ để hở, IB = 0

- UCEX: Điện áp UCE khi badơ bị khóa bởi điện áp âm, IB < 0.

- ton: Thời gian cần thiết để UCE từ giá trị điện áp nguồn U giảm xuống

IE+



Trang 11

UCESat  0.

- tf: Thời gian cần thiết để iC từ giá trị IC giảm xuống 0.

- tS: Thời gian cần thiết để UCE từ giá trị UCESat tăng đến giá trị điện ápnguồn U.

- P: Công suất tiêu tán bên trong transistor Công suất tiêu tán bên trongtransistor được tính theo công thức: P = UBE.IB + UCE.IC.

- Khi transistor ở trạng thái mở: IB = 0, IC = 0 nên P = 0.- Khi transistor ở trạng thái đóng: UCE = UCESat.

Trong thực tế transistor công suất thường được cho làm việc ở chế độkhóa: IB = 0, IC = 0, transistor được coi như hở mạch Nhưng với dòng điện gốc ởtrạng thái có giá trị bão hòa, thì transistor trở về trạng thái đóng hoàn toàn.Transistor là một linh kiện phụ thuộc nên cần phối hợp dòng điện gốc và dòngđiện góp Ở trạng thái bão hòa để duy trì khả năng điều khiển và để tránh điệntích ở cực gốc quá lớn, dòng điện gốc ban đầu phải cao để chuyển sang trạngthái dẫn nhanh chóng Ở chế độ khóa dòng điện gốc phải giảm cùng qui luật nhưdòng điện góp để tránh hiện tượng chọc thủng thứ cấp.

Hình 1 8 Trạng thái dẫn và trạng thái bị khóa

a) Trạng thái đóng mạch hay ngắn mạch IB lớn, IC do tải giới hạn b) Trạng thái hở mạch IB = 0.

Các tổn hao chuyển mạch của transistor có thể lớn Trong lúc chuyểnmạch, điện áp trên các cực và dòng điện của transistor cũng lớn Tích của dòngđiện và điện áp cùng với thời gian chuyển mạch tạo nên tổn hao năng lượngtrong một lần chuyển mạch Công suất tổn hao chính xác do chuyển mạch làhàm số của các thông số của mạch phụ tải và dạng biến thiên của dòng điệngốc.

* Đặc tính tĩnh của transistor: UCE = f (IC).

Để cho khi transistor đóng, điện áp sụt bên trong có giá trị nhỏ,người ta phải cho nó làm việc ở chế độ bão hòa, tức là IB phải đủ lớn để IC chođiện áp sụt UCE nhỏ nhất Ở chế độ bão hòa, điện áp sụt trong transistor côngsuất bằng 0,5 đến 1V trong khi đó tiristor là khoảng 1,5V

Hình 1 9 Đặc tính tĩnh của transistor: UCE = f ( IC ).

tính Vùng gần bão hòa

Vùng bão hòaUCE

( b )( a )

Trang 12

II 3 Ứng dụng của transistor công suất:

Transistor công suất dùng để đóng cắt dòng điện một chiều có cường độlớn Tuy nhiên trong thực tế transistor công suất thường cho làm việc ở chế độkhóa.

IB = 0, IC = 0: transistor coi như hở mạch.

II 4 Transistor Mos công suất:

Transistor trường FET (Field – Effect Transistor) được chế tạo theo côngnghệ Mos (Metal – Oxid – Semiconductor), thường sử dụng như những chuyểnmạch điện tử có công suất lớn Khác với transistor lưỡng cực được điều khiểnbằng dòng điện, transistor Mos được điều khiển bằng điện áp Transistor Mosgồm các cực chính: cực máng (drain), nguồn (source) và cửa (gate) Dòng điệnmáng - nguồn được điều khiển bằng điện áp cửa – nguồn.

Hình 1 10 Transistor Mos công suất: a) Họ đặc tính ra.

b) Ký hiệu thông thường kênh N.

Transistor Mos là loại dụng cụ chuyển mạch nhanh Với điện áp 100V tổnhao dẫn ở chúng lớn hơn ở transistor lưỡng cực và tiristor, nhưng tổn hao chuyểnmạch nhỏ hơn nhiều Hệ số nhiệt điện trở của transistor Mos là dương Dòngđiện và điện áp cho phép của transistor Mos nhỏ hơn của transistor lưỡng cực vàtiristor.

III TIRISTOR:III 1 Cấu tạo:

điện máng

Điện áp máng – nguồn

Trang 13

Tiristor là linh kiện gồm 4 lớp bán dẫn PNPN liên tiếp tạo nên anốt, katốtvà cực điều khiển.

- G: cực điều khiển.- J1, J2, J3: các mặt ghép.

Tiristor gồm 1 đĩa Silic từ đơn thể loại N, trên lớp đệm loại bán dẫn P cócực điều khiển bằng dây nhôm, các lớp chuyển tiếp được tạo nên bằng kỹ thuậtbay hơi của Gali Lớp tiếp xúc giữa anốt và katốt là bằng đĩa môlipđen haytungsen có hệ số nóng chảy gần bằng với Gali Cấu tạo dạng đĩa kim loại để dễdàng tản nhiệt.

III 2 Nguyên lý hoạt động:

Đặt tiristor dưới điện áp một chiều, anốt nối vào cực dương, katốt nối vàocực âm của nguồn điện áp, J1, J3 phân cực thuận, J2 phân cực ngược Gần nhưtoàn bộ điện áp nguồn đặt trên mặt ghép J2 Điện trường nội tại Ei của J2 cóchiều từ N1 hướng về P2 Điện trường ngoài tác động cùng chiều với Ei vùngchuyển tiếp cũng là vùng cách điện càng mở rộng ra không có dòng điện chạyqua tiristor mặc dù nó bị đặt dưới điện áp.

( a ) ( b )

K

Trang 14

Hình 1 12 Đặc tính volt-ampe của tiristor.* Mở tiristor:

Cho một xung điện áp dương Ug tác động vào cực G ( dương so với K ),các điện tử từ N2 sang P2 Đến đây, một số ít điện tử chảy vào cực G và hìnhthành dòng điều khiển Ig chạy theo mạch G - J3 - K - G còn phần lớn điện tử chịusức hút của điện trường tổng hợp của mặt ghép J2 lao vào vùng chuyển tiếp này,tăng tốc, động năng lớn bẻ gảy các liên kết nguyên tử Silic, tạo nên điện tử tựdo mới Số điện tử mới được giải phóng tham gia bắn phá các nguyên tử Silictrong vùng kế tiếp Kết quả của phản ứng dây chuyền làm xuất hiện nhiều điệntử chạy vào N1 qua P1 và đến cực dương của nguồn điện ngoài, gây nên hiệntượng dẫn điện ào ạt, J2 trở thành mặt ghép dẫn điện, bắt đầu từ một điểm ởxung quanh cực G rồi phát triển ra toàn bộ mặt ghép.

Điện trở thuận của tiristor khoảng 100K khi còn ở trạng thái khóa, trởthành 0,01 khi tiristor mở cho dòng chạy qua.

Tiristor khóa + UAK > 1V hoặc Ig > Igst thì tiristor sẽ mở Trong đó Igst làdòng điều khiển được tra ở sổ tay tra cứu tiristor.

ton: Thời gian mở là thời gian cần thiết để thiết lập dòng điện chạy trongtiristor, tính từ thời điểm phóng dòng Ig vào cực điều khiển Thời gian mở tiristorkéo dài khoảng 10s.

* Khóa tiristor: Có 2 cách:

- Làm giảm dòng điện làm việc I xuống dưới giá trị dòng duy trì IH

( Holding Current ).

- Đặt một điện áp ngược lên tiristor Khi đặt điện áp ngược lêntiristor: UAK < 0, J1 và J3 bị phân cực ngược, J2 phân cực thuận, điện tử đảo chiềuhành trình tạo nên dòng điện ngược chảy từ katốt về anốt, về cực âm của nguồnđiện ngoài.

Tiristor mở + UAK < 0  tiristor khóa.

Thời gian khóa toff: Thời gian từ khi bắt đầu xuất hiện dòng điện ngược ( t0 ) đến dòng điện ngược bằng 0 ( t2 ), toff kéo dài khoảng vài chục s.

* Xét sự biến thiên của dòng điện i( t ) trong quá trình tiristor khóa:

ch

Trang 15

Từ t0 đến t1 dòng điện ngược lớn, sau đó J1, J3 trở nên cách điện Do hiệntượng khuếch tán một ít điện tử giữa hai mặt J1 và J3 ít dần đi đến hết J2 khôiphục tính chất của mặt ghép điều khiển.

III 3 Ứng dụng:

Tiristor được sử dụng trong các bộ nguồn đặc biệt: trong mạch chỉnh lưu,bộ băm và trong bộ biến tần trực tiếp hoặc các bộ biến tần có khâu trung gianmột chiều.

- Ứng dụng tiristor trong mạch điều khiển tốc độ động cơ.- Chuyển mạch tĩnh.

- Khống chế pha.- Nạp ắcqui.

- Khống chế nhiệt độ.

IV TRIAC:

IV 1 Cấu tạo:

Triac là thiết bị bán dẫn ba cực, bốn lớp có đường đặc tính volt-ampe đốixứng, nhận góc mở  cho cả hai chiều Triac được chế tạo để làm việc trongmạch điện xoay chiều, có tác dụng như 2 SCR đấu song song ngược.

( b )( a )

PN

Trang 16

Triac được chế tạo trên cùng một đơn tinh thể gồm hai cực và chỉ có mộtcực điều khiển.

IV 2 Nguyên lý làm việc:

T1 là cực gần với cực điều khiển G.

Ở góc phần tư thứ nhất ( I ): UT2 > UT1 còn ( III ) thì ngược lại.

Điện áp UB0 là giá trị điện áp mở đưa triac từ trạng thái bị khóa sang dẫnkhi không có dòng điều khiển, Ig = 0 Khi có dòng điều khiển Ig triac sẽ mở vớiđiện áp đặt vào nhỏ hơn.

Triac chỉ bị khóa khi Ig = 0 và điện áp đặt vào nhỏ hơn ngưỡng UB và mởtheo chiều này hoặc chiều khác tùy theo cực tính của dòng điện điều khiển.

* Có 4 cách để mở triac:

- Ở góc phần tư thứ nhất ( I ):

Cách I+: Dòng, áp, cực điều khiển dương.Cách I-: Dòng, áp, cực điều khiển âm.- Ở góc phần tư thứ ba ( III ):

Cách III+: Dòng, áp, cực điều khiển dương.Cách III-: Dòng, áp, cực điều khiển âm.

- Triac có ưu điểm là mạch điều khiển đơn giản nhưng công suấtgiới hạn nhỏ hơn tiristor.

IV 3 Ứng dụng:

Triac dùng để điều chỉnh tốc độ động cơ một chiều, trong mạch chỉnh lưu.Ngoài ra, triac còn dùng để điều chỉnh ánh sáng điện, nhiệt độ lò.

0( III ) : T2

( I ) : T1 dươngTrạng thái dẫnIg2 > Ig1

Ig = 0 : Trạng thái khóa

Hình 1 15 Đặc tính volt-ampe của triac.

Ut- Ut

UB2 UB1 UB0

- It

Trang 17

Chương II

NGHIÊN CỨU VÀ TRÌNH BÀY

CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU CHỈNH TỐC ĐỘ ĐỘNG CƠ MỘTCHIỀU KÍCH TỪ ĐỘC LẬP

I KHÁI NIỆM CHUNG:I 1 Định nghĩa:

Điều chỉnh tốc độ động cơ là dùng các biện pháp nhân tạo để thay đổi cácthông số nguồn như điện áp hay các thông số mạch như điện trở phụ, thay đổitừ thông… Từ đó tạo ra các đặc tính cơ mới để có những tốc độ làm việc mớiphù hợp với yêu cầu Có hai phương pháp để điều chỉnh tốc độ động cơ:

- Biến đổi các thông số của bộ phận cơ khí tức là biến đổi tỷ số truyềnchuyển tiếp từ trục động cơ đến cơ cấu máy sản suất.

- Biến đổi tốc độ góc của động cơ điện Phương pháp này làm giảm tínhphức tạp của cơ cấu và cải thiện được đặc tính điều chỉnh Vì vậy, ta khảo sátsự điều chỉnh tốc độ theo phương pháp thứ hai.

Ngoài ra cần phân biệt điều chỉnh tốc độ với sự tự động thay đổi tốc độkhi phụ tải thay đổi của động cơ điện.

Về phương diện điều chỉnh tốc độ, động cơ điện một chiều có nhiều ưuviệt hơn so với các loại động cơ khác Không những nó có khả năng điều chỉnhtốc độ dễ dàng mà cấu trúc mạch động lực, mạch điều khiển đơn giản hơn,đồng thời lại đạt chất lượng điều chỉnh cao trong dãy điều chỉnh tốc độ rộng.

I 2 Các chỉ tiêu kỹ thuật để đánh giá hệ thống điều chỉnh tốc độ:

Khi điều chỉnh tốc độ của hệ thống truyền động điện ta cần chú ý và căncứ vào các chỉ tiêu sau đây để đánh giá chất lượng của hệ thống truyền độngđiện:

I 2 a Hướng điều chỉnh tốc độ:

Hướng điều chỉnh tốc độ là ta có thể điều chỉnh để có được tốc độ lớn hơnhay bé hơn so với tốc độ cơ bản là tốc độ làm việc của động cơ điện trên đườngđặc tính cơ tự nhiên.

I 2 b Phạm vi điều chỉnh tốc độ (Dãy điều chỉnh):

Phạm vi điều chỉnh tốc độ D là tỉ số giữa tốc độ lớn nhất nmax và tốc độ bénhất nmin mà người ta có thể điều chỉnh được tại giá trị phụ tải là định mức: D =nmax/nmin.

Trong đó:

- nmax: Được giới hạn bởi độ bền cơ học.

Trang 18

- nmin: Được giới hạn bởi phạm vi cho phép của động cơ,thông thường người ta chọn nmin làm đơn vị.

Phạm vi điều chỉnh càng lớn thì càng tốt và phụ thuộc vào yêu cầucủa từng hệ thống, khả năng từng phương pháp điều chỉnh.

I 2 c Độ cứng của đặc tính cơ khi điều chỉnh tốc độ:

Độ cứng:  = M/n Khi  càng lớn tức M càng lớn và n nhỏnghĩa là độ ổn định tốc độ càng lớn khi phụ tải thay đổi nhiều Phương pháp điềuchỉnh tốc độ tốt nhất là phương pháp mà giữ nguyên hoặc nâng cao độ cứng củađường đặc tính cơ Hay nói cách khác  càng lớn thì càng tốt.

I 2 d Độ bằng phẳng hay độ liên tục trong điều chỉnh tốc độ:

Trong phạm vi điều chỉnh tốc độ, có nhiều cấp tốc độ Độ liên tụckhi điều chỉnh tốc độ  được đánh giá bằng tỉ số giữa hai cấp tốc độ kề nhau:  = ni/ni+1

Trong đó:

- ni: Tốc độ điều chỉnh ở cấp thứ i.

- ni + 1: Tốc độ điều chỉnh ở cấp thứ ( i + 1 ).Với ni và ni + 1 đều lấy tại một giá trị moment nào đó.

 tiến càng gần 1 càng tốt, phương pháp điều chỉnh tốc độ càngliên tục Lúc này hai cấp tốc độ bằng nhau, không có nhảy cấp hay còn gọi làđiều chỉnh tốc độ vô cấp.

  1 : Hệ thống điều chỉnh có cấp.

I 2 e Tổn thất năng lượng khi điều chỉnh tốc độ:

Hệ thống truyền động điện có chất lượng cao là một hệ thống cóhiệu suất làm việc của động cơ  là cao nhất khi tổn hao năng lượng Pphuï ởmức thấp nhất.

I 2 f Tính kinh tế của hệ thống khi điều chỉnh tốc độ:

Hệ thống điều chỉnh tốc độ truyền động điện có tính kinh tế caonhất là một hệ thống điều chỉnh phải thỏa mãn tối đa các yêu cầu kỹ thuật củahệ thống Đồng thời hệ thống phải có giá thành thấp nhất, chi phí bảo quản vậnhành thấp nhất, sử dụng thiết bị phổ thông nhất và các thiết bị máy móc có thểlắp ráp lẫn cho nhau.

II ĐIỀU CHỈNH TỐC ĐỘ BẰNG CÁCH THAY ĐỔI ĐIỆN ÁP ĐẶTVÀO PHẦN ỨNG ĐỘNG CƠ:

Đối với các máy điện một chiều, khi giữ từ thông không đổi và điều chỉnhđiện áp trên mạch phần ứng thì dòng điện, moment sẽ không thay đổi Đểtránh những biến động lớn về gia tốc và lực động trong hệ điều chỉnh nênphương pháp điều chỉnh tốc độ bằng cách thay đổi điện áp trên mạch phần ứngthường được áp dụng cho động cơ một chiều kích từ độc lập.

Trang 19

Để điều chỉnh điện áp đặt vào phần ứng động cơ, ta dùng các bộ nguồnđiều áp như: máy phát điện một chiều, các bộ biến đổi van hoặc khuếch đạitừ… Các bộ biến đổi trên dùng để biến dòng xoay chiều của lưới điện thànhdòng một chiều và điều chỉnh giá trị sức điện động của nó cho phù hợp theoyêu cầu.

Phương trình đặc tính cơ của động cơ điện một chiều kích từ độc lập:

Ta có tốc độ không tải lý tưởng: n0 = Uđm/KEđm.Và độ cứng của đườngđặc tính cơ:

Khi thay đổi điện áp đặt lên phần ứng của động cơ thì tốc độ không tải lýtưởng sẽ thay đổi nhưng độ cứng của đường đặc tính cơ thì không thay đổi.

Như vậy, khi ta thay đổi điện áp thì độ cứng của đường đặc tính cơ khôngthay đổi Họ đặc tính cơ là những đường thẳng song song với đường đặc tính cơtự nhiên:

Hình 2 1 Họ đặc tính cơ khi thay đổi điện áp đặt vào phần ứng động cơ.

Phương pháp điều chỉnh tốc độ bằng cách thay đổi điện áp phần ứng thựcchất là giảm áp và cho ra những tốc độ nhỏ hơn tốc độ cơ bản ncb Đồng thờiđiều chỉnh nhảy cấp hay liên tục tùy thuộc vào bộ nguồn có điện áp thay đổimột cách liên tục và ngược lại.

Theo lý thuyết thì phạm vi điều chỉnh D =  Nhưng trong thực tế động cơđiện một chiều kích từ độc lập nếu không có biện pháp đặc biệt chỉ làm việc ởphạm vi cho phép: Umincp = Uđm/10, nghĩa là phạm vi điều chỉnh:

D = ncb/nmin = 10/1 Nếu điện áp phần ứng U < Umincp thì do phản ứng phần ứngsẽ làm cho tốc độ động cơ không ổn định.

Nhận xét: Phương pháp điều chỉnh tốc độ bằng cách thay đổi điện áp đặtvào phần ứng động cơ sẽ giữ nguyên độ cứng của đường đặc tính cơ nên đượcdùng nhiều trong máy cắt kim loại và cho những tốc độ nhỏ hơn ncb.

* Ưu điểm: Đây là phương pháp điều chỉnh triệt để, vô cấp có nghĩa là có

thể điều chỉnh tốc độ trong bất kỳ vùng tải nào kể cả khi ở không tải lý tưởng.

* Nhược điểm: Phải cần có bộ nguồn có điện áp thay đổi được nên vốn

đầu tư cơ bản và chi phí vận hành cao.

U1U2U3TN ( Uđm )n0

Uđm > U1 > U2 > U3ncb > n1 > n2 > n3

Trang 20

III ĐIỀU CHỈNH TỐC ĐỘ BẰNG CÁCH THAY ĐỔI TỪ THÔNG:

Hình 2 2 Sơ đồ nguyên lý điều chỉnh tốc độ bằng cách thay đổi từ thông.

Điều chỉnh từ thông kích thích của động cơ điện một chiều là điều chỉnhmoment điện từ của động cơ M = KMIư và sức điện động quay của động cơ Eư = KEn Thông thường, khi thay đổi từ thông thì điện áp phần ứng được giữnguyên giá trị định mức.

Đối với các máy điện nhỏ và đôi khi cả các máy điện công suất trungbình, người ta thường sử dụng các biến trở đặt trong mạch kích từ để thay đổi từthông do tổn hao công suất nhỏ Đối với các máy điện công suất lớn thì dùng cácbộ biến đổi đặc biệt như: máy phát, khuếch đại máy điện, khuếch đại từ, bộ biếnđổi van…

Thực chất của phương pháp này là giảm từ thông Nếu tăng từ thông thìdòng điện kích từ IKT sẽ tăng dần đến khi hư cuộn dây kích từ Do đó, để điềuchỉnh tốc độ chỉ có thể giảm dòng kích từ tức là giảm nhỏ từ thông so với địnhmức Ta thấy lúc này tốc độ tăng lên khi từ thông giảm: n = U/KE.

Mặt khác ta có: Moment ngắn mạch Mn = KMIn nên khi  giảm sẽ làmcho Mn giảm theo.

Độ cứng của đường đặc tính cơ:

Khi  giảm thì độ cứng  cũng giảm, đặc tính cơ sẽ dốc hơn Nên ta có họđường đặc tính cơ khi thay đổi từ thông như sau:

Phương pháp điều chỉnh tốc độ bằng cách thay đổi từ thông có thể điềuchỉnh được tốc độ vô cấp và cho ra những tốc độ lớn hơn tốc độ cơ bản.

Theo lý thuyết thì từ thông có thể giảm gần bằng 0, nghĩa là tốc độ tăngđến vô cùng Nhưng trên thực tế động cơ chỉ làm việc với tốc độ lớn nhất:

 -

1 2 đm 0 MC M2 M1 Mn

Hình 2 3 Họ đặc tính cơ khi thay đổi từ thông

ncbn1n2 n

đm > 1 > 2ncb < n1 < n2

Trang 21

nmax = 3ncb tức phạm vi điều chỉnh: D = nmax/ncb = 3/1.

Bởi vì ứng với mỗi động cơ ta có một tốc độ lớn nhất cho phép Khi điềuchỉnh tốc độ tùy thuộc vào điều kiện cơ khí, điều kiện cổ góp động cơ không thểđổi chiều dòng điện và chịu được hồ quang điện Do đó, động cơ không đượclàm việc quá tốc độ cho phép.

Nhận xét: Phương pháp điều chỉnh tốc độ bằng cách thay đổi từ thông có

thể điều chỉnh tốc độ vô cấp và cho những tốc độ lớn hơn ncb Phương pháp nàyđược dùng để điều chỉnh tốc độ cho các máy mài vạn năng hoặc là máy bàogiường Do quá trình điều chỉnh tốc độ được thực hiện trên mạch kích từ nên tổnthất năng lượng ít, mang tính kinh tế Thiết bị đơn giản.

IV ĐIỀU CHỈNH TỐC ĐỘ BẰNG CÁCH THAY ĐỔI ĐIỆN TRỞ PHỤTRÊN MẠCH PHẦN ỨNG:

Phương pháp điều chỉnh tốc độ bằng cách thay đổi điện trở phụ trên mạchphần ứng có thể được dùng cho tất cả động cơ điện một chiều Trong phươngpháp này điện trở phụ được mắc nối tiếp với mạch phần ứng của động cơ theo sơđồ nguyên lý như sau:

Hình 2 4 Sơ đồ nguyên lý điều chỉnh tốc độ động cơ bằng cách thay đổiđiện trở phụ trên mạch phần ứng.

Ta có phương trình đặc tính cơ của động cơ điện một chiều kích từ độclập:

Khi thay đổi giá trị điện trở phụ Rf ta nhận thấy tốc độ không tải lý tưởng:và độ cứng của đường đặc tính cơ:

sẽ thay đổi khi giá trị Rf thay đổi Khi Rf càng lớn,  càng nhỏ nghĩa là đườngđặc tính cơ càng dốc Ứng với giá trị Rf = 0 ta có độ cứng của đường đặc tính cơtự nhiên được tính theo công thức sau:

- +

;

Trang 22

Ta nhận thấy TN có giá trị lớn nhất nên đường đặc tính cơ tự nhiên có độcứng lớn hơn tất cả các đường đặc tính cơ có đóng điện trở phụ trên mạch phầnứng Vậy khi thay đổi giá trị Rf ta được họ đặc tính cơ như sau:

Hình 2 5 Họ đặc tính cơ khi thay đổi điện trở phụ trên mạch phần ứng.

Nguyên lý điều chỉnh tốc độ bằng cách thay đổi điện trở phụ trên mạchphần ứng được giải thích như sau: Giả sử động cơ đang làm việc xác lập với tốcđộ n1 ta đóng thêm Rf vào mạch phần ứng Khi đó dòng điện phần ứng Iư độtngột giảm xuống, còn tốc độ động cơ do quán tính nên chưa kịp biến đổi DòngIư giảm làm cho moment động cơ giảm theo và tốc độ giảm xuống, sau đó làmviệc xác lập tại tốc độ n2 với n2 > n1.

Phương pháp điều chỉnh tốc độ này chỉ có thể điều chỉnh tốc độ n < ncb.Trên thực tế không thể dùng biến trở để điều chỉnh nên phương pháp này sẽ chonhững tốc độ nhảy cấp tức độ bằng phẳng  xa 1 tức n1 cách xa n2, n2 cách xa n3…

Khi giá trị nmin càng tiến gần đến 0 thì phạm vi điều chỉnh: D = ncb/nmin  .

Trong thực tế, Rf càng lớn thì tổn thất năng lượng phụ tăng Khi động cơlàm việc ở tốc độ n = ncb/2 thì tổn thất này chiếm từ 40% đến 50% Cho nên, đểđảm bảo tính kinh tế cho hệ thống ta chỉ điều chỉnh sao cho phạm vi điều chỉnh:D = ( 2  3 )/1.

Khi giá trị Rf càng lớn thì tốc độ động cơ càng giảm Đồng thời dòng điệnngắn mạch In và moment ngắn mạch Mn cũng giảm Do đó, phương pháp nàyđược dùng để hạn chế dòng điện và điều chỉnh tốc độ dưới tốc độ cơ bản Vàtuyệt đối không được dùng cho các động cơ của máy cắt kim loại.

Nhận xét: Phương pháp điều chỉnh tốc độ bằng cách thay đổi điện trở phụtrên mạch phần ứng chỉ cho những tốc độ nhảy cấp và nhỏ hơn ncb.

* Ưu điểm: Thiết bị thay đổi rất đơn giản, thường dùng cho các động cơ

cho cần trục, thang máy, máy nâng, máy xúc, máy cán thép.

* Nhược điểm: Tốc độ điều chỉnh càng thấp khi giá trị điện trở phụ đóng

vào càng lớn, đặc tính cơ càng mềm, độ cứng giảm làm cho sự ổn định tốc độ khiphụ tải thay đổi càng kém Tổn hao phụ khi điều chỉnh rất lớn, tốc độ càng thấpthì tổn hao phụ càng tăng.

M, I

0 < Rf1 < Rf2 < Rf3ncb > n1 > n2 > n3

Trang 23

V ĐIỀU CHỈNH TỐC ĐỘ BẰNG CÁCH RẼ MẠCH PHẦN ỨNG:

Động cơ điện một chiều kích từ độc lập khi điều chỉnh tốc độ bằng cáchrẽ mạch phần ứng có sơ đồ nguyên lý như sau:

Hình 2 6 Sơ đồ nguyên lý phương pháp điều chỉnh tốc độ bằng cách rẽmạch phần ứng.

Một hệ thống khi điều chỉnh cần tốc độ nhỏ hơn ncb và điều chỉnh nhảycấp Hệ thống có độ cứng tương đối lớn và thiết bị vận hành đơn giản thì ngườita dùng phương pháp rẽ mạch phần ứng hay còn gọi là phân mạch.

Theo phương pháp rẽ mạch phần ứng thì phần ứng động cơ nối song songvới điện trở và nối nối tiếp với một điện trở khác Phương pháp này giống vớiphương pháp thay đổi điện trở trên mạch phần ứng nhưng điện áp phần ứng lạikhông thay đổi Do đó, phương pháp này đòi hỏi phải:

- Điện áp đặt vào phần ứng động cơ không thay đổi.

- Vì dòng kích từ không thay đổi nên khi điều chỉnh tốc độ, từthông không đổi làm cho moment phụ tải cho phép được giữ không đổi và bằngtrị số định mức.

Ta có phương trình đặc tính cơ:

Từ phương trình trên, ta nhận thấy tốc độ động cơ nĐ < ncb Mặt khác ta có:

Độ cứng của đường đặc tính cơ rẽ mạch phần ứng PM nhỏ hơn độ cứngcủa đặc tính cơ tự nhiên TN nhưng lại lớn hơn độ cứng của đặc tính cơ có điệntrở phụ Rf với điện trở phụ chính là Rn.

+

U

Trang 24

Để điều chỉnh tốc độ động cơ trong trường hợp này ta tiến hành như sau:

* Giữ nguyên Rn, thay đổi giá trị RS:

- Khi RS = 0: Đây là trạng thái hãm động năng với tốc độ hãm độngnăng nHĐN = 0.

Hình 2 7 Họ đặc tính cơ khi Rn = const, RS thay đổi.

Như vậy, khi giữ nguyên Rn, thay đổi giá trị RS thì vùng điều chỉnh tốc độbị hạn chế và modun độ lớn đặc tính cơ tăng dần khi tốc độ giảm.

* Giữ nguyên RS, thay đổi giá trị Rn:

- Khi Rn = 0: RS không ảnh hưởng đến đường đặc tính cơ Lúc nàyta xem RS như là tải nối song song với động cơ Ta có được đường đặc tính cơ tựnhiên.

- Khi Rn = : Động cơ điện bị hở mạch nên không có điện áp rơitrên phần ứng động cơ Đây là trạng thái hãm động năng với RHĐN = RS Ta có :IB = Uđm/RS Ta có họ đặc tính cơ như sau:

Vậy, khi giữ nguyên RS và thay đổi Rn thì phạm vi điều chỉnh không bịhạn chế như trường hợp trên Nhưng khi tốc độ giảm xuống thì độ cứng đườngđặc tính cơ lại bị giảm xuống.

* Ngoài ra còn có phương pháp thay đổi đồng thời giá trị của RS và Rn:Phương pháp này thường được sử dụng trong thực tế.

Ta có họ đặc tính cơ như sau:

Khi  

S = 0RS = RS2

RS1 < RS2n1 < n2

Hình 2.8 Họ đặc tính cơ khi RS = const, Rn thay đổi.

ITN ( RN = 0 )

Rn = 0IB

0 < Rn1 < Rn2 < Rn = n2 < n1 < ncb

Trang 25

So với phương pháp điều chỉnh bằng cách thay đổi điện trở phụ trên mạchphần ứng ta nhận thấy: Khi tốc độ và moment động cơ như nhau nghĩa là khicông suất cơ như nhau dòng điện nhận từ lưới trong sơ đồ rẽ mạch phần ứng luônluôn lớn hơn trong sơ đồ điều chỉnh bằng điện trở phụ trên mạch phần ứng mộtlượng bằng dòng điện chạy qua RS.

Phương pháp này chỉ dùng cho cần trục, cầu trục, thang máy, máy cánthép Đồng thời tuyệt đối không dùng cho máy cắt kim loại.

Nhận xét: Phương pháp điều chỉnh tốc độ bằng cách rẽ mạch phần ứng thìđiều chỉnh tốc độ nhảy cấp và cho những tốc độ nhỏ hơn ncb.

* Ưu điểm:

- Với cùng một tốc độ yêu cầu thì độ cứng của đường đặc tính cơphân mạch có độ cứng lớn hơn đặc tính cơ dùng điện trở phụ trên mạch phầnứng.

- Thiết bị vận hành đơn giản.

VI ĐIỀU CHỈNH TỐC ĐỘ BẰNG HỆ THỐNG MÁY PHÁT - ĐỘNG CƠ ( F - Đ ):

VI 1 Sơ đồ nguyên lý:

Với những hệ thống điều chỉnh tốc độ vô cấp, phạm vi điều chỉnh tốc độtương đối rộng Cần những tốc độ lớn hơn hay nhỏ hơn so với tốc độ cơ bản vàcần điều chỉnh liên tục như truyền động chính của một số máy bào giường cónăng suất thấp, truyền động quay trục cán thép có công suất trung bình và nhỏ,truyền động đúc ống trong phương pháp đúc liên tục… thì người ta dùng hệ thốngF - Đ có sơ đồ nguyên lý như sau:

Trang 26

Hình 2 9 Sơ đồ nguyên lý hệ thống máy phát – động cơ.

Trong đó:

- ĐSC: Động cơ sơ cấp, cung cấp động lực cho toàn hệ thống Nhậncông suất điện xoay chiều, biến đổi điện năng thành cơ năng kéo máy phát F vàmáy phát kích thích K ĐSC có thể là động cơ nổ, động cơ điện tùy thuộc vào chỉtiêu kỹ thuật của hệ thống.

- F: Máy phát một chiều kích thích độc lập, cung cấp trực tiếpnguồn một chiều cho phần ứng động cơ.

- Đ: Động cơ điện một chiều kích từ độc lập kéo cơ cấu sản xuất( CCSX ), là đối tượng cần điều chỉnh tốc độ trong phạm vi tương đối nhỏ.

- K: Máy phát kích thích, thực chất là máy phát điện một chiều đặcbiệt có từ dư lớn nên có khả năng tự kích Phát ra điện một chiều UK cung cấpcho mạch kích thích máy phát CKF và kích thích của động cơ CKĐ.

VI 2 Nguyên lý hoạt động:

Để khởi động hệ thống F - Đ ta tiến hành các bước như sau:- Mở tất cả các cầu dao CD1, CD2.

- Điều chỉnh biến trở ở mạch kích thích của động cơ RKĐ ở trị số cựctiểu sao cho Đmax và điều chỉnh biến trở ở mạch kích thích của máy phát RKF ởtrị số cực đại sao cho Fmin.

- Đóng cầu dao CD1 ( lúc này CD2 vẫn hở ) khởi động động cơĐSC Động cơ ĐSC sẽ quay và đợi cho tốc độ ổn định ĐSC quay làm cho máyphát F và máy phát kích thích K quay.

- Đóng cầu dao CD2 để chọn chiều quay cho động cơ là thuận hayngược Lúc này có F nhưng rất bé sẽ làm cho EF bé nên UĐ = EF – IưRưF bé.Động cơ sẽ khởi động và quay với tốc độ thấp.

CCSXĐ

Trang 27

- Để tăng dần điện áp đặt vào động cơ, ta điều chỉnh biến trở RKF

giảm dần về trị số cực tiểu ( tăng dòng kích từ của máy phát ), do đó, dòng Iư

tăng dần, động cơ tăng tốc độ cho đến khi đạt đến ncb Quá trình khởi động đếnđây là chấm dứt.

- Để ngừng truyền động ta điều chỉnh RKF tăng dần để giảm dòngkích thích của máy phát làm cho điện áp phát ra của máy phát UF giảm Do đó,tốc độ của động cơ giảm xuống và ngừng hẳn vào lúc UF = 0 Sau đó mở cầu daoCD2 dừng động cơ ĐSC.

Muốn thay đổi chiều quay của động cơ ta gạt cầu dao CD2 sang vị trí 2.Với hệ thống F - Đ ta có thể điều chỉnh tốc độ theo hai hướng như sau:

* Để cho nĐ < ncb: Điều chỉnh biến trở RKF của máy phát đạt giá trịcực đại để giảm dòng kích từ của máy phát làm cho UF giảm, tốc độ động cơgiảm xuống đạt nĐ < ncb.

Gọi DUĐ: Phạm vi điều chỉnh bằng cách thay đổi điện áp đặt lên phần ứngđộng cơ Ta có: DUĐ = ncb/nmin = 10/1.

* Để cho nĐ > ncb : Ta giữ UF ở trị số định mức và điều chỉnh biếntrở RKĐ đạt giá trị cực đại để giảm từ thông kích thích của động cơ Lúc này tốcđộ của động cơ tăng lên đạt nĐ > ncb.

Gọi DĐ: Phạm vi điều chỉnh tốc độ bằng cách thay đổi từ thông của độngcơ Ta có: DĐ = nmax/ncb = 3/1.

Kết hợp hai phương pháp điều chỉnh là giảm điện áp đặt vào phần ứngđộng cơ UĐ và giảm từ thông Đ ta được phạm vi điều chỉnh chung:

D = DUĐDĐ = nmax/nmin = 30/1.

VI 3 Thành lập phương trình đặc tính cơ của hệ thống F - Đ:Phương trình đặc tính cơ tổng quát:

Phương trình cân bằng sức điện động của máy phát: UĐ = EF – IưRưF

Thay vào phương trình đặc tính cơ ta được:

Đây là phương trình đặc tính tốc độ của hệ thống.

Trang 28

Thay Iư = M / KMĐ vào phương trình đặc tính tốc độ ta được phương trìnhđặc tính cơ của động cơ trong hệ thống F - Đ như sau:

Từ phương trình đặc tính cơ của hệ thống ta nhận thấy: Ứng vớimỗi hướng điều chỉnh tốc độ động cơ khác nhau ( lớn hay nhỏ hơn so với tốc độcơ bản ) ta sẽ có những họ đặc tính điều chỉnh khác nhau như đã trình bày ở trên.

Hình 2 10 Họ đặc tính cơ điều chỉnh trong hệ thống F - Đ

VI 4 Đánh giá hệ thống F - Đ:VI 4 a Ưu điểm:

- Hệ thống này có thể điều chỉnh tốc độ vô cấp, phạm vi điều chỉnhrộng: D = ( 10  30 )/1 bởi vì quá trình điều chỉnh được thực hiện bằng mạchkích thích của máy phát và động cơ Có thể dùng phương pháp biến trở.

- Hệ thống có sự chuyển đổi trạng thái làm việc rất linh hoạt, khảnăng quá tải lớn nên thường được sử dụng ở các máy khai thác trong côngnghiệp nhỏ.

VI 4 b Nhược điểm:

- Dùng 4 máy để quay nên khi làm việc sẽ gây tiếng ồn lớn, chiếmnhiều diện tích để đặt máy Đồng thời tổng công suất đặt vào hệ thống F - Đ quálớn: Gấp 3 lần so với yêu cầu nên vốn đầu tư lớn.

- Hiệu suất hoạt động của hệ thống tương đối thấp:  = Pcơ2/Pđ < 0,75

- Đặc tính cơ dốc nên khi có dao động ở phụ tải thì thể hiện rõ hơnnữa.

- Ngoài ra, do các máy phát một chiều có từ dư, đặc tính từ hóa cótrể nên khó điều chỉnh sâu tốc độ.

VI 4 c Nhận xét:

Với hệ thống F - Đ vòng hở như trên, ta không thể thực hiện việcổn định tốc độ động cơ là nhiệm vụ cần thiết đối với các hệ thống truyền độngnhằm nâng cao chất lượng sản phẩm được gia công trên máy, nâng cao chất

RKF  RKĐ 

Đ  Đ  3

2 1

U1U2 Uđm, đmn

M

Trang 29

lượng kỹ thuật của một qui trình công nghệ mà máy sản xuất tham gia hoặc nângcao năng suất của máy.

Để thực hiện nhiệm vụ đó, ta thường dùng các hệ thống F-Đ cókhuếch đại máy điện dùng phản hồi vòng kín Trong các hệ thống này, các bộkhuếch đại máy điện sẽ sư ûdụng các liên hệ phản hồi, nghĩa là đưa một tín hiệuđầu ra của hệ thống quay trở lại đầu vào của nó Tín hiệu đầu ra có thể là điệnáp, dòng điện trong mạch chính hoặc tốc độ quay của động cơ Tín hiệu đầu vàolà sức từ động của khuếch đại máy điện Các khuếch đại máy điện thường dùnghiện nay là máy kích từ nhiều cuộn dây điều chỉnh được, khuếch đại máy điện tựkích và khuếch đại máy điện từ trường giao trục.

VII HỆ THỐNG KHUẾCH ĐẠI MÁY ĐIỆN – ĐỘNG CƠ:VII 1 Khuếch đại máy điện ( KĐMĐ ):

KĐMĐ là máy phát một chiều đặc biệt Có 2 loại KĐMĐ:- KĐMĐ tự kích.

- KĐMĐ từ trường giao trục.

VII 1 a Khuếch đại máy điện tự kích:

Là loại máy phát điện một chiều đặc biệt Mạch từ được làm bằngthép kỹ thuật cán nguội nên có từ trở nhỏ và đặc tính từ trễ hẹp.

Hệ thống kích từ có từ 3 đến 4 cuộn dây:

- Một cuộn làm kích từ độc lập ( kích từ chính ) đặt điện áp một chiều vàovà dùng để điều khiển sức điện động phát ra của phần ứng máy điện.

- Một cuộn làm nhiệm vụ tự kích, lấy điện áp phát ra hai đầu phần ứnghoặc dòng điện trên mạch phần ứng quay trở lại tự kích.

- Các cuộn còn lại dùng để thực hiện các phản hồi trong hệ thống.

Sơ đồ nguyên lý KĐMĐ tự kích:

* KĐMĐ tự kích theo điện áp ( tự kích song song ):

Hình 2 11 Sơ đồ nguyên lý KĐMĐ tự kích song song.

+ 

- 

KĐMĐTK

Trang 30

* KĐMĐ tự kích theo dòng điện ( tự kích nối tiếp ):

Hình 2 12 Sơ đồ nguyên lý KĐMĐ tự kích nối tiếp.

Nhờ cuộn tự kích mà điện áp phát ra của KĐMĐ được nâng cao sovới máy phát thông thường Dựa vào đặc tính volt-ampe của KĐMĐ ta thấy:

UđmKĐMĐ = Uđm1 + Uđm2

Hình 2 13 Đặc tính volt-ampe của hệ thống KĐMĐ.

Khi có thêm CK2 thì U tăng lên một lượng Uđm2

Hệ số công suất: KP = Pfư/PKT = UKĐMĐIKĐMĐ/UKIK = hàng trăm/1.

VII 1 Khuếch đại máy điện từ trường giao trục:

Là máy phát một chiều đặc biệt:

- Mạch từ làm bằng thép kỹ thuật điện cán nguội, cực từ dạng ẩn.- Phần kích có từ 3 đến 4 cuộn dây:

Một cuộn làm kích thích chính ( kích từ độc lập ) tạo ra từ trườngchính.

Một cuộn làm nhiệm vụ bù.

Các cuộn còn lại dùng để thực hiện phản hồi trong truyền động.- Trên cổ góp đặt hai cặp chổi than có trục vuông góc nhau Trong đó,một cặp được nối tắt với nhau còn một cặp để lấy điện áp ra.

Hình 2 14 Sơ đồ tương đương KĐMĐ từ trường giao trục.

R1 CK1

Uđm1Uđm2UđmKĐMĐ

Trang 31

Đứng về mặt khuếch đại ta có thể xem KĐMĐ từ trường giao trục tươngđương với hai máy phát điện làm việc kế tiếp nhau và có sơ đồ nguyên lý nhưtrên.

Hệ số khuếch đại: KP = KPIKPII = UKĐMĐI2/UKIK.

Đây là loại máy điện có hệ số khuếch đại cao nhất, KP có giá trị hàngngàn lần

VII 2 Khuếch đại máy điện tự kích – động cơ dùng phản hồi âm tốcđộ:

VII 2 a Sơ đồ nguyên lý:

Hình 2 15 Sơ đồ nguyên lý khuếch đại máy điện tự kích – động cơdùng phản hồi âm tốc độ.

Trong đó:

- Pđm của động cơ  5KW.

- CK1: Cuộn kích thích chủ đạo ( kích từ độc lập ), sinh ra sức từđộng F1.

- CK2: Cuộn tự kích thích, sinh ra sức từ động F2 cùng chiều với F1.- R2: Điều chỉnh hệ số tự kích Giá trị R2 càng nhỏ thì hệ số từ kíchcàng lớn và ngược lại.

- CK3: Cuộn phản hồi âm tốc độ ( tín hiệu đưa về để khử F1 ), sinhra sức từ động F3 ngược chiều F1.

VII 2 b Nguyên lý hoạt động:

Ta có: F3 = I3WCK3

EFT: Sức điện động của máy phát đo tốc độ FT Là máy phát mộtchiều đặc biệt được chế tạo với mạch từ bảo hòa rất sâu để từ thông này phát rahoàn toàn bằng hằng số nên sức điện động phát ra của máy phát tỷ lệ bậc nhấtvới tốc độ Do đó, khi đọc sức điện động người ta biết được tốc độ theo mối quanhệ: EFT = KEFTnFT = KEFTn.

U1, f1

F1+ 

- 

 -+ 

CKĐ RKĐĐ

nR1 CK1

Trang 32

Vì mạch từ bão hòa sâu nên FT xem như là hằng số nên EFT tỷ lệthuận với nFT.

Từ các biểu thức trên, ta nhận thấy khi R3 = const thì: F3  I3  EFT

 n Vì vậy F3  n Sức từ động của KĐMĐ: FT = F1 + F2 + F3.

Hệ thống này có khả năng điều chỉnh tốc độ theo hai hướng:

* Để cho n > ncb: Ta giảm từ thông bằng cách tăng giá trị RKĐ.

* Để cho n < ncb: Ta giảm điện áp đặt lên phần ứng của động cơUĐ thông qua điều chỉnh giảm giá trị R1.

Ngoài ra, khi điều chỉnh R2 để thay đổi hệ số tự kích nghĩa là thayđổi độ cứng của đường đặc tính cơ Thực chất quá trình này là nâng cao độ cứngcủa đường đặc tính cơ để đạt được tốc độ cao nhất khi động cơ được mở rộnglên Đồng thời nhờ phản hồi âm tốc độ mà động cơ có khả năng làm việc với tốcđộ thấp hơn ncb/10, nghĩa là có thể mở rộng thêm tốc độ thấp và cao nên ta đượcphạm vi điều chỉnh lớn: D = ( 40  hàng trăm )/1.

Hệ thống này có khả năng ổn định tốc độ khi phụ tải thay đổi nhờkhâu phản hồi âm tốc độ: Khi động cơ đang làm việc với phụ tải Mc và tốc độđạt yêu cầu nyc Vì lý do nào đó, moment phụ tải đặt lên trục động cơ thay đổi,khác nyc thì nhờ quá trình phản hồi âm tốc độ hệ thống sẽ tự động ổn định tốc độđạt nyc Quá trình tự động này được giải thích như sau: Giả sử khi Mc tăng sẽ làmcho nĐ giảm < nyc Mà khi n giảm  EFT giảm  I3 giảm  F3 giảm  FT = F1 + F2

+ F3 tăng  EKĐMĐ tăng  UĐ tăng  n tăng đạt đến nyc Và khi Mc giảm thì quátrình sẽ tự động xảy ra theo chiều ngược lại để tốc độ động cơ đạt nyc.

Hình 2 16 Đặc tính cơ của hệ thống khuếch đại máy điện tự kích –động cơ dùng phản hồi âm tốc độ.

VII 2 c Nhận xét:

* Ưu điểm: Dùng sai số tốc độ quay trở lại điều khiển hệ thống để

tự động ổn định tốc độ ( khâu phản hồi trực tiếp ) Việc tính toán khâu phản hồiâm tốc độ tiến hành rất đơn giản, tiện lợi.

* Nhược điểm: Dùng máy phát tốc độ nên giá thành của hệ thống

MC MC1n0

nycn1

Trang 33

VII 3 Hệ thống khuếch đại máy điện từ trường giao trục – động cơdùng phản hồi dương dòng điện và phản hồi âm điện áp:

VII 3 a Sơ đồ nguyên lý:

Hình 2 17 Sơ đồ nguyên lý hệ thống khuếch đại máy điện từ trườnggiao trục – động cơ dùng phản hồi dương dòng điện và phản hồi âm điện áp.

Trong đó:

- CK1: Cuộn kích thích chủ đạo, sinh ra sức từ động F1.

- CK2: Cuộn phản hồi dương dòng điện, sinh ra sức từ độngF2 cùng chiều với F1.

- CK3: Cuộn phản hồi âm điện áp, sinh ra sức từ động F3

ngược chiều với F1.

VII 3 b Nguyên lý hoạt động:

Hệ thống này có khả năng mở rộng phạm vi điều chỉnh, tự động ổnđịnh tốc độ nhờ phản hồi dương dòng điện và phản hồi âm tốc độ Giả sử: Khihệ thống làm việc với phụ tải Mc và tốc độ đạt nyc Khi Mc tăng  n giảm nhỏ sovới nyc, lúc đó hệ thống sẽ: Mc tăng  M tăng ( moment động cơ tăng để cânbằng với phụ tải )  Iư tăng  F2 tăng Khi Iư tăng  UKĐMĐ = IưRưKĐKĐ tăng UĐ = EKĐMĐ – UKĐMĐ giảm  FT = F1 + F2 + F3 tăng  EKĐMĐ tăng  UĐ tăng  nsẽ tăng đạt nyc Khi Mc giảm thì quá trình xảy ra theo chiều ngược lại.

U1, f1

+ 

-+ 

- 

ĐSCR1 CK1 CK3 CK2

CKĐ RKĐCCSXĐ

n

Trang 34

VII 3 c Nhận xét:

* Ưu điểm: Sử dụng thiết bị đơn giản (chỉ dùng các điện trở R2, R3,R4) nên giá thành thấp.

* Nhược điểm: Việc tính toán thiết kế phối hợp giữa hai khâu phản

hồi này để ổn định tốc độ là khá phức tạp (khâu phản hồi gián tiếp).

VII 3 Nhận xét hệ thống khuếch đại máy điện – động cơ:VII 3 a Ưu điểm:

Ngoài những ưu điểm của các hệ thống F - Đ vòng hở như:

- Phạm vi điều chỉnh tốc độ rộng với độ chính xác và tin cậy cao.- Khởi động máy êm.

- Có khả năng hãm tái sinh, trả năng lượng lại cho lưới điện.- Tổn hao năng lượng khi điều chỉnh tốc độ và mở máy thấp.Các hệ thống KĐMĐ – động cơ vòng kín còn có những ưu điểm:

- Có khả năng tự động ổn định tốc độ động cơ khi phụ tải thay đổi.- Có khả năng tăng tính ổn định tốc độ của hệ thống nhờ khâu ổnđịnh.

- Có hệ số khuếch đại công suất lớn.

VII 4 b Nhược điểm:

Hệ thống KĐMĐ – động cơ có những nhược điểm tương tự như hệthống F - Đ:

- Dùng nhiều máy điện với tổng công suất lắp đặt lớn do đó đòi hỏigiá thành cao.

- Hiệu suất hoạt động thấp.

- Diện tích lắp đặt máy rộng và đòi hỏi nền móng chắc chắn nênphí tổn vận hành lớn.

- Gây tiếng ồn lớn.

VIII HỆ THỐNG KHUẾCH ĐẠI TỪ - ĐỘNG CƠ:VIII 1 Sơ đồ nguyên lý:

Khuếch đại từ ( KĐT ) hay còn gọi là bộ biến đổi van từ, là tổ hợp củakháng bão hòa với chỉnh lưu không điều khiển.

KĐT được dùng để làm bộ điều chỉnh dòng điện và điện áp trong các hệthống điều khiển, điều chỉnh và kiểm tra tự động.

Trong các máy nâng vận chuyển, KĐT thường được dùng làm máy kíchthích cho các máy phát trong hệ thống F - Đ Đối với máy cắt gọt kim loại, KĐTthường được dùng kết hợp với chỉnh lưu diode bán dẫn để cung cấp cho phầnứng động cơ một chiều với sơ đồ nguyên lý như sau:

Trang 35

Hình 2 18 Sơ đồ nguyên lý hệ thống KĐT – động cơ.a) Tia ba pha.

b) Cầu ba pha.

Trong các sơ đồ này, máy biến áp BA có chức năng biến đổi giá trị điệnáp cho phù hợp với yêu cầu của động cơ Tạo ra số pha hoặc điểm trung tính chophù hợp với sơ đồ chỉnh lưu nếu cần và nâng cao hệ số công suất của hệ.

Các van không điều khiển Vo dùng để biến đổi dòng điện xoay chiềuthành một chiều và tạo ra thành phần dòng điện tự từ hóa cho KĐT.

Cuộn kháng bão hòa KBH dùng để điều chỉnh giá trị sức điện động củabộ biến đổi.

U1, f1

CKĐ RKĐWlv

( b )

Trang 36

VIII 2 Nguyên lý hoạt động:

Trong hệ thống KĐT – động cơ, tốc độ động cơ được điều chỉnh bằngcách thay đổi trị số trung bình của sức điện động chỉnh lưu bằng cách biến đổidòng điện điều khiển, tức là biến đổi mức độ bão hòa của mạch từ.

Để đơn giản trong việc khảo sát nguyên lý hoạt động của hệ thống này, tatách ra một trong ba pha từ các sơ đồ trên và giả thuyết rằng đặc tính từ trễ củalõi thép có dạng lý tưởng.

* Ở bán kỳ dương của nguồn u2: dòng điện thuận đi qua V0 từ hóa lõi cuộnkháng, làm cho biên độ từ cảm biến thiên Lúc này, vì lõi thép chưa bão hòa nênXK rất lớn, nguồn chủ yếu rơi trên cuộn kháng còn giá trị iRt  0 Ta có:

Với ub là điện áp ra của bộ biến, tức là điện áp đặt trên tải.

* Ở bán kỳ âm của nguồn u2: V0 ngưng dẫn, dòng điện từ hóa không cónên lõi thép bị khử từ bởi cuộn điều khiển Wđk và độ từ cảm B sẽ giảm dần vềgiá trị ban đầu B0, điện áp trên tải ub  u2 = 0.

Giá trị trung bình của điện áp chỉnh lưu được xác định theo công thức:)

u2+

( b )

Trang 37

Trong đó:

- p: Số lần đập mạch trong bộ chỉnh lưu.- : Góc bão hòa

- BS: Từ cảm bão hòa.

Nếu ta chọn Bm = BS thì  = arccos ( B0/BS ) Lúc này giá trị trung bình củađiện áp chỉnh lưu: UKĐT = Um [ 1 + ( B0/BS )] = f ( B0 ).Với:

Um = pU2m/2

Ta nhận thấy: Khi thay đổi giá trị B0 từ –BS đến +BS ta sẽ điều chỉnh đượcđiện áp chỉnh lưu UKĐT từ 0 đến giá trị U2m( p/ ) Vì B0 là do dòng điều khiển Iđk

tạo ra nên thực chất giá trị UKĐT chính là hàm của Iđk: UKĐT = f ( Iđk ).

VIII 3 Phương trình đặc tính cơ của hệ thống KĐT – động cơ:

Từ công thức: n = n0 - M/, ta được phương trình đặc tính cơ của động cơtrong hệ thống:

Đây chính là phương trình đặc tính cơ của động cơ trong hệ thống KĐT –động cơ với Rb là điện trở trong của hệ thống.

Nếu xem cuộn kháng là phần tử tuyến tính thì ta sẽ được họ những đườngđặc tính cơ của động cơ là những đường thẳng song song nhau và được gọi là họđặc tính cơ lý tưởng.

Hình 2 20 Họ đặc tính cơ lý tưởng của động cơ trong hệ thống KĐT –động cơ.

VIII 4 Nhận xét:

VIII 4 a Ưu điểm:

- Dễ chế tạo.

- Bền và giá thành hạ.

BBB 

M n

n0 nyc n1

Iđk1 Iđk2 Iđk30 MC

Trang 38

- Do KĐT là bộ biến đổi tĩnh nên khắc phục được những nhượcđiểm của hệ thống F - Đ như đã trình bày ở phần trên.

VIII 4 b Nhược điểm:

- Do điện trở trong của bộ biến đổi van từ khá lớn nên độ cứng củađường đặc tính cơ thấp, sai số tốc độ lớn và dãy điều chỉnh hẹp.

- Về hình thức điều khiển, hệ thống KĐT – động cơ kém linh hoạthơn hệ F - Đ Đảo chiều quay động cơ khó khăn và gây tổn thất năng lượng lớn.Quán tính của hệ KĐT - động cơ lớn do ảnh hưởng của điện kháng KĐT, hệ sốcông suất thấp.

Trang 39

Chương III

CÁC HỆ THỐNG ĐIỀU CHỈNH TỐC ĐỘ ĐỘNG CƠMỘT CHIỀU KÍCH TỪ ĐỘC LẬP CÓ DÙNG

ĐIỆN TỬ CÔNG SUẤT

I HỆ THỐNG CHỈNH LƯU ĐỘNG CƠ:

Để tạo ra bộ nguồn một chiều có điện áp thay đổi được, ngoài các máyphát điện một chiều, KĐMĐ, người ta còn dùng các bộ chỉnh lưu có điều khiển.Vào những năm cuối của thập niên bảy mươi, khi công nghệ chế tạo chất bándẫn phát triển, đặc biệt là các tiristor chịu được dòng điện lớn và điện áp cao thìcác bộ chỉnh lưu tiristor ra đời Các bộ chỉnh lưu này ngày càng phát triển mạnhmẽ vì có những ưu điểm nổi bật so với dùng nguồn máy phát một chiều hoặcchỉnh lưu dùng đèn khí:

- Có thể tạo ra những bộ nguồn công suất lớn hàng ngàn Kw màcác máy phát điện hoặc đèn thủy ngân cơ khí không thể tạo ra được.

- Tổn thất điện áp trên đèn rất bé, chỉ khoảng từ 0,5V đến 1,5V.- Độ nhạy của hệ thống cao vì có tính quán tính điện từ bé.

- Làm việc được ở những nơi di chuyển, chấn động mà máy phátđiện, đèn khí, thủy ngân khó thực hiện được.

- Hiệu suất cao.

Hệ thống chỉnh lưu được phân chia thành nhiều loại: chỉnh lưu một phahay ba pha, đối xứng hay không đối xứng, có điều khiển hay không điều khiển…Nhưng trong chương này người viết chỉ xin trình bày hệ thống chỉnh lưu – độngcơ điện ba pha dùng linh kiện bán dẫn tiristor để điều khiển Hệ thống này dùngđể thay đổi điện áp và dòng điện ngõ ra bằng cách thay đổi thời điểm đặt xungkích lên cực điều khiển của tiristor, từ đó có thể điều chỉnh tốc độ của động cơđiện Việc điều chỉnh này thực hiện vô cấp và không cần tiếp điểm.

I 1 Hệ thống chỉnh lưu ba pha hình tia – động cơ:I 1 a Sơ đồ nguyên lý:

Chỉnh lưu ba pha hình tia còn được gọi là chỉnh lưu ba pha nửa chukỳ hay chỉnh lưu ba pha có “ đầu không “ Điện áp chỉnh lưu là một nửa sóngcủa điện áp xoay chiều.

Ngày đăng: 16/11/2012, 12:12

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 1 .1 - Ứng dụng của điện tử công suất để điều chỉnh tốc độ động cơ một chiều kích từ độc lập
Hình 1 1 (Trang 6)
Hình 1 .2 - Ứng dụng của điện tử công suất để điều chỉnh tốc độ động cơ một chiều kích từ độc lập
Hình 1 2 (Trang 7)
Hình 1 .7 Sơ đồ phân cực transistor. - Ứng dụng của điện tử công suất để điều chỉnh tốc độ động cơ một chiều kích từ độc lập
Hình 1 7 Sơ đồ phân cực transistor (Trang 10)
Hình 1. 7  Sơ đồ phân cực transistor. - Ứng dụng của điện tử công suất để điều chỉnh tốc độ động cơ một chiều kích từ độc lập
Hình 1. 7 Sơ đồ phân cực transistor (Trang 10)
Hình 1. 10 Transistor Mos công suất:  a). Họ đặc tính ra. - Ứng dụng của điện tử công suất để điều chỉnh tốc độ động cơ một chiều kích từ độc lập
Hình 1. 10 Transistor Mos công suất: a). Họ đặc tính ra (Trang 12)
Hình 1. 10  Transistor Mos coâng suaát: - Ứng dụng của điện tử công suất để điều chỉnh tốc độ động cơ một chiều kích từ độc lập
Hình 1. 10 Transistor Mos coâng suaát: (Trang 12)
Hình 1. 11 - Ứng dụng của điện tử công suất để điều chỉnh tốc độ động cơ một chiều kích từ độc lập
Hình 1. 11 (Trang 13)
Hình 1. 14 - Ứng dụng của điện tử công suất để điều chỉnh tốc độ động cơ một chiều kích từ độc lập
Hình 1. 14 (Trang 15)
Hình 1. 15  Đặc tính volt-ampe của triac. - Ứng dụng của điện tử công suất để điều chỉnh tốc độ động cơ một chiều kích từ độc lập
Hình 1. 15 Đặc tính volt-ampe của triac (Trang 16)
Hình 2 .2 Sơ đồ nguyên lý điều chỉnh tốc độ bằng cách thay đổi từ thông. - Ứng dụng của điện tử công suất để điều chỉnh tốc độ động cơ một chiều kích từ độc lập
Hình 2 2 Sơ đồ nguyên lý điều chỉnh tốc độ bằng cách thay đổi từ thông (Trang 20)
Hình 2 .3 Họ đặc tính cơ khi thay đổi từ thông. - Ứng dụng của điện tử công suất để điều chỉnh tốc độ động cơ một chiều kích từ độc lập
Hình 2 3 Họ đặc tính cơ khi thay đổi từ thông (Trang 20)
Hình 2.8 Họ đặc tính cơ khi RS = const, Rn thay - Ứng dụng của điện tử công suất để điều chỉnh tốc độ động cơ một chiều kích từ độc lập
Hình 2.8 Họ đặc tính cơ khi RS = const, Rn thay (Trang 24)
Hình  2.8    Họ  đặc  tính  cơ  khi  R S  =  const,  R n  thay - Ứng dụng của điện tử công suất để điều chỉnh tốc độ động cơ một chiều kích từ độc lập
nh 2.8 Họ đặc tính cơ khi R S = const, R n thay (Trang 24)
Hình 2. 7  Họ đặc tính cơ khi R n  = const, R S  thay đổi. - Ứng dụng của điện tử công suất để điều chỉnh tốc độ động cơ một chiều kích từ độc lập
Hình 2. 7 Họ đặc tính cơ khi R n = const, R S thay đổi (Trang 24)
Hình 2. 9 Sơ đồ nguyên lý hệ thống máy phát – động cơ. - Ứng dụng của điện tử công suất để điều chỉnh tốc độ động cơ một chiều kích từ độc lập
Hình 2. 9 Sơ đồ nguyên lý hệ thống máy phát – động cơ (Trang 26)
Hình 2. 9  Sơ đồ nguyên lý hệ thống máy phát – động cơ. - Ứng dụng của điện tử công suất để điều chỉnh tốc độ động cơ một chiều kích từ độc lập
Hình 2. 9 Sơ đồ nguyên lý hệ thống máy phát – động cơ (Trang 26)
Hình 2. 10  Họ đặc tính cơ điều chỉnh trong hệ thống F - Đ. - Ứng dụng của điện tử công suất để điều chỉnh tốc độ động cơ một chiều kích từ độc lập
Hình 2. 10 Họ đặc tính cơ điều chỉnh trong hệ thống F - Đ (Trang 28)
Hình 2. 14  Sơ đồ tương đương KĐMĐ từ trường giao trục. - Ứng dụng của điện tử công suất để điều chỉnh tốc độ động cơ một chiều kích từ độc lập
Hình 2. 14 Sơ đồ tương đương KĐMĐ từ trường giao trục (Trang 30)
Hình 2. 15 Sơ đồ nguyên lý khuếch đại máy điện tự kích – động cơ dùng phản hồi âm tốc độ. - Ứng dụng của điện tử công suất để điều chỉnh tốc độ động cơ một chiều kích từ độc lập
Hình 2. 15 Sơ đồ nguyên lý khuếch đại máy điện tự kích – động cơ dùng phản hồi âm tốc độ (Trang 31)
Hình 2. 15  Sơ đồ nguyên lý khuếch đại máy điện tự kích – động cơ - Ứng dụng của điện tử công suất để điều chỉnh tốc độ động cơ một chiều kích từ độc lập
Hình 2. 15 Sơ đồ nguyên lý khuếch đại máy điện tự kích – động cơ (Trang 31)
Hình 2. 17 Sơ đồ nguyên lý hệ thống khuếch đại máy điện từ trường giao trục – động cơ dùng phản hồi dương dòng điện và phản hồi âm điện áp. - Ứng dụng của điện tử công suất để điều chỉnh tốc độ động cơ một chiều kích từ độc lập
Hình 2. 17 Sơ đồ nguyên lý hệ thống khuếch đại máy điện từ trường giao trục – động cơ dùng phản hồi dương dòng điện và phản hồi âm điện áp (Trang 33)
Hình 2. 17  Sơ đồ nguyên lý hệ thống khuếch đại máy điện từ trường - Ứng dụng của điện tử công suất để điều chỉnh tốc độ động cơ một chiều kích từ độc lập
Hình 2. 17 Sơ đồ nguyên lý hệ thống khuếch đại máy điện từ trường (Trang 33)
Hình 2. 18 Sơ đồ nguyên lý hệ thống KĐT – động cơ. a). Tia ba pha. - Ứng dụng của điện tử công suất để điều chỉnh tốc độ động cơ một chiều kích từ độc lập
Hình 2. 18 Sơ đồ nguyên lý hệ thống KĐT – động cơ. a). Tia ba pha (Trang 35)
Hình 2. 18  Sơ đồ nguyên lý hệ thống KĐT – động cơ. - Ứng dụng của điện tử công suất để điều chỉnh tốc độ động cơ một chiều kích từ độc lập
Hình 2. 18 Sơ đồ nguyên lý hệ thống KĐT – động cơ (Trang 35)
Hình 2. 20 Họ đặc tính cơ lý tưởng của động cơ trong hệ thống KĐT – động cơ. - Ứng dụng của điện tử công suất để điều chỉnh tốc độ động cơ một chiều kích từ độc lập
Hình 2. 20 Họ đặc tính cơ lý tưởng của động cơ trong hệ thống KĐT – động cơ (Trang 37)
Hình 3 .1 Sơ đồ nguyên lý hệ thống chỉnh lưu ba pha hình tia – động cơ. - Ứng dụng của điện tử công suất để điều chỉnh tốc độ động cơ một chiều kích từ độc lập
Hình 3 1 Sơ đồ nguyên lý hệ thống chỉnh lưu ba pha hình tia – động cơ (Trang 40)
Hình 3. 1  Sơ đồ nguyên lý hệ thống chỉnh lưu ba pha hình tia – động cơ. - Ứng dụng của điện tử công suất để điều chỉnh tốc độ động cơ một chiều kích từ độc lập
Hình 3. 1 Sơ đồ nguyên lý hệ thống chỉnh lưu ba pha hình tia – động cơ (Trang 40)
Hình 3. 2  Sơ đồ thay thế hệ thống chỉnh lưu ba pha hình tia – động - Ứng dụng của điện tử công suất để điều chỉnh tốc độ động cơ một chiều kích từ độc lập
Hình 3. 2 Sơ đồ thay thế hệ thống chỉnh lưu ba pha hình tia – động (Trang 41)
Hình 3 .4 Đồ thị điện áp ra của bộ chỉnh lưu khi 300 &lt; α &lt; 900. - Ứng dụng của điện tử công suất để điều chỉnh tốc độ động cơ một chiều kích từ độc lập
Hình 3 4 Đồ thị điện áp ra của bộ chỉnh lưu khi 300 &lt; α &lt; 900 (Trang 43)
Hình 3. 4  Đồ thị điện áp ra của bộ chỉnh lưu khi 30 0  &lt;  α  &lt; 90 0 . - Ứng dụng của điện tử công suất để điều chỉnh tốc độ động cơ một chiều kích từ độc lập
Hình 3. 4 Đồ thị điện áp ra của bộ chỉnh lưu khi 30 0 &lt; α &lt; 90 0 (Trang 43)
Hình 3. 8  Sơ đồ đẳng trị của hệ thống chỉnh lưu ba pha hình tia – - Ứng dụng của điện tử công suất để điều chỉnh tốc độ động cơ một chiều kích từ độc lập
Hình 3. 8 Sơ đồ đẳng trị của hệ thống chỉnh lưu ba pha hình tia – (Trang 47)
Hình 3. 10  Họ đường đặc tính cơ của động cơ trong hệ thống chỉnh - Ứng dụng của điện tử công suất để điều chỉnh tốc độ động cơ một chiều kích từ độc lập
Hình 3. 10 Họ đường đặc tính cơ của động cơ trong hệ thống chỉnh (Trang 49)
I .2 Hệ thống chỉnh lưu ba pha hình cầu – động cơ: I. 2. a  Sơ đồ nguyên lý: - Ứng dụng của điện tử công suất để điều chỉnh tốc độ động cơ một chiều kích từ độc lập
2 Hệ thống chỉnh lưu ba pha hình cầu – động cơ: I. 2. a Sơ đồ nguyên lý: (Trang 50)
Sơ đồ nguyên lý của hệ thống chỉnh lưu ba pha hình cầu – động cơ  có điều khiển, sơ đồ đẳng trị mạch thứ cấp máy biến áp và phần ứng động cơ  được biểu diễn như sau: - Ứng dụng của điện tử công suất để điều chỉnh tốc độ động cơ một chiều kích từ độc lập
Sơ đồ nguy ên lý của hệ thống chỉnh lưu ba pha hình cầu – động cơ có điều khiển, sơ đồ đẳng trị mạch thứ cấp máy biến áp và phần ứng động cơ được biểu diễn như sau: (Trang 50)
Hình 3. 11 Sơ đồ nguyên lý của hệ thống chỉnh lưu ba pha hình cầu – động cơ. - Ứng dụng của điện tử công suất để điều chỉnh tốc độ động cơ một chiều kích từ độc lập
Hình 3. 11 Sơ đồ nguyên lý của hệ thống chỉnh lưu ba pha hình cầu – động cơ (Trang 51)
Hình 3. 11  Sơ đồ nguyên lý của hệ thống chỉnh lưu ba pha hình cầu – động - Ứng dụng của điện tử công suất để điều chỉnh tốc độ động cơ một chiều kích từ độc lập
Hình 3. 11 Sơ đồ nguyên lý của hệ thống chỉnh lưu ba pha hình cầu – động (Trang 51)
Hình 3. 16  Sơ đồ nguyên lý của bộ lọc LC. - Ứng dụng của điện tử công suất để điều chỉnh tốc độ động cơ một chiều kích từ độc lập
Hình 3. 16 Sơ đồ nguyên lý của bộ lọc LC (Trang 57)
Hình 3. 17 Họ đặc tính cơ của động cơ khi làm việc ở chế độ nghịch lưu trong hệ thống chỉnh lưu - động cơ. - Ứng dụng của điện tử công suất để điều chỉnh tốc độ động cơ một chiều kích từ độc lập
Hình 3. 17 Họ đặc tính cơ của động cơ khi làm việc ở chế độ nghịch lưu trong hệ thống chỉnh lưu - động cơ (Trang 60)
Hình 3. 17  Họ đặc tính cơ của động cơ khi làm việc ở chế độ nghịch lưu - Ứng dụng của điện tử công suất để điều chỉnh tốc độ động cơ một chiều kích từ độc lập
Hình 3. 17 Họ đặc tính cơ của động cơ khi làm việc ở chế độ nghịch lưu (Trang 60)
Sơ đồ nguyên lý và các sơ đồ thay thế của hệ thống thành lập theo phương  pháp này được trình bày như sau: - Ứng dụng của điện tử công suất để điều chỉnh tốc độ động cơ một chiều kích từ độc lập
Sơ đồ nguy ên lý và các sơ đồ thay thế của hệ thống thành lập theo phương pháp này được trình bày như sau: (Trang 61)
Hình 3. 18 Đảo chiều quay trong hệ thống chỉnh lưu – động cơ bằng phương pháp đảo chiều dòng kích từ: - Ứng dụng của điện tử công suất để điều chỉnh tốc độ động cơ một chiều kích từ độc lập
Hình 3. 18 Đảo chiều quay trong hệ thống chỉnh lưu – động cơ bằng phương pháp đảo chiều dòng kích từ: (Trang 62)
Hình 3. 18   Đảo chiều quay trong hệ thống chỉnh lưu – động cơ bằng - Ứng dụng của điện tử công suất để điều chỉnh tốc độ động cơ một chiều kích từ độc lập
Hình 3. 18 Đảo chiều quay trong hệ thống chỉnh lưu – động cơ bằng (Trang 62)
Hình 3. 19 Đảo chiều quay trong hệ thống chỉnh lưu – động cơ bằng phương pháp đảo chiều dòng phần ứng. - Ứng dụng của điện tử công suất để điều chỉnh tốc độ động cơ một chiều kích từ độc lập
Hình 3. 19 Đảo chiều quay trong hệ thống chỉnh lưu – động cơ bằng phương pháp đảo chiều dòng phần ứng (Trang 63)
Hình 3. 19   Đảo chiều quay trong hệ thống chỉnh lưu – động cơ bằng - Ứng dụng của điện tử công suất để điều chỉnh tốc độ động cơ một chiều kích từ độc lập
Hình 3. 19 Đảo chiều quay trong hệ thống chỉnh lưu – động cơ bằng (Trang 63)
Hỡnh 3. 26  Sơ đồ biểu diễn đồ thị điện ỏp ngừ ra trờn tải U d . - Ứng dụng của điện tử công suất để điều chỉnh tốc độ động cơ một chiều kích từ độc lập
nh 3. 26 Sơ đồ biểu diễn đồ thị điện ỏp ngừ ra trờn tải U d (Trang 69)
Hình 3. 27 Đồ thị biểu diễn điện áp và dòng điện ngõ ra ở chế độ liên tục và gián đoạn của bộ băm nối tiếp - Ứng dụng của điện tử công suất để điều chỉnh tốc độ động cơ một chiều kích từ độc lập
Hình 3. 27 Đồ thị biểu diễn điện áp và dòng điện ngõ ra ở chế độ liên tục và gián đoạn của bộ băm nối tiếp (Trang 70)
Hỡnh 3. 27  Đồ thị biểu diễn điện ỏp và dũng điện ngừ ra ở chế độ liờn tục - Ứng dụng của điện tử công suất để điều chỉnh tốc độ động cơ một chiều kích từ độc lập
nh 3. 27 Đồ thị biểu diễn điện ỏp và dũng điện ngừ ra ở chế độ liờn tục (Trang 70)
Hình 3. 28   Sơ đồ mạch động lực hệ thống điều chỉnh tốc độ động cơ sử - Ứng dụng của điện tử công suất để điều chỉnh tốc độ động cơ một chiều kích từ độc lập
Hình 3. 28 Sơ đồ mạch động lực hệ thống điều chỉnh tốc độ động cơ sử (Trang 71)
II .2 Bộ băm song song: - Ứng dụng của điện tử công suất để điều chỉnh tốc độ động cơ một chiều kích từ độc lập
2 Bộ băm song song: (Trang 72)
Hình 3. 32 Sơ đồ biểu diễn dạng sóng của điện áp ngõ ra, dòng Ie vàI T. - Ứng dụng của điện tử công suất để điều chỉnh tốc độ động cơ một chiều kích từ độc lập
Hình 3. 32 Sơ đồ biểu diễn dạng sóng của điện áp ngõ ra, dòng Ie vàI T (Trang 73)
Hình 3. 33 Mạch động lực của hệ thống điều chỉnh tốc độ động cơ một chiều sử dụng bộ băm song song. - Ứng dụng của điện tử công suất để điều chỉnh tốc độ động cơ một chiều kích từ độc lập
Hình 3. 33 Mạch động lực của hệ thống điều chỉnh tốc độ động cơ một chiều sử dụng bộ băm song song (Trang 73)
Hỡnh 3. 32  Sơ đồ biểu diễn dạng súng của điện ỏp ngừ ra, dũng I e  và I T . - Ứng dụng của điện tử công suất để điều chỉnh tốc độ động cơ một chiều kích từ độc lập
nh 3. 32 Sơ đồ biểu diễn dạng súng của điện ỏp ngừ ra, dũng I e và I T (Trang 73)
Hình 3. 33   Mạch động lực của hệ thống điều chỉnh tốc độ động cơ một - Ứng dụng của điện tử công suất để điều chỉnh tốc độ động cơ một chiều kích từ độc lập
Hình 3. 33 Mạch động lực của hệ thống điều chỉnh tốc độ động cơ một (Trang 73)
Hình 3. 35 Sơ đồ nguyên lý của bộ băm đảo dòng. - Ứng dụng của điện tử công suất để điều chỉnh tốc độ động cơ một chiều kích từ độc lập
Hình 3. 35 Sơ đồ nguyên lý của bộ băm đảo dòng (Trang 74)
Hình 3. 34 Đồ thị biểu diễn phạm vi điều chỉnh của hệ thống sử dụng bộ băm song song. - Ứng dụng của điện tử công suất để điều chỉnh tốc độ động cơ một chiều kích từ độc lập
Hình 3. 34 Đồ thị biểu diễn phạm vi điều chỉnh của hệ thống sử dụng bộ băm song song (Trang 74)
Hình 3. 35  Sơ đồ nguyên lý của bộ băm đảo dòng. - Ứng dụng của điện tử công suất để điều chỉnh tốc độ động cơ một chiều kích từ độc lập
Hình 3. 35 Sơ đồ nguyên lý của bộ băm đảo dòng (Trang 74)
Hình 3. 36 Họ đặc tính cơ của hệ thống điều chỉnh tốc độ sử dụng bộ băm đảo dòng. - Ứng dụng của điện tử công suất để điều chỉnh tốc độ động cơ một chiều kích từ độc lập
Hình 3. 36 Họ đặc tính cơ của hệ thống điều chỉnh tốc độ sử dụng bộ băm đảo dòng (Trang 75)
Hình 3. 36  Họ đặc tính cơ của hệ thống điều chỉnh tốc độ sử dụng bộ băm - Ứng dụng của điện tử công suất để điều chỉnh tốc độ động cơ một chiều kích từ độc lập
Hình 3. 36 Họ đặc tính cơ của hệ thống điều chỉnh tốc độ sử dụng bộ băm (Trang 75)

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w