1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Xây dựng bộ phận đánh giá rủi ro độc lập trong ngân hàng thương mại

25 2,5K 4

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 25
Dung lượng 636,08 KB

Nội dung

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH KHOA NGÂN HÀNG – LỚP NGÂN HÀNG NGÀY 2 Môn: QUẢN TRỊ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI XÂY DỰNG BỘ PHẬN ĐÁNH GIÁ RỦI RO ĐỘC LẬP TRONG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI GVHD: PGS.TS Trần Huy Hoàng Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 3 năm 2013 NH Ngày 2 GVHD: PGS.TS Trần Huy Hoàng Trang 2 Danh sách học viên thực hiện và tỷ lệ tham gia: 1. Nguyễn Thị Hồng Chánh 100% 2. Nguyễn Thị Kim Cúc (1985) 100% 3. Trần Thị Thu Hà 100% 4. Lê Hồng Tâm 100% 5. Đỗ Công Thắng 100% 6. Nguyễn Hồ Anh Thơ 100% 7. Nguyễn Minh Tùng 100% 8. Đỗ Nguyễn Sơn Tùng 100% 9. Bùi Hoàng Việt 100% NH Ngày 2 GVHD: PGS.TS Trần Huy Hoàng Trang 3 NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN  Tp.Hồ Chí Minh, Ngày… tháng… năm…… Ký tên NH Ngày 2 GVHD: PGS.TS Trần Huy Hoàng Trang 4 MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU 6 CHƯƠNG 1: RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NGÂN HÀNG 7 1.1. Rủi ro trong hoạt động kinh doanh ngân hàng 7 1.1.1. Rủi ro tín dụng 7 1.1.2. Rủi ro thị trường 8 1.1.3. Rủi ro hoạt động 10 1.2. Vai trò của đánh giá rủi ro trong hoạt động kinh doanh ngân hàng 11 CHƯƠNG 2: XÂY DỰNG BỘ PHẬN ĐÁNH GIÁ RỦI RO ĐỘC LẬP TRONG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 12 2.1 Các yếu tố xây dựng bộ phận đánh giá rủi ro độc lập trong NHTM 12 2.2 Những nguyên tắc để xây dựng bộ phận đánh giá rủi ro độc lập trong NHTM 12 2.3 Các mô hình quản lý rủi ro hiện nay trong NHTM 15 2.3.1. Mô hình quản lý rủi ro 3 cấp độ 15 2.3.2. Mô hình tổ chức quản lý rủi ro ở các NHTM 16 2.4 Phương pháp đánh giá rủi ro trong hoạt động NHTM 17 2.4.1. Công cụ tự đánh giá rủi ro 18 2.4.2. Chỉ số rủi ro chính – KRI 18 2.4.3. Bản đồ rủi ro 19 2.4.4. Định lượng rủi ro thông qua việc tính giá trị Var (Value at risk) 19 CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN VÀ PHÁT TRIỂN BỘ PHẬN ĐÁNH GIÁ RỦI RO ĐỘC LẬP TRONG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 21 3.1. Nhân tố quyết định thành công của bộ phận đánh giá rủi ro độc lập trong NHTM 21 3.2. Các thách thức trong việc hoàn thiện và phát triển bộ phận đánh giá rủi ro độc lập 21 3.3. Các giải pháp cụ thể 21 3.3.1. Chú trong nâng cao chất lượng nhân sự 21 NH Ngày 2 GVHD: PGS.TS Trần Huy Hoàng Trang 5 3.3.2. Nâng cao chất lượng của hệ thống thông tin quản trị rủi ro 22 3.3.3. Xây dựng được một cơ chế kiểm tra, kiểm soát nội bộ cùng song hành với bộ phận quản trị rủi ro độc lập 23 3.3.4. Tăng cường mô hình quản trị rủi ro tín dụng 24 TÀI LIỆU THAM KHẢO NH Ngày 2 GVHD: PGS.TS Trần Huy Hoàng Trang 6 LỜI MỞ ĐẦU Quản trị ngân hàng thương mại (NHTM) tốt không thể thiếu một chế quản trị rủi ro hiệu quả. Quản trị rủi ro là nền tảng để duy trì hoạt động, bởi thế nó phần cơ bản trong quản trị doanh nghiệp. Trong khi rủi ro tín dụng, rủi ro thị trường xuất phát từ bên ngoài như khả năng vỡ nợ của người vay, các biến động giá cả thị trường, thì rủi ro hoạt động xuất phát chủ yếu từ những hạn chế trong nội bộ ngân hàng liên quan đến con người, quy trình hoạt động, hệ thống công nghệ. Các vụ việc rủi ro nghiêm trọng nhất thường liên quan đến sự vi phạm, phá vỡ hệ thống kiểm soát nội bộ, nợ xấu và các nguyên tắc quản trị doanh nghiệp. Các vi phạm trên dẫn đến tổn thất tài chính cho ngân hàng thông qua các lỗi sai sót, gian lận, hay thất bại trong việc duy trì hoạt động một cách liên tục và kịp thời, hoặc khiến các lợi ích của ngân hàng bị tổn thương. Bộ phận quản lý và giám sát rủi ro hoạt động độc lập đóng một vai trò quan trọng, là lá chắn tin cậy của ngân hàng nhằm ngăn chặn những vi phạm các nguyên tắc quản trị công ty một cách khách quan và hiệu quả. Về nguyên tắc, một hệ thống quản lý rủi ro độc lập tốt sẽ phản ánh hiệu quả của Hội đồng quản trị và Ban điều hành trong việc quản lý danh mục các sản phẩm, dịch vụ và hoạt động chung của ngân hàng. Để hiểu hơn về quy trình quản lý rủi ro nói chung và bộ phận đánh giá rủi ro độc lập nói riêng, nhóm chúng tôi đã thực hiện đề tài này : “Xây dựng bộ phận đánh giá rủi ro độc lập trong ngân hàng thương mại”. Với khả năng còn nhiều hạn chế, nhóm thực hiện mong muốn mang đến cho người xem một cái nhìn ban đầu về các mô hình đánh giá rủi ro hiện nay đồng thời đưa ra những giải pháp hoàn thiện hệ thống quản lý rủi ro trong môi trường cạnh tranh gay gắt ngày nay. NH Ngày 2 GVHD: PGS.TS Trần Huy Hoàng Trang 7 CHƯƠNG 1 : RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NGÂN HÀNG 1.1 Rủi ro trong hoạt động kinh doanh ngân hàng 1.1.1 Rủi ro tín dụng a. Khái niệm Rủi ro tín dụng là loại rủi ro phát sinh trong quá trình cấp tín dụng của ngân hàng, biểu hiện trên thực tế qua việc khách hàng không trả được nợ hoặc trả nợ không đúng hạn cho ngân hàng. b. Phân loại: Rủi ro tín dụng được chia thành hai loại là rủi ro giao dịch và rủi ro danh mục Rủi ro giao dịch: là một hình thức của rủi ro tín dụng mà nguyên nhân phát sinh là do những hạn chế trong quá trình giao dịch và xét duyệt cho vay, đánh giá khách hàng. Rủi ro giao dịch có ba bộ phận chính là rủi ro lựa chọn, rủi ro bảo đảm và rủi ro nghiệp vụ. - Rủi ro lựa chọn: là rủi ro có liên quan đến quá trình đánh giáphân tích tín dụng, khi ngân hàng lựa chọn những phương án vay vốn hiệu quả và ra quyết định cho vay. - Rủi ro bảo đảm: phát sinh từ những tiêu chuẩn bảo đảm như các điều khoản trong hợp đồng cho vay, các loại tài sản bảo đảm, chủ thể đảm bảo, cách thức đảm bảo và mức cho vay trên giá trị tài sản đảm bảo. - Rủi ro nghiệp vụ: là rủi ro liên quan đến công tác quản lý khoản vay và hoạt động cho vay, bao gồm cả hệ thống xếp hạng rủi ro và kỹ thuật xử lý các khoản vay có vấn đề. Rủi ro danh mục : là một hình thức của rủi ro tín dụng mà nguyên nhân phát sinh là do những hạn chế trong quản lý danh mục cho vay của ngân hàng, được chia thành hai loại: rủi ro nội tại và rủi ro tập trung. - Rủi ro nội tại: xuất phát từ các yếu tố, đặc điểm riêng có, mang tính riêng biệt bên trong của mỗi chủ thể đi vay hoặc ngành, lĩnh vực kinh tế. - Rủi ro tập trung: là trường hợp ngân hàng tập trung vốn cho vay quá nhiều đối với một số khách hàng, cho vay quá nhiều doanh nghiệp hoạt động trên cùng một lĩnh vực. NH Ngày 2 GVHD: PGS.TS Trần Huy Hoàng Trang 8 c. Nguyên nhân Nguyên nhân thuộc về chủ quan của người đi vay: khả năng tự chủ tài chính kém, năng lực điều hành yếu, hệ thống quản trị kinh doanh không hiệu quả, sử dụng vốn vay kém hiệu quả, thiếu thiện chí trong việc trả nợ vay ngân hàng. Nguyên nhân từ phía ngân hàng - Cán bộ ngân hàng không chấp hành nghiêm túc chế độ tín dụng và các điều kiện cho vay. - Chính sách và quy trình cho vay chưa chặt chẽ, chưa chú trọng đến phân tích khách hàng, xếp loại rủi ro tín dụng để tính điều kiện vay và khả năng trả nợ. - Năng lực dự báo, phân tích và thẩm định tín dụng của cán bộ tín dụng còn yếu kém. Quá trình kiểm soát sau cho vay không chặt chẽ dẫn đến việc khách hàng sử dụng vốn vay không đúng mục đích. - Năng lực và phẩm chất đạo đức của một số cán bộ chưa đủ tầm và vấn đề quản lý, sử dụng, đãi ngộ cán bộ ngân hàng chưa thỏa đáng cũng là nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng. 1.1.2 Rủi ro thị trường a. Khái niệm Rủi ro thị trường (RRTT) được định nghĩa là rủi ro giá trị của các trạng thái nội hoặc ngoại bảng cân đối kế toán (CĐKT) chịu ảnh hưởng bất lợi bởi những biến động trong các thị trường chứng khoán, lãi suất, tỷ giá hối đoái hay giá cả hàng hoá. b. Phân loại rủi ro thị trường, các yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro thị trường Rủi ro lãi suất (RRLS) là rủi ro điều kiện tài chính của ngân hàng chịu những biến động bất lợi về lãi suất. Bao gồm: Rủi ro định giá lại; Rủi ro đường lợi tức; Rủi ro cơ sở; Rủi ro tính tuỳ chọn. Rủi ro hối đoái (RRHĐ): là khả năng rủi ro hiện tại hoặc tương lai phát sinh đối với thu nhập và vốn do những biến động bất lợi về tỷ giá hối đoái. NH Ngày 2 GVHD: PGS.TS Trần Huy Hoàng Trang 9 Rủi ro chứng khoán và rủi ro hàng hóa (Equity&Commodity risk): là rủi ro giá cả (price risk), do sự biến động bất lợi về giá chứng khoán, giá hàng hóa liên quan đến các danh mục đầu tư làm ảnh hưởng đến thu nhập hoặc vốn của ngân hàng. Rủi ro giá cả có hai dạng: rủi ro hệ thống và rủi ro không hệ thống. Rủi ro thanh khoản: là khả năng ngân hàng không đáp ứng được các yêu cầu về vốn khả dụng của mình khi phát sinh các khoản phải trả được yêu cầu thanh toán, dẫn đến nguy cơ mất khả năng thanh toán. c. Các loại rủi ro thị trường chủ yếu trong hoạt động của Ngân hàng thương mại Rủi ro hối đoái - Trong hoạt động ngân hàng, yếu tố trực tiếp gây nên rủi ro hối đoái (RRHĐ) là các hoạt động mua bán ngoại tệ và hoạt động trên tài sản có và tài sản nợ bằng ngoại tệ của ngân hàng, tạo nên trạng thái ngoại tệ mở. - chế phát sinh rủi ro hối đoái được miêu tả nhất thông qua ba phương pháp cơ bản để thu lãi trong hoạt động kinh doanh ngoại hối của ngân hàng: Lãi phát sinh khi ngân hàng tạo trạng thái ngoại hối (Exchange Position); Lãi thu được từ kinh doanh chênh lệch tỷ giá; Lãi thu được từ chênh lệch tỷ giá mua vào và bán ra. Rủi ro lãi suất - Tác động của rủi ro lãi suất đối với hoạt động NHTM: Cần được xem xét theo ba khía cạnh sau: Khía cạnh thu nhập: bộ phận thu nhập trước đây được quan tâm nhiều nhất là thu nhập lãi thuần (chênh lệch giữa tổng thu nhập lãi và tổng chi phí lãi); Khía cạnh giá trị kinh tế; Các tổn thất ngầm. - Nguồn phát sinh rủi ro lãi suất đối với các NHTM: o Thứ nhất là sự không phù hợp về kỳ hạn của nguồn vốn và tài sản được đo bằng khe hở lãi suất: “Khe hở lãi suất” = “Tài sản nhạy cảm lãi suất” – “Nguồn vốn nhạy cảm lãi suất” Các tài sản và nguồn nhạy cảm thường là các loại mà số dư nhanh chóng được chuyển sang áp dụng lãi suất mới khi lãi suất thị trường thay đổi có lợi. NH Ngày 2 GVHD: PGS.TS Trần Huy Hoàng Trang 10 o Thứ hai là sự thay đổi của lãi suất thị trường khác với dự kiến của ngân hàng và việc ngân hàng sử dụng lãi suất cố định trong các hợp đồng. Rủi ro thanh khoản - Bản chất cốt lõi của rủi ro thanh khoản: là sự mất cân xứng giữa cung thanh khoản và cầu thanh khoản do cân đối không chính xác luồng tiền ra và luồng tiền vào hoặc do tác động từ bên ngoài mà không lường trước được nên dẫn đến rủi ro thanh khoản. - Nguyên nhân gây ra rủi ro thanh khoản: Có 2 nguyên nhân chính sau o Nguyên nhân chủ quan: liên quan chính đến việc xác định nhu cầu thanh khoản của ngân hàng. o Nguyên nhân khách quan: liên quan đến các tác nhân xấu ngoài dự kiến gây rủi ro như khủng hoảng kinh tế tài chính khu vực, các tin đồn thất thiệt gây ảnh hưởng đến uy tín ngân hàng và các khoản cho vay đến hạn nhưng không nhận được thanh toán từ phía khách hàng do làm ăn thua lỗ, phá sản hoặc gặp thiên tai. - Các nhân tố phản ánh rủi ro thanh khoản: Các chỉ tiêu thanh khoản; Nguồn vốn và sử dụng nguồn vốn theo kỳ đáo hạn thực tế; Khe hở thanh khoản. 1.1.3 Rủi ro hoạt động a. Khái niệm - Theo ủy ban Basel về giám sát ngân hàng, rủi ro hoạt động là rủi ro gây ra tổn thất do các nguyên nhân như con người, sự không đầy đủ hoặc vận hành không tốt các quy trình, hệ thống, các sự kiện khách quan bên ngoài. Rủi ro hoạt động bao gồm cả rủi ro pháp lý nhưng loại trừ rủi ro chiến lược và rủi ro uy tín. b. Nguyên nhân dẫn đến rủi ro hoạt động: 4 nguyên nhân - Con người: nhân viên gian lận, cố ý làm sai; NHTM mất hoặc thiếu nguồn nhân lực chủ chốt. - Quy trình: văn bản, hợp đồng không đầy đủ, thiếu hướng dẫn; việc tuân thủ quy trình nội bộ và bên ngoài kém; sản phẩm quá phức tạp hoặc tư vấn tồi. [...]... và đo lường rủi ro (4) Đánh giá : các bộ phận chuyên môn tự đánh giá, kiểm điểm (5) Phối hợp hoạt động : triển khai mô hình có hiệu quả 2.2 Những nguyên tắc để xây dựng bộ phận đánh giá rủi ro độc lập trong NHTM  Độc lập cao Đây được xem là yếu tố quan trọng nhất trong việc xây dựng bộ phận đánh giá rủi ro Bộ phận đánh giá rủi ro cần có tính độc lập để tránh cho kết quả đánh giá rủi ro Trang 12 NH... quả đánh giá rủi ro do mình thực hiện trước Ban Giám đốc và Hội đồng quản trị  Thống nhất về mục tiêu với kiểm toán nội bộ Bộ phận đánh giá rủi ro độc lập hoạt động độc lập với bộ phận kiểm toán nội bộ nhưng thống nhất trong mục tiêu chung về kiểm soát rủi ro hoạt động  Toàn diện trong đánh giá rủi ro Bộ phận đánh giá rủi ro có nhiệm vụ nhận diện và xác định nguồn gốc cũng như đo lường mức độ rủi ro. .. độ rủi ro mà nó thu thập được Nó không đo lường rủi ro chính sách, rủi ro thanh khoản, rủi ro con người, hoặc rủi ro quy trình, quy định  VAR không đo lường rủi ro tác nghiệp Trang 20 NH Ngày 2 GVHD: PGS.TS Trần Huy Hoàng CHƯƠNG 3 : GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN VÀ PHÁT TRIỂN BỘ PHẬN ĐÁNH GIÁ RỦI RO ĐỘC LẬP TRONG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 3.1 Nhân tố quyết định thành công của bộ phận đánh giá rủi ro độc lập trong. .. Tính độc lập cần được làm khi thực hiện xây dựng bộ phận đánh giá rủi ro, có thể kể ra là: - Hoạt động đánh giá rủi ro không phụ thuộc ý muốn của Hội đồng quản trị, Ban Giám đốc hay bất kì phòng ban, cá nhân nào khác Bộ phận đánh giá rủi ro thực hiện hoạt động đánh giá rủi ro trên cơ sở phân tích dữ liệu đầu vào do họ thu thập và xử lí với sự trợ giúp của các bộ phận có liên quan trong ngân hàng thương. .. trị, Ban Giám đốc, cán bộ quản lí hay nhân viên của các phòng ban, bộ phận khác trong hệ thống ngân hàng thương mại Quyết định bổ nhiệm thành viên bộ phận đánh giá rủi ro độc lập do quản lí cao nhất thực hiện  ràng, cụ thể về quyền hạn Thành viên của bộ phận đánh giá rủi ro có quyền yêu cầu cung cấp tài liệu cần thiết khi có nhu cầu từ bất cứ bộ phận, phòng ban nào trong ngân hàng thương mại để phục... DỰNG BỘ PHẬN ĐÁNH GIÁ RỦI RO ĐỘC LẬP TRONG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 2.1 Các yếu tố xây dựng bộ phận đánh giá rủi ro độc lập trong NHTM Có 5 yếu tố chính : (1) Con người : bổ nhiệm cán bộ chuyên trách, phân vai trò và trách nhiệm cụ thể (2) Kiểm tra : kiểm tra độc lập, thẩm định hiệu quả dựa trên chính sách và quy định (3) Chính sách và quy định : triển khai các công cụ hỗ trợ cho quản lý và đo lường rủi. .. viên HĐQT và có nhiệm vụ định hướng rủi ro chiến lược  Ban lãnh đạo cấp cao có trách nhiệm vận hành hoạt động triển khai khung Khẩu vị rủi ro đã được HĐQT phê duyệt 2.4 Phương pháp đánh giá rủi ro trong hoạt động NHTM Một số công cụ quản lý rủi ro của ngân hàng: Tự đánh giá rủi ro KCSA Báo cáo chỉ số rủi ro chính KRI Bản đồ rủi ro Định lượng rủi ro thông qua việc tính giá trị Var (Value at risk) Trang... thể hiện ở mối quan hệ với đồng nghiệp trong ngân hàng ít ở mức độ cá nhân sâu sắc, không có quan hệ thân Trang 14 NH Ngày 2 GVHD: PGS.TS Trần Huy Hoàng thích, ruột thịt với thành viên trong ngân hàng hay với khách hàng tiếp cận sản phẩm - dịch vụ của ngân hàng  Chế độ đãi ngộ Do là bộ phận có vai trò quan trọng trong ngân hàng nên bộ phận đánh giá rủi ro độc lập cần được hưởng chính sách đãi ngộ phù... cứu lộ trình tách bộ phận kinh doanh tại các đơn vị kinh doanh thành hai bộ phận độc lập, gồm bộ phận phát triển khách hàng bộ phận thẩm định khách hàng, thẩm định cấp tín dụng Bộ phận phát triển khách hàng: là bộ phận nòng cốt trong việc quản trị quan hệ với khách hàng như tìm kiếm khách hàng tiềm năng, tìm hiểu nhu cầu khách hàng, giới thiệu các sản phẩm của ngân hàng cho khách hàng cũng như tìm... thành với ngân hàng và giảm bớt rủi ro đạo đức có thể bóp méo kết quả đánh giá rủi ro (hối lộ) 2.3 Các mô hình quản lý rủi ro hiện nay trong NHTM 2.3.1 Mô hình quản lý rủi ro 3 cấp độ Mô hình này được thực hiện cả về chiều ngang và chiều dọc, không chỉ được thực hiện cụ thể bởi từng cá nhân nhân viên mà còn có sự tham gia của một bộ phận đánh giá độc lập Điều này làm cho quá trình đánh giá rủi ro vừa . 2 : XÂY DỰNG BỘ PHẬN ĐÁNH GIÁ RỦI RO ĐỘC LẬP TRONG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 2 . 1 Các yếu tố xây dựng bộ phận đánh giá rủi ro độc lập trong NHTM. KHOA NGÂN HÀNG – LỚP NGÂN HÀNG NGÀY 2 Môn: QUẢN TRỊ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI XÂY DỰNG BỘ PHẬN ĐÁNH GIÁ RỦI RO ĐỘC LẬP TRONG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI GVHD:

Ngày đăng: 09/01/2014, 12:48

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w