Một số quy chế pháp lý về hoạt động kiểm soát ô nhiễm môi trường nước

51 2.4K 8
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp
Một số quy chế pháp lý về hoạt động kiểm soát ô nhiễm môi trường nước

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Một số quy chế pháp lý về hoạt động kiểm soát ô nhiễm môi trường nước

Trang 1

Lời nói đầu

Theo quan điểm của người Babilon, người Ai Cập, Ấn Độ và Ba Tưcổ đại thì nước là “nguồn gốc của mọi nguồn gốc”, là cội nguồn của tất cảnhững gì tồn tại.

Nhà triết học cổ Hi Lạp Arixtot coi nước như một bộ phận của thiênnhiên - học thuyết về 4 yếu tố: lửa, không khí, nước và đất.

Từ xưa đến nay chúng ta đều nhận thức được tầm quan trọngcủa nước đối với sự sống như thế nào, không có nước thì sự sống trên tráiđất này cũng sẽ không tồn tại Nhưng hiện nay môi trường nước ở Việt Namnói riêng và trên thế giới nói chung đang bị ô nhiễm nghiêm trọng, từ đó sựsống của con người cũng bị đe dọa, rất nhiều bệnh tật phát sinh như ung thư,bệnh da liễu…, rất nhiều động vật sống dưới nước bị chết hàng loạt…Nướcquan trọng như thế nào? Ô nhiễm nguồn nước ra sao? Vậy chúng ta cần cónhững giải pháp gì để khắc phục tình trạng đó?

Với sự hướng dẫn của Tiến sĩ Nguyễn Thị Thanh Thủy, nhóm chúng

tôi nghiên cứu về đề tài “Một số quy chế pháp lý về hoạt động kiểm soát ônhiễm môi trường nước” để cùng các bạn tìm ra câu trả lời xác đáng nhất

cho những vấn đề chúng ta và cả xã hội đang quan tâm Nội dung đề tài gồm 3 phần:

Chương I: Tổng quan về tài nguyên nước

Chương II : Quy chế pháp lý về hoạt động kiểm soát ô nhiễm môi trường nước ở Việt Nam hiện nay

Chương III : Hiện trạng thực thi pháp luật.Một số kiến nghị

Trang 2

Nội dung

Chương I: Tổng quan về tài nguyên nước

Theo điều 3.1 của Luật bảo vệ môi trường: “Môi trường bao gồm các

yếu tố tự nhiên và vật chất nhân tạo bao quanh con người, có ảnh hưởngđến đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và sinh vật”.

Nước là một thành phần của môi trường gắn liền với sự tồn tạivà phát triển vủa con người cũng như sự sống trên hành tinh.

Nước đươc coi là loại khoáng sản đặc biệt vì nó tàng trữ mộtnăng lượng lớn, hòa tan nhiều vật chất …phục vụ cho nhu cầu nhiều mặt củacon người.

Các nền văn minh lớn của nhân loại cũng sớm nảy nở trên cáccon sông lớn như văn minh Ai Cập ở hạ lưu sông Nil, văn minh sông Hằng ởẤn Độ, sông Hồng ở Việt Nam, sông Hoàng Hà ở Trung Quốc

Trong lịch sử phát triển của xã hội loài người, nước giữ vai tròcực kì quan trọng, không những cần cho sự sống của mọi sinh vật mà còn lànhân tố quyết định sự phát triển nền văn minh của xã hội loài người Đối vớitừng vùng hoặc quốc gia riêng biệt thì nước còn là một trong những yếu tốchủ yếu quyết định sự phân bổ của lực lượng sản xuất Do nước có tầm quantrọng như vậy nên các quốc gia đều coi bảo vệ và sử dụng hợp lí nguồn tàinguyên nước là một quốc sách.

* Vai trò của nước đối với thiên nhiên và con người:

Trang 3

Trái đất của chúng ta có 2/3 bề mặt là đại dương, 17% là nước mặn,3% là nước ngọt (trong đó 77% đã bị đóng băng)

Nước là chiếc nôi của sự sống, không có nước thì sẽ không cósự sống Nước tham gia vào vòng vật chất của tự nhiên, tham gia vào cácphản ứng hóa học, các quá trình biến đổi vật chất Nước là nguồn vật chấtcần thiết cho con người Tham gia vào các cấu trúc tế bào, phản ứng sinhhóa, điều hòa thân nhiệt, hòa tan các chất hữu cơ Nhu cầu của sinh vật làkhoảng 10 tấn nước/ 1 tế bào sống Nước đóng vai trò quan trọng trong cácngành sản xuất và các hoạt động phát triển của con người Nước tạo thànhmạng lưới giao thông, thủy lợi và nguồn điện năng phục vụ đời sống của conngười.

Nước là một nhu cầu cần thiết cho sự sống trên trái đất, đặc biệt là sựsống của loài người Song lượng nước trên trái đất đang tồn tại ở dạng phụcvụ cho cuộc sống con người chiếm tỉ lệ rất ít nên việc sử dụng hợp lí nguồnnước, phân phối và giữ cho nguồn nước được trong sạch đang trở thành mộtthách thức cho cả nhân loại.

1.Tài nguyên nước trên thế giới:

Theo tính toán thì khối lượng nước ở trạng thái tự do phủ lên trái đấtlà trên 1,4 tỉ km3, nước rất phong phú, phân bố trong các môi trường khácnhau như đại dương, biển, ao , hồ, sông , suối, các núi tuyết ở Bắc cực vàNam cực.

Nước đại dương : 1 tỷ 300 triệu km3.

Nước lục địa (sông ngòi, ao, hồ): 83,320 km3.Nước trong đất : 7500 km3.

Trang 4

Nước băng hà : 24 km3.

Nước trong khí quyển : 14 km3.

Hơi nước trong khí quyển cứ 9 ngày thì thay đổi hoàn toàn Hàng nămlượng mưa rơi xuống 105.000 km3 thì có 2/3 quay lại khí quyển Songnguồn tài nguyên nước phân bổ không đồng đều trong không gian và thờigian Nước thưa ở vùng nhiệt đới, khô hạn ở vùng Trung Á, Bắc Phi, TâyNam nước Mĩ.

Khả năng sử dụng nuớc của loài người đã đạt tới 9000km3/năm.Nhìn chung thì thiên nhiên cung cấp đủ nước cho 10 tỷ người Song nướcbây giờ bị thiếu do sử dụng lãng phí, thất thoát nước, do bốc hơi nước và bịô nhiễm Từng quốc gia trên thế giới sử dụng nước không đồng đều.

2 Tài nguyên nước ở Việt Nam:

Nét riêng về khí hậu của Việt Nam là vùng nhiệt đới ẩm, lượng mưatrung bình hàng năm khoảng 2000mm, nhưng lựợng mưa lại phân bố khôngđều, 85% lượng mưa tập trung về mùa mưa.

Hệ thống sông ngòi nước ta khá dày đặc, phân bố tương đối đồng đềutrên lãnh thổ Trung bình cứ 20km dọc theo bờ biển thì có 1 con sông

Nước ta có bờ biển dài hơn 3260km, trong đó chứa nhiều tài nguyênkhoáng sản như mỏ dầu, khí đốt, nhiều động thực vật, hải sản quý

So với nhiều nước trên thế giới thì Việt Nam có tài nguyên nước khádồi dào, lượng nước trung bình đầu người là 17.000m3/năm Hệ số khai thácđạt 3% tổng lượng nước tự nhiên.

Theo Luật tài nguyên nước 2005 của nước CHXHCHVN: “Nước là

tài nguyên đặc biệt quan trọng, là thành phần thiết yếu của sự sống và môitrường, quyết định sự tồn tại, phát triển bền vững của đất nước; mặt khácnước cũng có thể gây ra tai họa cho con người và môi trường;

Trang 5

Để tăng cường hiệu lực quản lý nhà nước, nâng cao trách nhiệm củacơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xãhội, tổ chức xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân và mọi cá nhân trong việc bảovệ, khai thác, sử dụng tài nguyên nước; phòng, chống và khắc phục hậu quảtác hại do nước gây ra “;

Tài nguyên nước là thuộc sở hữu toàn dân và thuộc sự quản lý thốngnhất của Nhà nước Tổ chức, cá nhân được quyền khai thác, sử dụng tàinguyên nước cho đời sống và sản xuất, Nhà nước bảo hộ quyền lợi hợp phápcủa tổ chức, cá nhân trong khai thác, sử dụng tài nguyên nước.

Quản lý tài nguyên nước: Nhà nước có chính sách quản lý, bảo vệ,khai thác, sử dụng hợp lý, tiết kiệm và có hiệu quả tài nguyên nước, Chínhphủ thống nhất quản lý nhà nước về tài nguyên nước và mọi hoạt động bảovệ, khai thác, sử dụng tài nguyên nước Cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế,tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, đơn vị vũ trangnhân dân và mọi cá nhân có trách nhiệm bảo vệ tài nguyên nước.

Bảo vệ tài nguyên nước chính là bảo vệ sự sống còn của loài ngườicũng như sự sống của trái đất Vậy nên bảo vệ tài nguyên nước là một nộidung không thể thiếu của pháp luật môi trường.

Tính tất yếu phải bảo vệ tài nguyên nước: Nước có vai trò vô cùng

quan trọng trong đời sống con người, nước dùng cho nhu cầu ăn uống, vệsinh, sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ…không có nước thì khôngcó sự sống của con người cũng như sư sống trên trái đất.

Tùy theo tính chất, đặc điểm cũng như yêu cầu quản lí, sử dụng tàinguyên nước vào những mục đích khác nhau, pháp luật phân chia nước nóichung thành các loại cụ thể:

Trang 6

 Nước mặt (là nước tồn tại trên bề mặt đất liền hoặc hải đảo)

 Nước dưới đất (là nước tồn tại trong các tầng chứa nước dưới mặt đất) Nước sinh hoạt (nước dùng cho ăn uống ).

 Nước sinh hoạt (là nguồn nước có thể cung cấp nước sinh họat hoặcmới có thể xử lí thành nước sạch một cách kinh tế ).

 Nước quốc tế (là nguồn nước từ lãnh thổ Việt Nam chảy sang lãnh thổcác nước khác, từ lãnh thổ các nước khác chảy sang lãnh thổ ViệtNam hoặc nằm trên biên giới giữa Việt Nam và nước láng giềng)… 3 Ô nhiễm nước:

Theo điều 3.6 Luật tài nguyên nước năm 2005: ”Ô nhiễm môi

trường là sự biến đổi của các thành phần môi trường không phù hợp vớitiêu chuẩn môi trường, gây ảnh hưởng xấu đến con người, sinh vật“.

“Ô nhiễm nguồn nước” là sự thay đổi tính chất vật lý, tính chất hoá

học, thành phần sinh học của nước vi phạm tiêu chuẩn cho phép.

Trong quá trình sử dụng nước sạch vào mục đích khác nhau của đời sống, con người đã thải ra môi trường xung quanh 1 lượng nước bị ô nhiễm Nước bẩn thải từ các ngành công nghiệp, nông nghiệp đô thị đã đưa vào nguồn nước sạch 1 khối lượng khá lớn chất bẩn và làm thay đổi những đặc tính cơ bản của nước tự nhiên làm cho nước bị ô nhiễm

Hàng năm nền công nghiệp Hoa Kì đã dùng 400 ngàn kg thủy ngân đểchế tạo thuốc trừ sâu và thuốc diệt cỏ dại nhằm sử dụng cho nhu cầu công nghiệp, và độc tố thì thải ra vùng nước mặt.

Ở Ấn Độ khoảng 70% nước mặt đang bị nhiễm bẩn.

Ở Trung Quốc thì 70 con sông đang bị ô nhiễm nặng Ô nhiễm đạidương cũng đã trở thành một thực tế rất đáng lo ngại

Trang 7

Những con sông nổi tiếng như sông Ranh đang biến thành “đườngcống công cộng “ khổng lồ của Châu Âu , sông Hoàng Hà ( Trung Quốc ) đãbị chuyển màu và bị sủi bọt…Sông Mê Kông trở thành nơi giấu rác củaChâu Á.

Biển cũng có nước đã đổi màu và tương lai có thể sẽ đổi dòng Biểnchiếm 65% bề mặt trái đất, không còn là lá phổi của trái đất mà đã trở thànhhố rác của loài người.

Ngày nay vấn đề cung cấp nước sạch và vệ sinh môi trường nướccòn đang là vấn đề khó khăn và gay gắt đối với toàn thể loài người

Trang 8

Chương II:Quy chế pháp lý về hoạt động kiểm soát ô nhiễm môi trườngnước ở Việt Nam hiện nay

I Thực trạng ô nhiễm môi trường nước ở Việt Nam hiện nay

Hiện nay vấn đề thiếu nước ở một số nơi đang trở thành vấn đề cấpbách, nguồn nước ở hầu hết các nơi có sự xuất hiện của con người đều đã vàđang bị ô nhiễm nghiêm trọng Các nhà bác học nói rằng nước trên hành tinhnày là rất nhiều nhưng cũng là rất ít Rất nhiều bởi vì nào biển cả, sông hồ,băng tuyết, mưa rơi… Nhưng rất ít vì nhu cầu ngày nay của loài người đãngang bằng với những nguồn nước ngọt có khả năng tái sinh Trong quátrình sản xuất và sinh hoạt chúng ta đã làm nhiễm bẩn quá nhiều.

Theo WHO, hằng ngày có một lượng lớn nước cống chưa được xử lýđổ vào các sông, hồ, đại dương trên khắp thế giới Theo báo cáo tổng hợp vềsức khoẻ trẻ em và môi trường (Atlas of children’s health and theenvironment) của WHO, mỗi gram nước cống chứa khoảng 10 triệu vi trùng,1 triệu vi khuẩn, 1000 nang kí sinh trùng và 100 trứng sán các loại Riêng ởsông Hằng, Ấn Độ, cứ mỗi phút dòng sông này “tiếp nhận” đến 1 triệu lítnước như thế WHO cũng cho biết rằng trước tình hình ô nhiễm ngày càngnghiêm trọng như thế việc rửa tay trước và sau khi ăn sẽ cứu sống khoảng 1triệu người mỗi năm

Như vậy ô nhiễm môi trường nước cùng với những tác nhân độc hạikhác trong môi trường sống đang ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khoẻ conngười trên toàn thế giới.

Trang 9

Ở Việt Nam hiện nay thực trạng ô nhiễm môi trường nước cũng đangở mức báo động Cùng với tốc độ công nghiệp hoá và đô thị hoá khá nhanhvà sự gia tăng dân số đã gây áp lực ngày càng nặng nề đối với tài nguyênnước trong vùng lãnh thổ.

1.Ô nhiễm nước sinh hoạt:

Tài nguyên nước có vai trò vô cùng quan trọng đối với cuộc sống củachúng ta nhưng trữ lượng nước là có hạn Để đảm bảo nhu cầu hàng ngày,con người đã khai thác triệt để nguồn nước từ nước ở sông hồ ao suối đếnnguồn nước ngầm, nước mưa Nhưng chúng ta lại không có sự quản lý và sửdụng hợp lý làm cho nguồn nước vừa sụt giảm về trữ lượng vừa bị ô nhiễmnghiêm trọng.

Theo báo cáo của ngành cấp thoát nước thành phố Hồ Chí Minh năm2007 thì khối lượng nước sạch được cung cấp 1 ngày là 1.160.000 m3/ngày.Ở những nơi được cung cấp nước sạch thì tình trạng lãng phí nước vẫn xảyra rất nhiều trong khi đó nhiều vùng lại chưa có nước sạch mà việc cấp nướccho sinh hoạt chủ yếu lấy từ việc khai thác nước ngầm như từ các giếngkhoan, giếng đào, hoặc từ các bể chứa nước mưa Song việc khai thác nàykhông có quy hoạch hợp lý và hầu hết không qua xử lý ô nhiễm dẫn tới việccạn kiệt nguồn nước ngầm, gây sụt, lún đất và việc sử dụng nguồn nướckhông đảm bảo vệ sinh Tình trạng cạn kiệt nguồn nước diễn ra ở hầu hếtcác thành phố lớn có nhu cầu khai thác sử dụng rất cao

Ở nông thôn, tình trang ô nhiễm môi trường nước cũng rất đáng báođộng Theo thống kê của các cơ quan chức năng, hàng năm các dịch bệnhnày giảm tới 35% tiềm năng sức lao động và tiêu tốn một khoản không nhỏcho chi phí phòng chống dịch Có nơi người ta vừa sử dụng nước ao, hồ đểăn vừa để giặt giũ gây mất vệ sinh là nguyên nhân của rất nhiều căn bệnh về

Trang 10

da và đường tiêu hoá Ví du như: Ở xã Hoàng Tây, huyện Kim Bảng, tỉnhHà Nam ô nhiễm môi trường ảnh hưởng đến nguồn nước sinh hoạt lànguyên nhân làm cho tỉ lệ người chết do bệnh ung thư tăng từ 28,5% năm2003 lên 37% năm 2006, bệnh viêm da dị ứng tăng tương ứng từ 28% lên41%

Tình trạng trên đặc biệt xảy ra ở các vùng nông thôn nơi cơ sở hạ tầngcòn lạc hậu, phần lớn các chất thải của con người và gia súc không qua xử lýmà thải thẳng vào hệ thống thoát nước hoặc sông ngòi Hệ thống cống rãnhđều thiết kế nổi có nơi con không có nắp cống Ở những nơi đó, người dâncòn nghèo nên không có điều kiện để xây dựng bể biogas và công trình vệsinh đảm bảo tiêu chuẩn

Có nơi là do sự hiểu biết không đầy đủ của người dân về tác hại của ônhiễm môi trường Ví dụ như ở xã Hoàng Tây, tỉnh Hà Nam mặc dù chínhquyền xã đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền, xây dựng trạm cung cấp nướcsạch, thành lập các đội thu gom rác thải, chất thải và hỗ trợ người dân xâydựng bể biogas để giảm chất thải chăn nuôi nhưng đến nay chỉ co vỏn vẹn30 chiếc bể còn 2 trạm cung cấp nước sạch với kinh phí 1,5 tỉ đồng từchương trình quốc gia nước sạch và vệ sinh môi trường hứa hẹn mang đếnnguồn nước cũng chỉ hoạt động 3 tháng rồi nằm đắp chiếu Nguyên nhântrên làm cho tinh trạng ô nhiễm moi trường nước về mặt hữu cơ ngày càngcao Theo báo cáo của Bộ Nông Nghiệp và phát triển nông thôn số vi khuẩnFeca coliform trung bình biến đổi từ 1.500- 3.500MNP/ 100ml ở các vùngven sông Tiền và sông Hậu tăng lên tới 3.800-12.500MNP/100ml ở các kênhtưới tiêu.

Ngay cả ở các thành phố lớn như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh thìtình trạng ô nhiễm môi trường nước do nước thải sinh hoạt cũng rất trầm

Trang 11

trọng Hầu hết nguồn nước thải không có hệ thống xử lý tập trung mà xả trựctiếp ra nguồn tiếp nhận như sông, hồ, kênh mương Moi trường nước là nơitiếp nhận chất thải đều vượt quá tiêu chuẩn cho phép (TCCP), các thông sốchất lơ lửng SS, BOD, COD, oxy bão hoà đều vượt 5-10 lần, thậm chí 20 lầnTCCP Theo thống kê của sở KHCN&MT Cần Thơ, trung bình mỗi ngàymột người dân đô thị Cần Thơ thải ra hơn 0,89 Kg rác Lượng rác thu gomđổ vào bãi rác chỉ khoảng 60%, số còn lại người dân đổ ra sông, ao, hồ, cốngrãnh, kênh, rạch gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng Lượng rác thải nàycũng là nguyên nhân dẫn đến tình trạng ô nhiễm biển hiện nay Theo thốngkê thì có hơn ¾ số chất ô nhiễm là từ đất liền theo sông chảy ra biển hoặctrực tiếp xả ra biển hoặc từ khí quyển Hơn 90% toàn bộ rác thải, hoá chất vàcác loại vật liệu đều đọng lại trên bờ biển, ở vùng ngập nước, trong vùng sanhô và các hệ sinh thái bờ biển.

Việc ô nhiễm nước mặt còn kéo theo sự ô nhiễm nước ngầm.

Theo số liệu điều tra của Liên đoàn địa chất thuỷ văn miền Bắc chothấy hàm lượng sắt, mangan, kẽm trong nước ngầm ở khắp mọi nơi ở HàNội đều cao hơn tiêu chuẩn cho phép, đặc biệt là Mangan Trung tâm nướcsạch và vệ sinh môi trường (bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn) cũngđã phối hợp điều tra nhiễm bẩn asen ở vùng Hà Nội, Việt Trì và đã ghi nhậnrằng các mẫu nước giếng ở Quỳnh Lôi, Thanh Nhàn (Hà Nội) chứa hàmlượng asen cao hơn tiêu chuẩn cho phép 25% Tình trạng trên không chỉ xảyra ở Hà Nội mà là thực trạng phổ biến trên thế giới hiện nay Nó không cònlà vấn đề xa xôi nữa mà đã và đang tác động trực tiếp đến đời sống của mỗichúng ta: mỗi ngày tình trạng ô nhiễm nước đã gây ra xấp xỉ 14000 cái chếtcho dân cư trên thế giới, mà nguyên nhân chủ yếu là do ăn nước bẩn chưa

Trang 12

qua xử lý Rất nhiều những căn bệnh phát sinh do sử dụng nguồn nước bị ônhiễm như ung thư, dị ứng da, ngộ độc, các bệnh về tiêu hoá, về mắt, …

Còn đối với hệ sinh thái việc ô nhiễm nước từ chất thải sinh hoạt sẽgây ra tác hại rất lớn làm cho chu kỳ phát triển của tảo tăng nhanh do lượngmuối khoáng và hàm lượng các chất hữu cơ quá dư thừa làm cho nước bịmất oxy, các khí CO2, CH4, H2S tăng lên, tăng độ đục của nước, do đó hệsinh thái bị đổ vỡ như đã xảy ra ở biển Ban tích và ở một số sông hồ nước tanhư hồ Ba Mẫu Qua nghiên cứu các nhà khoa học cũng đã khẳng định rằngchính các chất thải do con người gây ra là nguyên nhân gây ra những biếnđổi lưu lượng mưa trogn thế kỷ 20 Có thể nói, tại những vùng ôn đới ở Bắcbán cầu trong đó có Châu Âu, Mỹ và Canada, hoạt động sống của con ngườiđã làm cho lượng mưa trên trái đất tăng nhanh từ 50% lên tới 85% Cònngược lai ở những vùng nhiệt đới và bán nhiệt đới ở phía Bắc thì lượng mưalại giảm từ 20% tới 40% Điều này khiến hiện tượng hạn hán ở Mexico và samạc Sahara trở nên trầm trọng hơn.

Ngoài những ảnh hưởng do hoạt động của con người còn có nhữngảnh hưởng mang tính tự nhiên gây ô nhiễm, suy thoái nước như hiện tượngđộng đất, núi lửa phun, lũ lụt, sóng thần, hạn hán … Do đó, bảo vệ, pháttriển nguồn nước cần phải xem xét các nguyên nhân khách quan cũng nhưchủ quan gây ô nhiễm môi trường nước để có giải pháp thích hợp.

Qua đây chúng ta có thể thấy rõ ô nhiễm môi trường nước đã và đanggây ra những hậu quả hết sức nặng nề Nghiêm trọng và cấp bách là vậynhưng hàng năm ngân sách nhà nước ta chi cho vấn đề bảo vệ môi trườngchỉ là 0,1%GDP, thua xa so với các nước khác.

Trang 13

2 Ô nhiễm môi trường nước trong hoạt động sản xuất kinh doanh:

Hoạt động sản xuất kinh doanh có đặc thù là sử dụng nguồn nước tậptrung với một lưu lượng lớn Điều đó dễ gây tình trạng khai thác quá mứcdẫn tới suy thoái, cạn kiệt nguồn nước ở những khu vực nhất định (nhất làcạn kiệt mạch nước ngầm) biểu hiện cụ thể trong các mặt sau:

a Trong hoạt động sản xuất nông nghiệp :

Ở nước ta nông nghiệp chiếm tỉ trọng lớn trong cơ cấu kinh tế, nhucầu sử dụng nước cho sản xuất nông nghiệp chiếm tỷ lệ lớn nhất trong cácnhu cầu sử dụng nước Nhu cầu tưới tiêu năm 2000 là 76,6 % m2, chiếm 84% tổng nhu cầu sử dụng nước toàn quốc và sẽ còn tiếp tục gia tăng khi mụctiêu đảm bảo nước tưới cho nông nghiệp đến năm 2010 là 12 triệu ha tươngứng với lượng nước sử dụng khoảng 88,8%.

Phải nói rằng sự phát triển kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiệnđại hóa, đã tạo nên sự chuyển đổi mạnh mẽ cả về cơ cấu kinh tế cũng nhưquá trình đô thị hóa khu vực nông thôn, cũng đặt những thách thức mớitrong việc sử dụng và bảo vệ tài nguyên nước

Có một thực tế là một số vùng nông thôn mới đã hình thành ngay ởnhững vùng rừng nguyên sinh, vùng đồi núi, vùng đầm lầy, vùng đất cát venbiển và hải đảo, … đã làm mất dần rừng phòng hộ đầu nguồn gây ô nhiễmnguồn nước và gây những tác động xấu cho môi trường nước như lũ lụt, hạnhán.

Ngành chăn nuôi tập trung theo quy mô công nghiệp, kể cả chăn nuôigia súc và thủy hải sản cũng dẫn tới tình trạng tương tự thậm chí còn nguyhại hơn khi dư lượng thuốc kích thích tăng trưởng, bảo quản thức ăn …được hòa tan và xả vào nguồn nước

Trang 14

Việc lạm dụng phân bón (kể cả phân hữu cơ và phân hóa học) thuốckích thích tăng trưởng, thuốc trừ sâu, diệt cỏ trong nông nghiệp; việc chếbiến nông, lâm, thủy, hải sản tập trung cũng xả vào nguồn nước một lượngkhông nhỏ hóa chất độc hại làm suy giảm chất lượng nguồn nước kể cả nướcmặn và nước ngầm.

Việc khai thác nước dưới đất phục vụ sinh hoạt, chăn nuôi, trồng trọtmột cách bừa bãi, không theo quy hoạch, thiếu quản lý chặt chẽ đã dẫn tớiviệc hạ thấp mức nước ngầm thậm chí làm suy giảm cả về số lượng và chấtlượng nguồn nước ngầm tới mức khó hồi phục xảy ra ở một số địa phương.

Việc khoan giếng lấy nước ngầm không đúng quy trình kỹ thuật,không chèn lấp khi sử dụng là nguyên nhân dẫn tới hiện tượng ô nhiễmxuyên tầng, làm giảm chất lượng các nguồn nước ngầm rất có giá trị ở tầngsâu Khai thác nước ngầm với quy mô lớn gây nên sự sụt lún đất, làm hưhỏng các công trình xây dựng và ở một số địa phương, có thể làm trầm trọngthêm mức độ ngập lụt Đây là vấn đề phải được quan tâm đúng mức, đặcbiệt là với các tỉnh ở đồng bằng sông Cửu Long nơi có địa hình tương đốibằng phẳng và có cao trình mặt đất thấp.

Thực tế còn cho thấy: Có một số điạ phương do không tính toán đếnkhả năng nguồn nước tự nhiên mà vẫn chuyển đổi cơ cấu cây trồng với quymô lớn dẫn tới tình trạng thiếu nước, cây trồng chết hoặc không mang lạihiệu quả kinh tế như mong muốn là những bài học không nhỏ.

Ví dụ: Ở thành phố Hà Nội, hàng năm 5 huyện ngoại thành sử dụngtrung bình 30.000 tấn phân tươi để bón rau đã làm mất vệ sinh và gây ônhiễm nước mặt và nước ngầm tầng trên ở các khu vực ngoại thành Ngoàira, hiện tượng lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) ở những vùngchuyên canh cây trồng gây hậu quả nghiêm trọng: Phá vỡ sự cân bằng môi

Trang 15

trường và hệ sinh thái, tồn đọng một lượng lớn dư lượng thuốc BVTV trongđất, gây ảnh hưởng lâu dài và khó khắc phục Một số làng nghề truyền thốngnhư gốm Bát Tràng, bún Phú Đô, chế biến phế thải tại Triều Khúc đangthách thức ô nhiễm môi trường nghiêm trọng

Các hoạt động đánh bắt và nuôi trồng thủy sản tràn lan không nhữnglàm cạn kiệt nguồn thủy sản mà còn làm ô nhiễm vùng biển, đặc biệt là cáchoạt động nuôi tôm gây ra những hiệu quả tiêu cực:

Cạn kiệt nguồn nước ngọt và nước ngầm

Sự khác biệt lớn giữa nuôi tôm trên cát và nuôi tôm thông thường là ởchỗ nuôi tôm trên cát cần rất nhiều nước, cả nước biển lẫn nước ngọt Cáckhu vực nuôi tôm trên cát đều nằm sát biển, có thể bơm trực tiếp từ biển vào.Tuy nhiên vấn đề khó khăn nhất lại là nguồn nước ngọt Các khu vực nuôitôm trên cát thường xây dựng ở các bãi ngang ven biển, nơi mà nguồn nướcngọt rất hạn chế so với các nơi khác Nhiều nơi nước ngọt thậm chí cònkhông đủ cung cấp cho sản xuất nông nghiệp Mặt khác mùa vụ nuôi chínhlại rơi vào mùa khô - thời điểm khan hiếm nước ngọt trong năm Nếu việckhai thác nước ngầm phục vụ hoạt động nuôi tôm trên cát vượt quá giới hạncho phép có thể dẫn tới sụt lở địa tầng, cạn kiệt nguồn nước ngầm ngọt, ảnhhưởng trực tiếp đến nguồn nước sinh hoạt của nhân dân và cho sản xuấtnông nghiệp tại các khu vực lân cận

Ô nhiễm biển và nước ngầm do chất thải từ nuôi trồng

Vấn đề chất thải từ nuôi tôm, dù bất kỳ ở đâu, đều là một vấn đề lớncần quan tâm

Trong các mô hình nuôi tôm trên cát hiện nay, việc xả nước thải chưaqua xử lý còn tương đối tuỳ tiện, đa số được thải trực tiếp ra biển Nếu ở quy

Trang 16

mô nhỏ thì trong một vài năm đầu có thể chưa gây ra ảnh hưởng đáng kể.Nhưng nếu diện tích nuôi lớn và việc phát thải diễn ra trong thời gian dài thìnó có thể gây ô nhiễm môi trường nước biển ven bờ, gây phù dưỡng, ảnhhưởng đến quá trình sinh trưởng và phát triển của nguồn lợi hải sản tự nhiên.Ngoài việc xả nước thải ra biển, nhiều hộ nuôi còn thải trực tiếp nướcthải và bùn ao ngay trên khu vực đất cát cạnh bờ đầm nuôi, gây ô nhiễm vàmặn hoá nguồn nước ngầm ngọt Dịch bệnh có thể lây lan qua các đầm nuôikhác do sử dụng nước ngầm đã bị ảnh hưởng bởi nước thải xuống từ cácđầm nuôi bị nhiễm bệnh, đem mầm bệnh từ đầm này qua đầm khác tạo cơhội bùng phát dịch bệnh tràn lan, ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả sản xuất

Mặn hoá đất và nước ngầm

Vùng cát thuộc loại cố kết địa tầng yếu, nên việc lạm dụng quá mứcnước ngầm ngọt cho nuôi tôm trên cát như hiện nay sẽ dẫn đến tình trạng sụtlún địa tầng khu vực, nước ngầm bị cạn kiệt gây mất cân bằng áp lực tạođiều kiện cho nước mặn xâm nhập từ biển vào, gây mặn hoá nước ngầmngọt Thiếu nước ngầm, độ ẩm của đất giảm, nước bị nhiễm mặn sẽ ảnhhưởng trực tiếp tới việc phát triển cây nông nghiệp ở khu vực lân cận

Mặt khác đất cát dễ thẩm thấu, nếu nuôi tôm ở quy mô lớn, việc thấtthoát, thẩm thấu nước trong quá trình bơm nước từ biển vào, thải nước racũng như trong quá trình nuôi sẽ làm một lượng lớn nước mặn ngấm vàotrong lòng đất, gây mặn hoá đất và nguồn nước ngầm ngọt, thậm chí ở tầngsâu hơn

Theo thống kê của Bộ Thuỷ sản, tổng diện tích mặt nước sử dụng chonuôi trồng thuỷ sản đến năm 2001 của cả nước là 751.999 ha Do nuôi trồngthuỷ sản ồ ạt, thiếu quy hoạch, không tuân theo quy trình kỹ thuật nên đãgây nhiều tác động tiêu cực tới môi trường nước Cùng với việc sử dụng

Trang 17

nhiều và không đúng cách các loại hoá chất trong nuôi trồng thuỷ sản, thìcác thức ăn dư lắng xuống đáy ao, hồ, lòng sông làm cho môi trường nước bịô nhiễm các chất hữu cơ, làm phát triển một số loài sinh vật gây bệnh vàxuất hiện một số tảo độc; thậm chí đã có dấu hiệu xuất hiện thuỷ triều đỏ ởmột số vùng ven biển Việt Nam.

b Trong hoạt động sản xuất công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp

Hoạt động sản xuất công nghiệp thải ra một lượng lớn nước thải côngnghiệp (thường chứa các chất gây ô nhiễm môi trường với mức độ đáng kể)và các chất thải khác Lượng nước thải các chất này thường chưa qua xử lýhoặc xử lý chưa đạt tiêu chuẩn, được thải trực tiếp vào các nguồn nước mặt,hoặc ngấm qua đất tới các mạch nước ngầm Đây chính là nguyên nhân cơbản dẫn đến tình trạng ô nhiễm hiện nay ở Việt Nam.

Theo thống kê chưa đầy đủ, hiện nay ở Việt Nam có khoảng trên 100khu, cụm công nghiệp đã và đang được xây dựng nhưng rất ít khu côngnghiệp có hệ thống xử lý nước thải công nghiệp đạt tiêu chuẩn Hàng triệum3 nước thải công nghiệp xả ra môi trường mỗi ngày làm cho nguồn nướcngày càng bị ô nhiễm trầm trọng hơn Như khu công nghiệp gang thép TháiNguyên, nước thải đã biến nước sông Cầu thành màu đen, mặt nước sủi bọthàng chục cây số, giấy Phú Thọ đang ngày đêm đe dọa tính mạng của hàngtrăm người dân sống ở khu vực gần nhà máy Hàng loạt ngôi làng “ung thư“đã xuất hiện trong thời gian gần đây là hệ quả của những nhà máy xả nướcthải ra môi trường chưa qua xử lý Thực tế đã chứng minh, tăng trưởng kinhtế tỷ lệ thuận với việc ô nhiễm nguồn nước,… Song hành với những bướcchuyển về kinh tế, cái giá phải trả là nguồn nước ngày càng bị ô nhiễm nặngnề

Trang 18

Hầu hết các nước thải tại các nhà máy khu công nghiệp, làng nghề ởcác đô thị đều xả trực tiếp vào cống rãnh, sông ngòi mà không qua bất kỳkhâu xử lý nào Nước thải bao gồm các loại hóa chất hóa học, hữu cơ, chấtrắn lơ lửng, kim loại nặng, a xit, kiềm, các loại hợp chất phenol vô cùng độchại mang mầm mống dịch bệnh lan tỏa ra hệ thống sông ngòi Hệ thống sôngngòi, hồ ao ở gần những đô thị lớn đều bị ô nhiễm; ni lon, giấy, rác thải, xácđộng vật, dập dềnh trôi nổi làm tắc nghẽn dòng sông Theo các nhà khoahọc, cứ 1m3 nước thải lan tỏa làm ô nhiễm 40-60m3 nước sạch Nếu khôngcó các biện pháp ngăn chặn, xử lý kịp thời, nước thải sẽ gây ô nhiễm môitrường sống, lãng phí nguồn nước mặt, ảnh hưởng nghiêm trọng tới sứckhỏe người dân.

Tại các đô thị lớn, hệ thống thoát nước dùng chung cho tất cả: nướcmưa, nước thải sinh hoạt, nước công nghiệp Do hệ thống thoát nước khôngđảm bảo, cứ mùa mưa lại bị ngập lụt, nước bẩn tràn lên đường phố, chảy vàocác hộ gia đình, ảnh hưởng đến sức khỏe, môi trường sống của người dân.Các thành phố đa phần chưa có hệ thống xử lý nước thải tập trung Hầu hếtsông ngòi trong cả nước tiếp nhận nước thải sinh hoạt từ các đô thị ở khudân cư, nhà hàng; nước thải của các cơ sở y tế, cơ sở công nghiệp và tiểu thủcông nghiệp, … chưa được xử lý đạt tiêu chuẩn cho phép đổ vào Hiện nay,việc đầu tư và áp dụng các công nghệ xử lý nước thải chưa đáp ứng đượcyêu cầu bảo vệ môi trường 70% các khu công nghiệp không có hệ thống xửlý nước thải tập trung, hoặc một số cơ sở sản xuất có xử lý nước thải nhưngkhông đạt tiêu chuẩn cho phép Qua kiểm tra các cơ sở sản xuất hóa chấttrên toàn quốc cho thấy, chỉ có 12% các cơ sở xử lý nước thải đạt tiêu chuẩnmôi trường Các làng nghề ở đô thị với nhiều loại hình sản xuất tiểu thủcông nghiệp như: chế biến thực phẩm, cơ khí, thủ công mỹ nghệ, chế biến

Trang 19

lâm sản, vật liệu xây dựng phát triển góp phần cải thiện đời sống của nhândân Tuy nhiên, phần lớn các cơ sở này đều phát triển tự phát theo nhu cầucủa thị trường với thiết bị và công nghệ sản xuất lạc hậu, không đầu tư xâydựng trạm xử lý nước thải trực tiếp qua các hệ thống cống rãnh Kiểm tra 3làng nghề tái chế nhựa ở Triều Khúc, dệt nhuộm Tân Triều và bún Phú ĐôHà Nội cho thấy nước thải tại mương thải chung của các làng nghề, trướckhi thải ra ngoài bị ô nhiễm nghiêm trọng, các chất hữu cơ BOD vượt đến14,4 lần; COD vượt 10,8 lần, chất rắn lơ lửng vượt 1,4 lần, dầu mỡ vượt 5,5lần.

Ông Đặng Dương Bình, trưởng phòng môi trường - khí tượng thủyvăn Sở Tài Nguyên môi trường và nhà đất Hà Nội cho biết: Xử lý nước thảiđang là một thách thức lớn, thành phố với hơn 2,7 triệu dân tổng lượng nướcthải của thành phố khoảng hơn 500.000 m3/ngày đêm, trong đó lượng nướcthải sinh hoạt khoảng 400.000 m3, nước thải công nghiệp 85.000-90.000m3 Hà Nội có 5 khu công nghiệp tập trung, 13 cụm công nghiệp vừavà nhỏ, mới có khu vực Bắc Thăng Long, Sài Đồng có trạm xử lý nước thải.Nước thải qua hệ thống cống, mương đô thị chảy ra 4 con sông thông nốinhau: Tô Lịch , sông Lừ, sông Sét , Kim Ngưu , theo dòng sông Châu giangchảy vào sông Nhuệ - Đáy , hồ Yên Sở ra các tỉnh lân cận Nhưng dòng sôngnày, nước bị ô nhiễm do các chất hóa học, hữu cơ Hàm lượng DO ở cácđiểm đo trên các sông Nhuệ , Tô Lịch, Kim Ngưu, Lừ và Sét dao động từ1,6 -5 mg/l, trong đó DO ở sông Lừ, Kim Ngưu và Tô Lịch đều có giá trịthấp hơn 2 mg/l Trên 99% các điểm quan trắc chất lượng nước mặt trên lưuvực sông Nhuệ - Đáy có hàm lượng các chất ô nhiễm hữu cơ không đảmbảo tiêu chuẩn đối với nguồn nước sử dụng cho mục đích cấp nước sinh hoạt.

Trang 20

Tại thành phố Việt Trì, nước thải công nghiệp cũng được đổ trực tiếpvào sông Hồng không qua xử lý làm cho hàm lượng kim loại nặng, các chấthữu cơ đặc biệt là hợp chất phenol được clo hóa, BOD, COD rất cao SôngHồng tiếp nhận gần 100.000m3 /ngày đêm của thành phố Việt trì, trong đónước thải công nghiệp chiếm 30 %

Ở thành phố Hồ Chí Minh, lượng nước thải công nghiệp xả ra môitrường hơn 400.000 m3 ngày đêm Theo sở tài nguyên môi trường TP HồChí Minh, trong đó số 12 KCN trên địa bàn, mới có KCN Lê Minh Xuân,Tân Tạo có hệ thống xử lý nước thải, còn lại các KCN với khoảng hơn30.000 m3/ngày đêm thải ra sông ngòi, kênh rạch Thành phố với gần 5 triệudân, tổng lượng nước thải sinh hoạt khoảng 600.000 m3/ ngày đêm, chỉ 60%được xử lý sơ bộ Nước thải xả trực tiếp ra các kênh Nhiêu Lộc, kênh Tânhóa lan tỏa đi các sông Sài Gòn – Đồng Nai, Nhà Bè, chợ Đệm, sông Tranh… Hiện nay, lưu vực sông Sài Gòn – Đồng Nai bị ô nhiễm trên diện rộngvới mức độ tăng dần từ thượng lưu đến hạ lưu, chủ yếu là ô nhiễm hữu cơ, visinh vật và bị axit hóa, một số khu vực hạ lưu bị ô nhiễm nặng Qua các kếtquả phân tích chất lượng nước tại các trạm dầu nguồn sông Sài Gòn – ĐồngNai bị ô nhiễm hữu cơ, đặc biệt là ô nhiễm dầu.

Tính chung trên địa bàn cả nước, lượng nước thải các loại chưa đượcxử lý nhưng vẫn xả thẳng ra môi trường hàng năm lên tới 1,5 tỷ mét khối;trong đó các khu đô thị và khu công nghiệp mỗi ngày thải khoảng hơn 3triệu mét khối nước thải sinh hoạt và nước thải sản xuất xả trực tiếp vàonguồn nước mặt Với hàm lượng các chất gây ô nhiễm, khối lượng nước thảinày đã và đang gây ô nhiễm nghiêm trọng cho rất nhiều con sông, mà chínhnhững dòng sông đó lại là nguồn cấp nước chủ yếu cho các nhà máy nước

Trang 21

công suất lớn và trạm cấp nước quy mô nhỏ hơn phục vụ cấp nước sinh hoạtvà sản xuất hàng ngày tại các đô thị, các khu tập chung đông dân cư.

c Thực trạng ô nhiễm môi trường nước do các hoạt động dịch vụ

Cùng với sự phát triển của các nghành công nông nghiệp, dịch vụngày càng phát triển mạnh mẽ, góp phần vào việc phát triển kinh tế Đi cùngvới nó là nạn ô nhiễm môi trường nước do các hoạt động dịch vụ như vận tảiđường sông, hoạt động kinh tế … Và đặc biệt là các hoạt động du lịch làmcho biển Việt Nam đạng bị đục hóa và ô nhiễm nghiêm trọng Vịnh HạLong, đầm Lăng Cô, vịnh Nha Trang là minh chứng rõ nhất của nhữngtác hại này.

Gần đây nhất, việc phát triển du lịch lặn ở biển Nha Trang cũng khiếncác rạn san hô bị gãy nát, sinh vật biển mất hang sinh sống, chất hàng loạt,ảnh hưởng trầm trọng đến đa dạng sinh học Theo thống kê, mỗi ngày cótrên 40 tàu thuyền du lịch, khoảng 600 khách lặn xem san hô chính là tácnhân của tình trạng “đau đầu” này Theo kết quả khảo sát của các nhà khoahọc trong và ngoài nước, 80% tài sản vô giá của biển Việt Nam như rạn nứtsan hô, hệ sinh thái thảm cỏ biển … đang nằm trong tình trạng rủi ro và 50%trong số đó cảnh cáo là rủi ro cao, khó có thể khôi phục được.

Hằng năm vào mùa mưa, từ tháng 6 đến trung tuần tháng 7 âm lịch,những vùng Nam Trung Bộ, đặc biệt là Khánh Hòa, Ninh Thuận, BìnhThuận, bờ biển trở nên trắng xóa do hiện tượng “bột báng” kết thành từhàm lượng phù sa lơ lửng, xác chết, sinh vật và rác thải … nổi lềnh bềnhkhiến nước bốc mùi hôi.

Theo PGS-TS Nguyễn Chu Hồi, Viện trưởng Viện Kinh tế và Quyhoạch thủy sản – Bộ thủy sản thì tại nhiều bãi biển bị ô nhiễm của Việt Nam,có hơn 20 giống ký sinh trùng thuộc 2 nhóm vi nấm ký sinh gây u, viêm cơ

Trang 22

quan nội tạng dẫn đến tử vong Có bãi biển đã gặp nấm ký sinh trên 100% sốmẫu phân tích Sự xuất hiện của vi nấm ký sinh bãi biển thường liên quanđến ô nhiễm phân rác, nước thải không xử lý và do người tắm biển mangđến.

Không chỉ ở những biển du lịch mà ở nhiều vùng biển khác từ Bắcđến Nam, rác thải có chu kỳ phân hủy chậm như bao nhựa, polymel vứt bừabãi Khi con người tự do xả rác xuống chúng sẽ tạo ra những màng ngăn,khiến cho quá trình trao đổi khí giữa nước và đáy không thực hiện được,vùng đáy biển từ thoáng ký trở thành yếm khí, phát sinh ra khí sunphuahyddro (H2S), gây mùi thối, biến vùng nước sống thành nước chết Một khiđã biến thành vùng nước chết thì phải khó khăn để khôi phục lại được, nếucó thì phải rất khó khăn để khôi phục lại, nếu có thì phải mất 60 - 100 nămsau mới khôi phục lại được

II-Một số quy định pháp lý về kiểm soát ô nhiễm môi trường nước ở ViệtNam.

Tài nguyên nước rất đa dạng và có vai trò lớn đối với đời sống to lớnđối với đời sống con người, tuy nhiên hoạt động của con người đã và đangtác động, gây ảnh hưởng xấu tới tài nguyên nước, dẫn tới cần có biện phápkiểm soát ô nhiễm môi trường nước Bảo vệ tài nguyên nước là phù hợp vớinhu cầu khách quan, tuy nhiên đòi hỏi đó chỉ đáp ứng một cách hiệu quả khisử dụng công cụ pháp luật để kiểm soát ô nhiễm nguồn nước Bởi vì phápluật có những ưu thế đặc biệt của một công cụ quản lý mà các công cụ kháckhông có được Pháp luật có tính quy phạm phổ biến, tính xã hội bắt buộcchung và được đảm bảo thực hiện bằng biện pháp cưỡng chế của Nhà nước,do đó sự điều chỉnh bằng pháp luật trong việc kiểm soát ô nhiễm các nguồnnước là đặc biệt hiệu quả so với các biện pháp khác Pháp luật về kiểm soát

Trang 23

ô nhiễm môi trường nước đã quy định rõ các quyền và nghĩa vụ của các cơquan nhà nước có thẩm quyền cũng như các tổ chức, các nhân trong việc bảovệ, phát triển nguồn nước để từ đó buộc cơ quan nhà nước cũng như các tổchức, cá nhân thực hiện nghiêm chỉnh các nghĩa vụ về kiểm soát ô nhiễmnước Đây chính là cơ sở pháp lý cho mọi hoạt động kiểm soát môi trườngnước.

1 Nghĩa vụ của Nhà nước trong việc kiểm soát ô nhiễm môi trườngnước

Các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình khai thác sử dụng, bảo vệphát triển tài nguyên môi trường nước diến ra hết sức phức tạp đòi hỏi phảicó sự điều chỉnh bằng pháp luật Nghĩa vụ của nhà nước trong việc kiểmsoát ô nhiễm môi trường nước gồm có các nội dung sau:

a Đánh giá hiện trạng tài nguyên nước

Nội dung quản lý nhà nước về tài nguyên nước được quy định trongnhiều văn bản quy phạm pháp luật hiện hành (khoản 3 điều 57 Luật tàinguyên nước 1998: khoản 6 Điều 2 Nghị định số 91/2002/NĐ – CP ngày 11tháng 11 năm 2002) quy định chức năng nhiệm vụ , quyền hạn cơ cấu tổchức bộ tài nguyên và môi trường; Khoản 1 Điều 3 Nghị định số 179/CPngày 30/12/1999 hướng dẫn thi hành Luật tài nguyên nước 1998; Điều 60,61, 63, 65, Luật bảo vệ môi trường năm 2005.

Theo quy định của pháp luật hiện hành thì Bộ tài nguyên và môitrường có trách nhiệm tổng hợp số liệu, quản lý điều tra cơ bản, kiểm kê,đánh giá tài nguyên nước và xây dựng cơ sở dữ liệu về tài nguyên nước vàxây dựng cơ sở dữ liệu về tài nguyên nước (khoản 6 Điều 2 Nghị định số91/2002/CP-NĐ ngày 11/11/2002 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệmvụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của bộ tài nguyên và môi trường ).

Trang 24

b Xây dựng và tổ chức thực hiện hệ thống tiêu chuẩn môi trường vềtài nguyên nước

Tiêu chuẩn về môi trường về tài nguyên nước được hiểu là các chuẩnmực, giới hạn về hóa học, lý học, sinh học được quy định bởi pháp luật,nhằm xác định rõ tính chất nước, dùng làm căn cứ để kiểm soát môi trườngnước.

Tiêu chuẩn môi trường nước phải do cơ quan nhà nước có thẩm quyềnban hành Theo quy định của pháp luật hiện hành thì Bộ tài nguyên môitrường (khoản 3 Điều 2 nghị định 91/2002/NĐ- CP ngày 11/11/2002) Hiệnnay các tiêu chuẩn về nước được quy định trong quyết định số 35/2002/QĐ-BKHCN& MT ngày 25/062002 của Bộ trưởng Bộ khoa học công nghệ vàmôi trường về việc công bố danh mục các tiêu chuẩn Việt Nam về môitrường bắt buộc áp dụng

Luật bảo vệ môi trường 2005 quy định khá chi tiết về quy hoạch, kếhoạch bảo vệ môi trường đối với các nguồn nước (Điều 55, 59, 63) Thẩmquyền xây dựng và phê duyệt các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch về bảo vệtài nguyên nước được quy định như sau: Bộ tài nguyên môi trường có tráchnhiệm trình Chính phủ chiến lược, quy hoạch phát triển, kế hoạch dài hạn, 5năm và hàng năm về việc bảo vệ, phát triển khai thác sử dụng nước (khoản 2điều 2 nghị định số 91/2002/NĐ-CP ngày 11/11/2002) Trên cơ sở quyhoạch, kế hoạch, chiến lược do Bộ tài nguyên môi trường đã trình, Chínhphủ sẽ phê duyệt các chiến lược, kế hoạch quốc gia về bảo vệ phát triển tàinguyên nước (khoản 2 Điều 59 Luật tài nguyên nước năm 1998) Bộ tàinguyên môi trường phê duyệt các quy hoạch lưu vực sông theo ủy quyền củachính phủ.

Trang 25

Những năm gần đây Nhà nước ta đã xây dựng và tổ chức thực hiệnnhiều chương trình , chiến lược bảo vệ , phát triển tài nguyên nước như: “Chương trình mục tiêu quốc gia nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn“( quyết định số 237/1998/QĐ-Ttg ngày 3/12/1998 của thủ tứơng chính phủphê duyệt chương trình này)…Theo định hướng chương trình này, nhà nướcđặt ra mục tiêu đến năm 2020 là xoá bỏ tình trạng ngập úng thường xuyêntrong mùa mưa ở đô thị, từng đô thị có hệ thống thoát nước thải với côngnghệ xử lý phù hợp đảm bảo vệ sinh môi trường, mở rộng phạm vi phục vụcủa các hệ thống thoát nước đô thị, khu công nghiệp, áp dụng tiêu chuẩn,quy phạm tiên tiến, đưa lĩnh vực thoát nước đô thị Việt Nam lên tầm mứccác nước trong khu vực Đặc biệt , “Chiến lược bảo vệ môi trường quốc giađến năm 2010 và định hướng đến năm 2020” (quyết định số 256/2003/QĐ-TT ngày 02/12/2003 của thủ tướng chính phủ , phê duyệt chiến lược này), đãđặt ra mục tiêu đến năm 2010: 40% các đô thị, 70% các khu công nghiệp,khu chế xuất có hệ thống xử lý nước thải tập trung, 95% dân số đô thị và85% dân số nông thôn được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh; đến năm2020 đạt 100% dân số đô thị và 95% dân số nông thôn được sử dụng nướcsạch, 100% đô thị, khu công nghiệp, khu chế xuất có hệ thống xử lý nướcthải tập trung đạt tiêu chuẩn môi trường.

d Xây dựng và sử dụng nguồn tài chính cho hoạt động bảo vệ, pháttriển tài nguyên nước:

Luật bảo vệ môi trường 2005 quy định khá cụ thể các nguồn tài chínhcho hoạt động bảo vệ môi trường nói chung, bảo vệ tài nguyên nước nóiriêng (điều 110 ).

Điều 46 Luật tài nguyên nước năm 1998 cũng quy định khá chi tiết vềnguồn tài chính phục vụ cho hoạt động kiểm soát ô nhiễm nước

Ngày đăng: 16/11/2012, 11:10

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan