Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 217 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
217
Dung lượng
1,15 MB
Nội dung
BỘ TƯ PHÁP BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI ĐỀTÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP TRƯỜNG TRÁCHNHIỆMDÂNSỰDOTÀISẢNGÂYTHIỆTHẠIVẤNĐỀLÝLUẬNVÀTHỰCTIỄN MÃ SỐ: LH-08-05/ĐHL CHỦ NHIỆMĐỀ TÀI: TS. TRẦN THỊ HUỆ KHOA LUẬT DÂNSỰ TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI HÀ NỘI 2009 1 BẢNG CHỮ CÁI VIẾT TẮT BCA Bộ Công an BLDS Bộ luật dânsự BTC Bộ Tài chính BTP Bộ Tư pháp BTTH Bồi thường thiệthại CP Chính phủ GTVT Giao thông vậntải HN & GĐ Hôn nhân và gia đình NĐ Nghị định NQ Nghị quyết QĐ Quyết định TANDTC Toà án nhân dân tối cao TT Thông tư TTLT Thông tư liên tịch TW Trung ương VKSNDTC Viện kiểm sát nhân dân tối cao 2 MỤC LỤC STT NỘI DUNG TRANG MỞ ĐẦU 4 PHẦN THỨ NHẤT: TỔNG THUẬT NỘI DUNG CÁC CHUYÊN ĐỀ NGHIÊN CỨU 9 PHẦN THỨ HAI: CÁC BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ 63 1 Khái niệm chung về Tráchnhiệm bồi thường thiệthạivà phân loại tráchnhiệm bồi thường thiệt hại. Ths. Nguyễn Minh Oanh. 63 2 Ý nghĩa, đặc điểm và xác định chủ thể của tráchnhiệmdânsựdotàisảngây ra PGS.TS. Đinh Văn Thanh 75 3 Pháp luật dânsự Việt Nam và pháp luật của một số quốc gia trên thế giới qui định về tráchnhiệmdânsựdotàisảngâythiệthạigây ra. TS. Nguyễn Minh Tuấn 89 4 Lược sử qui định của pháp luật về tráchnhiệmdânsựdotàisảngâythiệthại TS. Phạm Kim Anh 102 5 Tráchnhiệm bồi thường thiệthạido nguồn nguy hiểm cao độgây ra TS. Vũ Thị Hải Yến 120 6 Tráchnhiệm bồi thường thiệthạido súc vật gâythiệthại Ths. Nguyễn Hồng Hải 134 7 Tráchnhiệm bồi thường thiệthạido nhà cửa, công trình xây dựng khác và cây cối gây ra. Ths. Vũ Thị Hồng Yến 142 8 Tráchnhiệm bồi thường thiệthạidotàisản của vợ, chồng gâythiệt hại. Ths. Bùi Thị Mừng 151 9 Tráchnhiệm bồi thường thiệthại ngoài hợp đồngcó yếu tố nước ngoài. TS. Nguyễn Hồng Bắc 163 10 Một số vướng mắc trong thựctiễn giải quyết tranh chấp về Tráchnhiệmdânsựdotàisảngâythiệt hại. TS. Nguyễn Văn Cường & Ths. Bùi Dung Huyền 173 11 Một số vấnđề thủ tục giải quyết tranh chấp vàvấnđề thi hành án về bồi thường thiệthạidotàisảngây ra TS. Trần Anh Tuấn 186 12 Những bất cập trong qui định của pháp luật về Tráchnhiệmdotàisảngâythiệthạivà hướng hoàn thiện. TS. Trần Thị Huệ 204 3 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đềtàiTráchnhiệm bồi thường thiệthại ngoài hợp đồng là một loại của tráchnhiệmdânsự được áp dụng khi có hành vi gâythiệthại trái pháp luật hoặc tàisản của một chủ thể nào đó đã gây ra trong thực tế một thiệt hại. Qui định của pháp luật về bồi thường thiệthại ngoài hợp đồng nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của chủ thể có quyền lợi bị xâm phạm, đồng thời răn đe, phòng ngừa đối với những người có hành vi gâythiệthại hoặc đểtàisảngâythiệthại . Bộ Luật Dânsự năm 2005 đã qui định khá chi tiết và hệ thống đối với loại tráchnhiệm này. Trong đó, có những qui định về những thiệthạido chính hành vi của con người gây nên và những qui định về thiệthạidotàisảngâythiệt hại. Tuy nhiên, một bộ phận trong những qui định này, chưa chi tiết, chưa cụ thể vẫn còn những thiếu khuyết nhất định. Đặc biệt là một số khái niệm làm bình diện chung cho vấnđề nghiên cứu cũng như áp dụng thực tiễn; vấnđề xác định thiệt hại; vấnđề xác định chủ thể chịu tráchnhiệm bồi thường, chủ thể được bồi thường; vấnđề xác định lỗi, mức độ lỗi; vấnđề xác định điều kiện phát sinh … Bên cạnh đódo quá trình đô thị hoá, xây dựng mới các khu kinh tế, khu du lịch và các công trình hạ tầng cơ sở ngày càng nhiều. Các phương tiện giao thông cơ giới, các máy móc thiết bị ngày càng hiện đại hoạt động vói công suất lớn…mà đặc tính hoặc cấu tạo chứa đụng những nguy hiểm khách quan trong quá trình chiếm hữu, khai thác quản lý, vận chuyển dễgâythiệthại ngày càng lớn cho con người, làm phát sinh tráchnhiệm bồi thường do tự thân các tàisản này gâythiệt hại, mà bản thân loại tráchnhiệm này vốn đã phức tạp lại càng phức tạp hơn. Một yêu cầu khách quan là sự điều chỉnh của pháp luật phải phù hợp với thực tế cuộc sống và xã hội Việt Nam, đồng thời phải phù hợp với quá trình hội nhập quốc tế và của nền kinh tế thị trưòng. Với những điểm còn thiếu vắng của chế định này làm cho cơ quan Nhà Nước có thẩm quyền gặp nhiều khó khăn, vướng mắc khi áp dụng qui định của pháp luật để giải quyết đối với loại tráchnhiệm này. Đây được xem là một "khoảng trống" cần được khắc phục kịp thời. Trong bối cảnh hội nhập, với thực trạng của nền kinh tế thị trường và xây dựng Nhà nước pháp quyền ở nước ta hiện nay thì vấnđềtàisản thuộc quyền sở hữu, chiếm hữu, sử dụng, quản lý, vận chuyển ngày càng trở nên phức tạp và đa dạng. Vì 4 thế, "Trách nhiệmdânsựdotàisảngâythiệthại - Vấnđềlýluậnvàthực tiễn" cũng đặt ra nhiều hơn những vấnđềlýluậnvàthựctiễn cần giải quyết. Thông qua việc nghiên cứu đềtài sẽ có những phân tích, luận giải về vấnđề nghiên cứu, tìm ra những thiếu khuyết trong qui định đó, đưa ra hướng hoàn thiện pháp luật về chế định này nhằm nâng cao hiệu quả điều chỉnh của pháp luật, đồng thời góp phần nâng cao tính tráchnhiệm ứng xử của mỗi chủ thể. Trước tình hình đó,việc nghiên cứu, tìm hiểu các qui định của pháp luật về tráchnhiệmdânsựdotàisảngâythiệthại là việc làm có ý nghĩa quan trọng và cũng là một trong các nhu cầu cấp bách đối với khoa học pháp lýdânsự ở Việt Nam hiện nay. 2. Tình hình nghiên cứu đềtàiTráchnhiệm BTTH nói chung vàtráchnhiệm BTTH dotàisảngâythiệthại là một nội dung rất quan trọng trong pháp luật Dânsự Việt Nam cũng như đa số quốc gia trên thế giới. Bởi, các quy định của pháp luật trong chế định này đã bảo đảm khả năng bồi thường cho người bị thiệthại một cách kịp thời và hợp lý. Vì vậy, đây là một chủ đề thu hút sự quan tâm của nhiều nhà khoa học pháp lý cũng như các nhà thựctiễn áp dụng pháp luật. Đã có nhiều công trình nghiên cứu về nội dung này hoặc liên quan đến tráchnhiệm BTTH nói chung, được thể hiện ở các cấp độ khác nhau: 2.1. Các bài tạp chí - Phùng Trung Tập - Lỗi vàtráchnhiệm ngoài hợp đồng. Tác giả bàn về các hình thức lỗi ý nghĩa của việc xác định lỗi trong tráchnhiệm BTTH ngoài hợp đồng. - Nguyễn Thanh Bình – Tráchnhiệm bồi thường thiệthại ngoài hợp đồng vài nét về thựctiễn xét xử và hướng hoàn thiện - Tạp chí Kiểm sát, số 5/2003, trang 14,15,16. - Trần Thị Huệ- Cần sửa đổi, bổ sung chế định bồi thường thiệthại ngoài hợp đồng- Tạp chí Luật học- Trường Đại học Luật Hà Nội, năm 2005. - Trần Ngọc Thành- Một số nguyên tắc đầy đủ trong dân sự- Tạp chí Toà án nhân dân tối cao, năm 2006. - Đặng Văn Dũng - Bồi thường thiệthạido nguồn nguy hiểm cao độgây ra - Đặc san Toà án nhân dân, năm 2006. - Lê Phước Ngưỡng - Tìm hiểu về tráchnhiệm bồi thường do nguồn nguy hiểm cao độgây ra- Tạp chí – VKSNDTC, năm 2005. 5 - Trịnh Đình Thế - Những bản án không thể thi hành được về tráchnhiệm bồi thường thiệt hại. (Dân chủ và Pháp luật, số 06/1999 - Bộ Tư pháp, 1999. – Tr.27 + 38). - Nguyễn Thị Thuỷ - Một số vấnđề cơ bản về Luật Bồi thường thiệthại của nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa. Tạp chí Kiểm sát. số 05/2003, tr 53,54 2.2. Luận án tiến sĩ, luậnvăn cao học Lê Thị Mai Anh - Luậnvăn cao học - Những vấnđề cơ bản của tráchnhiệm bồi thường thiệthại ngoài hợp đồng. Luậnvăn nghiên cứu những vấnđề chung. Lê Thị Bích Lan - Một số vấnđề về tráchnhiệm bồi thường thiêthạido xâm phạm đến tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm và uy tín. Phạm Kim Anh - Tráchnhiệm bồi thường thiệthại ngoài hợp đồng. Trần Thu Hiền - Những nguyên tắc bồi thường thiệthại ngoài hợp đồng. Lê Thị Mai Anh - Luận án Tiến sỹ - Tráchnhiệm bồi thường thiệthạido người có thẩm quyền của cơ quan tiến hành tố tụng gây ra. Phạm Kim Anh - Luận án Tiến sỹ - Tráchnhiệmdânsự liên đới trong pháp luật dânsự Việt Nam. 2.3. Sách tham khảo, Chuyên đềvàluậnvăn tốt nghiệp của sinh viên + Một trăm mười câu hỏi và trả lời về bồi thường thiệthại - NXB Lao động - xã hội, năm 2006. + TS. Đinh Trung Tụng (chủ biên), Bình luận những nội dung mới của BLDS năm 2005, Nxb. Tư pháp 2005, Phần tráchnhiệmdânsự ngoài hợp đồng. + Bùi Văn Thấm Tìm hiểu về bồi thường thiệthại ngoài hợp đồng, Nxb Chính trị quốc gia, 2004 556t. + Ngô Quỳnh Hoa, Vũ Thu Hiền - Hỏi đáp pháp luật về bồi thường thiệthại - Nxb Lao động - Xã hội 412 tr.; + Pháp luật về tráchnhiệm bồi thường thiệt hại: Tìm hiểu pháp luật Huyền Nga, Hương Lan, Châu Loan sưu tập và hệ thống hoá Tp. Hồ Chí Minh: Nxb. Tp. Hồ Chí Minh, 1992. + Một số luậnvăn tốt nghiệp của sinh viên tại các cơ sở đào tạo luật, (Trách nhiệm BTTH do nguồn nguy hiểm cao độgây ra - Phạm Hương Giang; Năng lực 6 chịu tráchnhiệm BTTH trong BLDS - Nguyễn Thị Vinh, Các nguyên tắc BTTH - Nguyễn Thị Loan,…) Các công trình nghiên cứu trên đây hoặc mới chỉ dừng lại ở bình diện chung nhất những qui định của pháp luật về tráchnhiệmdânsự bồi thường thiệthại ngoài hợp đồng hoặc nghiên cứu từng loại tráchnhiệm bồi thường thiệthại trong các trường hợp cụ thể. Chưa có công trình nào nghiên cứu hệ thống qui định của pháp luật về tráchnhiệmdânsựdotàisảngâythiệt hại. Đềtài “Trách nhiệmdânsựdotàisảngâythiệthại – Vấnđềlýluậnvàthực tiễn” là một đềtài mang tính mới và không trùng lặp với các đềtài được thực hiện và hoàn toàn độc lập. 3. Phạm vi và mục đích nghiên cứu 3.1. Phạm vi nghiên cứu: Phạm vi nghiên cứu của đềtài chỉ xoay quanh vấnđềtráchnhiệm bồi thường dotàisảngâythiệt hại. Cụ thể, nghiên cứu các quy định của BLDS tại các điều 623, 625, 626, 627 và các văn bản hướng dẫn thi hành các quy định của BLDS về loại tráchnhiệm này. 3.2. Mục đích nghiên cứu đề tài: Mục đích nghiên cứu đềtài là: - Làm rõ một số vấnđề về lýluậnvàthựctiễn của những quy định của pháp luật về loại tráchnhiệm BTTH dotàisảngây ra. - Tìm hiểu quy định của BLDS và các văn bản pháp luật liên quan về tráchnhiệm BTTH dotàisảngây ra, qua đó, đối chiếu, so sánh giữa quy định của pháp luật với thựctiễn về loại tráchnhiệm này. Từ đó, đưa ra các kiến nghị, đề xuất nhằm hoàn thiện các quy định của pháp luật về tráchnhiệm BTTH dotàisảngây ra, góp phần bảo đảm việc nhận thứcvà áp dụng quy định của pháp luật được thống nhất trong thực tiễn. - Kết quả nghiên cứu làm tài liệu tham khảo cho sinh viên tại các cơ sở đào tạo luật, các đồng nghiệp và những người làm công tác thực tiễn. 4. Phương pháp nghiên cứu Dựa trên cơ sở lýluận của học thuyết Mác – Lênin về chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sửđể nhằm tìm ra mối liên hệ giữa các hiện tượng để đánh giá các vấnđề nghiên cứu một cách khoa học. Các phương pháp phân tích, 7 so sánh, diễn giải, quy nạp, tổng hợp, chứng minh cũng được sử dụng hợp lý trong quá trình thực hiện đề tài. 5 .Nội dung của đềtàiĐềtài tập trung giải quyết các vấnđề sau: - Làm rõ một số cơ sở lýluậnvàthựctiễn của chế định bồi thường thiệthạidotàisảngây ra. - Tìm hiểu các quy định của pháp luật dânsự về tráchnhiệm BTTH dotàisảngây ra. - Đối chiếu các quy định của pháp luật với việc áp dụng trong thực tế để tìm ra những bất cập trong quy định của pháp luật về loại tráchnhiệm này. - Đưa ra một số kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật về chế định này, đồng thời nâng cao hiệu quả điều chỉnh của pháp luật, góp phần nâng cao tính tráchnhiệm ứng xử của mỗi chủ thể trong "đời sống dân sự" tại Việt Nam. 8 PHẦN THỨ NHẤT TỔNG THUẬT NỘI DUNG CÁC CHUYÊN ĐỀ NGHIÊN CỨU I. Những vấnđềlýluận cơ bản về Tráchnhiệm BTTH dotàisảngây ra 1. Khái niệm và đặc điểm Tráchnhiệm BTTH dotàisảngây ra. 1.1. Khái niệm tráchnhiệm BTTH dotàisảngây ra Theo quy định chung của pháp luật thì công dânvà pháp nhân có quyền được bảo vệ tài sản, các lợi ích hợp pháp… Tại Điều 1, Sắc lệnh 97/SL ngày 22.5.1950 đã ghi nhận : "Những quyền dânsự đều được luật bảo vệ khi người ta hành xử nó đúng với quyền lợi của nhân dân". Trong Hiến Pháp 1992 (Đạo luật cơ bản của Nhà nước) đối với tàisản của công dân đã ghi nhận cụ thể: "Nhà nước bảo hộ quyền sở hữu hợp pháp và quyền thừa kế của công dân”. BLDS 2005 tại Điều 15 cũng ghi nhận cá nhân có quyền nhân thân gắn với tàisảnvà quyền nhân thân không gắn với tài sản, quyền sở hữu, quyền thừa kế và các quyền khác đối với tài sản. Như vậy, khi tàisản của pháp nhân, của Nhà nước, hoặc tài sản, tính mạng, sức khoẻ, danh dự nhân phẩm, uy tín của cá nhân bị xâm hại, Nhà nước sẽ áp dụng những biện pháp cưỡng chế nhất định đối với người có hành vi xâm hại trái pháp luật nhằm mục đích khắc phục những hậu quả xấu về tàisảnvà tinh thần, khôi phục lại tình trạng vốn có ban đầu cho người bị thiệt hại. Việc khắc phục những tổn hại được áp dụng đối với người có hành vi vi phạm nghĩa vụ gây ra chính là tráchnhiệm BTTH ngoài hợp đồng. Là một loại tráchnhiệm pháp lý nên ngoài những đặc điểm của tráchnhiệm pháp lý nói chung như do cơ quan nhà nước có thẩm quyền áp dụng, áp dụng đối với người có hành vi vi phạm pháp luật, luôn mang đến hậu quả bất lợi cho người bị áp dụng, được đảm bảo thực hiện bằng cưỡng chế nhà nước…. thì tráchnhiệm BTTH ngoài hợp đồng còn có những đặc điểm riêng sau đây: - Về cơ sở pháp lý: Tráchnhiệm BTTH là một loại tráchnhiệmDânsựvà chịu sự điều chỉnh của pháp luật Dân sự. Khi một người gây ra tổn thất cho người khác thì họ phải bồi thường thiệthạivà bồi thường thiệthại chính là một quan hệ tàisảndo Luật Dânsự điều chỉnh và được quy định trong BLDS ở Điều 307 và Chương XXI và các văn bản hướng dẫn thi hành BLDS. 9 - Về điều kiện phát sinh: tráchnhiệm BTTH ngoài hợp đồng chỉ đặt ra khi thoả mãn các điều kiện nhất định đó là: Có thiệthại xảy ra, có hành vi vi trái pháp luật, có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi gâythiệthại với thiệthại xảy ra, có lỗi của người gâythiệthại (không phải là điều kiện bắt buộc). Đây là những điều kiện chung nhất để xác định tráchnhiệm của một người phải bồi thường những thiệthạido mình gây ra. Tuy nhiên, trong một số trường hợp đặc biệt tráchnhiệm BTTH có thể phát sinh khi không có đủ các điều kiện trên. - Về hậu quả: tráchnhiệm BTTH luôn mang đến một hậu quả bất lợi về tàisản cho người gâythiệt hại. Bởi lẽ, khi một người gây ra tổn thất cho người khác thì tổn thất đó phải tính toán được bằng tiền hoặc phải được pháp luật quy định là một đại lượng vật chất nhất định nếu không sẽ không thể thực hiện được việc bồi thường. Do đó, những thiệthại về tinh thần mặc dù không thể tính toán được nhưng cũng sẽ được xác định theo quy định của pháp luật để bù đắp lại tổn thất cho người bị thiệt hại. Và cũng chính vì vậy, thực hiện tráchnhiệm bồi thường sẽ giúp khôi phục lại thiệthại cho người bị thiệt hại. - Về chủ thể bị áp dụng trách nhiệm: Ngoài người trực tiếp có hành vi gâythiệthại thì tráchnhiệm BTTH còn được áp dụng cả đối với những chủ thể khác đó là cha, mẹ của người chưa thành niên, người giám hộ của người được giám hộ, pháp nhân đối với người của pháp nhân gây ra thiệt hại, trường học, bệnh viện trong trường hợp người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dânsựgâythiệthại hoặc tổ chức khác như cơ sở dạy nghề… Thông thường, thiệthại xảy ra thường do con người gây ra. Tuy nhiên, trên thực tế hiện nay, nhiều khi tàisản cũng có thể tự bản thân nó gây ra tổn hại cho người khác ví dụ như nhà, công trình xây dựng bị sụt; cây cối bị đổ, gẫy; súc vật cắn, húc người Chính vì vậy, ngoài tráchnhiệm BTTH do hành vi của con người gây ra thì pháp luật còn quy định về tráchnhiệm BTTH dotàisảngây ra. Trong BLDS 1995 cũng như 2005 không có quy định về khái niệm cũng như không có các quy định chung về tráchnhiệm BTTH dotàisảngây mà chỉ quy định ở các trường hợp BTTH cụ thể. Qua khái niệm tráchnhiệm BTTH ngoài hợp đồng nói chung có thể hiểu tráchnhiệm BTTH dotàisảngây ra là tráchnhiệm bồi thường thiệthại ngoài hợp đồng phát sinh khi tàisản là nguyên nhân gây ra thiệthại như hoạt động của nguồn nguy hiểm cao độgâythiệt hại, cây cối đổgẫygây ra thiệt hại, nhà công trình xây dựng bị sụt, đổgâythiệt hại, gia súc gâythiệthại 1.2. Đặc điểm của Tráchnhiệm BTTH dotàisảngây ra 10 [...]... quản lý con cái để con cái có hành vi trái pháp luật gây ra thiệthại cho người khác Còn trong trường hợp tàisảngây ra thiệt hại, chủ sở hữu của tàisảnvẫn là người chưa thành niên hoặc người mất năng lực hành vi dânsựvà cha mẹ không bị coi là có lỗi nếu tàisản đang do người khác quản lý Hơn nữa, tráchnhiệmdânsự là tráchnhiệm về tàisảnvà người gâythiệthại phải chịu tráchnhiệm bằng tài sản. .. tàisảngây ra chỉ được áp dụng khi thiệthại là kết quả của sự tác động tự thân của tàisảngây ra 2 Vấnđề xác định chủ thể chịu trách nhiệm bồi thường thiệthạidotàisảngây ra Đối với những thiệthạido hành vi của con người gây ra, việc xác định tráchnhiệm bồi thường căn cứ vào việc người nào có hành vi trái pháp luật gâythiệthại thì phải bồi thường Đối với những thiệthạidotàisản gây. .. những thiệthại trên đường sắt do tàu hỏa gây ra cho các chủ thể khác không bị coi là trái pháp luật và ngành đường sắt không có tráchnhiệm bồi thường 1.2 Có thiệthạidotàisảngây ra: Do tính chất của loại tráchnhiệm này là thiệthạidotàisảngây ra nên thiệthại chỉ bao gồm thiệthại về tài sản, tính mạng, sức khỏe Riêng thiệthại về danh dự, uy tín, nhân phẩm không thuộc phạm vi tác động gây thiệt. .. tráchnhiệm BTTH ngoài hợp đồng nên tráchnhiệm BTTH dotàisảngây ra cũng mang những đặc điểm của tráchnhiệm BTTH ngoài hợp đồng nói chung Tuy nhiên tráchnhiệm BTTH dotàisảngây ra nguyên nhân gây ra thiệthại không phải là do hành vi của con người mà là do bản thân tàisảngây ra Chính vì vậy, tráchnhiệm BTTH dotàisảngây ra còn có những nét đặc thù riêng: * Về điều kiện phát sinh trách nhiệm. .. tráchnhiệm không phải là vấnđề đơn giản vì sự kiện gâythiệthại của tàisản có thể diễn ra độc lập, không có liên quan đến trạng thái tâm lý hay nhận thức của chủ sở hữu hay người quản lýtàisản Có không ít trường hợp tàisảngâythiệthại nhưng không thể quy kết tráchnhiệm cho cho chủ thể nào Căn cứ vào các quy định hiện hành liên quan đến trách nhiệm bồi thường thiệthạidotàisảngây ra, trách. .. giữa sự kiện gâythiệthại trái pháp luật vàthiệthạithực tế đã xảy ra Sẽ là không hợp lý khi một đồ vật gâythiệthại lại xét đến yếu tố hành vi Thuật ngữ hành vi gâythiệthại trái pháp luật chỉ đúng khi thiệthạido con người – thực thể của quan hệ xã hội và là chủ thể của quan hệ pháp luật dânsự – gây ra Vì vậy, trong tráchnhiệm bồi thường thiệthạidođồ vật gây ra chỉ cần xác định đúng sự kiện... việc gâythiệthại Tuy nhiên, một số trường hợp không cần xác định lỗi của con người, đó là tráchnhiệmdânsựdo nguồn nguy hiểm cao độgây ra Nguyên tắc của tráchnhiệm này là chủ sở hữu sử dụng tàisản thì phải bồi thường thiệthạidotàisảngây ra, trừ trường hợp chứng minh được thiệthại xảy ra hoàn toàn do lỗi người bị hại hoặc do bất khả kháng Tráchnhiệmdânsựdo nguồn nguy hiểm cao độ gây. .. Bồi thường thiệthạido súc vật gây ra; Điều 626 về Bồi thường thiệthạido cây cối gây ra; Điều 627 về Bồi thường thiệthạido nhà cửa, công trình xây dựng gây ra đều thuộc về trường hợp tâìsảngâythiệt hại, và cần phải hiểu đây là sự kiện gâythiệthại trái pháp luật, vì thế tráchnhiệm bồi thường thiệthại phải được đặt ra - Thiệthại xảy ra hoàn toàn do lỗi của người bị thiệt hại: Trong các trường... cấp thiếtvà chính đáng Chính vì vậy, bên cạnh những quy định mang tính nguyên tắc chung về tráchnhiệm bồi thường thiệthạido hành vi trái pháp luật gây ra, pháp luật dânsự Việt Nam còn dành ra một số quy định ngoại lệ đối với trách nhiệm bồi thường dotàisảngây ra 1 Điều kiện phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệthạidotàisảngây ra 1.1 Có sự kiện gâythiệthại trái pháp luật của tàisản Nếu... hoàn toàn dotàisản tự gây ra Như vậy, các thiệthại đều quy về một nguyên tắc bồi thường thiệthại nói chung Tuy nhiên, không phải mọi thiệthạidotàisảngây ra đều có sự tác động của con người Nhiều trường hợp, sự kiện gâythiệthại của tàisản nằm ngoài sự kiểm soát, chế ngự của con người và tự thân tàisản có thể gâythiệthại Việc xác định thiệthại là do “tác động của người” hay “tác động của . luật về trách nhiệm dân sự do tài sản gây thiệt hại. Đề tài Trách nhiệm dân sự do tài sản gây thiệt hại – Vấn đề lý luận và thực tiễn là một đề tài mang. tạp và đa dạng. Vì 4 thế, " ;Trách nhiệm dân sự do tài sản gây thiệt hại - Vấn đề lý luận và thực tiễn& quot; cũng đặt ra nhiều hơn những vấn đề lý luận