Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 16 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
16
Dung lượng
190,5 KB
Nội dung
VẤN ĐỀNGHÈOĐÓI CỦA NGƯDÂNVENBIỂNKHÁNHHÒA-TRƯỜNGHỢPĐẢOBÍCHĐẦM Võ Văn Diễn Bộ môn Kinh tế thủy sản - Khoa Kinh tế Đặt vấnđề Việt Nam điều kiện thuận lợi để phát triển ngành thủy sản với bờ biển dài hơn 3.260 km trải dài qua 28 tỉnh thành và khu đặc quyền kinh tế rộng hơn một triệu km 2 . Với những lợi thế như vậy, ngành thủy sản đã thể hiện là một trong những lĩnh vực chủ yếu của nền kinh tế Việt Nam với 4% GDP năm 2006 (Pomeroy, et al, 2009). Vai trò quan trọng của ngành thủy sản còn được thể hiện ở những khía cạnh khác như chiếm khoảng 10% giá trị xuất khẩu, tạo ra khoảng 4 triệu việc làm (Long et al, 2008) và góp phần cung cấp thực phẩm cho dân cư địa phương (FICen, 2006). Tuy nhiên, hầu hết nghề cá Việt Nam được coi là nghề cá qui mô nhỏ với 88% tổng sản lượng cá thu hoạch và thu hút tới 82% lao động (Long, et al, 2008), hoạt động ở khu vực gần bờ và sử dụng ngư cụ đánh bắt khá đơn giản (Long, N. 2003). Cuộc sống của cộng đồng ngưdân ở Việt Nam còn khó khăn và họ được coi là những người nghèo nhất trong những người nghèo. Mặc dù vậy, cho đến nay có rất ít nghiên cứu chuyên sâu về sự nghèo khổ củangưdân (Béné, 2003). Những câu hỏi thường trực là mức độ nghèo khổ củangưdân như thế nào, những nhân tố cơ bản nào tác động đến sự nghèo khổ củangưdân và liệu cộng đồng ngưdân ở những khu vực địa lý bị cách biệt như hải đảo có những điểm đặc trưng nào. Nghiên cứu mối quan hệ giữa nghèo và nghề cá qui mô nhỏ đang được các tổ chức quốc tế như Ngân hàng thế giới (WB), Tổ chức nông lương thế giới (FAO), Liên hiệp quốc (UN) quan tâm hỗ trợ, đặc biệt cho những nước nghèo với nghề cá chưa phát triển. Nghề cá ở ĐảoBích Đầm, Nha Trang chủ yếu là ở qui mô nhỏ và cuộc sống của cộng đồng ngưdân ở đây phụ thuộc gần như hoàn toàn vào hoạt động đánh bắt hàng ngày trong khu vực gần bờ. Nghiên cứu sự nghèo khổ củangưdânBíchĐầm có thể coi như là một trườnghợp điển hình mô tả sự nghèo khổ củangưdân trong nghề cá qui mô nhỏ ở Khánh Hòa nói riêng và Việt Nam nói chung. Mục tiêu của nghiên cứu này là xác định các chỉ số đo lường sự nghèo khổ củangư dân, phân tích các nhân tố tác động đến sự nghèo khổ đó và đề xuất các giải pháp, chính sách để giảm nghèo, nâng cao chất lượng cuộc sống của cộng đồng ngưdân trong nghề cá qui mô nhỏ. Cơ sở lý thuyết Nghèo là một vấnđề mang tính toàn cầu và đang thu hút nỗ lực chung của cả cộng đồng quốc tế nhằm từng bước xóa bỏ đóinghèo và nâng cao phúc lợi cho người dân. Tuy nhiên, rất khó có thể đưa ra một khái niệm chung, thống nhất về thế nào là nghèo. Các công trình nghiên cứu coi nghèo là trình trạng một người trong xã hội không có khả năng được thụ hưởng “một cái gì đó” ở mức độ tối thiểu cần thiết. Sự khác nhau về việc xác định “cái gì đó” cho phép chúng ta có thể chia thành ba trường phái chính trong quan niệm về nghèo. Trường phái phúc lợi coi một xã hội có hiện tượng đóinghèo khi một hay nhiều cá nhân trong xã hội đó không có được một mức phúc lợi kinh tế được coi là cần thiết đểđảm bảo một cuộc sống tối thiểu hợp lý theo tiêu chuẩn của xã hội đó. Trường phái nhu cầu cơ bản coi “cái gì đó” mà người nghèo thiếu là tập hợp những hàng hóa và dịch vụ được xác định cụ thể mà việc thỏa mãn chúng là điều điện tiên quyết đểđẩm bảo chất lượng cuộc sống. Những nhu cầu cơ bản đó bao gồm lương thực thực phẩm, nước sạch, điều kiện vệ sinh, nhà ở, quần áo, giáo dục, y tế, và giao thông công cộng, trong đó nhu cầu về dinh dưỡng là quan trọng nhất. Trường phái năng lực cho rằng giá trị cuộc sống của con người không chỉ phụ thuộc duy nhất vào độ thỏa dụng hay thỏa mãn các nhu cầu cơ bản, mà đó là khả năng mà một con người có được, là quyền tự do đáng kể mà học được hưởng, để vươn tới một cuộc sống mà họ mong muốn. Với những quan điểm và cách tiếp cận khác nhau, rất khó để tìm được một khái niệm duy nhất đầy đủ cho một vấnđề rất rộng như nghèo đói. Tuy vậy, có thể chỉ ra những biểu hiện cơ bản hay những khía cạnh chủ yếu củanghèo đói. Ngày ngay, hầu hết các tổ chức quốc tế như Ngân hàng thế giới, Liên hiệp quốc đều đã mở rộng khái niệm đói nghèo. Theo đó, đóinghèo gồm những khía cạnh cơ bản như: (Ngân hàng thế giới, Báo cáo phát triển thế giới 2000: Tấn công đói nghèo, NXB Chính trị quốc gia, 2000). - Sự khốn cùng về vật chất, được đo lường theo một tiêu chí thích hợp về thu nhập hoặc chi tiêu. - Sự thiếu thốn mức thụ hưởng về giáo dục và y tế. - Nguy cơ dễ bị tổn thương và dễ gặp rủi ro, tức là khả năng một hộ gia đình hay cá nhân bị rơi vào cảnh đóinghèo về thu nhập hoặc về sức khỏe. - Tình trạng không có tiếng nói và quyền lực của người nghèo. Nguyên nhân của sự nghèo khổ Các nghiên cứu của Ngân hàng thế giới (2005) đã tóm lượt các nguyên nhân dẫn tới sự nghèo khổ thành bốn nhóm: nhóm nhân tố liên quan đến những đặc điểm về khu vực; nhóm nhân tố liên quan đến cộng đồng; nhóm nhân tố về đặc điểm hộ gia đình và nhóm nhân tố liên về đặc điểm của cá nhân. - Ở mức độ khu vực, những vùng cách biệt về địa lý, ít nguồn tài nguyên và điều kiện khí hậu khắc nghiệt thường có mức độ nghèo cao hơn. Những đặc điểm quan trọng khác về quốc gia và cùng cũng ảnh hưởng đến nghèo như sự quản lý, các chính sách về kinh tế, chính trị, sự ổn định của thị trường (WB, 2005). - Ở mức độ cộng đồng, sự nghèo khổ có thể do cơ sở hạ tầng như tình hình cung cấp nước sạch, khả năng tiếp cận với đường nhựa, sự phân chia đất đai trong vùng, khả năng tiếp cận những dịch vụ công như trường học, chăm sóc sức khỏe (WB, 2005). - Ở mức độ hộ gia đình, nghèo có thể bị tác động bởi nhiều nhân tố như trình độ học vấn, cấu trúc tuổi của những thành viên trong gia đình, giới tính của chủ hộ, qui mô hộ gia đình, tỷ lệ người phụ thuộc, tài sản của hộ gia đình, việc làm và kết cấu thu nhập của hộ gia đình, sức khỏe và trình độ học vấncủa những thành viên trong gia đình. - Ở mức độ cá nhân, nghèo có thể bị ảnh hưởng bởi các yếu tố sau: tuổi của chủ hộ, trình độ học vấn, tình trạng việc làm, tình trạng sức khỏe. Phương pháp nghiên cứu Để đo lường mức độ nghèo cần phải xác định ba yếu tố: (1) lựa chọn chỉ số phúc lợi; (2) lựa chọn ngưỡng nghèo và (3) lựa chọn thước đo mức độ nghèo. (1) Lựa chọn chỉ số phúc lợi Những khía cạnh cở bản củanghèo có thể được chia làm hai khía cạnh tiền tệ và phi tiền tệ. Khía cạnh tiền tệ được phản ánh chủ yếu qua mức chi tiêu bình quân đầu người, vì chỉ số này tổng hợp được nhiều yếu tố có thể làm cải thiện chất lượng cuộc sống, như chi cho ăn uống, học hành và các dịch vụ y tế. Ngoài việc sử dụng số liệu về chi tiêu, người ta còn có thể sử dụng số liệu về thu nhập. Tuy nhiên, số liệu về chi tiêu thường được xem là tốt hơn vì hai lý do. Thứ nhất, thu nhập chỉ làm tăng phúc lợi khi nó được sử dụng cho tiêu dùng chú không phải tiết kiệm hay trả nợ. Điều đó có nghĩa là chi cho tiêu dùng cuar hộ gia đình có liên quan chặt chẽ đến phúc lợi hơn là thu nhập. Thứ hai, số liệu về thu nhập thường không chính xác. Các khía cạnh phi tiền tệ củanghèo được dùng để đo tình trạng thiếu thốn về y tế, giáo dục, các mối quan hệ xã hội, sự bất an, kém tự tin hay thiếu quyền lực… Có thể ước tính giá trị của các chỉ số phi tiền tệ này, nhưng đa phần phải dựa trên các đánh giá chủ quan do cá nhân tự thể hiện qua các cuộc khảo sát. (2) Lựa chọn ngưỡng nghèo Ngưỡng nghèo (chuẩn nghèo) là ranh giới để phân biệt giữa người nghèo và người không nghèo. Nó có thể là một ngưỡng tính bằng tiền (một mức tiêu dùng hoặc thu nhập nào đó), hay phi tiền tệ (một trình độ học vấn nhất định). Có hai cách xác định ngưỡng nghèo: Ngưỡng nghèo tuyệt đối: là chuẩn tuyết đối về mức sống được coi là tối thiểu cần thiết để cá nhân hoặc hộ gia đình có thể tồn tại khỏe mạnh. Ngưỡng nghèo tương đối: được xác định theo phân phối thu nhập hoặc tiêu dùng chung phản ánh tình trạng của mộ bộ phận dân cư sống dưới mức trung bình của cộng đồng. (3) Thước đo mức độ nghèo Sau khi xác định được ngưỡng nghèo, có thể tính toán một số thước đo về qui mô, khoảng nghèo và mức độ trầm trọng của nghèo. Ba thước đo thông dụng nhất phản ánh các khía cạnh đó lần lượt là: tỷ lệ nghèo (headcount), khoảng nghèo (poverty gap) và mức độ nghèo (poverty severity). Các chỉ số này có thể được tính toán qua công thức do Foster, Greer và Thorbecke (1984) đã xây dựng: ∑∑ == − = = q i i q i i z yz n zyPor z g n zyP 11 1 ),( 1 ),( α α α α (1) Trong đó: n: số hộ gia đình trong cộng đồng q: số hộ gia đình dưới ngưỡng nghèo g: khoảng nghèocủa hộ gia đình thứ i y i : chi tiêu hoặc thu nhập của hộ gia đình nghèo thứ i z: ngưỡng nghèo α ≥ 0 – đại lượng đo mức độ bất bình đẳng giữa những người nghèo. Với giá trị của α = 0, đẳng thức (1) trở thành n q z g n P q i i = = ∑ = 1 0 0 1 . Khi đó, P 0 là chỉ số cho biết tỷ lệ những người ở dưới ngưỡng nghèo (tỷ lệ nghèo). Giá trị của α = 1, đẳng thức (1) trở thành ∑ = − = q i i z yz n P 1 1 1 . Khi đó, P 1 là chỉ số đo khoảng cách nghèo, cho biết sự thiếu hụt trong chi tiêu của các hộ nghèo so với ngưỡng nghèo. Chỉ số này còn cho biết khoảng tiền tối thiểu để đưa những người nghèo lên đến mức sống ngang với ngưỡng nghèo. Giá trị của α = 2, đẳng thức (1) trở thành 2 1 2 1 ∑ = − = q i i z yz n P . Khi đó, P 2 là chỉ số đo mức độ trầm trọng của nghèo. Những người có khoảng nghèo lớn hơn sẽ có trọng số lớn hơn, nghĩa là mức độ nghèocủa họ trầm trọng hơn. Đo lường các nhân tố tác động tới nghèoĐể lượng hóa tác động của những nhân tố, mô hình semi-logarit nên được sử dụng trong trong phân tích nghèo (WB, 2005). Mô hình kinh tế lượng tổng quát có thể được xây dựng như sau: ii XCPCLn ββ += 0 )( Trong đó: CPC: chi tiêu bình quân đầu người trong hộ gia đình 0 β , i β : các hệ số ước lượng X i : những biến độc lập – biến giải thích nguyên nhân nghèo Kết quả nghiên cứu của WB (2005) đã chỉ ra nhiều nhân tố tác động đến nghèo, và những nhân tố này có thể được chia làm hai mức vi mô và vĩ mô. Những đặc điểm về vùng và cộng đồng dân cư có thể được xếp vào nhóm vĩ mô và những đặc điểm về hộ gia đình và cá nhân có thể được xếp vào nhóm vi mô. Với đặc điểm của vùng nghiên cứu là vùng đảo cách biệt về địa lý với đất liền, chúng ta có thể giả định rằng các nhân tố vĩ mô có tác động như nhau tới các hộ gia đình. Nghiên cứu này chỉ tập trung phân tích và đánh giá các yếu tố ở mức độ vi mô. Những đặc điểm của hộ gia đình có thể được đại diện bởi một số nhân tố như qui mô hộ gia đình, số người phụ thuộc, tài sản và số trẻ em trong gia đình. Những đặc điêm cá nhân có thể bao gồm tuổi của chủ hộ, giới tính chủ hộ, trình độ học vấn và tình trạng việc làm của chủ hộ. Mô hình kinh tế lượng cụ thể như sau: Ln(CPC) = β 0 + β 1 FSIZE + β 2 DEPEN + β 3 CHILD + β 4 BOAT + β 5 AQUA + β 6 CREDIT + β 7 AGE + β 8 EDUC + β 9 EMPL + e (1) Trong đó: CPC – Chi tiêu bình quân đầu người: được xác định bằng cách chia tổng chi tiêu của hộ gia đình cho số lượng thành viên trong gia đình đó. Ln(CPC) là biến phụ thuộc, mô tả sự biến động của chi tiêu bình quân đầu người trong hộ gia đình. Biến phụ thuộc trong mô hình nghiên cứu này có thể bị tác động bởi một số yếu tố quan trọng – biến độc lập. FSIZE – Qui mô hộ gia đình: được xác đỉnh là số người sống trong cùng một hộ gia đình. Nghiên cứu của WB (2005) cho thấy rằng những hộ gia đình có qui mô lớn thường là những hộ nghèo. Giả thiết đưa ra trong nghiên cứu này là qui mô hộ gia đình và tình trạng nghèo có mối tác động cùng chiều, nghĩa là những hộ gia đình ngưdân có qui mô càng lớn thì thu nhập/chi tiêu bình quân đầu người càng thấp. DEPEN – Số người sống phụ thuộc: được xác định bằng cách tính số lượng người không có thu nhập và sống phụ thuộc vào gia đình. Kỳ vọng rằng tỷ lệ người phụ thuộc cao sẽ làm giảm mức chi tiêu bình quân đầu người trong hộ gia đình, có nghĩa là mức độ nghèo tăng lên. CHILD – Số lượng trẻ em trong hộ gia đình: được xác định là những thành viên dưới 15 tuổi trong gia đình. Trong độ tuổi này, trẻ em thường là đến trường hoặc là những người không có việc làm. Một gia đình có nhiều trẻ em được giả thiết là không thể tiết kiệm được tiền vì phải chi trả nhiều khoản để nuôi chúng. Số lượng trẻ em trong hộ gia đình càng nhiều được giả thiết là làm tăng mức độ nghèo hay làm giảm chi tiêu bình quân. BOAT – Số tàu khai thác sở hữu: là biến giả (dummy variable), sẽ nhận gía trị là 1 nếu hộ gia đình có sở hữu tàu khai thác hải sản và ngược lại sẽ nhận giá trị là 0. Biến này dùng để đo lường tài sản của hộ gia đình, bởi vì đối với ngưdân trên đảoBích Đầm, tàu khai thác có thể là tài sản vật chất quí giá nhất trong gia đình. Bên cạnh đó, nếu có tàu khai thác hải sản, thu nhập của họ có thể sẽ cao hơn những gia đình không có tàu. Giả thiết rằng một hộ gia đình có tàu thì chi tiêu bình quân đầu người sẽ tăng và mức độ nghèo sẽ thấp hơn. AQUA – Số lồng nuôi hải sản: cũng là một biến giả, nhận giá trị là 1 nếu hộ gia đình sở hữu trại nuôi trồng hải sản hoặc nhận giá trị 0 nếu hộ gia đình không có bất cứ lồng nuôi nào. Lồng nuôi hải sản cũng là một tài sản của các hộ gia đình ở khu vực ĐảoBích Đầm. Giả thiết đưa ra là nếu hộ gia đình có sở hữu các lồng nuôi hải sản sẽ làm tăng nguồn thu nhập và sẽ làm giảm mức độ nghèo. Nói cách khác là số trại nuôi có tác động làm tăng chi tiêu bình quân đầu người của hộ gia đình CREDIT – Hiện trạng tín dụng: cũng là một biến giả, sẽ nhận giá trị 1 nếu hộ gia đình có vay vốn chính thức của ngân hàng với số tiền ít nhất 10 triệu đồng hoặc nhận giá trị 0 cho những trườnghợp khác. Nếu một hộ gia đình có khoản vay chính thức từ các ngân hàng, họ có thể sử dụng nguồn tài chính này đầu tư vào khai thác hoặc nuôi trồng với lãi suất ưu đãi. Ngược lại, nếu hộ gia đình có khoản vay từ các cá nhân (“tín dụng đen”) họ phải trải lãi suất cao hơn nhiều. Điều này có thể là áp lực rất lớn cho các hộ gia đình ngư dân. Giả thiết đặt ra là một hộ gia đình có thể tiếp cận được với các nguồn vốn vay ưu đãi chính thức sẽ có khả năng thoát nghèo cao hơn. AGE – Tuổi của chủ hộ gia đình: được coi là một trong những nhân tố ảnh hưởng rất lớn đến sự nghèo khó của một hộ gia đình. Báo cáo của WB (2005) cho thấy rằng những tuổi của những chủ hộ gia đình nghèo thường thấp hoặc những người trên 60 tuổi, trong khoảng này những chủ hộ gia đình có tuổi đời lớn hơn thường ít nghèo hơn. Lý do căn bản được đưa ra là những người trưởng thành hơn thường có nhiều kinh nghiệm làm việc hơn và nhận được mức thu nhập cao hơn. Giả thiết rằng, trong độ tuổi lao động, những chủ hộ gia đình có tuổi cao hơn sẽ kiếm được thu nhập nhiều hơn và chi tiêu bình quân trong gia đình sẽ cao hơn. Điều này cũng có nghĩa rằng khả năng giảm nghèocủa hộ gia đình này cũng sẽ cao hơn. EDUC – Trình độ học vấncủa chủ hộ: được xác định là số năm đi học của chủ hộ gia đình. Trình độ học vấn được đo lường theo 5 mức độ. Giá trị củabiến EDUC là 1 nếu chủ hộ gia đình không biết chứ; là 2 nếu học hết tiều học; là 3 đối với trung học cơ sở; là 4 cho bậc phổ thông trung học và 5 cho những bậc học cao hơn. Chúng ta kỳ vọng rằng trình độ học vấn cao có tác động tích cực đến kiến thức, sự hiểu biết và kỹ năng nghề nghiệp. Những chủ hộ gia đình có trình độ học vấn cao thường có nhiều cơ hội việc làm hơn và có nhiều sự lựa chọn hơn trong thị trường lao động. Điều này cũng có nghĩa rằng mức độ nghèo khổ của hộ gia đình sẽ thấp hơn khi trình độ học vấncủa chủ hộ cao. EMPL- Tình trạng việc làm của chủ hộ: là một biến giả để xác định tình trạng việc làm của chủ hộ gia đình. Biến EMPL sẽ nhận giá trị là 1 khi chủ hộ gia đình có việc làm và thu nhập ổn định, ngược lại sẽ nhận giá trị là 0. Một chủ hộ có việc làm và thu nhập ổn định được kỳ vọng là làm tăng mức chi tiêu bình quân đầu người cũng như sẽ làm giảm tình trạng nghèo khổ. Dữ liệu phân tích Dữ liệu sơ cấp sử dụng trong nghiên cứu này được thu thập qua một cuộc khảo sát kinh tế xã hội ở ĐảoBíchĐầm vào tháng 2 năm 2009. Dữ liệu thu thập chủ yếu về đặc điểm hộ gia đình cũng như chỉ số kinh tế chủ yếu như thu nhập và chi tiêu của hộ gia đình ngưdân trong năm 2008. Những thông tin quan trọng khác cũng được thu thập như điều kiện tín dụng, nghề nghiệp chính, những khó khăn cũng như những mong muốn của các gia đình ngư dân. Qui mô mẫu điều tra là 60 hộ gia đình được chọn một cách thuận tiện trong tổng thể là 182 hộ. Phương pháp thu thập dữ liệu là phỏng vấn trực tiếp chủ hộ hoặc vợ của chủ hộ bằng bảng câu hỏi. Sau khi thu thập, dữ liệu được làm sạch và phân tích bằng Excel 2003 và phần mềm SPSS phiên bản 16.0. Kết quả nghiên cứu Những chỉ số nghèoĐể xác định các chỉ số đo lường mức độ nghèo khổ phải xác định chuẩn nghèo phù hợp. Chuẩn nghèo được chọn trong nghiên cứu này theo chuẩn nghèocủa Việt Nam giai đoạn 2006 – 2010. Theo đó, hộ gia đình được xếp là hộ nghèo khi thu nhập bình quân đầu người nhỏ hơn 200,000 đồng/tháng ở khu vực nông thôn và 260.000 đồng/tháng ở khu vực thành thị. Trong năm 2008, chuẩn nghèo được điều chỉnh theo chỉ số giá tiêu dùng (CPI). Chỉ số giá tiêu dùng này qua các năm như sau: 6,5% (2006) 12,63% (2007) and 27,5% (2008) 1 . BíchĐầm vùng đảo và được xem là khu vực nông thôn, vì vậy chuẩn nghèo được chọn là Z 1 = 200.000 đồng và chuẩn nghèo điều chỉnh theo chỉ số giá tiêu dùng Z 2 = 200,000*(1+6,5%)*(1+12,63%)*(1+27,5%) ≈ 300.000 đồng/người/tháng. Những chỉ số như tỷ lệ nghèo, khoảng cách nghèo và mức độ trầm trọng củanghèocủa người dânBíchĐầm được tính toán trên cở sở chuẩn nghèo đã xác định. Kết quả cho thấy có khoảng 3,33% dân cư trên ĐảoBíchĐầm sống dưới ngưỡng nghèo khi chuẩn nghèo được chọn là Z 1 = 200.000 đồng/ người/ tháng với số hộ gia đình thuộc diện nghèo là 2 trong tổng số 60 hộ gia đình được điều tra (Bảng 1).Tỷ lệ nghèo tăng lên khi chọn chuẩn nghèo có tính thêm yếu tố chỉ số giá tiêu dùng (Z 2 = 300.000 đồng ) với 18,33% ngưdân sống dưới ngưỡng nghèo và số hộ nghèo tăng lên là 11 gia đình. Bảng 1 Các chỉ số nghèo Ngưỡng nghèo z 1 = 200.000 đồng z 2 = 300.000 đồng Số hộ gia đình dưới ngưỡng nghèo 2 11 Số hộ gia đình trên ngưỡng nghèo 58 49 Tổng số hộ gia đình 60 60 1 http://www.saga.vn Tỷ lệ nghèo – P 0 (100%) 3.33% 18.33% Khoảng cách nghèo – P 1 (100%) 0.82% 3.85% Mức độ nghèo – P 2 (100%) 0.33% 1.34% Chỉ số tỷ lệ nghèo cũng cho thấy rằng tỷ lệ người nghèo ở ĐảoBíchĐầm cao hơn mức bình quân chung của tỉnh Khánh Hòa. Cụ thể, theo báo cáo kinh tế xã hội tỉnh Khánh Hòa năm 2008, có khoảng 8,12% dân cư sống dưới mức nghèo. Chỉ tiêu về khoảng cách nghèo cho thấy rằng những người nghèo ở ĐảoBíchĐầm thiếu hụt khoảng 0,82% khi ngưỡng nghèo được chọn là Z 1 = 200.000 đồng và 3,58% khi Z 2 = 300.000 đòng để thoát khỏi cảnh nghèo. Đo lường những nhân tố tác động đến nghèo Các nhân tố tác động đến nghèo được phân tích trong mô hình kinh tế lượng dạng semi-logarit (1) với các biến độc lập được mô tả như sau: Bảng 2 Thống kê mô tả các biến độc lập N Minimum Maximum Mean Std. Deviation FSIZE 60 2 8 5.10 1.349 DEPEN 60 0 6 2.92 1.441 CHILD con cái 60 0 4 1.20 1.190 AGE tuổi 60 33 70 47.43 9.153 EDUC giáo dục 60 1 4 2.30 .671 BOAT 60 0 1 .52 .504 AQUA 60 0 1 .37 .486 EMPL 60 0 1 .68 .469 CREDIT 60 0 1 .32 .469 Valid N (listwise) 60 Kết quả phân tích hồi qui để ước lượng múc tác động của các yếu tố cho thấy rằng một vài biến độc lập không có ý nghĩa thống kê ở mức 10%, cụ thể là biến AQUA, CREDIT, AGE, EDUC và EMPL với giá trị p-value lần lượt là 0,507; 0,521; 0,987; 0,640 [...]... vững của nghề cá qui mô nhỏ Như vậy, để tìm giải pháp thoát nghèo cho cộng đồng ngưdân trong nghề cá qui mô nhỏ cần phải phân tích kỹ hơn về mối quan hệ này Mối quan hệ giữa nghèo và nghề cá qui mô nhỏ có thể được giải thích theo hai khía cạnh: thứ nhất “họ nghèo bởi vì họ là ngưdân và thứ hai “họ là ngưdân bởi vì họ nghèo Ở khía cạnh thứ nhất của mối quan hệ này, ngưdân được coi là ngư i nghèo. .. có mức chi tiêu bình quân đầu ngư i cao hơn những hộ gia đình không có, nghĩa là các hộ gia đình có tàu ít nghèo hơn Điều này có thể dẫn đến một đề xuất về giải pháp thoát nghèo cho cộng động ngưdân là hỗ trợ cho họ mua tàu Giải pháp này có thể làm giải quyết được phần nào vấn đềnghèo khổ của cộng đồng ngưdân nghề cá qui mô nhỏ trong ngắn hạn Tuy nhiên, hỗ trợ ngưdân mua tàu đồng nghĩa với việc... cá nhân của chủ hộ gia đình như tuổi, trình độ học vấn không ảnh hưởng đáng kể đến mức chi tiêu Nói cách khác, hiệu quả của nghề cá qui mô nhỏ có thể không bị ảnh hưởng bởi kinh nghiệm đi biển hay trình độ học vấncủangưdân Giải pháp giảm nghèo hay nâng cao chất lượng cuộc sống củangưdân nên là tạo việc làm thêm để đa dạng hóa nguồn thu nhập hơn là hỗ trợ cho họ mua thuyền Hạn chế củađề tài Phương... nhân của sự nghèo khổ trong nghề cá là do ngưdân có ít cơ hội tìm kiếm thu nhập (Béné, 2003) Cộng đồng ngưdân trong nghề cá qui mô nhỏ thường ở những khu vực biệt lập với rất ít cơ hội kiếm việc làm thay thế khác Nói cách khác, thu nhập thay thế bên ngoài nghề cá là rất thấp Chính vì vậy mà nghề cá qui mô nhỏ tạo ra ít thu nhập cho ngư dân, dù cho họ có cố gắng làm gì đi nữa, ngưdânvẫn là những ngư i... đề tài Phương pháp đo lường mức độ nghèo khổ được tiếp cận theo hướng tiền tệ, do đó chưa thể hiện được toàn cảnh bức tranh về sự nghèo khổ của cộng đồng ngưdân Nghiên cứu này chủ yếu tập trung phân tích những yếu tố vi mô tác động đến nghèocủa hộ gia đình ngư dân, trong khi những yếu tố vĩ mô chưa được đề cập Bên cạnh đó, tất cả các thành viên trong hộ gia đình đều được giả định là có mức tiêu dùng... ngư i nghèo (Béné, 2003) Ở khía cạnh thứ hai, nghề cá khai thác tự do tạo cơ hội cho những ngư i nghèo nhất tìm kiếm được kế sinh sống bằng các hoạt động khai thác Nghề cá qui mô nhỏ được ví như là phương kế cuối cùng cho những ngư i nghèo, nó cho phép ngư i ngư i nghèo gia nhập vào nghề cá mà không cần bất cứ kỹ năng hay tài sản nào (Béné, 2003) Kết luận Nghiên cứu đã khẳng định rằng cộng đồng ngư dân. .. chỉnh = 0.326 and R2 = 0.371) sự biến động của Ln(CPC) trong các gia đình ngưdân ở ĐảoBíchĐầm được giải thích bằng mô hình hồi qui trên, trong đó một số yếu tố tác động quan trọng là FSIZE, CHILD, DEPEN và BOAT Dấu của các hệ số ước lượng cũng như sự kỳ vọng ban đầu, chỉ có riêng biến DEPEN là khác Tất cả các biến giải thích trong mô hình kinh tế lượng đều có ý nghĩa thông kê Cụ thể, biến FSIZE... yếu tố vĩ mô Phân tích này cũng cho thấy rằng, có khoảng 30% dân cư ở ĐảoBíchĐầm trong độ tuổi lao động nhưng không có việc làm Có thể nói đây là một sự lãng phí nguồn lực của địa phương Chính vì vậy, chính quyền địa phương có thể tạo ra nhiều việc làm hơn cho những ngư i này, đặc biệt là phụ nữ Mô hình hỗ trợ tạo việc làm của dự án bảo tồn biển khu vực Vịnh Nha Trang (Thu, 2005) nên được mở rộng hơn... mô nhỏ, nhất là những ngư i ở vùng đảo, cách biệt về địa lý sống trong điều kiện nghèo nàn hơn mức trung bình của địa phương Nguồn thu nhập của họ rất hạn chế, chủ yếu là từ hoạt động khai thác hàng ngày với những nghề cá thủ công và không có nguồn thu nhập thay thế Qui mô hộ gia đình, số lượng trẻ em và tỷ lệ ngư i phụ thuộc có tác động đáng kể đến mức chi tiêu bình quân đầu ngư i Bên cạnh đó, những... dân được coi là ngư i nghèo nhất trong những ngư i nghèo xuất phát từ những nguyên nhân bên trong và bên ngoài nghề cá qui mô nhỏ (Béné, 2003) Về những nguyên nhân bên trong, sự nghèo khổ là do tài nguyên nguồn lợi ít (Copes, 1989) và điều kiện tự nhiên của tài sản chung trong nghề cá qui mô nhỏ (Gordon, 1954), nghĩa là nghề cá khai thác tự do cho phép nhiều ngư i gia nhập và điều này sẽ dẫn đến sự khai . VẤN ĐỀ NGHÈO ĐÓI CỦA NGƯ DÂN VEN BIỂN KHÁNH HÒA- TRƯỜNG HỢP ĐẢO BÍCH ĐẦM Võ Văn Diễn Bộ môn Kinh tế thủy sản - Khoa Kinh tế Đặt vấn đề Việt Nam điều kiện. là mức độ nghèo khổ của ngư dân như thế nào, những nhân tố cơ bản nào tác động đến sự nghèo khổ của ngư dân và liệu cộng đồng ngư dân ở những khu vực địa