Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 40 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
40
Dung lượng
3,36 MB
Nội dung
BỘ VĂN HÓA THỂ THAO VÀ DU LỊCH TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA TPHCM Lớp thiết kếvàđiềuhànhtour – ĐH Du Lịch 6 Nhóm 3 BÁO CÁO TOUR THỰC TẾ MIỀN TÂY MÔN HỌC: ĐỊA LÝ DU LỊCH 1 MỤC LỤC Mục lục .2 Lời cảm ơn .3 Phần mở đầu .4 Nội dung .6 I. KHÁI QUÁT VỀ TIỂU VÙNG TÂY NAM BỘ 6 II. TIỀM NĂNG DU LỊCH CỦA TIỂU VÙNG TÂY NAM BỘ .8 1. Tài nguyên du lịch tự nhiên .8 2. Tài nguyên du lịch nhân văn 11 III. HỆ THỐNG CƠ SỞ HẠ TẦNG VÀ CƠ SỞ VẬT CHẤT – KỸ THUẬT PHỤC VỤ DU LỊCH 15 1. Hệ thống cơ sở hạ tầng .15 2. Hệ thống cơ sở vật chất – kỹ thuật .16 IV. KHÁI QUÁT HOẠT ĐỘNG THỰC TRẠNG DU LỊCH 19 1. Thực trạng hoạt động du lịch .19 2. Các loại hình hoạt động du lịch và sản phẩm du lịch tiêu biểu 21 3. Các tuyến du lịch và các địa bàn hoạt động du lịch chủ yếu .24 V. MỘT SỐ ĐIỂM DU LỊCH ĐÃ KHẢO SÁT .25 1. Khát quát về tuyến đã khảo sát 25 2. Một số điểm đã khảo sát 30 Tài liệu tham khảo 39 Kết luận 40 LỜI CẢM ƠN 2 Để hoàn thành được chuyến đi thực tế miền Tây và có thể viết được bài báo cáo tour này, chúng em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến khoa Du lịch, BGH trường Đại học Văn Hóa Tp.HCM đã tạo điều kiện thực hiện chuyến đi thành công tốt đẹp; Đặc biệt cám ơn sự góp mặt xuyên suốt của thầy Mai Hà Phương – giảng viên giảng dạy môn Địa lý du lịch, cũng là người chịu trách nhiệm chính trong việc tổ chức chuyến đi cho lớp thiết kếvàđiềuhànhtour - Du lịch 6. Gửi lời cảm ơn đến cô Nguyễn Thị Minh Ngọc – giảng viên khoa Du Lịch đã là người trưởng xe, người hướng dẫn chu đáo, nhiệt tình cho lớp trong suốt chuyến đi ! Chúng em cũng xin gửi lời cám ơn đến chị Nguyên Thảo, anh Đức Phú và anh Nam nói riêng và công ty Saigontourist nói chung đã cho chúng em một chuyến đi thực tế thú vị, bổ ích và hơn hết là chu đáo và an toàn trong suốt hành trình về với miền Tây. Cuối cùng, xin gửi lời chúc sức khỏe và thành đạt đến các quý thầy cô, anh chị cùng quý công ty ! Thân ái. PHẦN MỞ ĐẦU 3 Với mục đích ôn tập và khắc sâu kiến thức về Tổng quan du lịch và Địa lý du lịch Việt Nam đã học, bước đầu tiếp cận với một số hoạt động mang tính đặc thù của du lịch, học hỏi và từng bước rèn luyện phẩm chất nghề nghiệp du lịch cho sinh viên khoa Du lịch, khóa 6, 2011 – 2015, khoa Du lịch đã tổ chức chuyến đi thực tế 1 – Tp.HCM – Đồng bằng sông Cửu Long. Chuyến đi do công ty Dịch vụ Lữ hành Saigontourist tổ chức với tên gọi “Sông nước miền Tây” (6 ngày 5 đêm) từ 28/05/2013 đến 02/06/2013. Khảo sát một số điểm du lịch tại các tỉnh An Giang, Tiền Giang, Kiên Giang, Cần Thơ, Bạc Liêu, Sóc Trăng, Cà Mau và cung đường đi qua địa bàn của 11/13 tỉnh, thành đồng bằng sông Cửu Long. Qua chuyến đi trên, sinh viên được kiểm tra lại kiến thức về tài nguyên du lịch, sự phân hóa tài nguyên du lịch theo lãnh thổ, hệ thống phân vị du lịch, tuyến và điểm du lịch, một số điểm tài nguyên đang được khai thác du lịch, hệ thống cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch; quan sát, tìm hiểu về các hoạt động du lịch diễn ra trên thực tế, các loại hình kinh doanh du lịch, các loại hình du lịch, các mô hình phát triển du lịch và tác động của hoạt động du lịch đối với các môi trường tự nhiên, kinh tế, văn hóa – xã hội trên một số lãnh thổ, cụ thể là một số tỉnh miền Tây Nam Bộ. Đây là bài báo cáo sau chuyến thực tế của nhóm, do sự tiếp thu và hiểu biết hạn hẹp, cũng như đây là lần đầu tiên viết bài báo cáo tour nên khó tránh khỏi những sai sót, chúng em rất mong nhận được sự góp ý, chỉnh sửa để bài làm được hoàn thiện hơn, đồng thời rút kinh nghiệm trong những bài sau. Xin chân thành cám ơn quý thầy cô ! 4 5 I. KHÁI QUÁT VỀ TIỂU VÙNG TÂY NAM BỘ - Vị trí địa lý: Phía bắc giáp vùng kinh tế Đông Nam Bộ, phía tây giáp Campuchia, phía nam giáp vịnh Thái Lan và phía đông giáp Biển Đông - Các điểm cực của đồng bằng trên đất liền: điểm cực Tây 106°26 ´(xã Mĩ Đức, Thị xã Hà Tiên, tỉnh Kiên Giang), cực Đông ở 106°48´(xã Tân Điền, huyện Gò Công Đông, tỉnh Tiền Giang), cực Bắc ở 11°1´B (xã Lộc Giang, huyện Đức Hoà, tỉnh Long An) cực Nam ở 85°33´B (huyện Đất Mũi, huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau). Ngoài ra còn có các đảo tiền tiêu của Việt Nam như quần đảo Phú Quốc, quần đảo Thổ Chu, đảo Hòn Khoai. - Diện tích:40.548,2 km² (2011) - Dân số:17.330.900 người (2009) - Dân tộc:Việt, Khmer, Hoa, Chăm… - Đơn vị hành chính:gồm 12 tỉnh là Long An, Tiền Giang, Hậu Giang, Đồng Tháp, Vĩnh Long, Trà Vinh, Sóc Trăng, Bến Tre, An Giang, Kiên Giang, Bạc Liêu, Cà Mau và 1 thành phố Cần Thơ. - Vài nét về kinh tế - xã hội: Quyết định số 492/QĐ-TTg ngày 16 tháng 4 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ Việt Nam phê duyệt đề án thành lập “Vùng kinh tế trọng điểm vùng đồng bằng sông Cửu Long”. “Vùng kinh tế trọng điểm vùng đồng bằng sông Cửu Long” là tên gọi khu vực phát triển kinh tế động lực ở miền Tây Nam Bộ Việt Nam, gồm các tỉnh, thành phố: Cần Thơ, An Giang, Kiên Giang và Cà Mau. Đề án thành lập vùng kinh tế trọng điểm này đã được Thủ tướng Chính phủ Việt Nam phê duyệt ngày 16 tháng 4 năm 2009. Theo đề án, đến năm 2020, vùng kinh tế trọng điểm này sẽ là trung tâm lớn về sản xuất lúa gạo, nuôi trồng, đánh bắt và chế biến thủy sản, đóng góp lớn vào xuất khẩu nông thủy sản của cả nước. Ngoài ra, vùng kinh tế này còn đóng vai trò quan trọng trong chuyển giao công nghệ sinh học, cung cấp giống, các dịch vụ kỹ thuật, chế biến và xuất khẩu các sản phẩm nông nghiệp cho cả vùng ĐBSCL. 6 Nhìn chung khí hậu và địa hình của vùng thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là sản xuất nông, thủy sản (52% sản lượng lúa gạo cả nước, mức bình quân đầu người 1.012.3kg/người năm 1999, trong khi đó bình quân lương thực đầu người của cả nước chỉ có 448 kg). Ngoài ra điều kiện tự nhiên của vùng còn thuận lợi cho chăn nuôi gia cầm (chiếm 25% đàn gia cầm của cả nước), nuôi trồng và đánh bắt thuỷ sản: (chiếm 48% diện tích nuôi trồng thuỷ sản và 40% sản lượng hải sản khai thác của cả nước, đặc biệt chiếm 50% sản lượng tôm nuôi của cả nước). Vùng còn nuôi nhiều loại thuỷ sản có giá trị dinh dưỡng cao như lươn, cua, ếch, đồi mồi, rùa và trồng nhiều loại cây ăn quả như xoài, sầu riêng, mãng cụt, cam, dừa . Là vùng kinh tế nông nghiệp trọng điểm của cả nước, cho đến hiện nay ĐBSCL – miền Tây Nam bộ luôn dẫn đầu cả nước về nhiều mặt hàng nông sản. Trong đó, sản lượng lúa đạt gần 22 triệu tấn, mỗi năm Tây Nam bộ đóng góp 90% kim ngạch xuất khẩu gạo của cả nước với trên 3 tỷ đô-la Mỹ. Tính đến năm 2012, toàn vùng còn có hơn 300 ngàn ha cây ăn trái, chiếm 40% diện tích cây ăn trái cả nước. Sản lượng trái cây của ĐBSCL hiện đạt 3,5 triệu tấn, tăng 1 triệu tấn so với 10 năm trước đó.Đây cũng là một trong những thế mạnh của Tây Nam Bộ trong phát triển du lịch.Du lịch sinh thái bắt đầu khởi sắc như du lịch trên sông nước, vườn, khám phá các cù lao. Du lịch bền vững bước đầu hình thành với sự thành công của khu nghỉ dưỡng bền vững Mekong Lodge tại Tiền Giang và nhiều địa phương khác như Bến Tre,Vĩnh Long. Tuy nhiên chất lượng và sức cạnh tranh của các khu du lịch không đồng đều và còn nhiều hạn chế. Đồng bằng sông Cửu Long đang được đầu tư để nâng cao chất lượng tốt hơn và hiệu quả kinh tế trong khu vực. II. TIỀM NĂNG DU LỊCH CỦA TIỂU VÙNG TÂY NAM BỘ 1. Tài nguyên du lịch tự nhiên 1.1. Địa hình 7 Địa hình của vùng chủ yếu là đồng bằng có kiến tạo trẻ, với đất phù sa do sông Mê Kông bồi đắp. (Sông Mê Kông dài khoảng 4,500km, bắt nguồn từ Tây Tạng - Trung Quốc chảy qua các nước Lào, Mi-an-ma, Thái Lan và Cam-pu-chia, đoạn chảy qua Việt Nam có chiều dài 250km, chỗ rộng nhất 2.000m, chia làm 2 nhánh: Tiền Giang và Hậu Giang sau đó đổ ra biển bằng 9 cửa. Vì vậy có tên gọi cửu Long (chín con rồng). Lượng phù sa sông mang theo rất lớn, gấp 10 lần lượng phù sa của sông Hồng. Theo các nhà khoa học, nếu lượng phù sa của sông được tích tụ trong 60 năm sẽ làm cho đồng bằng Nam Bộ dày thêm l mét. Nước sông tương đối điều hoà, ít xảy ra lũ lụt, hằng năm đồng bằng vẫn tiếp tục phát triển về phía nam khoảng l00m. Độ cao trung bình của đồng bằng từ 3-5m so với mức nước biển, độ dốc trung bình l cm/km 2 được chia làm 2 phần: Phần thượng châu thổ có độ cao từ 2 - 5m, bị ngập nước vào mùa mưa, bề mặt có nhiều vùng trũng lớn. Phần hạ châu thổ địa hình thấp hơn, thường xuyên chịu tác động của thủy triều, sông biển, mực nước lên xuống nhanh, độ cao từ 1-2m, đất thường bị ngập mặn. Vùng có hơn 700km đường bờ biển, có nhiều đảo ngoài khơi thuận lợi cho phát triển, giao lưu kinh tế, văn hoá với các nước và thuận lợi cho đánh bắt nuôi trồng hải sản.Đây là vùng tận cùng phía tây nam của Việt Nam, tiếp giáp với biển của các nước Đông Nam Á (Singapore, Thái Lan, Malaisia, Philipine, Indonesia), nằm trong khu vực có nhiều đường giao thông hàng hải quốc tế quan trọng, nối Nam Á với Đông Á, châu Úc và các quần đảo trong Thái Bình Dương. 1.2. Khí hậu Vùng có khí hậu nhiệt đối ẩm mang tính chất cận xích đạo, nhiệt độ trung bình năm: 24 - 27°C, biên độ nhiệt độ trung bình năm từ 2 - 3°C, chênh lệch nhiệt độ 8 ngày và đêm ít, tổng nhiệt độ hoạt động từ 9.500 - 10.000°C, ít có bão và nhiễu loạn thời tiết. Mưa tập trung từ tháng 5 đến tháng 10 chiếm khoảng 90% tổng lượng mưa cả năm. Mưa nhiều nhất ở Cà Mau: 2.000mm/năm, Gò Công mưa ít nhất: 1.300mm/năm, mưa tập trung nhiều vào tháng 9, 10. Số giờ nắng nhiều vào tháng 2, tháng 3 (mỗi ngày 8 - 9 giờ nắng) trong khi đó tháng 8 - 9 chỉ có 4,5 - 5,3 giờ/ngày. Độ ẩm tháng 2 - 3: 60 - 67%, độ ẩm tháng 7 – 10: 85 - 89%. Tổng hòa những đặc điểm khí hậu đã tạo cho ĐBSCL những lợi thế mang tính so sánh riêng biệt mà các nơi khác khó có thể có được, đó là một nền nhiệt độ, chế độ bức xạ nhiệt, chế độ nắng cao và ổn định trong vùng. Điều này rất thuận lợi cho việc phát triển sản xuất nông – thủy – hải sản và du lịch. 1.3. Tài nguyên nước ĐBSCL lấy nước ngọt từ sông Mêkông và nước mưa. Cả hai nguồn nước này đều đặc trưng theo mùa một cách rõ rệt. Lượng nước bình quân của sông Mêkông chảy qua ĐBSCL là hơn 460 tỷ m 3 và vận chuyển khoảng 150 – 200 triệu tấn phù sa. ĐBSCL có hệ thống sông ngòi kênh rạch chằng chịt (tổng chiều dài hơn 28.000km), cung cấp nước ngọt quanh năm, rất thuận tiện cho giao thông đường thuỷ và nuôi trồng thuỷ sản cũng như phát triển các loại hình du lịch gắn với sông nước. Về mùa khô, từ tháng 11 đến tháng 4, sông Mêkông là nguồn nước mặt duy nhất. Về mùa mưa, lượng mưa trung bình hằng năm dao động từ 2.400 mm ở vùng phía Tây ĐBSCL, đến 1.300 mm ở vùng trung tâm và 1.600 mm ở vùng phía Đông. Mùa lũ thường xảy ra vào tháng 9, nước sông lớn gây ngập lụt. ĐBSCL có trữ lượng nước ngầm không lớn. Sản phẩm khai thác được ở mức 1 triệu m 3 /ngày đêm, chủ yếu phục vụ nước sinh hoạt. 1.4. Tài nguyên sinh vật 9 Cùng với hệ thống kênh rạch, sông ngòi, đường bờ biển dài trên 700 km với nhiều đảo và quần đảo đã khiến Tây Nam Bộ trở thành vùng thuỷ sản lớn nhất nước, có hệsinh thái rừng ngập mặn điển hình nhất nước. Đồng bằng sông Cửu Long còn có nhiều rừng ngập mặn ở Bạc Liêu, Cà Mau chủ yếu là đước với diện tích 150.000ha, còn ở Kiên Giang chủ yếu là rừng tràm. Rừng tràm U Minh có diện tích 170.000ha (cây cao tới 3 - 4m,có 14 loại cây có tinh dầu, 30 loài cây thân gỗ, 24 loại cây làm phân xanh, 14 loài làm thức ăn cho người, gia súc, 5 loài làm thuốc, 21 loại cho hoa để nuôi ong mật) … Tại vùng rừng ngập mặn còn có nhiều loại động vật dưới nước: cá, cua,tôm, lươn, . Trên cạn có 386 loài chim sống tại các sân chim nổi tiếng như Ngọc Hiển, Cái Nước, Vĩnh Lộc (Bạc Liêu, Cà Mau), vườn Cù lao đất (Bến Tre), U Minh(Cà Mau). Ngoài ra còn có vùng Đồng Tháp Mười, được biết đến như nơi hiếm hoi ở Việt Nam còn lưu giữ những giá trị sinh học của vùng đất ngập nước như: Vườn quốc gia Tràm Chim, Khu bảo tồn đất ngập nước Láng Sen, Trung tâm Nghiên cứu Bảo tồn và Phát triển dược liệu Đồng Tháp Mười. Vùng có 4 vườn quốc gia: U Minh Thượng, Phú Quốc (Kiên Giang), Tràm Chim (Đồng Tháp), Đất Mũi (Cà Mau). 2. Tài nguyên du lịch nhân văn 2.1. Các di tích văn hóa lịch sử Trong lịch sử, quá trình tụ cư, di cư và cộng cư của nhiều dân tộc trên vùng đất châu thổ Cửu Long đã tạo nên một nền văn hóa đa dạng với nhiều nét đặc sắc, 10 [...]... hồ ô dước Năm 1962, ngôi miếu được tu sửa khang trang bằng đá miểng vàlợp ngói âm dương Năm 1965, Hội quý tế cho xây nới rộng nhà khách và làm hàng rào nhà chính điện của ngôi miếu Năm 1972, ngôi miếu được tái thiết lớn và hoàn thành vào năm 1976, tạo nên dáng vẻ như hiện nay, và người thiết kế là hai kiến trúc sư Huỳnh Kim Mãng và Nguyễn Bá Lăng Đến khi ấy, kiến trúc miếu có dạng chữ "quốc", hình... – Cà Mau Thành phố Rạch Giá – tỉnh Kiên Giang Rạch Giá là thành phố biển của vùng ĐBSCL, đồng thời cũng là trung tâm hành chính, kinh tế, văn hóa và đầu mối giao thông quan trọng của tỉnh Kiên Giang, vị trí đô thị nằm trong khoảng 10°1′0″ vĩ Bắc, 105°4′60″ kinh Đông Phía Đông thành phố giáp các huyện Tân Hiệp và Châu Thành; phía Tây giáp vịnh Thái Lan; phía Nam giáp các huyện Châu Thành và An Biên;... Giang - Đông và Đông Bắc giáp tỉnh Sóc Trăng - Tây và Tây Nam giáp tỉnh Cà Mau - Đông và Đông Nam giáp biển Đông Bạc Liêu có diện tích tự nhiên là 2.542 km 2, các đơn vị hành chính bao gồm 7 huyện, thị : Thị xã Bạc Liêu, các huyện Hòa Bình, Vĩnh Lợi, Hồng Dân, Giá Rai, Đông Hải, Phước Long, với tổng cộng 61 xã, phường và thị trấn Thị xã Bạc Liêu là đô thị loại III và cũng là trung tâm hành chính của... 60 ngôi mộ cổ được chia thành 4 khu riêng biệt: khu 1 là lăng mộ các tiểu vương dòng họ Mạc, khu 2 là lăng mộ các phu nhân, khu 3 là lăng mộ các quan và khu 4 là lăng mộ các thành viên khác của dòng họ Mạc Lăng mộ ông Mạc Cửu nằm ở vị trí cao nhất trong khu 1, có hình bán nguyệt và được khoét sâu vào núi Mộ được xây theo thuật phong thủy, lưng tựa vào núi, mặt quay ra biển và ở hai bên mộ có 35 hai... lũ và ít có bão 27 Các điểm khảo sát:chùa Hang, Hòn Chông, Hòn Phụ Tử, đền thờ Nguyễn Trung Trực, mũi Cà Mau • Cà Mau – Cần Thơ Tỉnh Bạc Liêu: Bạc Liêu là tỉnh ở miền Tây Nam bộ thuộc Khu vực Đồng bằng Sông cửu Long nằm phía Đông Bắc của bán đảo Cà Mau, cách Thành phố Hồ Chí Minh 280 km, thành phố Cần Thơ 110 km (phía Bắc) và cách thành phố Cà Mau 67 km (phía Nam) - Phía Bắc giáp tỉnh Hậu Giang và. .. du lịch, thiết kế tour về miền Tây cũng rất gian nan vì quá giống nhau Các tour ngắn ngày chỉ có thể đến Long An, Tiền Giang, Vĩnh Long 19 Còn dài ngày thì chỉ có kết hợp đi An Giang qua Campuchia Khách ít chịu lưu trú lại các điểm du lịch miền Tây vì thiếu nơi vui chơi, mua sắm Thói quen đi ngủ rất sớm của miền Tây cũng ảnh hưởng đến việc lưu trú lại của khách du lịch từ xa đến Riêng các tour của... khẩu dồi dào và đa dạng, đặc biệt là gạo và hàng thủy sản, nông sản thực phẩm chế biến Đây là vùng có nhiều tiềm năng kinh tế để phát triển sản xuất, đồng thời cũng là nơi tiêu thụ hàng hóa và cung cấp dịch vụ lớn cho khu vực và cả nước Sóc Trăng nằm ở cửa Nam sông Hậu, cách thành phố Hồ Chí Minh 231km, cách Cần Thơ 62km Diện tích tự nhiên 3.310,03 km2, xấp xỉ 1% diện tích của cả nước và 8,3% diện... thành phố Cần Thơ khoảng 6 km đường bộ và mất 30 phút nếu đi bằng thuyền từ Bến Ninh Kiều Thuở xưa, chợ nổi hình thành là đường bộ và phương tiện lưu thông đường bộ chưa phát triển, trong khi đó nhu cầu mua bán, trao đổi hàng hóa, người ta tụ tập trên sông và bằng các phương tiện như xuồng, ghe, tắc ráng Ngày nay, dù mạng lưới giao thông đường bộ đã phát triển rộng khắp nhưng chợ nổi vẫn tồn tại và. .. tự nhiên và đấu tranh xây dựng xã hội đã tạo nên một cộng đồng cư dân có tinh thần đoàn kết, cởi mở, cần cù, sáng tạo, và một nền văn hóa đa dạng, giàu bản sắc, với nhiều di sản vật thể và phi vật thể độc đáo Bên cạnh đó, khu vực ĐBSCL có sự giao thoa của nhiều luồng văn hóa khu vực và thế giới đến từ Ấn Độ, Trung Hoa, Ả-rập, phương Tây, song văn hóa bản địa, văn hóa Việt Nam vẫn nổi trội và rõ nét,... Châu Thành và An Biên; phía Bắc giáp các huyện Hòn Đất và Tân Hiệp Thành phố Rạch Giá cách TP.HCM 250 km về hướng Tây Nam, cách Tp.Cần Thơ 116 km về hướng Tây và cửa khẩu quốc tế Hà Tiên 95 km về hướng Đông Nam Rạch Giá có nhiều lợi thế về giao thông đường thủy, đường biển, đường bộ và đường hàng không nhằm kết nối với các trung tâm lớn trong nước và khu vực Đông Nam Á Chính vì lợi thế so sánh về đặc . tỉnh miền Tây Nam Bộ. Đây là bài báo cáo sau chuyến thực tế của nhóm, do sự tiếp thu và hiểu biết hạn hẹp, cũng như đây là lần đầu tiên viết bài báo cáo tour. TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA TPHCM Lớp thiết kế và điều hành tour – ĐH Du Lịch 6 Nhóm 3 BÁO CÁO TOUR THỰC TẾ MIỀN TÂY MÔN HỌC: ĐỊA LÝ DU LỊCH 1 MỤC LỤC Mục lục .2