1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

HÓA ĐẠI CƯƠNG

139 747 4

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 139
Dung lượng 1,2 MB

Nội dung

HÓA ĐẠI CƯƠNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG THÁI NGUYÊN

1 Chương 1: CÁC KHÁI NIỆM, ĐỊNH LUẬT CƠ BẢN CỦA HOÁ HỌC (Tiết 1) I - Mục tiêu: Nắm được các nội dung: - Các định luật cơ bản của thuyết nguyên tử, phân tử. - Các khái niệm nguyên tử, phân tử, đơn chất, hợp chất, ký hiệu hoá học, công thức hoá học. II – Nội dung: 1.1. Các định luật, khái niệm cơ bản của thuyết nguyên tử - phân tử. Vào cuối thế kỷ 18 đầu thế kỷ 19 lịch sử khám phá ra một loạt định luật cơ bản làm nền tảng của thuyết nguyên tử - phân tử: - Định luật Bảo toàn khối lượng (Lavoisier- 1743-1794); - Định luật thành phần không đổi (Proust 1754-1826); - Định luật Tỉ lệ bôi (Dalton 1766-1850); - Định luật Tỉ lệ thể tích(Gay-Lussac 1778-1850); - Định luật Avogadro (1776-1850) Được xem là các định luật cơ bản của hoá học vì chúng đặt cơ sở cho sự hình thành thuyết nguyên tử- phân tử, cơ sở của hoá học hiện đại, và là cơ sở cho những tính toán định lượng trong hoá học. 1.1.1. Định luật bảo toàn khối lượng (M. V. Lomonosov và A. L. Lavoisier khám phá). - Nội dung: “Khối lượng các chất tham gia phản ứng bằng khối lượng các sản phẩm tạo thành”. - Nhận xét: Theo vật lý hiện đại, định luật bảo toàn khối lượng chỉ hoàn toàn đúng khi các phản ứng hoá học không kèm theo hiệu ứng nhiệt. Trong trường hợp ngược lại, khi phản ứng giải phóng hay hấp thụ lượng nhiệt Q, khối lượng của phản ứng phải giảm hay tăng một lượng  m thoả mãn định luật Einstein (Anhstanh). Q =  m.c 2 Trong đó: c = 3.10 8 m/s tốc độ ánh sáng Tuy nhiên, do hiệu ứng nhiệt của các phản ứng hoá học chỉ vào khoảng 10 2 KJ/mol, sự thay đổi khối lượng tương ứng là:  m = 2 Q c = 2 3 8 2 10 10 (3.10 ) 10 11 kg. Vì sự thay đổi khối lượng là rất bé, có thể bỏ qua , trong hoá học người ta vẫn chấp nhận định luật bảo toàn khối lượng. - Ứng dụng: + Cân bằng các phương trình hoá học: Theo định luật bảo toàn khối lượng, trong phản ứng hoá học số nguyên tử của mỗi 2 nguyên tố được bảo toàn, do đó số nguyên tử của mỗi nguyên tố ở hai vế của phương trình phản ứng hoá học phải bằng nhau. + Tính khối lượng của các chất tham gia phản ứng và các sản phẩm phản ứng theo quy tắc tỉ lệ thuận dựa theo phương trình phản ứng. Ví dụ: Quá trình điều chế H 2 SO 4 được thực hiện qua các phản ứng sau: 4FeS 2 + 11O 2 = 2 Fe 2 O 3 + 8 SO 2 (1) 2 SO 2 + O 2 = 2 SO 3 (2) SO 3 + H 2 O = H 2 SO 4 (3) Có thể điều chế được bao nhiêu kg H 2 SO 4 nguyên chất từ 1kg pirit sắt nguyên chất (FeS 2 ). Giải: Cách1: Tìm phương trình phản ứng tổng cộng bằng cách nhân (2) với 4 và nhân (3) với 8 4FeS 2 + 11O 2 = 2Fe 2 O 3 + 8SO 2 (1) 2SO 2 + O 2 = 2SO 3 (2) x 4 SO 3 + H 2 O = H 2 SO 4 (3) x 8 4FeS 2 + 15O 2 + 8H 2 O = 2Fe 2 O 3 + 8H 2 SO 4 4.120g 8.98g 1000g x g x = 120.4 98.8.1000 = 1630(g) hay 16,3(kg) H 2 SO 4 nguyên chất. Cách 2: Sử dụng định luật bảo toàn khối lượng dưới dạng bảo toàn số nguyên tử của mỗi nguyên tố. Theo định luật bảo toàn số nguyên tử, từ 1 phân tử FeS 2 phải thu được 2 phân tử H 2 SO 4 : FeS 2 = 2 H 2 SO 4 120 g 2.98g 1000g x g Suy ra x = 1000.2.98 120 = 1630g hay 16,3 kg H 2 SO 4 .  Phương pháp này áp dụng thuận lợi cho các trường hợp không biết các phản ứng trung gian. 1.1.2. Định luật thành phần không đổi (do nhà bác học Pháp J. L. Proust tìm ra). - Nội dung: “Tỷ lệ khối lượng của các nguyên tố tham gia tạo thành một hợp chất luôn luôn không đổi, không phụ thuộc vào phương pháp điều chế”. Hay: “Một hợp chất dù điều chế bằng cách nào cũng luôn luôn có thành phần không đổi” 3 Ví dụ: Phân tử nước có công thức: H 2 O có rất nhiều cách điều chế: đốt cháy Hydrocacbon; phản ứng giữa axit với bazơ; khử CuO bằng H 2 … vẫn thu được nước có tỉ lệ giữa H:O = 1:8. - Ứng dụng: Mỗi hợp chất được đặc trưng bằng một công thức hoá học. - Nhận xét: + Định luật thành phần không đổi chỉ hoàn toàn đúng đối với các chất khí và chất lỏng khối lượng phân tử thấp. + Đối với các chất rắn, do những khuyết tật của mạng tinh thể, thành phần của hợp chất thường không ứng đúng với công thức hoá học. Ví dụ: Sunfua sắt điều chế bằng phương pháp khác nhau có tỉ lệ Fe và S khác nhau cứ 1 Fe dao động từ 0 đến 0,005 S. Điều chế các polyme bằng các cách khác nhau thì thu được polyme có số mônôme khác nhau. Chẳng hạn khi điều chế Polyme (-CH 2 -CH 2 -) n có số monome n = (10 3 10 6 ). 1.1.3. Định luật tỷ lệ bội (J. Dalton tìm ra) - Nội dung: “Nếu hai nguyên tố hóa hợp tạo thành một số hợp chất thì những phần khối lượng của nguyên tố này kết hợp với cùng một khối lượng của nguyên tố kia sẽ tỉ lệ với nhau như những số nguyên nhỏ”. Ví dụ: Ni tơ và oxi phản ứng tạo thành các oxit: N 2 O ; NO; NO 2 ; N 2 O 3 ; N 2 O 5 . Các khối lượng của oxi kết hợp với cùng khối lượng của ni tơ. Ví dụ: 7g Ni tơ sẽ là: N 2 O : NO : N 2 O 3 : NO 2 : N 2 O 5 4g : 8g : 12g : 16g : 20g Tỉ lệ là 4 : 8 : 12 : 16 : 20 = 1 : 2 : 3 : 4 : 5 (Tỉ lệ các số nguyên đơn giản); 1.1.4. Định luật tỷ lệ thể tích (do nhà bác học Pháp J. Gay - Lussac tìm ra). - Nội dung: “Thể tích các chất khí tham gia phản ứng tỷ lệ với nhau và tỷ lệ với thể tích các chất khí tạo thành dưới dạng những số nguyên nhỏ”. Ví dụ: H 2 + Cl 2 = 2HCl 1V 1V 2V  V H 2 : V Cl 2 : V HCl = 1: 1 : 2 Ví dụ: N 2 + 3 H 2 = 2 NH 3 1V 3 V 2 V  V N 2 : V H 2 : V NH 3 = 1: 3 : 2 1.1.5. Định luật Avogadrô (hệ quả của giả thuyết phân tử Avogadrô - năm 1811). - Nội dung: “Ở cùng một điều kiện nhiệt độ và áp suất các thể tích khí bằng nhau có chứa số phân tử khí bằng nhau”. - Áp dụng để giải thích: Ví dụ phản ứng trên: : N 2 + 3 H 2 = 2 NH 3 1V 3 V 2 V 4 Ở cùng nhiệt độ, áp suất và thể tích như nhau, các chất khí chứa cùng một số phân tử, cho nên tỉ lệ thể tích của các chất cũng chính là tỉ lệ phân tử; N 2 + 3 H 2 = 2 NH 3 Tỉ lệ thể tích: 1V 3 V 2 V Tỉ lệ phân tử: 1 3 2 - Hệ quả: Từ định luật Avogadro: + Phân tử của hầu hết các đơn chất khí đều chứa 2 nguyên tử ( trừ O 3 - ba nguyên tử và khí hiếm - đơn nguyên tử) + Thể tích mol của các chất khí ở ĐKTC ( P = 1atm; nhiệt độ 0 0 C = 273 0 K) bằng 22,4l + Số phân tử chứa trong 1 mol chất được gọi là số Avogadro: N = 6,023. 10 23 + Thể tích của các khí tham gia phản ứng và các sản phẩm khí tạo thành sau phản ứng theo qui tắc tam suất. Ví dụ: Tính thể tích không khí cần để đốt cháy hoàn toàn 10 lít etan, biết rằng không khí chứa 20% O 2 về thể tích . Thể tích các khí được đo ở cùng nhiệt độ và áp suất. Giải: Phương trình phản ứng đốt cháy etan C 2 H 4 + 7/2 O 2 = 2 CO 2 + 3H 2 O 1V 7/2 V 10 lit x lit  x = V Vlít 1 2/7.10 = 35 lít  V kk = 20 100.35 = 175 lit 1.1.6. Phương trình trạng thái khí lý tưởng. Các nghiên cứu về tính chất của các chất khí cho thấy ở nhiệt độ không quá thấp và áp suất không quá cao so với nhiệt độ và áp suất bình thường thì phần lớn các chất khí đều tuân theo một hệ thức gọi là phương trình trạng thái khí lý tưởng: PV = nRT trong đó P là áp suất của khí; V là thể tích của khí ; n là số mol khí; T là nhiệt độ tuyệt đối; R là hằng số khí. Các chất khí có tính chất thoả mãn phương trình này được gọi là khí lý tưởng. - Nhận xét: + Từ PV = n RT khi T = Const thì PV = Const  đó là định luật Boyle + Khi P = Const thì T V = P nR Const hay 1 1 T V = 2 2 T V  đó là nội dung định luật Charles (Sac Lơ) + Khi V = Const thì T P = V nR = Const hay 1 1 T P = 2 2 T P đó là nội dung của định luật Gay- Lussac 5 Như vậy định luật Boyle, định luật Charles (Sac Lơ) và định luật Gay- Lussac là những trường hợp riêng của một định luật chung được biểu diễn bằng phương trình trạng thái khí lý tưởng. Khi n = 1, PV = RT hay T PV = R = Const. Để tính giá trị của hằng số khí người ta có thể lấy các giá trị P ,V, tương ứng ở một điều kiện nào đó. Thường người ta lấy các giá trị ở điều kiện tiêu chuẩn. P 0 = 1 atm ; V 0 = 22,4 lit; T 0 = 273 0 K khi đó R = 0,082 l.atm.mol. K. Khi P tính bằng mmHg; V bằng ml; R= 62 400 mmHg.ml/mol.K Thực tế người ta còn hay dùng một đơn vị khác của R là cal/mol.K khi đó R = 1,987 cal/mol.K. 1.1.7. Phương trình trạng thái của khí thực. Vì các phân tử khí thực có thể tích khác không, giữa các phân tử khí thực có tương tác, cho nên để mô tả tính chất của các khí thực bằng một phương trình trạng thái có dạng tương tự phương trình trạng thái khí lý tưởng người ta phải đưa thêm vào các số hạng bổ chính đặc trưng cho 2 yếu tố này. Hệ thức thoả mãn điều kiện này là phương trình VandecVan: [ P + 2 2 V an ] (V – nb) = nRT Trong đó a là hằng số đặc trưng cho tương tác giữa các phân tử b là hằng số đặc trưng cho kích thước của các phân tử. Ta có bảng giá trị a, b của một số khí thực sau: khí He Ne Ảr H 2 N 2 O 2 A 0,0341 0,211 1,35 0,244 1,39 1,36 b 0,0237 0,0171 0,0322 0,0266 0,0391 0,0381 Khí Cl 2 CO CO 2 NO 2 CH 4 NH 3 A 6,94 1,49 3,59 3,78 2,25 4,17 b 0,0562 0,0399 0,0427 0,0441 0,0428 0,0371 Thứ nguyên của a là l 2 .atm.mol -2 , b là l.mol -1 Tuy nhiên , trong những trường hợp ở nhiệt độ không quá thấp, áp suất không quá cao, người ta vẫn áp dụng phương trình trạng thái khí lý tưởng cho khí thực. 1.1.8. Khái niệm về áp suất riêng. Khi có một hỗn hợp gồm các khí lý tưởng, trong đó số mol của một khí I nào đó 6 là n. Tổng số mol khí trong hỗn hợp sẽ là: n =   k i i n 1 Gọi thể tích của hỗn hợp là V, áp suất của hỗn hợp là P thì: PV = nRT = RTn i   P =  i n V RT Áp suất riêng phần khí i trong hỗn hợp là: P i = n i . V RT Suy ra: P P i =  V RT n V RT n i i . . hay P i = P n n i i .  Đại lượng  i n ký hiệu là x i được gọi là phần mol của khí i trong hỗn hợp. Ta nói áp suất riêng của một khí tỉ lệ với phần mol của nó trong hỗn hợp: P i = x i . P 1.2. Nguyên tử và phân tử. nguyên tố, đơn chất và hợp chất. 1.2.1. Nguyên tử. Các chất hoá học đều cấu tạo từ các nguyên tử. - Nguyên tử là hạt nhỏ nhất không thể phân chia về mặt hoá học, tham gia tạo thành phân tử. - Mỗi nguyên tử là một hệ trung hoà về điện. - Gồm: + Một hạt nhân mang điện tích dương. + Một hay nhiều electron (điện tử) mang điện tích âm quay chung quanh hạt nhân. - Hai đại lượng quan trọng nhất của nguyên tử: + Điện tích hạt nhân (Z) + Khối lượng nguyên tử (A)  Hạt nhân nguyên tử: + Cấu tạo: từ hai loại hạt cơ bản là proton (mang điện tích dương) và nơtron (không mang điện tích). + Các nguyên tử có cùng điện tích hạt nhân hợp thành một nguyên tố hoá học. Khi đó các nguyên tử của cùng một nguyên tố có cấu trúc vỏ electron giống nhau nên có tính chất hoá học giống nhau (các nguyên tố trong cùng 1 nhóm). - Có thể gặp những dạng nguyên tử có cùng điện tích hạt nhân (có số proton bằng nhau) nhưng có khối lượng khác nhau (do có số nơtron khác nhau). Những dạng nguyên tử như vậy được gọi là các đồng vị của cùng một nguyên tố hoá học. 7 Nếu ta lấy trị tuyệt đối của điện tích electron làm đơn vị đo điện tích thì điện tích của hạt nhân (Z) được biểu diễn bằng một số nguyên và bằng đúng số electron trong nguyên tử. Đó cũng chính là số hiệu nguyên tử của nguyên tố hoá học. 1.2.2. Phân tử. - Phân tử là hạt nhỏ nhất của một chất có khả năng tồn tại độc lập và còn mang những tính chất hoá học của chất đó. - Phân tử có thể chỉ là một nguyên tử (VD: Na,Mg… ) hay cấu tạo từ một số nguyên tử của cùng một nguyên tố hay của các nguyên tố khác nhau (O 2 , N 2 …. ) - Trong các chất hoá học ta có thể gặp những trường hợp tồn tại sau đây của các nguyên tử và phân tử: + Các nguyên tử của cùng một nguyên tố tồn tại độc lập, chỉ tương tác yếu với nhau bằng lực Van-der-Waals. Ví dụ: các khí trơ hêli, neon . + Các nguyên tử liên kết bền với nhau thành phân tử. Trong mỗi phần tử chỉ có một số hữu hạn nguyên tử. + Các nguyên tử liên kết với nhau thành những tập hợp gồm một số rất lớn (hàng tỷ) nguyên tử. Ví dụ: các tinh thể kim loại, tinh thể than chì . 1.2.3. Đơn chất và hợp chất. - Đơn chất là chất hoá học tạo thành từ một nguyên tố hoá học. Ví dụ: khí ôxi, lưu huỳnh, sắt là những đơn chất. Một nguyên tố có thể tồn tại dưới dạng một số đơn chất khác nhau gọi là các dạng thù hình. Ví dụ nguyên tố ôxy có hai dạng thù hình là ôxy (O 2 ) và ôzôn (O 3 ). - Hợp chất là chất hoá học tạo thành từ nhiều nguyên tố. Ví dụ nước (H 2 O) cấu tạo từ hai nguyên tố là ôxy và hyđro. 1.2.4. Ký hiệu hoá học và công thức hoá học. a. Ký hiệu hoá học là những chữ cái hoặc kết hợp hai chữ cái dùng để biểu diễn một nguyên tố hoá học. Ví dụ: H, O, C, Na, Zn, . Mỗi ký hiệu hoá học có ý nghĩa: + Chỉ nguyên tố đã cho + Chỉ một nguyên tử của nguyên tố đó + Chỉ một mol nguyên tử của nguyên tố đó b. Công thức hoá học là cách dùng ký hiệu hoá học để biểu diễn một chất hoá học. Ta thường gặp mấy loại công thức hoá học sau: - Công thức đơn giản hay công thức kinh nghiệm: + Cho biết tỷ số đơn giản giữa số nguyên tử của các nguyên tố hoá học. 8 + Ví dụ: NaCl là công thức kinh nghiệm của natri clorua. + Các chất anken đều có công thức đơn giản là CH 2 . - Công thức phân tử hay công thức nguyên: + Cho biết số nguyên tử của mỗi nguyên tố trong phân tử một chất. + Ví dụ: Cl 2 , O 2 , H 2 O, C 2 H 4 , . - Công thức cấu tạo: + Cho biết thứ tự liên kết giữa các nguyên tử trong phân tử. + Ví dụ: Nước có công thức cấu tạo: H - O - H Ngoài ra ta còn gặp các loại công thức hoá học khác khi nghiên cứu sâu cấu tạo phân tử. 9 Chương 1: CÁC KHÁI NIỆM, ĐỊNH LUẬT CƠ BẢN CỦA HOÁ HỌC ( Tiết 2 ) I - Mục tiêu: Nắm được các nội dung: - Khối lượng nguyên tử, khối lượng phân tử. Mol và khối lượng mol. - Phản ứng hoá học. II - Nội dung: 1.3. Khối lượng nguyên tử - khối lượng phân tử. Mol. 1.3.1. Đơn vị khối lượng nguyên tử. - Đơn vị: amu (ký hiệu viết tắt của thuật ngữ tiếng Anh: atomic mass unit). - Theo quy ước quốc tế 1 12 một nguyên tử của đồng vị cacbon có 6 proton và 6 nơtron (được gọi là C-12) có khối lượng chính xác bằng 12 amu. - Như vậy một đơn vị khối lượng nguyên tử, tức là 1amu bằng khối lượng nguyên tử C-12. - Đơn vị khối lượng nguyên tử còn được gọi là dalton (Da). 1.3.2. Khối lượng nguyên tử. - Khối lượng nguyên tử (hay nguyên tử khối) là khối lượng của nguyên tử biểu diễn qua đơn vị amu. Ví dụ: khối lượng nguyên tử hyđro là 1,0079 amu, lấy gần đúng là 1,008 amu, lấy gần đúng thô hơn là 1,0 amu. - Số khối (A) của hạt nhân nguyên tử là số nguyên tử bằng hay xấp xỉ bằng khối lượng nguyên tử đó. Ví dụ: Số khối của C-12 là 12 Số khối của H là 1 Nguyên tử Cu - 63 có số khối là 63. Số khối bằng số nucleon có trong hạt nhân. Trong tự nhiên phần lớn các nguyên tố tồn tại dưới dạng hỗn hợp các đồng vị, vì vậy khi ta đo khối lượng nguyên tử của nguyên tố ta sẽ chỉ được khối lượng nguyên tử trung bình của các đồng vị của nguyên tố đó. Ví dụ: Hai đồng vị có nhiều trong tự nhiên của nguyên tố cacbon là C-12 và C-13. Đồng vị C-12 có m = 12,00000 amu và chiếm 98,89% số nguyên tử. 10 Đồng vị C-13 có m = 13,00335 chiếm 1,11% số nguyên tử.  Khối lượng nguyên tử trung bình của nguyên tố cacbon trong tự nhiên là: (0,9889).(12,00000 amu) + (0,0111).(13,00335 amu) = 12,01 amu. 1.3.3. Khối lượng phân tử. - Khối lượng phân tử hay phân tử khối là khối lượng của phân tử tính ra amu. - Khối lượng phân tử bằng tổng khối lượng các nguyên tử tạo thành phân tử đó. - Ví dụ: khối lượng phân tử nước là tổng khối lượng của 2 nguyên tử hyđro và khối lượng của 1 nguyên tử ôxi. 2  1,008 amu + 1  16,00 amu = 18,016  18,02 amu. Nếu không cần độ chính xác cao thì lấy trị số 18,0. 1.3.4. Mol và khối lượng mol. - Mol - là lượng chất có chứa số đơn vị cấu trúc bằng số Avogadro (N A ). Số Avogadro bằng số nguyên tử C-12 có trong 12 gam đồng vị C-12. Hiện nay người ta chấp nhận trị số của số Avogadro là 6,02214  10 23 . - Mol - nguyên tử của một nguyên tố (trước đây gọi là nguyên tử gam) là lượng nguyên tố đó có chứa N A nguyên tử. - Mol - phân tử của một chất là lượng chất đó có chứa N A phân tử. - Mol - ion của một loại ion là lượng ion đó có chứa N A ion. - Mol - electron là lượng electron có chứa N A electron. - Khối lượng mol là khối lượng của 1 mol vật chất tính ra gam. Ví dụ: Khối lượng mol - nguyên tử của đồng vị C-12 là 12,000 gam. Khối lượng mol - nguyên tử trung bình của nguyên tố cacbon gặp trong tự nhiên là 12,01 gam. Khối lượng mol - phân tử của nước 18,02 gam. Khối lượng mol ion của ion OH - là 17,01 gam. 1.4. Phản ứng hoá học. 1.4.1. Phản ứng hoá học và phương trình hoá học. - Phản ứng hoá học là quá trình biến đổi các chất này thành các chất khác. Khi đó một số hay toàn bộ mối liên kết hoá học giữa các nguyên tử trong các chất tham gia phản ứng bị phá vỡ và hình thành những mối liên kết mới giữa các nguyên tử trong sản phẩm phản ứng.  Như vậy trong phản ứng hoá học cấu trúc của các chất bị thay đổi nhưng tổng số nguyên tử của mỗi nguyên tố được bảo toàn, do đó tổng khối lượng các chất tạo thành sau phản ứng bằng tổng khối lượng các chất tham gia phản ứng. [...]...- Biến đổi vật lý là quá trình biến đổi trạng thái vật lý của một chất Ví dụ: các quá trình nóng chảy, kết tinh, bay hơi, ngưng tụ hoặc quá trình biến dạng thù hình (than chì biến thành kim cương hoặc photpho đỏ biến thành photpho trắng ) là các biến đổi vật lý Trong biến đổi vật lý, bản chất hoá học của các chất không thay đổi - Để biểu diễn các phản ứng hoá học người ta dùng các phương... âm điện của H, S, O lần lượt là 2,1; 2,6; 3,5 nên số ôxy hoá của H, S, O lần lượt là +1, +6, -2 - Để cân bằng phản ứng ôxy hoá khử phải phải tiến hành từng bước sau: +Tìm ra những nguyên tử có số oxi hóa thay đổi trong phản ứng + Lập sơ đồ cân bằng số oxi hoá của chất khử và chất ôxy hoá, từ đó xác định hệ số của chất oxi hoá và chất khử + Tìm hệ số của các chất khác trong phương trình hoá học dựa... trưng cho mô men động lượng cuả electron còn gọi là momen  động lượng obitan, được tính bằng công thức: M = P  r = m v  r  Dấu  biểu diễn bằng phép lập tích có hướng của hai véc tơ là P và  r M là đại lượng vec tơ nên xác định nó ta phải xác định cả 3 thành phần độ lớn, phương, chiều của nó Hoặc xác định các thành phần hình chiếu M (Mx, My,Mz) Tuy nhiên cơ học lượng tử cho thấy đối với electron... nội dung: - Hệ thống tuần hoàn các nguyên tố hoá học - Định luật tuần hoàn - Bảng hệ thống tuần hoàn II - Nội dung: 2.6 Hệ thống tuần hoàn các nguyên tố hoá học 2.6.1 Định luật tuần hoàn Năm 1869, nhà hóa học người Nga - Menđêlêep đã phát biểu định luật tuần hoàn: “ Tính chất các đơn chất, thành phần và tính chất các hợp chất của các nguyên tố biến thiên một cách tuần hoàn theo chiều tăng khối lượng . tạo ra được nhiều đồng vị phóng xạ của nhiều nguyên tố. Được ứng dụng trong khoa học và kỹ thuật. Ví dụ: Xác định nguyên tử O được tách ra trong phản ứng

Ngày đăng: 04/01/2014, 01:20

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

2.4.4. Hình dạng của các mây electron. - HÓA ĐẠI CƯƠNG
2.4.4. Hình dạng của các mây electron (Trang 27)
Bảng 1: Độ âm điện của nguyên tử của một số nguyên tố - HÓA ĐẠI CƯƠNG
Bảng 1 Độ âm điện của nguyên tử của một số nguyên tố (Trang 40)
Bảng 2: Độ dài liên kết và năng lượng liên kết của một số liên kết - HÓA ĐẠI CƯƠNG
Bảng 2 Độ dài liên kết và năng lượng liên kết của một số liên kết (Trang 41)
Bảng 3. Giá trị mô men lưỡng cực của một số liên kết - HÓA ĐẠI CƯƠNG
Bảng 3. Giá trị mô men lưỡng cực của một số liên kết (Trang 46)
Hình 2: Sự hình thành liên kết - HÓA ĐẠI CƯƠNG
Hình 2 Sự hình thành liên kết (Trang 53)
3.3.5. Hình học phân tử của một số hợp chất. - HÓA ĐẠI CƯƠNG
3.3.5. Hình học phân tử của một số hợp chất (Trang 55)
Hình 2  5.4.2. Nhiệt độ sôi của dung dịch. - HÓA ĐẠI CƯƠNG
Hình 2 5.4.2. Nhiệt độ sôi của dung dịch (Trang 83)
Bảng 1. Nhiệt độ sôi và nhiệt độ đông của một số dung môi - HÓA ĐẠI CƯƠNG
Bảng 1. Nhiệt độ sôi và nhiệt độ đông của một số dung môi (Trang 85)
Bảng 2. Hằng số điện li (K b ) và pK b  của một số bazơ yếu - HÓA ĐẠI CƯƠNG
Bảng 2. Hằng số điện li (K b ) và pK b của một số bazơ yếu (Trang 100)
Bảng 3. Tích số tan của một chất điện li ở 25 0 C - HÓA ĐẠI CƯƠNG
Bảng 3. Tích số tan của một chất điện li ở 25 0 C (Trang 108)
Bảng 1. Thế oxi hoá khử tiêu chuẩn (298 0 K, pH = 0) của một số cặp - HÓA ĐẠI CƯƠNG
Bảng 1. Thế oxi hoá khử tiêu chuẩn (298 0 K, pH = 0) của một số cặp (Trang 114)
Hình thành lớp điện kép  do cặp cân bằng H 2 /2H +  tạo ra tương úng với 1 điện thế  gọi là điện thế của điện cực hydro, ký hiệu   H - HÓA ĐẠI CƯƠNG
Hình th ành lớp điện kép do cặp cân bằng H 2 /2H + tạo ra tương úng với 1 điện thế gọi là điện thế của điện cực hydro, ký hiệu  H (Trang 119)
Bảng 1. Nhiệt sinh tiêu chuẩn của một số hợp chất - HÓA ĐẠI CƯƠNG
Bảng 1. Nhiệt sinh tiêu chuẩn của một số hợp chất (Trang 130)
Bảng 2. Nhiệt cháy tiêu chuẩn của một số hợp chất - HÓA ĐẠI CƯƠNG
Bảng 2. Nhiệt cháy tiêu chuẩn của một số hợp chất (Trang 132)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w