Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 28 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
28
Dung lượng
192 KB
Nội dung
PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do thực hiện đề tài Gia đình là tế bào của xã hội, gia đình hạnh phúc thì xã hội mới phát triển tốt được. Cuộc sống gia đình đầm ấm, hạnh phúc sẽ giúp cho vợ chồng, con cái phát huy tốt khả năng ngoài xã hội, đời sống tinh thần thoải mái, có điều kiện chăm lo lẫn nhau. Vợ chồng bình đẳng, thương yêu giúp đỡ nhau tiến bộ, tham gia tích cực vào sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc, cùng nhau nuôi dạy con thành những công dân có ích cho xã hội. Đó là lý do mà khi có ý định kếthôn thì con người phải tìm hiểu kỹ đối tượng mình muốn kết hôn, tìm hiểu gia đình cũng như cách sinh sống của họ, để tránh khỏi những nuối tiếc về sau khi gia đình không hạnh phúc, trói buộc lẫn nhau. Trong xu thế toàn cầu hóa, “mở của hội nhập” như hiện nay, nhiều hoạt động đã vượt ra ngoài biên giới quốc gia, hình thành các quan hệ dân sự cóyếutốnướcngoài là điều tất yếu, và quan hệ hôn nhân và gia đình cũng không phải là ngoại lệ. Tuy nhiên, thủ tục hành chính về hôn nhân gia đình cóyếutốnướcngoài là một thủ tục khá đa dạng, phức tạp. Người nướcngoài sinh sống tại Việt Nam có nhu cầu kếthôn với công dân Việt Nam ngày càng tăng. Nhưng không phải ai cũng hiểu biết rõ về luật pháp Việt Nam, mà một khi đã ít hiểu biết về pháp luật thì dễ xảy ra những hiểu lầm, có thể dẫn tới những hậu quả xấu. Một phần là do người dân thiếu hiểu biết, ít nắm bắt thông tin về pháp luật, phần nữa là vì pháp luật Việt Nam còn nhiều bất cập, nhiều văn bản khiến người dân khó nắm bắt. Vì thế cần có những giảipháp để người dân biết được luật, làm đúng luật vàcơ quan Nhà nước tuân thủ luật để giải quyết vấn đề kếthôncóyếutốnước ngoài. Xuất phát từ những lí do nêu trên, qua thời gian thực tập tại Sở Tư pháp thành phố Hồ Chí Minh và những kiến thức được thầy côtrang bị trên giảng đường, em đã chọn đề tài: Kếthôncóyếutốnước ngoài, thựctrạngvàgiải pháp. Trong nội dung đề tài, em đã nghiên cứu, phân tích nguyên nhân, thựctrạngkếthôncóyếutốnướcngoài tại thành phố Hồ Chí Minh mà cụ thể là tình hình đăng ký kếthôncóyếutốnướcngoài tại Sở Tư pháp thành phố Hồ Chí Minh; để từ đó đưa ra một vài kiến nghị nhằm góp phần nâng cao hiệu quả của việc kếthôncóyếutốnước ngoài. Do giới hạn về kiến thứcthực tế, trình độ lý luận và năng lực bản thân còn hạn chế nên không tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận được sự giúp đỡ, đóng góp ý kiến của các thầy cô giáo để bài viết được hoàn thiện hơn. 2. Đối tượng – Phạm vi nghiên cứu Nghiên cứu vấn đề kếthôncóyếutốnướcngoài tại thành phố Hồ Chí Minh thông qua việc đăng ký kếthôn tại Sở Tư pháp thành phố. 3. Phương pháp nghiên cứu Nghiên cứu các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến lĩnh vực hôn nhân và gia đình, đặc biệt là hôn nhân cóyếutốnước ngoài. Thu thập số liệu và tham khảo tài liệu khác tại phòng Kiểm tra văn bản và phòng Hộ tịch của Sở Tư pháp thành phố Hồ Chí Minh. 4. Ứng dụng Đây là vấn đề có khả năng áp dụng cao trong cuộc sống. Vì bất cứ ai cũng phải lập gia đình, cũng phải có cuộc sống riêng và ai cũng mong muốn cuộc hôn nhân của mình hạnh phúc. Trong thời buổi hội nhập như hiện nay thì kếthôncóyếutốnướcngoài là chuyện rất bình thường và phổ biến. Tuy nhiên pháp luật luôn không theo kịp thực tế, dẫn tới nhiều sự chồng chéo trong áp dụng, gây khó khăn cho cả người dân và cán bộ giải quyết. Do đó, cần có một vài thay đổi trong vấn đề này để nâng cao hiệu quả việc kếthôncóyếutốnước ngoài. 5. Bố cục đề tài Ngoài Lời cám ơn, Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo thì bố cục đề tài được chia thành 3 chương: Chương 1: Khái quát chung về kếthôncóyếutốnước ngoài. Chương 2: Thựctrạngkếthôncóyếutốnướcngoài tại thành phố Hồ Chí Minh. Chương 3: Một số kiến nghị về vấn đề kếthôncóyếutốnướcngoài thông qua việc tìm hiểu tại Sở Tư pháp thành phố Hồ Chí Minh. CHƯƠNG 1 KHÁI QUÁT CHUNG VỀ KẾTHÔNCÓYẾUTỐNƯỚCNGOÀI 1.1 Khái niệm kếthôncóyếutốnướcngoài 1.1.1 Khái niệm kếthôn Luật hôn nhân và gia đình có nhiệm vụ góp phần xây dựng, hoàn thiện và bảo vệ chế độ hôn nhân và gia đình tiến bộ, xây dựng chuẩn mực pháp lý cho cách ứng xử của các thành viên trong gia đình, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của các thành viên trong gia đình, kế thừa và phát huy truyền thống đạo đức tốt đẹp của gia đình Việt Nam nhằm xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc, bền vững. Theo khoản 6 và khoản 2 điều 8 Luật Hôn nhân và gia đình 2000: “Hôn nhân là quan hệ giữa vợ và chồng sau khi đã kết hôn; kếthôn là việc nam và nữ xác lập quan hệ vợ chồng theo quy định của pháp luật về điều kiện kếthônvà đăng ký kết hôn.” 1.1.2 Khái niệm hôn nhân cóyếutốnướcngoài Theo khoản 14 Điều 8 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000: “Quan hệ hôn nhân và gia đình cóyếutốnướcngoài là quan hệ hôn nhân và gia đình: Giữa công dân Việt Nam và người nước ngoài; Giữa người nướcngoài với nhau thường trú tại Việt Nam; Giữa công dân Việt Nam với nhau mà căn cứ để xác lập, thay đổi, chấm dứt quan hệ đó theo pháp luật nướcngoài hoặc tài sản liên quan đến quan hệ đó ở nước ngoài.” 1.2 Đăng ký kếthôn Đăng ký kếthôn là một thủ tục quan trọng vàcó ý nghĩa nhằm xác nhận tính hợp pháp của hôn nhân. Ở Việt Nam, từ khi Luật Hôn nhân và gia đình ra đời cho đến nay đều ghi nhận chung một điều kiện, đó là việc kếthôn phải được đăng ký tại cơ quan Nhà nướccó thẩm quyền. Về nguyên tắc, hôn nhân được coi là hợp phápvà được Nhà nước bảo vệ khi nó được tiến hành trên cơ sở pháp lý thông qua việc đăng ký kết hôn. Luật Hôn nhân và gia đình 2000 quy định về điều kiện kếthôn đối với người nướcngoài khi kếthôn với các cá nhân phải đăng ký kếthôn theo đúng thẩm quyền và trình tự thủ tục kết hôn. Đây cũng là biện pháp để Nhà nước kiểm soát việc tuân thủ pháp luật của các bên nam, nữ khi kết hôn. 1.3 Thủ tục đăng ký kếthôn giữa người Việt Nam và người nướcngoài Luật Hôn nhân và gia đình đã có những quy định cụ thể về việc đăng ký kếthôn giữa người Việt Nam và người nướcngoài để người đi đăng ký và người có thẩm quyền giải quyết giải quyết nhanh hơn. 1.3.1 Điều kiện kếthôn Theo quy định tại Điều 103, Luật Hôn nhân và gia đình 2000: “Trong việc kếthôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài, mỗi bên phải tuân theo pháp luật của nước mình về điều kiện kết hôn; nếu việc kếthôn được tiến hành tại cơ quan Nhà nướccó thẩm quyền của Việt Nam thì người nướcngoài còn phải tuân theo các quy định của Luật này về điều kiện kết hôn. Việc kếthôn giữa những người nướcngoài với nhau tại Việt Nam trước cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam phải tuân theo các quy định của Luật này về điều kiện kết hôn”. Pháp luật Việt Nam đã lựa chọn hệ thuộc luật quốc tịch để giải quyết xung đột pháp luật về điều kiện kếthôn - trong quan hệ kếthôn mỗi bên phải tuân theo pháp luật của nước mà mình là công dân về điều kiện kết hôn. Ngoài ra, công dân nướcngoài đăng ký kếthôn tại Việt Nam ngoài việc tuân thủ pháp luật của nước mình còn phải tuân thủ pháp luật Việt Nam về điều kiện kết hôn, cụ thể là: - Nam từ hai mươi tuổi trở lên, nữ từ mười tám tuổi trở lên; - Việc kếthôn do nam và nữ tự nguyện quyết định, không bên nào được ép buộc, lừa dối bên nào; không ai được cưỡng ép hoặc cản trở; - Việc kếthôn không thuộc một trong các trường hợp cấm kếthôn theo quy định tại Điều 10 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000. 1.3.2 Thẩm quyền đăng ký kếthôn Theo quy định tại điều 102 Luật Hôn nhân gia đình; điều 3, điều 12 Nghị định số 68/2002/NĐ-CP, cơ quan có thẩm quyền đăng ký kếthôn gồm: UBND cấp tỉnh nơi thường trú của công dân Việt Nam; cơ quan đại diện ngoại giao (đại sứ quán, lãnh sứ quán VN) ở nước ngoài; UBND cấp xã nơi khu vực vùng biên giới thực hiện đăng ký kếthôn cho công dân thường trú trong khu vực biên giới kếthôn với công dân nước láng giềng thường trú ở khu vực biên giới. Trong trường hợp công dân Việt Nam không có hoặc chưa có hộ khẩu thường trú, nhưng đã đăng ký tạm trú có thời hạn theo quy định của pháp luật về hộ tịch thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi tạm trú có thời hạn của công dân Việt Nam thực hiện việc đăng ký kếthôn giữa người đó với người nước ngoài. Quy định cho Cơ quan ngoại giao, Lãnh sự Việt Nam được quyền tiếp nhận đăng ký kếthôn tạo điều kiện cho công dân Việt Nam sinh sống ở nướcngoài xác lập quan hệ hôn nhân với người nướcngoài thuận lợi, tiết kiệm thời gian cũng như chi phí đi lại. (Tuy nhiên việc đăng ký kếthôn đó phải không trái pháp luật nước sở tại) Hồ sơ đăng ký kếthôncóyếutốnướcngoài được nộp vàgiải quyết tại Sở Tư pháp tỉnh/thành phố. 1.3.3 Hồ sơ đăng ký kếthôn Các bên nam nữ phải lập hồ sơ đăng ký kếthôn để cơ quan Nhà nướccó thầm quyền đăng ký kếthôn xem xét vàgiải quyết. Theo quy định tại Điều 13 Nghị định 69/2006/NĐ-CP, hồ sơ đăng ký kếthôn bao gồm: - Tờ khai đăng ký kếthôn theo mẫu quy định, có dán ảnh - Giấy xác nhận về tình trạnghôn nhân của mỗi bên, do cơ quan có thẩm quyền của nước mà người xin kếthôn là công dân cấp chưa quá 6 tháng, tính đến ngày nhận hồ sơ, xác nhận hiện tại đương sự là người không có vợ hoặc không có chồng. (Đối với đương sự là người nướcngoài phải căn cứ vào quy định của nước đó về thẩm quyền cấp các loại giấy tờ trên). Trong trường hợp pháp luật của nước mà người xin kếthôn là công dân không quy định cấp giấy xác nhận về tình trạnghôn nhân thì có thể thay giấy xác nhận tình trạnghôn nhân bằng giấy xác nhận lời tuyên thệ của đương sự là hiện tại họ không có vợ hoặc không có chồng, phù hợp với pháp luật của nước đó; - Giấy xác nhận của tổ chức y tế có thẩm quyền của Việt Nam hoặc nướcngoài cấp chưa quá 06 tháng, tính đến ngày nhận hồ sơ, xác nhận hiện tại người đó không mắc bệnh tâm thần hoặc không mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình; - Bản sao có công chứng hoặc chứng thực giấy chứng minh nhân dân (đối với công dân Việt Nam ở trong nước), hộ chiếu hoặc giấy tờ thay thế như giấy thông hành hoặc thẻ cư trú (đối với người nướcngoàivà công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài); - Bản sao có công chứng hoặc chứng thực sổ hộ khẩu hoặc giấy chứng nhận nhân khẩu tập thể hoặc giấy xác nhận đăng ký tạm trú có thời hạn (đối với công dân Việt Nam ở trong nước), thẻ thường trú hoặc thẻ tạm trú hoặc giấy xác nhận tạm trú (đối với người nướcngoài ở Việt Nam). Nếu công dân Việt Nam đang phục vụ trong các lực lượng vũ trang hoặc đang làm việc có liên quan trực tiếp đến bí mật Nhà nước thì phải nộp giấy xác nhận của cơ quan, tổ chức quản lý ngành cấp Trung ương hoặc cấp tỉnh, xác nhận việc người đó kếthôn với người nướcngoài không ảnh hưởng đến việc bảo vệ bí mật Nhà nước hoặc không trái với quy định của ngành đó. Các Giấy tờ trên được lập thành 2 bộ hồ sơ và nộp tại Sở Tư pháp. * Về thủ tục nộp hồ sơ: Theo quy định tại khoản 3 điều 13 và điều 14 Nghị định số 68/2002/NĐ-CP đối với trường hợp kếthôn tại của chị hồ sơ đăng ký kếthôn sẽ được nộp tại Sở tư pháp, “khi nộp hồ sơ đăng ký kết hôn, cả hai bên đương sự phải có mặt. Trong trường hợp có lý do khách quan mà một bên không thể có mặt được thì phải có đơn xin vắng mặt và ủy quyền cho bên kia đến nộp hồ sơ. Không chấp nhận việc nộp hồ sơ đăng ký kếthôn qua người thứ ba”. Khi nhận hồ sơ đăng ký kết hôn, Sở Tư pháp hoặc cơ quan ngoại giao, Lãnh sự Việt Nam kiểm tra tính đầy đủ và hợp lệ của các giấy tờ trong hồ sơ; nếu hồ sơ chưa đủ hoặc chưa hợp lệ thì hướng dẫn cho đương sự hoàn thiện hồ sơ. 1.3.4 Quá trình, thủ tục đăng ký kếthôn Thời hạn: Quá trình kếthôn với người nướcngoài kéo dài khoảng 30 ngày làm việc, kể từ ngày Sở Tư pháp nhận được hồ sơ hợp lệ, nếu trường hợp có nghi vấn cần điều tra thì kéo dài thêm 20 ngày nữa. Trình tự giải quyết: Trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ và lệ phí, Sở Tư phápcó trách nhiệm: - Thực hiện phỏng vấn trực tiếp tại trụ sở Sở Tư pháp đối với hai bên nam, nữ để kiểm tra, làm rõ về sự tự nguyện kếthôn của họ, về khả năng giao tiếp bằng ngôn ngữ chung và mức độ hiểu biết về hoàn cảnh của nhau. Việc phỏng vấn phải được lập thành văn bản. Cán bộ phỏng vấn phải nêu rõ ý kiến đề xuất của mình và ký tên vào văn bản phỏng vấn; - Niêm yết việc kếthôn trong 07 ngày liên tục tại trụ sở Sở Tư pháp, đồng thời có công văn đề nghị Uỷ ban nhân dân cấp xã, nơi thường trú hoặc tạm trú có thời hạn của bên đương sự là công dân Việt Nam, nơi thường trú của người nướcngoài tại Việt Nam, thực hiện việc niêm yết. Uỷ ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm niêm yết việc kếthôn trong 07 ngày liên tục tại trụ sở Uỷ ban, kể từ ngày nhận được công văn của Sở Tư pháp. Trong thời hạn này, nếu có khiếu nại, tố cáo hoặc phát hiện hành vi vi phạm pháp luật về việc kếthôn thì Uỷ ban nhân dân cấp xã phải gửi văn bản báo cáo cho Sở Tư pháp; - Nghiên cứu, thẩm tra hồ sơ đăng ký kết hôn. Trong trường hợp nghi vấn hoặc có khiếu nại, tố cáo đương sự kếthôn thông qua môi giới bất hợp pháp, kếthôn giả tạo, lợi dụng việc kếthôn để mua bán phụ nữ, kếthôn vì mục đích trục lợi khác hoặc xét thấy có vấn đề cần làm rõ về nhân thân của đương sự hoặc giấy tờ trong hồ sơ đăng ký kết hôn, Sở Tư pháp tiến hành xác minh làm rõ; - Báo cáo kết quả phỏng vấn các bên đương sự, thẩm tra hồ sơ kếthônvà đề xuất ý kiến giải quyết việc đăng ký kết hôn, trình Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quyết định, kèm theo 01 bộ hồ sơ đăng ký kết hôn. Việc đăng ký kếthôn cũng bị từ chối, nếu kết quả phỏng vấn, thẩm tra, xác minh cho thấy việc kếthôn thông qua môi giới bất hợp pháp; kếthôn giả tạo không nhằm mục đích xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc, bền vững; kếthôn không phù hợp với thuần phong mỹ tục của dân tộc; lợi dụng việc kếthôn để mua bán phụ nữ, xâm phạm tình dục đối với phụ nữ hoặc vì mục đích trục lợi khác. Nếu có vấn đề cần xác minh thuộc chức năng cơ quan Công an, thì thời gian xác minh là 20 ngày, kể từ ngày nhận được công văn của Sở Tư pháp; 1.3.5 Lễ đăng ký kếthôn Lễ đăng ký kếthôn được tổ chức trong thời hạn 07 ngày, kể từ ngày Chủ tịch UBND Thành phố ký Giấy chứng nhận kết hôn. Khi tổ chức Lễ đăng ký kếthôn phải có mặt hai bên nam, nữ kết hôn. Đại diện Sở Tư pháp chủ trì hôn lễ, yêu cầu hai bên cho biết ý định lần cuối về sự tự nguyện kết hôn. Nếu hai bên đồng ý kếthôn thì đại diện Sở Tư pháp ghi việc kếthôn vào sổ đăng ký kết hôn, yêu cầu từng bên ký tên vào Giấy chứng nhận kết hôn, sổ đăng ký kếthônvà trao cho vợ, chồng mỗi người 01 bản chính Giấy chứng nhận kết hôn. Giấy chứng nhận kếthôncó giá trị kể từ ngày tổ chức Lễ đăng ký kếthônvà ghi vào sổ đăng ký theo quy định của pháp luật. Có thể nói rằng, quy định pháp luật Việt Nam tương đối chặt chẽ trong việc giải quyết hồ sơ kết hôn, các biện pháp phỏng vấn đương sự, thẩm tra, xác minh hồ sơ và quyền tư chối đăng ký kếthôn đã tạo cơ chế hữu hiệu cho việc kiểm soát tình trạnghôn nhân giả mạo, vi phạm nguyên tắc hôn nhân tự nguyện. 1.3.6 Công nhận việc kếthôn đã được tiến hành ở nướcngoài Nhằm bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, pháp luật Việt Nam đã quy định về thủ tục công nhận việc kếthôn đã được tiến hành ở nước ngoài, theo đó: “1. Việc kếthôn giữa công dân Việt Nam với nhau hoặc với người nướcngoài đã được đăng ký tại cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài, phù hợp với pháp luật của nước đó thì được công nhận tại Việt Nam, nếu vào thời điểm kết hôn, công dân Việt Nam không vi phạm quy định của pháp luật Việt Nam về điều kiện kết hôn. Trong trường hợp có sự vi phạm pháp luật Việt Nam về điều kiện kết hôn, nhưng vào thời điểm yêu cầu công nhận việc kết hôn, hậu quả của sự vi phạm đó đã được khắc phục hoặc việc công nhận kếthôn đó là có lợi để bảo vệ quyền lợi của phụ nữ và trẻ em thì việc kếthôn đó cũng được công nhận tại Việt Nam. 2. Việc công nhận kếthôn quy định tại khoản 1 Điều này được ghi chú vào sổ đăng ký theo quy định của pháp luật về đăng ký hộ tịch. Trong trường hợp công dân Việt Nam vắng mặt khi làm thủ tục đăng ký kếthôn tại cơ quan có thẩm quyền của nướcngoài thì khi cóyêu cầu công nhận việc kếthôn đó tại Việt Nam, Sở Tư pháp tiến hành phỏng vấn các bên kếthôn để làm rõ sự tự nguyện kếthôn của họ.” (Nghị định số 69/2006/NĐ-CP). 1.4 Nguyên tắc áp dụng pháp luật trong quan hệ hôn nhân cóyếutốnướcngoài Nếu các bên đăng ký kếthôn tại Việt Nam thì các bên phải tuân thủ quy định pháp luật của quốc gia mà mình có quốc tịch, và tuân thủ các yêu cầu về đăng ký kếthôn theo Luật Việt Nam. Ngoài việc áp dụng pháp luật Việt Nam đối với quan hệ hôn nhân cóyếutốnướcngoài thì trong một số trường hợp khác có thể: [...]... hợp bị lợi dụng trong hôn nhân, hôn nhân bất hợp pháp Tóm lại, rất cần sự hợp tác của cả người dân vàcơ quan Nhà nước để vấn đề kết hôncóyếutốnướcngoài thực sự có hiệu quả KẾT LUẬN Trong quá trình phát triển của đất nước, Việt Nam mở rộng các quan hệ đa phương trong đó kết hôncóyếutốnướcngoài trở thành nhu cầu, xu thế tất yếu của xã hội Việc kết hôncóyếutốnướcngoài thúc đẩy, tác động... của cán bộ rất suôn sẻ và không có vi phạm điều cấm; cho dù người phỏng vấn cũng không thể không cho kếthôn - Trước thực trạngkếthôncóyếutốnướcngoài diễn biến phức tạp, những năm gần đây, Chính phủ đã chỉ đạo chấn chỉnh công tác quản lý và đăng ký kết hôncóyếutốnướcngoài - Sau khi nghị định 69/2006 quy định về thủ tục phỏng vấn khi đăng ký kếthôn là bắt buộc, Sở Tư pháp đã thành lập đội... việc Tổng kết 5 năm thực hiện Chỉ thị số 03/2005/CT-TTg ngày 25/02/2005 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường quản lý nhà nước đối với quan hệ hôn nhân và gia đình cóyếutốnướcngoàivà tổng kết việc thực hiên Nghị định 68/2002/NĐ-CP, Nghị định số 69/2006/NĐ-CP về quan hệ hôn nhân và gia đình cóyếutốnước ngoài. ) Trong số 958 ghi chú kết giữa công dân Việt Nam và người nước ngoài, có 913 hồ... hệ hôn nhân khi độ tuổi chênh lệch quá lớn, ví dụ người đàn ông 80 tuổi không thể kếthôn với cô gái 18 tuổi) - Các quy định về điều kiện kếthôn trong Luật Hôn nhân gia đình Việt Nam chưa có nhiều quy định riêng về các điều kiện kếthôn với người nướcngoài - Pháp luật về hôn nhân và gia đình cóyếutốnướcngoàicó quy định về thủ tục phỏng vấn kếthôn để kiểm tra, làm rõ về sự tự nguyện kết hôn. .. quan hệ hôn nhân cóyếutốnướcngoài giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài, giữa người nướcngoài với nhau trên lãnh thổ Việt Nam Nhưng bên cạnh những ưu điểm thì pháp luật Việt Nam vẫn còn tồn tại những hạn chế: 3.1.1 Pháp luật về quan hệ hôn nhân cóyếutốnướcngoài chưa đầy đủ - Nghị định 68/2002/NĐ-CP và Nghị định 69/2006/NĐ-CP đã có quy định việc đăng ký kếthôn với người nướcngoài bị... sống hôn nhân và gia đình của mỗi cá nhân Do đó, em xin đưa ra một số kiến nghị nhằm góp phần để hoạt động kếthôncóyếutốnướcngoài được thực hiện tốt hơn, giảm thiểu những rủi ro cho những phụ nữ kếthôn với người nướcngoài 3.3.1 Áp dụng khoa học kỹ thuật - Áp dụng các quy định của pháp luật và hướng dẫn của Bộ Tư pháp trên các phương tiện thông tin – trang web của Sở Tư pháp về việc kếthôncó yếu. .. nữ đã đồng ý kếthôn với những người mà họ chỉ biết qua loa hay thậm chí là chưa từng quen biết - Kếthôn vì mục đích khác Người Việt Nam kếthôn với người nướcngoài nhằm mục đích được bảo lãnh ra nướcngoài (sinh sống, làm việc vì ở nướcngoàicó thể kiếm được nhiều tiền hơn), được nhập quốc tịch nước ngoài, để hưởng di sản thừa kế, kếthôn giả Tóm lại, vần đề kếthôncóyếutốnướcngoài tại thành... kếthôncóyếutốnướcngoài tại Sở Tư pháp thành phố Hồ Chí Minh có dấu hiệu tăng lên đáng kể Ngoài đối tượng một bên trong quan hệ là người Việt Nam, bên kia là những người nướcngoàicó những quốc tịch khác nhau, như vậy thì sẽ có sự phức tạp trong việc giải quyết đăng ký kếthôn vì pháp luật mỗi quốc gia mỗi khác Thông qua quá trình tìm hiểu các số liệu thống kê, con số các cặp đôi kếthôncó yếu. .. hiện quản lý Nhà nước trên địa bàn thành phố về: Công tác xây dựng và thi hành văn bản quy phạm pháp luật; kiểm tra, xử lý văn bản quy phạm pháp luật; phổ biến, giáo dục pháp luật; công chứng, chứng thực; hộ tịch; kếthôncóyếutốnước ngoài; nuôi con nuôi cóyếutốnước ngoài; lý lịch tư pháp; luật sư; tư vấn pháp luật… vàthực hiện một số nhiệm vụ, quyền hạn trong lĩnh vực công tác tư pháp theo sự ủy... quyền và lợi ích hợp pháp của công dân Việt Nam kếthôn với người nướcngoàivà đang sinh sống ở nướcngoài trên các phương diện quốc tịch, cư trú, hôn nhân và gia đình, tài sản phù hợp với pháp luật của Việt Nam, pháp luật nước sở tại, pháp luật và tập quán quốc tế còn chậm Thực tế cũng cho thấy do chưa có văn bản hợp tác để cógiảipháp cho những vấn đề xung đột pháp luật nên trong quan hệ hôn nhân