1. Trang chủ
  2. » Cao đẳng - Đại học

slide thuyết trình yêu cầu và nguyên tắc cơ bản trong tổ chức tiền lương

25 4,1K 8
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 25
Dung lượng 369,23 KB

Nội dung

slide thuyết trình yêu cầu và nguyên tắc cơ bản trong tổ chức tiền lương

Trang 1

Nhóm 5 – KH11 Đô Thị

Đề bài: Trình bày các yêu cầu và

nguyên tắc cơ bản trong tổ chức tiền lương

Quản lý nguồn nhân lực

Trang 2

I: Khái niệm tiền lương

1: Tiền lương

Theo bộ luật Lao động Việt Nam hiện hành: Tiền lương là khoản tiền mà người sử dụng lao động trả cho người lao động để thực hiện công việc theo thỏa thuận.

Tiền lương bao gồm mức lương theo công việc hoặc chức danh, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác.

2: Tổ chức tiền lương

Tổ chức tiền lương là hệ thống các biện pháp trả công lao động căn cứ vào mức độ sử dụng lao động; phụ thuộc vào số lượng, chất lượng lao động nhằm bù đắp chi phí lao động và sự quan tâm vật chất vào kết quả lao động

Trang 3

lượng và hiệu quả công việc

thúc đẩy tăng năng suất lao động, chất lượng sản phẩm và hiệu

quả lao động.

Tiền lương trả cho người lao động phải tính

đến các quy định của pháp luật lao động

Tiền lương phải đơn

giản, dễ hiểu và dễ

tính toán

II: Các yêu cầu trong tổ chức tiền lương

Trang 4

1.Tiền lương phải đảm bảo tái sản xuất sức lao động

-Mức lương được trả phải không thấp hơn mức lương tối thiểu do Nhà nước quy định dùng để trả cho

những người lao động làm công việc đơn giản nhất, trong điều kiện và môi trường lao động bình thường, lao động chưa qua đào tạo nghề.

-Những lao động lành nghề, lao động có trình độ kỹ thuật, nghiệp vụ cao phải được trả mức lương cao hơn

- Yêu cầu này rất quan trọng nhằm đảm bảo thực hiện chức năng, vai trò của tiền lương trong nền kinh tế và đời sống xã hội.

Trang 5

-Mức lương ngoài “lượng tối thiểu” còn có “dư ra” để dùng cho các hoạt động, đầu tư và phát triển sản xuất khác của người lao động và gia đình để nâng cao kinh tế cũng như mức sống gia đình

-Mức lương mà người lao động nhận được phải dần được

nâng cao do sự tăng trưởng và phát triển của nền kinh tế, do năng lực chuyên môn nghiệp vụ và tích lũy kinh nghiệm

tăng lên, trên cơ sở đó nhằm đảm bảo ngày càng tốt hơn việc thỏa mãn các nhu cầu vật chất, tinh thần của cá nhân và gia đình người lao động.

-Ví dụ như: với số lương nhận được, người lao động không chỉ để đáp ứng cho nhu cầu của bản thân mình mà còn có thể để nuôi con, đóng bảo hiểm xã hội, đi du lịch, tiết kiệm

2: Tiền lương phải đảm bảo không ngừng

nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người lao động

Trang 6

- Địa điểm và thời gian trả tiền lương cho người lao động phải được quy định rõ, người lao động phải được đền bù trong trường hợp trả lương chậm

-Tiền lương phải do chủ sử dụng lao động chịu trách nhiệm trả cho người lao động

-Trong trường hợp chủ sử dụng lao động sử dụng cai thầu mà cai thầu không trả hoặc trả không đủ tiền lương cho người lao động, chủ sử dụng lao động phải chịu trách nhiệm trả đủ lương cho người lao động

3.Tiền lương được trả dựa trên cơ sở

thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động

Trang 7

- Mức lương trả cho người lao động trong doanh nghiệp, tổ chức dựa trên kết quả thực hiện các nhiệm vụ được giao theo số lượng, chất lượng, thời gian thực hiện và mối quan hệ với các yêu cầu khác như trách nhiệm xã hội đặt ra đối với doanh nghiệp, phát triển môi trường văn hóa doanh nghiệp

Ví dụ: trả lương theo sản phẩm

4.Tiền lương phải được trả theo loại công việc, chất lượng và hiệu quả công việc.

Trang 8

- Tiền lương được trả cho người lao động làm công việc có điều kiện nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm, làm đêm, làm thêm giờ phải cao hơn người lao động làm việc trong điều kiện lao động bình thường, đúng chế độ

-Mức trả do doanh nghiệp quy định trong khuôn khổ quy định hiện hành của pháp luật lao động.

Ví dụ:

Điều 97( bộ luật lao động) Tiền lương làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm Người lao động làm thêm giờ được trả lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương theo công việc đang làm

5: Tiền lương phải được phân biệt theo điều kiện lao động và cường độ lao động.

Trang 9

Tiền lương là một đòn bẩy kinh tế có tác dụng kích thích lợi ích vật chất đối với người lao động làm cho họ vì lợi ích vật chất của bản thân và gia đình mình mà lao động một cách tích cực với chất lượng kết quả ngày càng cao Việc trả lương gắn liền với kết quả lao động sẽ khuyến khích người lao động nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả lao động.

6 Tiền lương phải có tác dụng thúc đẩy tăng năng suất lao động, chất lượng sản phẩm và hiệu quả lao động.

Trang 10

Tuân thủ đúng các quy định của pháp luật về các vấn đề lao động trước khi xây dựng cơ chế trả lương là việc làm bắt buộc.

Tiền công của tổ chức phải tuân thủ các quy định của bộ luật lao động của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Ví dụ điều 56 quy định về tiền lương tối thiểu; điều 59 61 quy định về trả lương cho người lao động khi làm việc thêm giờ….

7: Tiền lương trả cho người lao động phải tính đến các quy định của pháp luật lao động

Trang 11

- Việc trả lương đơn giản, dễ hiểu, dễ tính giúp người lao động tự tính toán được tiền lương của mình, đánh giá tiền lương đã được trả đúng, đủ với sức lao động bỏ ra

- Qua đó, người lao động biết được yếu tố nào tác động trực tiếp đến tăng, giảm tiền lương của mình, nhằm hoàn thiện động cơ và thái độ làm việc và ở khía cạnh khác làm tăng hiệu quả của hoạt động quản lý tiền lương

Ví dụ: công thức tính lương cho cán bộ công chức

8: Tiền lương phải đơn giản, dễ hiểu và dễ tính toán

Hệ số lương hiện hưởng

Trang 12

1 Trả

2 Đảm bảo tốc độ tăng năng suất lao động bình quân tăng nhanh hơn tốc độ tăng tiền lương bình quân

3 Trả lương theo các yếu tố thị trường

4 Đảm bảo mối quan hệ hợp lý về tiền lương giữa những người lao động làm nghề khác nhau trong nền kinh tế quốc dân.

5 Tiền lương phụ thuộc vào khả năng tài chính.

6 Kết hợp hài hòa các dạng lợi ích

III: Các nguyên tắc trong tổ chức tiền lương

Trang 13

1: trả lương theo số lượng và chất lượng lao động

- Nguyên tắc này bắt nguồn từ quy luật phân phối theo lao động

-Yêu cầu của nguyên tắc này là trả lương có sự phân biệt về số và chất lượng lao động, không trả lương bình quân chia đều

-Thực hiện nguyên tắc này đòi hỏi việc trả lương phải gắn với năng suất lao động, kết quả sản xuất biểu hiện ở chất lượng và hiệu quả của lao động

-Nguyên tắc thể hiện ở chỗ ai tham gia công ciệc nhiều, có hiệu quả, trình độ lành nghề cao thì được trả lương cao và ngược lại.

Trang 14

- Nguyên tắc này bắt nguồn từ mối quan hệ giữa tích lũy và tiêu dùng Trong các đơn vị sản xuất kinh doanh, tốc độ tăng tiên lương về cơ bản phụ thuộc vào tốc độ tăng năng suất lao động, ngược lại tăng năng suất lao động không chỉ là điều kiện cần thiết để thực hiện tăng tiền lương mà còn là điều kiện để thực hiện tích lũy, đầu tư phát triển sản xuất, nâng cao chất lượng Hạ giá thành sản phẩm Do vậy năng suất lao động bình quân phải tăng nhanh hơn tốc độ tăng tiền lương bình quân

- Yêu cầu của nguyên tắc là không thể tiêu dùng vượt quá khả năng sản xuất mà cần đảm bảo phần tích lũy.

2: Đảm bảo tốc độ tăng năng suất lao động bình quân tăng nhanh hơn tốc độ tăng tiền lương bình quân.

Trang 15

Nguyên tắc này là nguyên tắc được xây dựng trên cơ sở phải có thị trường lao động Mức tiền lương trả cho lao động phải căn cứ vào mức lương trên thị trường.

+ Tiền lương phải khuyến khích, lưu giữ được những người lao động gương mẫu, chất lượng lao động cao.

+ Thuê người lao động với mức tiền công cạnh tranh trên thị trường Người lao động biết được giá trị của mình – những giá trị thực tế và giá trị tiềm năng của những cống hiến của họ và kỳ vọng được trả công thỏa đáng

3: Trả lương theo các yếu tố thị trường

Trang 16

Mục tiêu của xã hội chủ nghĩa là dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ văn minh, đảm bảo mối quan hệ hợp lí về tiền lương là nhằm duy trì công bằng xã hội, trên cơ sở của nguyên tắc phân phối lao động.

Nguyên tắc này là đảm bảo mối quan hệ hợp lí trong trả công lao động Trả công lao động phải phân biệt về mức độ phức tạp của lao động, điều kiện lao động, vị trí quan trọng của các ngành nghề khác nhau Trên cơ sở đó nhằm khuyến khích chuyển dịch cơ cấu ngành nghề theo hướng hiện đại hóa nền kinh tế, đảm bảo sự công bằng, bình đẳng trong trả lương theo ngành nghề cho người lao động.

4: Đảm bảo mối quan hệ hợp lý về tiền lương giữa những người lao động làm nghề khác nhau trong nền kinh tế quốc dân.

Trang 17

Nguyên tắc này bắt nguồn từ cách nhìn nhận vấn đề tiền lương là một chính sách xã hội, bộ phận cấu thành trong tổng thể các chính sách kinh tế xã hội của Nhà nước, có quan hệ với thực trạng tài chính quốc gia cũng như thực trạng tài chính ở cơ sở.

Tiền lương của viên chức trong các cơ quan quản lí Nhà nước phụ thuộc vào ngân sách, tiền lương trong doanh nghiệp phụ thuộc vào hiệu quả sản xuất kinh doanh và tài chính của doanh nghiệp.

5: Tiền lương phụ thuộc vào khả năng tài chính.

Trang 18

Nguyên tắc này bắt nguồn từ mối quan hệ hài hòa giữa ba lợi ích: lợi ích cá nhân người lao động, lợi ích tập thể người lao động và lợi ích tiêu dùng sản phẩm lao động.

Căn cứ trả lương cho người lao động ngoài căn cứ đóng góp công sức cá nhân phải tính đến lợi ích cá nhân phải tính đến lợi ích tập thể, những cống hiến của tập thể cho sự nghiệp lao động chung đối với kết quả lao động cuối cùng sao cho kết quả thống nhất là lợi ích cá nhân, không mâu thuẫn với lợi ích tập thể và lợi ích xã hội, tức là phải tồn tại trong quan hệ hài hòa hợp lý.

6 Kết hợp hài hòa các dạng lợi ích

Trang 19

III.Liên hệ việc thực hiện các yêu cầu và nguyên tắc trong tổ chức tiền lương ở Việt Nam hiện nay.

1 Ưu điểm:

-Tiền lương đã phần nào đảm bảo tái sản xuất sức lao động Đảm bảo không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người lao động(tăng từ10 – 20%/năm)

- Tổ chức tiền lương thực hiện khá đầy đủ và nghiêm túc các quy định pháp luật và các chính sách tiền lương

hiện hành (ví dụ thực hiện theo quy đinh của bộ Luật lao động).

- Tiền lương đã đơn giản, dễ hiểu và dễ tính toán Người lao động có thể tự tính lương cho mình.

Trang 20

-Trong tổ chức tiền lương, tiền lương hiện nay được quy định, tổ chức rất rõ ràng, cụ thể mức lương hợp lý theo tính chất, chất lượng và hiệu quả công việc cũng như phân biệt rõ ràng và có chính sách khuyến khích, phù hợp với điều kiện làm việc và cường độ lao động.

-Trong tổ chức tiền lương, thực hiện nguyên tắc trả lương theo các yếu tố biến động của thị trường tạo nên mức lương phù hợp với thị trường hơn, tạo sự đồng thuận và người lao động yên tâm, hăng say cống hiến, làm việc.Vd: việc tăng lương lương tối thiểu lên 1150000, với 1 cá

nhân là ít những với cả bộ máy làm việc thì số tiền không hề nhỏ không nhiều nhưng góp thêm vào thu nhập của cb, cc trong thời điểm suy giảm kinh tế khó khăn như

hiện nay

Trang 21

-Thứ nhất: Tăng lương chưa đi kèm với tăng năng suất lao động 

Vd: cán bộ, công chức nhà nước được tăng lương đều đều, cứ 3 năm 1 bậc, 9 năm một ngạch theo quy định của bậc lương nhà nước mà không cần biết hiệu quả công việc ra sao.

- Thứ hai: Phân phối tiền lương và thu nhập trong khu vực sản xuất kinh doanh chưa phản ánh đúng thực chất quan hệ phân phối công bằng trong kinh tế thị trường

Vd: Doanh nghiệp nhà nước được tự chủ trong trả lương nhưng phải đảm bảo thực hiện xếp lương cho người lao động theo thang, bảng lương do Nhà nước quy định; không được trả lương thấp hơn mức lương tối thiểu chung, được áp dụng

mưc tiền lương tối thiểu chung do nhà nước quy định để xác định đơn giá tiền lương nhưng có khống chế tối đa

2.Hạn chế

Trang 22

- Thứ ba: Phân phối tiền lương và thu nhập trong khu vực hành chính nhà nước và khu vực sự nghiệp cung cấp dịch vụ công còn nhiều bất cập

Vd: Tiền lương nhà nước quy định trả cho cán bộ, công chức, viên chức còn thấp, nhưng tổng quỹ lương và trợ cấp do ngân sách nhà nước bảo đảm lại chiếm khá cao

trong tổng chi ngân sách nhà nước Hiện nay mức độ đảm bảo từ ngân sách Nhà nước cho trả lương và các khoản có tính chất lương là khá cao và liên tục tăng nhanh Cụ thể, năm 2011, lương, phụ cấp ước chiếm 51% chi thường

xuyên của ngân sách Nhà nước, đạt gần 9,6% GDP Trong khi năm 2010, con số này chỉ là 6,7% GDP”

Trang 23

Quan điểm, chủ trương về cải cách chính sách tiền lương của Đảng là đúng, phù hợp với nền kinh tế thị trường

định hướng XHCN, nhưng việc thể chế hoá chưa đầy đủ và thực hiện chưa nghiêm Cơ chế phân phối tiền lương đổi mới chậm, không theo kịp cơ chế quản lý kinh tế

trong kinh tế thị trường nên chưa tạo động lực mạnh mẽ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

Vd:các chuyên gia Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) ILO từng cho rằng, nặng tính bình quân chủ nghĩa, phản ánh chưa đúng quan hệ lao động, tiền lương và làm giảm hiệu quả làm việc

- Thứ tư:

Trang 24

-Thứ 5:ngoài ra, một số vấn đề còn tồn tại như:

+Mức lương tối thiểu còn quá thấp ,mặc dù đã điều chỉnh, nhiều lần tăng lương nhưng chưa “ theo kịp” với giá cả thị trường leo thang.

+Yêu cầu tiền lương được trả trên cơ sở thoả thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động kết quả thực hiện chưa cao, mang nặng tính hình thức( nợ lương )

+Việc trả lương vẫn còn có sự phân biệt đối xử đặc biệt là ở khu vực tư nhân, cùng một công việc như nhau mà giữa nam và nữ lại trả lương khác nhau(thường thì lao động nam thường cao hơn lao động nữ)

Trang 25

Trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt về nguồn nhân lực như hiện nay thì việc xây dựng và kiện toàn chính sách lương, thưởng và đãi ngộ là hết sức cần thiết Do đó việc tuân thủ các yêu cầu và nguyên tắc trong công tác tổ chức tiền lương là rất quan trọng, để đảm bảo cho công tác tổ chức tiền lương được thực hiện đúng đắn, không ngừng nâng cao đời sống của người lao động, đảm bảo công bằng trong việc trả lương, thúc đẩy hơn nữa sự phát triển của nền kinh tế

Kết luận

Ngày đăng: 02/01/2014, 00:37

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w