Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 19 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
19
Dung lượng
164 KB
Nội dung
Tiểu luận cá nhân: Bộ môn Phân tích chính sách Thuế GVHD: PGS.TS Nguyễn Ngọc Hùng LỜI MỞ ĐẦU Trong những năm qua, chính sách thuếcủa Đảng và Nhà nước ta đã có những tácđộng đáng kể đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Từ khi gia nhập vào Tổ chức Thương Mại Thế Giới, tham gia vào sân chơi chung của thế giới, đang đặt ra cho đất nước ta nhiều cơ hội và thách thức lớn. Sự hình thành và phát triển của các doanhnghiệp trong nước, đã và đang tácđộng rất đáng kế đến chính sách thuế hiện hành. Đặc biệt là luật thuếthunhậpdoanhnghiệp - đã ra đời và trải qua nhiều giai đoạn phát triển. Vậy luật thuếthunhậpdoanhnghiệp có tácđộng như thế nào đến sự phát triển kinh tế và xã hội của nước ta. Sự hình thành và phát triển của luật thuế này như thế nào? Đó là lý do, tôi lựa chọn đề tài "Phân tích tácđộngcủaThuếthunhậpdoanh nghiệp" Kết cấu của đề tài bao gồm: Chương 1: Khung lý thuyết củathuếthunhậpdoanhnghiệp Chương 2: Thực trạng thuếthunhậpdoanhnghiệp ở nước ta Chương 3: Giải pháp hoàn thiện thuếthunhậpdoanhnghiệp ở nước ta CHƯƠNG 1 KHUNG LÝ THUYẾT VỀ THUẾTHUNHẬPDOANHNGHIỆP SVTH: Nguyễn Công Minh Trang 1 Tiểu luận cá nhân: Bộ môn Phân tích chính sách Thuế GVHD: PGS.TS Nguyễn Ngọc Hùng 1. Khái niệm: Thuếthunhậpdoanhnghiệp xuất hiện từ rất sớm trong lịch sử phát triển của thuế. Hiện nay ở các nước phát triển, thuếthunhậpdoanhnghiệp giữ vai trò đặc biệt quan trọng trong việc đảm bảo ổn định nguồn thu ngân sách Nhà nước và thực hiện phân phối thu nhập. Mức thuế cao hay thấp áp dụng cho các chủ thể thuộc đối tượng nộp thuếthunhậpdoanhnghiệp là khác nhau, điều đó phụ thuộc vào quan điểm điều tiết thunhập và mục tiêu đặt ra trong phân phối thunhậpcủa từng quốc gia trong từng giai đoạn lịch sử nhất định. Thuếthunhậpdoanhnghiệp được định nghĩa là thuế trực thu đánh trên phần thunhập sau khi trừ đi các khoản chi phí được trừ liên quan đến thunhậpcủa các cơ sở sản xuất kinh doanh, dịch vụ. 2. Vai trò củathuếthunhậpdoanh nghiệp: - Thuếthunhậpdoanhnghiệp là công cụ quan trọng để Nhà nước thực hiện chức năng tái phân phối thu nhập, đảm bảo công bằng xã hội. - Thuếthunhậpdoanhnghiệp là nguồn thu quan trọng của ngân sách nhà nước - Thuếthunhậpdoanhnghiệp là công cụ quan trọn để góp phần khuyến khích, thúc đẩy sản xuất, kinh doanh phát triển theo chiều hướng kế hoạch, chiến lược phát triển toàn diện của Nhà nước. Nhà nước sẽ ưu đãi, khuyến khích đối với những chủ thể đầu tư, kinh doanh vào những ngành, lĩnh vực và vùng miền mà Nhà nước có chiến lược ưu tiên phát triển trong từng giai đoạn nhất định. 3. Những nguyên nhân cần có thuếthunhậpdoanh nghiệp: Doanhnghiệp không phải là một thực thể mà là sự kết hợp nhiều yếu tố sản xuất. Đánh thuế vào doanhnghiệp nghĩa là đánh vào các yếu tố sản xuất hợp thành doanh nghiệp. Các lý do phải đánh thuế vào doanh nghiệp: - Doanhnghiệp được xã hội dành cho một số ưu đãi, quan trọng nhất là trách nhiệm nợ hữu hạn của các cổ đông. Thuếdoanhnghiệp có tác dụng như một loại phí để điều tiết mức hưởng quyền lợi này. - Đánh thuế vào lợi nhuận thuần: các doanhnghiệp có quyền lực thị trường sẽ kiếm được lợi nhuận thuần. Khi thuế được đánh vào lợi nhuận thuần sẽ làm gia tăng nguồn thu mà không làm bóp méo các quyết định của người sản xuất như trong trường hợp đánh vào các yếu tố sản xuất (thu hẹp cung lao động, giảm tiết kiệm…) - Thunhập giữ lại: Đánh thuế vào thunhậpdoanhnghiệp đảm bảo tính thống nhất với thuế thunhập cá nhân. Nếu thunhậpdoanhnghiệp không chịu thuế suất, trong khi thunhập cá nhân bị đánh thuế sẽ khuyến khích các doanhnghiệp giữ lại thunhập để tránh thuế. 4. Cách tính thuếthunhậpdoanh nghiệp: SVTH: Nguyễn Công Minh Trang 2 Tiểu luận cá nhân: Bộ môn Phân tích chính sách Thuế GVHD: PGS.TS Nguyễn Ngọc Hùng - Cách tính thuếthunhậpdoanhnghiệp được thực hiện qua hai bước cơ bản: + Thunhập chịu thuế = (Thu nhập – Chi phí). + Thuếdoanhnghiệp phải nộp = Thunhập chịu thuế * Thuế suất. - Thunhậpcủadoanhnghiệp bao gồm: + Doanh thu. + Các khoản thunhập khác. - Chi phí của công ty bao gồm: + Chi phí bằng tiền phát sinh trong kinh doanh như: Tiền lương, bảo hiểm xã hội và các chi phí trung gian: nguyên vật liệu, điện, nước, chi phí văn phòng… + Chi phí tài chính: từ các định chế tài chính và các tổ chức trên thị trường + Chi phí khấu hao. 5. Tácđộngcủathuếthunhậpdoanh nghiệp: 5.1 Tác động của thuế thunhậpdoanhnghiệp đến quyết định đầu tư: 5.1.1. Quyết định đầu tư trong trường hợp không có thuế thu nhập công ty Giả sử : - Giá trị đầu tư thêm vào thiết bị là 1 đồng, việc đầu tư thêm sẽ tạo ra FK đồng đầu ra tăng thêm mỗi kỳ. FK gọi là lợi ích biên của đầu tư. - Khấu hao mỗi kỳ là δ đồng. - Nguồn đầu tư thiết bị là từ vốn cổ phần, tỷ lệ chi trả cổ tức mỗi đồng vốn đầu tư là ρ đồng. Vậy chi phí mỗi kỳ phải bỏ ra để đầu tư vào thiết bị trị giá 1 đồng là: δ + ρ đồng. δ + ρ đồng này được gọi là chi phí biên, doanhnghiệp sẽ ra quyết định đầu tư thêm 1 đồng nếu tiền lời mỗi kỳ ít nhất là δ + ρ đồng. Vì vậy, chi phí biên chính là tiền lời mong đợi khi doanhnghiệp đầu tư thêm 1 đồng. Quyết định đầu tư trong trường hợp không có thuế thu nhập doanhnghiệp được thể hiện qua biểu đồ sau: SVTH: Nguyễn Công Minh Trang 3 Chi phí biên và lợi ích biên A K 1 F K δ + ρ Đầu tư (K) Tiểu luận cá nhân: Bộ môn Phân tích chính sách Thuế GVHD: PGS.TS Nguyễn Ngọc Hùng - Đường lợi ích biên (đường FK) dốc xuống biểu thị lợi ích khi đầu tư thêm 1 đồng sẽ giảm xuống theo giả thuyết sản phẩm biên giảm dần. - Đường chi phí biên là hằng số và bằng δ + ρ. - Doanhnghiệp sẽ đầu tư thêm cho đến khi chi phí biên bằng lợi ích biên (điểm A), tương ứng mức đầu tư là K 1 . - Đối với những điểm phía trái K 1 , việc đầu tư thêm sẽ tạo ra lợi ích lớn hơn chi phí, do đó doanhnghiệp sẽ tiếp tục đầu tư. - Đối với những điểm phía phải K 1 , việc đầu tư thêm sẽ không mang lại hiệu quả do lợi ích tạo ra từ việc đầu tư thêm sẽ nhỏ hơn chi phí. 5.1.2. Quyết định đầu tư trong trường hợp có thuế thu nhập doanhnghiệp không tính đến ảnh hưởng của khấu hao và giảm trừ thuế đối với đầu tư: Giả sử: thuế thu nhập doanhnghiệp là T được đánh vào “thu nhập bằng tiền trừ chi phí bằng tiền”, tức không tính chi phí khấu hao trong tổng chi phí của công ty. - Lợi ích biên F K lúc này là: F K (1-T). - Chi phí biên không thay đổi so với trường hợp không có thuế. Điều này dẫn đến đường F K di chuyển qua trái, lúc này lựa chọn đầu tư tối ưu là điểm B, giá trị đầu tư giảm từ K 1 xuống K 2 . Doanhnghiệp sẽ đầu tư ít hơn nếu có thuế thu nhập. SVTH: Nguyễn Công Minh Trang 4 Chi phí biên và lợi ích biên A K 1 F K δ + ρ K 2 B F K x (1 –T) T) Đầu tư (K) Tiểu luận cá nhân: Bộ môn Phân tích chính sách Thuế GVHD: PGS.TS Nguyễn Ngọc Hùng 5.1.3. Quyết định đầu tư trong trường hợp có thuế thu nhập doanhnghiệp tính đến ảnh hưởng của khấu hao và giảm trừ thuế đối với đầu tư: Nếu khấu hao được tính vào tổng chi phí được giảm trừ thuế thu nhập doanh nghiệp thì mỗi 1 đồng khấu hao sẽ tiết kiệm được T đồng tiền thuế. Giả sử hiện giá khấu hao là z thì nó sẽ tiết kiệm cho doanhnghiệp T x z đồng tiền thuế. Nếu khấu hao được trừ ra khỏi thu nhập chịu thuế thì chi phí biên sẽ là (δ + ρ) x (1 – (T x z)). Chính phủ có chính sách giảm trừ thuế cho tiền đầu tư. Với mỗi đồng đầu tư, các doanhnghiệp được giảm α đồng Chi phí biên lúc này sẽ là: (δ + ρ) x (1 – (T x z) – α). Điểm cân bằng mới là C với mức đầu tư K 3 . Mức đầu tư này cao hơn mức đầu tư trước khi đưa tác động của khấu hao và giảm trừ thuế đối với đầu tư, nhưng vẫn thấp hơn khi không có thuế thu nhập doanh nghiệp. 5.2 Tácđộngcủathuếthunhậpdoanhnghiệp đối với tài trợ : 5.2.1 Tácđộngcủathuếthunhậpdoanhnghiệp đối với tài trợ bằng vốn chủ sở hữu : Vốn chủ sở hữu bao gồm: vốn điều lệ, thặng dư vốn cổ phần, lợi nhuận giữ lại. Lợi nhuận giữ lại được lấy từ nguồn thunhập hàng năm củadoanh nghiệp. Nếu doanhnghiệp chi trả cổ tức, cổ đông sẽ phải chịu một khoản thuế trong khi lợi nhuận giữ lại sẽ tạo ra một khoản lời trên vốn cổ đông nhưng họ không phải nộp thuế cho đến khi khoản lời được hiện thực (bán cổ phiếu, chia cổ tức). Do đó, các doanhnghiệp có xu hướng giữ lại lợi nhuận. Tuy nhiên việc giữ lại lợi nhuận còn bị ảnh hưởng bởi thuế suất của nhà đầu tư. SVTH: Nguyễn Công Minh Trang 5 A B C Chi phí biên và lợi ích biên K 1 F K K 2 F K x (1 – T) δ + ρ Đầu tư (K) (δ + ρ) x (1 – (T x z) – α) K 3 Tiểu luận cá nhân: Bộ môn Phân tích chính sách Thuế GVHD: PGS.TS Nguyễn Ngọc Hùng Những nhà đầu tư chịu mức thuế suất biên thấp có khuynh hướng đánh giá cổ tức tương đối cao, họ có xu hướng đầu tư vào các doanhnghiệp có tỷ lệ chi trả cổ tức cao. Những nhà đầu tư có thuế suất biên cao có khuynh hướng đầu tư vào doanhnghiệp không chi trả cổ tức. Những nhà đầu tư không chịu thuế sẽ đầu tư vào doanhnghiệp chi trả toàn bộ cổ tức. 5.2.2 Tácđộngcủathuếthunhậpdoanhnghiệp đối với tài trợ bằng nợ vay: Nợ vay là một trong hai nguồn vốn quan trọng củadoanhnghiệp bên cạnh vốn chủ sở hữu. Doanhnghiệp có thể vay mượn vốn từ các định chế tài chính như ngân hàng, hoặc thông qua phát hành trái phiếu. Ở hầu hết các nước, luật thuế đều cho phép doanhnghiệp khấu trừ khoản trả lãi tiền vay ra khỏi thunhập chịu thuếcủa công ty. Do đó, thuế đã tạo ra tấm lá chắn thuế, khuyến khích các doanhnghiệp sử dụng nguồn tài trợ từ nợ vay. Tuy nhiên, mỗi doanhnghiệp đều hướng tới một cấu trúc vốn tối ưu trong đó chỉ sử dụng một tỷ lệ nợ vay nhất định do các nguyên nhân sau: - Khi sử dụng nợ vay, định kỳ doanhnghiệp phải tạo ra thunhập để thanh toán nợ và lãi vay cho chủ nợ, trong khi tài trợ vốn cổ phần không tạo ra áp lực này. Với vốn cổ phần doanhnghiệp có thể chi trả cổ tức trong điều kiện tài chính dồi dào, hoặc không chi trả trong những điều kiện khó khăn. Khi sử dụng nợ vay, nếu doanhnghiệp không trả được nợ thì nguy cơ rất lớn dẫn đến phá sản. - Chi phí phá sản: phá sản có thể dẫn đến chi phí rất lớn, bao gồm cả chi phí pháp lý liên quan đến thủ tục phá sản và ảnh hưởng tâm lý thất bại kinh doanh. Do đó, nhiều doanhnghiệp sử dụng tài trợ vốn để tạo ra vùng đệm chống lại rủi ro phá sản. - Vấn đề “người đại diện”: các chủ nợ luôn nhận được phần lãi cố định khi tài trợ cho doanh nghiệp. Tuy nhiên, đối với các doanhnghiệp có tỷ lệ nợ vay cao, rủi ro phá sản sẽ tăng lên. Do đó, rủi ro thu hồi vốn và lãi của chủ nợ tăng, nên chủ nợ chỉ chấp nhận tài trợ trong một phạm vi nhất định. Ngoài ra, khi vay nợ tăng lãi suất nợ vay cũng sẽ tăng lên, lợi nhuận tạo ra không đủ bù đắp chi phí lãi vay cũng làm doanhnghiệp cân nhắc đến tỷ lệ tài trợ nợ. 5.3 Tácđộngcủathuếthunhậpdoanhnghiệp đối với công ty đa quốc gia : Các công ty đa quốc gia với đặc điểm là tổ chức mạng lưới các công ty con rộng khắp toàn cầu. Các công ty con ở nước ngoài được xem như một doanhnghiệp tách bạch về mặt luật pháp đối với công ty mẹ. 5.3.1 Khác biệt chính sách thuế giữa công ty con và công ty mẹ: Lợi nhuận của công ty con ở nước ngoài được tính cho lợi nhuận của công ty mẹ chỉ khi lợi nhuận này được chuyển về cho công ty mẹ dưới dạng cổ tức. Tùy theo các nước hoặc dựa vào hiệp định tránh đánh thuế trùng hai lần, thì việc đánh thuếthunhậpdoanhnghiệp đối với công ty con ở SVTH: Nguyễn Công Minh Trang 6 Tiểu luận cá nhân: Bộ môn Phân tích chính sách Thuế GVHD: PGS.TS Nguyễn Ngọc Hùng nước ngoài có thể được hoãn. Nếu thuế mà công ty con phải chịu lớn hơn thuế suất tại công ty mẹ thì lợi nhuận này khi chuyển về cho công ty mẹ sẽ không chịu thuế suất lần hai. Tuy nhiên, nếu thuế suất công ty con phải chịu nhỏ hơn thuế suất tại công ty mẹ thì các công ty đa quốc gia có xu hướng giữ lại lợi nhuận tại công ty con mà không chuyển về cho công ty mẹ. 5.3.2 Phân bổ thunhập giữa các công ty con: Rất khó để biết được tổng thunhập và chi phí của một công ty đa quốc gia được phân bổ cho các hoạt độngcủa nó ở một quốc gia cụ thể là bao nhiêu. Về bản chất, các hoạt động ở trong nước và ở nước ngoài đều được xem xét như những doanhnghiệp tách biệt trong kinh doanh. Lợi tức chịu thuếcủa mỗi pháp nhân được tính toán bằng cách lấy doanh số bán hàng trừ đi các chi phí của riêng chúng. Do đó, các công ty đa quốc gia sẽ có xu hướng phân phối các chi phí lớn đến các nước có thuế suất cao, khi đó lợi nhuận giảm sẽ làm giảm lượng thuế phải đóng. Ngược lại thunhập sẽ được phân phối đến các nước có thuế suất thấp, nhằm tối đa hóa lợi ích thu được. Đây chính là vấn đề “chuyển giá”. SVTH: Nguyễn Công Minh Trang 7 Tiểu luận cá nhân: Bộ môn Phân tích chính sách Thuế GVHD: PGS.TS Nguyễn Ngọc Hùng CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG THUẾTHUNHẬPDOANHNGHIỆP TẠI VIỆT NAM 1. Khái quát về tiến trình cải cách thuế TNDN ở Việt Nam: Ở Việt Nam, từ ngày 01/10/1990, Luật Thuế lợi tức đã được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá VIII, kỳ họp thứ 7 thông qua ngày 30 tháng 6 năm 1990 có hiệu lực thi hành, theo đó tổ chức, cá nhân thuộc các thành phần kinh tế có lợi tức từ các hoạt động sản xuất, xây dựng, vận tải, thương nghiệp, ăn uống, dịch vụ và hoạt động kinh doanh khác trên lãnh thổ Việt Nam (gọi chung là cơ sở kinh doanh) đều phải nộp thuế lợi tức theo quy định của Luật này. Luật số 03/1997/QH9 của Quốc hội đánh dấu sự ra đời của Luật thuếThunhậpdoanhnghiệp ở Việt Nam: Cùng với công cuộc cải cách thuế bước I năm 1990, Luật thuế lợi tức đã được ban hành. Tuy nhiên qua 8 năm thực hiện, Luật thuế lợi tức dần dần bộc lộ nhiều nhược điểm và không còn phù hợp với tình hình kinh tế Việt Nam trong giai đoạn mới: giai đoạn mở rộng quan hệ hợp tác với các nước trong khu vực và trên thế giới. Vì vậy, Luật thuếthunhậpdoanhnghiệp đã được ban hành nhằm đảm bảo sự phù hợp với yêu cầu phát triển của nền kinh tế. Từ ngày 01/01/1999, Luật Thuếthunhậpdoanhnghiệp được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá IX, kỳ họp thứ 11 thông qua ngày 10/5/1997 có hiệu lực thi hành, theo đó tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ (dưới đây gọi chung là cơ sở kinh doanh) có thunhập đều phải nộp thuếthunhậpdoanh nghiệp, trừ đối tượng quy định tại Điều 2 của Luật này. Sau gần 5 năm thực hiện, Luật này đã bộc lộ những hạn chế, bất cập cần phải được sửa đổi, bổ sung nhằm đáp ứng kịp thời yêu cầu, đòi hỏi của thực tế lúc bấy giờ. Do đó, tại kỳ họp thứ 3, Quốc hội khoá XI đã thông qua Luật thuế TNDN (sửa đổi) năm 2003. Mục tiêu của lần sửa đổi này là: Thống nhất điều chỉnh giữa đầu tư nước ngoài và đầu tư trong nước, tiếp tục ưu đãi theo hướng thuận lợi hơn trước nhằm tạo lập môi trường đầu tư hấp dẫn hơn, tiếp tục đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, đảm bảo nguồn thu cho ngân sách nhà nước. Luật số 09/2003/QH11 ngày 17 tháng 6 năm 2003 của Quốc hội về Thuếthunhậpdoanh nghiệp. Ngày 17/6/2003, Quốc hội khoá XI thông qua Luật số 09/2003/QH11 và có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2004 để thay thế cho Luật thuế TNDN (1997). Tổng kết, đánh giá qua 5 năm thực hiện cho thấy: Nhìn chung, Luật thuế TNDN hiện hành đã đạt được mục tiêu đề ra, đánh dấu bước phát triển quan trọng góp phần cải thiện môi trường đầu tư - kinh doanh, đáp ứng được yêu cầu của thực tiễn phát triển kinh tế - xã hội. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện và trước yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước trong giai đoạn mới, Luật thuế TNDN 09/2003/QH11 đã bộc lộ những nhược điểm, hạn chế cần được bổ sung và sửa đổi. SVTH: Nguyễn Công Minh Trang 8 Tiểu luận cá nhân: Bộ môn Phân tích chính sách Thuế GVHD: PGS.TS Nguyễn Ngọc Hùng Luật thuế TNDN 09/2003/QH11 đã bộc lộ một số hạn chế, tồn tại như sau: - Thứ nhất, mức thuế suất 28% tuy phù hợp với tình hình thực tế khi ban hành nhưng chưa thực sự cạnh tranh trong thu hút đầu tư nước ngoài do các nước trong khu vực đã có sự điều chỉnh giảm (ví dụ Trung Quốc đã hạ thuế suất từ 33% xuống 25%); - Thứ hai, ưu đãi thuếthunhậpdoanhnghiệp còn dàn trải, phức tạp, chưa phát huy hiệu quả phân bổ nguồn lực trong đầu tư để đáp ứng yêu cầu về phát triển kinh tế theo vùng và lãnh thổ, nhất là thu hút đầu tư vào các địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn; - Thứ ba, căn cứ tính thuế (bao gồm thunhập chịu thuế, chi phí được trừ và không được trừ) chưa thực sự minh bạch, chưa phù hợp với thông lệ quốc tế; - Thứ tư, một số nội dung đã được điều chỉnh bởi các luật khác như Luật quản lý thuế, Luật thuếthunhập cá nhân… . Do vậy, để phát huy hơn nữa những ưu điểm củathuế TNDN cần thiết phải sửa đổi Luật thuế TNDN hiện hành, khắc phục những tồn tại nêu trên nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Luật thuếthunhậpdoanhnghiệp số 14/2008/QH12: Chính vì thế, vào đầu tháng 06/2008 Quốc hội đã thông qua Luật thuếthunhậpdoanhnghiệp số 14/2008/QH12 và có hiệu lực kể từ ngày 1-1-2009, giảm mức thuế suất chung để giúp doanhnghiệp tăng nguồn lực tài chính, tăng tích lũy, tạo điều kiện cho doanhnghiệp đổi mới công nghệ, thiết bị . Cụ thể, Luật Thuế TNDN năm 2008 có một số điểm mới như sau: • Về phạm vi điều chỉnh, đối tượng nộp thuế. Đối tượng nộp thuế TNDN trong Luật Thuế TNDN 2008 chỉ còn là các doanhnghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế, các tổ chức được lập theo Luật Hợp tác xã, các đơn vị sự nghiệp được thành lập hợp pháp ở Việt Nam và tổ chức khác có hoạt động sản xuất, kinh doanh theo hướng dẫn của Chính phủ. Riêng đối tượng là cá nhân, hộ kinh doanh đang nộp thuế TNDN sẽ được chuyển sang nộp thuế theo Luật thuếThunhập cá nhân cũng có hiệu lực thi hành từ 1-1-2009. • Về thunhập chịu thuế, thunhập miễn thuế và thunhập tính thuế. Luật Thuế TNDN năm 2008 cũng có cách xác định thunhập chịu thuế giống như Luật Thuế TNDN 2003, tuy nhiên phần thunhập khác trong thunhập chịu thuế có một số bổ sung bao gồm: (i) thunhập từ chuyển nhượng vốn, quy định này có phạm vi rộng hơn quy định về thunhập từ chênh lệch mua, bán chứng khoán như trước đây. Với quy định này, các thunhập từ việc chuyển nhượng vốn khác không thuộc đối tượng điều chỉnh của Luật Chứng khoán cũng bị điều chỉnh như các trường hợp chuyển nhượng vốn theo Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư; (ii) thunhập từ chuyển nhượng bất động SVTH: Nguyễn Công Minh Trang 9 Tiểu luận cá nhân: Bộ môn Phân tích chính sách Thuế GVHD: PGS.TS Nguyễn Ngọc Hùng sản, việc bổ sung này là phù hợp với thực tế thị trường và hoạt động kinh doanh bất động sản, xác định rõ nguồn thu từ chuyển nhượng quyền sử dụng đất với nguồn thu từ kinh doanh nhà trên đất . So với khoản 2, điều 19 Luật Thuế TNDN 2003, thì thunhập được miễn thuế trong Luật Thuế TNDN 2008 lần này được xác định cụ thể hơn ở điều 4 như thunhập từ sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản của các hợp tác xã, hoặc có ứng dụng kỹ thuật nông nghiệp, bổ sung một số đối tượng chính sách như người sau cai nghiện, người nhiễm HIV cũng thuộc diện miễn giảm . • Về các khoản chi được trừ và các khoản chi không được trừ khi xác định thunhập chịu thuế. Một trong những điểm mới là Luật Thuế TNDN 2008 đã áp dụng nguyên tắc loại trừ khi xác định các khoản chi phí củadoanh nghiệp. Các khoản chi chỉ cần đáp ứng đầy đủ các điều kiện theo khoản 1, điều 9 là chi phí thực tế phát sinh liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh và có đầy đủ hóa đơn, chứng từ theo quy định. Đồng thời, các khoản chi không được trừ khi tính thuế TNDN cũng được xác định cụ thể trong khoản 2, điều 9. Cách quy định này là phù hợp với thực tiễn, đề cao quyền tự chủ trong kinh doanhcủadoanh nghiệp. Doanhnghiệp tự đối chiếu để kê khai theo quy định của Luật Quản lý thuế, pháp luật về kế toán, kiểm toán nhưng vẫn đảm bảo các nguyên tắc cơ bản và tính tuân thủ pháp luật. • Về thuế suất. Luật Thuế TNDN 2008 đã giảm thuế suất phổ thông từ 28% xuống còn 25%. Một số trường hợp kinh doanh đặc thù như khai thác dầu khí, tài nguyên quý giá thì áp dụng thuế suất từ 32-50% (trước đây là 28-50% theo Luật Thuế TNDN năm 2003). Đối với các ưu đãi về thuế suất, Luật thuế TNDN 2008 đã bỏ mức thuế suất ưu đãi 15%, chỉ còn mức thuế suất ưu đãi là 10%, 20%. 2. Phân tích tácđộngcủathuếThunhậpDoanhnghiệp ở Việt Nam hiện nay: 2.1 Mặt tích cực: Trong những năm qua, chính sách thuếthunhậpdoanhnghiệp hiện hành đã có những tácđộng tích cực đối với thực tiễn phát triển kinh tế - xã hội nước ta, trong đó nổi bật những điểm sau : - Luật thuếthunhậpdoanhnghiệp đã có tácđộng tích cực trong việc cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, kích thích tăng trưởng, phát triển hoạt động sản xuất, kinh doanh : + Luật thuếthunhậpdoanhnghiệp 2003 đã bỏ thuthuế bổ sung và hạ mức thuế từ 32% xuống 28% đối với doanhnghiệp trong nước; bãi bỏ thuế chuyển lợi nhuận ra nước ngoài (3%, 5%, 7%) đối với nhà đầu tư nước ngoài để chuyển từ mức thuếthunhậpdoanhnghiệp 25% sang áp dụng chung mức thuế 28% như các doanhnghiệp trong nước. Luật thuếthunhậpdoanhnghiệp điều chỉnh thuế suất từ 28% xuống 25% - áp dụng từ 1/1/2009. Việc điều chỉnh giảm mức thuế đối với doanhnghiệp trong nước không chỉ tạo thuận lợi cho các doanhnghiệp mới thành lập mà còn tạo thêm tiềm lực tài chính cho các doanhnghiệp đổi mới thiết bị, bổ sung vốn đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh. Theo số liệu thống kê năm 2006, chỉ tính riêng 45 Tập đoàn kinh tế, Tổng công ty nhà nước, vốn kinh doanh đã được tích luỹ, bổ sung thêm gần 5.300 tỷ đồng, quỹ đầu tư phát SVTH: Nguyễn Công Minh Trang 10