1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

QUẢN TRỊ sản PHẨM tài CHÍNH PHÁI SINH và HOẠT ĐỘNG của NGÂN HÀNG

26 466 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 26
Dung lượng 395 KB

Nội dung

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - LUẬT -----&----- THUYẾT TRÌNH MÔN QUẢN TRỊ NGÂN HÀNG Đề tài: QUẢN TRỊ SẢN PHẨM TÀI CHÍNH PHÁI SINH HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG Nhóm 9: Trần Xuân Tùng Nguyễn Quang Trung Nguyễn Ngân Tường Võ Thị Ngân Vang Lê Nhị Khánh Vân Lê Thị Thanh Vân 1 BẢNG PHÂN CHIA CÔNG VIỆC  Stt Công việc HV phụ trách 1 Lý thuyết hợp đồng tương lai Lê Thị Thanh Vân 2 Lý thuyết hợp đồng quyền chọn Lê Nhị Khánh Vân 3 Lý thuyết hợp đồng hoán đổi Nguyễn Ngân Tường 4 Thực trạng sử dụng các công cụ tài chính phái sinh ở Việt Nam Trần Xuân Tùng Nguyễn Quang Trung 5 Tổng hợp word sơ bộ, thiết kế power point Võ Thị Ngân Vang Lê Thị Thanh Vân 6 Tổng hợp word lần cuối Nguyễn Ngân Tường Lê Nhị Khánh Vân 7 Gửi mail (file word) cho Thầy Nguyễn Ngân Tường 2 PHẦN NỘI DUNG 1.1. Tổng quan lý thuyết 1.1.1. Sản phẩm tài chính phái sinh “Trong suốt những năm qua, chứng khoán phái sinh trở thành công cụ hết sức hữu hiệu để chuyển giao rủi ro từ những người không sẵn sàng chấp nhận cho những người sẵn sàng chấp nhận nó”, Alan Greenspan - Nguyên Chủ tịch Cục dự trữ liên bang Mỹ. “Chứng khoán phái sinh là loại vũ khí tài chính có sức huỷ diệt kinh khủng, mang theo những nguy hiểm mà giờ đây - năm 2003 - đang âm ỉ huỷ diệt”, Warrant Buffett. Công cụ tài chính phái sinh là những công cụ được phát hành trên cơ sở những công cụ tài chính đã có, nhằm nhiều mục tiêu khác nhau như phân tán rủi ro, bảo vệ lợi nhuận hoặc tạo ra lợi nhuận. Giá trị của công cụ phái sinh bắt nguồn từ một số công cụ cơ sở khác như tỉ giá, trị giá cổ phiếu, trái phiếu, chỉ số chứng khoán, lãi suất…. Công cụ tài chính phái sinh xuất hiện lần đầu tiên nhằm giảm thiểu hoặc loại bỏ hoàn toàn rủi ro, trong đó thường được sử dụng cao nhất là hợp đồng kỳ hạn (forward contracts), hợp đồng tương lai (future contracts). Những công cụ trên còn có thể kết hợp với nhau, với những khoản vay hoặc những chứng khoán truyền thống để tạo nên các công cụ lai tạo. 1.1.2. Vai trò thực sự của các sản phẩm phái sinh:  Quản trị rủi ro Thị trường sản phẩm phái sinh cho phép những người muốn làm giảm rủi ro của mình chuyển giao rủi ro cho những người sẵn sàng chấp nhận nó, đó là những nhà đầu cơ. Vì vậy, thị trường này rất có hiệu quả trong việc phân phối lại rủi ro giữa các nhà đầu tư, không có ai cần phải chấp nhận một mức rủi ro không phù hợp với bản thân mình. cũng vì thế mà họ sẵn sàng cung cấp nhiều vốn hơn cho thị trường tài chính, điều này tạo điều kiện cho nền kinh tế phát triển, phát huy khả năng huy động vốn giảm chi phí sử dụng vốn. Bên cạnh đó, thị trường các sản phẩm phái sinh cũng là một công cụ hiệu quả cho hoạt động đầu cơ. Bởi người muốn phòng ngừa rủi ro phải tìm được một người khác có nhu cầu đối lập hoàn toàn với mình, tức là rủi ro của người muốn phòng ngừa rủi ro phải được hấp thụ 3 bởi các nhà đầu cơ. Tại sao các giao dịch này lại có thể được thực hiện, khi mà thực tế rõ ràng là khi một bên có lợi thì tất yếu bên còn lại sẽ không thể tránh khỏi những thiệt hại? Bởi mỗi nhà đầu tư có một “khẩu vị rủi ro” khác nhau, khả năng chấp nhận rủi ro cũng khác nhau. Tuy nhiên, ai cũng có mong muốn là giữ cho các khoản đầu tư của mình ở một mức rủi ro có thể chấp nhận được. thế là họ gặp nhau tiến hành việc chuyển giao một phần rủi ro của mình cho đối tác. cũng không giống như người ta thường nghĩ, thị trường phái sinh không dẫn vốn trong nền kinh tế vào những âm mưu đầu cơ khủng khiếp. Những nhà đầu cơ không phải là những tay cờ bạc. Chỉ đơn giản là thay vì giao dịch cổ phiếu, họ giao dịch các sản phẩm phái sinh chính việc đầu tư vào công cụ tài chính phái sinh lại tạo điều kiện cho việc phòng ngừa các rủi ro ít tốn kém hơn hiệu quả hơn. Bởi cần khẳng định chắc chắn rằng, thị trường phái sinh không hề tạo ra mà cũng chẳng thể phá huỷ được tài sản, chúng chỉ là những phương tiện chuyển giao rủi ro trên thị trường, những rủi ro sẵncuả thị trường tài sản, chuyển những khoản rủi ro đó từ những không đủ khả năng chấp nhận nó sang những người sẵn sàng tiếp nhận nó, chính là những nhà đầu cơ. Không có thêm bất kỳ một rủi ro nào được sinh ra trên thị trường này. lợi ích từ thị trường không chỉ bó hẹp trong lợi ích của những nhà đầu cơ mà nó lan toả ra toàn xã hội.  Thông tin hiệu quả hình thành giá Các thị trường kỳ hạn giao sau là nguồn thông tin quan trọng đối với giá cả. Đặc biệt, thị trường giao sau được xem là một công cụ chủ yếu để xác định giá giao ngay của tài sản. Điều này không hề bất bình thường, bởi có rất nhiều hàng hoá được giao dịch trên thị trường giao sau nhưng thị trường giao ngay của nó rất rộng lớn phân tán nên rất khó có thể xác định được giá giao ngay của chúng. Ở đây, thường giá giao sau của những giao dịch sớm nhất sẽ được xác định là giá giao ngay. Thêm nữa, thị trường giao sau, trên thế giới thường nhộn nhịp hơn nên các thông tin do nó cung cấp có tính tin cậy cao hơn. Những thông tin được cung cấp trên thị trường phái sinh dù trực tiếp hay gián tiếp đều góp phần hình thành giá giao ngay trong giao sau một cách có hiệu quả mà những người tham gia thị trường có thể chốt lại trong giới hạn chấp nhận của mình. 4  Các lợi thế về hoạt động tính hiệu quả. Thứ nhất, chi phí giao dịch thấp hơn. Điều này làm cho việc chuyển hướng từ các giao dịch giao ngay sang phái sinh ngày càng dễ dàng hấp dẫn hơn. Thứ 2, tính thanh khoản cao hơn hẳn so với thị trường giao ngay. Trước hết đó là yêu cầu một mức vốn để tham gia thị trường là tương đối thấp. Thêm nữa, tỷ suất sinh lời rủi ro có thể được điều chỉnh ở bất cứ mức độ nào như mong muốn. Thứ 3, Các giao dịch bán khống được thực hiện dễ dàng hơn. Ngoài ra, các nhà đầu tư có thể tìm kiếm được những khoản lợi nhuận đáng kể từ chênh lệch giá, chênh lệch lãi suất. Tất cả các chủ thể tham gia thị trường đều có thể tìm thấy lợi nhuận. Thị trường phái sinh giúp các tín hiệu thị trường khó bị bóp méo. Vì thế, các nhà đầu cơ với ý định thao túng thị trường cũng có những khó khăn nhất định. Chính vì thế, đặt bên cạnh thị trường giao ngay, sự hiệu quả của thị trường phái sinh giúp nâng cao tính lành mạnh cho thị trường đó.  Những lợi ích ngân hàng (doanh nghiệp) đạt được khi sử dụng công cụ phái sinh: Công cụ phái sinh đã được biết đến như là một loại hình bảo hiểm rủi ro tài chính khi thực hiện các hợp đồng kinh tế mà bản chất là phân tán rủi ro tiềm ẩn đương nhiên, lợi nhuận của các giao dịch cùng được chia sẻ cho các bên. Công cụ phái sinh gồm các công cụ giao dịch kỳ hạn (Forward), hoán đổi (Swaps), quyền chọn (Options) giao sau (Futures). Trên thực tế, mục đích của ngân hàng thương mại khi tham gia công cụ phái sinh là để bảo hiểm rủi ro giao dịch tài chính cho cả ngân hàng khách hàng. Trong quá trình hoạt động, nếu có sinh lời thì bản chất vẫn là phòng ngừa rủi ro để tối đa hóa lợi nhuận chứ không hẳn là kiếm lời.  Công cụ phái sinh – công cụ bảo hiểm cho nhà đầu tư: Một điều gây khó khăn cho các nhà đầu tư khi đầu tư vào thị trường chứng khoán là không có chứng khoán để bán khi thị trường lên cao không có tiền để mua khi thị trường xuống dốc. Thị trường chứng khoán phái sinh ra đời do đó nhà đầu tư sẽ có thêm công cụ bảo hiểm rủi ro thêm nhiều nghiệp vụ trong giao dịch 5 để nhà đầu tư lựa chọn nhằm giảm thiểu rủi ro, đa dạng hoá các phương thức đầu tư cho mình tối đa hoá lợi nhuận. Một trong các công cụ tài chính giúp nhà đầu tư đó là chứng khoán phái sinh. Một công cụ hữu hiệu để phòng ngừa rủi ro, đầu tư giá xuống khi thị trường tuột dốc. Điều này tạo cho nhà đầu tư một tâm lý có được cảm giác an toàn sự an tâm hơn khi đầu tư vào thị trường chứng khoán. Lúc này có được sự chủ động yên tâm nên các nhà đầu tư sẽ tham gia nhiều vào thị trường chứng khoán khi họ còn các kênh đầu tư hấp dẫn khác như vàng, xăng dầu, tiền tệ…Nhà đầu tư bớt đi tâm lý sợ hãi khi thị trường tuột dốc luôn phải đặt ra câu hỏi “Đâu là đáy của thị trường?” vì lúc này họ có thể đầu tư ở mọi trạng thái của thị trường. Khi thị trường càng đi xuống thì nhà đầu tư nắm giữ các chứng khoán phái sinh càng có lợi. Thêm vào đó, khi có sự đầu tư theo hai hướng ngược nhau của các nhà đầu tư “mua lên” hoặc “bán xuống” sẽ tạo lực cản để thị trường không giảm quá sâu hoặc tăng quá nóng. 1.2. Phân loại các sản phẩm phái sinh: Trong các thị trường tài sản, việc mua bán hòi hỏi hàng hoá hoặc chứng khoán phải được giao nhận hoặc là ngay lập tức hoặc là chỉ ít lâu sau đó. Việc thanh toán cũng thường được thực hiện tức thời mặc dù thỉnh thoảng cũng có trường hợp sử dụng một số thoả thuận tín dụng. Do đặc điểm như vậy nên chúng ta thường gọi là thị trường tiền mặt hoặc là thị trường giao ngay (spot market). Doanh số được thực hiện, khoản thanh toán được hoàn trả hàng hoá, chứng khoán được giao nhận. Trong tình huống khác, hàng hoá hay chứng khoán vẫn được giao nhận vào một ngày sau đó, nhưng có các thoả thuận giúp cho ngưòi bán hoặc người mua được chọn là có thực hiện bán hay không các loại thoả thuận này, nghiệp vụ này được thực hiện trong thị trường phái sinh. Thị trường phái sinh là thị trường dành cho các công cụ tài chính phái sinh, những công cụ mang tính hợp đồng, mà thành quả của chúng được xác định trên một hoặc một số công cụ tài sản khác. Các loại công cụ phái sinh khác nhau bao gồm: Hợp đồng kỳ hạn, Hợp đồng giao sau, quyền chọn, hoán đổi chứng khoán lai tạp. Tuy nhiên, bài nghiên cúu của nhóm chỉ nghiên cứu 3 loại công cụ phái sinh chủ yếu: Hợp đồng tương lai, Hợp 6 đồng quyền chọn lại suất Hợp đồng hoán đổi lãi suất trong khía cạnh quản trị rủi ro lãi suất trong ngân hàng. 1.2.1. Hợp đồng tương lai: 1.2.1.1. Khái niệm: Hợp đồng giao sau hay là hợp đồng tương lai (future contract) trên TTCK là một thoả thuận giữa hai bên để mua hay bán một số lượng tài sản (tài chính) cơ sở đã được chuẩn hóa nhất định tại một thời hạn xác định với mức giá xác định tại thời điểm thoả thuận giao dịch. HĐGS là hợp đồng kỳ hạn được chuẩn hóa về tài sản cơ sở mua bán, số lượng các đơn vị tài sản cơ sở mua bán, thể thức thanh toán kỳ hạn giao dịch. 1.2.1.2. Đặc điểm: Hợp đồng tương lai, nhờ đặc tính linh hoạt của nó, đã khắc phục được những nhược điểm của hợp đồng kỳ hạn, thường được xem là một cách thức tốt hơn để rào chắn rủi ro trong kinh doanh. Những điểm khác biệt căn bản của hợp đồng tương lai so với hợp đồng kỳ hạn là: Niêm yết trên sở giao dịch: Một giao dịch hợp đồng tương lai nói chung được xử lý trên một Sở giao dịch. Điểm này cho phép giá cả được hình thành hợp lý hơn, do các bên mua bán được cung cấp thông tin đầy đủ công khai. Xoá bỏ rủi ro tín dụng: Trong các giao dịch hợp đồng tương lai được niêm yết trên sở giao dịch, cả hai bên bán mua đều không bao giờ biết về đối tác giao dịch của mình. Công ty thanh toán bù trừ sẽ phục vụ như một trung gian trong tất cả các giao dịch. Người bán bán cho công ty thanh toán bù trừ, người mua cũng mua qua công ty thanh toán bù trừ. Nếu một trong hai bên không thực hiện được hợp đồng thì vẫn không ảnh hưởng gì đến bên kia. Tiêu chuẩn hoá: Các hợp đồng kỳ hạn có thể được thảo ra với một hàng hoá bất kỳ, khối lượng, chất lượng, thời gian giao hàng bất kỳ, theo thoả thuận chung giữa hai bên bán, mua. Tuy nhiên, các hợp đồng tương lai niêm yết trên sở giao dịch đòi hỏi việc giao nhận một khối lượng cụ thể của một hàng hoá cụ thể đáp ứng các tiêu chuẩn chất lượng tối thiểu, theo một thời hạn được ấn định trước. Điều chỉnh việc đánh giá theo mức giá thị trường: Trong các hợp đồng kỳ hạn, các khoản lỗ, lãi chỉ được trả khi hợp đồng đến hạn. Với một hợp đồng tương lai, bất kỳ 7 món lợi nào cũng được giao nhận hàng ngày. Cụ thể là nếu giá của hàng hoá cơ sở biến động khác với giá đã thoả thuận (giá thực hiện hợp đồng) thì bên bị thiệt hại do sự thay đổi giá này phải trả tiền cho bên được lợi từ sự thay đổi giá đó. Trên thực tế, vì không bên nào biết về đối tác của mình trong giao dịch, nên những người thua đều trả tiền cho công ty thanh toán bù trừ, công ty này sẽ trả tiền cho những người thắng. 1.2.2. Hợp đồng quyền chọn lãi suất: 1.2.2.1. Khái niệm: Hợp đồng quyền chọn là một hợp đồng giữa hai bên – người mua người bán – trong đó cho người mua quyền, nhưng không phải là nghĩa vụ, để mua hoặc bán một tài sản nào đó (tài sản cơ sở) vào một ngày trong giao sau với giá đã đồng ý vào ngày hôm nay. Thời điểm xác định trong giao sau gọi là ngày đáo hạn. Thời gian từ khi ký HĐQC đến ngày thanh toán gọi là kỳ hạn của quyền chọn. Mức giá áp dụng trong ngày đáo hạn gọi là giá thực hiện. 1.2.2.2. Phân loại quyền chọn. Phân loại theo vị thế. Quyền chọn mua ( Call Option): Là một quyền chọn để mua một tài sản cơ sở ở một mức giá cố định – giá thực hiện, trong một khoản thời gian nhất định hay một thời điểm đã xác định trong giao sau. Quyền chọn bán (Put Option): Là một quyền chọn để bán một tài sản cơ sở ở một mức giá cố định, trong một khoản thời gian nhất định hay một thời điểm đã xác định trong giao sau. Phân loại theo thời gian thực hiện quyền chọn. Quyền chọn kiểu Mỹ là quyền lựa chọn mà người mua quyền chọn có quyền thực hiện quyền lựa chọn tại bất kỳ thời điểm nào trong thời gian thỏa thuận của hợp đồng. Mục đích chính của quyền chọn kiểu Mỹ là nhằm đầu cơ. Quyền lựa chọn kiểu Châu Âu là quyền lựa chọn mà người mua quyền chọn chỉ có thể thực hiện quyền lựa chọn tại một thời điểm xác định đã được thỏa thuận trong hợp đồng. Mục đích chính của quyền chọn kiểu Châu Âu là phòng ngừa rủi ro. Phân loại theo tài sản cơ sở: quyền chọn chứng khoán, quyền chọn chỉ số chứng khoán, quyền chọn lãi suất,…. 8 1.2.2.3. Các chiến lược quyền chọn Trong một thị trường thuần nhất không có quyền chọn thì các chiến lược hiện hữu sẽ rất hạn chế. Chẳng hạn, khi thị trường kỳ vọng lãi suất giảm, giá tài sản tài chính sẽ tăng lên thì người ta sẽ mua tài sản tài chính. Còn nếu nó được kỳ vọng giảm xuống thì người ta sẽ bán tài sản tài chính. Nhưng trong một thị trường có quyền chọn thì nó sẽ làm cho các chiến lược trở nên phong phú hơn rất nhiều. Chẳng hạn như, bằng các chiến lược kết hợp quyền chọn có thể tạo nên nhiều sản phẩm, làm đa dạng hoá sản phẩm đầu tư, dẫn đến tăng tính lựa chọn hàng hoá cho thị trường. Cụ thể, ta có thể xem qua một vài chiến lược cơ bản của quyền chọn như sau: Bán quyền chọn bán Người bán quyền chọn bán có trách nhiệm mua tài sản tài chính của người mua quyền chọn bán ở mức giá thực hiện. Người bán quyền chọn bán có lợi nhuận nếu giá cổ phiếu tăng vì vậy mà quyền chọn bán không được thực hiện trong trường hợp đó người bán giữ hoàn toàn khoản phí. Ngược lại nếu giá cổ phiếu giảm đến mức quyền chọn bán được thực hiện, người bán quyền chọn bán bị buộc phải mua tài sản tài chính với giá cao hơn giá trị của thị trường. Mua quyền chọn bán Mua quyền chọn bán là một chiến lược dành cho thị trường giá xuống. Mức lỗ tiềm năng được giới hạn trong phí quyền chọn được chi trả, mức lợi nhuận tiềm năng lớn. Nếu giá tài sản tài chính khi đáo hạn thấp hơn giá thực hiện, quyền chọn bán là cao giá ITM sẽ được thực hiện. Nếu giá cổ phiếu khi đáo hạn lớn hơn hoặc bằng giá thực hiện, quyền chọn bán là kiệt giá OTM hoặc ngang giá ATM. Mua quyền chọn mua Mua quyền chọn mua là một chiến lược tăng giá có mức lỗ có giới hạn (phí quyền chọn) có mức lợi nhuận tiềm năng không giới hạn. Bán quyền chọn mua 9 Bán quyền chọn mua là một chiến lược kinh doanh giá xuống mang lại lợi nhuận có giới hạn chính là phí quyền chọn nhưng mức lỗ thì vô hạn. Bán quyền chọn mua với giá thực hiện thấp hơn có mức lợi nhuận tối đa cáo hơn nhưng mức lỗ do giá tăng cũng cao hơn. Với giá cổ phiếu cho trước, vị thế bán quyền chọn mua được duy trì càng lâu, giá trị thời gian càng mất dần lợi nhuận càng lớn. Hình a: giá lên,người mua quyền chọnmua lời tối đa bằng (ST– c – X), người bán quyền chọn mua lỗ tối đa bằng (X – c – ST). Hình b: giá xuống,người bán quyền chọn mua lời tối đa bằng c, người mua quyền chọn mua lỗ tối đa bằng c. Hình c: giá xuống, người mua quyền chọn bán lời tối đa bằng (X – p – ST), người bán quyền chọn bán lỗ tối đa bằng (ST – p – X). Hình d: giá lên, người bán quyền chọn bán lời tối đa bằng p, người mua quyền chọn bán lỗ tối đa bằng p. Chú thích: 1. X : giá thực hiện quyền chọn. 2. ST : giá tài sản cơ sở vào thời điểm đáo hạn. 10 . TRÌNH MÔN QUẢN TRỊ NGÂN HÀNG Đề tài: QUẢN TRỊ SẢN PHẨM TÀI CHÍNH PHÁI SINH VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG Nhóm 9: Trần Xuân Tùng Nguyễn Quang Trung Nguyễn Ngân. lợi của các bên tham gia. 13 1.3.2. Điều kiện về tài sản tài chính cơ sở Vì thị trường sản phẩm tài chính phái sinh được giao dịch dựa trên biến động của

Ngày đăng: 31/12/2013, 11:02

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w