1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Phật giáo với văn hoá tinh thần ở việt nam

40 302 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 40
Dung lượng 240 KB

Nội dung

Trần Xuân Dương - Triết K21 - ĐHKH Huế - Luận văn tốt nghiệp cử nhân Triết học - 2001 PHẦN I: MỞ ĐẦU I. Tính cấp thiết của đề tài: Phật giáo là một tôn giáo lớn của thế giới có nguồn gốc Ấn Độ. Ra đời từ thế kỷ thứ VI tcn, với nội dung cơ bản là triết lý nhân sinh về nỗi khổ của con người và cách tu luyện để diệt khổ giải thoát. Cốt lõi của triết lý đó là Tứ diệu đế. Phật giáo chủ trương bình đẳng giữa các giai tầng xã hội và đề cao lòng từ bi, bác ái. Từ rất sớm Phật giáo đã lan toả đến nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam. Theo chứng minh của nhiều nhà khoa học, Phật giáo du nhập và tồn tại Việt Nam cho đến ngày nay đã hơn hai nghìn năm. Trong hơn hai nghìn năm ấy, sự hoạt động của nó trong lòng người dân Việt và Tổ quốc Việt Nam đã để lại nhiều dấu ấn văn hoá sâu sắc. Những ngôi chùa, những ngọn tháp, những pho tượng thờ là những công trình về kiến trúc mỹ thuật góp phần không nhỏ tạo dựng nền kiến trúc mỹ thuật Việt Nam. Những gương sáng của các Cao tăng không chỉ là niềm tự hào của Phật giáo, mà còn là những tấm gương vì nước quên mình luôn được nhân dân và dân tộc nêu gương mãi mãi. Những nếp nghĩ, nếp sống theo Phật giáo luôn đan xen trong ý thức tư tưởng, quan niệm nhân sinh, đời sống chính trị, nếp sống đạo đức, đời sống tâm linh, quan niệm sinh tử, tục lệ ma chay lễ hội, vv .nói chung luôn có mặt trong đời sống văn hoá tinh thần Việt Nam. Đề tài “Phật giáo với văn hoá tinh thần Việt Nam” có ý nghĩa cấp thiết cả về lý luận và thực tiễn trong giai đoạn hiện nay - giai đoạn đất nước hội nhập mà không hòa tan với thế giới, xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc, đang trong quá trình đổi mới, thực hiện sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa có sự góp mặt của Phật giáo. II. Tình hình nghiên cứu đề tài: Đã có nhiều công trình tập thể và của cá nhân các nhà khoa học Việt Nam nghiên cứu về Phật giáo. Chẳng hạn như Bùi Đăng Duy với “Phật giáo với văn hóa Việt Nam”; Trần Văn Giáp với “Thuyền uyển tập anh ngữ lục”; Nguyễn Lang với “Việt Nam Phật giáo sử luận”; VânThanh với “Lược khảo Phật giáo sử Việt Nam”; Mật Thể với “Phật giáo Việt Nam từ khởi nguyên đến thế kỷ XIII”; Nguyên Tài Thư với “Lịch sử Phật giáo Việt Nam”; Tuệ Sỹ với “Các tông phái Đạo Phật Việt Nam” v.v. Tại Đại học Huế cũng đã có nhiều tác giả nghiên cứu về Phật giáo như Lê Cung với “Phong trào Phật giáo miền Nam thời kỳ 1963 - 1964”; Đặng 1 Trần Xuân Dương - Triết K21 - ĐHKH Huế - Luận văn tốt nghiệp cử nhân Triết học - 2001 Văn Chương với “Phật giáo Đông Dương”; Ngô Thời Đôn với “Vài nét hồi quang trong tư tưởng Triều Nguyễn”; Trần Cao Phong với “Phật giáo Huế với việc hình thành nhân cách con người Huế”; Hoàng Ngọc Vĩnh với “Nhân sinh quan Phật giáo qua góc nhìn của lịch sử triết học”, “Chùa Huế và đời sống văn hóa tinh thần con người Huế”, “Nét riêng Phật giáo Huế”, “Về ảnh hưởng của Phật giáo Huế với đời sống văn hóa xã hội Huế”; Phạm Thị Xê với “Phật giáo Huế và vấn đề chính trị” v.v. Ngoài ra cũng đã có một số công trình nghiên cứu khoa học cấp trường đã nghiệm thu của một số cán bộ giảng dạy và sinh viên Đại học Khoa học Huế, một số luận văn tốt nghiệp của sinh viên Giáo dục Chính trị trường Đại học sư phạm Huế cũng viết về đề tài Phật giáo. Nói chung nội dung Phật giáo đã được các tác giả nghiên cứu từ nhiều góc độ khác nhau. Trên lĩnh vực ảnh hưởng của Phật giáo trong đời sống tinh thần Việt Nam, các công trình đã tiếp cận các góc độ về lịch sử Phật giáo, về sự du nhập và mở rộng, về ảnh hưởng của Phật giáo đối với văn hoávăn học Việt Nam . Đề tài “Phật giáo với văn hoá tinh thần Việt Nam” là sự kế thừa một số thành tựu nghiên cứu về Phật giáo của những người đi trước, đồng thời với tri thức và khả năng hiện có, bằng tình cảm của bản thân, luận văn chỉ bước đầu tìm hiểu nghiên cứu, tóm lược một số khía cạnh của Phật giáo với văn hoá tinh thần Việt Nam chứ không có tham vọng trình bày được tất cả những gì mà đề tài đã đặt ra. III. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu: Từ khi hình thành đến nay, Phật giáo luôn phức tạp về xu hướng phát triển, phong phú về hệ phái. Việt Nam, dù có trãi qua nhiều thăng trầm, Phật giáo là một trong những tôn giáo lớn, có lúc đã trở thành như Quốc giáo. Từ những ý tưởng đó, trên cơ sở nghiên cứu các tài liệu có được, mục đích của đề tài là khái quát rút ra những kết luận khoa học bước đầu về ảnh hưởng của Phật giáo đối với văn hoá tinh thần Việt Nam. Nhiệm vụ của luận văn, làm rõ sự du nhập và phát triển Phật giáo Việt Nam, vai trò của Phật giáo với văn hoá tinh thần Việt Nam giai đoạn hiện nay và sự chấn hưng của Phật giáo thời nay. IV. Phương pháp nghiên cứu: 2 Trần Xuân Dương - Triết K21 - ĐHKH Huế - Luận văn tốt nghiệp cử nhân Triết học - 2001 Dựa trên cơ sở thế giới quan và phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng về thế giới và chủ nghĩa duy vật biện chứng về xã hội để nghiên cứu Phật giáo trong mối quan hệ biện chứng với văn hoá tinh thần Việt Nam. Vận dụng các phương pháp cụ thể như phân tích và tổng hợp, logíc và lịch sử, trừu tượng hoá, khái quát hoá . để giải quyết vấn đề đặt ra. V. Đóng góp của đề tài: Do hạn chế về thời gian, nguồn tài liệu, khả năng và tri thức của tác giả, mà luận văn không là sự thay thế hoặc đề cập đến tất cả những gì có liên quan đến Phật giáo và ảnh hưởng của Phật giáo đối với văn hoá Việt Nam, mà chỉ bước đầu nêu lên những kết luận về ảnh hưởng của Phật giáo đối với văn hoá tinh thần Việt Nam. Đó cũng chính là cái mới của luận văn. Luận văn được thực hiện thành công sẽ là một tài liệu tham khảo cho sinh viên và cán bộ giảng dạy trong học tập và giảng dạy các môn Triết học, Chủ nghĩa xã hội khoa học, Lý luận Tôn giáo các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp Việt Nam và những ai quan tâm đến Phật giáo Việt Nam . VI. Kết cấu đề tài: Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, đề tài có kết kết cấu thành 3 chương, 5 tiết: Chương 1: Sự du nhập và phát triển của Phật giáo Việt Nam I I. Việt Nam tiếp thu Phật giáo từ Ấn Độ và Trung Quốc: II.Sự phát triển Phật giáo Việt Nam Chương 2: VAI TRÒ CỦA PHẬT GIÁO VỚI ĐỜI SỐNG VĂN HOÁ TINH THẦN VIỆT NAM I. Phật giáo với Tam giáo đồng nguyên: II. Phật giáo với quan niệm nhân sinh: III. Tư tưởng Phật giáo Việt Nam: Chương 3: SỰ CHẤN HƯNG CỦA PHẬT GIÁO THỜI NAY 3 Trần Xuân Dương - Triết K21 - ĐHKH Huế - Luận văn tốt nghiệp cử nhân Triết học - 2001 Phần II: NỘI DUNG Chương 1: SỰ DU NHẬP VÀ PHÁT TRIỂN CỦA PHẬT GIÁO VIỆT NAM I. Việt Nam tiếp thu Phật giáo từ ấn Độ và Trung Quốc: 1. Việt Nam tiếp thu Phật giáo từ Ấn Độ trước khi tiếp thu Phật giáo qua Trung Quốc: Thực tế lịch sử cho thấy văn hoá Ấn Độ đã du nhập vào nước ta khá sớm. Với sự hấp dẫn của nguồn hương liệu quế, tiêu, trầm hương, ngà voi v.v, vào những thế kỷ trước và sau công nguyên, nhiều thuyền buôn Ấn Độ đã ra vào cập bến trên dải đất nước ta. Để buôn bán thông suốt, các lái buôn Ấn Độ thường đặt trên thuyền bàn thờ đức Thế Âm Bồ Tát và các tượng thờ Ấn Độ giáo như Vishnu, Sitva, và họ mang theo các tăng sĩ để đêm ngày khấn lễ. Nhiều thuyền buôn Ấn Độ cũng đã cập bến đảo Đồ Sơn nước ta khi ấy. Hằng năm, trong thời gian phải chờ gió mùa đông bắc để trở về Ấn Độ, họ lại lên bờ xây dựng những Phật tháp lễ Phật (Núi Tháp trên đảo Đồ Sơn Hải Phòng ngày nay là một minh chứng). Do quá trình tiếp xúc với những tín ngưỡng tôn giáo này, mà người Chăm nói riêng, người Việt nói chung đã sớm tiếp thu, thịnh hành Ấn Độ giáoPhật giáo. Chính do Phật giáo Ấn Độ du nhập vào nước ta khá sớm (vào thế kỷ I scn Luy Lâu - nay là vùng Dâu, Thuận Thành. Bắc Ninh - đã là một trung tâm Phật giáo) nên khi phong kiến Trung Quốc xâm lược thống trị nước ta, Luy Lâu được chọn đặt làm lỵ sở của chính quyền Trung ương đô hộ. Phật giáo từ Ấn Độ trực tiếp du nhập vào nước ta đã biết bám rễ, kết hợp chặt chẽ với tín ngưỡng bản địa để phát triển, tạo ra một ngày Phật Đản riêng (08/04 âm lịch). Có một tư liệu mới công bố: giáo sư Trần Quốc Vượng có may mắn được Sư cụ Đàm Hội - chủ trì chùa Dâu (nay đã trên 80 tuổi) cho xem chân dung bí mật Thạch Quang Phật chính là tượng một Linga bằng đá. Điều này càng nói lên chỉ có Phật giáo từ Ấn Độ trực tiếp du nhập vào Việt Nam buổi đầu mới có hiện tượng đó. Bởi vì thờ Linga và Punaga (dương vật và âm vật) là phổ biến của Ấn Độ giáo. Theo tư liệu về Thạch Quang Phật chùa Dâu trên đây, thì Phật giáo buổi đầu từ Ấn Độ theo đường biển du nhập vào nước ta. Khi mở rộng Phật giáo từ Ấn Độ ra các nước xung quanh vào thế kỷ III tcn, sau khi đức Phật Thích Ca qua đời, Phật giáo đã phân biệt ra thành Phật giáo Đại Thừa và Phật giáo Tiểu Thừa. Phật giáo Đại Thừa thường phát triển lên phía bắc gọi là Bắc tông, theo đường bộ qua Tây Tạng sang các nước Mông Cổ, Trung 4 Trần Xuân Dương - Triết K21 - ĐHKH Huế - Luận văn tốt nghiệp cử nhân Triết học - 2001 Quốc, Nhật Bản, Triều Tiên. Phật giáo Tiểu Thừa thường phát triển xuống phương Nam gọi là Nam Tông, qua đường biển vào các nước Đông Nam Á như Campuchia, Lào, Thái Lan và vương quốc Chămpa khi ấy. Như vậy, Phật giáo buổi đầu nước ta và trong tộc người Chăm là Phật giáo Tiểu Thừa. Một minh chứng khác khá thuyết phục, do buổi đầu nước ta chịu ảnh hưởng trực tiếp từ Phật giáo Ấn Độ mà một trong những dấu ấn về ngôn ngữ đã để lại khá thú vị là: chữ “Buddaha” được phiên âm ra tiếng Việt là “Bụt”. Trong dân gian vẫn gọi Phật là ông Bụt: “Bụt ngồi trên chùa, gà không nhảy lên mổ mắt”, “Hiền như Bụt”, “Đi với Bụt mặc áo cà sa, đi với ma mặc áo giấy” v.v. Còn về sau khi Phật giáo đã qua Trung Quốc thì “Buddaha” được phiên âm qua tiếng Hán là Phật đà, mà để lại tiếng Phật được phổ biến sử dụng. Những điều trên càng nói lên chỉ có Phật giáo từ Ấn Độ trực tiếp du nhập vào Việt Nam trước khi có sự du nhập Phật giáo từ Trung Quốc. Khi xâm lược Việt Nam, với chính sách của phong kiến Trung Hoa là ra sức xoá bỏ Âu Việt, Lạc Việt cũng như các Việt khác phía Nam sông Dương Tử, thì các hiện tượng trên đây chắc chắn không thể xảy ra. 2. Việt Nam tiếp thu Phật giáo qua Trung Quốc: Việc nước Văn Lang, nước Âu Lạc tiếp thu văn hoá Ấn Độ (Phật giáo và Ấn Độ giáo) qua đường biển chẳng được bao lâu, thì bị thay thế bằng việc Việt Nam tiếp thu Phật giáo qua Trung Quốc. Trung Quốc là một nước đất rộng, người đông, trong quá trình phát triển lịch sử của họ đã sớm xuất hiện nhiều dòng tư tưởng. Những dòng tư tưởng ấy có thể chia ra dòng tư tưởng hiển học, chuyên bàn những vấn đề ứng dụng vào thực tế, củng cố xã hội, ít bàn đến trời đất, đó là dòng tư tưởng Nho gia. Bên cạnh đó là dòng tư tưởng huyền học, giống như huyền học Ấn Độ, gọi là phái Đàm Thiên, chuyên bàn về trời đất vũ trụ, vô và hữu, bản (gốc) và mạn (ngọn) .như Hà Ân, Hương Tú, Quách Vụ - những nhà huyền học nổi tiếng thời Tấn Nguỵ. Trong tình hình ấy, từ xưa đến nay, bất cứ một học thuyết, tư tưởng nào từ nước ngoài nhập vào Trung Quốc cũng bị các nhà triết học, tư tưởng Trung Quốc bàn nát ra, làm biến hoá đi thành những cái riêng của Trung Quốc. Bởi vậy, có Phật giáo Trung Quốc. Ngày nay chủ nghĩa xã hội cũng mang màu sắc Trung Quốc. Năm 207 tcn, Triệu Đà xâm lược nước Âu Lạc, sát nhập vào nước Nam Việt. Năm 111 tcn nhà Hán xâm lược nước Nam Việt, trong đó có cả nước 5 Trần Xuân Dương - Triết K21 - ĐHKH Huế - Luận văn tốt nghiệp cử nhân Triết học - 2001 Âu Lạc. Từ đây văn hoá Trung Hoa: Nho giáo, Đạo giáoPhật giáo Đại Thừa của Trung Quốc dồn dập du nhập vào Việt Nam. Trung Quốc cũng như Việt Nam, chế độ phong kiến quan liêu đề cao nhà vua và tầng lớp quan lại lớn nhỏ (vương quyền), nhưng ngoài đời đã dễ dàng tiếp thu Phật giáo Đại Thừa ( thần quyền). Vào thời Hán, nổi lên ba trung tâm Phật giáo, đó là Bành Thành (Kinh đô nước Sở trước kia, hạ lưu sông Trường Giang, thuộc tỉnh Giang Tô ngày nay), trung tâm Lạc Dương trên bờ sông Lạc, phía nam sông Hoàng Hà (Kinh đô Đông Hán, thuộc tỉnhNam ngày nay) và trung tâm Luy Lâu nước ta. Trung tâm Luy Lâu được hình thành sớm hơn. Nhà sư Đàm Thiên có lý khi ông cho rằng, Giao Châu theo đạo Phật trước miền Giang Đông của Trung Quốc. Luy Lâu trở thành nơi trung chuyển Phật giáo từ Ấn Độ sang Trung Hoa. Luy Lâu sớm có các nhà sư Ấn Độ đến truyền kinh bằng chữ Phạn. Điều đó hấp dẫn các nhà sư Trung Quốc trước khi sang Ấn Độ phải sang Luy Lâu học chữ Phạn và tìm hiểu Phật giáo qua các nhà sư Ấn Độ. Ngược lại văn hoá Trung Hoa truyền sang, chữ Hán được phổ biến đã khiến các nhà sư Ấn Độ muốn sang Trung Hoa truyền đạo, các nhà sư cũng phải qua Luy Lâu học chữ Hán và tìm hiểu về Trung Quốc. Sự giao thoa văn hoá trên đã dẫn đến có một thời kỳ nhiều người Việt khi đó diễn ra sự lựa chọn, dung hoà giữa văn hoá Ấn Độ và văn hoá Trung Hoa. Cho đến thế kỷ thứ III, thứ IV, dưới sự thống trị của chính quyền phong kiến Trung Hoa, trên bề mặt, xứ Giao Châu đang dồn dập tiếp biến văn hoá Nho giáo, Đạo giáo từ Trung Hoa tràn xuống, Phật giáo từ Ấn Độ, từ Trung Hoa đã được biến hoá nhập vào. Dưới sự thống trị của phong kiến Trung Quốc, cả hai luồng Phật giáo từ Ấn Độ sang, từ Trung Hoa xuống, dù là Tăng sĩ người Trung Hoa, hay người Ấn Độ đều phải dùng một thứ văn tự thống nhất chính thống là chữ Hán để dịch Kinh, hoằng pháp. Truyền bá Phật giáo (văn hoá Ấn Độ) bằng công cụ chữ Hán vốn chứa đựng nội dung Nho giáo (văn hoá Trung Hoa) là một đặc điểm trong văn hoá Việt Nam, không những những thế kỷ đầu công nguyên, mà còn kéo dài suốt cả chiều dài lịch sử văn hoá Việt Nam sau này. Thế kỷ thứ VI, Lý Bí khởi nghĩa đánh đuổi được quân Lương, dành lại được độc lập, dựng nước Vạn Xuân. Trong thời gian ngôi vua ngắn ngủi của mình (541 - 547), Lý Nam Đế đã cho dựng chùa Khai Quốc (mở nước), 6 Trần Xuân Dương - Triết K21 - ĐHKH Huế - Luận văn tốt nghiệp cử nhân Triết học - 2001 hiệu là chùa Trấn Quốc Hà Nội để thờ và lễ Phật. Như vậy, có thể nói từ ngày đầu mở nước Phật giáo đã gắn liền với sự nghiệp của các nhân dân. Thời nhà Đường (618 - 907) - lúc mà Phật giáo cực thịnh Trung Quốc - thống trị Việt Nam, lỵ sở chính quyền đô hộ chuyển từ Luy Lâu về Đại La (Hà Nội) đã làm cho Đại La nhanh chóng trở thành một trung tâm Phật giáo. Thiền Tông Trung Quốc trực tiếp truyền mạnh sang Việt Nam. Ảnh hưởng Thiền từ Trung Quốc vào Việt Nam là rất mạnh, đến nỗi cho đến ngày nay hầu hết các ngôi chùa còn lại ngoài Bắc không ngôi chùa nào nhà tổ không thờ một ông lông mày rậm, râu quai nón đó chính là ông Bồ Đề Đạt Ma, người Ấn Độ, khởi tổ dòng Thiền Trung Quốc. Đồng thời còn có một ông nữa trông giống một nhà sư, mặt hơi bầu giống người Trung Quốc khoác áo cà sa ngồi toạ thiền đó chính là ông Vô Ngôn Thông. Cùng với Thiền Tông, Tịnh Độ Tông cũng đã sớm qua Trung Quốc truyền vào nước ta, Tịnh Độ Tông hình thành Trung Quốc vào thời Đông Tấn do nhà sư Tuệ Viễn khởi xưởng vào năm 402. Việt Nam xưa đến nay đa số người Việt Nam (Kinh) dù không theo Phật giáo, khi khấn tổ tiên, thần, mẫu đều mở đầu bằng câu niệm “Nam mô Adiđà Phật” điều đó nói lên, từ lâu Tịnh Độ Tông đã thấm sâu đáp ứng nhu cầu thờ Phật của quảng đại quần chúng dân lao động. Tuy nói Phật giáo qua Trung Quốc vào nước ta chủ yếu là Thiền Tông và Tịnh Độ Tông, song cũng không phải hoàn toàn đóng khung như vậy mà cũng có sự pha trộn với các Tông phái khác. Phật giáo Mật Tông đã có cơ sở Ấn Độ với ảnh hưởng phù phép hành lễ cúng tế thần linh của Mật giáo. Mật Tông được phát triển mạnh Tây Tạng với việc thần linh hoá các Đạt lai lạt ma. Mật Tông cũng được phát triển mạnh Trung Quốc vào thời vua Đường Hiền Tông. Phật giáo Mật Tông từ Tây Tạng qua con đường văn học dọc theo sông Hồng vào Việt Nam. II. Sự phát triển của Phật giáo Việt Nam: 1. Sự phát triển Phật giáo thời Lý - Trần: Phật giáo thời Đinh - Lê thực sự có vai trò trong đời sống chính trị, tiếng nói các nhà sư về triều chính có ý nghĩa rất lớn. Thời mà nhiều người gọi là thời "giải Hoa" tiếp thu mạnh văn hoá Ấn Độ để phát triển văn hoá Đại Việt sau nghìn năm bị văn hoá Trung Hoa áp nhục. Sử còn chép vua Đinh cho dựng chùa Nhất Trụ (Một Cột) Kinh đô Hoa Lư để thờ Phật, lễ Phật. Nhà vua cho dịch kinh Phật Mật Tông Đàlani khắc trên những cột đá. Năm 971 vua Đinh Tiên Hoàng ban hiệu cho nhà sư Ngô Chân Lưu (933 -1011) dòng 7 Trần Xuân Dương - Triết K21 - ĐHKH Huế - Luận văn tốt nghiệp cử nhân Triết học - 2001 thiền Vô Ngôn Thông làm Khuông Việt đại sư (nhà sư có công lớn lao của nước Việt), đứng đầu Phật giáo trong cả nước được tham gia bàn việc quốc sự. Xem [1; 37] Thiền sư Vạn Hạnh là người đã truyền bãi bệ Thập bát tử thành, đưa Lý Công Uẩn lên ngôi vua, lập ra triều Lý, thiên đô ra Thăng Long, xây nền móng cho phát triển văn hoá Đại Việt. Điều đó cho thấy các nhà sư trí thức đóng vai trò quan trọng trong buổi đầu đất nước độc lập tự chủ. Sang thời Lý, Phật giáo vẫn tiếp tục được đề cao, phát triển thể hiện các khía cạnh: Một là: Phật giáo tiếp tục được coi trọng trong đời sống chính trị, các dòng Thiền Tỳ-ni-đa-lưu-chi và Vô Ngôn Thông vẫn được tiếp tục mở rộng. Hai là: Các nhà vua, hoàng hậu, đại thần ra sức xuất tiền của dựng chùa. Vua Lý Thái Tổ ( 1010 -1028) ngay khi mới lên ngôi, thiên đô ra Thăng Long đã xuống chiếu phát tiền kho 2 vạn quan, thuê thợ dựng chùa phủ Thiên Đức. Vua Lý Thái Tông (1028 - 1054) năm 1031 phát triển thuê thợ dựng một loạt 150 sở chùa thờ Phật và quán Đạo giáo. Đời vua Lý Thần Tông (1128 - 1138) hai chùa Thiên Linh và Thiên Thọ được xây dựng. Suốt thời gian triều Lý (1010 - 1225), cùng với những ngôi chùa trên đây không biết bao nhiêu ngôi chùa khác do nhà vua, hoàng hậu, đại thần bỏ tiền của xây dựng mở mang phát triển Phật giáo . Ba là: Phật giáo được mở rộng sâu vào các hương thôn, thời Lý chùa tháp được mở mang xây dựng nhiều nên được chia ra thành 3 hạng: 1. Đại danh lam do nhà vua, hoàng hậu, đại thần xuất tiền ra xây dựng 2. Trung danh lam do các nhà sư xuất tiền ra xây dựng 3. Tiểu danh lam do các tiểu sư hoặc các làng ấp xuất tiền ra xây dựng Sở dĩ chùa thời Lý được gọi là các danh lam, vì thời ấy nơi nào có núi cao cảnh đẹp đều được xây dựng chùa thờ Phật. Xem [1; 37 - 42] thời Trần, Phật giáo vẫn tiếp tục được coi trọng biểu hiện hai điểm: Một là: Các nhà vua, đại thần vẫn hâm mộ đạo Phật. Nhưng vai trò các nhà sư hầu như không còn tiếng nói trong đời sống chính trị. Không thấy sử chép thời Trần phong Quốc sư. Vua chúa quý tộc thời Trần hâm mộ đạo Phật nhưng không thấy sử chép vua chúa xuất tiền dựng chùa. Chỉ có một ngôi chùa được nhắc đến là chùa Phổ Minh do vua Trần Thánh Tông cho xây dựng vào năm 1262 phía Tây cung Trùng Quang phủ Thiên Tường. Điều này nói lên một là, các vua triều Trần đã tiếp thu được nhiều ngôi chùa 8 Trần Xuân Dương - Triết K21 - ĐHKH Huế - Luận văn tốt nghiệp cử nhân Triết học - 2001 từ thời Lý để lại, hai là nhà Trần phải lo dồn công sức tiền của cho ba lần chống quân Nguyên xâm lược gần suốt cả thế kỷ XIII (1258, 1285, 1288). Hai là, thời Trần Phật giáo tiếp tục mở rộng đi sâu vào các thôn cùng ngõ hẻm. Nhu cầu thờ Phật phổ biến khắp nẻo đường. Khắp hang cùng ngõ hẻm đâu đâu cũng vang tiếng chuông mõ. Việc mở rộng Phật giáo thời Trần sâu rộng về các địa phương gắn liền với việc mở rộng phái Thiền Trúc Lâm. Sự mở rộng Phật giáo thời Trần trên đây là đúng với câu “Đất vua, chùa làng, phong cảnh Bụt” (đâu đâu cũng là đất của vua, làng làng dựng chùa, phong là gió là không, cảnh là cảnh sắc, sắc sắc không không, Phật giáo bao trùm lên tất cả). Xem [1; 42 - 46]. 2. Sự phát triển của Phật giáo vào Đàng Trong: Năm 1400 chính quyền phong kiến Việt Nam từ họ Trần chuyển sang tay họ Hồ. Giặc Minh xâm lược thống trị nước ta 20 năm (1407 - 1427) với chính sách huỷ diệt văn hoá Đại Việt để đồng hoá dân tộc ta thành dân Trung Quốc. Trong tình hình ấy chùa tháp cũng không tránh khỏi bị triệt phá, Phật giáo bị huỷ hoại. Khi nhà Lê được xác lập (1427), Nho giáo rất được đề cao, Phật giáo bị công kích. Sau đó chính quyền phong kiến lại chuyển về tay họ Mạc (1527) đất nước lâm vào cảnh khủng hoảng, phân liệt Trịnh - Mạc (1543 - 1593), Trịnh - Nguyễn (1600-1672) đất nước chiến tranh kéo dài. Trong tình hình đất nước biến động kéo dài trên đây, không thể không dẫn đến Phật giáo bị suy yếu. Cuộc sống ngoài đời càng biến động đau khổ, thì lại càng thúc đẩy quần chúng hướng tìm đến tôn giáo. Phật giáo bấy lâu nay với tư tưởng hoà bình bác ái phù hợp với bản sắc văn hoá nông nghiệp lúa nước, ưa ổn định trong tình nghĩa. Phật giáo với triết lý luân hồi của nó trong cõi nhân sinh phù hợp với triết lý thác sinh của cư dân nông nghiệp nên trong đời sống tâm linh, cư dân người Việt vẫn dễ dàng gắn bó với Phật giáo. Đó là cơ sở để Phật giáo vẫn tiếp tục được duy trì mở rộng Việt Nam, chẳng những đối với quần chúng nhân dân lao động mà còn cả với vương hầu quý tộc. Ví như vua Lê Thánh Tông (1434 - 1442) lấy tư tưởng Nho giáo làm thống soái, nhưng vẫn chấp thuận cho rước Phật Pháp Vân từ chùa Dâu về Thăng Long, dựng đàn chay trong điện Cần Chánh để làm lễ cầu mưa. Năm 1448, có hạn hán lớn, vua Lê Nhân Tông (1443 - 1459) lệnh cho các 9 Trần Xuân Dương - Triết K21 - ĐHKH Huế - Luận văn tốt nghiệp cử nhân Triết học - 2001 quan phải ăn chay và tới chùa Báo Ân cung Cảnh Linh để làm lễ cầu mưa. [1; 47, 48] Thời nhà Mạc, rồi các vua Lê chúa Trịnh sau này vẫn tham kiến Phật giáo, coi lễ Phật như là một sinh hoạt văn hoá. Thực trạng trên đây chẳng những Phật giáo được phục hồi ngoài Bắc mà còn theo chân người Việt mở mang bờ cõi vào phương Nam. Chúa Nguyễn Hoàng vào trấn đất Thuận - Quảng năm 1558. Năm 1600 Nguyễn Hoàng tuyên bố không thần phục chúa Trịnh, dẫn đến Trịnh - Nguyễn phân tranh, lấy sông Gianh (Quảng Bình) làm ranh giới. Từ sông Gianh trở ra gọi là Đàng Ngoài, từ sông Gianh trở vào gọi là Đàng Trong. Từ 1624 trở đi, Đàng Trong và Đàng Ngoài hầu như không liên hệ nhau. Trên thực tế, việc phân chia ranh giới thực chất chỉ là việc phân chia quyền lực phong kiến, còn về mặt mở mang đất nước, phát triển văn hoá thì nền văn hoá Đại Việt mà người Kinh làm chủ đạo, thì vẫn tiếp tục nối tiếp truyền thống cha ông, Nguyễn Hoàng nhận sứ mệnh thiêng liêng của Tổ Quốc “mang gươm đI mở cõi”. [1; 48 - 54], [11]. Khi Nguyễn Hoàng vào trấn trị đất Thuận - Quảng thì đã có lúc Nho giáo chiếm vị trí độc tôn trong đời sống chính trị xã hội. Thế nhưng trong một xã hội còn đầy thần linh bao phủ, thì Phật giáo với hiện hữu của nó là những ngôi chùa làng vẫn đáp ứng được văn hoá tâm linh của đại bộ phận nhân dân. Vì thế, cũng như các vua Lê chúa Trịnh Đàng Ngoài, các chúa Nguyễn cũng lấy Phật giáo làm niềm tin trị dân, dụ quan củng cố chính quyền mở mang sự nghiệp. Chúa Nguyễn Hoàng cho dựng chùa Linh Mụ vào năm 1601, các chúa Nguyễn về sau cũng cho xây dựng rất nhiều chùa, tháp, sắc tứ cho các chùa, đặt ra chế độ Nhà nước bảo hộ các chùa như thời Lý – Trần. Các chúa còn cho mời các thiền sư từ Trung Quốc sang trực tiếp truyền bá, hoằng dương Phật giáo Đàng Trong. Các chúa Ninh vương Nguyễn Phước Châu, Minh vương Nguyễn Phước Trú và Võ vương Nguyễn Phúc Khoát đều tu tại gia và thọ giới Bồ tát. [1; 54 - 58], [11]. 3 . Sự phát triển của Phật giáo Nam Bộ: Qua một số thiền sư còn biết được theo các dòng truyền thừa và một số miền đất tuy chưa phải là toàn bộ, nhưng cũng đủ nói lên trong suốt thời các chúa Nguyễn đến thời các vua nhà Nguyễn sau này, trong cuộc mở mang khai phá miền đất Nam Bộ (một cách hoà bình nhân nghĩa bao dung), Phật giáo đã theo chân người Việt (Kinh) mở rộng ra khắp lục tỉnh Nam Kỳ. 10 . ĐỜI SỐNG VĂN HOÁ TINH THẦN Ở VIỆT NAM I. Phật giáo với Tam giáo đồng nguyên: II. Phật giáo với quan niệm nhân sinh: III. Tư tưởng Phật giáo ở Việt Nam: Chương. hưởng của Phật giáo đối với văn hoá tinh thần ở Việt Nam. Nhiệm vụ của luận văn, làm rõ sự du nhập và phát triển Phật giáo ở Việt Nam, vai trò của Phật giáo

Ngày đăng: 31/12/2013, 10:56

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w