1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Một số biện pháp cải tạo sân chơi tạo điều kiện tốt cho trẻ phát triển với môi trường thiên nhiên

13 1,4K 4

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 13
Dung lượng 137,5 KB

Nội dung

-1- I/ Tên đề tài: MỘT SỐ BIỆN PHÁP CẢI TẠO SÂN CHƠI, TẠO ĐIỀU KIỆN TỐT CHO TRẺ TIẾP CẬN VỚI MÔI TRƯỜNG THIÊN NHIÊN . (Các hình ảnh minh họa đã xóa khi đưa lên Website vì dung lượng lớn) II/ Đặt vấn đề: 1/Tầm quan trọng: Trong thời kỳ đất nước phát triển, đời sống người dân được nâng cao, mỗi gia đình đều thực hiện tốt công tác kế hoạch hóa gia đình, sinh từ 1 đến 2 con để có điều kiện dạy con ngoan, nhất là lứa tuổi mầm non sự phát triển về dinh dưỡng thể chất là một phần cốt lõi không thể thiếu đi đối với trẻ, sự phát triển về khả năng tư duy của trẻ thông qua một không gian “học mà chơi, chơi mà học” với những hoạt động vui chơi giải trí phong phú và bổ ích. Với cương vị một người quản lý nhà trường, bản thân tôi nhận thức được vấn đề, Để nâng cao chất lượng theo chương trình giáo dục Mầm non mới, cần phải cải tạo sân chơi cho phù hợp yêu cầu thực tiễn và đáp ứng song song với sự phát triển trí tuệ của các cháu, phục vụ được cho nhu cầu “cần và đủ” nhằm tạo điều kiện cho trẻ phát triển toàn diện về đức trí thể mỹ và lao động, Giúp cho giáo viên có điều kiện phát triển năng lực giảng dạy qua các hoạt động vui chơi ngoại khóa, tiếp cận môi trường thiên nhiên, hòa mình vào không gian xanh tĩnh lặng nhưng đầy kỳ thú mà các cháu cần khám phá. 2/ Lý do chọn đề tài: Môi trường là nơi sinh sống của con người, môi trường không chỉ tác động một cách tích cực đến sự phát triển thể chất mà còn tác động đến bộ óc đầy tư duy của con người, con người cảm nhận được ánh nắng ban mai rực rỡ, tiếng chim hát véo von, màu xanh của cây những thứ đó là vô cùng quan trọng trong công tác giáo dục, đặc biệt ở bậc học mầm non nó tác động trực tiếp đến suy nghĩ tìm tòi khám phá trong các em. 3/ Thực tiễn ban đầu: Đứng trước mục tiêu của Đảng và nhà nước cũng như ngành giáo dục đề ra bản thân tôi không khỏi lo âu trước muôn vàng khó khăn về kinh phí làm sao đáp ứng được yêu cầu cơ bản về trang thiết bị đồ dùng trong lớp, bên cạnh đó việc cải tạo cảnh quan sân chơi cho trẻ cũng là cấp thiết cần tháo gỡ. Cũng chính vì ngân sách đầu tư cho trang thiết bị, lớp học, dụng cụ dạy học còn vô cùng hạn hẹp, chưa thể nào đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao, vô tình làm lãng quên việc xây dựng môi trường học tập vui chơi ngoài trời cho trẻ. Tôi nghĩ giải được bài toán nan giải trên cũng chính là mở được nút thắt quan trọng trong công tác đào tạo con người nhất là bậc học mầm non, những -2- mầm xanh của đất nước. Vì vây tôi chọn đề tài: Một số biện pháp cải tạo sân chơi tạo điều kiện tốt cho trẻ phát triển với môi trường thiên nhiên” III/ Cơ sở lý luận: Lúc sinh thời Bác nói “Học đi đôi với hành” và ngày nay trong trường học Mầm non từ trực quan sinh động, tác động trực tiếp đến tư duy trừu tượng và là con đường ngắn nhất thúc đẩy sự phát triển tư duy trong bộ não con người. Hay nói cách khác muốn bé phát triển tư duy thì cách duy nhất là để cho các cháu được tiếp xúc với môi trường thiên nhiên, với cảnh vật thật để bé được nhìn, sờ, được vui chơi học tập để trẻ cảm nhận được vẻ đẹp tự nhiên nhằm làm giàu thêm óc tưởng, sự sáng tạo của trẻ. Ngoài ra giáo viên cần sinh động hơn nữa trong phương pháp giảng dạy và sử dụng đồ dùng trực quan trong môi trường giảng dạy có vậy chất lượng dạy và học mới đạt kết quả tốt hơn. Để chuẩn bị cho thế hệ trẻ bước vào thời kỳ công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước mục đích chung của toàn ngành giáo dục mầm non với phương châm là hình thành chomột nhân cách ban đầu thông qua việc bé biết yêu thiên nhiên, biết nâng niu các loài hoa, nhận biết được mầu sắc, biết chăm sóc và bảo vệ môi trường… phát triển tổng thể về ngôn ngữ, thẩm mỹ, tình cảm và tính ham học IV/ Cơ sở thực tiễn: Căn cứ vào nghiên cứu khoa học về sự phát triển của trẻ ở bậc học mầm non thì ranh giới giữa chơi và học là chưa rõ ràng, trong đó chơi giữ vai trò chủ đạo, trẻ chỉ thực sự lĩnh hội tri thức theo phương châm “chơi mà học”. Trẻ là chủ thể tích cực, giáo viên là người tạo cơ hội, gợi mở hoạt động khám phá tư duy cho trẻ thông qua môi trường xung quanh, đó cũng chính là môi trường tự nhiên kích thích trí tò mò ham muốn ở trẻ. Trên thực tế nguồn kinh phí xây dựng trường hiện nay còn vô cùng hạn chế do hầu hết các bậc phụ huynh sống thuần về nông nghiệp nên mức thu nhập kinh tế gia đình còn thấp từ đó việc huy động sự đóng góp xây dựng trường còn khó khăn vì thế muốn đầu tư xây dựng một sân chơi ngoài trời giúp bé hòa mình khám phá tự nhiên, khám phá điều kỳ thú xung quanh là Bé đang tham quan ở vườn cổ tích Cô hướng dẫn cáo cháu nhỏ cỏ trong bồn hoa -3- muôn vàng khó khăn trước mắt đòi hỏi sự quan tâm của các cấp đầu ngành, của cơ quan đoàn thể tạo điều kiện hơn nữa cho nhà trường. V/ Nội dung thực hiện: 1/ Diễn biến tình huống : a/Thuận lợi: - Được sự quan tâm sâu sắc của Đảng ủy – UBND Huyện – UBND – HĐND xã, đã quan tâm và hỗ trợ kinh phí đầu tư xây dựng CSVC, cảnh quan sân trường. Nhà trường có sự phối hợp chặc chẽ của phụ huynh học sinh trong việc lao động san mặt bằng sân đảm bảo diện tích theo mô hình . - Đội ngũ giáo viên nhiệt tình có tâm huyết với giáo dục mầm non, tạo mọi điều kiện thuận lợi trong việc đầu tư cải tạo sân chơi theo mô hình mới . - Lãnh đạo Phòng Giáo Dục và các chuyên viên tổ Mầm non thường xuyên hướng dẫn chỉ đạo trong việc xây dựng môi trường hoạt động cho trẻ. b) Khó khăn : Thực tế việc tổ chức hoạt động vui chơi cho trẻ tiếp cận môi trường thiên nhiên tại trường tôi đã thực hiện nhưng còn gặp một số khó khăn như: - Do mới xây dựng nên chưa đa dạng các loại cây cảnh giúp trẻ quan sát, các khu vực chơi phải thu dọn di động hằng ngày đưa đến tâm lý giáo viên ngán ngại trong việc tổ chức chơi, mất nhiều thời gian sắp xếp. - Các khu chơi không liên kết nên cháu thiếu hứng thú, sân chơi nắng phụ huynh chưa yên tâm, các cháu chưa thực sự phấn khởi. - Trẻ vào trường hoạt động bó hẹp từng khu vực, chưa có điều kiện sinh hoạt giao tiếp cùng nhau, hạn chế trong tìm hiểu quan sát về môi trường thiên nhiên, hoạt động ngoài trời . 2/ Biện pháp thực hiện Thực hiện đề tài trên tôi định hướng các vấn đề sau: - Xây dựng kế hoạch quy hoạch khu vực sân chơi - Tuyên truyền, phân công kết hợp tạo mãng xanh - Bố trí các khu vực tích hợp phục vụ hoạt động vui chơi - Hướng dẫn giáo viên tổ chức hoạt động cho trẻ Được sự quan tâm của Ngành và sự hỗ trợ đắc lực của lãnh đạo địa phương đã chọn địa điểm trường được xây dựng nơi thoáng mát, xa đường quốc lộ tránh được tiếng ồn và không bị ảnh hưởng khói bụi ô tô. Sân chơi có diện tích rộng ( 3460 m 2 ), hoạt động ngoài trời cho các cháu chưa thiết kế theo yêu cầu lứa tuổi, tôi nghĩ một ngôi trường đẹp cần có sự hài hòa về cảnh quan bên ngoài và vật chất bên trong, nó gắn kết chặt chẽ và không thể tách rời nhau, cảnh quan kích thích trí tò mò tưởng tượng tạo sự ham muốn cho các cháu đến trường. Từ những suy nghĩ như trên tôi đã đề ra kế hoạch, biện pháp chỉ đạo toàn trường thực hiện một số mặt như sau : -4-  Biện pháp 1 : Xây dựng kế hoạch quy hoạch sân chơi : Quy hoạch khu vực sân chơi theo tôi mục đích chính là phải phục vụ được hết khả năng mặt bằng cho các cháu hoạt động theo các nhu cầu như : - Nhu cầu vận động: Trẻ Mầm non do bản tính hiếu động, không thể ngồi yên vì thế cần thiết phải có sân rộng cho trẻ vận động thường xuyên để phát triển cơ thể. - Nhu cầu khám phá thiên nhiên: Lứa tuổi mầm non là lứa tuổi tìm tòi khám phá, quan sát về các sự vật hiện tượng trong thiên nhiên, tất cả đều mới lạ, đều kỳ bí đối với trẻ mỗi ngày . VD: Quan sát ngày hôm qua bông hoa còn nhỏ ( búp ), ngày nay ra xem đã thấy bông hoa to có nhiều cánh (nở), chúng ta cung cấp cho trẻ từ “nở, búp”, sự thay đổi hình dáng của bông hoa . - Nhu cầu học tập, tìm hiểu trong môi trường thiên nhiên: Dạy trẻ Mầm non bằng phương pháp trực quan, trẻ được nghe và được thấy những gì mình nghe có vậy công tác giảng dạy mới đạt hiệu quả cao VD: Dạy trẻ từ “Long lanh” cô không thể giải thích trẻ hiểu qua học cụ tự làm, sẽ dễ dàng hơn nếu cho cháu xem những giọt sương còn đọng trên cỏ, những giọt nước trên lá sen … - Nhu cầu nhận thức các đẹp trong thiên nhiên: Qua cải tạo không gian sân chơi trẻ sẽ nhận thấy được cái đẹp từ từng mảng xanh, từ những cụm hoa rực rỡ, từ những giọt nước long lanh …. giúp trẻ cảm nhận và yêu thích cái đẹp nhiều hơn. a) Nhận thức được tầm quan trọng của môi trường thiên nhiên đối với trẻ đồng thời căn cứ trên nhu cầu thiết yếu của các cháu tôi đã nghiên cứu và phân lô, vẽ đồ quy hoạch từng khu vực: Khu vận động, khu chơi nước, cát, khu vườn cây của bé, khu vườn cổ tích, khu sinh hoạt xã hội ( chơi phân vai ) … sau khi vẽ đồ tôi cùng thảo luận trong liên tịch đễ có sự đóng góp ý tưởng cho sân chơi hoàn thiện hơn hợp lý hơn đồng thời lên kế hoạch dự trù về nguồn kinh phí từ các cấp lãnh đạo. b) Thực hiện công tác xây dựng đúng như ý tưởng đề ra, xây dựng hợp lý từng bước công việc trước sau, hạn chế xây dựng chồng chéo dẫn đến phá dỡ gây lãng phí về thời gian và tiền của nhưng phải đúng với mục đích sử dụng và đối tượng sử dụng, về hình dáng kích thước, màu sắc cần được nghiên cứu kỹ lưỡng sao cho an toàn cho bé khi chơi. Cô cho trẻ quan sát vườn hoa Các khu vực trong sân chơi của trẻ -5- c) Tuyên truyền trên bản tin trường vận động kêu gọi phụ huynh có khả năng đóng góp ngày công lao động trong việc quy hoạch cải tạo mặt bằng sân trường chuẩn bị tốt cho việc tạo cảnh quan xanh.  Biện pháp 2 : Tuyên truyền, phân công kết hợp tạo môi trường xanh - Khối giáo viên tuyên truyền, vận động phụ huynh mỗi lớp hỗ trợ cho trường các loại cây xanh dây leo, hoa kiểng ở gia đình phụ huynh có (gợi ý theo hướng quy hoạch của trường), cô cháu cùng chăm sóc góc thiên nhiên cây xanh tại nhóm lớp, ươm các loại hột hạt . VD: Hạt Bắp, hạt Hướng Dương , cây Đậu Bắp … - Khối nhân viên tích cực trồng cây theo quy hoạch trước mắt trồng các loại cây do phụ huynh hỗ trợ, một số loại cây, dây leo nhanh phát triển để nhanh chóng phủ xanh sân trường VD: Dây Bìm Bìm, dây Đậu Biếc, Chanh dây, Cúc Xuyến Chi - Ban giám hiệu tham mưu với Công ty Cây xanh hướng dẫn cho nhân viên trường cách chăm bón để cây phát triển tốt , ra hoa, kết quả . - Liên hệ một số Phụ huynh sống về nghề trồng rau hỗ trợ các loại rau màu, hạt giống cho vườn cây của bé . - Phát động mái trường xanh, mỗi PHHS hỗ trợ một chậu cây xanh hay hoa kiểng có ghi tên cháu để cháu theo dõi cùng chăm sóc với Bảo vệ làm vườn - Nhà trường phát động phong trào “mỗi cô một bóng mát” bằng việc trồng cây xanh cho nhà trường.  Biện pháp 3 : Bố trí các khu vực tích hợp hoạt động vui chơi : - Ngoài mảng xanh cho khuôn viên trường, điều kiện để cho trẻ được vận động, gần gũi, quan sát khám phá thiên nhiên và phục vụ được cho yêu cầu tích hợp hoạt động cho trẻ như sau : a) Khu vui chơi mang tính tích hợp chơi mà học : Bố trí khu chơi có đá cuội to, nhỏ, màu sắc nhiều dạng khác nhau, cát, nước, dụng cụ cân đo, đong đếm, dụng cụ làm bánh … . Góc chơi cát, chơi nước bố trí gần nhau vị trí phải râm mát giúp trẻ có thể ngồi chơi lâu ,cháu có thể xây dựng nhà chòi, làm bánh, cân đo, đong đếm … Qua chơi cát, nước cháu phát triển kỹ năng tạo hình, thực hành trải nghiệm về toán qua đong đo, dùng nước tưới cây xanh, hoa, lá đồng thời trẻ quan sát sự phát triển của chúng trong từng ngày, chơi nước còn giúp trẻ khám phá, thử nghiệm, phát hiện những hiện tượng khoa học vật lý hứng thú hơn như vật chìm, vật nổi, tại sao thả đá vào nước bị tràn ra, so sánh to nhỏ, mực nước cao thấp khi cho sạn Vườn rau dinh dưỡng -6- to, sạn nhỏ vào bình, chơi thả thuyền, câu cá …Bằng các vật liệu trong thiên nhiên cát, đá, sỏi, sạn, nước …các cháu hứng thú và tự khám phá ra những điều mới lạ khi chơi cùng tập thể, góc chơi cát nước gần khu vực vườn cây của bé, giúp các cháu có thể đong nước, sau đó cho các cây uống nước từ đó cháu hứng thú hơn trong đếm số lượng nước tưới cây, giúp cháu liên kết trong quá trình chơi dễ dàng. Các cây xanh, hoa kiểng có tên từng loại cây tạo môi trường chữ trong thiên nhiên, cháu làm quen chữ viết đồng thời biết thêm tên các loại cây trong vườn trường, phát triển hoạt động tìm hiểu môi trường xung quanh. b/Khu Vườn cổ tích : - Nhằm tận dụng tối đa môi trường thiên nhiên tôi đã tiến hành xây dựng thêm cầu tre, hồn non bộ, nhà lợp lá dừa cho trẻ chơi trò chơi dân gian, như một khu rừng thu nhỏ và đặt vào đó những nhân vật quen thuộc mà cháu biết từ chuyện cổ tích có trong chương trình cho cháu có thể kể lại chuyện khi bất chợt bắt gặp các nhân vật trong chuyện cô đã kể như: Sự tích trầu cau, Bạch Tuyết và 7 chú lùn, ai đáng khen nhiều hơn, cô bé quàng khăn đỏ, Tấm Cám …… - Ngoài ra tôi còn cho đặt những nhân vật bất kỳ thỏ, sóc, vịt, gà, cá sấu, rùa …. cho cháu có thể quan sát và tự kể chuyện sáng tạo theo những gì cháu nhìn thấy, nhớ lại bài thơ cô đã dạy tự đọc và khắc sâu hơn, giúp trẻ phát triển ngôn ngữ, trí tưởng tượng mở rộng khả năng văn học cho trẻ . - Các nhân vật bằng gốm Mèo, Chó, Rùa, Thỏ v.v…. được đặt di động theo từng thời gian, dựa trên chủ đề của các lớp giúp các cô có thể tận dụng không gian ngoài trời cho cháu được nghe kể chuyện, trong một không gian sinh động hơn - Sinh hoạt trong môi trường thiên nhiên giáo viên không nhất thiết phải thực hiện tiết dạy trong lớp học mà có thể vận dụng cho cháu học ngoài trời, giáo viên dễ dàng giảng dạy thực tế hơn một số đề tài tìm hiểu môi trường xung quanh: Tìm hiểu về các loại hoa, các loại cây kiểng, cây bóng mát, sự phát triển của cây, một số con vật như chim, cá …Cô đặt vấn đề cháu quan sát trực quan và tư duy phát hiện, khám phá ra những điều mới lạ giúp cháu hứng thú, có cảm xúc hưng phấn hơn trong học tập từ đó cô dễ dàng dẫn dắt trẻ vào bài học. VD: Bài thơ “Bé và Ông Mặt trời ” Cô cháu vừa đi vừa đọc thơ, nhìn lên Ông Mặt trời cháu khám phá ra tại sao phải “Em nhíu mắt nhìn ông” ? c/ Khu chơi vận động : - Chơi vận động là một nhu cầu của trẻ lứa tuổi mầm non, đồng thời cũng là một yêu cầu trong hoạt động ngoài trời giúp cho cô, cháu có phương tiện vận -7- động tốt, tôi cho xây dựng các khối xi măng giả gổ cao thấp không đều nhau cho cháu tập đi, hố cát tập nhảy, tập đi qua cầu, các bậc chơi lò cò, cho trẻ tận dụng vận động tạo kỹ năng khéo léo, ở sân chơi tôi còn cho bố trí khoảng trống giúp cho trẻ có nơi chạy nhảy, đuổi bắt, chuyền banh, đạp xe . - Việc bố trí các đồ chơi vận động phải có khoảng cách nhất định tạo độ an toàn cho trẻ, các cầu trượt, ván dốc, hố cát đều phải có chắn an toàn, lót mút, đổ cát … Khu chơi vận động không khuất tầm nhìn giúp cô có thể bao quát lớp khi cháu chơi đùa với nhau . - Vận dụng vào ánh sáng mặt trời cháu chơi vận động với bóng của mình chiếu xuống sân để tạo dáng và tìm dáng các bạn, thích thú hơn khi cháu khám phá ra qua gợi ý của cô . d) Khu chơi theo ý thích : - Tâm lý các cháu gái thường thích chơi bày hàng, mua bán, nấu ăn …Tôi bố trí thêm một góc chơi phân vai dưới bóng cây râm mát, lều vải chơi nhà chòi, các cháu hứng thú tập làm những công việc của mẹ, của bà, của bố và liên kết các góc chơi khác trong giờ chơi tự do - Vận dụng vào cây cỏ, lá vàng …. có trong vườn cây cô hướng dẫn cho cháu chơi bán hàng, nấu ăn, ….Đóng vai các nhân vật bằng những lá cây làm nón, mão vua, quần áo … - Cháu còn biết tận dụng những chiếc lá vàng, hoa, cỏ để tạo ra sản phẩm tạo hình, vật thay thế từ đó xây dựng cho trẻ lòng yêu thiên nhiên, biết chăm sóc và bảo quản, gìn giữ môi trường thiên nhiên mà cháu đang sống, biết vận dụng sáng tạo từ nguyên vật liệu làm thành món đồ chơi lý thú . - Một số cháu có thể tưới hoa, nhổ cỏ dại, quét sân vườn tập làm công việc lao động của người lớn bằng những dụng cụ lao động do các cô tự chế. - Tận dụng một khoảng sân cho trẻ có thể vẽ những điều trẻ thích, Tôi cho kẽ những ô ăn quan ở nền ximăng cho trẻ cùng chơi với nhau dưới dưới bóng mát ở những cây dù, hay trong các nhà chòi xung quanh vườn nếu cháu thích chơi tĩnh .  Biện pháp 4 : Hướng dẫn giáo viên, nhân viên thực hiện: - Xây dựng hoàn chỉnh môi trường thiên nhiên trước khi bàn giao cho các nhóm, lớp tiến hành đưa vào sử dụng tôi chỉ đạo khối lớp lớn thực hiện điểm, cùng bàn bạc với giáo viên lớp - Các lớp dự giờ rút kinh nghiệm về biện pháp tổ chức cho trẻ thâm nhập môi trường thiên nhiên sinh hoạt, học tập, tạo không khí tự do thoải mái cho trẻ nhưng phải có sự giám sát, hướng dẫn, gợi mở của giáo viên, để có thể gìn giữ bảo quản môi trường luôn khang trang, sạch, đẹp Các cháu đang nhổ cỏ -8- - Cô phải xây dựng cho cháu lòng yêu thiên nhiên, biết tự giữ gìn bảo quản tài sản chung, khi chơi xong phải biết thu dọn, các cháu biết chăm sóc cây xanh, nhặt lá vàng, tưới cây … Từ những việc chăm chút quan tâm đến các góc chơi dành riêng cho mình trẻ ý thức tốt và biết bảo quản môi trường thiên nhiên của trường mình luôn xinh, luôn đẹp. - Theo từng chủ điểm tôi phân công nhân viên chăm sóc sân chơi thay đổi cây cảnh, nhân vật cho phù hợp yêu cầu chuyên môn, chăm nom tưới bón phân cho cây, làm vệ sinh các khu vực trong trường hằng tuần cho trẻ luôn thấy được sự mới lạ, kích thích cho trẻ tìm tòi học hỏi nhiều hơn, tuyên truyền trong khối nhân viên nhận thức đúng trách nhiệm, lòng yêu thiên nhiên qua đó đội ngũ nhân viên có niềm vui, nhiệt tình trong chăm sóc vườn trường. - Tuyên truyền phụ huynh học sinh có ý thức cùng chăm sóc, bảo quản môi trường xanh, gìn giữ khu vườn chơi tốt đẹp cho tất cả con em chúng ta, nhắc nhỡ giáo dục trẻ không hái hoa, chơi xong biết thu xếp gọn gàng, trong các buổi chiều bố mẹ đón và chochơisân vườn, ý thức tốt về môi trường Xanh-Sạch- Đẹp . - Lên kế hoạch phân chia thời gian biểu hợp lý cho trẻ ra sân chơi, đổi luân phiên để các nhóm, lớp có thể được chơi ngoài thời trong nhiều thời điểm trong hoạt động một ngày của bé . VI/ Kết quả đạt được: * Đối với cháu : - Hoạt động ngoài trời là hoạt động 100% các cháu yêu thích - Các môn Văn học, THMTXQ, PTTM được tận dụng sân vườn để hướng dẫn trẻ hoạt động, tạo sự hứng thú cho trẻ - 100% Các cháu năng động, khéo léo, cơ thể săn chắc dẻo dai, khỏe mạnh trong sinh hoạt hằng ngày, thích thú luyện tập vận động tại sân vườn trường . - Nhìn khuôn viên trường mát mẽ, sạch, đẹp phụ huynh yên tâm đưa con em đến trường học tập nhiều hơn giúp nhà trường phát triển tốt về sĩ số (đầu năm 240 cháu, cuối năm 300 cháu) * Đối vối giáo viên : - Tận dụng điều kiện sẵn có trong thiên nhiên các giáo viên được giảm tải sức lao động, tập trung chăm sóc cháu tốt hơn, 80% giáo viên thích dạy các môn khám phá khoa học thử nghiệm, Văn học, PTTM… ngoài sân vườn trường. * Đánh giá của ngành, cấp trên : - Phòng Giáo Dục chỉ đạo làm chuyên đề “Xây dựng môi trường hoạt động tích cực cho trẻ ” các trường trong Huyện về học tập. - Mô hình môi trường thiên nhiên được nhiều trường bạn tham quan, học tập để xây dựng cho trường mình . -9- NHẬN XÉT: Từ đầu năm học 2011-2012 đến nay từng bước tiến hành hoàn chỉnh đề tài, đưa vào sử dụng cho trường Mầm Non Đại An chúng tôi thu nhận về kết quả như sau : - Các cháu mạnh dạn tự tin hơn, yêu thích giờ học, giờ chơi ngoài trời, trẻ có nhiều điều kiện để cùng trải nghiệm, khám phá, giao tiếp giữa trẻ với trẻ, giữa trẻ và cô gần gũi thân thiện hơn giúp cho cháu hứng thú, phát triển tốt ngôn ngữ làm giàu vốn từ hơn, lý luận vững chắc, mở rộng tầm hiểu biết hơn về môi trường thiên nhiên, đã tạo điều kiện cho trẻ phát triển tư duy, óc tưởng tượng, và biết tái tạo về những hình ảnh, con vật, hoa lá mà trẻ được trực tiếp quan sát, từ đó biết yêu thích ngôi trường và ham đến lớp. - Từ lòng yêu thích cái đẹp cháu có ý thức bảo quản, gìn giữ môi trường thiên nhiên, thể hiện qua hành động chăm sóc và nhắc nhở các bạn cùng làm như mình . - Đánh giá chất lượng vui chơi ngoài trời 100% nhóm, lớp tổ chức cho trẻ tiếp cận môi trường thiên nhiên, tận dụng tốt điều kiện có trong thiên nhiên đưa vào tiết học ngoài trời đạt hiệu quả cao hơn. - Giáo viên yên tâm thoải mái tổ chức các giờ học, sinh hoạt trong môi trường thiên nhiên, tổ chức hoạt động vui chơi không còn e dè, ngần ngại do phải chuẩn bị sân chơi, giảm bớt thời gian lao động nên nâng cao chất lượng bộ môn, giờ học sinh động, phát huy được tính tích cực ở trẻ, trong điều kiện thực tế vận dụng vào thiên nhiên giáo viên không phải bỏ nhiều thời gian làm học cụ, vẽ tranh, đồ dùng dạy học từ nguyên vật liệu có trong thiên nhiên 100% giáo viên hưởng ứng phương pháp hướng dẫn ngoài trời ở các bộ môn vận dụng được điều kiện sẳn có trong môi trường thiên nhiên, giảm tải cường độ lao động có thời gian cho các cô nâng cao chất lượng bộ môn . - Phụ huynh hưởng ứng cùng góp phần chăm sóc bảo quản đồng thời sân chơi của trường trở thành khu vực thư giãn cho phụ huynh trong buổi chiều, sau giờ làm việc, lao động mệt nhọc, phụ huynh đa số lưu lại sân trường sau giờ đón trẻ để được thanh thản hơn, không vội vàng tất bật đón cháu về, vì thế nhà trường và phụ huynh có điều kiện gặp gỡ, trao đổi với nhau nhiều hơn trong việc chăm sóc cháu, chương trình phát thanh tuyên truyền của trường vào buổi chiều đựơc phụ huynh tiếp nhận tương đối tốt do còn lưu lại trường sau giờ đón trẻ . Các biện pháp tôi đã thực hiện và đạt kết quả như trên tại trường Mầm non Đại An, nhu cầu về sân chơi cho trẻ phải rộng diện tích, nên có thể áp dụng ở các trường Mầm non, thực hiện cho tất cả các nhóm, lớp. Tổng kinh phí đầu tư: 1.250.000.000đ -10- Trong đó kinh phí từ các nguồn: Ngân sách nhà nước, UBND xã hổ trợ, Phụ huynh và các nhà hảo tâm. VII/ Bài học kinh nghiệm: - Xây dựng vườn trường cần chú ý đến khâu quy hoạch các khu vực như thế nào cho phù hợp với diện tích mặt bằng thực tế, thuận lợi cho trẻ khi di chuyển giữa khu vui chơi này với khu vui chơi kia, đảm bảo tính an toàn, phục vụ tốt nhất cho yêu cầu giảng dạy. - Chăm sóc cây cảnh trong vườn trường cần có sự tỉ mỉ, kiên trì và khoa học phải bảo trì thường xuyên dụng cụ, đồ chơi nhất là biết bảo quản giữ gìn cho vẽ mỹ quan toàn cảnh, muốn được như thế phải có sự hưởng ứng của tập thể: Nhân viên, Giáo viên, trẻ, phụ huynh cùng ý thức từ lòng yêu thiên nhiên với mục đích chính phục vụ cho mọi người nhất là cho các con em của chúng ta. VIII/ Kết luận: Trong điều kiện sinh sống ở vùng nông thôn chúng ta hiện nay phụ huynh sống thuần về nông nghiệp, thời gian chăm sóc cháu quá ít, phụ huynh rất muốn con mình được tới trường sớm để được tiếp xúc với môi trường giảng dạy khoa học, mà ở đó những gì bé nghe đi đôi với những gì bé thấy, trong các lớp học, các cháu bị gò bó, thiếu diện tích sinh hoạt vận động, môi trường chật hẹp. Vì thế việc tạo môi trường thiên nhiên trong nhà trườngđiều cần thiết để đáp ứng nhu cầu của các cháu: được chơi, được khám phá, được vận động, được học tập trong môi trường trong lành có đủ trang thiết bị, đồ chơi vận dụng từ thiên nhiên sẽ là cơ hội tốt cho các cháu phát triển tốt thể chất và trí tuệ và qua đó hình thành cho các cháu một cảm nhận ban đầu về quê hương tươi đẹp qua mái trường mầm non thân yêu. Hoạt động trong một ngày tại các trường mầm non đòi hỏi người giáo viên làm việc với cường độ lao động cao, việc đưa trẻ vui chơi học tập ngoài trời sẽ giảm tải cường độ lao động do giáo viên qua việc giảng dạy trong thực tế, bằng đồ dùng dạy học từ thiên nhiên, bằng chính sản phẩm trẻ tạo ra từ các nguyên vật liệu trong thiên nhiên, giáo viên có nhiều thời gian nâng cao chất lượng giảng dạy hơn. Trong mỗi con người chúng ta ai cũng có quyền được nghe, được nhìn, được cảm nhận cái đẹp, cái đẹp từ môi trường xung quanh, từ hoa, từ cây, từ màu sắc vv…sẽ là một ký ức khó quên nhất là các cháu mẫu giáo. IX/ Đề nghị: Trong thời gian thực hiện chương trình cải tạo và xây dựng môi trường cho trẻ hoạt động vui chơi học tập với thiên nhiên với vai trò lãnh đạo nhà trường tôi đã vấp phải không ít khó khăn về tài chính cũng như nhận được nhiều ý kiến khen chê khác nhau, qua đó tôi mong muốn các cơ quan cấp trên quan tâm hơn nữa về ngân sách và ý kiến đóng góp để tôi hoàn thiện đề án tốt hơn . -1- I/ Tên đề tài: MỘT SỐ BIỆN PHÁP CẢI TẠO SÂN CHƠI, TẠO ĐIỀU KIỆN TỐT CHO TRẺ TIẾP CẬN VỚI MÔI TRƯỜNG THIÊN NHIÊN . (Các hình ảnh minh họa. đào tạo con người nhất là bậc học mầm non, những -2- mầm xanh của đất nước. Vì vây tôi chọn đề tài: Một số biện pháp cải tạo sân chơi tạo điều kiện tốt cho

Ngày đăng: 30/12/2013, 20:54

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w