Đề tài PHẠM VI ẢNH HƯỞNG của THUẾ

33 552 2
Đề tài PHẠM VI ẢNH HƯỞNG của THUẾ

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Phạm vi ảnh hưởng của thuế GV: TS. Nguyễn Ngọc Hùng MỤC LỤC MỤC LỤC 1 NỘI DUNG: .3 2.1.1.Đánh thuế tiền lương người lao động .15 2.1.2.Đánh thuế tiền lương công ty 16 2.2.1.Cân bằng thị trường độc quyền: .18 2.2.2.Thị trường nhóm độc quyền: 20 2.2.3.Đánh thuế vào thị trường cạnh tranh hoàn toàn: .21 2.2.4.Đánh thuế vào thị trường cạnh tranh không hoàn toàn: 22 PHẦN KẾT: .32 Nhóm 4 – K20 TCDN Đêm 3 Trang 1 Phạm vi ảnh hưởng của thuế GV: TS. Nguyễn Ngọc Hùng LỜI NÓI ĐẦU T oOo huế không chỉ là nguồn thu chủ yếu cho ngân sách nhà nước mà còn là một công cụ điều tiết mô quan trọng và hiệu quả của nền kinh tế. Thông qua chính sách thuế, Nhà nước khuyến khích đầu tư, sản xuất và tiêu dùng đối với những mặt hàng, ngành nghề, lãnh vực trọng điểm được ưu đãi; đồng thời hạn chế đầu tư, sản xuất đối với những ngành nghề Nhà nước chủ trương thu hẹp trong từng giai đoạn nhất định. Ngoài ra, chính sách thuế ảnh hưởng sâu sắc đến các quyết định về đầu tư, tiết kiệm và tiêu dùng của các tầng lớp dân cư. Vậy thuế có tác động như thế nào đến phân phối thu nhập trong xã hội? Để phân tích tác động này, các nhà kinh tế thường xuất phát từ ý tưởng nghiên cứu tác động của thuế đến giá cả thị trường, từ đó thiết lập mối quan hệ giữa giá cả và phân phối thu nhập. Khi 1 sắc thuế được ấn định, chắc chắn sẽ có sự chuyển dịch 1 phần thu nhập từ người chịu thuế về phía chính phủ. Trong các sắc thuế như thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập danh nghiệp, đối tượng nộp thuế được quy định là cơ sở kinh doanh. Nhưng có thực chủ cơ sở kinh doanh gánh chịu thuế hay họ chỉ là người nộp thuế thay cho người khác? Việc gánh chịu các sắc thuế khác nhau có mang cùng 1 ý nghĩa? Do giới hạn về thời gian cũng như cách phân bổ đề tài cho lớp nên nhóm không thể nghiên cứu đề tài này sâu hơn hay phân tích rõ từng sắc thuếphạm vi tác động của chúng. Tuy nhiên, nhóm sẽ cố gắng trả lời các câu hỏi trên và dẫn chứng một số dụ cụ thể để chứng minh “phạm vi ảnh hưởng của thuế”. Rất mong nhận được sự góp ý của Giảng viên và các học viên. Nhóm 4 – K20 TCDN Đêm 3 Trang 2 Phạm vi ảnh hưởng của thuế GV: TS. Nguyễn Ngọc Hùng NỘI DUNG: I. PHẠM VI TÁC ĐỘNG CỦA THUẾ 1.1. TÁC ĐỘNG PHÁP LÝ Phạm vi ảnh hưởng do luật pháp quy định xác định chủ thể chịu trách nhiệm pháp lý về nghĩa vụ nộp thuế (khai báo, hoàn thành thủ tục và nộp thuế cho cơ quan thuế). Đặc biệt, đối với thuế gián thu, chủ thể chịu trách nhiệm pháp lý và chủ thể gánh chịu thuế thực sự là khác nhau. dụ, anh A mua 1 quả bóng giá 100.000 VND chưa bao gồm VAT, thuế VAT là 10%. Tổng số tiền mà anh A phải trả là 110.000 VND, trong đó anh A phải chịu 10.000 VND thuế VAT. Về nghĩa vụ pháp lý thì người bán (doanh nghiệp) phải có trách nhiệm nộp số tiền thuế này vào kho bạc nhà nước. Như vậy, trách nhiệm pháp lý của thuế không phân định rõ ai là người gánh chịu thuế thực sự. 1.2. TÁC ĐỘNG KINH TẾ Phạm vi ảnh hưởng kinh tế thể hiện mức thay đổi phân phối thu nhập của từng chủ thể do thuế gây ra. Xét cho cùng, cho dù phạm vi ảnh hưởng của các loại thuế có khác nhau, nhưng gánh chịu thuế không phải là pháp nhân mà là con người (người có thu nhập từ lao động, người có thu nhập từ vốn .) 1.2.1. Thuế gián thu : Thuế gián thu do các nhà sản xuất, thương nhân hoặc người cung cấp dịch vụ nộp cho Nhà nước thông qua việc cộng số thuế này vào giá bán cho người tiêu dùng chịu. dụ như: thuế giá trị gia tăng, thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt . Khác với thuế trực thu, người nộp thuế chính là người phải chịu thuế, với thuế gián thu, người nộp thuế và người chịu thuế không đồng nhất. Do điều tiết một cách gián tiếp vào thu nhập của người tiêu dùng hàng hoá, dịch vụ thông qua cơ chế giá nên với thuế gián thu, người chịu thuế (người tiêu dùng hàng hoá, dịch vụ) ít có cảm giác bị Nhà nước đánh thuế. vậy, loại thuế này cũng ít gây ra những phản ứng từ phía người chịu thuế mỗi khi Chính phủ có chủ trương tăng thuế. Ưu điểm nổi bật của thuế gián thu là nó có khả năng đáp ứng nguồn thu kịp thời, ổn định cho ngân Nhóm 4 – K20 TCDN Đêm 3 Trang 3 Phạm vi ảnh hưởng của thuế GV: TS. Nguyễn Ngọc Hùng sách nhà nước. Tuy nhiên, thuế gián thu cũng có những hạn chế nhất định, đó là: do thuế gián thu được tính trên giá cả hàng hoá, dịch vụ, không tính tới điều kiện, hoàn cảnh của đối tượng chịu thuế, vậy, không đảm bảo được sự công bằng xã hội, thậm chí còn mang tính luỹ thoái. Có nghĩa là, bất kể người tiêu dùng là người giàu hay người nghèo, thu nhập cao hay thấp, nếu cùng tiêu dùng một lượng hàng hoá, dịch vụ như nhau thì cùng phải chịu một mức điều tiết thuế như nhau. Số thuế này nếu so với thu nhập của người giàu và người nghèo thì rõ ràng chúng mang tính luỹ thoái, người có thu nhập càng cao thì tỷ lệ giữa thuế gián thu so với tổng thu nhập càng thấp. 1.2.1.1. Thuế VAT Trong nền kinh tế thị trường, quy luật cung – cầu chi phối hoạt động sản xuất và tiêu dùng hàng hóa, dịch vụ thông qua giá cả. Người sản xuất bao giờ cũng muốn cung cấp cho thị trường nhiều hàng hóa, dịch vụ và người tiêu dùng bao giờ cũng có nhu cầu sử dụng nhiều hàng hóa, dịch vụ. Tuy nhiên, thu nhập của dân cư trong xã hội đều có giới hạn nhất định nên giá cả và lượng hàng tiêu dùng phải cân đối với khả năng thanh toán của người tiêu dùng. Khi không có thuế, chi phí các yếu tố sản xuất tạo thành 1 sản phẩm hàng hóa với giá trị đích thực của nó và sẽ tạo ra điểm cân bằng cung – cầu tương xứng trên thị trường. Khi có thuế, mức điều tiết thuế của thuế gián thu bao hàm trong giá cả hàng hóa và tất yếu làm tăng giá cả hàng hóa bán ra trên thị trường, tạo điểm cân bằng cung – cầu mới. Nhóm 4 – K20 TCDN Đêm 3 Trang 4 A C D B 50 D S 2 S 1 P 1 = 150 Q (cái) Q 1 = 100Q 2 = 90 P (ngàn đồng) Q 3 = 80 P 2 = 175 P 3 = 200 Gánh nặng người tiêu dùng: 25 ngàn đồng Gánh nặng người sản xuất: 25 ngàn đồng Hình 1.2.1a Phạm vi ảnh hưởng của thuế GV: TS. Nguyễn Ngọc Hùng Trên hình 1.2.1a, D là đường cầu về áo sơ mi, S 1 là đường cung áo sơ mi. Trước khi có thuế thì A là điểm cân bằng cung – cầu trên thị trường, tương ứng với số lượng áo sơ mi tiêu thụ được là 100 cái với mức giá là 150 ngàn đồng/cái. Nhà nước đánh thuế VAT 30% (50 ngàn đồng/cái) làm đường cung dịch chuyển từ S 1 đến S 2 Lúc này với mức giá 150 ngàn đồng/cái, cân bằng ban đầu người bán chỉ sẵn sàng cung cấp 80 áo, có sự thiếu hụt 20 áo. thế người tiêu dùng phải chấp nhận mức giá cao hơn để có được số lượng cao hơn. Giá tiếp tục tăng cho tới khi thị trường đạt điểm cân bằng mới (điểm D) với giá thị trường 175 ngàn đồng/cái (P2) và số lượng Q2 là 90 áo: - Gánh nặng thuế người tiêu dùng = (giá sau thuế - giá trước thuế) + thuế nộp của người tiêu dùng = (175 – 150) + 0 = 25 ngàn đồng/cái. - Gánh nặng thuế người sản xuất = (giá trước thuế - giá sau thuế) + tiền thuế người sản xuất nộp = (150 - 175) + 50 = 25 ngàn đồng/cái. Tổng số gánh nặng thuế là 50 ngàn đồng/cái. Đó còn gọi là góc thuế: chênh lệch giữa số tiền người tiêu dùng trả (175 ngàn đồng/cái) và số tiền người sản xuất nhận được (150 ngàn đồng/cái). Gánh nặng thuế: Tỷ trọng chịu thuế của người tiêu dùng và nhà sản xuất phụ thuộc vào quan hệ cung – cầu của hàng hóa trên thị trường Nhóm 4 – K20 TCDN Đêm 3 Trang 5 Phạm vi ảnh hưởng của thuế GV: TS. Nguyễn Ngọc Hùng • Phần lớn gánh nặng thuế là do người tiêu dùng chịu: khi cầu co giãn hơn cung thì gánh nặng thuế có xu hướng nghiêng nhiều về phía người tiêu dùng. Trường hợp đặc biệt, nếu đường cầu thẳng đứng (hoàn toàn không co giãn) thì thuế đánh vào sản phẩm sẽ do người tiêu dùng gánh chịu hoàn toàn. dụ: Điện là 1 mặt hàng thiết yếu đối với nhu cầu của con người, do đó cầu về điện rất ít co giãn so với giá (đường cầu D gần như dốc đứng). Điểm cân bằng trên thị trường trước khi có thuế là E 1 với mức giá P 1 và sản lượng Q 1 . Khi Nhà nước đánh thuế T vào giá điện, giá điện sẽ tăng lên, người dân sẽ dùng điện tiết kiệm hơn, sản lượng điện tiêu thụ giảm từ Q 1 xuống Q 2 . Gánh nặng thuế do người tiêu dùng chịu là mức P 2 – P 1 , gánh nặng thuế do nhà sản xuất chịu là mức P 1 – P 0 (với T = P 2 – P 0 ) Nhóm 4 – K20 TCDN Đêm 3 Trang 6 S 2 S 1 P 1 Q 1 D E 1 E 2 QQ 2 P P 2 Hình 1.2.1b: Đường cầu không co giãn theo giá, giá thị trường tăng đúng bằng mức thuế E 2 P Q P 1 P 2 D S 2 S 1 Q 1 E 1 Q 2 T P 0 Hình 1.2.1c: Đường cầu ít co giãn theo giá hơn đường cung Phạm vi ảnh hưởng của thuế GV: TS. Nguyễn Ngọc Hùng • Phần lớn gánh nặng thuế là do người sản xuất chịu: khi cung co giãn hơn cầu thì gánh nặng thuế có xu hướng nghiêng nhiều về phía người sản xuất. Trường hợp đặc biệt, nếu đường cầu nằm ngang (hoàn toàn co giãn) thì thuế đánh vào sản phẩm sẽ do người sản xuất gánh chịu hoàn toàn. dụ: Bánh ngọt là sản phẩm có đường cầu co giãn nhiều theo giá. Điểm cân bằng trên thị trường trước khi có thuế là E 1 với mức giá P 1 và sản lượng Q 1 . Khi Nhà nước đánh thuế T vào giá bánh qui bơ, giá bánh qui bơ sẽ tăng lên, người dân sẽ chuyển sang tiêu thụ những thực phẩm khác như trái cây hoặc các loại bánh kẹo khác, Nhóm 4 – K20 TCDN Đêm 3 Trang 7 D S 2 S 1 P 1 Q 1 E 1 E 2 QQ 2 P Hình 1.2.1d: Đường cầu hoàn toàn co giãn theo giá, thuế không làm tăng giá thị trường P 1 T P 2 E 2 E 1 Q 1 Q 2 P Q D S 2 S 1 P 0 Hình 1.2.1e: Đường cầu co giãn nhiều theo giá so với đường cung Phạm vi ảnh hưởng của thuế GV: TS. Nguyễn Ngọc Hùng sản lượng bánh qui bơ tiêu thụ giảm xuống. Để hạn chế sự sụt giảm doanh số, nhà sản xuất sẽ phải gánh chịu phần lớn gánh nặng thuế để đảm bảo giá thành sản phẩm bán ra không tăng quá cao (phù hợp với túi tiền của người tiêu dùng). Gánh nặng thuế do người tiêu dùng chịu là mức P 2 – P 1 , gánh nặng thuế do nhà sản xuất chịu là mức P 1 – P 0 (với T = P 2 – P 0 ) 1.2.1.2. Thuế nhập khẩu Hình thức phổ biến về hạn chế thương mại quốc tế là thuế quan hay thuế Nhập khẩu. Thuế điều tiết cao hay thấp sẽ tác động trực tiếp đến hoạt động sản xuất, nhập khẩu hàng hóa và sản xuất, tiêu dùng nội địa. Thuế quan yêu cầu người nhập khẩu hàng hóa phải nộp thuế Nhập khẩu theo mức quy định cho Ngân sách nhà nước, điều này làm tăng giá nội địa của hàng nhập khẩu. Bằng cách tăng giá nội địa của hàng nhập khẩu, sẽ hỗ trợ cho các nhà sản xuất trong nước nhưng lại làm ảnh hưởng đến người tiêu dùng. Nhóm 4 – K20 TCDN Đêm 3 Trang 8 Phạm vi ảnh hưởng của thuế GV: TS. Nguyễn Ngọc Hùng Hình 1.2.1f: Thuế tác động và hàng hóa nhập khẩu Trên biểu đồ, đường DD biểu thị mức cầu tiêu dùng về hàng hóa X trong nước, đường SS biểu thị mức cung hàng hóa X của các nhà sản xuất trong nước, điểm cân bằng thị trường tại O, ta giả thuyết rằng hàng hóa X nội địa và hàng hóa X nhập khẩu chất lượng tương đương nhau, có thể thay thế lẫn nhau, người tiêu dùng sẽ mua hàng nào rẻ hơn. Cân bằng thương mại tự do khi chưa có thuế nhập khẩu Giả sử hàng hóa X trên thị trường Quốc tế ở mức giá P. Tại mức giá P, người tiêu dùng trong nước muốn mua Q d hàng hóa X, điểm cân bằng G trên đường cầu. Cân đối hiệu quả sản xuất, các Công ty nội địa chỉ muốn sản xuất Q s hàng hóa X để bán, điểm cân bằng C trên đường cung. Bằng cách nhập khẩu phần thiếu hụt (chênh lệch giữa Q d và Q s ) ở mức giá thế giới, người tiêu dùng có thể thoả mãn toàn bộ nhu cầu ở mức giá này. Nhóm 4 – K20 TCDN Đêm 3 Trang 9 D S Giá quốc tế cộng thuế nhập khẩu Giá quốc tế F G Lượng hàng hóa X Lượng nhập khẩu trước thuế Lượng nhập khẩu sau thuế P Giá 1 hàng hóa X P ’ 0 C Thuế NK T S D E O Qs Qs ’ Qd ’ Qd I H Phạm vi ảnh hưởng của thuế GV: TS. Nguyễn Ngọc Hùng Cân bằng thương mại khi có thuế nhập khẩu Giả sử Nhà nước đánh thuế nhập khẩu đối với hàng hóa X là T. Người nhập hàng hóa X phải mất với giá P ’ để mua hàng hóa X (P ’ = P + T). Đường biểu thị giá chuyển dịch lên cao chỉ ra rằng người nhập khẩu sẵn sàng bán 1 lượng bất kì hàng hóa X ở thị trường trong nước với giá là P ’ . Mức giá mới này kích thích những nhà sản xuất trong nước sản suất thêm, đẩy sản lượng sản xuất trong nước từ Q s lên Q s' (vì thuế nhập khẩu đã bảo hộ cho người sản xuất nội địa bằng cách nâng giá nội địa lên với mức giá mà tại đó hàng nhập khẩu kém cạnh tranh hơn) Khi dịch chuyển lượng cung từ điểm C lên tới điểm E, các doanh nghiệp sản xuất hàng hóa X trong nước sẽ tăng thu nhập. Như vậy ảnh hưởng của thuế quan làm nâng giá nội địa lên cao hơn so với giá quốc tế. Hay nói cách khác, khi đánh thuế nhập khẩu, người sản xuất hàng trong nước được lợi nhưng người tiêu dùng bị thiệt hại nó làm tăng giá của hàng nhập khẩu từ mức giá thế giới lên mức giá mới bằng giá thế giới cộng với thuế nhập khẩu. Và chính giá tăng nên cầu của người tiêu dùng bị kéo từ Q d xuống Q d' . Rõ ràng việc giá bị đẩy lên cao đã làm cho người tiêu dùng phải trả thêm một khoản tiền bằng diện tích của hình chữ nhật FHPP’ để mua số lượng hàng Q d' . Khoản trả thêm này một phần (bằng diện tích hình EFIH) được chuyển cho chính phủ dưới dạng thuế nhập khẩu thu được, một phần (bằng diện tích hình CEPP’) được chuyển thành lợi nhuận của nhà sản xuất trong nước do vậy hai phần này không làm thiệt hại lợi ích tổng thể của quốc gia. Tuy nhiên phần diện tích hình CEI đã bị mất trắng, đây chính là tổn thất của xã hội để chi phí cho sự yếu kém của những nhà sản xuất trong nước. Diện tích hình HFG lại là một tổn thất nữa khi độ thoả dụng của người tiêu dùng bị giảm sút: thay có thể tiêu thụ Q d hàng hoá, do có thuế nhập khẩu họ chỉ có thể tiêu dùng Q d' mà thôi. dụ Nhóm 4 – K20 TCDN Đêm 3 Trang 10 . minh phạm vi ảnh hưởng của thuế . Rất mong nhận được sự góp ý của Giảng vi n và các học vi n. Nhóm 4 – K20 TCDN Đêm 3 Trang 2 Phạm vi ảnh hưởng của thuế. tạo vi c làm cho người lao động. Nhóm 4 – K20 TCDN Đêm 3 Trang 17 Phạm vi ảnh hưởng của thuế GV: TS. Nguyễn Ngọc Hùng 2.2. PHẠM VI ẢNH HƯỞNG CỦA THUẾ

Ngày đăng: 30/12/2013, 15:39

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan