Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 104 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
104
Dung lượng
462,5 KB
Nội dung
MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài 1.1. Cadao là sản phẩm văn hóa của, là kết tinh trí tuệ cả cộng đồng sử dụng ngôn ngữ. Nó là phương tiện phản ánh trải nghiệm của con người từ thế hệ này sang thế hệ khác trên các lĩnh vực khác nhau của cuộc sống tinh thần cũng như vật chất. Đây là nguồn tri thức phong phú để chúng ta khảo sát, nhận thức về bản sắc văn hóa của những con người đã sản sinh ra nó, là cơ sở để các thế hệ tiếp theo thừa kế, xây dựng và phát triển nền văn hóa hiện đại, có tính hội hội nhập cao và đậm đà bản sắc dân tộc. CadaoNghệTĩnh vừa là sản phẩm của cộng đồng sử dụng tiếng Việt, vừa là sản phẩm của cộng đồng sử dụng tiếng Nghệ. Nó mang những đặc trưng phổ quát củacadao Việt Nam, những cũng mang những đặc trưng riêng của con người xứ Nghệtrong việc phản ánh trải nghiệm của con người, trong đó có lĩnh vực tình yêu. 1.2. Cadaotìnhyêu là mảng đề tài rất hấp dẫn và phong phú trongca dao. Nó chứa đựng hầu như các cung bậc các sắc thái tình cảm của con người, trong đó có tình yêu. Tìnhyêu là nơi con người bộc lộ rõ chính chính mình, thể hiện tính “người” với đầy đủ các cung bậc yêu thương, giận hờn, trách móc… Cadaotìnhyêu xứ Nghệ cũng vậy. Nó không chỉ phản ánh tất cả những trạng thái cảm xúc của con người xứ Nghệ mà còn góp phần không nhỏ cho sự phong phú, đa dạng củacadaotìnhyêu Việt Nam bởi sự riêng biệt, độc đáocủa mình. Do vậy, tìm hiểu ýniệmvềtìnhyêucủa con người xứ Nghệ được thể hiện trongcadao là vấn đề cần thiết nhằm góp phần xác định bản chất văn hóa của cộng đồng sử dụng ngôn ngữ đã sản sinh ra nó. 1 1.3. Tìnhyêutrongcadao phản ánh quan niệmcủa cộng đồng sử dụng ngôn ngữ. Nó là cái nằm trong tiềm thức của con người và được thể hiện bằng ngôn ngữ thông qua các phương thức biểu đạt khác nhau. Nghiên cứu nó là nghiên cứu một bình diện cuộc sống tinh thần của con người được thể hiện bằng ngôn ngữ nhằm làm sáng tỏ quan niệm, ýniệmcủa con người để góp phần xác định bản chất của con người xứ Nghệ, góp phần vào việc dạy học nội dung này trong các trường phổ thông cũng như các ngành văn hóa, xã hội ở trường đại học. Chính vì vậy, chúng tôi mạnh dạn tiếp cận vấn đề: ÝniệmcủangườiNghệvềtìnhyêutrongcadaoNghệTĩnh 2. Lịch sử vấn đề Từ lâu việc nghiên cứu, tìm hiểu cadaongườiNghệ đã được giới nghiên cứu cảtrong và ngoài nước quan tâm. Nhiều công trình nghiên cứu vềcadaongườiNghệ mang lại cho những ai yêu quý vốn văn hoá dân gian cổ truyền dân tộc những phát hiện lí thú, hấp dẫn. Tìm đọc các công trình nghiên cứu vềcadaongười Nghệ, chúng tôi thấy có ba xu hướng nghiên cứu chính sau đây: + Nghiên cứu cadao dưới góc độ văn học + Nghiên cứu cadao dưới góc độ thi pháp học + Nghiên cứu cadao dưới góc độ ngôn ngữ học Nhìn chung, nghiên cứu cadao dưới góc độ ngôn ngữ học không phải là một vấn đề mới. Đã có rất nhiều thành tựu có giá trị liên quan đến hướng tiếp cận này. Đó là các công trình nghiên cứu của các tác giả Đỗ Hữu Châu, Hoàng Văn Hoành, Đinh Trọng Lạc, Đỗ Thị Kim Liên, Nguyễn Thiện Giáp, Bản sắc văn hóa ngườiNghệTĩnh (Nguyễn Nhã Bản, Nxb Nghệ An, 2001), Đất nước con người xứ Nghệ qua kho tàng cadao xứ Nghệ (Trương Xuân Tiếu, 1997, Tạp chí Văn hoá Dân gian số 3)…và nhiều chuyên luận, luận án: Sự khác nhau giữa cadaongười Việt xứ Nghệ và xứ Bắc (Nguyễn Phương 2 Châm, Tạp chí Văn hóa Dân gian, số 3, 1997), Thi pháp cadaotìnhyêungười Việt xứ Nghệ (Tăng Thu Hiền, LuậnvănthạcsĩNgữ văn, ĐH Vinh, 2001), Một số phương diện và biện pháp tu từ trongcadaotìnhyêu đôi lứa xứ Nghệ (Nguyễn Văn Liên, LuậnvănthạcsĩNgữ văn, ĐHVinh, 1999), “Nghiên cứu thể thơ củacadaongười Việt xứ Nghệ” (Hoàng Bích Tuyết, LuậnvănthạcsĩNgữ văn, ĐH Vinh, 2002)….Tuy nhiên, các công trình nghiên cứu chuyên sâu về một vấn đề cụ thể như tìnhyêu được thể hiện trongcadao dưới góc độ ngôn ngữ học tri nhận chưa nhiều. Vì vậy, việc nghiên cứu cadao dưới góc độ ngôn ngữ học tri nhận là vấn đề hiện đang được nhiều người quan tâm và còn hé mở nhiều điều lí thú. Ở Việt Nam, ngôn ngữ học tri nhận được nghiên cứu trong các công trình: Ngôn ngữ học tri nhận - từ lý thuyết đại cương đến thực tiễn tiếng Việt (Lý Toàn Thắng, 2005, Nxb KHXH, HN), Từ mô hình tri nhận đến mô hình văn hóa (Phan Thế Hưng, Ngữ học trẻ, 2005), Ngôn ngữ học tri nhận là gì? (Trần Văn Cơ, tạp chí ngôn ngữ số 7, 2006), Hệ hình nhận thức trong ngôn ngữ (Nguyễn Hòa, Ngôn ngữ, 2007, số 1)… Về những vấn đề cụ thể được nghiên cứu từ bình diện ngôn ngữ học tri nhận có các bài báo: Ba giới từ tiếng Anh at, on, in (thử nhìn từ góc độ cơ chế tri nhận không gian (trong sự so sánh đối chiếu với tiếng Việt) (Lê Văn Thanh và Lý Toàn Thắng, Ngôn ngữ, 2002, số 9), Tìm hiểu ýniệm “ buồn” trong tiếng Nga và tiếng Anh (Trần Trương Mỹ Dung, Ngôn ngữ, 2005, số 8), Bước đầu khảo sát ẩn dụ tìnhyêutrong tiếng Anh và tiếng Việt (Nguyễn Thị Ý Nhi, Ngữ học trẻ, 2006), Bài viết Về một cách giải thích nghĩa của thành ngữ từ góc độ ngôn ngữ học tri nhận, đăng trên Ngữ học trẻ - 2006 của tác giả Nguyễn Ngọc Vũ góp phần đáng kể trong lĩnh vực nghiên cứu biểu tượng cadao trên cả hai bình diện: lý thuyết và ứng dụng thực hành… 3 Ngôn ngữ học tri nhận với các vấn đề được thể hiện trongca dao: có các bài viết: Thử phân tích một bài cadao hài hước từ bình diện ngôn ngữ học tri nhận (Lê Đình Tường, Ngôn ngữ, 2008, số 9), Ýniệmvề đôi-cặp trongcadaongười Việt về hôn nhân và gia đình (Lê Thị Thắm, Ngôn ngữ & Đời sống, 2009, số 1 + 2), Quan niệmcủangười Việt về quan hệ gia đình trongcadao từ bình diện tri nhận (Nguyễn Thị Hiến, LuậnvănthạcsĩNgữ văn, ĐHVinh, 2010), đặc biệt là Ýniệmcủangười Việt vềtìnhyêutrongcadao từ bình diện tri nhận (Nguyễn Thị Hà, LuậnvănthạcsĩNgữ văn, ĐH Vinh, 2009),…. Đó là những tiền đề, những cơ sở quan trọng cho việc nghiên cứu một vấn đề cụ thể hơn: ÝniệmcủangườiNghệvềtìnhyêutrongcadaoNghệ Tĩnh. 3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu Thực hiện đề tài nghiên cứu, chúng tôi nhằm: - Tìm hiểu các phương thức ngôn ngữ phổ biến nhất để biểu đạt ýniệmvềtìnhyêu hướng tới hôn nhân củangườiNghệtrongca dao. - Xác lập những nét cơ bản trongýniệmcủangườiNghệvềtínhyêu hướng tới hôn nhân được thể hiện trongca dao. - Góp phần xác định những đặc trưng vềvăn hoá ứng xử truyền thống trong quan hệ nam nữ củangười Nghệ. Qua việc tìm hiểu quan niệmcủangườiNghệtrongcadao từ bình diện tri nhận, Luậnvăn bước đầu hiện thực hóa những nội dung cơ bản nhất của lý thuyết tri nhận và góp phần kiến giải vềvẻ đẹp trongtìnhyêucadao xứ Nghệ, đồng thời góp phần vào việc nghiên cứu, học tập và giảng dạy cadao ở trường phổ thông từ một góc nhìn mới. 4. Phạm vi nghiên cứu - Tìnhyêu bao gồm nhiều loại khác nhau: tìnhyêu gia đình, tínhyêu đất nước, tìnhyêu đối với sự vật, hiện tượng, tìnhyêu đôi lứa… TrongLuậnvăn 4 chúng tôi chỉ giới hạn tìnhyêutrong phạm vi tìnhyêu đôi lứa nhằm hướng tới hôn nhân. - Số liệu để vềtìnhyêu sử dụng trongLuậnvăn được lấy từ công trình “Kho tàng cadao xứ Nghệ” do Ninh Viết Giao (chủ biên), NXB Nghệ An, 1996. 5. Phương pháp và thủ nghiên cứu chính Để hoàn thành mục đích, nhiệm vụ đề ra, chúng tôi sử dụng các phương pháp sau: - Phương pháp điều tra Dựa trên trường nghĩa của sự tình ‘một người nam/nữ yêu một người nữ/nam’ nhằm hướng tới hôn nhân để thu thấp số liệu trong “kho tàng cadao xử Nghệ”. - Phân tích và xử lý số liệu Số liệu thu thấp được được phân loại theo các tiêu chí như: phương thức biểu đạt các tham tố của sự tình “A yêu B” (phương thức biểu đạt A và B, các vị từ có nghĩa tương ứng với vị từ yêu …), loại cấu trúc sự tình biểu đạt mức độ “A yêu B”, tường minh và ẩn dụ… Luậnvăn chỉ chọn những hiện tượng ngôn ngữ và lời có tính phổ biến cao nhất để đi sâu phân tích và làm cơ sở cho tổng hợp và khái quát. - Phương pháp tổng hợp, khái quát. 6. Cấu trúc Luậnvăn Ngoài phần “Mở đầu”, “Kết luận” và “Tài liệu tham khảo”, nội dung chính củaLuậnvăn gồm 3 chương: Chương I: Những vấn đề lý thuyết liên quan đến đề tài Chương II: ÝniệmvềtìnhyêucủangườiNghệ được biểu đạt qua các trường từ vựng Chương III: ÝniệmvềtìnhyêucủangườiNghệ được biểu đạt qua cấu trúc nghĩa so sánh 5 CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ THUYẾT LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI 1.1. Khái niệm “ý niệm” trong ngôn ngữ học tri nhận 1.1.1. Khái lược về ngôn ngữ học tri nhận Ngôn ngữ học tri nhận (Cognitive Linguitics) là một khuynh hướng trong khoa học về ngôn ngữ ra đời vào nửa sau thế kỷ XX, gắn liền với những tên tuổi đã trở nên quen thuộc như: G.Lakoff và M.Johnson, R.Langacker, L.Talmy, W.Chafe, R.Jackendoff, G.Fauconnier, Ch.Fillmore, U.Neisser, E.Rosch, A.Wierzbicka, Yu.Stepanov, N.Aruchiunova, V.Demiankov, E.Kubriakova, V.Maslova, A.Parchin…Cũng như các phân ngành khoa học khác, ngôn ngữ học tri nhận cũng có mối quan hệ với những ngành học khác thuộc khoa học tri nhận. Khoa học tri nhận bắt đầu phát triển ở Mĩ vào khoảng những năm 60 của thế kỷ XX, nghĩa là song song với một khuynh hướng rất mới của ngôn ngữ học thế giới lúc đó là ngữ pháp cải biến- tạo sinh của Chomsky. Hai xu thế này có ảnh hưởng lẫn nhau và chính vì thế Chomsky được coi là một trong những nhà sáng lập ra khoa học tri nhận. Bản thân Chomsky từng thừa nhận rằng lí thuyết ngữ pháp tạo sinh của ông là được thực hiện trong khuôn khổ của cuộc cách mạng tri nhận vốn đưa lại một cách hiểu mới về bản chất và hành vi của con người, ông viết: “…cuộc cách mạng tri nhận thể hiện sự quan tâm đến các trạng thái của trí não, đến việc chúng biểu hiện ra sao trong hành vi của con người, đặc biệt trong các trạng thái tri nhận của nó: tri thức, sự thông hiểu, sự giải thích, niềm tin và v.v. 6 Cách tiếp cận với tư duy và hoạt động của con ngườitrong những thuật ngữ như trên làm cho tâm lí học và một phân môn cấu thành nó – ngôn ngữ học – biến thành một bộ phận của khoa học tự nhiên vốn nghiên cứu bản chất của con người và các biểu hiện của nó, mà điều chủ yếu là bộ não” [Chomsky, 1991, Dẫn theo: 59, 4-5]. 1.1.2. Những nguyên lí cơ bản của ngôn ngữ học tri nhận a, Ngôn ngữ không phải là một khả năng tri nhận tự trị Nguyên lí này của ngôn ngữ học tri nhận đối lập với giả thuyết nổi tiếng củangữ pháp tạo sinh cho rằng ngôn ngữ là một khả năng tri nhận tự trị hay một “module” biệt lập với các khả năng tri nhận phi ngôn ngữ; nó cho rằng sự biểu hiện của tri thức ngôn ngữvề cơ bản giống y như sự biểu hiện của các cấu trúc ýniệm khác, các quá trình trong đó tri thức được sử dụng không khác về cơ bản với các khả năng tri nhận mà con người sử dụng ngoài lĩnh vực ngôn ngữ. Nói cách khác không nên coi khả năng ngôn ngữ là bộ phận thiên bẩm hoàn toàn độc lập với khả năng tri nhận phổ quát, cơ chế tri nhận ngôn ngữ chỉ là một phần của cơ chế tri nhận phổ quát. Nguyên lí này có hai hệ luận quan trọng: - Tri thức ngôn ngữ (tri thức vềý nghĩa và hình thức) về cơ bản là cấu trúc ýniệm và biểu hiện ý niệm. Hơn nữa, các biểu hiện về cú pháp, từ pháp và âm vị học về cơ bản cũng mang tínhý niệm, bởi vì các âm thanh và các phát ngôn phải được tạo sinh ở đầu ra và nhận hiểu ở đầu vào của các quá trình tri nhận chi phối sự nói viết và nghe đọc - vốn là hai quá trình của giao tiếp ngôn ngữ đều liên quan đến trí não. - Các quá trình tri nhận, vốn chi phối sự sử dụng ngôn ngữ, về nguyên lí là giống như các khả năng tri nhận khác. Điều này có nghĩa là sự tổ chức và trừu xuất tri thức ngôn ngữ không khác gì nhiều sự tổ chức và trừu xuất các tri thức khác trong trí não và những khả năng tri nhận mà chúng ta ứng dụng khi 7 nói và viết cũng không khác gì những khả năng tri nhận mà chúg ta ứng dụng cho những nhiệm vụ tri nhận khác như tri giác bằng mắt, hoạt động suy luận hay vận động. Do đó ngôn ngữ là một khả năng tri nhận của con người và theo quan điểm tri nhận thì ngôn ngữ là sự tri giác thời gian thực và sự tạo sinh theo thời gian các chuỗi đơn vị biểu trưng phân lập được cấu trúc hoá b, Ngữ nghĩa và ngữ pháp là sự ýniệm hoá Nguyên lí này cho thấy cách tiếp cận của ngôn ngữ học tri nhận đối lập lại điều kiện chân nguỵ vốn cũng thống trị trong ngôn ngữ học học đương thời như ngữ pháp tạo sinh. Ngôn ngữ học tri nhận cho rằng không thể quy cấu trúc ýniệm vào sự tương ứng đơn giản về điều kiện chân nguỵ đối với thế giới, rằng một phương diện chủ yếucủa khả năng tri nhận của con người là sự ýniệm hoá kinh nghiệm để giao tiếp và sự ýniệm hoá các tri thức ngôn ngữ mà chúng ta có được. Cho nên cần nghiên cứu tất vả các phương diện của cấu trúc ýniệm như cấu trúc của các phạm trù, tổ chức của các tri thức và đặc biệt là vai trò chủ đạocủa các biến tố và các kết cấu ngữ pháp trong việc cấu trúc kinh nghiệm theo những cách riêng biệt; cũng như quá trình ýniệm hoá ở các hiện tượng ngữ nghĩa từ vựng như đa nghĩa và một số quan hệ từ vựng ngữ nghĩa khác. c, Tri thức ngôn ngữ nảy sinh ra từ việc sử dụng ngôn ngữ Nguyên lí này đối lập với cảngữ pháp tạo sinh lẫn ngữ pháp ngữ nghĩa (lôgic), điều kiện chân nguỵ vốn cho rằng sơ đồ và các phạm trù chung, trừu tượng (đôi khi được coi như bẩm sinh) là cái chi phối sự tổ chức các tri thức ngôn ngữ và quy cho nhiều hiện tượng ngữ pháp và ngữ nghĩa chỉ có tư cách ngoại biên. “Ngôn ngữ học tri nhận là (…) một mô hình đầy đủ định hướng vào sự sử dụng và người sử dụng (ngôn ngữ) bao quát các bình diện chức năng,dụng học, tương tác và xã hội – văn hoá của ngôn ngữtrong sử dụng” (Dirven 2003:3, 59). Các nhà ngôn ngữ học cho rằng phạm trù và các cấu 8 trúc trongngữ nghĩa, ngữ pháp, từ pháp và âm vị học đều được xây dựng trên cơ sở sự tri nhận của chúng ta về các phát ngôn riêng biệt trong khi sử dụng chúng. Trên đây là ba nguyên lí cơ bản của ngôn ngữ học tri nhận. Để hiểu thêm về khuynh hướng ngôn ngữ học này, chúng ta có thể nêu thêm một số quan điểm sau: + Ngôn ngữ học tri nhận có một mục đích là nghiên cứu một cách bao quát và toàn diện chức năng tri nhận của ngôn ngữ. Theo cách tiếp cận này ngôn ngữ vừa là sản phẩm vừa là công cụ của hoạt động tri nhận của con người. + Nếu trước đây, ngôn ngữ học truyền thống quan niệm rằng ngôn ngữ mở ra cho ta cánh cửa đi vào thế giới khách quan quanh ta thì bây giờ ngôn ngữ học tri nhận cho rằng ngôn ngữ là cửa sổ để đi vào thế giới tinh thần của con người, đi vào trí tuệ của nó, là phương tiện để đạt đến những bí mật của các quá trình tư duy. Với cách tiếp cận mới, các hình thức ngôn ngữ (các đơn vị, các phạm trù…) cần phải được nghiên cứu trong các mối tương liên của chúng với các cấu trúc tri nhận và sự giải thích mang tính tri nhận. Đồng thời cần phải chuyển trọng tâm nghiên cứu từ tư duy sang ý thức trong cách hiểu ý thức như là nơi tập trung tất cả vốn kinh nghiệm tinh thần mà một con người tích luỹ được trong suốt đời mình và nó phản ánh những ấn tượng, những cảm giác, những biểu tượng và những hình ảnh dưới dạng các ýniệm hay các ýcủa một hệ thống ýniệm thống nhất. Ý thức ngôn ngữ như là tổng thể của các ý (được gắn kết với hình thức ngôn ngữ) chỉ là một bộ phận củaý thức nói chung, giống như tư duy chỉ là một bộ phận bao hàm các quá trình tinh thần được thực hiện trongý thức. Chính trong khi nghiên cứu ý thức, người ta phải khảo sát mối liên hệ của nó với hiện thực được lĩnh hội qua các ýniệm và khảo sát bản chất của các ýniệm đặc trưng cho ý thức này; nói cách khác, người ta phải quan tâm đến các quá trình ýniệm hoá và phạm trù hoá thế giới 9 khách quan – là những lĩnh vực được nghiên cứu kĩ lưỡng nhất và thành công nhất của ngôn ngữ học tri nhận nói chung và ngữ nghĩa học tri nhận nói riêng. + Ngữ nghĩa không phải được xây dựng trên cơ sở các điều kiện khách quan có giá trị chân nguỵ, nó không hề đối ứng với thế giới khách quan bên ngoài mà đối ứng với thế giới phi khách quan được phóng chiếu lại trongý thức và đồng thời có quan hệ trực tiếp với cấu trúc ýniệm được ước định trong đó. Sự hình thành các cấu trúc ýniệm này có quan hệ chặt chẽ với kinh nghiệm và các chiến lược tri nhận của con người. + Ý nghĩa của ngôn ngữ không hạn chế trong nội bộ hệ thống ngôn ngữ mà nó có nguồn gốc sâu xa từ kinh nghiệm được hình thành trong qúa trình con người và thế giới tương tác với nhau, và từ tri thức và hệ thông niềm tin của con người. Vì thế trong nghiên cứu ngữ nghĩa không nên hoàn toàn tách rời tri thức ngữ nghĩa “đời thường” với tri thức bách khoa bởi ngữ nghĩa là một bộ phận của hệ thống ýniệm tổng thể chứ không phải là một “module” tự trị độc lập. + Vì chức năng cơ bản của ngôn ngữ là chuyển tải ý nghĩa nên những sự khác biệt về hình thức phải phản ánh những sự khác biệt vềngữ nghĩa. Cú pháp không tự trị hay độc lập như ngữ pháp tao sinh quan niệm mà chịu sự tác động của các nhân tố ngữ nghĩa, ngữ dụng, tri nhận…; cấu trúc cú pháp bề mặt có quan hệ đối ứng trực tiếp với cấu trúc ngữ nghĩa bề sâu. Kết cấu ngữ pháp là sự kết hợp giữa ý nghĩa và hình thức, có vị trí tri nhận đích thực chứ không phải là hiện tượng phụ được tạo ra trong quá trình thực hiện các quy tắc tạo sinh hay quy tắc phổ quát. Ngữ pháp do đó nên không được coi là một hệ thống quy tắc mà là một bảng danh mục các biểu hiện có cấu trúc nội tại được tạo thành bởi sự kết hợp ý nghĩa và hình thức. 1.1.3. Ýniệmtrong ngôn ngữ học tri nhận 10