phương pháp tiên tiến và phương tiện hiện đại vào quá trình dạy - học, đảm bảođiều kiện và thời gian tự học, tự nghiên cứu cho học sinh, nhất là sinh viên đại học”[12, tr.41].Trong thực
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH
- -ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TRIẾT HỌC
MÁC - LÊ NIN THEO HƯỚNG PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC CỦA NGƯỜI HỌC Ở TRƯỜNG CAO ĐẲNG SƯ PHẠM NGHỆ
Trang 2Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỔI MỚI
PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TRIẾT HỌC MÁC LÊNIN THEO HƯỚNG PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC CỦA NGƯỜI HỌC
-8
1.1 Sự cần thiết khách quan phải đổi mới phương pháp dạy học
triết học Mác - Lênin
8
1.2 Đổi mới phương pháp dạy học triết học Mác - Lênin theo
hướng phát huy tính tích cực của người học
23
Chương 2: THỰC TRẠNG DẠY HỌC TRIẾT HỌC MÁC
-LÊNIN Ở TRƯỜNG CAO ĐẲNG SƯ PHẠM NGHỆ
33
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các số liệu nêu trong luận văn là trung thực Những kết luận khoa học của luận văn chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác.
TÁC GIẢ LUẬN VĂN
Nguyễn Thị Minh Lệ
MỤC LỤC
Trang 3Chương 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP THỰC HIỆN ĐỔI MỚI
PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TRIẾT HỌC MÁC LÊNIN THEO HƯỚNG PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC CỦA NGƯỜI HỌC Ở TRƯỜNG CAO ĐẲNG
-SƯ PHẠM NGHỆ AN
51
học Mác - Lênin theo hướng phát huy tính tích cực của người
học
51
Trang 4MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Đổi mới phương pháp dạy học (PPDH) là vấn đề thường xuyên, cấp thiếtnhằm đáp ứng những yêu cầu của thực tiễn đặt ra trong nền giáo dục - đào tạo ởmỗi quốc gia Ở Việt Nam vấn đề đổi mới PPDH nhằm phát huy tích tích cực họctập của học sinh đã được đặt ra trong ngành giáo dục - đào tạo vào những thập niêncuối của thế kỷ XX Trong cuộc cải cách giáo dục lần 2 năm 1980, phát huy tínhtích cực đã là một trong các phương hướng cải cách, nhằm đào tạo những người laođộng sáng tạo, làm chủ đất nước Hiện nay, một trong những vấn đề vừa mang tínhcấp bách, vừa mang tính chiến lược được xã hội quan tâm nhất là xây dựng mộtnền giáo dục với chất lượng ngày càng cao để không chỉ góp phần nâng cao dân trí
mà còn tăng cường chất lượng nguồn lực con người Việt Nam trong quá trìnhCNH, HĐH và hội nhập quốc tế
Chủ trương, định hướng đổi mới PPDH đã được Đảng ta xác định trong Nghịquyết Trung ương 4 khoá VII (1- 1993), Nghị quyết Trung ương 2 khoá VIII (12-1996), được thể chế hoá trong Luật Giáo dục (12- 1998), được cụ thể hoá trong cácChỉ thị của Bộ Giáo dục - Đào tạo Nghị quyết Trung ương 2 khoá VIII khẳng định:
“Đổi mới mạnh mẽ phương pháp giáo dục - đào tạo, khắc phục lối truyền thụ mộtchiều, rèn luyện thành nếp tư duy sáng tạo của người học Từng bước áp dụng các
Trang 5phương pháp tiên tiến và phương tiện hiện đại vào quá trình dạy - học, đảm bảođiều kiện và thời gian tự học, tự nghiên cứu cho học sinh, nhất là sinh viên đại học”[12, tr.41].
Trong thực tế, những năm qua ngành giáo dục - đào tạo, các cơ sở giáo dục
và bản thân mỗi giáo viên đã tích cực thực hiện đổi mới PPDH nhằm nâng cao chấtlượng giáo dục Tuy nhiên, việc đổi mới, trong đó có đổi mới PPDH là một sựnghiệp khó khăn Trong quá trình thực hiện đổi mới và đổi mới PPDH, các nhàquản lý giáo dục, các giáo viên đã gặp không ít khó khăn, vướng mắc và cả những
băn khoăn, trăn trở Do đó, vấn đề đổi mới PPDH như thế nào, đổi mới PPDH theo
những phương hướng nào luôn là những vấn đề đặt ra cần nghiên cứu để giải đápnhững yêu cầu của thực tiễn giáo dục
Các trường sư phạm với vai trò là “cỗ máy cái” trong hệ thống giáo dục quốcdân, có nhiệm vụ đào tạo đội ngũ giáo viên đảm bảo yêu cầu về chuyên môn,nghiệp vụ, phẩm chất chính trị và đạo đức cách mang, trực tiếp thực hiện công tácgiáo dục nhằm “đào tạo những người kế tục sự nghiệp cách mạng to lớn của Đảng
và nhân dân ta” [32, tr.258], việc đổi mới PPDH càng đặc biệt quan trọng và giữ vịtrí tiên phong Nhận thức được vai trò đó của các trường sư phạm, Bộ Giáo dục -Đào tạo đã ra Chỉ thị 15/1999/CT-BGD&ĐT ngày 20/4/1999 của Bộ trưởng Bộ
Giáo dục - Đào tạo về việc đẩy mạnh hoạt động đổi mới phương pháp giảng dạy và
học tập trong các trường sư phạm
Trường Cao đẳng Sư phạm (CĐSP) Nghệ An đã tích cực hưởng ứng, thựchiện chủ trương đổi mới và đổi mới PPDH của Đảng, Nhà nước và của ngành giáodục - đào tạo, đã tạo ra những chuyển biến trong công tác chuyên môn và nghiêncứu khoa học Có thể nói, đổi mới PPDH là nhiệm vụ thường xuyên của mỗi giảngviên (GV) ở trường CĐSP Nghệ An Tuy có những chuyển biến tích cực đó, nhưngtrong thực tế, việc thực hiện đổi mới PPDH vẫn gặp không ít khó khăn, vướng mắc
Đa số GV vẫn rơi vào tình trạng lúng túng trong từng bài soạn, từng tiết giảng cụthể theo PPDH mới Hay nói cách khác, đổi mới như thế nào, như thế nào là đổimới vẫn là những câu hỏi, những băn khoăn, những trăn trở của GV hiện nay.Trong khi đó, các đề tài nghiên cứu, các bài viết phần lớn vẫn đang dừng lại ở
Trang 6những định hướng, những vấn đề chung mà chưa có điều kiện đi sâu vào nhữngvấn đề cụ thể của đổi mới PPDH ở từng bộ môn.
Đổi mới PPDH triết học Mác - Lênin không nằm ngoài tình trạng chung đó.Đặc biệt với đặc thù của một môn học lý luận, trừu tượng, có nhiệm vụ trang bị thếgiới quan, phương pháp luận khoa học, việc tiếp cận và thực hiện đổi mới PPDH đểnâng cao chất lượng dạy học triết học Mác - Lênin lại càng khó khăn và cấp báchtrong điều kiện hiện nay Để góp phần giải quyết những khó khăn, vướng mắctrong việc đổi mới PPDH, nâng cao chất lượng giảng dạy và học tập, chúng tôichọn nội dung: “Đổi mới phương pháp dạy học triết học Mác - Lênin theo hướngphát huy tính tích cực của người học ở Trường Cao đẳng Sư phạm Nghệ An hiệnnay” làm đề tài nghiên cứu
2 Tình hình nghiên cứu
Trong những năm qua, để đáp ứng những đòi hỏi cấp thiết của thực tiễn giáodục nhằm nâng cao chất lượng dạy học, đã có nhiều công trình nghiên cứu về đổimới PPDH nói chung, đổi mới PPDH triết học Mác - Lênin nói riêng của nhiều tácgiả trong nước đã được công bố ở những góc độ khác nhau Liên quan đến đề tàicủa luận văn, có thể chia thành nhóm các vấn đề sau đây:
1-Nhóm vấn đề về đổi mới phương pháp dạy học
GS.TS Trần Bá Hoành : Lý luận cơ bản về dạy và học tích cực (những vấn
đề chung), Đổi mới PPDH trong các trường Đại học, Cao đẳng đào tạo giáo viên
Trung học cơ sở, Hà Nội tháng 8/2003; Dạy học lấy người học làm trung
tâm-nguồn gốc, bản chất, đặc điểm, Tạp chí Khoa học giáo dục, số 96/2003; Đổi mới phương pháp dạy học ở Trung học cơ sở, Tài liệu dùng trong các lớp bồi dưỡng
cán bộ quản lý giáo dục Trung học cơ sở, Hà Nội tháng 4/2000; Bàn tiếp về dạy
học lấy học sinh làm trung tâm, Tạp chí Nghiên cứu giáo dục, số 5/1995; Phương pháp tích cực, Tạp chí Nghiên cứu giáo dục, số 3/1996.
GS.TSKH Thái Duy Tuyên: Bồi dưỡng năng lực tự học cho học sinh; Về nội
dung đổi mới phương pháp dạy học; Tích cực hoá hoạt động nhận thức qua điều khiển hoạt động trí tuệ của người học, Viện chiến lược và chương trình giáo dục,
Hà Nội 2002
Trang 7TS Hà Thị Đức: Về vấn đề đổi mới phương pháp dạy học ở Đại học, Tạp chí
Nghiên cứu giáo dục, số 4/1995 Tác giả đã nêu lên một số phương hướng đổi mớiPPDH ở Đại học như: phương pháp giảng dạy cần phát huy cao độ tính tích cực,độc lập, sáng tạo của sinh viên (SV) trong quá trình học tập ở Đại học; chú ýphương pháp tự học, tự nghiên cứu, tự tìm tòi phát hiện tri thức mới TS Trần Kiều:
Một vài suy nghĩ về đổi mới phương pháp dạy học trong trường phổ thông ở nước
ta, Tạp chí Nghiên cứu giáo dục, số 5/1995 Tác giả đưa ra một số quan điểm
chung về phương pháp và PPDH; nhận xét về thực trạng dạy học hiện nay ở nước
ta và đưa ra một số kiến nghị về đổi mới PPDH Tác giả Nguyễn Kỳ: Biến quá
trình day học thành quá trình tự học, Tạp chí Nghiên cứu giáo dục, số 3/1996, đã
nêu lên thực chất của giảng dạy tích cực, lấy người học làm trung tâm; quá trình
dạy - tự học; qui trình dạy - tự học TS Phạm Viết Vượng: Bàn về phương pháp
giáo dục tích cực, Tạp chí Nghiên cứu giáo dục, số 10/1995 GS.TS Vũ Văn Tảo: Dạy cách học, Dự án đào tạo giáo viên Trung học cơ sở, Hà Nội 6/2003.
2-Nhóm vấn đề về đổi mới phương pháp dạy học triết học Mác - Lênin
PGS, TS Vũ Trọng Dung: Đổi mới nội dung và phương pháp giảng dạy triết
học ở Học viện chính trị khu vực I trong giai đoạn hiện nay, Tạp chí Triêt học, số
4/2007 Tác giả đã nêu lên các nguyên tắc cần tuân thủ trong quá trình đổi mới nộidung và phương pháp giảng dạy triết học; đưa ra giải pháp kết hợp phương phápthuyết trình - một phương pháp giảng dạy truyền thống với các phương pháp tíchcực khác, như: nêu vấn đề, thảo luận nhóm, hỏi đáp… gắn với sử dụng các phươngtiện hiện đại nhằm phát huy tính tích cực, chủ động và độc lập suy nghĩ của người
học PGS, TS Vũ Văn Viên: Về đổi mới nghiên cứu và giảng dạy triết học Mác
-Lênin, Tạp chí Triết học, số 4/2007 Tác giả luận chứng cho hai luận điểm: Thứ
nhất, sự cần thiết phải tiếp tục đổi mới công tác nghiên cứu và giảng dạy triết họcMác - Lênin Thứ hai, sự cần thiết phải chú trọng đến kiến thức cơ bản trong quátrình đổi mới công tác nghiên cứu và giảng dạy triết học Mác - Lênin GS, TS
Nguyễn Trọng Chuẩn: Góp vào việc dạy triết học Mác cho sinh viên ở nước ta hiện
nay, Tạp chí Triết học, số 3/2007 Tác giả đã chỉ rõ thực trạng của việc giảng dạy
triết học Mác cho SV không chuyên triết học ở nước ta hiện nay, làm rõ nguyên
Trang 8nhân của thực trạng này; đề xuất một số giải pháp để đổi mới việc giảng dạy triếthọc Mác, như: xác định rõ mục đích dạy học triết học Mác; thay đổi PPDH triết
học PGS.TS Phạm Văn Đức: Nghiên cứu và giảng dạy triết học ở Việt Nam
-những nhiệm vụ trong bối cảnh toàn cầu hoá hiện nay.
Trong Kỷ yếu hội thảo khoa học công tác giảng dạy và học tập các môn lý
luận chính trị tại Đại học quốc gia Hà Nội (1956 - 2006), với các bài nghiên cứu
của các tác giả trực tiếp làm công tác giảng dạy các môn khoa học Mác - Lênin, tư
tưởng Hồ Chí Minh, như: Vận dụng tổng hợp các phương pháp trong giảng dạy
môn triết học Mác - Lênin của TS Lê Văn Lực; Một số yêu cầu của phương pháp dạy học tích cực môn triết học Mác - Lênin (qua kinh nghiệm ở trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học quốc gia Hà Nội) của TS Dương Văn
Thịnh
Liên quan đến nội dung của đề tài, TS Nguyễn Lương Bằng đã có một sốcông trình bàn về giảng dạy, học tập các môn khoa học Mác - Lênin ở bậc Đại học
như: Đổi mới phương pháp giảng dạy lý luận Mác - Lênin ở các trường Đại học
hiện nay, Tạp chí Lý luận chính trị, số 7(2002); Một số vấn đề về đánh giá kết quả các môn khoa học Mác - Lênin ở Đại học bằng phương pháp trắc nghiệm khách quan, Tạp chí Giáo dục, số 4 (2006); Một số vấn đề đặt ra đối với các môn lý luận Mác - Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục ý thức chính trị cho sinh viên trong quá trình Việt Nam hội nhập quốc tế, Kỷ yếu Hội thảo khoa học giảng dạy
các môn Lý luận chính trị ở các trường Đại học Việt Nam trong bối cảnh hội nhập
quốc tế, Hà Nội tháng 9-2007; Phát triển giáo dục Đại học đáp ứng yêu cầu nguồn
nhân lực cho sự nghiệp CNH, HĐH đất nước, Tạp chí Lý luận chính trị, số 10/2001
v.v
Có thể nói, những công trình nghiên cứu, những đề tài khoa học phần lớn tậptrung vào những vấn đề chung, những định hướng cơ bản về đổi mới PPDH nóichung, PPDH các môn khoa học Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh nói riêng, cònnhững đề tài đi sâu nghiên cứu về đổi mới PPDH triết học Mác - Lênin với nhữngvấn đề cụ thể của nó thì vẫn rất khiêm tốn Vì vậy, trong đề tài của mình, tác giả đãchỉ ra thực trạng và một số giải pháp thực hiện đổi mới PPDH triết học Mác - Lênin
Trang 9với mong muốn góp một phần nhỏ bé của mình vào việc nâng cao chất lượng dạyhọc triết học Mác - Lênin trong các trường Đại học, Cao đẳng nói chung, ở TrườngCĐSP Nghệ An nói riêng trong giai đoạn hiện nay.
Tác giả đã kế thừa trực tiếp những thành quả nghiên cứu của các công trình,
đề tài nêu trên đây về lý luận và phương pháp để vận dụng vào việc nghiên cứu,triển khai công trình của mình
3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1 Mục đích nghiên cứu
Góp phần làm rõ những vấn đề lý luận chung về đổi mới PPDH và thực trạngdạy học triết học Mác - Lênin ở Trường CĐSP Nghệ An, đề xuất những giải phápđổi mới PPDH triết học Mác - Lênin theo hướng phát huy tính tích cực của ngườihọc ở Trường CĐSP Nghệ An, nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả dạy học triếthọc Mác - Lênin hiện nay
3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
Phân tích cơ sở lý luận và thực tiễn của đổi mới PPDH triết học Mác Lênin theo hướng phát huy tính tích cực của người học
Khảo sát thực trạng dạy học triết học Mác Lênin ở Trường CĐSP Nghệ
An trong những năm qua
- Đề xuất một số giải pháp đổi mới PPDH triết học Mác - Lênin theo hướngphát huy tính tích cực của người học ở Trường CĐSP Nghệ An
4 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
4.1 Đối tượng nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu vấn đề đổi mới PPDH triết học Mác - Lênin theohướng phát huy tính tích cực của người học ở Trường CĐSP Nghệ An hiện nay
Trang 105.1 Cơ sở lý luận
Dựa trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủnghĩa duy vật lịch sử; tư tưởng Hồ Chí Minh và các quan điểm của Đảng Cộng sảnViệt Nam về giáo dục - đào tạo; những vấn đề cơ bản của giáo dục học và giáo dụchọc hiện đại và dựa trên kết quả của những công trình nghiên cứu khoa học về đổimới PPDH
5.2 Phương pháp nghiên cứu
Các phương pháp nghiên cứu trong luận văn gồm:
- Nhóm phương pháp nghiên cứu lý thuyết: phân tích và tổng hợp tài liệu,phân loại và hệ thống hoá lý thuyết
- Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn: điều tra khảo sát, quan sát, traođổi kinh nghiệm, thực nghiệm sư phạm
- Phương pháp toán học: tập hợp, thống kê, so sánh, phân tích số liệu
6 Giả thuyết khoa học
Đổi mới PPDH triết học Mác - Lênin theo hướng phát huy tính tích cực củangười học sẽ nâng cao chất lượng và hiệu quả dạy học triết học Mác - Lênin ởTrường CĐSP Nghệ An trong điều kiện hiện nay
7 Đóng góp của đề tài
Đề tài góp phần làm sáng tỏ thêm một hướng đổi mới PPDH triết học Mác Lênin trong xu thế đổi mới PPDH hiện nay
Kết quả nghiên cứu của đề tài có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo cho
GV và SV, vận dụng vào giảng dạy và học tập triết học Mác - Lênin trong cáctrường Cao đẳng hiện nạy
8 Kết cấu của đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục, đề tàigồm 3 chương, 6 tiết
CHƯƠNG 1
Trang 11CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TRIẾT HỌC MÁC – LÊNIN THEO HƯỚNG PHÁT HUY TÍNH TÍCH
CỰC CỦA NGƯỜI HỌC 1.1 Sự cần thiết khách quan phải đổi mới phương pháp dạy học triết học Mác - Lênin
1.1.1 Khái niệm phương pháp, phương pháp dạy học, phương pháp dạy học đại học và phương pháp dạy học triết học
1.1.1.1 Khái niệm phương pháp
Vấn đề phương pháp được đề cập sớm và khá nhiều trong triết học TheoHeghen: “Phương pháp là ý thức về hình thức của sự tự vận động bên trong của nộidung” [28, tr.105]
Ngày nay, trong nghiên cứu, có khá nhiều định nghĩa về phương pháp đượcđưa ra, nhưng “về mặt triết học, có hai định nghĩa thông dụng: Thứ nhất, phươngpháp là cách thức, con đường, phương tiện đạt tới những mục đích nhất định trongnhận thức và trong thực tiễn Thứ hai, phương pháp là hình thức của sự tự vận độngbên trong của nội dung” [34, tr.16]
Phương pháp gắn liền với hoạt động của con người, giúp con người hoànthành được những nhiệm vụ phù hợp với mục đích đã đề ra Bởi vậy, phương pháp
là một phạm trù hết sức quan trọng có tính chất quyết định đối với mọi hoạt độngcủa con người, đúng như A.N Krưlôp đã nói: “Đối với con tàu khoa học, phươngpháp vừa là chiếc la bàn, lại vừa là bánh lái, nó cho phương hướng và cách thứchành động” [34, tr.5]
Khi nói tới phương pháp là nói tới hoạt động có đối tượng, hay hoạt độngtrên đối tượng Hoạt động bao giờ cũng là sự gặp gỡ giữa chủ thể và đối tượng củahoạt động Hay nói cách khác, mỗi lĩnh vực hoạt động của con người có một hệphương pháp riêng biệt, đặc thù Theo đó, phương pháp được sử dụng trong quátrình tiến hành hoạt động dạy học được gọi là PPDH
1.1.1.2 Khái niệm phương pháp dạy học
Trong các tài liệu về Lý luận dạy học có rất nhiều các quan niệm khác nhau
về khái niệm PPDH
Trang 12Đặng Vũ Hoạt quan niệm, “Phương pháp dạy học là cách thức hoạt độngphối hợp thống nhất của người dạy và người học nhằm thực hiện tối ưu các nhiệm
vụ dạy học” [24, tr.52]
Theo Trần Bá Hoành, PPDH là “cách thức hoạt động của giáo viên trongviệc chỉ đạo tổ chức các hoạt động học tập nhằm giúp học sinh chủ động đạt đượccác mục tiêu dạy học” [20, tr.27]
Theo Phan Trọng Ngọ, PPDH chỉ là hình thức vận động của một hoạt độngđặc thù: hoạt động dạy học Vì vậy, “Định nghĩa chung nhất về phương pháp dạy
học là những con đường, cách thức tiến hành hoạt động dạy học” [33, tr.147] Và theo ông, ở một cấp độ hẹp thì, “Phương pháp dạy học được hiểu là tổng hợp các
cách thức hoạt động của người dạy và người học trong quá trình dạy học, nhằmthực hiện được nội dung dạy học” [33, tr.147]
Theo Nguyễn Ngọc Quang, “Phương pháp dạy học là cách thức làm việccủa thầy và của trò trong sự phối hợp thống nhất và dưới sự chỉ đạo của thầy, nhằmlàm cho trò tự giác, tích cực, tự lực đạt tới mục đích dạy học” [34, tr.23]
Thái Duy Tuyên đã tóm tắt về khái niệm PPDH trong 3 dạng cơ bản sau:
+ Theo quan điểm điều khiển học, phương pháp dạy học là cách thức
tổ chức hoạt động nhận thức của học sinh và điều khiển hoạt động này
+ Theo quan điểm lôgíc, phương pháp dạy học là những thủ thuậtlôgíc được sử dụng để giúp học sinh nắm kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo mộtcách tự giác
+ Theo bản chất của nội dung, phương pháp dạy học là sự vận độngcủa nội dung dạy học” [37, tr.211]
Theo ông, mặc dù chưa có ý kiến thống nhất về định nghĩa khái niệm PPDH,nhưng các tác giả đều thừa nhận rằng, PPDH có những dấu hiệu đặc trưng sau đây:
+ Phản ánh sự vận động của quá trình nhận thức của học sinh nhằmđạt được mục đích đặt ra
+ Phản ánh sự vận động của nội dung đã được nhà trường quy định.+ Phản ánh cách thức trao đổi thông tin giữa thầy và trò
Trang 13+ Phản ánh cách thức điều khiển hoạt động nhận thức: kích thích vàxây dựng động cơ, tổ chức hoạt động nhận thức và kiểm tra, đánh giá kết quảhoạt động” [37, tr.211].
Có thể thấy, dù quan niệm như thế nào thì PPDH cũng đòi hỏi có sự tươngtác tất yếu của thầy và trò Trong quá trình đó, thầy tổ chức sự tác động của trò đếnđối tượng nghiên cứu, mà kết quả là trò lĩnh hội được nội dung trí dục
Như vậy, PPDH bao gồm phương pháp dạy và phương pháp học Chúng làhai hoạt động khác nhau về đối tượng, nhưng thống nhất với nhau về mục đích, tácđộng qua lại với nhau và là hai mặt của quá trình dạy học Trong sự thống nhất này,phương pháp dạy giữ vai trò chỉ đạo; còn phương pháp học có tính độc lập tươngđối, nhưng chịu sự chi phối của phương pháp dạy, và có ảnh hưởng ngược lại đốivới phương pháp dạy
Từ cách hiểu như vậy về PPDH làm cơ sở để chúng ta nghiên cứu về PPDHĐại học và PPDH bộ môn triết học Mác - Lênin cũng như việc đổi mới PPDH bộmôn này ở các trường Đại học và Cao đẳng hiện nay
1.1.1.3 Phương pháp dạy học đại học
Theo Đặng Vũ Hoạt và Hà Thị Đức, “Phương pháp dạy học ở Đại học tạonên cách thức hoạt động của Giảng viên và Sinh viên trong quá trình tổ chức, điềukhiển hoạt động dạy và quá trình tổ chức, tự điều khiển hoạt động học ở Đại học”[23, tr.105] Song quá trình dạy học ở Đại học, về bản chất, là quá trình nhận thức
có tính chất nghiên cứu của SV được thực hiện dưới vai trò chủ đạo của GV nênPPDH ở Đại học phải xích gần với phương pháp nghiên cứu khoa học
Vì vậy, có thể nêu lên khái niệm “Phương pháp dạy học ở Đại học là tổng
hợp các cách thức hoạt động của Giảng viên và Sinh viên nhằm thực hiện tốt các nhiệm vụ dạy học ở Đại học góp phần đào tạo đội ngũ cán bộ khoa học, kỹ thuật, cán bộ quản lý, nghiệp vụ có trình độ Đại học” [23, tr.105].
Căn cứ vào mục đích, nhiệm vụ, đặc điểm của trường Đại học; căn cứ vàobản chất của quá trình dạy học Đại học và các chức năng của PPDH Đại học, một
số tác giả đã nêu lên các đặc điểm của PPDH ở Đại học như sau:
Trang 14+ Phương pháp dạy học Đại học gắn liền với nghề nghiệp đào tạo ởtrường Đại học.
+ Phương pháp dạy học Đại học gắn liền với thực tiễn xã hội, thực tiễncuộc sống và phát triển của khoa học, công nghệ
+ Phương pháp dạy học Đại học ngày càng tiếp cận với phương phápnghiên cứu khoa học
+ Phương pháp dạy học Đại học có tác dụng phát huy cao độ tính tíchcực, độc lập, sáng tạo của Sinh viên
+ Phương pháp dạy học Đại học rất đa dạng, nó thay đổi tuỳ theo loạitrường Đại học, đặc điểm của bộ môn, điều kiện, phương tiện dạy học, đặcđiểm nhân cách của Giảng viên và Sinh viên…
+ Phương phápdạy học Đại học ngày càng gắn liền với các thiết bị vàcác phương tiện dạy học hiện đại” [23, tr.106-107]
Có thể nói, việc nắm vững lý luận dạy học Đại học nói chung, đặc điểmPPDH Đại học nói riêng là cơ sở cho việc vận dụng các PPDH bộ môn ở cáctrường Đại học, Cao đẳng, trong đó có PPDH triết học Mác - Lênin
1.1.1.4 Phương pháp dạy học triết học
PPDH là phương pháp sư phạm nói chung, còn PPDH triết học là phươngpháp bộ môn, mang tính chất đặc thù của môn học
Theo Phùng Văn Bộ, “Phương pháp dạy học bộ môn là sự thống nhất của trithức môn học với sự vận dụng các biện pháp sư phạm để chuyển tải tri thức tới đốitượng” [4, tr.16] Muốn có PPDH phù hợp với nội dung thì phải xuất phát từ đặcđiểm của môn học PPDH triết học cũng phải tuân theo cách thức đó
Bộ môn triết học có đặc điểm: “là môn khoa học giáp ranh giữa khoa học tựnhiên, khoa học xã hội và khoa học nhân văn; là môn khoa học về thế giới quan vàphương pháp luận; là môn khoa học tiếp cận, xử lý thông tin đa dạng, nhiều chiều,qua đó làm chức năng dự báo; là môn khoa học có “trình độ trừu tượng bìnhphương” Ngoài ra sức sống của các nguyên lý triết học là gắn bó và được vận dungvào thực tiễn” [7, tr.64]
Trang 15Từ những đặc điểm nêu trên, PPDH triết học có tính đặc thù là: “tính chínhxác của các khái niệm, thuật ngữ; tính chặt chẽ trong kết cấu, lập luận; tính phongphú về thông tin; tính bác học trong ngôn ngữ” [7, tr.64] Do đó, người GV khigiảng dạy triết học cần nắm vững những đặc điểm của môn học, những tính đặc thù
về phương pháp nêu trên để có thể lựa chọn, sử dụng những PPDH phù hợp, hiệuquả nhất Ngoài ra, dạy học triết học phải đảm bào các nguyên tắc: tính đảng, tínhkhoa học, tính thực tiễn và tính vừa sức Hơn nữa, dạy học triết học thực chất làdạy học các khái niệm, phạm trù, nguyên lý, quy luật triết học, do đó GV phải nắmđược PPDH khái niệm, nguyên lý, quy luật triết học
Hiện nay, trong bối cảnh mới về sự phát triển của khoa học, dạy học triết họccần phải tiếp cận với các phương pháp, phương tiện hiện đại, ứng dụng vào bàigiảng nhằm đạt hiệu quả cao nhất
1.1.2 Đổi mới phương pháp dạy học triết học Mác - Lênin là yêu cầu khách quan
1.1.2.1 Thực tiễn xã hội với yêu cầu cải cách, đổi mới giáo dục - đào tạo Việt Nam
Thế giới đã bước sang thế kỷ XXI - thế kỷ của nền kinh tế tri thức, của sựbùng nổ thông tin và của toàn cầu hoá Toàn cầu hoá là dòng chảy xuyên biên giớicủa vốn, công nghệ, hàng hoá, dịch vụ, con người, thông tin, tri thức, ý tưởng…Toàn cầu hoá là một quá trình không thể đảo ngược và hội nhập là điều kiện cầnthiết để các nước đang phát triển không bị bỏ rơi trong “cuộc chơi toàn cầu” Hộinhập kinh tế quốc tế là biểu hiện đầu tiên và trước hết của toàn cầu hoá Tuy nhiên,toàn cầu hoá không chỉ giới hạn ở thị trường toàn cầu Nó còn là công nghệ toàncầu, ý tưởng toàn cầu, tri thức toàn cầu Và nhờ vậy, cùng với bước phát triển vượtbậc thành lực lượng sản xuất trực tiếp của khoa học và công nghệ, từ những thập kỷcuối cùng của thế kỷ XX, nhân loại đang quá độ bước sang một nền văn minh mới
là văn minh trí tuệ Đặc trưng cơ bản của nền văn minh này là sự hình thành củanền kinh tế tri thức, tức là nền kinh tế trong đó tri thức đóng vai trò cỗ máy chínhcủa tăng trưởng kinh tế Khoa học - công nghệ trở thành động lực cơ bản của sựphát triển kinh tế - xã hội Giáo dục là nền tảng của sự phát triển khoa học - công
Trang 16nghệ, phát triển nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu của xã hội hiện đại và đóng vaitrò chủ yếu trong việc nâng cao ý thức dân tộc, tinh thần trách nhiệm và năng lựccủa các thế hệ hiện nay và mai sau.
Thế kỷ XXI đã trở thành trường đua của các quốc gia vào nền kinh tế trithức Để có thể giành thắng lợi trong cuộc đua, các nước đều có chiến lược pháttriển giáo dục Tình hình trên mở đường cho một tiến trình mới trong toàn cầu hoá
Đó là hội nhập giáo dục bên cạnh hai tiến trình hội nhập đã thành hiện thực là hộinhập kinh tế và hội nhập văn hoá
Có thể nói, đó là cơ hội, nhưng đồng thời cũng là thách thức của các quốcgia muốn rút ngắn tiến trình phát triển Việt Nam muốn tận dụng cơ hội, vượt quanhững thách thức, để không bị tụt hậu và có thể phát triển nhanh và bền vững,không thể không tham gia vào tiến trình hội nhập quốc tế, trong đó có hội nhậpgiáo dục
Việt Nam đang từng bước hội nhập với thế giới Để hội nhập và phát triển,Đảng ta chủ trương đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước Như vậy, cùng với tiến trìnhhội nhập quốc tế đã được mở ra từ khi Việt Nam chính thức gia nhâp Tổ chứcthương mại thế giới (WTO), quá trình CNH, HĐH đất nước tiếp tục được đẩymạnh nhằm đạt mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, vănminh Muốn vậy, cần phải có những chiến lược cho sự phát triển Một trong nhữngchiến lược có tầm quan trọng hàng đầu là chiến lược phát triển giáo dục - đào tạo
Việt Nam hiện đã có chiến lược phát triển giáo dục - đào tạo 2001- 2010 trên
cơ sở cụ thể hoá Nghị quyết Trung ương 2 khoá VIII về định hướng chiến lượcphát triển giáo dục - đào tạo trong thời kỳ CNH, HĐH và nhiệm vụ đến năm 2020.Theo đó, đến năm 2010, phải “tạo bước chuyển biến cơ bản về chất lượng giáo dụctheo hướng tiếp cận với trình độ tiên tiến của thế giới, phù hợp với thực tiễn ViệtNam, phục vụ thiết thực cho sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, của từngvùng, từng địa phương, hướng tới một xã hội học tập Phấn đấu đưa nền giáo dụcnước ta thoát khỏi tình trạng tụt hậu trên một số lĩnh vực so với các nước phát triểntrong khu vực” [42, tr.151]
Trang 17Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X cũng đã chỉ ra một trong cácnhiệm vụ của giáo dục Việt Nam là “tăng cường hợp tác quốc tế về giáo dục và đàotạo; từng bước xây dựng nền giáo dục hiện đại, đáp ứng yêu cầu CNH, HĐH đấtnước” [14, tr.209].
Như vậy, Nhà nước và nhân dân đặt ra yêu cầu cao đối với sự phát triển củagiáo dục nước ta trong những thập niên đầu của thế kỷ XXI Giáo dục được điềuchỉnh lại nhằm chuẩn bị nguồn nhân lực có chất lượng cho đất nước Hệ thống giáodục, chương trình và phương pháp giáo dục phải tiếp tục được thay đổi nhằm xoá
bỏ mọi ngăn cách trong các nhà trường, cung cấp tri thức hiện đại, xây dựng cáccông dân của thế kỷ XXI, đáp ứng yêu cầu mới phát sinh của nền kinh tế
Từ Đại hội VI, Đảng ta khởi xướng công cuộc đổi mới toàn diện đất nước,giáo dục - đào tạo cũng bắt đầu có những đổi mới nhất định Tiến trình đổi mớigiáo dục Việt Nam trong hơn 20 năm qua mang hai đặc trưng chủ yếu sau đây: 1/chuyển từ giáo dục phục vụ kinh tế kế hoạch hoá tập trung sang giáo dục trong điềukiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; 2/ chuyển từ giáo dục khépkín sang giáo dục mở cửa, chủ động hội nhập quốc tế Sau khi vào WTO, cũng nhưnhiều lĩnh vực khác, giáo dục Việt Nam đứng trước một cơ hội mới: bước vào “sânchơi toàn cầu” về giáo dục Cùng với cơ hội mới là một thách thức lớn: chấp nhậnthị trường giáo dục Đó là một đặc trưng mới của giáo dục Việt Nam trong giaiđoạn mới Chính đặc trưng này, cùng cơ hội mới của quá trình hội nhập và nhữngđòi hỏi mới của đất nước trong giai đoạn đẩy mạnh CNH, HĐH, gắn với phát triểnkinh tế tri thức, đã đặt giáo dục trước yêu cầu khách quan phải cải cách
Hơn 20 năm qua, giáo dục Việt Nam đã trong tiến trình đổi mới liên tục Tuynhiên, so với yêu cầu đổi mới của đất nước hiện nay thì nền giáo dục nước ta cònbộc lộ không ít những hạn chế, bất cập trên nhiều phương diện, như Đại hội X củaĐảng đã nhận định: “cách đổi mới còn mang tính chắp vá, thiếu tầm nhìn tổng thể,thiếu kế hoạch đồng bộ” [14, tr.206] Vì vậy, Nghị quyết Hội nghị Trung ương 4khoá X về một số chủ trương, chính sách lớn để nền kinh tế phát triển nhanh và bềnvững khi Việt Nam là thành viên của Tổ chức thương mại thế giới, đã yêu cầu:
Trang 18“Khẩn trương xây dựng đề án tổng thể cải cách giáo dục - đào tạo nghề, từ nộidung, chương trình đến phương pháp dạy học, chế độ thi cử…” [15, tr.34]
Như vậy, cải cách giáo dục là lời giải cho bài toán lớn của giáo dục ViêtNam trong giai đoạn mới, với nhiều vấn đề cần được nghiên cứu và làm rõ trongthời gian tới Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ PPDH, nâng cao chất lượng giáo dục - đàotạo luôn là một trong những vấn đề cốt lõi, nhằm đáp ứng nguồn nhân lực có chấtlượng cao cho sự nghiệp CNH, HĐH và hội nhập quốc tế
1.1.2.2 Đổi mới phương pháp dạy học triết học Mác - Lênin với yêu cầu đào tạo nguồn nhân lực cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá, hội nhập quốc tế
a) Mục tiêu chung về đào tạo nguồn nhân lực cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá, hội nhập quốc tế
Để thực hiện CNH, HĐH thành công, để hội nhập và phát triển, Đảng đặcbiệt chú trọng tới nhân tố con người, coi phát huy nhân tố con người, khơi dậy tiềmnăng vô tận của con người là nhân tố quyết định thắng lợi trên con đường xây dựngchủ nghĩa xã hội Do đó, một trong những vấn đề vừa mang tính cấp bách, vừamang tính chiến lược được xã hội quan tâm nhất hiện nay là xây dựng một nền giáodục với chất lượng ngày càng cao để không chỉ góp phần nâng cao dân trí mà còntăng cường chất lượng nguồn lực con người Việt Nam trong quá trình CNH, HĐH
và hội nhập quốc tế
Nguồn lực con người là vô tận trong quá trình khai thác và sử dụng để đẩymạnh CNH, HĐH đất nước Nó còn là nhân tố quyết định hiệu quả sử dụng cácnguồn lực khác, như: tài nguyên thiên nhiên, nguồn vốn, thành tựu khoa học vàcông nghệ… để phát triển nhanh và bền vững Để có nguồn nhân lực có chất lượngcao, đủ sức đáp ứng được yêu cầu của sự nghiệp CNH, HĐH đất nước, cần phảiphát triển con người toàn diện cả về thể lực, trí lực, phẩm chất và năng lực; cần xâydựng con người có kỹ năng lao động giỏi, năng động, sáng tạo, có ý thức, trình độ
và năng lực làm chủ,có ý chí và bản lĩnh trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổquốc Vì vậy, định hướng phát triển nguồn lực con người đã trở thành một trong
Trang 19những mục tiêu cơ bản của giáo dục - đào tạo, được thể hiện trong các Văn kiện,Nghị quyết của Đảng qua các thời kỳ.
Luật Giáo dục, điều 2 quy định rõ về mục tiêu giáo dục: “Mục tiêu giáo dục
là đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, tri thức, sức khoẻ,thẩm mỹ và nghề nghiệp, trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xãhội; hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực của công dân, đápứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc” [29, tr.8]
Nghị quyết Trung ương 2 khoá VIII đã định hướng chiến lược phát triển giáodục - đào tạo trong thời kỳ CNH, HĐH: “Nhiệm vụ và mục tiêu cơ bản của giáodục là nhằm xây dựng những con người và thế hệ thiết tha gắn bó với lý tưởng độclập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, có đạo đức trong sáng, có ý chí kiên cường xâydựng và bảo vệ Tổ quốc; CNH, HĐH đất nước; giữ gìn và phát huy các giá trị vănhoá của dân tộc, có năng lực tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại; phát huy tiềmnăng của dân tộc và con người Việt Nam, có ý thức cộng đồng và phát huy tính tíchcực của cá nhân, làm chủ tri thức khoa học và công nghệ hiện đại, có tư duy sángtạo, có kỹ năng thực hành giỏi, có tác phong công nghiệp, có tính tổ chức kỷ luật;
có sức khoẻ, là những người thừa kế xây dựng chủ nghĩa xã hội vừa “hồng” vừa
“chuyên” như lời căn dặn của Bác Hồ” [12, tr.29] Nghị quyết cũng nêu rõ: “Mụctiêu chủ yếu là thực hiện giáo dục toàn diện đức dục, trí dục, thể dục, mỹ dục ở tất
cả các bậc học Hết sức coi trọng giáo dục chính trị tư tưởng, nhân cách, khả năng
tư duy sáng tạo và năng lực thực hành” [12, tr.33]
Văn kiện Đại hội IX khẳng định: “Đổi mới cơ bản công tác quản lý và tổchức giáo dục; xây dựng hệ thống giáo dục nhằm tạo điều kiện cho mọi người cóthể học tập suốt đời theo hướng thiết thực, hiện đại, gắn chặt với yêu cầu của xãhội Hoàn thiện cơ chế, chính sách và luật pháp để bảo đảm sự nghiệp giáo dụcphát triển ổn định, chất lượng, hiệu quả đáp ứng nhu cầu về con người và nguồnnhân lực cho đất nước phát triển nhanh và bền vững” [13, Tr 293]
Văn kiện đại hội X nêu rõ nhiệm vụ chủ yếu của giáo dục - đào tạo 5 năm2006-2010 là: “Phát triển mạnh giáo dục và đào tạo; nâng cao chất lượng nguồn
Trang 20nhân lực, đáp ứng yêu cầu CNH, HĐH đất nước và phát triển kinh tế tri thức” [14,Tr.187].
Như vậy, trong các Văn kiện, Nghị quyết của Đảng đều nhất quán quan điểmcoi trọng đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng cao, phát triển con người toàn diệncho sự nghiệp đổi mới, CNH, HĐH, xây dựng và bảo về Tổ quốc
b) Vai trò của môn triết học Mác - Lênin trong việc đào tạo nguồn nhân lực cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá, hội nhập quốc tế
Ở nước ta, quá trình dạy và học môn triết học Mác - Lênin chỉ thực sự bắtđầu ở bậc Đại học và Cao đẳng Để nâng cao chất lượng của môn học này ở cáctrường Đại học và Cao đẳng, cần nhận thức một cách đúng đắn vị trí, vai trò củamôn học trong hệ thống nội dung chương trình đào tạo của nhà trường
Môn triết học Mác - Lênin có nhiệm vụ trang bị tư duy lý luận nói chung, thếgiới quan, phương pháp luận khoa học nói riêng cho người học; trên cơ sở đó, thựchiện giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống cho SV các trường Đại học, Caođẳng Tư duy lý luận có vai trò đặc biệt quan trọng trong hoạt động nhận thức vàhoạt động thực tiễn của con người, như Ăngghen đã nhận xét: “Một dân tộc muốnđứng vững trên đỉnh cao của khoa học thì không thể không có tư duy lý luận.Nhưng tư duy lý luận chỉ là một đặc tính bẩm sinh dưới dạng năng lực của người ta
mà thôi Năng lực ấy cần phải được phát triển hoàn thiện, và muốn hoàn thiện nóthì cho tới nay, không có một cách nào khác hơn là nghiên cứu toàn bộ triết họcthời trước” [31, tr.489]
Ngoài ra, việc trang bị lý luận chung sẽ là cơ sở cho việc giải quyết nhữngvấn đề riêng - những vấn đề của các khoa học cụ thể, chuyên ngành Do đó, SV cáctrường Đại học, Cao đẳng ngoài việc nghiên cứu các khoa học cơ bản, chuyênngành không thể không nghiên cứu triết học và triết học Mác - Lênin Hay nói cáchkhác, việc nghiên cứu, học tập triết học Mác - Lênin không những giúp cho họ họctốt hơn các môn chuyên ngành, mà còn giúp họ hình thành những phẩm chất xãhội, góp phần hình thành nhân cách của người lao động mới - năng động, sáng tạo,không những giỏi về chuyên môn, nghiệp vụ, mà còn có phẩm chất đạo đức tốt, có
Trang 21trình độ lý luận, có bản lĩnh chính trị vững vàng đáp ứng yêu cầu của nhiệm vụcách mạng trong từng thời kỳ.
Thực hiện những nhiệm vụ đó, môn triết học Mác - Lênin có vai trò hết sức
quan trọng trong mục tiêu đào tạo nói chung, đào tạo nguồn nhân lực nói riêng cho
sự nghiệp đổi mới, CNH, HĐH, hội nhập quốc tế hiện nay
Trước hết, cũng như các hệ thống triết học khác, triết học Mác - Lênin có vai
trò thế giới quan và phương pháp luận Lênin đã nhận xét rằng: triết học Mác là
“công cụ nhận thức vĩ đại” [6, tr.43], bởi trong triết học Mác có sự thống nhất giữathế giới quan và phương pháp luận khoa học Hệ thống các quan điểm của chủnghĩa duy vật mác xít, do tính đúng đắn và triệt để của nó đem lại đã trở thành nhân
tố định hướng cho hoạt động nhận thức và thực tiễn Do đó, nắm vững triết họcMác - Lênin không chỉ là tiếp nhận một thế giới quan khoa học mà còn là xác địnhmột phương pháp luận đúng đắn
Như vậy, triết học Mác - Lênin góp phần hình thành thế giới quan, phươngpháp luận khoa học cho SV, giúp họ có cái nhìn khách quan, khoa học về thế giới,
xã hội và con người luôn vận động, biến đổi; Trên cơ sở đó, giúp họ hình thànhnhân sinh quan đúng đắn để định hướng cho mọi hoạt động trong cuộc sống
Ngoài ra, triết học Mác - Lênin góp phần vào sự hình thành và phát triển trítuệ, nâng cao năng lực, trình độ tư duy khái quát, lôgíc và hệ thống cho SV; giúpcho SV bồi dưỡng và nâng cao bản lĩnh chính trị, đấu tranh chống lại âm mưu
“Diễn biến hoà bình” của các thế lực trong và ngoài nước, góp phần giữ vững ổnđịnh chính trị, củng cố quốc phòng, phòng chống các tệ nạn xã hội một cách cóhiệu quả; góp phần hình thành những giá trị văn hoá, lý tưởng đạo đức, lối sống,niềm tin của SV trong sự nghiệp CNH, HĐH đất nước do Đảng lãnh đạo Góp phầnđộng viên họ đóng góp công sức của mình vào công cuộc xây dựng đất nước theomục tiêu “Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”; biết gắnnhu cầu, nguyện vọng và lợi ích chính đáng của cá nhân với lợi ích của giai cấp,quốc gia, dân tộc
Với nhiệm vụ, vai trò hết sức quan trọng, triết học Mác - Lênin góp phầntích cực vào việc hình thành nhân cách nói chung, phẩm chất chính trị, đạo đức nói
Trang 22riêng cho đội ngũ lao động có trình độ Đại học, Cao đẳng nhằm cung cấp nguồnnhân lực có chất lượng ngày càng cao cho sự nghiệp CNH, HĐH đất nước, hộinhập quốc tế hiện nay.
c) Thực trạng và yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học triết học Mác Lênin nhằm đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp đổi mới, công nghiệp hoá, hiện đại hoá, hội nhập quốc tế
-Giáo dục - đào tạo nói chung, dạy học triết học Mác - Lênin nói riêng trongnhững năm qua tuy đã đạt được một số thành tựu, kết quả nhất định trong việc nângcao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài cho sự nghiệp xây dựng đất nướctiến lên chủ nghĩa xã hội, nhưng nhìn chung còn nhiều yếu kém và tồn tại Nghịquyết Trung ương 2 khoá VIII đã chỉ rõ: “Giáo dục - đào tạo nước ta còn nhiều yếukém, bất cập cả về quy mô, cơ cấu, và nhất là về chất lượng và hiệu quả; chưa đápứng kịp những đòi hỏi lớn và ngày càng cao về nhân lực của công cuộc đổi mớikinh tế - xã hội, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, thực hiện CNH, HĐH đất nước theođịnh hướng xã hội chủ nghĩa” [12, tr.22,23] Nghị quyết cũng chỉ rõ một trongnhững nguyên nhân của thực trạng yếu kém nói trên là do “Phương pháp giáo dục -đào tạo chậm đổi mới, chưa phát huy được tính chủ động, sáng tạo của người học”[12, tr.26]
Dạy học triết học Mác - Lênin không nằm ngoài thực trạng chung nói trên.Nhìn một cách tổng quát, việc dạy học triết học Mác - Lênin hiện nay còn thiếu sứchấp dẫn, hiệu quả chưa cao, chưa phát huy vai trò hình thành thế giới quan khoahọc, nhân sinh quan cách mạng, lối sống lành mạnh cho đội ngũ trí thức tương lai
Những yếu kém, bất cập trong dạy học triết học Mác - Lênin là do nhận thứckhông đúng về vị trí, vai trò của môn học trong kết cấu nội dung chương trình họctập của SV Cho nên nhiều trường Đại học, Cao đẳng vẫn xem đây là môn học phụ,
có cũng được, không có cũng được, vì thế không chú ý xây dựng ngang tầm của nó
Trong dạy học triết học Mác - Lênin, các nội dung được chuyển tải vẫn nặng
về kinh viện, trích dẫn, chỉ trả lời câu hỏi các nhà kinh điển nói như thế nào chứchưa cắt nghĩa được cơ sở khách quan, khoa học của nguyên lý, chưa lý giải đượcmột cách thuyết phục khả năng ứng dụng và tính hiện đại của chúng Các nguyên lý
Trang 23kinh điển, vì thế, trở nên xơ cứng, thiếu hấp dẫn, thậm chí bị hiểu sai tinh thần cơbản nguyên gốc ban đầu Tình trạng phổ biến hiện nay là giảng dạy triết học Mác -Lênin chỉ nhằm mục đích thuần tuý lý luận, ít gắn với giải quyết, nhận thức các vấn
đề thực tiễn đang đặt ra, do đó, người học ít cảm nhận được nhu cầu học tập lý luậnthật sự Hay nói cách khác, người học chưa nhận thức được tính ích lợi từ môn học,nên không hứng thú, không tích cực
Đặc biệt, dạy học triết học Mác - Lênin trong các trường Đại học, Cao đẳnghiện nay còn thiếu hấp dẫn, hiệu quả không cao là do phương pháp dạy của GV Cóthể nói, phương pháp giảng dạy, cách kiểm tra, đánh giá bộ môn triết học Mác -Lênin rất chậm đổi mới Đại bộ phận GV vẫn duy trì cách dạy cũ, truyền thống, đó
là thuyết trình, độc thoại - “thầy nói, trò nghe”; phương pháp đối thoại, nêu vấn đề,thảo luận… còn ít được sử dụng, nếu có thì vẫn chưa thực sự theo hướng coi trọngchất lượng và tính hiệu quả Đặc biệt, các phương tiện dạy học hiện đại đa chứcnăng chưa được dùng nhiều trong dạy học triết học Mác - Lênin Về cơ bản,phương pháp giảng dạy chậm được cải tiến và đổi mới; người học còn cảm thấy ứcchế vì bị áp đặt, không có cơ hội trao đổi bộc lộ ý kiến; khả năng tự học, tự nhậnthức còn hạn chế; những nhận thức mơ hồ, sai trái ít được nêu ra để phản bác Do
đó, chưa phát huy được tính tích cực, sáng tạo của người học
Về phía SV, đại bộ phận chưa nhận thức đầy đủ về sự cần thiết phải giáo dụcchính trị tư tưởng, phải học tập lý luận chính trị; chưa thấy được sự chi phối củađịnh hướng tư tưởng chính trị đối với tư duy khoa học; chưa thấy được sự yếu kémcủa nhận thức về lý luận sẽ hạn chế sự phát triển tài năng Họ đồng nhất việc họctập lý luận Mác - Lênin nói chung, triết học Mác - Lênin nói riêng với công tác tưtưởng chính trị chung chung Họ coi các môn lý luận Mác - Lênin nói chung, triếthọc Mác - Lênin nói riêng là các môn học nặng về chính trị, ít tính khoa học, giáođiều, máy móc, họ tìm cách đối phó chứ không đối xử với chúng như các môn khoahọc thực sự Do đó, đại bộ phận SV học triết học Mác - Lênin một cách không tựgiác, bị động, không hào hứng, học đối phó; kiến thức không trở thành phương tiệnthực hành, xử trí công việc Thái độ học tập như vậy của SV đã ảnh hưởng khôngtốt đến người dạy, đến việc nâng cao chất lượng dạy học triết học Mác - Lênin
Trang 24Bên cạnh đó, phương pháp học của SV cũng còn không ít hạn chế Đại bộphận SV trong các năm đầu vẫn quen cách học phổ thông, “học thuộc lòng”, thiếuđộng não suy nghĩ để nắm chắc bản chất nội dung kiến thức và vận dụng, liên hệgiữa lý luận và thực tiễn.
Trong khi học, SV chưa có thói quen so sánh, khái quát, hệ thống hoá kiếnthức nên nắm kiến thức không sâu và không chắc; không biết cách tìm ra trọng
tâm, nội dung chính cần nắm Do vậy, SV chưa đủ khả năng làm chủ kiến thức của
mình Khi đọc tài liệu tham khảo, SV chưa quen tóm tắt nội dung chính của tài liệu,chưa biết cách ghi chép Trong quá trình học, SV thường học theo lối học thuộclòng, mà ít chú ý đến trao đổi, tranh luận với nhau
Phương pháp học của SV nhìn chung vẫn còn thụ động, kém năng động, họcvẫn theo phương pháp cũ: học chấp nhận, học thuộc lòng, chưa chuyển sangphương pháp học tích cực, chủ động sáng tạo Nhiều SV chỉ học trong vở ghi bàigiảng của GV, không chịu nghiên cứu giáo trình và tài liệu tham khảo, vì thế kiếnthức họ nắm được hời hợt, không có hệ thống, và không biết rõ mục đích học đểlàm gì Phương pháp học như vậy tất yếu đem lại kết quả không cao Số SV đạt kếtquả khá, giỏi thấp, số SV đạt trung bình, yếu kém còn nhiều Có thể nói, chất lượnghọc tập triết học Mác - Lênin của SV các trường Đại học, Cao đẳng chưa đáp ứngđược yêu cầu môn học, khoảng cách giữa lý luận và thực tiễn, giữa nhận thức vàhành động còn lớn Do đó, phải “cải tiến phương pháp giảng dạy và học tập, loại bỏdần phương pháp dạy chay Phải gắn lý luận với thực tiễn, phát huy tính tích cực,chủ động trong học tập, nghiên cứu thực nghiệm của người học dưới sự hướng dẫncủa người dạy” [3, tr.46]
Tóm lại, trong từng bài giảng triết học Mác - Lênin còn bộc lộ sự yếu kém cả
về nội dung lẫn phương pháp thể hiện, còn thiếu sức thuyết phục PPDH chậmđược cải tiến Về cơ bản, vẫn chỉ có các buổi lên lớp, thuyết giảng “thầy nói, tròghi” truyền thống Do đó, việc dạy học triết học Mác - Lênin chưa đáp ứng đượcyêu cầu của thực tiễn và đòi hỏi của người học trong điều kiện mới Hay nói cáchkhác, chưa đáp ứng được mục tiêu môn học về phát triển con người toàn diện, đàotạo nguồn nhân lực cho sự nghiệp đổi mới, CNH, HĐH đất nước và hội nhập quốc
Trang 25tế Vì vậy, đổi mới PPDH triết học Mác - Lênin là yêu cầu khách quan trong tìnhhình hiện nay.
1.2 Đổi mới phương pháp dạy học triết học Mác - Lênin theo hướng phát huy tính tích cực của người học
1.2.1 Định hướng đổi mới phương pháp dạy học
1.2.1.1 Đổi mới phương pháp dạy học trong mối quan hệ với các thành
tố khác của quá trình dạy học
Theo quan điểm của Lý luận dạy học, quá trình dạy học tồn tại với tư cách làmột hệ thống Quá trình đó bao gồm những nhân tố cấu trúc cơ bản như: mục tiêu
và nhiệm vụ dạy học, nội dung dạy học, phương pháp, phương tiện dạy học, hìnhthức tổ chức dạy học, đánh giá kết quả dạy học Các nhân tố của quá trình dạy họckhông tồn tại biệt lập với nhau, mà có quan hệ, tác động qua lại một cách biệnchứng, phản ánh tính quy luật của quá trình dạy học
Mục tiêu dạy học phản ánh tập trung nhất những yêu cầu của xã hội đối vớiquá trình dạy học Nó gắn liền với mục tiêu giáo dục - đào tạo nói chung và mụctiêu giáo dục - đào tạo của các trường nói riêng Nó là cái đích mà quá trình dạyhọc phải đạt tới Trên cơ sở mục tiêu dạy học, người ta xây dựng các nhiệm vụ dạyhọc cụ thể của các trường, các môn học Nhiệm vụ dạy học quy định những yêu cầu
về trang bị hệ thống tri thức, kỹ năng, kỹ xảo và thái độ của người học Có thể nóirằng, mục tiêu và nhiệm vụ dạy học giữ vị trí hàng đầu trong quá trình dạy học vớichức năng cực kỳ quan trọng là định hướng cho sự vận động và phát triển của cácnhân tố nói riêng, sự vận động và phát triển của quá trình dạy học nói chung
Nội dung dạy học quy định hệ thống những tri thức cơ bản, hệ thống những
kỹ năng, kỹ xảo tương ứng Nội dung dạy học tạo nên nội dung cơ bản cho hoạtđộng giảng dạy của thầy và hoạt động học tập của trò Trong mối tương quanchung giữa các nhân tố của quá trình dạy học, nội dung dạy học bị chi phối bởimục tiêu, nhiệm vụ dạy học, đồng thời nó phục vụ trực tiếp cho việc thực hiện tốtmục tiêu, nhiệm vụ dạy học Mặt khác, nội dung dạy học quy định việc lựa chọn vàvận dụng phối hợp các phương pháp, phương tiện dạy học góp phần nâng cao chấtlượng và hiệu quả dạy học
Trang 26Các PPDH là hệ thống những con đường, những cách thức dạy và học củathầy và của trò Cùng với các phương tiện dạy học, chúng có chức năng xác địnhnhững phương thức hoạt động dạy và học theo nội dung nhất định nhằm thực hiệntốt mục tiêu và nhiệm vụ dạy học đã đề ra trong quá trình dạy học Hay nói cáchkhác, việc lựa chọn và sử dụng PPDH phụ thuộc vào nội dung dạy học, mục tiêu vànhiệm vụ dạy học, đặc biệt là phụ thuộc vào nội dung dạy học
Ngoài ra, các nhân tố mục tiêu, nhiệm vụ dạy học, nội dung, phương pháp,phương tiện dạy học chỉ có thể phát huy được tác dụng tích cực nếu như chúngthông qua sự vận động và phát triển của các nhân tố: thầy với hoạt động dạy và tròvới hoạt động học Đặc biệt là, việc đổi mới PPDH chỉ đạt hiệu quả khi cả phươngpháp dạy của thầy và phương pháp học của trò đều được đổi mới mạnh mẽ
Như vậy, với tư cách là một hệ thống, quá trình dạy học phải được đổi mớiđồng bộ tất cả các yếu tố của nó Trong đó, đổi mới trước hết là ở mục tiêu dạyhọc Cụ thể, đổi mới về mục tiêu dạy học được xác định là không chỉ nhằm giáodục đào tạo những con người có năng lực tuân thủ mà chủ yếu là những con người
có năng lực sáng tạo Trên cơ sở đổi mới về mục tiêu để xác định việc đổi mới nộidung dạy học Cụ thể phải đổi mới về cấu trúc chương trình và nội dung tươngthích với mục tiêu đã được đổi mới Trọng tâm của đổi mới chính là đổi mớiPPDH Tuy nhiên, việc đổi mới PPDH bị chi phối, được quyết định bởi việc đổimới mục tiêu và nội dung dạy học Hay nói cách khác, mục tiêu và nội dung dạyhọc đã đổi mới thì không thể sử dụng nguyên xi PPDH cũ- truyền thống Điều đóvừa không phù hợp, vừa không hiệu quả Do đó, phải đổi mới mạnh mẽ PPDH trên
cơ sở phát huy ưu điểm của các PPDH truyền thống và áp dụng các PPDH tích cực
để dạy cho người học biết suy nghĩ có phương pháp (phương pháp tư duy); biết vậndụng sáng tạo và biết sáng tạo, mà cụ thể là biết suy nghĩ tích cực, độc lập, biếtcách đặt vấn đề, nghiên cứu và giải quyết vấn đề theo các tình huống cụ thể củacuộc sống
Tóm lại, đổi mới PPDH phải được đặt trong mối quan hệ qua lại với cácthành tố khác của quá trình dạy học
Trang 271.2.1.2 Quan điểm của Đảng về định hướng đổi mới phương pháp dạy học
Trước Đại hội VI, giáo dục đã thực hiện cuộc cải cách theo Nghị quyết 14của Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương khoá IV (tháng 1- 1979), nhưng chủyếu mới ở giáo dục phổ thông Sau Đại hội VI, vấn đề đổi mới giáo dục được điềuchỉnh theo đường lối đổi mới của Đảng và được thực hiện trong toàn hệ thống giáodục - đào tạo Theo đó, giáo dục - đào tạo phải được đổi mới đồng bộ từ mục tiêu,nội dung, phương pháp, phương tiện, hình thức tổ chức đến kiểm tra, đánh giá,trong đó đổi mới PPDH được đánh giá là khâu đột phá quan trọng nhằm nâng caochất lượng dạy học Vấn đề đặt ra là đổi mới PPDH cần phải có định hướng đúngđắn nhằm đem lại hiệu quả cao
Định hướng đổi mới PPDH được đề cập trong hầu hết các Văn kiện củaĐảng từ sau Đại hội VI, nhưng chủ yếu được xác định trong Nghị quyết Trungương 2 khoá VIII (12/1996) Nhìn chung, các Nghị quyết của Đảng đã đánh giámột cách khách quan thực trạng giáo dục - đào tạo, đã chỉ ra một trong nhữngnguyên nhân của thực trạng yếu kém trong giáo dục thời gian qua là: “Phương phápgiáo dục - đào tạo chậm đổi mới, chưa phát huy được tính chủ động, sáng tạo củangười học” [12, tr.26] Trên cơ sở đó, đã đưa ra những quan điểm chỉ đạo, nhữngchủ trương, chính sách và biện pháp lớn để tiếp tục đổi mới sự nghiệp giáo dục -đào tạo Nghị quyết Hội nghị Trung ương 2 khoá VIII chỉ rõ: “Đổi mới mạnh mẽphương pháp giáo dục - đào tạo, khắc phục lối truyền thụ một chiều, rèn luyệnthành nếp tư duy sáng tạo của người học Từng bước áp dụng các phương pháp tiêntiến và phương tiện hiện đại vào quá trình dạy học, bảo đảm điều kiện và thời gian
tự học, tự nghiên cứu cho học sinh, nhất là sinh viên đại học” [12, tr.41]
Đặc biệt, định hướng đổi mới PPDH được thể chế hoá trong Luật Giáo dục,điều 4.2 ghi rõ: “Phương pháp giáo dục phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủđộng, tư duy sáng tạo của người học; bồi dưỡng cho người học năng lực tự học,khả năng thực hành, lòng say mê học tập và ý chí vươn lên” [29, tr.9]
Trong quá trình đổi mới PPDH, các trường sư phạm có vị trí quan trọng, vìnhà giáo có vai trò quyết định đối với tất cả những đổi mới về nội dung, chương
Trang 28trình, phương pháp ở tất cả các môn học, bậc học Do đó, chỉ thị số BGD&ĐT ngày 20/4/1999 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục - Đào tạo chỉ rõ: “Đổi mớiphương pháp giảng dạy và học tập trong trường sư phạm nhằm tích cực hoá hoạtđộng học tập, phát huy tính chủ động, sáng tạo và năng lực tự học, tự nghiên cứucủa học sinh, sinh viên Nhà giáo giữ vai trò chủ đạo trong việc tổ chức, điều khiển,định hướng quá trình dạy học, còn người học giữ vai trò chủ động trong quá trìnhhọc tập và tham gia nghiên cứu khoa học” [8, tr.625].
15/1999/CT-Trong các Văn kiện của Đảng và Chỉ thị của ngành đã đề cập rất sâu rộng vềnhững vấn đề của giáo dục - đào tạo, đặc biệt về đổi mới giáo dục, về những địnhhướng chiến lược, những giải pháp chủ yếu phát triển giáo dục - đào tạo trong thời
kỳ CNH, HĐH, nhất là những định hướng và giải pháp về đổi mới PPDH thật sự lànhững tư tưởng chỉ đạo xuyên suốt, có ý nghĩa lý luận và thực tiễn sâu sắc
Tóm lại các định hướng cơ bản về đổi mới PPDH được xác định trong cácNghị quyết của Đảng, các Chỉ thị của Bộ Giáo dục - Đào tạo là: phát huy tính tíchcực, tự giác, chủ động, sáng tạo của người học; bồi dưỡng phương pháp tự học; rènluyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn; tác động đến tình cảm, đem lạiniềm vui hứng thú học tập cho người học; nâng cao chất lượng dạy học Trong đó,
tư tưởng cốt lõi của đổi mới PPDH là hướng tới hoạt động học tập chủ động, chốnglại thói quen học tập thụ động
Như vậy, đổi mới PPDH nói chung, PPDH triết học Mác - Lênin nói riêngphải được thực hiện trên cơ sở tinh thần chỉ đạo, sự định hướng của Đảng, Nhànước và của Bộ Giáo dục - Đào tạo Chỉ có như vậy, sự nghiệp đổi mới giáo dụcnói chung, đổi mới PPDH nói riêng mới có thể đi đúng hướng và mới đem lại hiệuquả nhằm nâng cao chất lượng giáo dục - đào tạo hiện nay
1.2.2 Đổi mới phương pháp dạy học triết học Mác - Lênin theo hướng phát huy tính tích cực của người học
Đổi mới PPDH sẽ được triển khai theo nhiều hướng như đã trình bày ở phầntrên, nhưng những năm qua và những năm trước mắt, đổi mới PPDH chủ yếu đượctriển khai theo hướng phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của ngườihọc Trong phạm vi của đề tài luận văn, tác giả đề cập một phạm vi hẹp của định
Trang 29hướng nêu trên là đổi mới PPDH triết học Mác - Lênin theo hướng phát huy tínhtích cực của người học.
1.2.2.1 Tính tích cực học tập
Tính tích cực là một phẩm chất vốn có của con người trong đời sống xã hội.Một trong các nhiệm vụ chủ yếu của giáo dục là hình thành và phát triển tính tíchcực, nhằm đào tạo những con người năng động, thích ứng và góp phần phát triểncộng đồng
Tính tích cực của con người biểu hiện trong hoạt động, đặc biệt trong nhữnghoạt động đăc trưng, chủ động của chủ thể Tính tích cực của học sinh biểu hiệntrong các hoạt động khác nhau: học tập, lao động, thể dục thể thao, vui chơi giải trí,hoạt động xã hội… Ở mỗi dạng hoạt động nói trên, tính tích cực bộc lộ với nhữngđặc điểm riêng Học tập là hoạt động chủ đạo, đặc trưng của học sinh Tính tích cựchọc tập biểu hiện ở sự gắng sức cao về nhiều mặt trong hoạt động học tập, đượcthực hiện dưới sự chỉ đạo của giáo viên Vì vậy, nói tới tính tích cực học tập, thựcchất là nói tới tính tích cực nhận thức Quá trình nhận thức trong học tập nhằm lĩnhhội những tri thức loài người đã tích luỹ được, nhưng phải khám phá ra những hiểubiết mới đối với bản thân Muốn vậy, người học phải tích cực, chủ động nỗ lựctrong việc lĩnh hội, tìm kiếm tri thức mới
Tính tích cực học tập biểu hiện ở những hoạt động trí tuệ Về hành động, cóthể thấy những dấu hiệu như: tự nguyện tham gia trả lời các câu hỏi của giáo viên,
bổ sung các câu trả lời của bạn, nêu thắc mắc, đòi hỏi giải thích cặn kẽ những vấn
đề giáo viên trình bày chưa đủ rõ, chủ động vận dụng linh hoạt những kiến thức, kỹnăng đã học để nhận thức các vấn đề mới… Về mặt xúc cảm, là sự thờ ơ hay hàohứng trước một nội dung nào đó của bài học Về mặt ý chí, là sự tập trung chú ývào vấn đề đang học, kiên trì hoàn thành các bài tập, không nản lòng trước nhữngtình huống khó khăn Ngoài ra, tính tích cực học tập còn biểu hiện ở những cấp độkhác nhau từ thấp lên cao là: bắt chước, tìm tòi, và sáng tạo
Người giáo viên cần nghiên cứu và nắm rõ các dấu hiệu biểu hiện và các cấp
độ khác nhau của tính tích cực học tập nêu trên để vận dụng linh hoạt, sáng tạo vàoviệc khơi dậy, phát huy tính tích cực học tập của học sinh trong quá trình dạy học
Trang 301.2.2.2 Phát huy tính tích cực học tập trong dạy học triết học Mác Lênin
-Phát huy tính tích cực học tập trong dạy học nói chung, dạy học Triết họcMác - Lênin nói riêng phải có những biện pháp hữu hiệu Việc xác định những biệnpháp đó phải dựa trên những cơ sở khoa học sau:
Thứ nhất, căn cứ vào đặc điểm nhận thức của SV: hoạt động học tập của SV
là hoạt động nhận thức mang tính chất nghiên cứu Trong quá trình học tập, mỗi SVphải tự mình chiếm lĩnh khối lượng tri thức khoa học cơ bản và hệ thống kỹ năngnghề nghiệp - một lĩnh vực học tập, rèn luyện mới, khó hơn rất nhiều so với bậchọc phổ thông Hệ thống tri thức đó bao gồm: tri thức cơ bản, tri thức cơ sở củachuyên ngành, tri thức chuyên ngành, hệ thống kỹ năng, kỹ xảo về nghề nghiệptương lai, nghiên cứu khoa học… Do vậy, khi tiến hành hoạt động học tập, SVkhông chỉ có năng lực tự nhận thức thông thường mà phải có cả năng lực nghiêncứu, tìm kiếm, sáng tạo; SV phải được rèn luyện thói quen, nhu cầu học tập, tìmcho mình phương pháp học tập hiệu quả Muốn hoàn thành tốt quá trình nhận thứcnói trên, một vấn đề có tính chất quyết định trực tiếp là phải phát huy cao độ vai tròchủ thể của mỗi SV Điều đó đồng nghĩa với việc tìm kiếm các biện pháp dạy họcphát huy tính tích cực, độc lập, sáng tạo của SV
Thứ hai, căn cứ vào đặc thù của môn triết học Mác - Lênin: đặc thù của khoa
học triết học là ở chỗ, trong sự phản ánh hiện thực, tri thức triết học có tính kháiquát hoá, trừu tượng hoá cao và được biểu đạt bằng hệ thống các khái niệm, phạmtrù, nguyên lý, quy luật Do đó, tri thức triết học có khả năng đi vào bản chất của sựvật, phản ánh được bản chất của sự vật, trên cơ sở đó dự báo được sự phát triển của
sự vật Nhưng đồng thời, tri thức triết học vì thế cũng rất khó nhận thức, khó lĩnhhội, nhất là đối với người Việt Nam quen tư duy cụ thể, cảm tính Hơn nữa, triếthọc là môn khoa học lý thuyết, chứ không phải môn khoa học ứng dụng Vì vậy,môn học này thiên về những kiến thức hàn lâm nên rất khó cho việc sơ đồ hoá bàigiảng một cách máy móc Bên cạnh đó, môn triết học có chức năng cơ bản là trang
bị thế giới quan và phương pháp luận cho người học Vì thế, việc dạy học triết họcMác - Lênin phải đạt được mục đích là giúp người học xác lập cho mình thế giới
Trang 31quan và phương pháp luận khoa học cả trong nhận thức lẫn hoạt động thực tiễn Đểđạt được mục đích này quả là không đơn giản Với những đặc thù đó của môn triếthọc Mác - Lênin, đòi hỏi người GV phải tìm tòi cách thể hiện một bài giảng có hiệuquả phù hợp với môn học.
Thứ ba, căn cứ vào điều kiện và phương tiện dạy học của nhà trường: chất
lượng học tập của SV chịu sự chi phối của các điều kiện và phương tiện dạy họctrong nhà trường như điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ dạy học Đặcbiệt, PPDH ở Đại học, Cao đẳng ngày càng gắn liền với các thiết bị và phương tiệndạy học hiện đại như: cassete, phòng nghe băng, phòng chiếu vedeo, phòng máy vitính, máy chiếu qua đầu, máy chiếu đa năng… Hiệu quả học tập của SV được nânglên rất nhiều nhờ vào sự hỗ trợ của các phương tiện dạy học hiện đại này Do vậy,
GV giảng dạy môn triết học Mác - Lênin có thể sử dụng các phương tiện, thiết bịdạy học hiện đại với mục đích: kích thích sự hứng thú học tập của SV, giảm bớtnhững công việc đơn điệu và nhàm chán trên lớp của GV và SV, kích thích sự giacông tài liệu học tập cho SV, dành được nhiều thời gian cho SV thảo luận ngay tạilớp… Như vậy, biết sử dụng và phát huy những ưu điểm của các điều kiện vàphương tiện dạy học hiện đại sẽ phát huy tính tích cực học tập của SV, góp phầnlàm cho quá trình học tập môn triết học Mác - Lênin đạt hiệu quả tối ưu
Thứ tư, căn cứ vào thực trạng dạy học môn triết học Mác - Lênin: trong thực
tế, việc giảng dạy môn triết học Mác - Lênin ở các trường Đại học, Cao đẳng, donhiều nguyên nhân khác nhau, hầu như GV chủ yếu sử dụng PPDH truyền thống,quen thuộc Nếu có cải tiến, đổi mới PPDH ở mức độ nhất định nhưng vẫn mangtính áp đặt, giáo điều nên cứng nhắc, thiếu biện chứng Hiện nay, vẫn phổ biến cáchdạy như sau: nêu nguyên lý, quy luật rồi giải thích, chứng minh các quy luật đóbằng dẫn chứng trong sách vở hoặc thực tiễn và cho rằng quy luật đó là đúng Cáchdạy này nhiều khi rơi vào tình trạng trích dẫn kinh điển, trích dẫn các Nghị quyết,Văn kiện của Đảng để minh hoạ cho nội dung bài giảng, khiến người học dườngnhư phải chấp nhận kiến thức một cách bắt buộc mà sức thuyết phục của một trithức là ở tính khoa học và thực tiễn của nó, chứ không phải áp đặt, gò nén Vớicách dạy chủ yếu chỉ chú ý đến việc truyền đạt thông tin đã làm cho người học tiếp
Trang 32thu một cách thụ động, một chiều Vì thế, không phát huy được tính tích cực, chủđộng, sáng tạo của SV Người học chưa thể hiện được vai trò của chủ thể nhậnthức, chưa làm chủ được kiến thức của mình trong việc vận dụng vào giải quyết cácvấn đề cụ thể đặt ra trong thực tiễn Sau các kỳ thi, phần lớn các kiến thức đã rơirụng, ít đọng lại Các tri thức từ môn học chưa chuyển hoá thành kiến thức củachính người học, chưa thực hiện được chức năng trang bị tri thức khoa học lý luận,chưa tạo niềm tin và định hướng chính trị cho người học Như vậy, nhiệm vụ dạyhọc triết học Mác - Lênin được coi là chưa thành công Để khắc phục những hạnchế từ thực trạng giảng dạy và học tập môn triết học Mác - Lênin nhằm nâng caochất lượng bộ môn cần phải có những bước đi và biện pháp phù hợp với khả năngtiếp cận của chủ thể SV.
Để phát huy tính tích cực học tập có thể sử dụng nhiều biện pháp khác nhau
Từ thời cổ đại, các nhà sư phạm tiền bối như Khổng Tử, Aristot… đãnói lên nhiều biện pháp phát huy tính tích cực nhận thức J.A Komenxki nhà
sư phạm lỗi lạc của thế kỷ 17 đã đưa ra những biện pháp dạy học bắt học
sinh phải tìm tòi, suy nghĩ để tự nắm được bản chất của sự vật, hiện tượng.
J.J Rutxô cũng cho rằng phải hướng học sinh tích cực tự giành kiến thứcbằng cách tìm hiểu, khám phá và sáng tạo A.Distecvec thì cho rằng ngườigiáo viên tồi là người cung cấp cho học sinh chân lý, người giáo viên giỏi làngười dạy cho họ tìm ra chân lý K.D.Usinxki nhấn mạnh tầm quan trọng củaviệc điều khiển, dẫn dắt học sinh của các thầy giáo [37, tr.274]
Trong thế kỷ XX, các nhà giáo dục Đông, Tây, đều tìm kiếm con đường tíchcực hoá hoạt động dạy học Ở Việt Nam, các nhà lý luận dạy học cũng đã viếtnhiều về tính tích cực nhận thức như GS Hà Thế Ngữ, GS Nguyễn Ngọc Quang,
GS Đặng Vũ Hoạt, GS Trần Bá Hoành… Gần đây, tư tưởng dạy học tích cực đã là
một chủ trương quan trọng của ngành Giáo dục - Đào tạo nước ta, đã được giớithiệu rộng rãi trên các báo và tạp chí khoa học chuyên ngành
Các biện pháp nâng cao tính tích cực nhận thức của học sinh được phản ánhtrong các công trình xưa và nay, theo Thái Duy Tuyên có thể tóm tắt như sau:
Trang 331 Nói lên ý nghĩa lý thuyết và thực tiễn, tầm quan trọng của vấn đềnghiên cứu.
2 Nội dung dạy học phải mới, nhưng cái mới ở đây không phải quá xa
lạ với học sinh, cái mới phải liên hệ và phát triển cái cũ Kiến thức phải cótính thực tiễn, gần gũi với sinh hoạt, với suy nghĩ hàng ngày, thoả mãn nhucầu nhận thức của các em
3 Phải dùng các phương pháp dạy học đa dạng: nêu vấn đề, thínghiệm, thực hành, so sánh, làm việc độc lập và phối hợp chúng với nhau.Kiến thức phải được trình bày trong dạng động, phát triển và mâu thuẫn vớinhau
4 Sử dụng các phương tiện dạy học có tác dụng tốt trong việc kíchthích hứng thú của học sinh
5 Sử dụng các hình thức tổ chức dạy học khác nhau: cá nhân, nhóm,tập thể, tham quan…
6 Luyện tập dưới các hình thức khác, vận dụng kiến thức vào thựctiễn, vào các tình huống mới… [37, tr.275]
Dạy học triết học Mác - Lênin theo tinh thần đổi mới cũng cần thiết phải sửdụng tất cả các biện pháp phát huy tính tích cực nhận thức của người học như: thểhiện được tính thiết thực, mới mẻ của tri thức; thoả mãn nhu cầu nhận thức củangười học; sử dụng các PPDH đa dạng và các phương tiện dạy học có tác dụngkích thích hứng thú học tập của người học; sử dụng các hình thức tổ chức dạy họckhác nhau, phong phú, đa dạng; tổ chức cho người học luyện tập, thực hành dướicác hình thức khác… , đặc biệt là sử dụng các PPDH đa dạng và phối hợp chúngvới nhau Tuy nhiên, thực hiện dạy và học tích cực không có nghĩa là gạt bỏ cácPPDH truyền thống Đổi mới PPDH cần kế thừa, phát triển những mặt tích cựctrong hệ thống PPDH đã quen thuộc, đồng thời phải học hỏi, vận dụng một sốPPDH mới, phù hợp với hoàn cảnh, điều kiện dạy và học ở nước ta, phù hợp đặcđiểm của từng cấp học và đặc thù của từng môn học nhằm phát huy tính tích cựccủa người học
Trang 34và đòi hỏi của người học trong điều kiện mới Vì vậy, đổi mới giáo dục - đào tạonói chung, đổi mới PPDH triết học Mác - Lênin nói riêng là yêu cầu khách quan,cấp thiết trong tình hình hiện nay.
Đổi mới PPDH cần phải có định hướng đúng đắn nhằm đem lại hiệu quả cao.Định hướng đổi mới PPDH được đề cập hầu hết trong các Văn kiện của Đảng từsau Đại hội VI, đặc biệt là trong Nghị quyết Trung ương 2 khoá VIII Trong đó,định hướng cơ bản về đổi mới PPDH được xác định là: phát huy tính tích cực, tựgiác, chủ động, sáng tạo của người học, với tư tưởng cốt lõi là hướng tới hoạt độnghọc tập chủ động, chống lại thói quen học tập thụ động
Dạy học triết học Mác - Lênin cần phải được đổi mới theo định hướng trênđây nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả dạy học, đáp ứng yêu cầu đào tạo nguồnnhân lực cho thời kỳ đổi mới, CNH, HĐH đất nước và hội nhập quốc tế
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG DẠY HỌC TRIẾT HỌC MÁC – LÊNIN Ở TRƯỜNG CAO
ĐẲNG SƯ PHẠM NGHỆ AN HIỆN NAY
2.1 Vài nét về đặc điểm, tình hình chung của Trường Cao đẳng Sư phạm Nghệ An hiện nay
Trường CĐSP Nghệ An hiện nay là sự sáp nhập của nhiều trường sư phạm ởNghệ An trước đây Trải qua gần 50 năm xây dựng và phát triển, tập thể cán bộ,
GV, công nhân viên, và học sinh, SV của trường từ thế hệ này đến thế hệ khác đã
Trang 35không ngừng phấn đấu, vượt qua mọi khó khăn, gian khổ, vươn lên hoàn thành tốtmọi nhiệm vụ được giao, viết nên những trang sử rất đáng tự hào của nhà trường.
Hiện nay, trường có cơ sở vật chất tương đối khang trang, có khoảng trên
3000 sinh viên hệ chính quy, có đội ngũ cán bộ, GV đông về số lượng (gần 400 cán
bộ công chức), tương đối đồng đều về chất lượng đào tạo (Tiến sỹ: 11; Thạc sỹ: 97;còn lại là đại học chính quy) Đội ngũ GV các môn Mác - Lênin, tư tưởng Hồ ChíMinh là 23 người, trong đó có 6 GV trình độ thạc sỹ, 4 GV đang học cao học và 13
GV trình độ đại học Tuy vậy, đây cũng là một đội ngũ không đồng đều về độ tuổi
Có 1/3 số GV trung, cao tuổi, còn lại là những GV còn rất trẻ về tuổi đời và tuổinghề Trong đó, GV giảng dạy môn triết học Mác - Lênin là 10 người Đây là tổchuyên môn có số GV trình độ thạc sỹ nhiều nhất bộ môn Mác - Lênin (chiếm 4/6người)
Trường CĐSP Nghệ An có nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giáo viêncho các trường từ Mầm non, Tiểu học đến Trung học cơ sở, góp phần quan trọngvào sự nghiệp phát triển giáo dục - đào tạo của tỉnh nhà Trong điều kiện kinh tế -
xã hội của một tỉnh còn nhiều khó khăn, cộng với những biến động của tình hìnhthế giới và trong nước, tác động của cơ chế thị trường, nhưng nhà trường đã vàđang phấn đấu vươn lên xây dựng trường thành một trung tâm sư phạm lớn, có chấtlượng, đáp ứng yêu cầu đào tạo, bồi dưỡng giáo viên, cán bộ và nhân viên phục vụcác trường học từ Mầm non, đến Trung học cơ sở của tỉnh Nghệ An; đồng thờitừng bước mở rộng ngành nghề đào tạo để vừa đáp ứng nhiệm vụ chủ yếu là đàotạo, bồi dưỡng giáo viên của thời kỳ đổi mới, vừa đào tạo được một số ngành nghềngoài sư phạm đáp ứng nhu cầu mới mà sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội tỉnhnhà đặt ra
Để thực hiện mục tiêu đó, những năm qua trường đã đẩy mạnh các hoạt độngchuyên môn, nghiên cứu khoa học - những hoạt động trọng tâm của nhà trường.Thực hiện chủ trương đổi mới của Đảng và nhà nước, của ngành giáo dục - đào tạo,trường đã đổi mới mạnh mẽ các hoạt động dạy học, nghiên cứu khoa học Đặc biệt,với chỉ thị 15/1999/CT-BGD&ĐT ngày 20/4/1999 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục -
Trang 36Đào tạo về việc đẩy mạnh hoạt động đổi mới phương pháp giảng dạy và học tập trong các trường sư phạm, trường đã tích cực xúc tiến, đẩy mạnh đổi mới PPDH
trong cả hoạt động chuyên môn và hoạt động nghiên cứu khoa học Trong chuyênmôn, Trường có những chủ trương, biện pháp khuyến khích, động viên GV trựctiếp đứng lớp thực hiện soạn giáo án và lên lớp theo tinh thần đổi mới PPDH Chủtrương đó đã được đông đảo GV ở tất cả các khoa, tổ chuyên môn trực thuộc hưởngứng tích cực, tạo nên phong trào thi đua học hỏi lẫn nhau giữa các GV, góp phầncải thiện chất lượng giờ lên lớp, tạo những chuyển biến tích cực trong dạy và học.Nhiệm vụ nghiên cứu khoa học của cán bộ, GV những năm qua được chỉ đạo tậptrung vào các mảng, các đề tài về đổi mới PPDH ở trường sư phạm gắn với chươngtrình sách giáo khoa mới ở phổ thông, về đổi mới PPDH ở tất cả các bộ môn khoahọc Đặc biệt trường đã tổ chức thành công hội thảo khoa học liên trường ĐHSP,
CĐSP với chủ đề: Đổi mới PPDH ở trường CĐSP theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và năng lực tự học của học sinh, SV gắn với việc triển khai thực hiện chương trình và sách giáo khoa mới ở trường Trung học cơ sở và trường tiểu học Ngoài ra, trường còn ra các thông báo khoa học định kỳ, đăng tải các vấn
đề nghiên cứu, các bài viết, sáng kiến kinh nghiệm của cán bộ, GV về đổi mớiPPDH
Tuy nhiên, việc đổi mới PPDH ở Trường CĐSP Nghệ An bước đầu còn gặpkhông ít những khó khăn, vướng mắc, và cả những bỡ ngỡ, băn khoăn, lúng túng.Nhìn chung, những bài soạn, những giờ lên lớp theo hướng đổi mới PPDH cònchưa nhiều Tình trạng chung, phổ biến ở hầu hết các môn học, trong đó có môntriết học Mác - Lênin vẫn giảng dạy theo phương pháp thuyết trình độc thoại - thầygiảng, trò ghi Thi thoảng, có những GV, những giờ lên lớp sử dụng phương tiệndạy học hiên đại, nhưng hiệu quả chưa cao Điều đó đã tác động đến phương pháphọc của SV Đa số SV cũng rơi vào tình trạng học tập thụ động, chưa tích cực, tựgiác, sáng tạo trong hoạt động học để tự chiếm lĩnh tri thức, kỹ năng nghề nghiệp
Do đó, có thể nói, hiệu quả dạy học còn thấp, ảnh hưởng đến chất lượng đào tạocủa nhà trường
Trang 37Dạy học triết học Mác - Lênin không nằm ngoài tình trạng chung nêu trên.Chúng ta có thể thấy rõ điều đó qua khảo sát thực trạng dạy học triết học Mác -Lênin ở Trường CĐSP Nghệ An hiện nay
2.2 Thực trạng dạy học triết học Mác - Lênin ở Trường Cao đẳng Sư phạm Nghệ An
2.2.1 Thực trạng giảng dạy môn triết học Mác - Lênin ở Trường Cao đẳng Sư phạm Nghệ An
Tìm hiểu thực trạng về PPDH môn triết học Mác - Lênin, chúng tôi đặt ra hệthống phiếu điều tra SV năm thứ nhất Trường CĐSP Nghệ An với 270 SV đượchỏi Nhìn chung, SV cho rằng, các GV đều có tinh thần, trách nhiệm cao tronggiảng dạy, trong giáo dục tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống cho SV sư phạm.Điều này được chúng tôi khẳng định qua kết quả điều tra ý kiến nhận xét của SV vềtinh thần, trách nhiệm của GV bộ môn triết học (Xem bảng 2.1)
Bảng 2.1: Đánh giá của sinh viên về tinh thần, trách nhiệm của giảng
viên
TT Đánh giá về tinh thần, trách nhiệm của GV Tỉ lệ %
Kết quả ở bảng trên cho thấy, có tới 77,4% SV đánh giá cao sự nhiệt tìnhgiảng dạy, lòng yêu nghề của đội ngũ GV môn triết học Có thể nói, đây là một ưuđiểm cần được phát huy, nhất là trong điều kiện của cơ chế thị trường hiện nay.Chính vì vậy, phần lớn GV môn triết học rất tận tâm với nghề, tận tình hướng dẫn
SV trong học tập và sử dụng tối đa thời gian lên lớp (76,3%) Có thể nói, đây làmột trong những điều kiện quan trọng để GV Mác - Lênin nói chung, GV môn triếthọc nói riêng phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ, mục tiêu môn học
Tuy nhiên, chỉ với lòng nhiệt tình, tận tâm không thôi thì chưa đủ, người GVcòn phải có những năng lực nhất định trong giảng dạy Đó là năng lực về chuyên
Trang 38môn, nghiệp vụ sư phạm GV giảng dạy môn triết học, ngoài việc có những hiểubiết, những tri thức sâu, rộng về môn học, về thực tiễn đời sống xã hội, còn phải cónhững khả năng sư phạm nhất định để có thể chuyển tải được tri thức môn học đếnvới người học một cách tốt nhất Các GV môn triết học của trường về cơ bản lànhiệt tình trong giảng dạy, vững về chuyên môn, nhưng trong thực tế chất lượngdạy học triết học vẫn chưa cao, nếu không muốn nói là mục tiêu môn học chưa đạt
cả về truyền thụ tri thức, rèn luyện kỹ năng, giáo dục thái độ Điều đó liên quantrực tiếp đến khả năng truyền thụ kiến thức, đến việc sử dụng PPDH của GV đạthiệu quả chưa cao (xem bảng 2.2)
Bảng 2.2: ánh giá c a sinh viên v truy n th ki n th c c a gi ng viênĐánh giá của sinh viên về truyền thụ kiến thức của giảng viên ủa sinh viên về truyền thụ kiến thức của giảng viên ề truyền thụ kiến thức của giảng viên ề truyền thụ kiến thức của giảng viên ụ kiến thức của giảng viên ến thức của giảng viên ức của giảng viên ủa sinh viên về truyền thụ kiến thức của giảng viên ảng viên
TT Đánh giá về truyền thụ kiến thức của GV Tỉ lệ %
Trong quá trình giảng dạy triết học - với đặc thù là môn học lý luận, trừutượng cao, nhưng các GV bộ môn đã cố gắng truyền thụ một cách tốt nhất để SV cóthể hiểu bài và học tập tốt Nhưng đa số GV mới dừng lại ở mức truyền thụ đầy đủ,
cơ bản, hệ thống tri thức môn học (91,4%) Đây là yêu cầu cơ bản, đầu tiên củangười GV khi lên lớp, nhưng chưa đủ, mà điều quan trọng hơn là phải biết giúp SV
mở rộng, nâng cao kiến thức, liên hệ lý thuyết với thực tiễn đời sống xã hội sinhđộng Nhưng thực tế GV bộ môn triết học chủ yếu là giảng lý thuyết, ít liên hệ vớithực tiễn Trong số các SV được hỏi thì 86% SV cho rằng GV giảng chủ yếu lýthuyết và chỉ có 36,6% SV cho rằng GV trong khi giảng có liên hệ lý thuyết vớithực tiễn đời sống xã hội Điều này đã làm cho tính chất trừu tượng, khô khan, kémsinh động của môn học tăng thêm và làm giảm hứng thú của người hoc Ngoài ra,
có rất ít SV (chỉ chiếm 22,5%) cho rằng GV trong giảng dạy triết học có mở rộng,nâng cao kiến thức triết học cho SV Một số GV còn ngụy biện rằng, với khốilượng tri thức cần truyền tải đến người học đã quá nặng, quá khó và với đối tượng
SV cao đẳng không lấy gì làm xuất sắc thì việc mở rộng, nâng cao là điều giống
Trang 39như không tưởng Đây quả là một việc rất khó đối với cả người học và người dạy.Vậy, nếu có sự cải tiến, đổi mới PPDH triết học thì điều này có thể thực hiện đượckhông? (xem bảng 2.3).
Bảng 2.3: ánh giá c a sinh viên v m c Đánh giá của sinh viên về truyền thụ kiến thức của giảng viên ủa sinh viên về truyền thụ kiến thức của giảng viên ề truyền thụ kiến thức của giảng viên ức của giảng viên độ vận dụng các phương pháp dạy học ận dụng các phương pháp dạy học v n d ng các ph ụ kiến thức của giảng viên ương pháp dạy học ng pháp d y h c ạy học ọc
c a gi ng viên ủa sinh viên về truyền thụ kiến thức của giảng viên ảng viên
TT Các phương pháp
giảng dạy cụ thể
Mức độ vận dụng (%) Thường xuyên Thỉnh thoảng Không bao giờ
sử dụng phương pháp thuyết trình, diễn giảng là chính Trong khi đó mức độthường xuyên đối với phương pháp hoạt động nhóm và phương pháp nêu vấn đề là0% Đối với phương pháp vấn đáp, mức độ sử dụng thường xuyên được SV lựachọn là 17,5% và phương pháp trực quan là 7% Kết quả này cho thấy, hầu hết GVvẫn có thói quen lựa chọn, sử dụng các phương pháp dạy học truyền thống là chính,
mà chưa có được những cải tiến mạnh mẽ để đổi mới PPDH Chúng ta có thểkhẳng định thêm điều đó khi bảng kết quả cho thấy mức độ thỉnh thoảng và khôngbao giờ được vận dụng ở các phương pháp vấn đáp, trực quan, nêu vấn đề, hoạtđộng nhóm còn chiếm tỷ lệ rất cao Cụ thể, ý kiến của SV cho biết GV thỉnh thoảngmới sử dụng phương pháp vấn đáp là 62,5%, phương pháp nêu vấn đề là 63%,phương pháp hoạt động nhóm là 68% và phương pháp trực quan là 41,4% Đặcbiệt, việc GV không bao giờ sử dụng các phương pháp khác ngoài phương phápthuyết trình cũng chiếm một tỷ lệ rất cao trong ý kiến nhận xét của SV Có tới 20%
số SV được hỏi cho rằng GV không bao giờ sử dụng phương pháp vấn đáp trongdạy học triết học Mác - Lênin, 32% với phương pháp hoạt động nhóm, 37% với
Trang 40phương pháp nêu vấn đề và 51,6% với phương pháp trực quan Cũng theo kết quảđiều tra ở bảng trên, có 23,8% số SV được hỏi cho rằng GV có sử dụng các phươngpháp giảng dạy khác để truyền đạt kiến thức môn học đến SV Đó có thể là sự kếthợp một vài phương pháp giảng dạy nêu trên hoặc có thể là việc sử dụng mộtphương pháp giảng dạy khác ngoài những phương pháp mà phiếu điều tra nêu ra.
Nhìn chung, kết quả điều tra SV về PPDH triết học của GV cho thấy, dù đã
có sự khởi động, dù đã có cố gắng, nhưng việc đổi mới PPDH triết học vẫn chưađược là bao Bởi đa số GV, đa số các giờ lên lớp vẫn sử dụng phương pháp thuyếttrình một chiều là chính Việc sử dụng các phương pháp khác trong dạy học triếthọc vẫn chỉ dừng lại ở một vài phương pháp quen thuộc, trong đó phổ biến hơn cả
là phương pháp vấn đáp Tuy nhiên, việc vận dụng những phương pháp này còn ởmức độ thỉnh thoảng mà chưa thường xuyên Đặc biệt, việc kết hợp các PPDH khácnhau trong một bài giảng triết học lại càng hiếm hoi Kết quả này càng được khẳngđịnh khi chúng tôi trao đổi, trò chuyện với các GV trong tổ bộ môn Hầu hết các
GV bộ môn đều cho rằng việc sử dụng phương pháp thuyết trình trong dạy học triếthọc gần như đã trở thành thói quen đối với họ, do đó để thay đổi quả là một việckhông dễ và không phải là việc một sớm, một chiều Hơn nữa, việc áp dụng nhữngPPDH hiện đại, sử dụng những phương tiện dạy học hiện đại đối với họ, vừa chưasẵn sàng, vừa có những khó khăn nhất định, nhất là đối với những giáo viên nhiềutuổi Thậm chí, có những GV còn cho rằng, dạy các môn lý luận nói chung, môntriết học nói riêng, phương pháp tốt nhất, hiệu quả nhất vẫn là phương pháp thuyếttrình, nếu anh có khả năng thuyết trình tốt
Như vậy, qua kết quả điều tra đối với SV và qua tìm hiểu đối với GV, có thểthấy phương pháp thuyết trình vẫn là phương pháp được sử dụng khá phổ biếntrong dạy học triết học Mác - Lênin ở Trường CĐSP Nghệ An
Nếu như về đổi mới PPDH đã phần nào được khởi động, được xúc tiến ởTrường CĐSP Nghệ An, tuy kết quả chưa cao, thì có thể nói việc đổi mới hình thứckiểm tra, đánh giá còn chưa được đánh thức trong thực tế Bởi, đã có một số bàiviết, trao đổi xung quanh vấn đề này, nhưng trong thực tế hình thức kiểm tra, đánhgiá kết quả học tập của SV ở môn triết học chưa có gì là đổi mới (xem bảng 2.4)