1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

Dạy học tương tác với ActivInspire

95 1,1K 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 95
Dung lượng 2,12 MB

Nội dung

Lý luận dạy học tương tác và sử dụng bộ phần mềm ActivInpire cùng các thiết bị kèm theo

1 LỜI CẢM ƠN Em xin gửi lời cảm ơn đến các thầy giáo, cô giáo trong khoa Công nghệ thông tin, trường Đại học Sư phạm Hà Nội đã tạo mọi điều kiện thuận lợi, giúp đỡ em trong suốt quá trình học tập. Em xin chân thành cảm ơn tới ThS. Kiều Phương Thùy – giảng viên khoa Công nghệ thông tin, TS. Trần Doãn Vinh – tổ trưởng tổ bộ môn Phương pháp giảng dạy Tin học – khoa Công nghệ thông tin, TS. Nguyễn Mạnh Hưởng – giảng viên khoa Lịch sử, ThS. Vũ Thái Giang – giảng viên khoa Công nghệ thông tin, trường Đại học Sư phạm Hà Nội đã tận tâm, nhiệt tình hướng dẫn em trong suốt quá trình thực hiện khóa luận này. Em xin bày tỏ lòng lòng biết ơn đến gia đình, bạn bè đã luôn động viên, khích lệ, giúp đỡ em hoàn thành khóa luận tốt nghiệp. Trong quá trình thực hiện đề tài, do điều kiện, năng lực và thời gian nghiên cứu còn hạn chế, khóa luận không tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận được sự góp ý, bổ sung của thầy cô và các bạn để khóa luận được hoàn thiện hơn. Em xin trân trọng cảm ơn! Hà Nội, tháng 05 năm 2011 Sinh viên Nguyễn Thị Huệ 2 MỤC LỤC MỤC LỤC 2 PHỤ LỤC HÌNH 4 PHỤ LỤC BẢNG . 6 MỞ ĐẦU . 7 1. Lí do chọn đề tài 7 2. Định hướng nghiên cứu . 9 2.1. Mục đích nghiên cứu . 9 2.2. Đối tượng nghiên cứu 9 2.3. Phạm vi nghiên cứu . 9 2.4. Nhiệm vụ nghiên cứu 10 2.5. Phương pháp nghiên cứu . 10 2.6. Những đóng góp của khóa luận . 11 2.7. Cấu trúc của khóa luận 11 NỘI DUNG . 12 Chương 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 12 1. Lí luận dạy học 12 2. Phần mềm dạy học . 15 2.1. Khái niệm phần mềm . 15 2.2. Đặc điểm của phần mềm . 16 2.3. Khái niệm và đặc điểm phần mềm dạy học . 17 2.4. Một số công cụ thiết kế phần mềm dạy học 20 3. Dạy học tương tác 21 Chương 2. TÌM HIỂU PHẦN MỀM ACTIVINSPIRE . 25 1. Khái quát chung . 25 2. Hướng dẫn sử dụng phần mềm ActivInspire_Studio 32 2.1. Cài đặt phần mềm 32 2.2. Mở phần mềm và cách thực hiện một số thao tác cơ bản . 32 2.3. Hộp công cụ chính (Main Toolbox) 35 2.3.1. Tùy biến hộp công cụ . 36 2.3.2. Tìm hiểu một số công cụ hay trong menu Công cụ (Menu Tool): 38 3 2.4. Các trình duyệt trong ActivInspire_Studio . 39 2.4.1. Trình duyệt trang (Page Browser) – : 40 2.4.2. Trình duyệt tài nguyên (Resource Browser) - 41 2.4.3. Trình duyệt đối tượng (Object Browser) – 42 2.4.4. Trình duyệt ghi chú (Note Browser) – . 43 2.4.5. Trình duyệt thuộc tính (Property Browser) – 44 2.4.6. Trình duyệt thao tác (Action Browser) - : . 47 2.4.7. Trình duyệt biểu quyết (Voting Browser) – 51 2.5. Một số kĩ năng nâng cao trong ActivInspire_Studio . 51 2.5.1. Làm kính lúp nhìn thấu qua 1 lớp . 51 2.5.2. Thay đổi giá trị văn bản . 52 2.5.3. Giới hạn đường di chuyển cho một đối tượng 53 2.5.4. Làm thùng chứa. 54 2.5.5. Tạo liên kết 57 3. Hạn chế khi sử dụng phần mềm ActivInspire . 58 Chương 3. ỨNG DỤNG CỦA ACTIVINSPIRE VÀO THIẾT KẾ BÀI GIẢNG MÔN “QUẢN LÝ HỆ THỐNG MÁY TÍNH”. 60 1. Mục đích thiết kế ứng dụng . 60 2. Giới thiệu ứng dụng . 60 3. Thiết kế ứng dụng 67 Chương 4. KẾT QUẢ THỰC NGHIỆM CỦA ĐỀ TÀI 79 1. Thuận lợi 79 2. Khó khăn 80 3. Kết quả thực nghiệm 80 KẾT LUẬN CHUNG 88 1. Kết luận chung . 88 2. Đánh giá và hướng phát triển 90 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO . 94 1. Sách, luận văn, tạp chí . 94 2. Các trang Web . 94 4 PHỤ LỤC HÌNH Hình 1. Mối quan hệ giữa người học, người dạy và môi trường dạy học theo hoạt động sư phạm tương tác. 24 Hình 2. Hình ảnh hệ thống các thiết bị cho một lớp học tương tác . 29 Hình 3. Bảng điều khiển ActivInspire . 33 Hình 4. Giao diện ban đầu của bảng lật (Flipchart) 34 Hình 5. Các biểu tượng đầu tiên trên thanh công cụ . 35 Hình 6. Hộp công cụ chính và ý nghĩa của các công cụ 36 Hình 7. Hộp hiệu chỉnh hiển thị cho hộp công cụ chính . 37 Hình 8. Thanh menu trình duyệt 39 Hình 9. Menu Popup tại mỗi góc phải phía trên của trang 40 Hình 10. Hình ảnh khi mở Trình duyệt tài nguyên . 41 Hình 11. Hình ảnh cho giao diện của Trình duyệt đối tượng 42 Hình 12. Hình ảnh của Trình duyệt Ghi chú . 44 Hình 13. Trình duyệt thuộc tính cho mỗi đối tượng trong trang bảng lật. . 44 Hình 14. Trình duyệt thuộc tính cho mỗi trang bảng lật. 44 Hình 15. Khung thuộc tính của Nhãn (Label) . 45 Hình 16. Khung thuộc tính của Thùng chứa . 46 Hình 17. Đối tượng “Bàn phím màn hình” trong trang bảng lật . 48 Hình 18. Hình ảnh Bàn phím màn hình khi kích chuột vào đối tượng “Bàn phím màn hình” trong trang bảng lật 48 Hình 19. Tạo thao tác chuyển trang cho đối tượng mũi tên trên trang bảng lật 49 Hình 20. Thực hiện các thao tác trên đối tượng trong trang bảng lật 50 5 Hình 21. Ví dụ thao tác Kéo và Thả trong Trình duyệt Thao tác 51 Hình 22. Tạo hiệu ứng Ẩn/Hiện cho đối tượng trên trang bảng lật 53 Hình 23. Trình duyệt thuộc tính với tập thuộc tính “Bộ hạn chế” cho đối tượng (mũi tên màu hồng nhạt) trên trang bảng lật. . 54 Hình 24. Các đối tượng trong trang bảng lật . 55 Hình 25. Tạo hiệu ứng Thùng chứa cho đối tượng hình ngôi sao . 55 Hình 26. Chọn đối tượng trong trang bảng lật 56 Hình 27. Bộ hiệu chỉnh Từ khóa . 56 Hình 28. Chọn thuộc tính Thùng chứa cho đối tượng văn bản Ngôi sao 57 Hình 29. Tạo đối tượng “Liên kết đến 1 đoạn video” trong trang bảng lật . 57 Hình 30. Giao diện của hộp thoại khi ta chọn Chèn tệp tin 58 Hình 31. Tạo chú thích cho từng chi tiết trên mainboard. . 68 Hình 32. Tạo các hình đè lên từng chi tiết trong mainboard để làm hiệu ứng. . 69 Hình 33. Đưa biểu tượng từ Trình duyệt tài nguyên sang trang bảng lật 70 Hình 34. Giao diện trong quá trình thiết kế của trang bảng lật 5. . 71 Hình 35. Hộp thoại Chèn tệp tin 72 Hình 36. Giao diện trong quá trình thiết kế của trang bảng lật 26 73 Hình 37. Hình ảnh của Trình duyệt thuộc tính cho đối tượng hình chữ nhật chứa văn bản “Đĩa cứng – kết nối SATA”. . 74 Hình 38. Hình ảnh của Trình duyệt thuộc tính cho đối tượng văn bản “Đĩa cứng – kết nối SATA”. 74 Hình 39. Nhóm câu hỏi 1 và các đáp án của nó (Grouped) 76 Hình 40. Giao diện sau khi thiết kế xong trang bảng lật . 77 Hình 41. Phần đầu và đoạn văn bản hướng dẫn của trang bảng lật 29 . 78 Hình 42. Giao diện trang bảng lật 29. . 78 6 PHỤ LỤC BẢNG Bảng 1. Hệ thống các thiết bị trong một lớp học ActivClassroom . 32 Bảng 2. Các chi tiết trong giao diện của bảng lật (Hình 4) . 34 Bảng 3. Phiếu đánh giá thực nghiệm sư phạm 82 Bảng 4. Tổng hợp kết quả thực nghiệm sư phạm với các câu hỏi đánh giá. . 85 Bảng 5. Bảng đánh giá phần mềm theo các đáp án trong các câu hỏi từ 1 đến 7 . 86 7 MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Đất nước ta đang bước vào thời kỳ đổi mới, thời kỳ công nghiệp hóa – hiện đại hóa. Tất cả các ngành nghề, các lĩnh vực đều có những bước thay đổi đáng kể. Trong đó giáo dục đã có các bước đổi mới mạnh mẽ về mọi mặt nhằm đào tạo ra những con người có đủ kiến thức, năng lực, trí tuệ và phẩm chất đạo đức trong xã hội mới, đáp ứng được yêu cầu của công nghệ và nền kinh tế tri thức. Hội nghị lần thứ 2 Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa VIII đã nêu ra: “Nhiệm vụ và mục tiêu cơ bản của giáo dục là nhằm xây dựng những con người có ý thức cộng đồng và phát huy tính tích cực của cá nhân, làm chủ tri thức khoa học và công nghệ hiện đại, có tư duy sáng tạo, có kĩ năng thực hành giỏi,…”. Để đạt được mục tiêu đã đề ra, Hội nghị cũng chỉ rõ: “…Đổi mới mạnh mẽ phương pháp Giáo dục – Đào tạo, khắc phục lối truyền thụ một chiều, rèn luyện thành nếp tư duy sáng tạo của người học. Từng bước áp dụng các phương pháp tiên tiến và hiện đại vào quá trình dạy học…”. Kho tàng tri thức là vô hạn, mỗi ngày lại có những thành tựu mới được phát minh. Do đó, dạy học theo phương pháp tiên tiến và hiện đại không chỉ là dạy cho học sinh nắm được kiến thức mà cần phải dạy cho học sinh cách tự lực chiếm lĩnh kiến thức, có tư duy sáng tạo và tích cực trong hoạt động nhận thức để phù hợp với yêu cầu của thời đại. Hiện nay, công nghệ thông tin và các ứng dụng của nó đang có những bước phát triển rất mạnh mẽ. Sự bùng nổ của Internet, sự phát triển mạnh mẽ của công nghiệp phần cứng và phần mềm cho phép chúng ta có thể ứng dụng rất nhiều khả năng của máy vi tính vào các lĩnh vực trong cuộc sống nói chung và trong giáo dục nói riêng. Một trong những sản phẩm của công nghệ thông tin giúp cho quá trình dạy học được diễn ra sinh động, và giúp cho học sinh lĩnh hội tri thức một cách tốt hơn đó là các phần mềm dạy học. Đã có rất nhiều các phần mềm dạy học được tạo ra, các phần mềm hỗ trợ cho việc dạyhọc ở tất cả các môn học được hiệu quả hơn. Bên cạnh đó việc dạy học của chúng ta cũng đã và đang có những đổi mới đáng kể về nội dung, hình thức và phương pháp giảng dạy. 8 Quá trình dạy học cần phải phù hợp với tiến trình nhận thức khoa học, học sinh có thể tham gia vào hoạt động tìm tòi sáng tạo giải quyết vấn đề. Trước hết quá trình này cần phải phù hợp với quy luật nhận thức; quy luật này được phản ánh trong công thức nổi tiếng của V.I.Lênin: “Từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng, từ tư duy trừu tượng đến thực tiễn, đó là con đường biện chứng của sự nhận thức chân lí, nhận thức hiện thực khách quan” [10]. Vai trò của các phương pháp dạy học truyền thống còn nhiều hạn chế, chưa đáp ứng được yêu cầu đặt ra. Các phần mềm hỗ trợ trong quá trình dạy học cũng đã khắc phục được phần nào những hạn chế đó. Nhằm giúp cho học sinh lĩnh hội tri thức một cách tốt nhất và giúp cho quá trình dạy học có hiệu quả hơn thì đã có rất nhiều các phương pháp dạy học được áp dụng vào quá trình giảng dạy như: phương pháp dạy học lấy người học làm trung tâm, phương pháp dạy học trong hoạt động và bằng hoạt động, phương pháp dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề, phương pháp dạy học tương tác,… Trong đó, phương pháp dạy học tương tác (hay còn gọi là sư phạm tương tác) là một phương pháp dạy học tương đối mới hiện nay, nó vẫn chưa được áp dụng nhiều vào quá trình dạy học trong các trường phổ thông cũng như các giảng đường đại học. Để có thể phát huy tốt phương pháp dạy học tương tác thì yếu tố công nghệ thông tin, các thiết bị công nghệ được sử dụng trong quá trình giảng dạy là không thể thiếu và một trong những phần mềm công cụ mới hỗ trợ cho rất tốt cho quá trình dạy học theo phương pháp tương tác đó là phần mềm ActivInspire - Đây là phần mềm soạn bài giảng nằm trong hệ thống dạyhọc tương tác (Digital Interative Classroom) của tập đoàn Giáo dục quốc tế Promethean (Vương quốc Anh). Nhằm giúp học sinh lĩnh hội tri thức một cách có căn cứ khoa học, phát huy tính tích cực trong hoạt động nhận thức và phân phối thời gian hợp lý thì việc sử dụng máy tính điện tử và phần mềm dạy học là rất cần thiết. Mỗi phương pháp dạy học không chỉ áp dụng riêng cho một môn học nào mà nó còn áp dụng cho nhiều bộ môn khác nhau. Học kì vừa rồi (học kì 1, năm thứ 4) em đã được học môn “Quản lí hệ thống máy tính” – bộ môn có trong chương trình đào tạo của khoa Công nghệ thông tin, trường Đại học Sư phạm Hà Nội. Trong quá trình học tập em nhận thấy đây là một môn hay và ứng dụng nhiều trong thực tế, nó 9 giúp ích rất nhiều cho những người học về tin học như chúng em. Do muốn tìm hiểu sâu hơn về hệ thống máy tính cũng như đề xuất được một phương pháp giảng dạy mới cho môn học này nên em đã chọn nội dung của môn “Quản lí hệ thống máy tính” để thiết kế cho ứng dụng của mình trên phần mềm soạn giảng ActivInspire. Với những lý do trên em đã lựa chọn nghiên cứu đề tài: “Tìm hiểu ActivInspire và ứng dụng thiết kế bài giảng môn ‘Quản lí hệ thống máy tính’ theo phương pháp dạy học tương tác”. 2. Định hướng nghiên cứu 2.1. Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu một phần mềm mới hỗ trợ cho việc dạy học của các bộ môn khi ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy. Phần mềm nổi bật hỗ trợ cho phương pháp dạy học tương tác. Góp phần nâng cao hiệu quả của quá trình dạy học bằng phương pháp dạy học tương tác thông qua việc sử dụng phần mềm ActivInspire. Thiết kế tiến trình bài giảng sơ lược cho môn “Quản lí hệ thống máy tính” theo phương pháp dạy học tương tác dựa trên việc ứng dụng phần mềm ActivInspire trong quá trình thiết kế bài giảng. 2.2. Đối tượng nghiên cứu Nghiên cứu hoạt động dạy và học, các phương pháp dạy học hiện nay được áp dụng nhiều của giáo viên và học sinh ở đại học, trung học phổ thông. Hoạt động dạy của giáo viên và hoạt động học của học sinh, sinh viên trong tiến trình dạy học nói chung và dạy học môn Quản lí hệ thống máy tính nói riêng. 2.3. Phạm vi nghiên cứu Nghiên cứu lí luận dạy học và quá trình dạy học. 10 Tìm hiểu thế nào là dạy học tương tác, các khái niệm liên quan (khái niệm tương tác, dạy học tương tác,…). Nghiên cứu cách sử dụng phần mềm ActivInspire và ứng dụng để thiết kế bài giảng trong một chương của bộ môn “Quản lí hệ thống máy tính”. Do bước đầu giới thiệu về phần mềm mới và phương pháp dạy học mới, nên nội dung bài giảng mẫu (ứng dụng) sẽ tổng hợp thêm các kiến thức bên ngoài, cập nhật những thay đổi và lấy nội dung của cuốn sách “Quản lí hệ thống máy tính” làm nền tảng. Việc ứng dụng ActivInspire để thiết kế bài giảng chỉ thiết kế cho Chương 1 trong cuốn sách, coi như là bản thảo đầu tiên (version 1). 2.4. Nhiệm vụ nghiên cứu Để đạt được mục đích nghiên cứu của đề tài em đã xác định những nhiệm vụ sau: - Nghiên cứu lí luận dạy học. - Nghiên cứu và tìm các bài giảng về phần cứng máy tính. - Học cách sử dụng phần mềm ActivInspire. - Nghiên cứu phương pháp dạy học tương tác đồng thời định hướng thiết kế bài giảng và trình bày các nội dung theo phương pháp dạy học tương tác như thế nào. 2.5. Phương pháp nghiên cứu - Nghiên cứu về lí luận dạy học, quá trình dạy học và vấn đề đổi mới phương pháp dạy học theo phương pháp dạy học tương tác. - Điều tra thực tiễn phương pháp dạy học ở các trường phổ thông. Vì khóa luận không chỉ bàn về phương pháp dạy học tương tác trong quá trình dạy học môn “Quản lí hệ thống máy tính” mà còn là tiền đề để trong tương lai có thể áp dụng phương pháp dạy học này vào bất cứ bài giảng nào trong các môn học khác. - Phương pháp thực nghiệm giáo dục. - Phương pháp thống kê toán học. . Kiều Phương Thùy – giảng viên khoa Công nghệ thông tin, TS. Trần Doãn Vinh – tổ trưởng tổ bộ môn Phương pháp giảng dạy Tin học – khoa Công nghệ thông tin,. Công nghệ thông tin, TS. Nguyễn Mạnh Hưởng – giảng viên khoa Lịch sử, ThS. Vũ Thái Giang – giảng viên khoa Công nghệ thông tin, trường Đại học Sư phạm Hà Nội

Ngày đăng: 27/12/2013, 10:42

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w