1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Con người sự khác biệt giữa triết học mác xít và triết học hiện sinh

76 1,2K 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 76
Dung lượng 428 KB

Nội dung

Chính vì những lý do trên, việc nghiên cứu đề tài "Con người - sự khác biệt giữa triết học mác-xít và triết học hiện sinh" có một ý nghĩa cực kỳ to lớn đối với việc đấu tranh chống mọi l

Trang 1

MỞ ĐẦU

1 TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI:

Con người vừa là sản phẩm tối cao của tự nhiên, song đồng thời nócũng là sản phẩm của lịch sử xã hội Con người sẽ luôn là hiện tượng đầyhấp dẫn đối với chính bản thân nó, bởi ở đó dung chứa biết bao điều bí ẩn

mà không một đối tượng nghiên cứu nào phức tạp và bí ẩn hơn thế

Con người - một vấn đề muôn thuở, một đề tài cũ nhưng luôn mới,một đề tài nghiên cứu của nhiều ngành khoa học mà như Mác đã dự báo:Trong tương lai, mọi khoa học đều gặp nhau ở một khoa học cao nhất đó làkhoa học về con người Càng tiến về phía trước bao nhiêu trong việc chinhphục giới tự nhiên, con người càng cảm thấy sự nghèo nàn, thiếu hụt, hờihợt của mình bấy nhiêu trong việc nhận thức, tìm hiểu khám phá bản thânmình Lấy con người làm mục đích tự thân của sự phát triển xã hội đang làvấn đề nóng hổi của thời đại, là miếng đất náo nhiệt của cuộc đấu tranh ýthức hệ

Ngày nay, cuộc cách mạng khoa học-kỹ thuật-công nghệ đang gây ranhững thay đổi lớn lao không chỉ về mặt kinh tế - xã hội, mà ngay cả đối vớichính bản thân con người Sự biến đổi đến chóng mặt của khoa học kỹthuật, đã làm cho con người mất thăng bằng, khủng hoảng về mặt tinh thần,nhân cách tạo nên lối sống bi quan, lối sống hưởng lạc, sống gấp, mất niềm tinvào con người, sự thù địch đối với khoa học kỹ thuật ở các nước phương Tây

Trong số các ngành khoa học nghiên cứu về con người bao gồm cảkhoa học xã hội và khoa học tự nhiên, nổi bật lên vai trò to lớn của triết học.Lịch sử triết học cho thấy, vấn đề con người nói chung, vấn đề bản chất conngười nói riêng là một đề tài mà không một trào lưu triết học, một trườngphái nào không thể không đề cập đến Triết học tự nhiên của thời Hy Lạp,

La Mã, các học thuyết chính trị - xã hội của phương Đông đã để lại một disản tư tưởng khá phong phú về vấn đề con người Xôcrát nhà triết học vớicâu nói nổi tiếng "Con người hãy tự nhận thức chính mình" đã khao khát

"đánh thức lòng khát khao đi tìm chân lý" ở con người Pitago nhà triết học,nhà toán học cũng nói rằng "con người là thước đo tất thảy mọi vật" Lịch

sử triết học đã thể hiện một chủ đề xuyên suốt rằng, con người luôn có nhucầu tự tìm hiểu mình và luôn tự nhận thức được vai trò to lớn của mìnhtrong sự tồn tại và phát triển của nhân loại Đặc biệt trong triết học hiện đại,

Trang 2

vấn đề con người và vị thế của con người được đề cập đến dưới nhiều góc độkhác nhau.

Triết học Mác (K.Marx) ra đời, là một học thuyết khoa học về conngười Mác đã xuất phát từ thực tiễn để xem xét vấn đề con người một cáchnhất quán, đầy đủ và sâu sắc, trên quan điểm của chủ nghĩa duy vật biệnchứng triệt để và khoa học Con người là điểm xuất phát và giải phóng conngười là mục đích cao nhất của triết học mác-xít Mặc dù, trong sự nghiệpcủa các ông chưa bao giờ có một tác phẩm, một phần riêng biệt nào viết vềcon người

Chính vì vậy, các thế lực thù địch của triết học Mác cho rằng: Triếthọc Mác là triết học "phi nhân" tính, "bỏ rơi" con người Người ta cho rằngMác quá đề cao kinh tế - chính trị, mà không chú trọng đến vấn đề conngười Trong số các trào lưu triết học đã và đang nhân danh con người, nhândanh sự nghiệp giải phóng con người, giải phóng cá nhân để công kích,chống phá chủ nghĩa Mác phải nói đến chủ nghĩa phi duy lý - trào lưu triết học

tư sản phương Tây hiện đại Đại biểu xuất sắc và đầy đủ nhất của chủ nghĩa phiduy lý là triết học nhân bản mà trung tâm của nó là triết học hiện sinh

Thậm chí Sartre - một triết gia hiện sinh, còn có tham vọng kết hợpchủ nghĩa Mác với chủ nghĩa hiện sinh Sartre muốn dùng chủ nghĩa hiệnsinh để "bổ sung", "chế tác" chủ nghĩa Mác Điều mà Sartre lấy làm căn cứ

để luận chứng cho sự kết hợp giữa chủ nghĩa Mác và chủ nghĩa hiện sinhđược ông trình bày trong một loạt bài "chủ nghĩa tồn tại và chủ nghĩa Mác"phát biểu năm 1959 Sartre cho rằng: Chủ nghĩa Mác muốn trở thành chủnghĩa nhân đạo chân chính, một triết học "nhân bản" thì phải lấy cơ sở làthực tiễn cá nhân Điều đó, lại là điều chủ nghĩa hiện sinh chủ trương Sartrephê phán Mác và những người theo chủ nghĩa Mác đã bỏ rơi con người.Ông cho rằng chủ nghĩa giáo điều, chủ nghĩa quan liêu của những ngườitheo chủ nghĩa Mác đã làm cho chủ nghĩa Mác mắc bệnh "thiếu máu" làmcho chủ nghĩa Mác "xơ cứng", "đình trệ" mất sức sống, chủ nghĩa hiện sinh

là thứ thuốc để chữa bệnh này cho chủ nghĩa Mác

Liệu chủ nghĩa Mác và chủ nghĩa hiện sinh có thể kết hợp được haykhông, nhất là trên lĩnh vực về con người và những vấn đề liên quan đếncon người? Mục đích sâu xa và thực chất của vấn đề này là gì? Đây lànhững vấn đề được đặc biệt quan tâm trong cuộc đấu tranh ý thức hệ giữa

Trang 3

những người vô sản và những người tư sản, giữa quan điểm mác-xít về conngười với chủ nghĩa hiện sinh nói chung và của giới triết học nói riêng

Đặc biệt, sau sự sụp đổ của chủ nghĩa xã hội hiện thực ở Liên Xô vàcác nước Đông Âu thì cuộc đấu tranh này lại càng trở nên gay gắt và quyếtliệt hơn Bởi có một bộ phận không nhỏ các nhà triết học trước kia đã từng

là những người mác-xít hay nhân danh chủ nghĩa Mác, nay quay trở lại côngkích, nói xấu phủ nhận chủ nghĩa Mác Chủ nghĩa xét lại cũng trỗi dậy khámạnh mẽ trong giới triết học thuộc các nước Liên Xô cũ và các nước Châu

Âu Và có lẽ điều mà tất cả mọi sự chống đối, phê phán mà các trào lưu triếthọc chống triết học mác-xít là vấn đề con người, họ hùng hồn tuyên bố "chủnghĩa Mác đã chết"

Ngày nay, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đấtnước ta đang bước vào công cuộc đổi mới toàn diện, với nền kinh tế có sựquản lý của nhà nước vận hành theo cơ chế thị trường Điều này, cũng đồngnghĩa với việc thừa nhận sự du nhập của phương thức sản xuất tư bản chủnghĩa, quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa, lối sống tư bản, hệ tư tưởng tưsản trong nền kinh tế - xã hội ở nước ta (cho dù tự phát) Bên cạnh sự dunhập của những yếu tố lành mạnh, có ý nghĩa tích cực cho sự phát triển củađất nước thì đồng thời cũng là sự du nhập hàng loạt các vấn đề tiêu cực cảntrở sự phát triển của đất nước, đến sự nghiệp xây dựng CNXH ở nước tanhư sự bi quan, chán chướng, bế tắc trước cuộc sống, trước những vấn đềtiêu cực của xã hội, mất niềm tin vào cuộc sống, vào con người, vào tươnglai Đó là, biểu hiện của lối sống hiện sinh Vì vậy, vấn đề đặt ra là phảinhận thức đúng đắn vấn đề vai trò, vị trí của con người đã và đang sẽ là vấn

đề mang tính thời sự của công cuộc đổi mới ở nước ta hiện nay Điều nàyđòi hỏi cần có thái độ khoa học, khách quan, công bằng trong việc nhậnthức, đánh giá các trào lưu của chủ nghĩa phi mác -xít về vấn đề con ngườinhất là các trào lưu triết học phi duy lý mà trọng tâm của nó là chủ nghĩahiện sinh Thông qua lăng kính triết học mác-xít, không chỉ mang ý nghĩa lýluận mà còn mang tính thực tiễn sâu sắc

Chính vì những lý do trên, việc nghiên cứu đề tài "Con người - sự

khác biệt giữa triết học mác-xít và triết học hiện sinh" có một ý nghĩa cực

kỳ to lớn đối với việc đấu tranh chống mọi lại sự xuyên tạc của chủ nghĩahiện sinh đối với chủ nghĩa Mác về vấn đề con người, đang trở thành vấn đềcấp bách trong cuộc đấu tranh ý thức hệ

Trang 4

Với đề tài này, chúng tôi không có tham vọng phê phán với tính chấtphê phán chủ nghĩa hiên sinh một cách đầy đủ nhất, mà chỉ mong muốn chỉ

ra sự khác biệt căn bản giữa chủ nghĩa Mác và chủ nghĩa hiện sinh trongquan niệm về con người và các vấn đề liên quan đến con người với tính chất

là vấn đề trung tâm của hiện sinh

2 TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI:

Như ở phần lý do chọn đề tài chúng tôi đã nói: Con người là đề

tài muôn thuở của triết học, là đối tượng nghiên cứu của nhiều ngành khoahọc khác nhau Bàn đến con người và các vấn đề liên quan đến con ngườiluôn thu hút được sự chú ý không chỉ giới khoa học nói riêng mà còn thuhút được đông đảo sự chú ý của dư luận xã hội nói chung Chính vì vậy, conngười và các vấn đề của con người luôn nóng hổi và mang tính thời sự sâusắc Nhất là ngày nay, với sự nở rộ của các trào lưu hiện đại trong đó có

"Triết học về con người" luôn nhân danh con người, nhân danh sứ mạng giải

phóng con người để chống lại chủ nghĩa Mác, thì vấn đề sự khác biệt giữacon người trong triết học Mác và triết học phương Tây hiện đại cần được

làm rõ hơn dưới nhiều góc độ khác nhau Vì vậy, đề tài "Con người - sự

khác biệt giữa triết học mác-xít và triết học hiện sinh" tuy chưa được

nhiều tác giả đề cập đến với tư cách là một tác phẩm riêng biệt, song conngười trong triết học Mác và con người trong triết học phương Tây hiệnđại, trong đó con người trong triết học hiện sinh, đã được nhiều tác giả bànđến trên nhiều khía cạnh và góc độ khác nhau như:

1 Về vấn đề xây dựng con người mới Phạm Như Cương (chủbiên), NXB Khoa học xã hội, Hà Nội - 1978

2 Con người - những ý kiến mới về một đề tài cũ - Tập thể các tácgiả Liên Xô và Cộng hoà dân chủ Đức, NXB Sự thật 1986

3 Triết học tư sản phương Tây hôm nay - Vũ Khiêu (chủ biên),NXB Thông tin lý luận, Hà Nội - 1986

Ngoài ra còn nhiều tác phẩm, bài viết được đăng lên các tạp chíkhác nhau Tuy nhiên, hầu hết các công trình nghiên cứu về con người, bàn

về con người trong triết học Mác-Lênin và con người trong triết học PhươngTây hiện đại còn ở bình diện chung chung, khái quát chưa đề cập đến mộtcách cụ thể, chưa có sự so sánh về sự khác biệt giữa con người trong chủnghĩa Mác-Lê nin với con người trong triết học phương Tây hiện đại với tưcách là một trường phái triết học cụ thể

Trang 5

Với vốn kiến thức và tài liệu có được cũng như khả năng có hạn củangười làm khoá luận, nên khoá luận cũng chỉ dừng lại ở việc chỉ ra sự khácbiệt căn bản trong quan niệm về con người giữa triết học mác-xít và triếthọc hiện sinh Qua đó, góp phần vào việc khẳng định giá trị cũng như mụctiêu cao nhất của triết học Mác là giải phóng con người, làm rõ giá trị thựctiễn của học thuyết đối với sự nghiệp xây dựng con người ở nước ta hiệnnay.

3 MỤC TIÊU VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI:

Mục tiêu của đề tài nhằm xác định đúng đắn vị trí, vai trò của conngười trong triết học Mác - Lênin nói riêng và chủ nghĩa Mác nói chung,đồng thời phê phán những quan điểm sai lầm của triết học hiện sinh, trongquan niệm của họ về con người và những biện pháp nhằm giải phóng conngười Từ đó, khẳng định giá trị đích thực của triết học Mác - Lênin là triếthọc vì con người, vì sự nghiệp giải phóng quần chúng nhân dân lao động

Nhiệm vụ của khoá luận là đi sâu vào phân tích quan điểm triết họcMác - Lênin về vấn đề con người Qua đó, chỉ ra sự khác biệt căn bản giữatriết học Mác - Lênin và triết học hiện sinh trong quan niệm về con ngườicũng như các vấn đề của con người

4 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI.

Khoá luận dựa trên cơ sở lý luận là quan điểm của triết học Mác Lênin về vấn đề con người Đồng thời, khoá luận cũng sử dụng kết quảnghiên cứu của nhiều công trình khoa học có liên quan đến đề tài

-Phương pháp nghiên cứu của đề tài là: phương pháp phân tích,phương pháp so sánh, phương pháp đối chiếu - tổng hợp, phương pháplogic, phương pháp trừu tượng - khái quát hoá những phương pháp đóđược sử dụng dựa trên cơ sở thế giới quan và nhận thức luận mác-xít

5 Ý NGHĨA CỦA LUẬN VĂN:

Với đề tài "Con người - sự khác biệt giữa triết học mác-xít và triết

học hiện sinh", chúng tôi không có tham vọng gì lớn, ngoài mong muốn góp

phần làm rõ sự khác biệt căn bản giữa triết học mác-xít với triết học hiệnsinh về vấn đề con người Đồng thời chỉ ra những hạn chế của triết học hiệnsinh và khẳng định tính đúng đắn, tính khoa học của triết học Mác - Lênin

về con người, bác bỏ các luận điệu xuyên tạc học thuyết mác-xít về conngười

Trang 6

Khoá luận cũng có thể làm tài liệu tham khảo cho những ai có tâmhuyết với nội dung của đề tài.

6 KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN

Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, khoáluận gồm có hai chương:

Chương 1: Con người trong Triết học mác-xít

Chương 2: Con người trong Triết học hiện sinh - Sự khác biệt với conngười trong Triết học mác-xít

Trang 7

NỘI DUNG CHƯƠNG 1: CON NGƯỜI TRONG TRIẾT HỌC MÁC - XÍT 1.1 VỊ TRÍ VẤN ĐỀ CON NGƯỜI TRONG TRIẾT HỌC MÁC-XÍT

Từ trước đến này, không ít các nhà triết học tư sản đã phủ nhận vàtìm cách để phủ nhận chủ nghĩa Mác-Lênin nói chung, học thuyết về conngười trong chủ nghĩa Mác-Lênin nói riêng Họ cho rằng chủ nghĩa Mác-Lênin chỉ bàn đến kinh tế, chính trị, mà "bỏ rơi" mất con người, chỉ chủtrương đấu tranh giai cấp, bạo lực, chuyên chính, cách mạng xã hội nhưthế là đã phá vỡ truyền thống "nhân đạo" vốn có trong lịch sử tư tưởng nhânloại

Cũng có người muốn tỏ ra "công bằng" hơn khi cho rằng chủ nghĩaMác-Lênin nếu như có bàn đến vấn đề con người thì chỉ là ở giai đoạn sơkhởi, vào thời kỳ "Mác trẻ", chứ sau này (tức là Mác trưởng thành) thì chủnghĩa Mác là một học thuyết "phi nhân", vì nó nói nhiều đến tính chất quyếtđịnh của những quy luật khách quan, quyết định luận kinh tế Còn đối vớiLênin người ta cho rằng, ông đã phát triển lý luận của Mác theo xu hướngphản nhân văn Nếu được người ta chỉ thừa nhận Lênin là một nhà cáchmạng chứ không phải là một nhà triết học

Nói như vậy, nếu không muốn cố tình xuyên tạc sự thật thì ,cũngchẳng hiểu gì về chủ nghĩa Mác - Lênin Thực ra, chưa có chủ nghĩa nào lạiquan tâm đầy đủ đến vấn đề con người như chủ nghĩa Mác-Lênin Lịch sửquá trình hình thành triết học Mác nói riêng, chủ nghĩa Mác nói chung, đãchứng tỏ một sự thực hiển nhiên rằng: con người là điểm xuất phát và giảiphóng con người là mục đích cao nhất của triết học Mác

Đúng là trong ba bộ phận cấu thành của chủ nghĩa Mác-Lênin, không

có bộ phận nào chuyên nghiên cứu về con người một cách riêng biệt Songmọi người đều biết, những người sáng lập ra chủ nghĩa Mác không bao giờxem xét vấn đề con người một cách cô lập, điều mà hầu hết các tường pháitriết học tư sản sau này đều mắc phải, mà bao giờ cũng gắn vấn đề conngười vào những cơ sở nảy sinh ra nó, cùng với các mối xã hội gắn chặt với

nó Nếu như mục đích cuối cùng của chủ nghĩa Mác là giải phóng con người

đã được đặt ra xem xét dưới những góc độ khác nhau, trong ba bộ phân hợpthành chủ nghĩa Mác Thì chính triết học Mác nghiên cứu quy luật chungnhất của tự nhiên, xã hội và tư duy, giúp chúng ta hiểu được các bản chấtnhất trong mối quan hệ của con người với tự nhiên và xã hội Kinh tế chính

Trang 8

trị học Mác-Lênin giải phẫu cái xã hội đang mang lại nhiều thảm hoạ nhấtcho con người - xã hội tư bản Từ đó, chỉ ra quy luật diệt vong của nó Vàchủ nghĩa xã hội khoa học chỉ ra con đường và biện pháp tốt nhất để giảiphóng con người.

Trong bài luận tốt nghiệp nhan đề ''Sự suy nghĩ của một thanh niênđối với việc lựa chọn nghề nghiệp'' Mác viết: ''khi chúng ta đã chọn đượcmột nghề mà qua đó, chúng ta có thể phục vụ được loài người một cách tốtnhất, thì những sự nặng nhọc không thể làm chúng ta phải cúi đầu, bởi vì đó

là những hy sinh có lợi cho mọi người Kinh nghiệm đã chứng tỏ rằnghạnh phúc là càng làm cho có nhiều người sung sướng càng tốt'' ''Nhưngmuốn làm nên sự việc có ích thì không được tách rời lý tưởng với hiện thực,

tư tưởng với hành động Đối với thanh niên cái nghề nguy hiểm nhất là cácnghề đáng lẽ đưa anh ta vào cuộc sống, thì lại chỉ chú trọng đến cái chân lýtrừu tượng''

Ngay từ khi còn là một cậu học sinh trung học, C.Mác đã ý thức đượcrằng: ''Mỗi người chỉ lao động vì mình thì người đó có thể trở thành mỗi nhàbác học nổi tiếng nhưng người đó không bao giờ trở thành một con ngườithật sự hoàn thiện vĩ đại'' Còn ''Nếu mọi người chọn nghề trong đó người ấy

có thể làm được nhiều nhất cho nhân loại, thì lúc đó người ấy cảm thấykhông phải một sự vui sướng ích kỷ, hạn chế và đáng thương mà hạnh phúcngười đó sẽ thuộc về hàng triệu người" khác[2; 3-5]

Thử hỏi, một con người ngay từ 16 tuổi đã trăn trở với việc lựa chọnnghề của mình khi ra trường như thế nào? Một con người đã xác định làmcái nghề có thể phục vụ được nhiều người nhất mà lại là ''phi nhân'', ''bỏ rơi''con người được sao?

Tinh thần nhân đạo ấy không ngừng được bồi dưỡng, nâng cao trongsuốt cuộc đời hoạt động cách mạng và đấu tranh cho lý tưởng giải phóngcon người của các ông Mác - Engen - Lênin với tư cách là những ngườisáng lập ra chủ nghĩa Mác và triết học mác-xít là những con người thể hiệntính nhân văn và chủ nghĩa nhân đạo cao cả nhất Chủ nghĩa nhân đạo đókhông chỉ dừng ở mặt lý luận, về mặt học thuyết mà đã thể hiện thông quahoạt động thực tiễn, không chỉ dừng lại ở cá nhân Mác hay Lênin mà thểhiện trong phong trào quần chúng nhân dân, trong cuộc đấu tranh của giaicấp vô sản, trong cách mạng xã hội chủ nghĩa

Trang 9

Trong hoạt động thực tiễn cách mạng của mình, Mác bao giờ và luônluôn coi việc đấu tranh giải phóng con người là sứ mệnh triết học của mình.Điều này khác với các nhà triết học trước ông: ''Các nhà triết học trước kiachỉ giải thích thế giới bằng nhiều cách khác nhau, nhưng vấn đề là ở chổ cảitạo thế giới'' Điều này không có nghĩa thay đổi về bộ mặt thế giới nói chungmột cách trừu tượng Cải tạo thế giới chính là cải tạo con người, chính làgiải phóng con người, giải phóng dân loại thoát khỏi mọi hình thức '''thahoá'' Nhiệm vụ chân chính của triết học theo Mác là giải phóng con người.Triêt học không phải là tôi tớ cho thần học mà triết học phải vì con người vàphục vụ con người.

Trong tác phẩm ''Bản thảo kinh tế - Triết học'' 1844 Mác đã phân tích

khái niệm ''Lao động bị tha hoá'' Qua đó phân tích, mổ xẻ để tìm ra hệthống lý luận triết học có khả năng soi sáng con đường giải phóng nhân loại,khắc phục triệt để tình trạng "tha hoá" bản chất con người Mác nghiên cứukhái niệm ''lao động bị tha hoá'' nhằm mục đích để giải phóng con người rakhỏi "lao động tha hoá", tìm nguyên nhân cũng như biện pháp để khắc phụccải tạo tình trạng đó Trong tư duy của Mác, khái niệm ''lao động bị tha hoá''

có nội hàm hoàn toàn khác với nội hàm khái niệm ''tha hoá'' trong triếtHêghen Lao động đưa lại bản thân con người nhưng cũng chính con ngườicũng đã làm cho lao động bị tha hoá Lao động bị tha hoá chính là lao động

bị cưỡng bức, lao động kiếm sống, nô dịch Lao động bị tha hoá cũng chính

là lúc con người cũng bị tha hoá mà đỉnh cao của sự tha hoá là ở thời kỳ chủnghĩa tư bản

Vậy, phải chăng chủ nghĩa Mác và cụ thể là triết học Mác đã ''lãngquên'' đã ''bỏ rơi'' con người chỉ vì đã cắt nghĩa lịch sử không phải từ conngười mà từ nguyên nhân kinh tế? Phải chăng có sự đối lập giữa "Mác trẻ"(Mác nhân đạo) và "Mác trưởng thành" (Mác duy kinh tế, duy chính trị)?

Thực tế lịch sử đã bác bỏ sự phê phán mang tính chất xuyên tạc trênđây, thể hiện ở chỗ: không hề và không thể nói rằng có sự đối lập giữa ''Máctrưởng thành'' đã xa rời tính nhân văn với Mác nhân đạo thời trẻ Theo logicnội tại của tư duy thì đó chính là sự chuyển biến tư tưởng triết học Trong

đó, chủ nghĩa nhân đạo luôn là sợi chỉ đỏ xuyên suốt và nhất quán trong triếthọc Mác, tính nhân văn ngày càng trở nên sâu sắc hơn, vì đã vượt quanhững hạn chế do ảnh hưởng của chủ nghĩa nhân bản Phơ Bách

Trang 10

Tác phẩm đánh dấu cho sự chuyển biến sâu sắc đó là ''Hệ tư tưởngĐức'' được Mác và Ph Ăngghen (F.Engen) cộng tác viết vào cuối năm 1845-1846 Trong đó các ông đã trình bày quan niệm duy vật về lịch sử của mình

mà không dừng lại ở chỗ lấy ''lao động bị tha hoá'' làm phạm trù xuất phátcho hệ thống lý luận triết học của mình Song điều đó không có nghĩa làquan niệm về duy vật lịch sử của các ông không xuất phát từ con người.Trái lại, các ông khẳng định: ''Tiền đề đầu tiên của toàn bộ lịch sử nhân loại

dĩ nhiên là sự tồn tại của những cá nhân con người''[2; 268], nhưng đó''không phải là những con người ở trong tình trạng biệt lập và cố định tưởngtượng mà là những con người trong quá trình phát triển - quá trình phát triểnhiện thực và có thể thấy được bằng kinh nghiệm của họ dưới những điềukiện nhất định''[6; 268-278] Ngoài ra, ta còn có thể bắt gặp ở bất kỳ tácphẩm nào của các ông cũng chứa đựng tinh nhân văn và nhân đạo chủ nghĩa

cao cả, như: ''Luận cương về Phơbách'', ''Gia đình thần thành hay là phê phán có tính chất phê phán chống Brunobeur và đồng bọn'' (1894) ''Tuyên ngôn của đảng cộng sản'' (1898), hay thậm chí trong bộ ''Tư bản'', một công

trình vĩ đại và đồ sộ của Mác mà từ trước tới nay người ta vẫn đánh giá caogiá trị về mặt kinh tế-chính trị nhiều hơn cũng thể hiện nổi bật, đầy đủ tưtưởng giải phóng con người Nói một cách khác, tính nhân văn của triết họcMác đã được thể hiện rõ ràng trong các phạm trù của chủ nghĩa duy vật biệnchứng, nhất là trong chủ nghĩa duy vật lịch sử như: Lý luận hình thái kinh tế

- xã hội, lý luận về đấu tranh giai cấp, lý luận về cách mạng xã hội Đó lànhững điều mà những người phê phán Mác đã không thấy được hoặc chưachú ý đầy đủ hoặc là cố tình bỏ qua để phục vụ cho một âm mưu đen tốikhác

Triết học Mác-Lênin xuất phát từ con người nhưng khác với nhữngnhà triết học đương đại và cả sau này Mác luôn luôn lấy con người hiệnthực, con người đang tồn tại bằng xương, bằng thịt làm tiền đề xuất phát củamình Khi nhận thức về con người, ông đã vượt qua những quan niêm trừutượng về con người của Phơbách và Hêghen Theo Mác, “con người có đờisống thực của nó, trong đó phương thức sản xuất vật chất không chỉ là đơnthuần tái sản xuất ra tồn tại thể xác của con người cá nhân, mà hơn thế nó đã

là một hình thức hoạt động nhất định của những cá nhân ấy, một hình thứcnhất định của sự biến đối đời sống của họ, một phương thức sinh sống nhấtđịnh của họ''[2; 269] Từ đó, mà triết học của các ông vạch ra được nguyên

Trang 11

nhân sâu xa của tình trạng tha hoá bản chất con người và nhận thức đượcđúng đắn con đường giải phóng con người, giải phóng nhân loại Mác đã đivào chính trị, kinh tế học để tìm ra đâu là nguyên nhân thực sự của nhữngcảnh đói nghèo và đâu là con đường tốt nhất để xoá bỏ mọi nổi bất côngtrong xã hội Nhờ đó, Mác mới có thể chuyển từ lập trường dân chủ tư sảnsang lập trường cộng sản chủ nghĩa, từ chủ nghĩa nhân đạo chung chung đếnthừa nhận đấu tranh giai cấp và chuyên chính vô sản là con đường duy nhất

để giải phóng con người

Đó cũng là lẽ vì sao trong các tác phẩm sau này của các ông, chúng takhông thấy những nhà sáng lập ra chủ nghĩa Mác bàn đến những vấn đềthuần tuý con người, mà dành thời gian và tinh lực cho việc nghiên cứunhững vấn đề chính trị và kinh tế, vạch ra đường lối chiến lược và sách lượcchỉ đạo cuộc đấu tranh cách mạng của giai cấp vô sản, nhằm lật đổ xã hội cũ''thay cho xã hội tư sản cũ, với những giai cấp và đối kháng giai cấp của nó,xuất hiện một liên hợp, trong đó sự phát triển tự do của mỗi người là điềukiện cho sự phát triển tự do của tất cả mọi người''[6; 569]

Tóm lại, không tuyên bố triết học của mình là ''Triết học về conngười'', nhưng triết học Mác-Lênin lại quan tâm con người nhiều hơn cả và

đi sâu giải quyết vấn đề con người một cách triệt để nhất Lênin không chỉ chỉ ra nguyên nhân sâu xa cội nguồn của sự tha hoá là dochế độ tư hữu, mà các ông còn vạch ra con đường thích hợp để giải thoátcon người thoát khỏi sự tha hoá ấy Chủ nghĩa nhân đao Mác-Lênin là sảnphẩm của công cuộc nghiên cứu về cội nguồn của con người, xã hội loàingười, nghiên cứu các động lực của lịch sử Khẳng định lý tưởng con ngườitrong sự thống nhất hài của mặt sinh vật - xã hội của con người, gắn với conđường thực hiện lý tưởng ấy Đó là chủ nghĩa nhân đạo hiện thực chânchính phục vụ cho công cuộc đấu tranh giải phóng con người Con ngườitrong triết học Mác là con người lịch sử cụ thể, con người bằng hoạt độngthực tiễn của mình làm ra lịch sử, cải tạo hoàn cảnh con người đó trong bảnchất và tồn tại của nó với tính cách là một cá thể tộc loài hoặc cá nhân thuộcmột tập đoàn, một giai cấp, một xã hội nhất định Và chỉ có thể giải quyếtđược các vấn đề của con người khi gắn những vấn đề ấy với cuộc cáchmạng xã hội rộng lớn và triệt để nhất của lịch sử loài người - cuộc cáchmạng vô sản

Trang 12

Mác-Ănghen-1.2 QUAN ĐIỂM TRIẾT HỌC MÁC- LÊNIN VỀ CON NGƯỜI:

Vào những năm cuối của thế kỷ XX, những biến động lớn lao trênmọi lĩnh vực của đời sống xã hội càng làm cho vấn đề con người trở nên sôinổi và bức xúc hơn bao giờ hết Nhất là sau hai cuộc đại chiến thế giới lần I

và lần II dường như ở các nước tư bản chủ nghĩa lâm vào vào cuộc khủnghoảng tư tưởng trầm trọng trong đó có cuộc khủng hoảng về vấn đề nhậnthức con người Các trào lưu triết học tư sản hiện đại thi nhau mở rộ và đều

tuyên bố là "Triết học về con người" nhưng khi giải thích về con người cũng

như các vấn đề liên quan đến con người thì hoặc là duy tâm hoặc là siêuhình thiếu hẳn tính toàn diện khi nhìn nhận về con người

Trong lịch sử phát triển lâu dài của nhân loại, con người là vấn đềtriết học lớn lôi cuốn tư duy triết học của mọi thời đại, con người và bảnchất con người sớm được đề cập ngay từ thời đầu tiên của lịch sử, trong cảnền triết học phương Đông và triết học phương Tây cổ đại Mỗi thời đại lịch

sử lại đặt ra những vấn đề mang tính thời đại khác nhau và cách giải quyếtkhác nhau Chính vì thế, vấn đề con người vẫn là đề tài mới mẽ và sẽ khôngbao giờ kết thúc Nền văn hoá văn minh của mọi thời đại lại thêm những hạtgiá trị mới trong nhận thức về bản chất con người

Song trước Mác, vẫn chưa có một sự lý giải khoa học thoả đáng vềcon người Quan điểm duy tâm quy đặc trưng bản chất con người vào lĩnhvực tư tưởng hoặc xem bản chất con người là cái gì đó có sẵn từ lực lượngsiêu nhiên từ bên ngoài Theo Hêghen con người chỉ là sự "tha hoá" của "thếgiới ý niệm" Ngay đến Phơbách một nhà triết học có công lao to lớn trongviệc khôi phục lại chủ nghĩa duy vật nhưng cũng không thoát khỏi quanniệm duy tâm về lịch sử, về con người, khi Phơbách quy bản chất con ngườivào tính "tộc loài" và Phơbách đã tìm đặc trưng cho tính "tộc loài" đó ở tìnhcảm đạo đức, tôn giáo và tình yêu Mác phê phán Phơbách đã "hoà tan bảnchất tôn giáo vào bản chất con người"[6; 257] Do đó, khi Phơbách là nhàduy vật thì ông không bao giờ vận dụng đến lịch sử, còn khi tính đến lịch sửông thường không phải là nhà duy vật

Các nhà duy vật theo quan điểm duy vật siêu hình trước Mác lại coibản chất con người là cái vốn có, trừu tượng, bản chất con người được quy

về bản tính tự nhiên của con người, Do đó, nó là bất biến cho mọi người vàmọi thời đại, mà không thấy rằng nó hinh thành và biến đổi cùng với quátrình biến đổi của đời sống xã hội Ngay cả các nhà duy vật Pháp và Anh thế

Trang 13

kỷ XVIII, mặc dù đã thấy được sự phụ thuộc của con người vào hoàn cảnhnhưng rốt cuộc vẫn xem những biểu hiện bản chất con người trong cuộcsống thực thuộc (tính ích kỷ, hành vi chinh phục ) như những bản tính tựnhiên của con người.

Các trường phái triết học về con người sau này như: chủ nghĩa nhân

vị, triết học đời sống, chủ nghĩa hiện sinh, chủ nghĩa cấu trúc lại quy conngười xã hội thành con người cá nhân, con người đơn độc, cô đơn, conngười bị tước đi tính "tộc loài" mà chỉ thấy con người như một cá nhân đơnđộc trong xã hội, phủ nhận tính lịch sử tự nhiên ở con người Hoặc là tuyệtđối mặt sinh học (chủ nghĩa cấu trúc) hoặc tuyệt đối mặt xã hội ở người(triết học đời sống, chủ nghĩa nhân vị, chủ nghĩa hiện sinh)

Nói tóm lại, vấn đề con người và bản chất con người đã được nhiềunhà triết học trước và sau Mác đề cập đến theo những cách khác nhau,nhưng chỉ triết học mác-xít mới xem xét vấn đề con người một cách nhấtquán, toàn diện, đầy đủ và sâu sắc nhất trên quan điểm chủ chủ nghĩa duyvật biện chứng triệt để và khoa học Xuất phát từ phạm trù thực tiễn để lýgiải vấn đề con người và bản chất con người Mác đã đi đến khẳng địnhrằng: con người là sự thống nhất giữa mặt tự nhiên và mặt xã hội

1.2.1 Con người là sự thống nhất giữa mặt tự nhiên và mặt xã hội.

Triết học Mác là sự kế tục biện chứng của những nghiên cứu đã cótrong lịch sử triết học về con người Trên cơ sở tiếp tục dòng chảy và khắcphục những hạn chế của dòng chảy đó và xuất phát từ phạm trú thực tiễntriết học Mác-Lênin khẳng định: ở con người cái sinh vật và cái xã hộikhông độc lập, không tách rời nhau mà liên hệ chặt chẽ với nhau, tác độngqua lại hữu cơ với nhau Sẽ không hiểu được đầy đủ và không thể khám pháđược gì về con người, nếu chỉ dừng lại ở những thuộc tính chung của độngvật hoặc mặt xã hội của con người Việc tách rời mặt tự nhiên và mặt xã hộicủa con người chỉ có ý nghĩa nhận thức luận còn trong thực thế nó khôngtách rời mà thống nhất với nhau Đó là hai mặt song song cùng tồn tại trongmột thực thể - thực thể con người

1.2.1.1 Con người với tư cách là một bộ phần cuả tự nhiên.

Cái logic mà triết học Má-Lênin chỉ ra là: con người trước hết là conngười sinh vật rồi sau đó mới là con người xã hội Ngay từ tác phẩm đầu

tiên của mình "Bản thảo kinh tế -triết học" (1844), khi còn mang nặng ảnh

Trang 14

hưởng của triết học nhân bản Phobách, Mác viết: "Con người là một sinhvật có tính loài" và xem giới tự nhiên là "thân thể vô cơ của con người".

Trong "Hệ tư tưởng Đức", khi Mác đã đi tới quan niệm duy vật về lịch sử,

ông viết: "Tiền đề đầu tiên của toàn bộ lịch sử nhân loại dĩ nhiên là sự tồntại của những cá nhân con người sống Vì vậy, điều đầu tiên cần xác định là

tổ chức cơ thể của những cá nhân ấy và mối quan hệ mà tổ chức cơ thể ấytạo ra giữa họ với phần còn lại của tự nhiên"[6; 268] Trong các tác phẩmcủa mình, Mác-Ănghen đã khẳng định: con người bước ra từ thế giới độngvật sang thế giới của chính mình

Nguồn gốc tự nhiên của con người đã được Ănghen luận giải một

cách chi tiết trong tác phẩm "Biện chứng của tự nhiên" Ănghen đã bác bỏ và

kịch liệt lên án việc thần bí hoá nguồn gốc ra đời của con người do tôn giáo

và chủ nghĩa duy tâm bày đặt ra Theo Ănghen, con người không phải dothần thành hay một đấng tối cao nào đó sáng tạo ra, mà con người có nguồngốc từ tự nhiên Đó là kết quả tiến hoá lâu dài của giới tự nhiên trải quahàng trăm triệu năm Ănghen viết: "Không thể phủ nhận cái sự thật là loàingười bắt đầu từ thú vật, và vì vậy mà đã phải dùng nhiều thủ đoạn dã mangần như có tính chất thú vật, để thoát ra khỏi tình trạng dã man"[3; 257] Sựxuất hiện của con người là một bước nhảy vọt về chất trong sự tiến hoá của

tự nhiên Con người không chỉ là sản phẩm của tự nhiên mà còn là sản phẩmcao nhất của sự tiến hoá của vật chất "bộ óc người là sản phẩm cao nhất củavật chất"[7; 173]

Điều đó đã được khoa học chứng minh, ở góc độ này không còn nghingờ gì nữa: Con người là một thực thể tự nhiên, con người bước ra từ tựnhiên và gắn chặt với tự nhiên, sự vận động, phát triển sinh tồn của conngười sẽ mãi mãi không tách rời với quá trình vận động phát triển của giới

tự nhiên Với tư cách là một bộ phận của tự nhiên (sinh vật), con người biểuhiện bản chất của mình ở chỗ: nó thống nhất hữu cơ trong bản thân cái sinhvật (tự nhiên) với cái xã hội (lịch sử)

Trong quá trình tiến hoá của giới tự nhiên nói chung và của bản thânđộng vật nói riêng, nhờ có lao động và ngôn ngữ con người đã thực hiệnbước nhảy vọt về chất Đó là việc chuyển từ động vật với sự thống trị củabản năng thành động vật - xã hội có ý nghĩa Ban đầu khi mới chuyển từđộng vật sang người, con người "còn là nửa động vật, thô lỗ, còn bất lựctrước những lực lượng tự nhiên, còn chưa nhận thức được lực lượng của

Trang 15

chính mình; vì vậy họ cũng nghèo như động vật và cũng không hơn độngvật mấy về sức sản xuất”[3; 253] Là một bộ phận của tự nhiên, là conngười sinh vật, con người bản năng trước khi trở thành con người với tưcách là Người, thì con người cũng có những nhu cầu thiết yếu nhất như: ănmặc, đi lại, ở, sinh con đẻ cái thuộc về bản năng trước khi nói tới văn hoá,chính trị, nghệ thuật Đó không chỉ là điều kiện cơ bản cho sự tồn tại vàhoạt động của đời sống con người từ hàng ngàn năm về trước mà còn là điềukiện cơ bản cho sự tồn tại và phát triển của con người và loài người mãi mãisau này.

Lao động là nguyên nhân sâu xa dẫn đến sự chuyển hoá từ vượnthành người, lao động sản xuất còn là tiền đề đầu tiên cho sự tồn tại của conngười, của lịch sử Trong quá trình lao động sản xuất, con ngươi không chỉtác động vào tự nhiên mà còn tác động lẫn nhau giữa người với người, nhờvậy mà hình thành nên các mối quan hệ xã hội Theo Mác: "Muốn sản xuấtđược người ta phải có những mối liên hệ và quan hệ nhất định với nhau: và

sự tác động của họ vào giới tự nhiên, tức là việc sản xuất chỉ diễn ra trongkhuôn khổ những mối liên hệ và quan hệ xã hội đó"[6; 274]

Triết học Mác-Lênin khẳng định con người là một bộ phận của tựnhiên, nhưng triết học Mác không hiểu mặt tự nhiên của con người một cáchriêng của mình, con người thực hiện các nhu cầu sinh lý một các có ý thức,

có văn hoá, có tổ chức đạo đức ngày càng cao tạo thành văn hoá của cộngđồng người và của toàn nhân loại Triết học Mác-Lênin không thừa nhậnquan điểm cho rằng cái duy nhất tạo nên bản chất con người là đặc tính sinhhọc, là bản năng sinh học của con người Mác nhìn nhận con người mộtcách cụ thể, toàn diện, xem xét bản chất con người không phải chung chung,trừu tượng, mà trong tính hiện thực của nó, trong quá trình phát triển của nó.C.Mác và Ănghen đã phân tích vai trò của lao động sản xuất vật chất và coi

đó là tiêu chí cơ bản để phân biệt con người với con vật: "Có thể phân biệtcon người với súc vật bằng ý thức, bằng tôn giáo, nói chung bằng bất cứ cái

gì cũng được Bản thân con người bắt đầu bằng sự tự phân biệt với súc vậtngay khi con người bắt đầu sản xuất ra những tư liệu sinh hoạt của mình Đó

là bước tiến do tổ chức cơ thể của con người quy định Sản xuất ra những tưliệu sinh hoạt của mình, như thế con người đã gián tiếp sản xuất ra đời sốngvật chất của mình"[4; 29]

Trang 16

Con người là một bộ phận của tự nhiên nhưng trong quan hệ với tựnhiên con người khác hoàn toàn với con vật: "Về mặt thể xác con người chỉsống bằng những sản phẩm của tự nhiên ấy, dù là dưới hình thức thực phẩm,nhiên liệu, quần áo, nhà ở, phương tiện đi lại về mặt thực tiễn tính phổbiến của con người biểu hiện ra chính ở cái tính phổ biến toàn giới tự nhiênthành thân thể vô cơ của con người"[5; 137] Mác chỉ ra rằng: "Con vật chỉsản xuất ra bản thân nó, còn con người thì tái sản xuất ra toàn bộ giới tựnhiên"[5; 137] Câu nói vĩ đại này của Mác nêu lên tính tất yếu của sự hoàhợp giữa con người và tự nhiên Nhờ hoạt động thực tiễn, con người quan

hệ với tự nhiên, cũng có nghĩa là con người quan hệ với chính bản thânmình bởi tự nhiên là "Thân thể vô cơ của con người"

Như vậy, con người là bộ phận của tự nhiên nhưng không phải vì thế

mà con người phụ thuộc hoàn toàn vào tự nhiên, bị tự nhiên quyết định Bởi,con người tồn tại không phải chỉ tồn tại với tư cách là một con vật mà sự tồntại đó con người được đặt trong mối liên hệ với xã hội và chỉ trong mốiquan hệ với xã hội con người mới là Người

1.2.1.2 Con người là một thực thể xã hội:

Nếu tự nhiên là cái có trước con người, sinh ra con người "Thân thể

vô cơ con người", thì xã hội không thể có trước con người mà ra đời cùngvới sự ra đời của con người, từ khi con người bắt đầu biết sử dụng công cụlao động Nhưng không phải vì thế mà xã hội không giữ vai trò gì trong việchình thành con người, mà trái lại cái làm cho con người trở thành người viếthoa chính là xã hội C.Mác đã từng đánh giá rất cao vai trò của xã hội trongviệc hình thành con người Ông viết: "Xã hội đã sản xuất ra con người".Bởi, không có và không thể có con người sống ngoài xã hội Điều này đãđược khoa "nhân chủng học" chứng minh một cách rõ ràng cả bằng quan sát

và thực nghiệm con người không phải là một cá thể cô lập, tách biệt kiểuRobinson Không chỉ công cụ lao động và những sản phẩm do con ngườitạo ra mới mang dấu ấn xã hội mà ngay cả ngôn ngữ, ý thức và các giácquan của con người cũng đều là sản phẩm của xã hội

Triết học mác-xít chỉ ra rằng con người sở dĩ có tính xã hội bởi vì conngười không thể chỉ tồn tại như con vật được, con người muốn tồn tại đượcthì không phải chỉ lệ thuộc một cách thụ động vào tự nhiên mà cần phảitham gia hoạt động sản xuất và chính trong hoạt động sản xuất ấy con ngườikhông tách khỏi xã hội Thực tế chỉ ra rằng, thông qua hoạt động sản xuất

Trang 17

của cải vật chất con người đã tạo các mối quan hệ xã hội và cũng qua cácmối quan hệ xã hội, con người tự khẳng định mình Để sản xuất con ngườiphải có sự liên hệ với nhau thông qua nhiều mối dây chằng chịt con ngườigắn với nhau thông qua "các mối ràng buộc đó".

Như vậy, từ khi vừa mới sinh ra con người dù muốn hay không cũng

đã phải đứng vào một giai cấp, một tầng lớp, một dân tộc nhất định Conngười đó tiếp thu xu hướng, tình cảm, tư tưởng, đạo đức của tầng lớp và giaicấp xã hội đó và dĩ nhiên thế giới quan của anh ta, cô ta cũng sẽ mang màusắc của tầng lớp, giai cấp, dân tộc mà anh ta chào đời Thực tế cuộc sống rấtphong phú, từ khi con người sinh ra, trải qua thời thơ ấu trưởng thành và già

mà chết thì tất cả đều gắn với các mối quan hệ xã hội và nó ảnh hưởng đếntừng chặng đường cuộc sống của con người Mác - Ăng ghen đã nhấn mạnhmỗi cá nhân, mỗi nhóm giai cấp đều đụng chạm đến "hàng loạt vấn đề vềlực lượng sản xuất, về của cải, về hoàn cảnh thực tế Những vấn đề đó, mộtmặt được biến đổi bởi lực lượng mới nhưng mặt khác lại quy định trướcnhững điều kiện tồn tại của chính thế hệ đó và định cho nó một sự phát triểnnhất định, một tính chất riêng biệt"[5; 35]

Hình thức chung nhất trong sự khác nhau của các quan hệ xã hội là sựphân chia chúng thành các quan hệ vật chất và quan hệ tư tưởng Các quan

hệ sản xuất và quan hệ kinh tế - thuộc phạm vi các quan hệ vật chất, có ảnhhưởng quan trọng đến toàn bộ cơ cấu môi trường xã hội của con người Lịch

sử chỉ ra rằng, trong quá trình phát triển của lực lượng sản xuất và qua đóphát triển các quan hệ sản xuất, hình thức giai cấp Chính trong sự tác độngqua lại giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất mà các hình thức củakiến trúc thượng tầng được hình thành: nhà nước, pháp quyền, tư tưởng, vănhóa, tôn giáo, nhằm bảo vệ quyền lực, lợi ích của con người trong từnggiai cấp nhất định

Trong lĩnh vực quan hệ sản xuất, hình thức cơ bản về mối quan hệgiữa người với người xuất hiện bao gồm: Sự phân công lao động xã hội vàtrao đổi lao động cững như các hoạt động xã hội; phương thức phân phốinhững phương tiện thiết yếu đối với đời sống con người Với ý nghĩa trênđây, có thể nói con người phân biệt với động vật ở tư duy và ngôn ngữ là cái

vỏ vật chất của nó Bởi, cơ sở của tư duy là hành động thực tiễn, hoạt độngthực tiễn làm cho tư duy ngày càng phát triển cao hơn, "những miền sâu

Trang 18

thẳm của tâm linh" cũng không thể có được nếu không có hoạt động mangtính xã hội và những quan hệ xã hội của con người.

Nói tóm lại, con người khác con vật hoàn toàn ở cả 3 mối quan hệ:Quan hệ với tự nhiên, quan hệ với xã hội, quan hệ voái bản thân Cả 3 quan

hệ đó đều được xã hội hóa.Trong đó, quan hệ sản xuất là quan hệ bản chất

và có ý nghĩa quyết định đến tất cả các mối quan hệ khác Nó bao quát mọihoạt động của con người, cả trong lao động, sinh con đẻ cái đến sinh hoạttâm lý và cả tư duy Trong mỗi con người cái sinh vật và cái xã hội khôngtồn tại cô lập mà liên kết với nhau, tạo điều kiện tiền đề cho nhau, không bàitrừ nhau mà thống nhất với nhau Chính vì vậy việc tuyệt đối hóa một mặtnào đấy trong con người sẽ đưa đến một hệ quả sai lầm trong nhận thức vềcon người Xem xét con người ngoài mối quan hệ ấy sẽ dẫn đến nhận thứctrừu tượng, phiến diện về con người Trong khi phê phán Phơ bách (LuwingFeuerbach), Mác đã khẳng định bản chất con người "Chỉ có thể được hiểu làtính loài, là tính phổ biến nội tại, cần gắn bó một cách tự nhiên đông đảo cánhân lại với nhau"[5; 28]

Vì thế trên thực tế, con người lại là những con người ở những thời đạikhác nhau, các dân tộc khác nhau, các giai cấp khác nhau nên trong mỗingười cái tự nhiên tồn tại trong sự tác động của cái xã hội Năng khiếu bẩmsinh của mỗi con người có thể được nuôi dưỡng hoặc thui chột đi tùy thuộcđiều kiện môi trường xã hội, do hoàn cảnh xã hội quy định mỗi con ngườikhi sinh ra đều là một cơ thể sinh học - xã hội đưới dạng tiềm tàng Cá nhân

đó lớn lên, trưởng thành như thế nào ngoài sự phụ thuộc vào các yếu tố sinhhọc di truyền: thể lực, trí lực thì còn phụ thuộc vào điều kiện nuôi dưỡngcủa môi trường xã hội đây là yếu tố mang ý nghĩa quyết định đánh giá việchình thành con người và tư cách con người Bác Hồ của chúng ta đã nhìnnhận một cách biện chứng về vấn đề này:

"Hiền giữ phải đâu là tính sẵnPhần nhiều do giáo dục mà nên"

1.3 VẤN ĐỀ VỀ BẢN CHẤT CON NGƯỜI

Bất cứ một học thuyết nào về con người đều không thể lãng tránh mộtvấn để đã được đặt ra trong lịch sử: bản chất con người là gì? Nếu như cầnbiến đổi thì làm như thế nào có thể biến đổi được bản chất đó?

Trang 19

Tùy theo cách trả lời, người ta có thể hiểu được học thuyết đó là duytâm hay duy vật, ảo tưởng hay khoa học Cho nên đó không chỉ là vấn đề lýluận mà còn là vấn đề thực tiễn

Các nhà triết học trước kia đã từng quan niệm bản chất con người nếunhư không phải là nguồn động lực quyết hết thảy mọi hành vi thì cũng làtấm gương phản chiếu mọi hoạt động của nó Từ đó, người ta đã chủ trươngphải xây dựng một xã hội phù hợp với "Tính người” và lấy tính người bấtbiến đó làm thước đo của mọi chân lý

Với cách nhìn duy vật biện chứng thời Mác - Ăng ghen - Lê nin xuấtphát từ phạm trù thực tiễn để nghiên cứu, xem xét bản chất con người Cácông đã xem xét vấn đề bản chất con người không phải cô lập, phiến diện màđặt nó trong quan hệ với tự nhiên, xã hội và con người Đây là ba nhân tốhoàn chỉnh hợp thành thế giới con người Trong đó, con người vừa là điểmxuất phát, vừa là khâu trung gian của những mối quan hệ ấy

Trong khi phê phán Phơbách xuất phát từ những cá thể cô lập theokiểu Robinsơn để nhận thức bản chất con người, Mác đã đưa ra một luận đềnổi tiếng, tạo nên bước ngoặc cách mạng trong nhận thức con người: "Bảnchất con người không phải là cái gì trừu tượng cố hữu của cá nhân riêngbiệt Trong tính hiện thực của nó, bản chất con người tổng hòa những quan

hệ xã hội"[8; 493]

1.3.1 "Trong tính hiện thực của nó, bản chất con người là tổng hòa các mối quan hệ xã hội"

Xuất phát từ phạm trù thực tiễn, từ sinh hoạt sản xuất vật chất trên cơ

sở kế thừa chọn lọc có tính phê phán những tri thức mà nhân loại đã đạtđược khi nghiên cứu về bản chất con người Mác đã đưa ra một "địnhnghĩa" có tính chất kinh điển về bản chất con người "Trong tính hiện thựccủa nó, bản chất con người là tổng hoà các mối quan hệ xã hội"[8; 493]

Với luận đề nỗi tiếng này, triết học Mác - Lê nin đã làm nên bướcngoặc cách mạng trong việc nghiên cứu bản chất của con người Hơn mộtthế kỷ qua luận đề ấy đã thành định nghĩa mang tính chất kinh điển và là cơ

sở lý luận của việc nghiên cứu các vấn đề về con người Nó không chỉ trởthành mối quan tâm của các nhà triết học mác-xít mà còn là mối quan tâmcủa mỗi triết học nói chung Với định nghĩa này, Mác đã đưa ra phạm trùcon người thực tiễn, đặt nó vào trong hoạt động sản xuất thực tiễn xem xét

nó trong mối quan hệ không tách rời với tự nhiên - xã hội

Trang 20

Trong luận đề này, Mác phê phán Phơbách đã coi con người nhưnhững cá nhân trừu tượng, cô lập "bản chất con người chỉ là cái trừu tượng

cố hữu của cá nhân riêng biệt"; hoặc "bản chất con người chỉ có thể hiểuđược là "loài", là tính phổ biến nội tại, cần gắn bó một cách thuần túy tựnhiên đông đảo cá nhân với nhau"[9; 11] Đối với con người đứng đầu nhànước mà Hêghen (George Wilhelm Hegel) gọi là "con người đặc thù" thìbản chất của nó như Mác nói "không phải là râu của nó, không phải là máucủa nó, không phải là bản chất thể xác trừu tượng của nó, mà là phẩm chất

Như vậy, giải thích bản chất con người không phải trong lý luận,trong tư duy mà là trong hoạt động thực tiễn Bản chất con người khôngphải là trừu tượng mà là hiện thực cụ thể, không phải là tự nhiên mà là lịch

sử, không phải là các vốn có trong mỗi cá nhân riêng lẻ, cô lập mà là tổnghòa của toàn bộ các quan hệ của xã hội

Tư tưởng đó là sự vận dụng triệt để chủ nghĩa duy vật lịch sử vào lýluận con người: Tồn tại xã hội quyết định ý thức xã hội, tồn tại cá nhânquyết định ý thức cá nhân Tồn tại xã hội và ý thức xã hội, quyết định tồn tại

và ý thức cá nhân Như thế cũng có nghĩa những mối quan hệ trong mọi hệthống xã hội nhất định sẽ là nhân tố quyết định tồn tại của cá nhân, quyếtđịnh nhiều nhu cầu, mục đích hoạt động của từng cá nhân trong xã hội.Ngoài những yếu tố sinh học quy định "tính người", ở người thì yếu tố có ýnghĩa quyết định đến việc hình thành bản chất con người chính là ở chỗ conngười còn chịu sự liên hệ ràng buộc bởi một hệ thống các mối quan hệ xãhội, ràng buộc giữa cá nhân với xã hội và giữa xã hội với cá nhân vv

Lịch sử loài người đã trải qua các hình thái kinh tế - xã hội khác nhau,

mà mỗi hình thái kinh tế - xã hội đều có những mối quan hệ xã hội của nó.Con người vừa cất tiếng khóc chào đời là đã gia nhập ngay vào những mối

Trang 21

quan hệ xã hội đó, và rồi dù muốn hay không cũng sẽ trở thành "Cái giámang những mối quan hệ xã hội" đó Chính vì thế, trong đời sống của mìnhcon người không chỉ biểu hiện ra là một thực thể sinh học mà còn chủ yếubiểu hiện ra là một thực thể xã hội Khác hẳn với các mối quan hệ với tựnhiên, các mối quan hệ xã hội phụ thuộc vào hoạt động sản xuất của conngười Điều này có nghĩa các mối quan hệ xã hội nhiều hay ít là phụ thuộcvào việc anh ta tham gia nhiều hay ít hoạt động sản xuất Địa vị của mỗi conngười không phải được tính từ các điều kiện tự nhiên mà là ở chỗ anh tathuộc về giai cấp nào? Quan hệ của anh ta đối với tư liệu sản xuất như thếnào? Vị trí, vai trò của cá nhân đó trong quá trình sản xuất và tổ chức laođộng, sản phẩm mà anh ta được phân phối ở mức nào?

Trong hiện thực con người là con người xã hội, con người gắn với xãhội, là những cá nhân nằm trong các quan hệ xã hội Nếu tách con người rakhỏi các quan hệ xã hội thì lúc đó con người sẽ là không phải con ngườinữa, mà chỉ là một sinh vật như mọi sinh vật khác và sự gắn bó những cáthể người lúc đó cũng chỉ mang tính chất bầy đàn sinh vật, chứ không có xãhội của con người

Khi nói “trong tính hiện thực của nó, bản chất con người là tổng hòacác quan hệ xã hội” cũng có nghĩa tất cả các mối quan hệ xã hội đều thamgia quá trình hình thành bản chất của con người Nhưng vai trò của các quan

hệ xã hội góp phần vào việc hình thành bản chất con người là khác nhau.Trong tất cả các mối quan hệ xã hội tham gia vào việc hình thành bản chấtcon người thì quan hệ xã hội có ý nghĩa quyết định nhất là quan hệ sản xuất,

nó đóng vai trò chi phối, định hướng các quan hệ xã hội khác Tất cả cácquan hệ xã hội khác hoặc là trực tiếp, hoặc là giám tiếp đều ảnh hưởng đếnviệc hình thành bản chất con người Điều này không được các nhà triết học,

xã hội học tư sản trước kia và hiện nay thừa nhận Họ chỉ nhấn mạnh đếncác quan hệ về gia đình, tuổi tác, nghề nghiệp Chính quan hệ sản xuấttrong xã hội chiếm hữu tư nhân về tư liệu sản xuất đã quyết định sự phânchia các thành viên trong xã hội thành các giai cấp khác nhau trong xã hội.Trong xã hội có giai cấp thì bản chất con người bao giờ cũng bao giờ mangtính giai cấp của nó Bản chất người in đậm trong giấu ấn của mỗi cá nhân

Sẽ là xuyên tạc quan niệm của chủ nghĩa Mác - Lênin về bản chất conngười khi xem xét các quan hệ xã hội một cách giản đơn, thô thiển và cứngnhắc, và cho rằng chỉ có những mối quan hệ xã hội hiện tồn mới quyết định

Trang 22

bản chất của những người đang sống Trong lịch sử của mình con người bắtbuộc phải kế thừa di sản của những người đi trước Trong lĩnh vực văn hóatinh thần có những truyền thống thúc đẩy con người vươn lên nhưng cũng

có những truyền thống "đang đè nặng lên những người đang sống" Do đó,khi xem xét bản chất con người không nên tách rời quá khứ - hiện tại -tương lai

Các quan hệ xã hội bao gồm nhiều loại: nếu xét mối quan hệ giữa cánhân với xã hội hay giữa cá nhân với con người và cộng đồng xã hội thì cóquan hệ gia đình, họ tộc, quan hệ làng xã, quan hệ giai cấp, quan hệ dân tộc,quan hệ tôn giáo, Nếu xét về sự vận động của các quan hệ xã hội trongthời gian thì có quan hệ xã hội hiện tồn và các quan hệ xã hội đã được hìnhthành trong quá khứ nhưng đã bị đảo lộn biến đổi hoặc được thừa kế, pháttriển trong hiện tại Như vậy, các quan hệ xã hội rất đa dạng, rất phong phú,luôn luôn đan xen lẫn nhau, trong đó quan hệ sản xuất là quan hệ chi phốiquyết định các loại quan hệ khác Nếu quan hệ sản xuất thể hiện bản chấttầng một của con ngườ, thì các quan hệ xã hội khác thể hiện bản chất tầnghai của con người và lại được thể hiện thông qua cái bản chất của tầng một,tạo nên sự khác biệt giữa con người với con người Tính chi phối, quyếtđịnh của quan hệ sản xuất đối với các mối quan hệ xã hội khác là ở chỗ đó

Việc đề cao tính chi phối và quyết định của quan hệ sản xuất đối vớicác quan hệ xã hội khác trong việc hình thành bản chất con người không cónghĩa, quan hệ sản xuất là quan hệ duy nhất tham gia vào quá trình hìnhthành bản chất con người Nói như vậy là đã tuyệt đối hóa quan hệ sản xuất.Không ít người đã nhận thức không đúng vấn đề này Vì vậy, đã đi đến chỗlệch lạc về hai phía: một là, coi bản chất con người chỉ là bản chất giai cấp,đồng nhất bản chất giai cấp với bản chất con người làm cho bản chất conngười không còn là tổng hòa các quan hệ xã hội Hai là, chỉ thấy bản chấtcon người là tổng hòa các quan hệ xã hội mà không thấy được trong xã hội

có giai cấp, quan hệ sản xuất là quan hệ chi phối, quyết định các quan hệ xãhội khác Những lệch lạc trên đã dẫn đến hậu quả hoặc là mơ hồ về giai cấp,hoặc là cứng nhắc về lập trường giai cấp vô sản khi tác động đến con người,huy động con người vào tiến trình đi lên của cách mạng, nhất là trong việcxây dựng con người mới xã hội chủ nghĩa

Con người vốn dĩ là một hiện tượng phức tạp Đem quy bản chất conngười vào các mối quan hệ xã hội, không phải Mác muốn đơn giản một vấn

Trang 23

đề vốn dĩ rất phong phú về nội dung Trái lại, chúng ta cho rằng không có gìphong phú và phức tạp hơn các mối quan hệ xã hội giữa người với người hìnhthành và phát triển trong quá trình đấu tranh, cải tạo tự nhiên và cải tạo xã hội.

Chủ nghĩa Mác cũng không bao giờ chủ trương nghiên cứu conngười chỉ dừng lại bản chất của nó, mà chủ trương xem xét con người trong

sự thống nhất giữa bản chất và tồn tại, giữa lý luận và thực tiễn Và cho rằngchỉ có thừa nhận bản chất con người là thực thể hoạt động xã hội, thì mới cókhả năng phân tích một cách khoa học tồn tại của con người, cũng tức làhoàn cảnh của con người

Chính vì bản chất con người là tổng hòa các mối quan hệ xã hội, chonên muốn thay đổi bản chất con người không thể không thay đổi những mốiquan hệ xã hội, tức là thay đổi cái cội nguồn, gốc rễ tạo nên bản chất conngười Từ trong luận đề ngắn gọn của Mác đã vang lên lời hiệu triệu, thôithúc hành động cách mạng, sự nghiệp cách mạng mà giai cấp vô sản tiến hànhkhông chỉ nhằm biến đổi hoàn cảnh, mà còn nhằm biến đổi bản chất con người

Các quan hệ xã hội không phải là nhất thành bất biến: có loại quan hệ

xã hội biến đổi nhanh, nhưng cũng có loại quan hệ xã hội biến đổi chậm; cóloại nó tồn tại, ẩn chứa lâu dài Trong đó, những gì tốt đẹp có ích vẫn được

kế thừa, lưu giữ, phát triển trong điều kiện mới (quan hệ gia đình, họ tộc,làng xã, văn hoá ); có loại bị thay thế bởi các quan hệ xã hội mới khi điềukiện lịch sử tồn tại của nó không còn nữa (quan hệ sản xuất - quan hệ giaicấp) Từ đó, có thể thấy rằng bản chất con người cũng không phải là bấtbiến, là cố định mà nó cùng biến đổi với sự biến đổi của các quan hệ xã hội,trước cái cơ sở tồn tại của bản chất người thay đổi

Quan điểm này hoàn toàn đối lập với những quan điểm duy tâm, siêuhình cho rằng bản chất con người hay bản tính người là bất biến: đó là tínhthiện hay ác, là vị tha hay vị kỷ, là tình yêu phổ biến hay "người với người

là cho sói", "chiến tranh của tất cả chống tất cả", hoặc cho rằng bản chất,bản tính là bất biến đối với nhiều loại người khác nhau: quân tử hay tiểunhân, thượng trí hay hạ ngu Sinh ra để trị người hay để người trị Điều này

đã được Mác nói: "toàn bộ lịch sử chỉ là sự biến đổi liên tục của bản tínhcon người” Chính vì vậy, triết học mác-xít không chỉ coi nhiệm vụ củamình là chỉ ra bản chất con người nói chung, mà phải thấy được bản chất đóthay đổi như thế nào trong mỗi thời đại lịch sử nhất định Chính điều này đã

lý giải tại sao không ít người thuộc tầng lớp giai cấp khác nhau lại có thể từ

Trang 24

bỏ xuất thân của mình để chạy theo hàng ngũ của giai cấp khác, đấu tranh

để giải phóng cho giai cấp khác như Mác - Ănghen - Lênin đã làm

Trước Mác, cũng có những nhà duy vật thấy được con người là sảnphẩm của hoàn cảnh tạo ra con người, nhất là các nhà Triết học tạo ra duyvật khai sáng Pháp và Anh thế kỷ XVII - XVIII Nhưng biến đổi hoàn cảnhnhư thế nào?, làm thế nào để biến đổi hoàn cảnh, cải tạo hoàn cảnh cho nóphù hợp với bản tính người? Đứng trước những câu hỏi vừa mang tính lịch

sử vừa mang tính thực tiễn thì họ trở nên lúng túng, giải thích một cách thần

bí, duy tâm và cuối cùng rơi vào cái vòng luẩn quẩn không lối thoát

Vận dụng quan điểm thực tiễn vào việc nghiên cứu con người, lầnđầu tiên trong lịch sử, Mác đã chuyển vấn đề con người từ cách giải đáp tưbiện sang cơ sở vững chắc của đời sống thực tiễn Mác đã giải đáp được vấn

đề con người không phải từ trong "thế giới bên kia" hay trong bản thân conngười mà trong hoạt động thực tiễn sản xuất của nó, tức là trong đời sống xãhội con người

Có thể nói, nếu như Mác và Enghen đã bỏ nhiều công sức để đấutranh với những quan điểm sai lầm của chủ nghĩa duy tâm và chủ nghĩa duyvật cũ về vấn đề con người, đặt cơ sở khoa học cho việc nghiên cứu xã hộinói chung và con người nói riêng, thì Lênin do yêu cầu cụ thể của thời đạimình chẳng những người đã bảo vệ và phát triển học thuyết về con ngườicủa Mác và Ăngghen, mà còn vận dụng học thuyết đó vào việc cải tạo conngười cũ, xây dựng con người mới của chủ nghĩa xã hội

Xuất phát từ quan điểm quần chúng là người sáng tạo ra lịch sử, cáchmạng là sự nghiệp của quần chúng Lênin coi việc xây dựng con người mớitrong xã hội mới là nhiệm vụ chủ yếu của cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa

Nó không chỉ xoá bỏ phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa xây dựng mộtphương thức sản xuất tiên tiến hơn, mà phải xây dựng được những conngười mới đủ sức hoàn thành sứ mệnh lịch sử đó và còn là chủ thể xây dựng

xã hội mới Con người đó phải là con người phát triển toàn diện cả về thểlực và trí lực Lênin cực lực phê phán, đấu tranh với hai khuynh hướng sailầm: một là, chủ nghĩa xây dựng xã hội chủ nghĩa nhưng cần đến "nhữngnhãn hiệu của chủ nghĩa tư bản", nhất là những chuyên gia tư bản, nhữngngười rất am hiểu về khoa học kỹ thuật Chủ nghĩa xã hội chỉ có thể đượcxây dựng bởi những con người "hoàn toàn mới" Hai là, có thể dùng nhữngngười đã được đào tạo từ các nhà trường tư sản để xây dựng chủ nghĩa xã

Trang 25

hội mà không cần phải cải tạo và giáo dục theo tinh thần xã hội chủ nghĩa.Lênin cho rằng đó là những quan điểm ảo tưởng, mơ hồ, sai lầm, ngây thơ.

Theo Lênin, việc xây dựng con người mới không chỉ hạn chế trongtầng lớp tri thức, mà phải xây dựng ở mọi tầng lớp xã hội Cải tạo họ, giáodục họ không chỉ đơn thuần về mặt tư tưởng, mà điều cốt yếu có vai tròquyết định là phải cải tạo về lề lối và phong cách làm việc, khắc phục những

gì của chủ nghĩa cá nhân ích kỷ Xem lao động không phải là bắt buộc mà là

tự nguyện Không phải lao động là lao động cưỡng bức, lao động kiếm sống

mà lao động là trách nhiệm là nghĩa vụ và quyền lợi của con người

Tóm lại, bằng phương pháp biện chứng của con người và với sự pháttriển của con người trong thời đại ngày nay cho phép chúng ta khẳng địnhrằng: quan niệm về bản chất con người của các nhà triết học trước Mác đãkhông tính đến mối liên hệ giữa các sinh vật và cái xã hội, xem xét bản chấtcon người một cách siêu hình, coi bản chất con người là vốn có, bất biến.Những quan điểm đó không những không đem lại ý nghĩa tích cực mà cònbộc lộ những hạn chế trước sự phát triển của các khoa học về con người Đóchỉ là những công cụ phục vụ cho mục đích thống trị của giai cấp bóc lộttrong xã hội có gai cấp Chỉ đến khi chủ nghĩa Mác ra đời, trên cơ sở thựctiễn và với phương pháp biện chứng duy vật Triết học mác-xít đã xoá tan

"lớp sương mù mờ ảo" thần bí vây quanh con người, vạch ra bản chất đíchthực của con người Các quan niệm của các ông là cơ sở phương pháp luận,

là ngọn đèn pha soi sáng cho nhiều ngành khoa học hiện đại và các khoahọc nghiên cứu về con người Đồng thời, nó cũng là cơ sở vững chắc cho lýluận đấu trang giai cấp, giải phóng con người ra khỏi lao động bị tha hóatrong chủ nghĩa tư bản, khỏi áp bức bất công, trả lại giá trị đích thực của conngười, để con người vươn tới tự do Tư tưởng khẳng định "Trong tính hiệnthực của nó, bản chất con người là tổng hòa những quan hệ xã hội" của cácông còn cho thấy, trong quan niệm đó con người không chỉ luôn tồn tạitrong mối quan hệ tự nhiên - con người - xã hội mà còn là chủ thể của lịch

sử, con người là chủ nhân sáng tạo ra lịch sử của chính mình

1.3.2 Con người là chủ thể sáng tạo ra lịch sử

Khi giaỉ quyết những vấn đề của con người, liên quan đến con người,triết học Mác-Lênin đã giải quyết hàng loạt các vấn đề mà triết học trướccác ông chưa giải quyết được Trong đó, có vấn đề chủ thể trong hành độnglịch sử hay nói cách khác là vấn đề: ai thực sự làm nên lịch sư Dĩ nhiên,

Trang 26

ngay trong triết học trước Mác cũng đã chỉ rõ ràng là chỉ có con người mớilàm nên lịch sử, nhưng hành động lịch sử này của con người thể hiện trongcác quan điểm triết học như là chịu sự chi phối bởi cái gì đó cao hơn conngười, đứng trên con người và bên ngoài đời sống con người: các chúa trời,tinh thần thế giới (Hêghen), sức mạnh đạo đức Từ đó, dẫn đến một vấn đềkhác còn chưa được giải thích rõ ràng: trong lĩnh vực nào của đời sống conngười thì vấn đề lịch sử luôn nổi lên hàng đầu? Là chính trị, văn hoá, là thếgiới quan, là “lịch sử thiêng liêng“ theo ý nghĩa tôn giáo hoặc các lĩch vựckhác? Một vấn đề khác nữa được đặt ra: đứng đối diện với quá trình lịch sửthực tế cần có thái độ như thế nào? Chỉ cần miêu tả và giải thích lịch sử haycòn có nhiệm vụ cải tạo sự hiện tồn?

Xuất phát từ quan điểm lịch sử triết học mác-xít không chỉ giải thíchlịch sử từ lập trường duy vật tạo nên chủ nghĩa duy vật lịch sử, cùng với chủnghĩa duy vật biện chứng làm nên toà nhà đồ sộ của triết học mác-xít, màcòn khẳng định rằng lịch sử là lịch sử của con người và con người với tưcách là chủ thể của con người sáng tạo nên lịch sử của chính mình Conngười không chỉ miêu tả, giải thích lịch sử mà điều quan trọng là cải tạo lịch

sử, cải tạo chính sự hiên tồn của con người trên trái đất này

Chủ nghĩa duy vật lịch sử khẳng định rằng: lịch sử xã hội loài người

là do chính hoạt động của con người sáng tạo ra chứ không phải do một lựclượng siêu nhiên nào đứng bên ngoài con người sáng tạo ra Lịch sử là quátrình con người đấu tranh, cải tạo tự nhiên, cải tạo xã hội và cải tạo ngaychính bản thân mình Con người bắt đầu làm ra lịch sử của chính mình khicon người biết sản xuất ra của cải vật chất, mà hành vi sản xuất đầu tiên làsản xuất ra tư liệu sinh hoạt Trong khi phê phán mô hình con người trừutượng của Phơbách ở một khía cạnh nhất định, Mác đã đồng ý với Phơbách

và chủ nghĩa duy vật trước ông ở việc cho rằng, con người là một bản chấtsống tự nhiên Nhưng bản chất đặc biệt của tính xã hội này đối với Phơbáchcòn chưa được giải thích

Mác chỉ ra rằng, tính xã hội nằm trong lịch sử nơi diễn ra những biếnđổi cụ thể của các quan hệ giữa người với ngưới trên cơ sở sản xuất của họ.Như vậy, vấn đề đã rõ ràng với ý nghĩa chung nhất, quần chúng là chủ thểcủa lịch sử và chính con người làm nên lịch sử của chính mình, chứ khôngphải lực lượng xa lạ nào dẫn dắt họ Lịch sử không phaỉ là số phận đã định

mà là cái có thể thay đổi, là cái ở mức độ nhất định có thể tạo nên một cách

Trang 27

có ý thức Chẳng hạn có thể nhận thức tính chất và phương thức tác độngcủa các quan hệ tất yếu trong hoạt động sản xuất

Lịch sử bao giờ cũng có khởi nguồn của nó Trước Mác, Hêghen chorằng lịch sử không cần đến tiền đề vì theo ông mọi tiền đề đều mang tính

chất giáo điều Trái với Hêghen, trong tác phẩm “Hệ tư tưởng Đức“ 1846), Mác -Ăngghen đã giải quyết một cách duy vật biện chứng, triệt để về

(1845-tiền đề của lịch sử Các ông khẳng định “những (1845-tiền đề đầu tiên của toàn bộlịch sử là sự tồn tại của những cá nhân con người sống“[2;268] Từ tiền đề

đó Mác đã đi đến giải quyết các vấn đề lịch sử ở trong hoạt động sản xuấtvật chất Không chỉ trong hoạt động tinh thần mà trước hết chỉ trong hoạtđộng sản xuất vật chất, hoạt động thực tiễn Thông qua hoạt động thực tiễn

mà con người khẳng định vai trò của mình trong đời sống xã hôị, sáng tạo ralịch sử Mác phê phán Phơbách đã quá đề cao hoạt động lý luận, tuyệt đốihoá hoạt động lý luận, xem nhẹ hoạt động thực tiễn Phơbách không thấyđược vai trò to lớn của hoạt động thực tiễn trong quá trình nhận thức và cảitạo thế giới

Thông qua học thuyết hình thái kinh tế - xã hội, những người sánglập ra chủ nghĩa Mác đã chỉ cho chúng ta thấy tính tất yếu của sự phát triển

xã hội Đó là quá trình “lịch sử -tự nhiên“, là sự thay thế lẫn nhau của cáchình thái kinh tế - xã hội, mà hình thái sau bao giờ cũng cao hơn và tiến bộhơn hình thái kinh tế - xã hội trước đó Mác viết rằng: “xã hội là sự tác độngqua lại giữa những con người và lịch sử xã hội loài người luôn chỉ là lịch sửphát triển cá nhân của những con người[11; 657-658]

Như vậy, lịch sử là tự nhiên, lịch sử là cụ thể Lịch sử không phải làtrừu tượng, mà nó nằm ngay trong bản thân xã hội loài người với nhữngbiến đổi của các quan hệ xã hội Trong xã hội có giai cấp lịch sử chẳng qua

là lịch sử đấu tranh của các giai cấp khác nhau trong xã hội, nhằm xác lậpquyền thống trị của giai cấp này đối với giai cấp khác “ Cho đến nay, toàn

bộ lịch sử loài người là lịch sử đấu tranh giai cấp ” Ở đây, Mác không phảituyệt đối hoá đấu tranh giai cấp, coi đó như là nhân tố quyết định toàn bộlịch sử Nhưng trong xã hội có giai cấp, Mác coi đấu tranh giai cấp là độnglực trực tiếp thúc đẩy sự phát triển xã hội, thúc đẩy sự thay thế của các hìnhthái kinh tế -xã hội khác nhau trong lịch sử

Khi xem xét tiến trình phát triển của xã hội loài người là sự thay thếlẫn nhau của các hình thái kinh tế - xã hội, các nhà sáng lập ra chủ nghĩa

Trang 28

Mác đã nói tới: lấy việc phát triển con người làm thước đo chung cho mọi

sự phát triển của xã hội

Tiến trình phát triển của lịch sử được quy định bởi sự phát triển củacác lực lượng sản xuất xã hội Sự phát triển của lực lượng sản xuất xã hội tự

nó đã nói lên sự phát triển của xã hội thông qua sự chiếm lĩnh và sử dụngngày càng nhiều lực lượng tự nhiên, với tư cách là cơ sở vật chất cho hoạtđộng sống của con người, quyết định mối quan hệ người - người trong sảnxuất C.Mác viết: “Lực lượng sản xuất là kết quả của nghị lực thực tiễn củacon người, nhưng bản thân nghị lực ấy lại bị chế định bởi những điều kiện

mà con người được đặt vào, bởi những lực lượng sản xuất mà trước đó đã

có được, bơi một hình thức xã hội đã tồn tại trước khi có những lượng sảnxuất ấy, mà hình thức xã hội ấy lại được tạo ra không phải bởi những conngười mà bởi thế hệ trước đó Nhờ hiện tượng giãn đơn là mỗi thế hệ sau đó

có được lực lượng sản xuất do thế hệ trước tạo ra, những lực lượng sản xuất

ấy là nguyên liệu cho thế sau, để thực hiện một hoạt động sản xuất mới.Nhờ hiện tượng ấy mà hình thành nên mối quan hệ trong lịch sử loài người,các lực lượng sản xuất của con người, và do đó quan hệ xã hội của conngười ngày càng phát triển nhiều hơn thì lịch sử đó càng trở thành lịch sửcủa loài người hơn“[11; 657-658]

Như vậy, theo quan niệm của các nhà sáng lập do chủ nghĩa Mác Lênin, con người không chỉ là chủ thể của hoạt động sản xuất vật chất, màcon người còn sáng tạo ra lịch sử của mình - lịch sử nhân loại Lịch sử làlịch sử của con người, do con người Lịch sử không phải chỉ là một chuỗinhững biến cố được tạo nên bởi những điều kiện khách quan, mà còn là mộtchuỗi những hoạt động do con người thực hiện

-Điều này cũng có nghĩa, con người làm nên lịch sử của mình khôngphải một cách tùy tiện mà tuân theo những quy luật khách quan Nhưngnhững quy luật khách quan này không phải thuần túy khách quan Lịch sử

do con người tạo nên Do đó, trong lịch sử cũng đã bao hàm yếu tố chủ quan(do con người) Nhưng chính yếu tố chủ quan này đã được khách quan hoácho nên nó là khách quan Khách quan cái chủ quan Con người là sản phẩmcủa hoàn cảnh nhưng chính con người lại là chủ thể của tất cả những biếnđổi to lớn của hoàn cảnh

Thông qua hoạt động của thực tiễn, hoạt động sản xuất vật chất, conngười không chỉ cải tạo hoàn cảnh, cải tạo xã hội và cải tạo chính mình Còn

Trang 29

thông qua những hoạt động mang tính mục đích, con người đã trở thành đạodiễn của vở kịch do mình dàn dựng Do đó, triết học Mác chỉ ra rằng conngười phải có trách nhiệm nhân đạo hoá đã tạo ra, tạo ra “hoàn cảnh hợptính người“, để phát triển và hoàn thiện con người Nói cách khác, thực chấtcủa quá trình lịch sử xã hội loài người đó là sự kế tục không ngừng cho bảnthân con người, vì con người, vì sự nghiệp phát triển và giải phóng conngười Đưa con người trở lại vị trí xứng đáng của mình làm cho con ngườilàm chủ tồn tại xã hội của mình, làm chủ tự nhiên, là người tự do.

Tiến trình phát triển của lịch sử nhân loại là quá trình giải quyếtnhững mâu thuẫn nảy sinh không ngừng một cách biện chứng, mà nhân tốgiải quyết những mâu thuẫn đó không ai khác chính là con người Conngười với khả năng lao động và sáng tạo đã làm nên những cuộc cách mạngtrong thời đại văn minh của mình, từ cổ đại đến hiện đại Với khả năng đó,con người vừa là mục tiêu vừa là động lực của sự phát triển kinh tế - xã hội,

là chủ thể của những nền văn minh Với năng lực nhận biết, phát hiện nhữngquy luật khách quan và bằng hoạt động thực tiễn, con người không chỉ hànhđộng theo quy luật mà còn từng bước can thiệp vào nó, biến đổi nó, in dấu

ấn của mình vào quy luật Điều đó cho thấy tính năng cải tạo, biến đổi xãhội, cải tạo chính mình , làm nên lịch sử thông qua hoạt động thực tiễn Vớinăng lực đó con người đã “ làm chủ tự nhiên một cách thực sự và có ýthức “những điều kiện sinh hoạt bao quanh con người mà từ trước đến nayvẫn thống trị con người, chi phối con người và qua đó “con người đã làmchủ đời sống xã hội của mình “

Rõ ràng quan niệm coi con người không chỉ là chủ thể của hoạt độngcủa sản xuất vật chất, là yếu tố hàng đầu, yếu tố quan trọng đóng vai tròquyết định trong lực lượng sản xuất xã hội con người là chủ thể hoạt độngtoàn bộ quá trình lịch sử của mình, lịch sử xã hội Triết học Mác đã chứng

tỏ tính ưu việt, tính cách mạng hơn hẳn các triết thuyết trước đó khi xemthường vai trò của quần chúng nhân dân, coi lịch sử chỉ là sự sáng tạo củathượng đế , của cá nhân siêu phàm

Đây cũng là minh chứng phủ nhân mọi luận điểm của chủ nghĩa hiệnsinh khi cho rằng chủ nghĩa Mác đã “bỏ rơi” con người Giáng một đònmạnh mẽ vào âm mưu của Sartre muốn kết hợp chủ nghĩa hiện sinh và chủnghĩa Mác trên địa hạt về con người và bản chất con người Bởi lẽ, làm sao

có thể kết hợp giữa một triết thuyết phủ nhận lịch sử coi lịch sử chỉ là lịch

Trang 30

sử cá nhân đơn lẻ Làm sao có thể kết hợp giữa con người què quặt về thểxác, bạc nhược xơ cứng về tâm hồn luôn có xu hướng nổi loạn, luôn muốnđạp phá mọi sự cản trở cá nhân với con người mưu cầu hạnh phúc không chỉriêng cho mình mà cho toàn xã hội với con người lạc quan, con người yêuđời, con người hành động, hành động đó không chỉ vì mình mà còn vìnhững người khác

Với tư tưởng con người là chủ thể của lịch sư , con người làm nênlịch sử của chính mình Triết học Mác một lần nữa khẳng định tính cáchmạng, khoa học của mình ít nhất là trên địa hạt giải phóng con người, pháttriển con người, khắc phục mọi tình trạng tha hoá của con người là mục tiêucao nhất của triết học mác-xít Mặc dù, ngày nay khi khoa học công nghệ

đã và đang trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp - điều mà Mác đã dự báo

từ rất sớm - Con người dường như mất vị thế của mình với tư cách là chủthể, con người cảm thấy ngày càng nghèo nàn hơn, trở thành nô lệ của máymóc - điều mà các nhà triết học hiện sinh đã phác họạ trong hệ thống triếthọc của mình một cách rõ ràng và mang đầy tính bi quan Đây chỉ là cáinhìn tiêu cực về sự tín mộ của khoa học kĩ thuật, công nghệ trong đời sống

Trang 31

CHƯƠNG 2: CON NGƯỜI HIỆN SINH - SỰ KHÁC BIỆT VỚI CON NGƯỜI TRONG TRIẾT HỌC MÁC-XÍT

Tất cả các nhà nghiên cứu về triết học hiện sinh, từ trước đến nay đềuthống nhất ý kiến với nhau khi cho rằng: chủ nghĩa hiện sinh là một nhánhcủa trào lưu triết học phi duy lý, chống lại mọi hình thức duy lý trong triếthọc truyền thống Nhưng nó là cái nhánh, cái nhánh lớn nhất, khoẻ mạnh

nhất được mọc lên từ các gốc cây khổng lồ "Triết học về con người" cùng

với những cái nhánh khác kém phát triển hơn: chủ nghĩa nhân vị, chủ nghĩakinh nghiệm phê phán, triết học đời sống, chú giải học, phân tâm học Sở

dĩ nói như vậy vì, chủ nghĩa hiện sinh không chỉ có ảnh hưởng sâu rộng đếnđời sống xã hội phương Tây mà còn ảnh hưởng sâu rộng đến đời sống xãhội hiện đại trên phạm vi toàn thế giới Từ Âu sang Á, từ Tây sang Đôngđặc biệt là vào những năm 50 và 60 của thế kỷ trước Chủ nghĩa hiện sinh

đã tạo nên một "cuộc sống hiện sinh" sâu rộng trong đời sống xã hội củanhiều quốc gia

Cũng như bất kỳ một triết thuyết nào ra đời đều có nguồn gốc nảysinh của nó Triết học hiện sinh ra đời cũng có nguồn gốc riêng của nó Nókhông phải là trên trời rơi xuống, hay dưới đất mọc lên và sự ra đời của nólại càng không phải là một ngẫu nhiên mà là một tất nhiên Đó là triết họccủa thời đại khùng hoảng, thể hiện sự khủng hoảng của xã hội Sau hai cuộcđại chiến thế giới khốc liệt, một nhà nghiên cứu về hiện sinh phương Tây đãnói về triết hiện sinh: "Triết học hiện sinh phản ánh tâm trạng chung củathời đại: cảm giác về sự suy thoái, về tính chất vô nghĩa và bế tắc, những gìliên quan đến con người"[18; 44] Nó là thứ triết lý bi thiết biện minh cholối: "cười ra nước mắt" Tại hiện thực của một châu Âu tan rã vì những xungđột và sự khủng hoảng đã được báo trước Vậy nguyên nhân nào đưa đếncái nhìn bi quan của chủ nghĩa hiện sinh về con người?

2.1 TỪ SỰ ĐỔ VỠ CỦA XÃ HỘI ĐẾN HIỆN SINH CỦA CON NGƯỜI

Từ trước đến nay, khi nghiên cứu về nguồn gốc ra đời của Triết họchiện sinh người ta thường nhấn mạnh đến nguyên nhân của hai cuộc đạichiến thế giới Chiến tranh thế giới lần I (1914 -1918) và đại chiến thế giớilần II (1939-1945) và xem đây là nguyên nhân trực tiếp, nguyên nhân chính,chủ yếu quyết định sự ra đời của chủ nghĩa hiện sinh Đây là một cách nhìnchưa đầy đủ về nguồn gốc ra đời của chủ nghĩa hiện sinh Cần phải thấyrằng, không phải khi hai cuộc đại chiến thế giới nổ ra thì Triết học hiện sinh

Trang 32

mới được hình thành Mà trái lại, trước khi hai cuộc đại chiến thế giới nổ ra,những chủ nghĩa hiện sinh đã sớm được hình thành, mà bằng chứng rõ nhất

là triết học của Soren Kierkegaad - ông tổ của triết học hiện sinh Ngườisống trong thời đại của C.Mác (1813-1855), nhưng có điều là vào thời kỳcủa ông, những tư tưởng của ông không được coi trọng và xem như là một

sự xa lạ trước sự mới lạ của khoa học kỹ thuật đang phát triển mạnh mẽ.Con người như tìm được một người bạn đồng hành đắc lực giúp nó giảiphóng được sức lao động Giảm được sự nặng nhọc trong lao động sản xuất

Đó là chưa kể tới những tư tưởng hiện sinh có nguồn gốc sâu xa trong lịchsử: Socrate (469-399 TCN), Thánh Augustin (354-436), Blaise Pascal(1623-1622), F Mietzsche (1844-1990) ngoài ra còn nhiều nhà tư tưởngkhác: A.Schopenhauer, Fschelling, A.Bergson

Tuy nhiên, phải thừa nhận rằng chính hai cuộc đại chiến thế giới đãgóp phần thúc đẩy chủ nghĩa hiện sinh phát triển mạnh Và triết hiện sinhcũng chỉ có thể trở thành với tư cách là một chủ nghĩa hiện sinh sau hai cuộcchiến tranh tàn khốc đó Sau hai cuộc chiến tranh tàn khốc đó chủ nghĩahiện sinh không chỉ là biểu hiện ở từng cá nhân đơn lẽ trong xã hội mà nótrở thành tâm lý chung của xã hội, trở thành mốt sống của đông đảo tầng lớpngười trong xã hội phương Tây

Về thực chất chủ nghĩa hiện sinh ra đời do hai nguyên nhân: một làphản ánh cuộc khủng hoảng của chủ nghĩa tư bản hiện đại; hai là phản ứnglại sự sùng bái của khoa học kỹ thuật

Triết học hiện sinh hình thành ở Đức ngay sau chiến tranh thế giới lầnthứ nhất Nước Đức là một nước bại trận ngoài sự tàn phá ghê gớm củachiến tranh, nước Đức còn phải bồi thường một khoản chiến phí lớn chonhững nước thắng trận Trước những xáo trộn của xã hội, những biến cố xãhội gắn liền với chủ nghĩa tư sản đang bước vào giai đoạn của chủ nghĩa đếquốc Từ những biến đổi săn sóc của xã hội đã dần đến những biến đổi tolớn trong ý thức hệ của giai cấp tư sản là sự hoạt động theo hướng tiêu cực.Tâm trạng lạc quan trước đây của giai cấp tư sản ngày càng mâu thuẫn vớicác sự kiện, các biến cố mới của hoàn cảnh lịch sử Nó đưa tới một ý thức

mơ hồ về sự cáo chung của lịch sử làm xuất hiện những lo lắng, ưu tư, làmmất đi niềm tin, hy vọng vào những gì tốt đẹp của cuộc sống của con người

Làn sóng mới của chủ nghĩa hiện sinh bừng tĩnh ở Pháp sau đại chiếnthế giới thứ II Người ta mô tả sự ra đời của chủ nghĩa hiện sinh ở Pháp như

Trang 33

sau: "ấy là một buổi sáng mùa đông (1946) vừa thức giấc cả thành phố Paristhấy mình "hiện sinh", sách báo đầy hiện sinh, quyến rủ tràn khắp phốphường, những "đứa thanh niên nam nữ vui vẻ" kéo đến những căn hầm ởSaint - German, âm vang điệu nhạc Jazz trong những trang phục mới lạ vớimái tóc xoả, quần túm ống và ăn nói chào mời phóng túng Người ta bảo đó

là lối sống mới, là một phong trào mốt đã trở thành huyền thoại Trong 40năm từ 1945, Paris trở thành thủ đô văn hóa của thế giới nhờ sức hút của lốisống hiện sinh và danh tiếng của J.P Sartre, người được mệnh danh là "giáohoàng" của chủ nghĩa hiện sinh lan rộng, đến nổi một khẩu hiệu theo kiểuchủ nghĩa đa đa được nêu lên rằng "mỗi người hiện sinh là một người cóSartre ở trong" Con người nghi ngờ đối với mọi thể chế chính trị, niềm tin vàocuộc sống Họ tuyên bố từ bỏ, chống lại mọi tư tưởng, giá trị, thành kiến cũ

Trong hoàn cảnh nước Pháp bị tàn phá nặng nề sau chiến tranh, đất nước rơi vào hoàn cảnh vừa thắng trận vừa thua trận, một số người không biết tin vào ai ngoài cá nhân mình Trong lúc họ cảm thấy bơ vơ, cô đơn, lo lắng thì tư tưởng hiện sinh trở thành chỗ dựa của họ.

Chiến tranh và những hậu quả của nó như một nghịch lý của lịch sửtiến hoá nhân loại Mọi thành tựu mới nhất của khoa học kỹ thuật khôngphải để phục vụ đời sống con người mà để phục vụ chiến tranh, phục vụ choviệc chết chóc và ăn cướp Trong thảm hoạ đó con người cảm thấy mìnhthật nhỏ bé, lạc lỏng trong cái thế giới đầy bạo lực và luôn trong tình trạngthấp thỏm bị huỷ diệt bất cứ lúc nào của chiến tranh Con người mơ hồ cảmthấy mình biến thành những "tấm thẻ vô hồn", những "con số vô danh"trong guồng máy chiến tranh tàn khốc Luật pháp, chính trị chỉ là lừa đảo.Đạo đức, tôn giáo không còn được kiêng nể nữa Con người mất hết mọiniềm tin vào cuộc sống Như chiếc thuyền không lái, chiếc xe không thắng,

xã hội dường như bị mất thăng bằng và đang trên đà trượt dốc không phanhhãm Người ta nghi ngờ hết thảy mọi giá trị, cuộc đời vì thế trở nên chánnản, buồn nôn, vô vị, phi lý Con người chìm đắm vào những khoái lạctriền miên, quên đi quá khứ, chạy theo lối sống buông thả, xoáy theo cơn lốccuộc đời Đó là những chủ đề luôn được các nhà hiện sinh mô tả một cáchsinh động Nó biểu hiện thái độ cùng cực của chủ nghĩa đế quốc - giai đoạnthoái trào, tột cùng của chủ nghĩa tư bản

Như đã nói ở trên, chiến tranh chỉ là nguyên nhân trực tiếp cho sự rađời của chủ nghĩa hiện sinh với tư cách là một triết thuyết Còn nguyên nhân

Trang 34

sâu xa và có ý nghĩa quyết định cho sự ra đời và phát triển mạnh mẽ của chủnghĩa hiện sinh đó là sự khủng hoảng, sự băng hoại về mặt tinh thần do chủnghĩa duy lý tạo nên trong xã hội phương Tây hiện đại.

Vào cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX chủ nghĩa tư bản đã vượt quathời kỳ cổ điển để bước sang thời kỳ hiện đại Cuộc cách mạng công nghiệp,cách mạng khoa học kỹ thuật đã làm lung lay, biến đổi đến tận gốc rể xã hộiphương Tây

Với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật đã làm cho quy môsản xuất ngày càng tăng, khối lượng sản phẩm sản xuất ra ngày càng đồ sộ

và dư thừa Tất cả những điều đó ảnh hưởng đến tư tưởng coi khoa học kỹthuật là "đôi đũa thần” kỳ diệu và là động lực chủ yếu đẩy xã hội phươngTây phát triển Và mặc nhiên, những thành quả đó được xem như là thànhquả của chủ nghĩa duy lý nghĩa là tất cả mọi tiến bộ xã hội là kết quả của tưduy, của trí tuệ con người Dường như chủ nghĩa tư bản đã tìm thấy công cụduy nhất của chủ nghĩa tư bản thoát khỏi khủng hoảng, chữa khỏi nhữngung nhọt trong bản thân nó là khoa học kỹ thuật Nhưng khi khoa học kỹthuật can thiệp vào từng ngõ ngách của đời sống xã hội của con người thìcon người càng cảm thấy trống vắng, cô đơn trong tâm hồn Vật chất củacon người càng được thoả mãn bao nhiêu thì mặt tinh thần của con ngườicàng nghèo nàn bấy nhiêu Đây không phải là vấn đề mới lạ gì mà chủ nghĩahiện sinh phát hiện ra Điều này đã được Mác cảnh báo và mô tả từ rất sớm

"Trong thời đại của chúng ta mọi sự vật tựa hồ như bao nhiêu mặt đối lậpcủa nó Chúng ta thấy rằng những máy móc có một sức mạnh kỳ diệu trongviệc giảm bớt lao động của con người và làm cho lao động của con người cóhiệu quả hơn Những thắng lợi của kỹ thuật dường như đã được mua bằngcái giá của sự suy đồi về mặt tinh thần Tất cả những phát minh của chúng

ta và tất cả những tiến bộ của chúng ta tựa hồ như đang dẫn tới chỗ là nhữnglực lượng vật chất thì được ban tặng cho một đời sống tinh thần rồi thì naylại bị hạ xuống trình độ những lực lượng vật chất đơn thuần"[8; 10]

Xã hội phương Tây đã được duy lý hoá trên tất cả mọi mặt của đờisống xã hội từ chính trị, kinh tế, nhà nước, pháp luật Dẫn đến một sự phủnhận giá trị nhận thức của thực tiễn, của thực nghiệm, cứ liệu thực tế Mặtkhác, chủ nghĩa duy lý cũng phủ nhận luôn các giá trị nhận thức của cácphương pháp phi lý tính, phản lý tính như: tâm linh, trực giác, niềm tin Tính duy lý được coi là khía cạnh vạn năng để hoàn thiện xã hội Tiến bộ

Trang 35

được hiểu như là kết quả của việc truyền bá những tư tưởng duy lý chânthực để loại trừ mọi điều phi lý, bí ẩn chính Trong điều kiện thổi phồng,bơm to đó đã làm xuất hiện một loạt các trào lưu triết học phi lý tính đểchống lại sự tuyệt đối tính duy lý trong triết học và trên lĩnh vực của đờisống xã hội Mà nổi trội là chủ nghĩa hiện sinh đã trở thành món ăn thờithượng của người phương Tây.

Chủ nghĩa hiện sinh ra đời còn là sự biểu hiện sự khủng hoảng tộtcùng của chủ nghĩa đế quốc độc quyền phát triển phản động Đó là chế độ

xã hội được hình thành trên cơ sở người bóc lột người Ở đó, luôn tồn tạinhững mâu thuẫn giữa lý tưởng và hiện thực, giữa mong ước công bằng vàhiện thực phủ phàng của xã hội Sức mạnh khoa học kỹ thuật đã đề ra xã hộitiêu thụ "xã hội dư thừa" Con người bị vắt kiệt sức vào lao động để sản xuất

ra của cải vật chất cho thiểu số tư bản Con người trở thành nô lệ của máymóc, của khoa học nó gắn chặt con người vào máy móc không lối thoát chỉvới mục đích thoả mãn lòng tham của cải vật chất cho nhà tư bản Điều này

đã được Engels diễn tả như sau: "Lòng tham đê tiện là linh hồn của thời đạivăn minh từ đầu của thời đại ấy cho đến tận ngày nay; giàu có, giàu có hơnnữa và luôn giàu có thêm, không phải là sự giàu có của xã hội, mà là sự giàu

có của cá nhân riêng lẽ, nhỏ nhen đó là mục tiêu quyết định duy nhất củathời đại văn minh"[2; 271]

Trong xã hội tư bản, cuộc tổng khủng hoảng đang đe doạ trực tiếpđến sự tồn vong của chế độ Quan hệ giữa người với người là quan hệ bóclột hạnh phúc của người này trở thành thảm hoạ của kẻ khác Giai cấp tư sản

"đã tước hết hào quang thần thánh của tất cả những hoạt động xưa nay vẫnđược trọng vọng và tôn sùng, nó đã dìm tất cả những tình cảm của conngười xuống dòng nước giá lạnh của sự tính toán ích kỷ, nó đã biến phẩmgiá của con người thành một giá trị trao đổi đơn thuần"[8; 544] Sự pháttriển mạnh mẽ của nền văn minh phương Tây đã đem lại một tác hại ghêgớm phản nhân văn Nền văn minh ấy đã dần thủ tiêu những mối quan hệnhân bản vốn có, để thay vào đó một hình thức duy nhất của mối liên hệ xãhội, là mối liên hệ được xác lập trên lợi ích kinh tế Trong đó tiền bạc, USD

là thước đo chuẩn mực của giá trị một cách lạnh lùng và tàn nhẫn Trong xãhội như vậy thì con người sẽ không còn là một tồn tại nhân bản nữa Cái cònlại duy nhất là tính tất yếu tự nhiên, là cái lợi riêng, là cố gắng bảo vệ sởhữu và cái tôi ích kỷ của bản thân mỗi người

Trang 36

Trong cái xã hội đầy những biến động dữ dội đó, khoa học - kỹ thuậtđược tận dụng mọi cách triệt để để phục vụ lợi ích của giai cấp bóc lột.Người lao động trở thành một cái máy trở thành công cụ lao động khônghơn không kém và máy móc dường như đã trở thành lực lượng thống trị conngười Điều này đã làm cho một bộ phận không nhỏ người có thái độ thùđịch với sự phát triển của khoa học - kỹ thuật đối với đời sống con ngườitheo một hướng tiêu cực, nó được ví như lưỡi gươm Damocles và nhân loại

là những tử tù trước nó Nhưng không phải chỉ đến khi khoa học phát triểnmạnh mẽ thì người ta mới nhận ra mặt tiêu cực của khoa học - kỹ thuật

Chính Mác, người mà chủ nghĩa hiện sinh lên án là "bỏ rơi" conngười, lãng quên con người đã chứng minh rằng tác động tiêu cực của khoahọc - kỹ thuật đến nhân cách của người lao động không phải là mục đích tựthân của khoa học - kỹ thuật mà nó chỉ là phương thức trong nhất thời của

nó Bắt nguồn từ "lao động bị tha hoá" Lao động vốn là bản chất của conngười nhưng khi lao động đó không còn là bản chất nữa, tức là lao động trởthành lao động kiếm sống, lao động cưỡng bức, lao động bị bắt buộc haynói đúng hơn lao động đã bị tha hoá Hậu quả của sự tha hoá lao động làtính độc đáo của cá nhân, không còn nữa, con người bị biến thành những cơthể trừu tượng, thành kẻ đơn thuần thực hiện một chức năng xã hội nào đó

"Dĩ nhiên, lao động sản xuất ra những vật phẩm kỳ diệu cho những ngườigiàu, nhưng nó sản xuất ra cùng khổ cho người công nhân Nó sản xuất ralâu đài, nhưng nó cũng sản xuất ra sự tàn lụi của công nhân Nó thay thế laođộng chân tay bằng lao động máy móc, nhưng nó lại ném một bộ phận côngnhân trở về với lao động dã man và biến một bộ phận công nhân khác thànhnhững cái máy Nó sản xuất ra trí óc, nhưng cũng sản xuất ra cả sự đần độn,ngu ngốc cho công nhân"[15; 133]

Từ sự tha hoá về lao động đã dẫn đến sự tha hoá của sản phẩm laođộng, tha hoá của bản thân người lao động Điều này đã được Mác trình bày

một cách rõ ràng trong "Bản thảo kinh tế - Triết học" 1844: "Người công

nhân càng sản xuất ra nhiều thì anh ta càng có ít để tiêu dùng; anh ta càngtạo ra nhiều giá trị thì bản thân anh ta càng mất giá trị, càng bị mất phẩmcách; sản phẩm anh ta càng đẹp thì anh ta càng xấu đi, vật anh ta tạo ra càngvăn minh thì bản thân anh ta càng giống với người dã man; lao động càngmạnh mẽ thì người công nhân càng bất lực, lao động anh ta càng có tinhthần thì anh ta càng mất hết trí óc và càng lệ thuộc vào giới tự nhiên" Như

Trang 37

vậy, những gì đáng là người lao động tạo ra phỉ thuộc về anh ta, phục vụcho anh ta nhưng trái lại những gì mà anh ta tạo ra lại quay lại đối lập vớianh ta, thống trị lại anh ta Và kết quả là con người chỉ cảm thấy là tự do khihành động như một con vật, còn khi anh ta hành động như một con ngườithì anh ta cảm thấy mình là một con vật và mất tự do "cái tính súc vật trởthành cái có tính con người, còn cái có tính người thì biến thành cái có tínhsúc vật"[19; 11].

Như vậy, chủ nghĩa hiện sinh ra đời là hậu quả tất yếu của nhiềunguyên nhân có ý nghĩa thời đại, là sự phản ứng thái quá của con ngườitrước những vấn đề tiêu cực của xã hội: sự tàn khốc của nguy cơ chiếntranh, sự sùng bái khoa học kỹ thuật, duy lý hoá đời sống vật chất và tinhthần của con người; đó là sự phản đối lại hình thái kinh tế - xã hội dựa trên

cơ sở của sự bóc lột đang lâm vào cuộc tổng khủng hoảng toàn diện vànhững mâu thuẫn của nó đang được bộc lộ ngày một rõ rệt hơn Con ngườitrong xã hội đó bị tha hoá dưới mọi hình thức Con người trở thành những

cổ máy, những người máy vô cảm trong việc thực hiện những chức năng xãhội Chủ nghĩa hiện sinh là sự kêu gào thảm thiết của con người trong tuyệtvọng, trước sự bế tắc của xã hội Nếu đã là một triết học chân chính thì đáng

ra của hiện sinh phải đặt mục đích giúp con người là mục đích cao nhấtthông qua hoạt động thực tiễn cải tạo thế giới Trái lại, triết học hiện sinhcàng tự cho mình là triết học con người, triết học vì con người, triết họchành động nhưng rốt cục thứ triết học đó chỉ là triết học lý thuyết, triết họcdành cho những con người tuyệt vọng tuyệt đối bởi vì nó kêu gọi và chỉdừng lại ở kêu gọi con người hãy trở lại việc tự ý thứ lấy mình, thấy mình làmột nhân vị, thấy mình là một cô đơn, một tuyệt vọng, một phí lý Đi theotriết học đó nhất định sẽ dẫn đến cảm giác về trống rỗng, cô đơn, sẽ thấy đời

là "bể khổ" đâu đâu cũng chỉ là sự dối trá, lừa lọc và đời chỉ còn là sự vônghĩa, phi lý đến vô cung Dù muốn hay không và luôn luôn không thừanhận của mình là triết học tư sản nhưng về thực chất chủ nghĩa hiện sinhcũng chỉ là chủ nghĩa tư sản Mục đích sâu xa của nó là bảo vệ chế độ hiệntồn, bảo vệ sự thống trị của giai cấp tư sản Giống như khi xưa Socrate từngbảo vệ chế độ chiếm hữu nô lệ hay thánh Augustin bảo vệ nhà thờ và giáohội Chủ nghĩa hiện sinh với dã tâm lái triết học sang một vấn đề khác nétránh những vấn đề mang tính thời sự lúc bấy giờ: đấu tranh giai cấp, bạolực cách mạng, hay cách mạng giải phóng xã hội v.v và sau cùng âm mưu

Trang 38

của nó là chống lại chủ nghĩa nhân văn trong đó có chủ nghĩa duy vật trong

đó, có chủ nghĩa duy vật biện chứng, chủ nghĩa suy vật lịch sử của Mác màtâm điểm của cuộc đấu tranh là vấn đề con người

2.2 CON NGƯỜI TRONG TRIẾT HỌC HIỆN SINH

2.2.1 Ở con người, hiện sinh có trước bản chất (Hiện hữu có trước yếu tính, hay tồn tại có trước bản chất)

Một trong những luận đề quan trọng hàng đầu của chủ nghĩa hiệnsinh đó là: "Đối với con người, hiện sinh có trước bản chất" có người dịch là

"Đối với con người, tồn tại có trước bản chất" hay "Đối với con người hiệnhữu có trước yếu tính" Nó được coi là một luận đề cơ bản giữ vai trò làm

cơ sở cho toàn bộ những thuyết đề khác của mọi khuynh hướng hiện sinh

Theo sự lý giải của các nhà triết học hiện sinh thì chỉ ở con người

"hiện sinh mới có trước bản chất", còn ở mọi vật thể khác trong vũ trụ đều

là "yếu tính" có trước "hiện hữu" Yếu tính quy định sự hiện hữu của sự vật.Theo ý kiến của các nhà hiện sinh thì triết học truyền thống thường chủtrương ngược lại cho rằng bản chất có trước hiện hữu Đây là một quanniệm sai lầm của triết học truyền thống Tư tưởng sai lầm này bắt nguồn từtôn giáo, theo quan niệm của tôn giáo Con người, vạn vật được thượng đếnặn ra, sinh ra đã có sẵn các bản chất, rồi được ném vào nhân gian, vũ trụ.Một quan điểm sai lầm như vậy, theo họ cũng còn do bị ảnh hưởng củanhững quan niệm của các nhà khoa học, các nhà kỹ thuật, các nhà lý luậnkhi chế tạo ra cái gì phải định rõ những tính chất, những bản chất, nhữngtính năng của nó trước

Theo quan niệm của các nhà hiện sinh thì từ trước đến nay, con người

ta chỉ sản xuất ra một cái gì đó thì cũng phải thấy được công dụng của nó rồimới sản xuất là một sai lầm Đây quả là sự phi lý, nhưng chủ nghĩa hiệnsinh đem suy từ đồ vật sang lĩnh vực con người, lý giải hiện sinh có trướcbản chất con người Tồn tại của con người có trước bản chất con người làhoàn toàn đúng, điều này chẳng cần bàn cãi gì nếu đứng từ lập trường duyvật biện chứng, duy vật lịch sử của triết học mác-xít Con người trước khi làNgười thì con người phải là Con đã, là con thì phải ăn, ở, đi lại, tìm thức ăn,sinh con đe cái và đến một lúc nào đó thì con người mới thấy mình làngười chứ không là con nữa

Những nhà hiện sinh đem quy kết mọi triết học trước nó là triết họctruyền thống (trong đó có triết học Mác) Các nhà hiện sinh phê phán con

Ngày đăng: 26/12/2013, 15:21

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w