Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 32 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
32
Dung lượng
221,5 KB
Nội dung
TÓM TẮT ĐỀ TÀI Nghiên cứu này nhằm tìm hiểu sự chuyểngiao kiến thức giữa nhà trường và doanh nghiệp đối với các đối tượng vừa đi học vừa đi làm, qua đó tìm hiểu những lý do có hay không có sự chuyểngiao này. Bên cạnh đó nghiên cứu này còn có mục đích tìm hiểu hình thứcchuyểngiao kiến thức đang học vào công việc đang làm đối với những đối tượng có áp dụng kiến thức vào công việc. Từ đây tìm hiểu những lý do đi học, tiếp tục học cũng như những khó khăn mà đối tượng phỏng vấn đang gặp phải trong quá trình chuyểngiao này. Phương pháp thu thập dữ liệu nhóm nghiên cứu tiến hành là thảo luận tay đôi giữa thành viên của nhóm và đối tượng được lựa chọn. Những đối tượng được lựa chọn phỏng vấn phải đạt được những yêu cầu sau: Hiện tại đang đi học, hiện tại đang đi làm, có tinh thần muốn trao đổi thông tin. Và số lượng lựa chọn được căn cứ vào dữ liệu thu thập. Sau đó sử dụng kỹ thuật diễn dịch, phân tích để có được dữ liệu theo mục tiêu của đề tài đưa ra. Kết quả nghiên cứu cho thấy lý do có sự chuyểngiao kiến thức là: (1) Kiến thức đang học có hỗ trợ trực tiếp vào công việc, lĩnh vực, nghành nghề đang làm việc. (2) Kiến thức đang học giúp cho họ cảm thấy tự tin và có cái nhìn tích cực hơn trong công việc. (3) Hiểu được ý kiến nội dung của cấp trên cũng như khách hàng. Bên cạnh đó, và từ dữ liệu thu thập cũng cho thấy được với những câu trả lời có là đối tượng làm đúng và gần với chuyên nghành đang học. Khi làm việc, những đối tượng trả lời “có” thường biết cách áp dụng những kiến thức đã học vào trong công việc thực tiễn của mình. Tuy nhiên, có một số đối tượng không trực tiếp thực hiện nhưng vẫn có sự chuyểngiao kiến thức thông qua đồng nghiệp, qua cấp dưới khi họ đưa ra những ý kiến cũng như chỉ thị. Vì thế, họ cho rằng vẫn có sự ứng dụng tốt kiến thức vào công việc. Một kết quả khác đó là đối tượng không thấy có sự chuyểngiao kiến thức đang học vào công việc hiện tại và doanh nghiệp. Và lý do cho kết quả này là vì: (1) Công việc hiện tại không đúng với nghành đang học. (2) Công việc đòi hỏi phải có kinh nghiệm về lĩnh vực. (3) Kiến thức ở trường chỉ là lý thuyết không thực tế. (4) 1 Đổi tượng đang học ở chương trình đại cương, chỉ là kiến thức cơ sở không phải kiến thứcchuyên nghành. Kết quả nghiên cứu này giúp cho nhóm nghiên cứu và bạn đọc quan tấm đến vấn đề “chuyển giaotri thức” có cái nhìn rõ hơn về mối quan hệ giữa kiến thức đang học và công việc đang làm để đưa ra nững nhận định cũng như ý kiến về vấn đề này. Từ đó, tìm ra các biện pháp đẩy mạnh việc chuyểngiaotrithức và ứng dụng vào thực tiễn công việc. 2 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN 1. Giới thiệu Nền kinh tế hội nhập đang phát triển đòi hỏi một lực lượng lao động có trình độ chuyên môn ngày càng cao. Các doanh nghiệp ngày càng yêu cầu cao hơn, tuyển dụng ngày càng rộng rãi hơn nhưng khắt khe hơn. Vì vậy, phần lớn sinh viên sau khi tốt nghiệp vẫn tiếp tục tham gia vào các khóa học theo hình thức vừa học vừa làm với hy vọng nâng cao trình độ chuyên môn, hay tìm kiếm một công việc như ý. Bên cạnh đó, vấn đề bằng cấp vẫn còn được chú trọng nhiều. Do đó, một ứng cử viên có thể được xem là sáng giá khi có thật nhiều bằng cấp. Tuy nhiên, đó chỉ là điều kiện cần cho một người lao động giỏi. Việc chuyểngiaotrithức từ trường đại học đến thị trường việc làm đóng vai trò rất quan trọng. Nó giúp cho người lao động có được những kiến thức cơ bản và các kỹ năng cần thiết phục vụ cho công việc của mình. 2. Mục tiêu nghiên cứu Hiện nay có rất nhiều hình thứcchuyểngiaotrithức từ nhà trường ra doanh nghiệp và cũng có rất nhiều ý kiến về vấn đề này mà đặc biệt là đối với hình thức vừa học vừa làm. Vì vậy, đề tài này nhằm mục tiêu xem xét xem có sự chuyểngiaotrithức từ trường đại học ra thị trường hay không, mà cụ thể là: Xác định xem có xảy ra sự chuyểngiaotrithức không. Những nguyên nhân nào làm cho có sự chuyểngiaotrithức đó. Sự chuyểngiaotrithức đó ở mức độ như thế nào, người lao động đã ứng dụng được vào công việc ra sao. 3. Phạm vi và phương pháp nghiên cứu Đề tài nghiên cứu này được thực hiện tại thành phố Hồ Chí Minh, tập trung vào đối tượng là những người đang đi làm, đồng thời học thêm các khóa đào tạo theo hình thức vừa học vừa làm. 3 Nghiên cứu định tính này được thực hiện bởi các thành viên của nhóm 5 lớp Cao Học Đêm 1 khóa 19 bằng phương pháp thảo luận tay đôi với người được phỏng vấn thông qua dàn ý câu hỏi ( phụ lục 1). 4. Kết cấu của báo cáo nghiên cứu: Báo cáo nghiên cứu này được chia thành 3 chương. Chương 1: giới thiệu tổng quan về đề tài nghiên cứu. Chương 2: trình bày cơ sở lý luận, các báo cáo của nghiên cứu. Chương 3: trình bày những hạn chế của nghiên cứu, báo cáo kết quả của nghiên cứu và rút ra kết luận. CHƯƠNG 2: 4 BÁO CÁO NGHIÊN CỨU 1. Cơ sở lý luận: Như phần giới thiệu trong chương 1, nghiên cứu này tập trung vào những yếu tố ảnh hưởng đến việc chuyểngiaotrithức từ nhà trường ra thị trường lao động. Do đó, ta cần tìm hiểu các khái niệm: tri thức, chuyểngiaotri thức. 1.1. TrithứcTrithức là: • Các thông tin, các tài liệu, các cơ sở lý luận, các kỹ năng khác nhau, đạt được bởi một tổ chức hay một cá nhân thông qua các trải nghiệm thực tế hay thông qua sự giáo dục đào tạo; các hiểu biết về lý thuyết hay thực tế về một đối tượng, một vấn đề, có thể lý giải được về nó; • Những gì đã biết, đã được hiểu biết trong một lĩnh vực cụ thể hay toàn bộ, trong tổng thể; • Các cơ sở, các thông tin, tài liệu, các hiểu biết hoặc những thứ tương tự có được bằng kinh nghiệm thực tế hoặc do những tình huống, hoàn cảnh cụ thể. Những tranh cãi về mặt triết học nhìn chung bắt đầu với phát biểu của Plato: trithức như là "justified true belief". Tuy nhiên không có một định nghĩa chính xác nào về trithức hiện nay được mọi người chấp nhận, có thể bao quát được toàn bộ, vẫn còn nhiều học thuyết, các lý luận khác nhau về tri thức. Trithức giành được thông qua các quá trình nhận thức phức tạp: quá trình tri giác, quá trình học tập, tiếp thu, quá trình giao tiếp, quá trình tranh luận, quá trình lý luận, hay kết hợp các quá trình này. Trithức có 2 dạng tồn tại chính là trithức ẩn và trithức hiện • Trithức hiện là những trithức được giải thích và mã hóa dưới dạng văn bản, tài liệu, âm thanh, phim, ảnh,… thông qua ngôn ngữ có lời hoặc không lời, nguyên tắc hệ thống, chương trình máy tính, chuẩn mực hay các phương tiện khác. Đây là những trithức đã được thể hiện ra ngoài và dễ dàng chuyển giao, thường được tiếp nhận qua hệ thống giáo dục và đào tạo chính quy. • Trithức ẩn là những trithức thu được từ sự trải nghiệm thực tế, dạng trithức này thường ẩn trong mỗi cá nhân và rất khó “mã hóa” và chuyển giao, thường bao 5 gồm: niềm tin, giá trị, kinh nghiệm, bí quyết, kỹ năng . VD: Trong bóng đá, các cầu thủ chuyên nghiệp có khả năng cảm nhận bóng rất tốt. Đây là một dạng trithức ẩn, nó nằm trong mỗi cầu thủ. Nó không thể “mã hóa” thành văn bản, không thể chuyển giao, mà người ta chỉ có thể có bằng cách tự mình luyện tập. Trithức hay kiến thức có nhiều ý nghĩa tùy theo văn cảnh, nhưng lúc nào cũng có liên quan với những khái niệm như hiểu biết, ý nghĩa, thông tin, giảng dạy, giáo dục, giao tiếp, diễn tả, học hỏi và kích thích trí óc. Do đó, khi tiến hành phỏng vấn trực tiếp, cần làm rõ khái niệm này cho người được phỏng vấn để nâng cao tính hiệu quả của nghiên cứu. 1.2. Chuyểngiaotrithức 2. Thiết kế nghiên cứu Nghiên cứu định tính này được thực hiện bằng phương pháp phỏng vấn trực tiếp những người đang làm việc tại các đơn vị hành chánh sự nghiệp, các doanh nghiệp trong và ngoài nước, và được ghi chép lại toàn bộ cuộc nói chuyện đó. Qua việc sàn lọc, phân tích các dữ liệu thô, nhóm đã có những nhìn nhận về vấn đềchuyểngiaotrithức như sau: Phần lớn các câu trả lời đều thừa nhận có sự chuyểngiaotrithức và có giúp ích được cho công việc hiện tại, nhưng đó chỉ là những kiến thức cơ bản nhất. Một số ý kiến cho rằng nguyên nhân không ứng dụng những kiến thức đang học là do làm không đúng ngành, hoặc chưa ứng dụng. Bên cạnh đó, trong công việc đòi hỏi phải có nhiều kinh nghiệm chứ không hẳn là chỉ cần kiến thức sách vở. Bên cạnh đó, vẫn có một số người được phỏng vấn trả lời rằng việc đi học này mang tính bị động, đi học vì cơ quan hoặc công việc yêu cầu, học để được tăng lương… 3. Báo cáo nghiên cứu Nghiên cứu được thực hiện thông qua phỏng vấn tay đôi với 14 người, nhóm nghiên cứu đã tổng hợp và chia thành 2 nhóm có kết quả trả lời như sau: 6 NHÓM 1: ĐỒNG Ý CÓ SỰ CHUYỂNGIAOTRITHỨC TỪ NHÀ TRƯỜNG RA THỊ TRƯỜNG 1. Khóa học có kiến thức bổ trợ trực tiếp cho công việc hiện tại: Liêu Vân Thanh, 25 tuổi, nhân viên bộ phận dịch vụ khách hàng của ngân hàng Á Châu, đang học văn bằng hai ngành Kế Toán trường ĐH Kinh Tế: kiến thức ở trường là nền tảng cho công việc hiện tại. Mình đã sử dụng được kiến thức của một số môn học để áp dụng trực tiếp vào công việc của mình. Nguyễn Thị Tuyết Mai, 25 tuổi, nhân viên R&D phòng thí nghiệm công ty TNHH Rohto tại nhà máy ở KCN Việt Nam – Singapore (Bình Dương), đang học cao học ngành Hóa Hữu Cơ trường ĐH Bách Khoa: Mặc dù chỉ mới học có mấy tháng, nhưng khi Mai bước vào học cao học là học các môn chuyên nghành hữu cơ luôn và sản phẩm ở công ty cũng liên quan đến mảng hữu cơ nhiều lắm. Bổ sung về mặt kiến thức vào việc lập quy trình nghiên cứu sản phẩm mới hay đánh giá sản phẩm cũ để tìm hướng phát triển. Lê Quốc Toàn, 30 tuổi, nhân viên Quản Lý Dự Án - Điện Lực Tân Phú đang học ngành Điện Công Nghiệp trường ĐH Bách Khoa: mình trực tiếp làm và áp dụng thực tế vào tiến độ dự án, do công việc hiện tại đúng chuyên ngành đã học nên luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ. Lê Ngọc Quốc Thái, 32 tuổi, nhân viên phòng kinh doanh Điện Lực Tân Phú, quản trị mạng đồng thời là hiệu trưởng trường sư phạm mầm non, đang theo học thạc sỹ Mầm non: liên quan trực tiếp, đúng chuyên ngành, áp dụng triệt để vào công việc của mình, chuyểngiao lại cho Giáo viên trường Mầm Non thực hiện công tác, công việc quản lý và điều hành. Nguyễn Văn Bảo, 27 tuổi, nhân viên ngân hàng Công Thương, đang học cao học ngành tài chính ngân hàng: việc lựa chọn này nhằm bổ sung kiến thức ở tầm cao học để có thể áp dụng thêm vào công việc. Kiến thức đã học phần nào đáp ứng đươc công việc hiện tại ở mức độ cơ bản, lý thuyết, cần bổ sung thêm kiến thức nâng cao và thường xuyên cập nhật thông tin mới. 2. Hiểu được nội dung, mục tiêu truyền đạt của cấp trên và khách hàng. Hồ Phụng Tố Quyên, 28 tuổi, nhân viên R&D, Công ty Hương liệu WFF: 7 + Trực tiếp áp dụng cho việc quản lý công việc bản thân, như quản lý thông tin mẫu hương liệu, thông tin khách hàng và dữ liệu tốt hơn. +Hiểu rõ hơn bản chất công việc được giao, cũng như thông tin và quan điểm quản lý từ cấp trên. 3. Tự tin hơn trong công việc, tăng khả năng giao tiếp: Nguyễn Thị Bảo Thư, 25 tuổi, nhân viên Nghiên Cứu phòng thí nghiệm Viện Môi Trường TP.HCM (Phú Nhuận), đang học văn bằng hai ngành Ngoại Thương trường ĐH Kinh Tế: đôi khi Thư lại thấy có liên quan vì khi Thư giao tiếp với đồng nghiệp có vẻ chủ động hơn. Dù công việc hiện tại có đúng với chuyên ngành đã được đào tạo ở bậc đại học (hoặc cao đẳng) hay không thì những người được phỏng vấn trên đều thừa nhận có sự ứng dụng được kiến thức mà họ đang theo học. Đối với những người đang học đúng với chuyên ngành đang làm, kiến thức đó hỗ trợ trực tiếp về mặt chuyên môn (đọc và phân tích các bản hợp đồng, báo cáo…) Đối với những người đang học không đúng chuyên ngành đang làm, kiến thức đó hỗ trợ gián tiếp (như tăng sự tự tin, tăng khả năng giao tiếp…) NHÓM 2: KHÔNG NHẬN THẤY CÓ SỰ CHUYỂNGIAOTRITHỨC TỪ NHÀ TRƯỜNG ĐẾN THỊ TRƯỜNG. Kết quả cuộc khảo sát đã chỉ ra những nguyên nhân chủ yếu làm cho không thể chuyểngiaotrithức từ nhà trường đến thị trường: 1. Không làm việc đúng với chuyên ngành đang học Nguyễn Hoàng Sơn, 27 tuổi, nhân viên phòng Quản Lý Đào Tạo – Công Tác Sinh Viên trường Đại học Kinh Tế TP.HCM, đang theo học : công việc hiện tại chỉ cần sự cần cù và tính cầu tiến là có thể hoàn thành tốt. Những kiến thức đang học không áp dụng được vào công việc nhưng vẫn đi học vì xu hướng và được tăng lương. Nguyễn Thị Bảo Thư, 25 tuổi, nhân viên Nghiên Cứu phòng thí nghiệm Viện Môi Trường TP.HCM (Phú Nhuận): kiến thức đang học ứng dụng rất ít vào công việc hiện tại. Là một nhân viên phòng thí nghiệm nhưng hiện nay Thư đang 8 theo học văn bằng hai ngành Ngoại Thương (trường đại học Kinh Tế) vì mong muốn sẽ chuyển sang làm việc trong lĩnh vực xuất nhập khẩu Nguyễn Đình Nguyên, 26 tuổi, Công an văn phòng khu Công nghiệp Nhơn Trạch Đồng Nai, đang học đại học tại Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông cơ sở tại Thành phố Hồ Chí Minh – chuyên ngành Công nghệ Thông tin: kiến thứ đang học không được ứng dụng nhiều lắm, hầu như công việc hiện tại chẳng sử dụng tới, toàn kiến thứcthực tiễn thôi hoặc tự mình cập nhật. 2. Công việc đòi hỏi kinh nghiệm, không hoặc chưa đòi hỏi kiến thức đang học Nguyễn Chính Quang, 25 tuổi, nhân viên ngân hàng Công Thương: tôi đang học tài chính doanh nghiệp để bổ sung kiến thức nhưng ứng dụng kiến thức đang học rất ít, công việc đòi hỏi kinh nghiệm nên phải tự nghiên cứu và học hỏi thêm. Nguyễn Văn Bảo, 27 tuổi, nhân viên ngân hàng Công Thương đang học cao học ngành tài chính ngân hàng. Kiến thức đã học chỉ ở mức độ cơ bản, lý thuyết, cần bổ sung kiến thức đã được nâng cao và cập nhật. Phần yêu cầu của công việc còn lại là do tôi tích lũy trong quá trình công tác và thu thập thêm. Vì nhu cầu thực tế yêu cầu ngoài kiến thức cơ bản cần phải có rất nhiều kiến thức khác, thực tế có, tìm kiếm thêm có. 3. Đang trong giai đoạn đại cương, môn học mang tính chất khái quát nên chưa áp dụng được vào công việc. Trần Quang Minh, 25 tuổi, nhân viên kinh doanh của công ty Đông Bắc: sau 1 năm học văn bằng hai ngành Quản Trị Kinh Doanh, mình thấy vẫn chưa ứng dụng được vào công việc hiện tại. Đỗ Huy Thông, 27 tuổi, trưởng phòng IT công ty Cổ phần phát triển phần mềm Phong Việt: mình đang học lớp chuyển đổi của trường đại học kinh tế thành phố Hồ Chí Minh và để sang năm có đủ điều kiện thi cao học. Do mới học có 2 môn à, nên không áp dụng được vào công việc hiện tại. 4. Kiến thức dạy ở trường chỉ là những vấn đề cơ bản, chưa sát thực tế. 9 Nguyễn Thế Lân, 29 tuổi, nhân viên bảo trì cơ điện, hiện tại đang học Ngành hệ thống điện trường ĐH Tôn Đức Thắng: kiến thức đang học không sát với thực tế, chỉ chung chung. Cái gì cũng biết nhưng biết không sâu. Quách Hoàng Anh, 28 tuổi, Senior công ty TMA, hiện đang học cao học Công Nghệ Thông Tin: ứng dụng rất ít kiến thức đang học vào công việc hiện tại (gần như là không có). Vì nghành cao học công nghệ thông tin chủ yếu nghiêng về phục vụ cho các công trình nghiên cứu, rất ít liên quan đến ứng dụng thực tế trong công ty. Có nhiều nguyên nhân khác nhau về việc không thể ứng dụng kiến thức đang học ở trường. Những người không làm đúng với chuyên ngành đang học đều thừa nhận không ứng dụng được kiến thức đang học vào công việc hiện tại, nhưng họ vẫn học vì nhiều lý do khác nhau: mong muốn được thay đổi công việc, vì sở thích, vì phong trào, học để giết thời gian rảnh… và học để được tăng lương. Số khác lại cho rằng kinh nghiệm thực tế lại quan trọng hơn kiến thức đã học. Bên cạnh đó, những kiến thức trong sách vở chỉ là kiến thức cơ bản, khi ứng dụng vào thực tế thì đã có sự biến hóa rất nhiều mà cần phải có kinh nghiệm mới giải quyết được. Vì đang trong giai đoạn bắt đầu, chỉ mới học được một vài môn cơ sở nên một số người được phỏng vấn đang đứng trong tình trạng trung dung. Họ vẫn chưa có cái nhìn chính xác về việc có ứng dụng được hay không những kiến thức đang học. Do đó họ chấp nhận khái niệm “chưa áp dụng” Dù trả lời “không áp dụng” nhưng những người trong nhóm 2 vẫn không phủ nhận hoàn toàn ích lợi của khóa học hiện tại. Có lẽ, phần lớn vẫn chưa có sự phân biệt rõ giữa các khái niệm: không áp dụng, áp dụng ít và chưa áp dụng. CHƯƠNG 3 KẾT LUẬN 1. Những hạn chế 2. Kết quả nghiên cứu 10 . việc chuyển giao tri thức từ nhà trường ra thị trường lao động. Do đó, ta cần tìm hiểu các khái niệm: tri thức, chuyển giao tri thức. 1.1. Tri thức Tri thức. xem có xảy ra sự chuyển giao tri thức không. Những nguyên nhân nào làm cho có sự chuyển giao tri thức đó. Sự chuyển giao tri thức đó ở mức độ như thế