1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Phát triển dịch vụ chứng khoán của công ty Chứng khoán Ngân hàng Đầu tư &Phát triển.pdf

274 422 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 274
Dung lượng 11,67 MB

Nội dung

Phát triển dịch vụ chứng khoán của công ty Chứng khoán Ngân hàng Đầu tư &Phát triển.pdf

Trang 2

MỞ ĐẦU Lý do chọn đề tài

Trong giai đoạn phát triển kinh tế Việt Nam, sự ra đời và phát triển thị trường chứng khoán đã góp phần đáp ứng nhu cầu vốn đầu tư cho nền kinh tế Thị trường chứng khoán được xem là đặc trưng cơ bản, là biểu tượng của nền kinh tế hiện đại Nền kinh tế Việt Nam đang trong giai đoạn tăng trưởng tốt, năm 2005 GDP đạt mức tăng trưởng là 8,4% dẫn đến Việt Nam đứng vào hàng các quốc gia có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao của khu vực và thế giới, năm

2006 là 8,17% Ông Houng Lee- Giám đốc IMF tại Việt Nam dự báo “Năm

2006, nền kinh tế Việt Nam sẽ tiếp tục trong giai đoạn đi lên của chu kỳ kinh tế” Năm 2006 là năm có nhiều yếu tố thuận lợi để phát triển thị trường chứng khoán Việt Nam Thực tế, thị trường chứng khoán Việt Nam quy mô còn quá nhỏ, thị trường chưa tương xứng và cạnh tranh được với thị trường các nước khu vực; hàng hóa còn quá ít, không phong phú về chủng loại; thị trường còn thiếu những nhà đầu tư chiến lược Do đó, việc phát triển thị trường chứng khoán là mục tiêu quan trọng hàng đầu của Đảng và Nhà nước Bên cạnh đó, quá trình toàn cầu hoá là xu hướng chung của thế giới và Việt Nam cũng đang gia nhập vào vòng xoáy đó Vì vậy, hội nhập kinh tế quốc tế trong đó hội nhập thị trường tài chính mà đặc biệt hội nhập thị trường chứng khoán là vấn đề mang tính tất yếu Trong thời gian qua, thị trường chứng khoán Việt Nam đã từng bước trưởng thành và phát triển nhưng chưa hội đủ các yếu tố tương xứng so với thị trường chứng khoán các nước Do đó, việc phát triển thị trường chứng khoán, mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế và nghiên cứu kết nối trường chứng khoán Việt Nam với trường chứng khoán các nước là sự cần thiết tất yếu cho mục tiêu hội nhập thị trường tài chính, thị trường chứng khoán Từ các luận cứ nêu trên, NCS đã chọn đề tài “Phát triển thị trường chứng khoán Việt Nam trong giai đoạn hội nhập đến năm 2010” làm luận án tiến sĩ kinh tế

Luận đề xuất phát

Căn cứ mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội, phát triển ngành Tài chính giai

Trang 3

đoạn 2006-2010; mục tiêu phát triển thị trường chứng khoán đã được Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển thị trường chứng khoán Việt Nam đến năm

2010 ở Quyết định 163/2003/QĐ-TTg ngày 5/8/2003, Quyết định 898/QĐ-BTC ngày 20/2/2006

Mục tiêu của việc nghiên cứu

Từ lý do nghiên cứu và luận đề xuất phát trên, các mục tiêu của việc nghiên cứu sẽ là:

- Về mặt lý luận, luận án nghiên cứu: Thứ nhất, nêu ra các lý luận cơ bản về thị trường chứng khoán, khung pháp lý và cơ chế vận hành của thị trường Thứ hai, là hàng hóa và nguồn tài trợ vốn cho doanh nghiệp được phân tích về mặt phương pháp luận trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế; Thứ ba là sự hình thành và phát triển thị trường chứng khoán của các nước khu vực như Trung Quốc, Singapore và Hàn Quốc, từ đó rút ra bài học kinh nghiệm có giá trị thực tiễn cho Việt Nam, là cơ sở cho việc định hướng phát triển thị trường chứng khoán Việt Nam trong giai đoạn hội nhập kinh tế quốc tế

- Về mặt thực tiễn, phân tích, đánh giá thị trường chứng khoán Việt Nam là một chuỗi sự kiện mang tính lịch sử phù hợp với quốc gia có nền kinh tế chuyển đổi Bên cạnh việc phân tích thực tiễn hoạt động thị trường chứng khoán Việt Nam, luận án cũng đã so sánh quy mô thị trường chứng khoán Việt Nam với các nước để nhận định mặt hạn chế của thị trường Việt Nam đối với các nước Qua đó, căn cứ vào nội dung của “Chiến lược phát triển thị trường chứng khoán đến năm 2010” để hoạch định hệ thống các giải pháp đồng bộ cho thị trường chứng khoán Việt Nam trước thềm gia nhập WTO

Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu: luận án nghiên cứu thị trường chứng khoán Việt Nam và các yếu tố cần thiết cho quá trình phát triển thị trường chứng khoán Việt Nam trong giai đoạn hội nhập

Trang 4

- Phạm vi nghiên cứu : luận án tập trung nghiên cứu về cơ chế hoạt động của thị trường chứng khoán Việt Nam, nghiên cứu các mô hình kết nối thị trường chứng khoán giữa Singapore và Úc để xây dựng mô hình kết nối thích hợp cho thị trường chứng khoán Việt Nam và Singapore Ngoài ra, nghiên cứu các giải pháp phát triển thị trường và mô hình tính hệ số Bêta cho các cổ phiếu giúp nhà đầu tư kiểm soát rủi ro hệ thống trên thị trường chứng khoán góp phần đẩy mạnh hoạt động đầu tư chứng khoán trong giai đoạn hội nhập kinh tế quốc tế

Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp chung được sử dụng mang tính chất xuyên suốt và chỉ đạo là phương pháp duy vật biện chứng , xem xét và giải quyết các vấn đề có liên quan trong mối liên hệ phổ biến, trong trạng thái vận động và phát triển, có tính chất hệ thống trong những kết quả, những mặt tích cực đã đạt được Ngoài ra đề tài còn sử dụng các phương pháp khác như: phương pháp thu thập thông tin từ: Ủy Ban chứng khoán Nhà nước, Trung tâm giao dịch chứng khoán, công ty chứng khoán,…phương pháp thống kê, điều tra chọn mẫu, phương pháp phân tích tổng hợp, phương pháp so sánh,…

Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài nghiên cứu

Luận án đã mô tả, phân tích thực trạng thị trường chứng khoán Việt Nam nhằm đánh giá chuỗi sự kiện diễn tiến trên thị trường nhằm giúp cho các nhà quản lý thị trường, nhà phát hành, nhà đầu tư có được một bức tranh hoàn hảo phản ảnh nhịp độ hoạt động thị trường chứng khoán Việt Nam trong thời gian qua Từ đó các nhà quản lý thị trường có thể hoạch định các công cụ phù hợp để phát triển thị trường chứng khoán Việt Nam Bên cạnh việc nghiên cứu mô hình kết nối thị trường chứng khoán Việt Nam và thị trường chứng khoán Singapore sẽ góp phần tạo điều kiện hội nhập thị trường chứng khoán Việt Nam với thị trường các nước khu vực

Trang 5

CHƯƠNG 1

CÁC VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN

1.1 Lý luận chung về thị trường chứng khoán

1.1.1 Tổng quan về thị trường chứng khoán

1.1.1.1 Sự cần thiết và tính tất yếu của thị trường chứng khoán

Một trong những yếu tố cơ bản cho sự phát triển kinh tế là việc tạo lập các công cụ tài chính, để có được hệ thống thị trường tài chính (TTTC) năng động và đạt được thị trường vốn hiệu quả Một TTTC năng động sẽ là “nguồn tài nguyên” bất tận để tăng thêm sức mạnh cho nền kinh tế Ngoài ra, sự tồn tại thị trường vốn hiệu quả sẽ đảm bảo cung ứng vốn cho đầu tư phát triển kinh tế, đặc biệt là các nguồn vốn trung và dài hạn Vốn đầu tư cho phát triển kinh tế là nhu cầu không giới hạn cho các quốc gia nên sự ra đời thị trường chứng khoán (TTCK)-kênh huy động vốn dài hạn là tất yếu TTCK là một định chế tài chính trong thị trường vốn; hệ thống TTTC và là đặc trưng cơ bản, là biểu tượng của nền kinh tế hiện đại

Bước vào thế kỷ XXI, thị trường vốn toàn cầu đang thay thế hệ thống ngân hàng thương mại (NHTM) truyền thống để trở thành kênh cung cấp nguồn tài chính hiệu quả và quan trọng nhất cho các doanh nghiệp trong nền kinh tế quốc gia đối với các nước có nền kinh tế phát triển, như tại Anh-Mỹ tổng giá trị tài sản trên thị trường vốn đã lớn hơn nhiều so với hệ thống ngân hàng Hiện tượng chứng khoán hóa nguồn tài chính không ngừng gia tăng, với thực tế một số nghiệp vụ năng động, hiệu quả nhất của các NHTM đều liên quan đến việc chuyển đổi các sản phẩm tín dụng thông thường thành những loại chứng khoán có tính thanh khoản nên đã thúc đẩy hơn nữa sự phát triển thị trường vốn, TTCK

Trang 6

Thực vậy, TTCK cung cấp các nguồn vốn dài hạn cho chính phủ và doanh nghiệp để thực hiện các hoạt động đầu tư phát triển kinh tế mở rộng sản xuất kinh doanh Ngày nay, ở hầu hết các nước có nền kinh tế phát triển theo cơ chế thị trường đều có một TTCK hoạt động hữu hiệu Lịch sử đã chứng minh sự phát triển TTCK tại các nước gắn bó rất chặt chẽ với sự phát triển nền kinh tế các nước như TTCK Anh quốc (1773), TTCK Đức (1778), TTCK Mỹ (1792), TTCK Thụy Sĩ (1876), TTCK Nhật (1878), TTCK Pháp (1801) Các TTCK của các quốc gia mới nổi trong khu vực cũng đóng góp tích cực vào sự phồn vinh của nền kinh tế đang phát triển như: TTCK Hong Kong (1946), TTCK Trung Quốc (1949), TTCK Indonesia (1952), TTCK Nam Triều Tiên (1956), TTCK Đài Loan và Thái Lan (1962), TTCK Malaysia và Singapore (1960)

TTCK có ý nghĩa quan trọng như một van điều tiết hữu hiệu nhất các nguồn vốn từ nơi thừa đến nơi thiếu, từ nơi sử dụng kém hiệu quả đến nơi sử dụng có hiệu quả cao hơn Ngoài ra nó còn là nơi diễn ra quá trình chuyển nhượng quyền sở hữu về vốn và tài sản vô cùng thuận lợi, là môi trường cho việc đa dạng hóa các chủ thể sở hữu về vốn tại các doanh nghiệp Với sự phát hình thành TTCK sẽ giúp các nhà đầu tư (NĐT) có thể đa dạng hóa đầu tư, chia sẽ rủi ro với cơ chế tinh vi hơn thông qua các công cụ tài chính, như: trái phiếu, cổ phiếu, chứng chỉ quỹ,… và các loại chứng khoán phái sinh: quyền chọn, hợp đồng tương lai,… nhằm mang lại cho công chúng các cơ hội đầu tư mới để gia tăng lợi tức đầu tư và kiểm soát rủi ro với mức độ có thể chấp nhận

1.1.1.2 Khái niệm thị trường chứng khoán

Hiện nay, có rất nhiều quan điểm khác nhau về TTCK Quan điểm thứ nhất cho rằng TTCK và thị trường vốn là một, chỉ là tên gọi khác nhau của cùng một khái niệm Nếu xét về nội dung, thị trường vốn biểu

Trang 7

hiện các quan hệ bản chất bên trong của quá trình mua bán chứng khoán còn TTCK là biểu hiện bên ngoài, là hình thức giao dịch vốn cụ thể Do đó, các thị trường này không thể phân biệt, tách rời mà thống nhất và cùng phản ảnh các quan hệ bên trong và bên ngoài của thị trường tư bản

Quan điểm thứ hai nhận định TTCK được đặc trưng bởi thị trường vốn không phải đồng nhất là một Như vậy, TTCK và thị vốn thường khác nhau, TTCK chủ yếu mua bán công cụ tài chính dài hạn như: trái phiếu Chính phủ, cổ phiếu và trái phiếu công ty,…

Quan điểm thứ ba theo khảo sát thực tế ở Sở giao dịch chứng khoán (SGDCK) cho rằng TTCK là thị trường cổ phiếu-Stock Market

Tuy nhiên, một nhận định tương đối rõ ràng, đầy đủ phù hợp với sự phát triển của TTCK hiện nay là:

TTCK có thể được định nghĩa như là một cơ chế của hoạt động giao dịch mua bán các loại tài sản tài chính dài hạn từ các lệnh giao dịch mua, bán chứng khoán (buy order or sell order) [21]

Luật chứng khoán chỉ nhận định thị trường giao dịch chứng khoán là địa điểm hoặc hình thức trao đổi thông tin để tập hợp lệnh mua, bán chứng khoán và giao dịch chứng khoán

Bản chất thị trường chứng khoán

• Là thị trường thể hiện mối quan hệ giữa cung, cầu của vốn đầu tư, giá của chứng khoán chứa đựng thông tin về chi phí vốn hay giá của vốn đầu tư

• Là định chế tài chính trung gian, nối kết các chủ thể cung–cầu vốn tham gia trên thị trường

Phân loại thị trường chứng khoán

Trang 8

• Theo quá trình luân chuyển vốn, TTCK bao gồm: thị trường sơ cấp (Primary market) là thị trường của các loại chứng khoán mới phát hành và thị trường thứ cấp (Secondary market) là thị trường của các loại chứng khoán đã được giao dịch

• Theo hình thức tổ chức thị trường, TTCK gồm: Thị trường tập trung (Stock Exchange) hay là SGDCK là thị trường chính thức, giao dịch các chứng khoán theo đúng các quy định pháp luật Thị trường phi tập trung (Over- the-counter market) là thị trường không có địa điểm giao dịch chính thức, thị trường của các nhà môi giới (Broker), nhà tự doanh chứng khoán mua bán với nhau, giao dịch được diễn ra tại các quầy, sàn giao dịch của các thành viên thông qua điện thoại hay mạng máy tính diện rộng

• Theo hàng hóa, TTCK gồm: thị trường trái phiếu, thị trường cổ phiếu và thị trường các công cụ dẫn xuất

• Theo phương thức giao dịch gồm thị trường giao ngay (Spot market) và thị trường kỳ hạn (Future market)

Sơ đồ 1.1 Cơ cấu thị trường chứng khoán

1.1.1.3 Chức năng cơ bản thị trường chứng khoán trong cơ chế thị trường

- Huy động vốn đầu tư cho nền kinh tế

Trang 9

Đây là chức năng quan trọng nhất của TTCK, TTCK sẽ thu hút và tập trung các nguồn vốn nhàn rỗi trong nền kinh tế qua các công cụ tài chính đa dạng, phong phú để có khả năng tài trợ cho các dự án đầu tư dài hạn phát triển hạ tầng kinh tế, phục vụ các nhu cầu chung của xã hội cũng như tài trợ cho các nhu cầu tạo vốn, tăng vốn của các doanh nghiệp và Chính phủ TTCK cũng là yếu tố quyết định để thu hút vốn ĐTNN Đây là yếu tố đảm bảo cho sự phân bổ có hiệu quả các nguồn lực trong một quốc gia cũng như trên phạm vi quốc tế

- Cung cấp môi trường đầu tư cho công chúng

TTCK cung cấp cho công chúng một môi trường đầu tư lành mạnh với các công cụ đầu tư đa dạng Các loại chứng khoán trên TTCK luôn có các đặc thù khác nhau như: tính chất, khả năng sinh lời, độ rủi ro,… NĐT có khả năng lựa chọn hàng hóa để phù hợp với nhu cầu, mục tiêu đầu tư và việc hoạch định danh mục đầu tư Vì vậy, TTCK góp phần đáng kể làm tăng mức tiết kiệm quốc gia

- Tạo tính thanh khoản cho các chứng khoán

Thông qua TTCK, các NĐT có thể dễ dàng chuyển đổi các chứng khoán sở hữu thành tiền khi có nhu cầu Khả năng thanh khoản là một trong những đặc tính hấp dẫn của chứng khoán đối với NĐT Đây là yếu tố cho thấy tính linh hoạt, an toàn của vốn đầu tư Một thị trường chứng khoán càng năng động và hiệu quả (Efficient market) càng có khả năng nâng cao tính thanh khoản của các chứng khoán giao dịch trên thị trường

- Đánh giá hoạt động của các doanh nghiệp

Giá của chứng khoán là thước đo hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp một cách tổng hợp và chính xác Thông qua giá thị trường của chứng khoán giúp cho việc đánh giá, so sánh hoạt động của các doanh nghiệp được nhanh chóng và thuận tiện, từ đó cũng tạo ra một môi trường cạnh tranh lành

Trang 10

mạnh giữa các doanh nghiệp Ngược lại, TTCK hoạt động trên cơ sở thông tin hoàn hảo sẽ góp phần định giá chứng khoán được chính xác

- Tạo môi trường giúp chính phủ thực hiện các chính sách kinh tế vĩ mô Các chỉ báo của TTCK phản ánh động thái của nền kinh tế một cách nhạy bén và chính xác Sự tăng giảm giá chứng khoán cho thấy dấu hiệu tăng trưởng hoặc suy thoái kinh tế của một quốc gia Vì thế, TTCK được coi là phong vũ biểu của nền kinh tế và là một công cụ quan trọng giúp Chính phủ thực hiện các chính sách kinh tế vĩ mô: chính sách thuế, chính sách lãi suất, quản lý lạm phát, về thu- chi ngân sách

Các chức năng của TTCK có phát huy tác dụng còn phụ thuộc vào sự quản lý, giám sát của nhà nước và vai trò của các chủ thể tham gia thị trường ở mỗi quốc gia

1.1.1.4 Các chủ thể tham gia thị trường chứng khoán

Các tổ chức, cá nhân tham gia TTCK có thể được chia thành 3 nhóm sau Nhà phát hành-Issuer

Nhà phát hành (Tổ chức phát hành) là các tổ chức đã và đang thực hiện việc phát hành chứng khoán, huy động vốn thông qua TTCK Nhà phát hành là người cung cấp chứng khoán-hàng hóa của TTCK

- Chính phủ và chính quyền địa phương là nhà phát hành các trái phiếu Chính phủ và trái phiếu địa phương, trái phiếu công trình, tín phiếu kho bạc

- Công ty là nhà phát hành các cổ phiếu và trái phiếu công ty

- Các tổ chức tài chính là nhà phát hành các công cụ tài chính như các trái phiếu, chứng chỉ thụ hưởng phục vụ cho hoạt động của họ theo Luật định

Nhà đầu tư -Investor

Trang 11

NĐT là những người thực hiện mua và bán chứng khoán trên TTCK NĐT có thể được chia thành 2 loại:

- NĐT cá nhân: là những cá nhân và hộ gia đình, có vốn nhàn rỗi tạm thời, tham gia mua bán trên TTCK với mục đích tạo lợi nhuận

- NĐT có tổ chức: hay còn gọi là các định chế đầu tư, thường xuyên mua bán chứng khoán với số lượng lớn trên thị trường Các tổ chức này thường có các bộ phận chức năng bao gồm nhiều chuyên viên có kinh nghiệm để nghiên cứu thị trường và đưa ra các quyết định đầu tư

Theo quy định Việt Nam, NĐT có tổ chức là: công ty chứng khoán (CTCK), ngân hàng, công ty tài chính, công ty bảo hiểm, các quỹ đầu tư chứng khoán, tổ chức khác có kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực tài chính đáp ứng yêu cầu do Bộ Tài chính quy định Mặt khác, các CTCK, các NHTM cũng có thể trở thành NĐT chuyên nghiệp khi họ mua bán chứng khoán cho chính mình Các tổ chức kinh doanh trên TTCK-Dealer

- CTCK: là những tổ chức kinh tế có tư cách pháp nhân, hoạt động trong lĩnh vực chứng khoán, có thể thực hiện một hoặc một số các nghiệp vụ kinh doanh chứng khoán: môi giới chứng khoán, tự doanh, quản lý danh mục đầu tư, bảo lãnh phát hành, tư vấn đầu tư và lưu ký chứng khoán Để có thể được thực hiện mỗi nghiệp vụ, các công ty chứng khoán phải đảm bảo được vốn điều lệ nhất định và phải được phép của các cơ quan có thẩm quyền đại diện Nhà nước

- Các NHTM: một số nước, các NHTM có thể sử dụng vốn tự có để tăng và đa dạng hóa lợi nhuận thông qua đầu tư vào các chứng khoán Tuy nhiên các ngân hàng chỉ được đầu tư vào chứng khoán trong những giới hạn nhất định để bảo vệ ngân hàng trước những biến động của giá chứng khoán Một số nước cho

Trang 12

phép NHTM thành lập công ty con độc lập để kinh doanh chứng khoán và thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh phát hành

- Quỹ đầu tư chứng khoán: là một loại tổ chức tài chính trung gian, quỹ hình thành từ vốn góp của người đầu tư ủy thác cho công ty quản lý quỹ (CTQLQ), quản lý và đầu tư tối thiểu 60% giá trị tài sản của quỹ vào chứng khoán Quỹ đầu tư chứng khoán do CTQLQ cùng với các tổ chức và cá nhân trong và ngoài nước thành lập Vốn điều lệ quỹ là số vốn bằng tiền do tất cả người đầu tư thực góp và được ghi trong điều lệ quỹ

Các tổ chức có liên quan đến TTCK

_ Các cơ quan quản lý của Chính phủ- Ủy ban chứng khoán Nhà nước (State securities commission- SSC)

Đây là các cơ quan thực hiện chức năng quản lý Nhà nước đối với hoạt động về chứng khoán và TTCK Nhìn chung các cơ quan quản lý thị trường của Chính phủ chỉ thực hiện các chức năng quản lý chung chứ không trực tiếp điều hành và giám sát thị trường Các cơ quan này có thẩm quyền ban hành các qui định điều chỉnh các hoạt động trên TTCK tạo nên cơ sở cho các tổ chức tự quản trực tiếp thực hiện các chức năng điều hành và giám sát thị trường của mình

Ở Việt Nam, cơ quan này là Ủy ban chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) được thành lập theo nghị định 75/CP ngày 28/11/1996 của Chính phủ Sau hơn 8 năm hoạt động, vào ngày 19/02/2004 Chính phủ ban hành Nghị định 66/2004/NĐ-CP chuyển UBCKNN vào Bộ Tài chính UBCKNN là cơ quan trực thuộc Bộ Tài chính, thực hiên chức năng tổ chức, quản lý Nhà nước trong lĩnh vực chứng khoán và TTCK

Với các chức năng cơ bản của UBCKNN nhằm đảm bảo duy trì TTCK hoạt động ổn định, công bằng và minh bạch-TTCK hiệu quả (Efficient market)

Trang 13

Tính hiệu quả được thể hiện làm thế nào để giao dịch đạt hiệu quả, sinh lời và ích lợi cho người kinh doanh cũng như người đầu tư Các vấn đề này bao gồm:

a Tập hợp và phổ biến các thông tin về giao dịch trên thị trường: khối lượng giao dịch, giá đóng cửa và mở cửa,

b Tập hợp và phổ biến các thông tin thực tại về người phát hành cho các NĐT mua và bán chứng khoán biết để quyết định mức giá thị trường

c Kiểm tra và đề phòng sự gian lận và thao túng thị trường

d Phát triển phương pháp giao dịch tốt hơn, hình thức tài trợ hiện đại hơn

e Cải tiến việc thanh toán bù trừ

f Thương mại hóa và quảng cáo nhằm mở rộng quyền sở hữu chứng khoán cho nhiều NĐT trong công chúng

_ Các tổ chức tự quản- Self- Regulatory Organizations (SROs)

Nhìn chung các tổ chức tự quản gồm có Sở giao dịch chứng khoán-Stock Exchange và Hiệp hội các nhàø kinh doanh chứng khoán- National Association of securities Dealers

• Sở giao dịch là tổ chức tự quản bao gồm các CTCK thành viên, trực tiếp điều hành và giám sát các hoạt động giao dịch chứng khoán thực hiện trên Sở SGDCK thực hiện vận hành chứng khoán thông qua bộ máy tổ chức và hệ thống các quy định, văn bản pháp luật về giao dịch chứng khoán trên cơ sở phù hợp với các quy định của pháp luật và UBCK SGDCK là pháp nhân có chức năng tổ chức, quản lý và giám sát hoạt động giao dịch chứng khoán niêm yết SGDCK chịu sự giám sát của UBCK

Hoạt động trên SGDCK phải tuân thủ theo 3 nguyên tắc cơ bản :

• Nguyên tắc trung gian

Trang 14

• Nguyên tắc cạnh tranh đấu giá

• Nguyên tắc công khai

Thành viên SGDCK: Tuỳ theo pháp luật của mỗi nước, thành viên Sở có thể là một pháp nhân, một thể nhân được cấp giấy phép ngành nghề Trong SGDCK xét theo tính chất thành viên, có ba loại thành viên sau:

- Thành viên là người môi giới chứng khoán (Broker): là người được cấp giấy phép hành nghề môi giới Họ mua bán chứng khoán theo yêu cầu của khách hàng để hưởng hoa hồng

- Thành viên là người kinh doanh chứng khoán (Dealer): là người được cấp giấy phép tự doanh Họ là những người mua bán chứng khoán chính mình bằng nguồn vốn của họ Chủ thể kinh doanh chứng khoán tùy theo tính chất, mục đích có thể là một NĐT (Investor) hay là nhà đầu cơ (Speculator)

- Thành viên vừa là người môi giới chứng khoán vừa là người kinh doanh chứng khoán: là những CTCK lớn, có quy mô vốn lớn, có uy tín được cấp giấy phép để thực hiện nghiệp vụ môi giới lẫn tự doanh chứng khoán.Thu nhập là khoản hoa hồng môi giới và khoản lợi nhuận từ chênh lệch giá chứng khoán

Ở SGDCK NEWYORK (NYSE) còn có 1 loại thành viên còn gọi là chuyên gia (Specialist), có vai trò duy trì năng lực TTCK và cân bằng sự mất cân đối tạm thời trong cung cầu của một loại chứng khoán

• Hiệp hội các nhà kinh doanh chứng khoán là tổ chức tự quản của các CTCK được thành lập với mục đích tạo ra tiếng nói chung cho toàn ngành kinh doanh chứng khoán và đảm bảo các lợi ích chung của các NĐT và TTCK Hiệp hội các nhà kinh doanh chứng khoán thực hiện các chức năng điều hành và giám sát TTCK như sau:

+ Đào tạo nghiên cứu trong lĩnh vực chứng khoán

Trang 15

+ Khuyến khích các hoạt động đầu tư và kinh doanh chứng khoán

+ Ban hành và thực hiện các nguyên tắc tự điều hành trên cơ sở các quy định pháp luật về chứng khoán hiện hành

+ Thu nhận các khiếu nại của khách hàng và điều tra các CTCK thành viên để tìm ra các vi phạm, sau đó chuyển các kết quả điều tra tới CTCK đó để giải quyết và giải quyết tranh chấp giữa các thành viên

+ Tiêu chuẩn hóa các nguyên tắc và thông lệ trong ngành chứng khoán + Đại diện cho ngành chứng khoán, Hiệp hội đưa ra các đề xuất và gợi ý với những cơ quan quản lý TTCK của Chính phủ

Ở Mỹ, NASD là Hiệp hội các tổ chức chứng khoán quốc gia duy nhất được đăng ký tại UBCK tuân theo điều khoản 15A-Luật 1934 NASD có trách nhiệm chính là quản lý các nhà môi giới- giao dịch hoạt động kinh doanh chứng khoán trên thị trường OTC

1.1.2 Cơ chế vận hành TTCK

Mỗi quốc gia trên thế giới đều có cơ chế vận hành của TTCK với các đặc điểm khác nhau, xuất phát từ các quy định pháp lý, đặc điểm kinh tế- chính trị- xã hội Tuy nhiên, cơ chế vận hành của TTCK đều thực hiện quy trình về phát hành và giao dịch mua bán chứng khoán Ở Việt Nam, TTCK hoạt động trên nền tảng pháp lý bao gồm các văn bản quy định ở Phụ lục số 1 và cơ chế vận hành trên TTCK sơ cấp và thứ cấp được thể hiện như sau:

1.1.2.1 TTCK sơ cấp:

TTCK sơ cấp là phát hành chứng khoán, thực hiện chức năng cơ bản là tài trợ vốn cho các nhà phát hành Như vậy, trên thị trường này không có sự mua đi bán lại các loại chứng khoán, chỉ thực hiện lần giao dịch đầu tiên

Trang 16

Hiện nay, việc phát hành các chứng khoán Việt Nam được thực hiện dưới nhiều hình thức nhưng cơ bản là phát hành qua hai TTGDCK TP.HCM và Hà Nội Các quy định về phát hành cổ phiếu, trái phiếu và chứng chứng quỹ được quy định ở Phụ lục số 1

_ Trái phiếu Chính phủ được phát hành bao gồm: trái phiếu kho bạc, trái phiếu công trình Trung ương, trái phiếu Chính quyền địa phương, trái phiếu ngoại tệ, trái phiếu đầu tư Hình thức phát hành trái phiếu Chính phủ có thể là đấu thầu hoặc phương thức bảo lãnh và đại lý phát hành

+ Đối với hình thức đấu thầu tín phiếu kho bạc và trái phiếu ngoại tệ qua Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

Sơ đồ 1.2 Quy trình đấu thầu tín phiếu kho bạc và trái phiếu ngoại tệ

Có hai hình thức đấu thầu: Đấu thầu cạnh tranh lãi suất hoặc kết hợp giữa đấu thầu cạnh tranh lãi suất với đấu thầu không cạnh tranh lãi suất qua Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

Trang 17

• Đấu thầu cạnh tranh lãi suất là việc các thành viên tham gia đấu thầu đưa ra các mức lãi suất dự thầu của mình để Ngân hàng Nhà nước Việt Nam lựa chọn mức lãi suất trúng thầu

• Đấu thầu không cạnh tranh lãi suất là việc các tổ chức tham gia đấu thầu không đưa ra các mức lãi suất dự thầu mà đăng ký mua tín phiếu kho bạc, trái phiếu ngoại tệ theo mức lãi suất trúng thầu được xác định theo kết quả của đấu thầu cạnh tranh lãi suất

Lãi suất trần là lãi suất tối đa của trái phiếu Kho bạc, trái phiếu ngoại tệ phát hành do Bộ trưởng Bộ Tài chính thông báo trong từng thời kỳ

+ Đối với hình thức bảo lãnh phát hành và đại lý phát hành trái phiếu Chính phủ, trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh và trái phiếu chính quyền địa phương

• Bảo lãnh phát hành là việc tổ chức bảo lãnh giúp tổ chức phát hành thực hiện các thủ tục trước khi phát hành trái phiếu ra TTCK, phân phối trái phiếu cho các NĐT, nhận mua trái phiếu để bán lại hoặc mua số trái phiếu còn lại chưa phân phối hết Các loại trái phiếu phát hành theo phương thức bảo lãnh bao gồm: trái phiếu kho bạc, trái phiếu công trình Trung ương, trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh, trái phiếu Chính quyền địa phương, trái phiếu đầu tư

• Đại lý phát hành là việc tổ chức phát hành ủy thác cho các tổ chức khác thực hiện bán trái phiếu cho các NĐT Trường hợp không bán hết, tổ chức đại lý phát hành được trả lại số trái phiếu còn lại cho tổ chức phát hành

Các loại trái phiếu phát hành theo phương thức đại lý gồm: trái phiếu kho bạc, trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh và trái phiếu Chính quyền địa phương _ Đối với cổ phiếu chủ yếu phát cổ phiếu của các DNNN thực hiện CPH được thực hiện theo các trường hợp sau:

Trang 18

• Bán đấu giá trực tiếp tại doanh nghiệp

• Bán cổ phần tại các tổ chức tài chính trung gian

• Bán cổ phần tại TTGDCK

Trong các hình thức bán cổ phần như trên thì hình thức bán cổ phần tại TTGDCK là hình thức phổ biến nhất và quan trọng nhất hiện nay UBCKNN đã ban hành Quyết định số 01/2005/QĐ-UBCKNN, ngày 04/01/2005 về quy trình đấu giá cổ phần tại TTGDCK và Quyết định số 491/QĐ-UBCKNN ngày 1/11/2005 về việc ban hành Quy chế mẫu về bán đấu giá cổ phần tại TTGDCK, Hình thức phát hành cổ phiếu ra bên ngoài đối với các DNNN CPH theo Nghị định 187/2004/NĐ-CP thể hiện quan điểm đổi mới của Chính phủ về việc xác định giá cổ phiếu phát hành, việc định giá trị thực tế của phiếu phải do thị trường xác định hoàn toàn phụ thuộc vào các NĐT

Sơ đồ 1.3 Quy Trình Đấu Giá Cổ Phần

1 Đăng ký tổ chức đấu giá

2 Công bố thông tin trước khi tổ chức đấu giá

3 Đăng ký tham gia đấu giá và đặt cọc tiền

mua cổ phần

4 Bỏ phiếu tham gia đấu giá

5 Thực hiện đấu giá theo quy định

6 Thông báo kết quả đấu giá

7 Thanh toán tiền và phân phối cổ phần

8 Xử lý một số trường hợp đặt biệt như cuộc đấu giá không thành hay NĐT không mua hết số cổ phần được mua,…

Trang 19

Bên cạnh phát hành cổ phiếu các doanh nghiệp cũng có thể phát hành trái phiếu, các quy định phát hành trái phiếu được thể hiện qua Nghị định 52/2006/NĐ-CP ngày 19/5/2006 về phát hành trái phiếu doanh nghiệp Thông tư 75/2004/TT-BTC ngày 23/07/2004 về phát hành trái phiếu ra công chúng Tuy nhiên, thực tế còn rất hạn chế số lượng doanh nghiệp phát hành trái phiếu, nguồn tài trợ này chưa thực sự phát huy hiệu quả trên TTCK Việt Nam

1.1.2.2 TTCK thứ cấp

Thị trường thứ cấp là thị trường giao dịch các chứng khoán đã phát hành trên thị trường sơ cấp, còn gọi là thị trường lưu hành với chức năng cơ bản là thực hiện tính thanh khoản cho các loại chứng khoán, luân chuyển các nguồn vốn đầu tư ngắn hạn sang dài hạn hoặc ngược lại Tuy nhiên, việc mua bán chứng khoán trên thị trường này không làm thay đổi nguồn vốn của tổ chức phát hành chỉ mua bán các “quyền sở hữu công cụ tài chính” Hiện nay, các quy định về giao dịch chứng khoán trên thị trường thứ cấp tuân thủ theo các văn bản sau:

- Thông tư 58/2004/TT-BTC ngày 17/6/2004 của Bộ Tài chính hướng dẫn về thành viên và giao dịch chứng khoán

- Quyết định số 244/2005/ QĐ-BTC, ngày 20/01/2005 về ban hành Quy chế tạm thời tổ chức giao dịch chứng khoán tại TTGDCK Hà Nội

- Quyết định số 238/2005/QĐ-TTg, ngày 29/09/2005 về tỷ lệ tham gia của bên nước ngoài vào TTCK Việt Nam (sẽ được thay thế theo Luật đầu tư)

Quy trình giao dịch trên trung tâm giao dịch chứng khoán xem phụ lục 2 Bên cạnh giao dịch khớp lệnh, TTGDCK còn cho phép các NĐT giao dịch thỏa thuận (chủ yếu giao dịch trái phiếu Chính phủ), giao dịch mua bán trái phiếu có kỳ hạn (giao dịch Repo) bước đầu đã tạo ra thị trường thứ cấp trái phiếu sôi động, góp phần gia tăng quy mô giao dịch trên thị trường thứ cấp

Trang 20

1.2 Thị trường chứng khoán và vấn đề tài trợ vốn cho các doanh nghiệp trong quá trình hội nhập

Chính sách mở cửa và hội nhập kinh tế quốc tế trong những năm qua đã và đang đóng góp đáng kể vào tiến trình phát triển kinh tế của đất nước Việt Nam với tư cách là thành viên AFTA, thành viên ASEAN đã ký kết nhiều thỏa thuận về tự do hóa khu vực, cũng như các Hiệp định Thương mại song phương Việt-Mỹ, Hiệp định kinh tế Việt Nam-EU cho thấy hội nhập kinh tế quốc tế là quyết tâm mong muốn của Việt Nam trong tiến trình phát triển kinh tế, thực hiện đường lối, chủ trương phát triển kinh tế của Đảng và Nhà nước Việc gia nhập WTO sẽ mở khả năng sử dụng quá trình tự do hóa thương mại thế giới và toàn cầu hóa sản xuất giúp cho Việt Nam đạt được các mục tiêu kinh tế nhất định mang lại nhiều cơ hội cho doanh nghiệp và nền kinh tế Việt Nam xem Phụ lục 3

Để hội nhập kinh tế quốc tế, Việt Nam cũng phải mở cửa cho các NĐTNN được tham gia kinh doanh trong nhiều lĩnh vực với những điều kiện thông thoáng hơn như: lĩnh vực dịch vụ tài chính, dịch vụ ngân hàng,…cũng như hội nhập thị trường tài chính Việt Nam trong đó hội nhập TTCK không thể không xem xét Dự đón trước được cơ hội mới, khi Việt Nam trở thành viên WTO chắc chắn dòng vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài sẽ được đổ vào thị trường tài chính Việt Nam mạnh hơn, Bộ tài chính và UBCKNN đã đề xuất các nội dung như sau:

• Một là, phối hợp các đơn vị liên quan nghiên cứu trình cấp có thẩm quyền chính sách tham gia của bên nước ngoài vào TTCK Việt Nam, đảm bảo các nguyên tắc cam kết khi gia nhập WTO và cũng là để khuyến khích phát triển thị trường Tăng cường hợp tác song phương với các nước như Trung Quốc, Hàn

Trang 21

Quốc, Thái Lan, Thụy Sĩ, Đức, Nhật Bản,… nhằm trao đổi thông tin và kinh nghiệm xây dựng, phát triển TTCK và hỗ trợ để hoàn thiện hệ thống pháp lý

• Hai là, tham gia đề án kết nối TTCK trong khu vực để trình Hội nghị cấp Bộ trưởng Bộ Tài chính ASEAN; trên cơ sở đó có kế hoạch triển khai đề án này cho thị trường Việt Nam

• Ba là, tích cực tham gia vào các hoạt động của tổ chức Ủy ban chứng khoán quốc tế (IOSCO), đặc biệt là xây dựng lộ trình thực hiện các nguyên tắc quản lý TTCK mà IOSCO đã khuyến cáo chung cho UBCK các nước

1.2.1 Hàng hóa của TTCK Việt Nam khi hội nhập kinh tế quốc tế

Hàng hóa là các loại chứng khoán Chứng khoán là bằng chứng xác nhận các quyền lợi và lợi ích hợp pháp của người sở hữu chứng khoán đối với tài sản và vốn của tổ chức phát hành, được thể hiện dưới hình thức chứng chỉ, bút toán ghi sổ hoặc dữ liệu điện tử bao gồm: cổ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ quỹ; quyền mua cổ phần, chứng quyền, quyền chọn mua, quyền chọn bán, hợp đồng tương lai, nhóm chứng khoán hoặc chỉ số chứng khoán

1.2.1.1 Hàng hóa chứng khoán trên TTCK nội địa

• Chứng khoán vốn- Cổ phiếu: là chứng chỉ do công ty cổ phần (CTCP) phát hành xác nhận quyền sở hữu một hoặc một số cổ phần của cổ đông góp vốn trong công ty Cổ phiếu có thể ghi tên hoặc không ghi tên

- Cổ phiếu thường: là cổ phiếu phổ biến nhất và bắt buộc phải có tại CTCP, nó xác nhận quyền góp vốn khi mua cổ phần của các cổ đông thường (cổ đông phổ thông)

- Cổ phiếu ưu đãi: là một giấy chứng nhận cổ đông được ưu tiên so với cổ đông thường về mặt tài chính nhưng bị hạn chế về quyền hạn với CTCP

Trang 22

Nhà phát hành có thể phát hành các loại cổ phiếu ưu đãi như sau: cổ phiếu ưu đãi tích lũy, cổ phiếu ưu đãi không tích lũy, cổ phiếu ưu đãi có chia phần, cổ phiếu ưu đãi có thể chuyển đổi thành cổ phiếu thường, cổ phiếu ưu đãi có thể chuộc lại,…

• Chứng khoán nợ- Trái phiếu: là một hợp đồng nợ dài hạn được ký kết giữa chủ thể phát hành (Chính phủ hay doanh nghiệp) và người cho vay (Trái chủ), đảm bảo một sự chi trả lợi tức định kỳ và hoàn lại vốn gốc cho người sở hữu trái phiếu ở thời điểm đáo hạn Trên giấy chứng nhận nợ này có ghi mệnh giá của trái phiếu và lãi suất trái phiếu

Nhà phát hành có thể phát hành các loại trái phiếu như sau: trái phiếu có thế chấp, trái phiếu tín chấp, trái phiếu có thể chuyển đổi, trái phiếu có lãi suất ổn định, trái phiếu có lãi suất thả nổi, trái phiếu chiết khấu,…

• Chứng chỉ quỹ đầu tư: là một loại chứng khoán dưới hình thức chứng chỉ hoặc bút toán ghi sổ do công ty quản lý quỹ thay mặt Quỹ công chúng phát hành, xác nhận quyền sở hữu hợp pháp của người đầu tư đối với một hoặc một số đơn vị quỹ của một Quỹ công chúng

• Chứng khoán dẫn xuất- Derivatives: là các công cụ tài chính có nguồn gốc từ chứng khoán có mối quan hệ chặt chẽ với chứng khoán cơ sở (cổ phiếu, trái phiếu) Các loại chứng khoán phái sinh bao gồm:

+ Hợp đồng tương lai (Future contract): là hợp đồng mua bán chứng khoán mà tại ngày giao dịch đôi bên thoả thuận về hàng hóa, số lượng và giá cả nhưng việc thanh toán và giao hàng sẽ diễn ra ở một thời điểm trong tương lai

Khác với TTCK mua bán giao ngay (spot market), thị trường tương lai là loại thị trường mà ở đó việc buôn bán xảy ra không phải đối với bản thân hàng hóa hay chứng khoán cơ sở mà là các công cụ dẫn xuất (derivatives ) từ hàng

Trang 23

hóa hay chứng khoán cơ sở Hợp đồng tương lai là công cụ cho các NĐT phòng ngừa rủi ro khi có những biến động bất lợi về giá

+ Hợp đồng quyền chọn (Options): là một hợp đồng giữa hai bên, người mua quyền chọn và người bán quyền chọn chứ không phải nghĩa vụ được phép mua hay bán một tài sản nào đó vào thời điểm xác định trong tương lai với giá thỏa thuận ở hiện tại

Người mua quyền chọn sẽ được vị thế dài hạn (Long option) để mua hay bán hàng hóa hay chứng khoán đã được quy định trên hợp đồng với các điều khoản: ngày đáo hạn (an expiration) là thời điểm quyền chọn hết hạn; Giá thực hiện (a strike price) là giá mua hay bán tài sản quy định trên hợp đồng vào thời điểm hết hạn; giá quyền chọn còn gọi là phí quyền chọn (premium) là một khoản phí mà người mua phải trả cho người bán để có quyền chọn Người bán quyền chọn có vị thế ngắn hạn (Short option) thực hiện theo yêu cầu của người mua quyền Về cơ bản có hai loại quyền chọn: Quyền chọn mua-Call Option; quyền chọn bán-Put Option

Việc định giá quyền chọn hay phí là một nghệ thuật hơn là khoa học Sự thật trong giá hợp đồng quyền chọn hầu như luôn có một phần sự khác biệt về các giả định được xây dựng trong mô hình định giá hợp đồng quyền chọn Có nhiều mô hình định giá hợp đồng quyền chọn như:

- Mô hình Black-Scholes 1973: là mô hình đầu tiên và có ý nghĩa về mặt lịch sử nhất đã được Fisher Black và Myron Scholes trình bày vào tháng 5/1973 Mô hình Black-Scholes được ứng dụng trên quyền chọn mua hoặc bán cổ phiếu không trả cổ tức theo kiểu Châu Âu, có 4 giả định cần thiết: giá có thể thay đổi nhanh chóng nhưng không đột ngột; các khoản vay và cho vay với lãi suất phi

Trang 24

rủi ro từ thời điểm hiện tại cho đến đáo hạn; không có phí giao dịch và thuế; kết hợp tỷ suất sinh lời trên tài sản là phân phối chuẩn

- Mô hình định giá của Robert Merton: mô hình này là sự cải tiến của mô hình Black-Scholes để hình thành phí quyền chọn trên cổ phiếu có trả cổ tức và chỉ số chứng khoán theo kiểu Châu Âu của Robert Merton

- Mô hình định giá quyền chọn Binomial-1978: kỹ thuật hữu dụng và rất phổ biến để định giá Option chứng khoán là cấu trúc cây Binomial của William F.Sharpe Đây là một dạng sơ đồ được trình bày theo lối nhị phân của giá chứng khoán có khả năng xảy ra trong suốt vòng đời của Option

+ Hợp đồng kỳ hạn-Forward là một thỏa thuận giữa người mua và người bán thực hiện một giao dịch hàng hóa ở thời điểm chắc chắn trong tương lai với khối lượng và mức giá xác định Tuy nhiên, không giống như hợp đồng tương lai, hợp đồng kỳ hạn không trao đổi trên thị trường, không được định giá hàng ngày Hợp đồng kỳ hạn không phải theo tiêu chuẩn của thị trường riêng biệt, ngày thực hiện hợp đồng được xác định tuỳ theo từng hợp đồng Giá trong hợp đồng kỳ hạn là giá giao hàng, tại thời điểm ký hợp đồng, giá chuyển giao được chọn để giá trị của hai bên mua bán là bằng không Điều này có nghĩa không có chi phí khi mua bán hợp đồng kỳ hạn

+ Quyền mua cổ phần-Right là loại chứng khoán ghi nhận quyền dành cho các cổ đông hiện tại của CTCP được mua trước một số lượng cổ phần trong đợt phát hành cổ phiếu phổ thông mới tương ứng với tỷ lệ cổ phần hiện có của họ trong công ty Giá mua cổ phần thường thấp hơn mức giá chào bán ra công chúng trong một thời hạn nhất định Các chủ sở hữu Right có thể chuyển nhượng Right trên TTCK Thông thường, quyền mua cổ phần có thời hạn ngắn hạn (từ 2-

4 tuần), việc phát hành quyền được quy định trong điều lệ tổ chức của CTCP

Trang 25

+ Chứng quyền-Warrant là loại chứng khoán được phát hành kèm theo trái phiếu hoặc cổ phiếu ưu đãi, cho phép người nắm giữ chứng khoán được quyền mua một khối lượng cổ phiếu phổ thông nhất định theo mức giá được xác định trước trong thời kỳ nhất định, thời hạn của chứng quyền là dài hạn, thường là một vài năm có khi là vĩnh viễn Người sở hữu chứng quyền không có tư cách là cổ đông phổ thông trong công ty, không nhận cổ tức, không có quyền biểu quyết cho tới khi thật sự chuyển chứng quyền thành cổ phiếu phổ thông

Trong giai đoạn đầu thành lập TTCK chủ yếu giao dịch các chứng khoán nêu trên nhưng trong xu thế toàn cầu hóa thì hàng hóa của thị trường phải được

đa dạng hóa hơn theo thông lệ quốc tế

1.2.1.2 Hàng hóa chứng khoán trên thị trường chứng khoán quốc tế

Từ những năm 1980, các NĐT ngày càng đầu tư mạnh vào chứng khoán nước ngoài, việc đầu tư đó sẽ còn tăng lên do các tiến bộ khoa học kỹ thuật và các sáng kiến quản lý thúc đẩy toàn cầu hóa thị trường chứng khoán Các chứng khoán nước ngoài có thể giao dịch là:

• Chứng chỉ lưu ký chứng khoán toàn cầu-GDR

Một trong những công cụ chủ yếu được các NĐT Mỹ sử dụng để nắm giữ cổ phiếu của nước ngoài là giấy chứng nhận lưu ký chứng khoán Mỹ-DDR American Depositart Receipt Từ năm 1983, các quy chế của UBCK Mỹ quy định phân biệt giữa ADR và các cổ phiếu lưu ký Mỹ “ADS” Theo đó, ADR là chứng chỉ vật chất chứng nhận ADS (tương tự chứng chỉ cổ phiếu chứng nhận các cổ phần) ADR có thể biểu thị một loại chứng khoán của công ty phát hành nước ngoài hay các phần chia nhỏ hoặc phần gộp một loại chứng khoán của công ty phát hành nước ngoài Tỷ lệ các chứng khoán đó biểu thị bằng một ADR được sử dụng để khắc phục sự khác biệt giữa các mức định giá truyền thống của

Trang 26

các thị trường Mỹ và nước ngoài (ví dụ, ADR thường biểu thị hai hay nhiều chứng khoán của một công ty phát hành Anh và nước ngoài)

Như vậy, ADR biểu thị quyền sở hữu về một số chứng khoán cụ thể được người nắm giữ chứng khoán đó gửi tại công ty lưu ký chứng khoán được lưu ký như vậy chủ yếu là chứng khoán vốn của công ty phát hành nước ngoài và công

ty lưu ký chủ yếu là ngân hàng NewYork hay công ty tín thác (công ty tín thác bảo lãnh Morgan, công ty Securities Pacific National Trust Company)

ADR tạo ra một số lợi ích cho các NĐT Mỹ khi đầu tư vào chứng khoán nước ngoài lại trực tiếp sở hữu chứng khoán, bao gồm việc tạo thuận tiện khi chuyển nhượng cổ phiếu và chuyển đổi cổ tức sang ngoại tệ ADR còn được sử dụng liên quan tới việc sát nhập và thâu tóm, tái cơ cấu tổ chức công ty, chào bán trái phiếu Chính phủ ra nước ngoài, chi trả cho các chường trình đền bù và trợ cấp cho cán bộ nhân viên Ngoài ra việc chào bán ADR cũng được thực hiện theo điều luật 144A ADR không chỉ được các NĐT Mỹ giữ còn có các nhà đầu

tư nước ngoài (NĐTNN) Ngoài ADR, giấy chứng nhận lưu ký chứng khoán quốc tế-GDR Global Depositary Receipt, giấy chứng nhận lưu ký chứng khoán Châu Âu-EDR cũng được giao dịch trên TTCK quốc tế

• Cổ phiếu chuẩn thế giới-WEBS

Vào năm 1996, một sản phẩm đầu tư quốc tế mới được đưa ra giới thiệu đã mở ra thêm cơ hội cho các NĐT những cách thức dễ dàng và có hiệu quả để hoạt động ở các thị trường nước ngoài là cổ phiếu chuẩn thế giới-World Equity Benchmark Shares Sản phẩm mới này đã đáp ứng nhu cầu ngày càng gia tăng của các NĐT quốc tế WEBS được phát triển bởi công ty tư vấn quỹ toàn cầu BZW Barclays với sự hợp tác với công ty vốn quốc tế Morgan Stanley cùng những công ty khác Công ty tư vấn quỹ toàn cầu BZW Barclays hoạt động với

Trang 27

tư cách là nhà tư vấn đầu tư Hiện nay, có tất cả 17 WEBS Đây là sự kết hợp giữa các cổ phiếu nước ngoài và một số công cụ tài chính phái sinh đã được phát hành để kinh doanh trên 17 thị trường và được đánh giá bởi các chỉ số quốc gia Morgan Stanley Toàn bộ WEBS được giao dịch tại TTCK Mỹ Số chứng khoán của WEBS lên xuống là 16, WEBS đại diện cho một sự kết hợp giữa quỹ đầu tư dạng đóng quốc tế, quỹ đầu tư dạng mở quốc tế và quỹ theo chỉ số quốc tế Giống như quỹ đóng, WEBS được niêm yết giao dịch trên TTCK nên các NĐT có thể mua hoặc bán cổ phiếu thông qua các công ty môi giới trên thị trường Mặt khác, giống như quỹ đầu tư dạng mở, WEBS sẽ được phát hành và mua lại theo nhu cầu của NĐT

• Quỹ đầu tư chứng khoán quốc tế-International investment Fund

Khi đầu tư ra nước ngoài, các NĐT luôn xem xét tiêu chí danh mục đầu tư của họ sẽ có mức độ rủi ro thích hợp như thế nào? Việc hoạch định một danh mục hiệu quả không là đơn giản, nếu NĐT đó không là tổ chức đầu tư chuyên nghiệp trên thị trường Cách dễ dàng nhất để các NĐT quốc tế đạt được mục tiêu rủi ro tương thích với lợi nhuận có thể chấp nhận là đầu tư thông qua quỹ đầu tư quốc tế Tuy nhiên, đầu tư thông qua các quỹ này cũng có tính phức tạp riêng do việc mua chứng khoán của các NĐT quốc tế trực tiếp tại thị trường ở các nước đang phát triển rất tốn kém và việc nghiên cứu để lựa chọn cơ hội đầu

tư rất khó khăn và mất nhiều thời gian Một loại quỹ đầu tư chứng khoán quốc tế phổ biến là quỹ tương hỗ-Mutual Fund Tại Mỹ quỹ tương hỗ phải tuân theo một số lượng các điều luật và quy chế của Liên bang và các tiểu bang, chịu sự quản lý của Ủy ban chứng khoán và Giao dịch chứng khoán Hoa Kỳ-SEC theo Đạo luật Công ty đầu tư 1940 Quỹ tương hỗ tạo cho một NĐT có nguồn vốn khiêm tốn có thể có sự tư vấn đầu tư chuyên nghiệp và đa dạng hóa đầu tư một cách

Trang 28

kinh tế nhất Các NĐT có thể góp vốn vào quỹ với tư cách là cổ đông của quỹ và được hưởng thu nhập từ lợi nhuận đầu tư của quỹ Quỹ tương hỗ là quỹ đầu tư dạng mở (Open-end funds), là loại quỹ đầu tư hoạt động như công ty đầu tư, thu hút tiền vốn từ các cổ đông và đầu tư lại vào cổ phiếu trái phiếu, quyền lựa chọn,… Quỹ này luôn bán cổ phần cho bất kỳ NĐT và sẵn sàng mua lại cổ phần của quỹ Cổ phần của quỹ mở được giao dịch tại mức giá chính bằng giá trị tài sản ròng (Net Asset Value-NAV) So với quỹ đầu tư dạng đóng, quỹ đầu tư dạng mở có lợi thế rõ ràng về khả năng huy động, mở rộng qui mô vốn nên nó linh hoạt hơn trong việc lựa chọn danh mục đầu tư

Ngoài quỹ mở, quỹ đầu tư còn có quỹ đầu tư dạng đóng (Closed-end funds) Quỹ đóng là quỹ chỉ phát hành một số lượng cổ phần cố định trong lần phát hành đầu tiên Quỹ này có thể phát hành cổ phiếu thường, cổ phiếu ưu đãi hoặc trái phiếu, quỹ không được phát hành thêm bất kỳ một loại cổ phiếu nào để huy động thêm vốn và cũng không mua lại các cổ phiếu đã phát hành Sau đó, nếu các NĐT muốn bán hay mua cổ phần của quỹ thì chỉ có thể thực hiện được điều đó trên thị trường thứ cấp, giống như với tất cả các chứng khoán niêm yết khác Vậy, việc mua bán cổ phiếu của quỹ đầu tư dạng đóng này, NĐT phải tiếp xúc với CTCK, giá thị trường cổ phiếu của quỹ đầu tư dạng đóng phụ thuộc vào lượng cung cầu trên thị trường và thay đổi so mức NAV của mỗi cổ phần

TTCK Việt Nam cuối năm 2005 đã có quỹ đầu tư là Việt fund 1-chứng chỉ VF1, là mô hình Quỹ đóng-Quỹ công chúng Trong giai đoạn đầu phát triển TTCK, Việt Nam phù hợp với mô hình quỹ đóng vì chúng bảo đảm được nguồn vốn ổn định cho các hoạt động của quỹ Tuy nhiên khi TTCK Việt Nam đã phát triển và đi vào chiều sâu thì mô hình dạng quỹ mở lại phù hợp hơn với xu thế hội nhập

Trang 29

1.2.2 Nguồn tài trợ vốn cho các doanh nghiệp trên thị trường chứng khoán trong quá trình hội nhập

TTCK có chức năng rất quan trọng trong việc tài trợ vốn cho các doanh nghiệp, đặc biệt là CTCP, doanh nghiệp có thể tiếp cận các nguồn tài trợ sau: 1.2.2.1 Nguồn tài trợ bên ngoài

a/ Phát hành cổ phiếu (Issue stock)

Nguồn tài trợ này chỉ được CTCP (công ty đại chúng) thực hiện khi phát hành cổ phiếu lần đầu hay phát hành cổ phiếu bổ sung ra công chúng Bởi vì khi phát hành cổ phiếu lần đầu là trường hợp CTCP mới thành lập, tạo vốn điều lệ và phát hành cổ phiếu bổ sung chỉ khi công ty muốn tăng vốn điều lệ CTCP thường phát hành cổ phiếu bổ sung kèm với quyền ưu tiên mua trước

Hình thức phát hành cổ phiếu

CTCP phát hành cổ phiếu ra công chúng thực hiện theo các hình thức: + Phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng bao gồm:

- Phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng để huy động vốn cho CTCP (chào bán sơ cấp lần đầu)

- Phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng để thay đổi cơ cấu vốn chủ sở hữu (chào bán thứ cấp lần đầu)

+ Phát hành thêm cổ phiếu ra công chúng bao gồm:

- Tổ chức đã phát hành cổ phiếu ra công chúng chào bán thêm cổ phiếu hoặc quyền mua cổ phần để tăng vốn điều lệ

- Tổ chức đã phát hành cổ phiếu ra công chúng phát hành thêm cổ phiếu để trả cổ tức hoặc phát hành thêm cổ phiếu thưởng để tăng vốn điều lệ từ nguồn vốn chủ sở hữu

Trang 30

Điều kiện phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng, Điều kiện phát hành thêm cổ phiếu, phát hành quyền mua cổ phần hoặc chứng quyền xem Phụ lục 4a

b/ Phát hành trái phiếu (Issue bond)

Các doanh nghiệp khi chọn nguồn tài trợ nợ có thể vay ngân hàng hoặc phát hành trái phiếu Doanh nghiệp chỉ có thể phát hành trái phiếu sau khi đã hoạt động, thường là các đợt phát hành bổ sung khi doanh nghiệp tăng nguồn vốn, quy định phát hành trái phiếu thực hiện theo Nghị định 52/2006/NĐ-CP ngày 19/5/2006 và Thông tư 75/2004/TT-BTC ngày 23/07/2004 Đối với các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế nếu hội đủ những điều kiện và được phép của UBCKNN đều có thể được phát hành trái phiếu để huy động vốn sử dụng cho mục đích đầu tư cho doanh nghiệp mở rộng sản xuất kinh doanh

Điều kiện phát hành trái phiếu ra công chúng và điều kiện niêm yết trái phiếu xem Phụ lục 4b

Ngoài ra các doanh nghiệp có thể huy động vốn bằng phương pháp chứng khoán hóa Đây là phương pháp phát hành chứng khoán dựa trên nguồn đảm bảo là khả năng sinh lời từ tài sản đã có, chứng khoán hóa hiện đại xuất hiện cách đây 30 năm Theo định nghĩa của Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD) đưa ra 1995, chứng khoán hóa là việc phát hành chứng khoán có tính khả mại được đảm bảo không phải bằng khả năng thanh toán của chủ thể phát hành, mà bằng các nguồn thu dự kiến có được từ các tài sản đặc biệt (tài sản đảm bảo) Chủ thể phát hành không còn là nhân tố quyết định chất lượng của chứng khoán phát hành mà chính là khả năng sinh lời của các tài sản đảm bảo phát hành Kết quả của quá trình chứng khoán hóa là các tài sản có tính thanh khoản kém được chuyển hóa thành chứng khoán-hàng hóa được giao dịch trên thị trường vốn, TTCK Tuy nhiên, phương pháp chứng khoán hóa là phương pháp

Trang 31

cung ứng nguồn tài trợ mới cho đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, các dự án do Chính phủ quản lý, nhưng chúng ta cũng có thể ứng dụng cho các doanh nghiệp và phải có những quy định sửa đổi cho phù hợp

Quy trình chứng khoán hóa được thực hiện theo nguyên tắc trung gian thanh toán (Pay Through Structure) và theo sơ đồ tổng quát như sau:

Sơ đồ 1.4 Quy trình chứng khoán hóa

1 Tài sản chuyển hóa được chuyển sang pháp nhân đặt biệt

2a Pháp nhân đặt biệt có thể phát hành một hoặc nhiều loại chứng khoán đảm bảo bằng tài sản cầm cố, thế chấp-Mortgage Backed securites-MBS và chứng khoán đảm bảo bằng tài sản tài chính-Asset Backed Securites-ABS Đây là các loại chứng khoán chuyển hóa

2b Tiền thu được từ việc bán chứng khoán được được dùng để trả lại cho doanh nghiệp tương ứng với phần tài sản chuyển hóa đã được chuyển nhượng

3 Thanh toán lãi, vốn gốc cho NĐT dựa trên đặc điểm của dòng tiền thu nhập từ tài sản chuyển hóa được “Ủy thác” cho Pháp nhân đặt biệt

Tài sản chuyển hóa có thể được chia làm 2 loại:

- Tài sản cầm cố thế chấp-Mortgage-Assets: bao gồm tài sản thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp, như: đất, nhà xưởng, máy móc thiết bị,…

Trang 32

- Các loại tài sản tài chính-Financial Assets: như các khoản phải thu,…

Chứng khoán chuyển hóa là loại chứng khoán được Pháp nhân đặt biệt phát hành trong quá trình tách riêng tài sản và tái cấu trúc các luồng tiền chứng khoán chuyển hóa chủ yếu là các loại chứng khoán nợ như trái phiếu, tín phiếu… Tuy nhiên, tùy theo từng điều kiện cụ thể mà pháp nhân đặc biệt cũng có thể phát hành cổ phiếu ưu đãi hoặc các loại chứng khoán vốn khác

Pháp nhân đặc biệt: được thiết lập để thực hiện chức năng chuyển hóa các tài sản có tính thanh khoản kém thành chứng khoán có thể mua bán, chuyển nhượng tự do trên TTCK nhờ nghiệp vụ quy trình tách riêng các tài sản và tái cấu trúc các luồng tiền Pháp nhân đặc biệt có thể là quỹ ủy thác hoặc CTCP, trong đó bên quản lý quỹ hoặc Hội đồng quản trị của CTCP là đại diện chịu trách nhiệm bảo vệ quyền lợi cho NĐT

Trong phương pháp huy động vốn bằng phương pháp chứng khoán hóa, các doanh nghiệp có khả năng huy động vốn từ những tài sản sở hữu có tính thanh khoản kém góp phần gia tăng quy mô nguồn vốn cho doanh nghiệp, đặc biệt tài trợ vốn cho đầu tư cơ sở hạ tầng, các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực đầu tư, kinh doanh cơ sở hạ tầng, các dự án đầu tư được tài trợ bằng vốn vay ngân hàng trong giai đoạn đầu

1.2.2.2 Nguồn tài trợ bên trong :

Ngoài nguồn tài trợ bên ngoài các doanh nghiệp còn có cơ hội sử dụng nguồn tài trợ bên trong Ưu thế của nguồn tài trợ bên trong sẽ tạo thế chủ động cho các doanh nghiệp về nguồn vốn, không phụ thuộc vào các đối tác tài trợ Nguồn tài trợ bên trong của các doanh nghiệp bao gồm:

a/ Khoản lợi nhuận giữ lại (Retained earnings)

Trang 33

Để có được nguồn tài trợ bên trong, điều kiện tiên quyết là doanh nghiệp phải hoạt động kinh doanh có hiệu quả, lợi nhuận sau thuế phải được xác định Thường được CTCP sử dụng nguồn này khi công ty thực hiện trả cổ tức bằng cổ phiếu hoặc phát hành cổ phiếu thưởng CTCP sử dụng nguồn lợi nhuận sau thuế được tích lũy (bao hàm cả nguồn ưu đãi miễn, giảm thuế của Nhà nước) để bổ sung tăng vốn điều lệ đồng thời tăng thêm cổ phần cho các cổ đông theo tỷ lệ sở hữu cổ phần của từng cổ đông trong doanh nghiệp Tuy nhiên, sử dụng nguồn tài trợ bên trong còn phụ thuộc vào chính sách đầu tư và chính sách thanh toán cổ tức của CTCP Khi phát hành cổ phiếu trong trường hợp này, CTCP phải tuân thủ các điều kiện phát hành cổ phiếu bổ sung

b/ Khoản thặng dư vốn cổ phần (Capital surplus)

Loại nguồn tài trợ này chỉ phát sinh đối với doanh nghiệp là CTCP, nguồn vốn này phát sinh từ hoạt động giao dịch mua bán cổ phiếu do chính CTCP phát hành hay phát hành cổ phiếu bổ sung trên mệnh giá Cơ cấu nguồn vốn CTCP như sau:

Asset ( Tài sản ) Liabilities & Stock holder’s Equity

( Nợ phải trả và vốn cổ đông )

A Liabilities ( Nợ phải trả )

B Stockholder’s Equity ( Vốn cổ đông)

1 Preferred Stock( Vốn cổ phần ưu đãi )

2 Common Stock( Vốn cổ phần thường )

3 Paid – in Capital ( Vốn thặng dư )

4 Retained earnings ( Lợi nhuận giữ lại )

Các quy định chung

Trang 34

Trong thời kỳ cổ phiếu của các CTCP được lưu hành trên TTCK thì chính các công ty này được phép mua lại cổ phiếu do chính công ty đã phát hành nhưng đối với CTCP không niêm yết mua lại không quá 30% tổng vốn cổ phần quy định tại điều 90, 91, 92 Luật Doanh nghiệp năm 2005; CTCP niêm yết mua cổ phiếu quỹ theo mục 2-Điều 29 Luật chứng khoán Cổ phiếu được mua lại gọi là cổ phiếu ngân quỹ (Treasury stock) Đồng thời các công ty đại chúng cũng được phép bán lại cổ phiếu này trên thị trường theo quy định Bộ Tài chính Hiện nay, các CTCP giao dịch cổ phiếu quỹ phải theo quy định Thông tư số 19/2003/TT-BTC ngày 23/03/2003 hướng dẫn điều chỉnh tăng, giảm vốn điều lệ và quản lý cổ phiếu ngân quỹ trong CTCP Các CTCP sử dụng nguồn tài trợ này phải theo quy định Thông tư số 19/2003/TT-BTC và Thông tư số 40/2004/TT-BTC ngày 13/05/2004 hướng dẫn kế toán khi chuyển DNNN thành CTCP

1.2.3 Sự tác động tương hỗ giữa thị trường chứng khoán và doanh nghiệp 1.2.3.1 Vai trò của thị trường chứng khoán đối với doanh nghiệp

- Vai trò quan trọng đầu tiên của TTCK đối với các doanh nghiệp là khả năng huy động tập trung mọi nguồn vốn trong xã hội thành nguồn vốn to lớn có khả năng tài trợ dài hạn cho các mục tiêu đầu tư phát triển theo chiều sâu cũng như mở rộng sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp

- Tạo môi trường thuận tiện cho doanh nghiệp phát triển cũng như tạo điều kiện và động lực thúc đẩy doanh nghiệp kinh doanh có hiệu quả hơn

- TTCK khuyến khích, quản lý doanh nghiệp hạch toán theo đúng các chế độ, chính sách Nhà nước ban hành thông qua quy định công khai hóa thông tin khi doanh nghiệp tham gia niêm yết trên TTCK

- TTCK tạo ra tính thanh khoản chứng khoán, giúp các doanh nghiệp sử dụng tốt nhất, tiện lợi nhất số vốn nhàn rỗi của mình để đầu tư chứng khoán,

Trang 35

đồng thời cũng giúp doanh nghiệp dễ dàng chuyển thành tiền mặt các loại chứng khoán có giá Xác định giá trị thực sự của doanh nghiệp, giá trị doanh nghiệp được xác định qua cung cầu chứng khoán trên thị trường

- TTCK giúp đẩy nhanh quan hệ giao lưu quốc tế, hợp tác quốc tế, quảng bá hình ảnh của doanh nghiệp trên thị trường vốn quốc tế thông qua các phương tiện thông tin đại chúng khi công khai hóa thông tin, từ đó sẽ giúp cho các doanh nghiệp dễ tìm kiếm các đội tác các cổ đông lớn, các nhà cung cấp tài chính đặc biệt là các đối tác nước ngoài TTCK còn giúp các doanh nghiệp phát hành các loại trái phiếu và cổ phiếu trên TTCK quốc tế, huy động được những khoản vốn đầu tư của nước ngoài mà không bị ràng buộc về mục đích sử dụng vốn

1.2.3.2 Vai trò của doanh nghiệp đối với thị trường chứng khoán

- Doanh nghiệp có rất vai trò quan trọng trong việc cung hàng hóa cho TTCK thông qua phát hành lần đầu hay phát hành bổ sung, là một trong những nhà phát hành chủ yếu trên thị trường Các chứng khoán do doanh nghiệp phát hành chiếm tỷ lệ lớn trong tổng số chứng khoán được niêm yết trên thị trường

Doanh nghiệp có thể tham gia thị trường với các hình thức như sau:

• Doanh nghiệp có thể CPH để chuyển đổi hình thức sở hữu theo chủ trương của Đảng và Chính phủ về CPH các doanh nghiệp hiện nay, thông qua việc phát hành cổ phiếu để tăng vốn điều lệ cho doanh nghiệp

• Doanh nghiệp có thể phát hành trái phiếu để huy động vốn vay dưới hình thức nội tệ hoặc ngoại tệ ở trong và ngoài nước theo các quy chế hiện hành

- Doanh nghiệp tham gia TTCK, ngoài tư cách là nhà phát hành còn là NĐT chứng khoán Các doanh nghiệp có thể đầu tư chứng khoán trên thị trường

sơ cấp lẫn thứ cấp, đầu tư vào cổ phiếu, trái phiếu của các doanh nghiệp khác, kể cả các chứng khoán của Chính phủ,…ưu thế của các doanh nghiệp đầu tư trên

Trang 36

TTCK là tiềm năng vốn rất mạnh so với các NĐT cá nhân, do đó sẽ đẩy mạnh hoạt động đầu tư trên TTCK, góp phần phát triển quy mô thị trường

1.3 Sự can thiệp của Chính phủ trên thị trường chứng khoán

1.3.1 Về mặt pháp lý

Sự ra đời TTCK là chủ trương, định hướng của Chính phủ để thực hiện kế hoạch phát triển nền kinh tế Yếu tố quyết định cho sự vận hành TTCK là khung pháp lý, đây là cơ sở để các thể chế chứng khoán khẳng định:

- Tư cách pháp lý của mình trong quan hệ với các chủ thể liên quan: các

cơ quan Ban, ngành có liên quan; các doanh nghiệp và công chúng

- Cơ chế, nguyên tắc, điều kiện hoạt động đã được Luật hóa

Việt Nam cũng như các nước đang chuyển đổi nền kinh tế có nhu cầu huy động vốn trong và ngoài nước cho đầu tư phát triển kinh tế nhưng trong điều kiện, môi trường còn thiếu cơ sở hạ tầng thích hợp Điều này đòi hỏi sự cần thiết Việt Nam phải có hệ thống chính sách pháp lý đầy đủ và đồng bộ nhằm định hướng cho các hoạt động trên TTCK Các quy định về khung pháp lý cho TTCK nhằm tạo điều kiện cho cơ quan quản lý Nhà nước, TTGDCK cũng như các CTCK có căn cứ pháp lý để đánh giá và giám sát hoạt động của thị trường

Chính phủ tham gia quản lý TTCK thông qua Bộ Tài chính và UBCKNN, có vai trò quan trọng trong việc hoạch định hệ thống văn bản pháp lý cho TTCK Trong gần 6 năm qua, Chính phủ cũng như Bộ Tài chính và UBCKNN đã ban hành nhiều quy định như :

• Các Quy định về phát hành, niêm yết và giao dịch chứng khoán; Quy chế mẫu về bán đấu giá cổ phần tại TTGDCK

• Quy định về công bố thông tin của các doanh nghiệp niêm yết, Quy chế lựa chọn doanh nghiệp kiểm toán được chấp thuận

Trang 37

• Quy định về thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp đối với các đối tượng tham gia TTCK

• Quy định về về tỷ lệ tham gia của bên nước ngoài vào TTCK Việt Nam

• Quy chế về quản lý các thành viên, thanh toán bù trư,ø lưu ký chứng khoán,… Để có một khung pháp lý hoàn chỉnh, tránh xung đột với những văn bản luật khác, Bộ Tài chính đã xây dựng, hoàn chỉnh Luật chứng khoán (11 Chương,

136 Điều) để tạo nền tảng pháp lý cho TTCK, đã được Quốc Hội thông qua vào ngày 23/06/2006 tại kỳ họp thứ 9 năm 2006, đây cũng là một trong những yếu tố UBCKNN chuẩn bị để TTCK Việt Nam hội nhập với TTCK quốc tế

Hình 1.1 Khung pháp lý của TTCK Việt Nam

Nhìn chung, hệ thống các văn bản pháp lý được Chính phủ, các Bộ ban hành khá đồng bộ và có thể điều chỉnh các hoạt động giao dịch chứng khoán Tuy nhiên, khuôn khổ pháp lý hiện nay cũng có một số nội dung bất cập, mâu thuẫn với các Luật khác Sở dĩ, hệ thống các văn bản pháp lý này vẫn còn một vài khiếm khuyết vì TTCK Việt Nam còn quá non trẻ Nếu so với các nước có bề dày lịch sử về TTCK, như Mỹ thì hệ thống các văn bản pháp lý được xây dựng khá đồng bộ và chặt chẽ Luật chứng khoán 1933, Luật SGDCK năm 1934

Trang 38

cùng với các quy chế, quy định triển khai Luật này đã tạo ra một khuôn khổ pháp lý cơ bản và quyền lực quản lý TTCK Mỹ

Ở Mỹ, UBCK (SEC) được chính thức thành lập 6/6/1934 theo Luật SGDCK 1934 SEC là một cơ quan độc lập nhằm giám sát hệ thống quản lý TTCK và các thành viên tham gia TTCK thông qua các tổ chức tự quản (SROs) như SGDCK, NASD, công ty lưu ký, thanh toán và bù trừ UBCK thông qua Vụ quản lý thị trường, giám sát các hoạt động của tổ chức tự quản và can thiệp trực tiếp khi cần thiết nhằm bổ sung những thiếu sót trong quản lý Mặc dù luật 1934 trao quyền quản lý chủ đạo cho tổ chức tự quản và cho rằng các tổ chức này sẽ là cấp quản lý đầu tiên trong ngành chứng khoán

TTCK Mỹ bị điều chỉnh bởi Luật chính phủ và Liên bang, gồm các Luật sau:

1 Luật chứng khoán năm- Securities Act of 1933

2 Luật Sở giao dịch chứng khoán năm- Securities Exchange Act of 1934

3 Luật sở hữu các công ty dịch vụ công cộng- Public Utility holding company Act of 1935

4 Luật hợp đồng tín thác- Trust Indenture Act of 1939

5 Luật công ty đầu tư- Investment company Act of 1940

6 Luật tư nhà vấn đầu tư - Investment Advisers Act of 1940

7 Luật doanh thu nội bộ- The Internal Revenue Code of 1986

8 Luật Sarbanes- Oxley Act of 2002, Luật này đã được Tổng thống Bush ký vào ngày 30/07/2002, Luật bắt buộc một số cải cách hơn về trách nhiệm công

ty, về cạnh tranh, sự gian lận về kế toán và công khai tài chính hơn, Luật này đã thiết lập Hội đồng giám sát kế toán đối với công ty công cộng “Public Company Accounting Oversight Board- PCAOB”

Trang 39

Blue- Sky Laws là luật “Trời xanh” của Mỹ-Luật quản lý giao dịch chứng khoán, bảo hộ đầu tư nhằm cảnh giác cho công chúng những cuộc đầu tư quá phiêu lưu và tránh các đầu tư gian dối

Hình 1.2 Khung pháp lý của TTCK Mỹ Nếu so với hệ thống pháp lý của TTCK Mỹ thì tính pháp lý của TTCK Việt Nam chỉ ở mức cấp thấp Do đó, hoàn thiện hệ thống khuôn khổ pháp lý cho TTCK Việt Nam là vấn đề quan trọng đối với UBCKNN

1.3.2 Cơ quan quản lý, giám sát của Nhà nước

Việc quản lý và giám sát TTCK, đặc biệt là các thị trường mới nổi có chức năng vừa giữ “kỷ luật” vừa “phát triển” Chức năng quản lý, giám sát có thể qua 3 loại hình họat động sau

- Quản lý hệ thống tài chính và các định chế của TTCK trong hệ thống này, có thể mô hình ngành chứng khoán được tổ chức và quản lý riêng, độc lập đối với thị trường tiền tệ và thị trường bảo hiểm

- Hệ thống quản lý phải tạo động lực thúc đẩy cho các thành viên thị trường tham gia xây dựng và phát triển thị trường, đảm bảo tính minh bạch, công khai và hiệu quả

Trang 40

- Kiểm soát, ngăn chặn các hoạt động phá hoại thị trường vì hoạt động TTTC có đặc điểm rủi ro hệ thống

Phương pháp tiếp cận: Quản lý trực tiếp và tự quản

- Quản lý trực tiếp (hay quản lý Nhà nước) là Chính phủ ủy nhiệm chức năng quản lý cho một hay nhiều cơ quan Nhà nước được phép ban hành và thực hiện các luật cho TTCK Dù việc quản lý chứng khoán có thuộc một tổ chức độc lập hay một vài Bộ của Chính phủ thì cơ quan quản lý vẫn là một phần hợp nhất của công tác điều hành và dưới sự quản lý của Chính phủ

- Quản lý tự quản trong việc quản lý thị trường tài chính: TTCK, thị trường tiền tệ và thị trường bảo hiểm trên diện rộng được trao cho các cơ quan trực tiếp điều hành thị trường nhưng vẫn thuộc một cơ quan giám sát trực thuộc Chính phủ Quản lý tự quản cho phép luật lệ thị trường bám sát nhu cầu thực tế thị trường, tăng tính sáng tạo trong quản lý và phát triển định chế của thị trường

Về cơ quan quản lý, giám sát của Nhà nước Việt Nam theo mô hình sau

Sơ đồ 1.5 Cơ cấu tổ chức Ủy Ban chứng khoán Nhà nước

Ngày đăng: 15/11/2012, 17:05

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

+ Đối với hình thức đấu thầu tín phiếu kho bạc vă trâi phiếu ngoại tệ qua Ngđn  hăng  Nhă  nước  Việt  Nam  - Phát triển dịch vụ chứng khoán của công ty Chứng khoán Ngân hàng Đầu tư &Phát triển.pdf
i với hình thức đấu thầu tín phiếu kho bạc vă trâi phiếu ngoại tệ qua Ngđn hăng Nhă nước Việt Nam (Trang 16)
Hình 1.1 Khung phâp lý của TTCK Việt Nam - Phát triển dịch vụ chứng khoán của công ty Chứng khoán Ngân hàng Đầu tư &Phát triển.pdf
Hình 1.1 Khung phâp lý của TTCK Việt Nam (Trang 37)
Hình 1.2 Khung phâp lý của TTCK Mỹ - Phát triển dịch vụ chứng khoán của công ty Chứng khoán Ngân hàng Đầu tư &Phát triển.pdf
Hình 1.2 Khung phâp lý của TTCK Mỹ (Trang 39)
Về cơ quan quản lý, giâm sât của Nhă nước Việt Nam theo mô hình sau - Phát triển dịch vụ chứng khoán của công ty Chứng khoán Ngân hàng Đầu tư &Phát triển.pdf
c ơ quan quản lý, giâm sât của Nhă nước Việt Nam theo mô hình sau (Trang 40)
Bảng 1.1 Tổng hợp Công ty niím yết trín SGDCK Singapore qua câc năm - Phát triển dịch vụ chứng khoán của công ty Chứng khoán Ngân hàng Đầu tư &Phát triển.pdf
Bảng 1.1 Tổng hợp Công ty niím yết trín SGDCK Singapore qua câc năm (Trang 50)
nền kinh tế đê tăng trưởng vững chắc với kết quả tăng trưởng được cải thiện rõ từ  những  năm  2000  đến  nay,  cụ  thể:  - Phát triển dịch vụ chứng khoán của công ty Chứng khoán Ngân hàng Đầu tư &Phát triển.pdf
n ền kinh tế đê tăng trưởng vững chắc với kết quả tăng trưởng được cải thiện rõ từ những năm 2000 đến nay, cụ thể: (Trang 57)
Bảng2.2 TỔNG THU- CHINGĐN SÂCH NHĂ NƯỚC (%) - Phát triển dịch vụ chứng khoán của công ty Chứng khoán Ngân hàng Đầu tư &Phát triển.pdf
Bảng 2.2 TỔNG THU- CHINGĐN SÂCH NHĂ NƯỚC (%) (Trang 58)
Bảng 2.5 KẾT QUÂ ĐẤU THẦU TRÂI PHIẾU QUA CÂC NĂM, ĐVT: Tỷ đồng - Phát triển dịch vụ chứng khoán của công ty Chứng khoán Ngân hàng Đầu tư &Phát triển.pdf
Bảng 2.5 KẾT QUÂ ĐẤU THẦU TRÂI PHIẾU QUA CÂC NĂM, ĐVT: Tỷ đồng (Trang 64)
Bảng 2.7 TRÂI PHIẾU NIÍM YẾT TẠI TTGDCK TP.HCM - Phát triển dịch vụ chứng khoán của công ty Chứng khoán Ngân hàng Đầu tư &Phát triển.pdf
Bảng 2.7 TRÂI PHIẾU NIÍM YẾT TẠI TTGDCK TP.HCM (Trang 70)
Bảng 2.8 — VỐN CỦA CÂC DNNN CP HỞ GIAI ĐOAN THÍ ĐIỂM - Phát triển dịch vụ chứng khoán của công ty Chứng khoán Ngân hàng Đầu tư &Phát triển.pdf
Bảng 2.8 — VỐN CỦA CÂC DNNN CP HỞ GIAI ĐOAN THÍ ĐIỂM (Trang 71)
Bảng 2.10 CƠ CẤU VỐN ĐIỀU LỆ CỦA VINAMILXK (tỷ đông) STT Thănh  phần  cổ  đông Khối  lượng  Tỷ  lệ  vốn  nắm  giữ  - Phát triển dịch vụ chứng khoán của công ty Chứng khoán Ngân hàng Đầu tư &Phát triển.pdf
Bảng 2.10 CƠ CẤU VỐN ĐIỀU LỆ CỦA VINAMILXK (tỷ đông) STT Thănh phần cổ đông Khối lượng Tỷ lệ vốn nắm giữ (Trang 74)
Bảng 2.12 HOẠT ĐỘNG ĐẦU GIÂ TẠI TTGDCK HĂ NỘI năm 2005 - Phát triển dịch vụ chứng khoán của công ty Chứng khoán Ngân hàng Đầu tư &Phát triển.pdf
Bảng 2.12 HOẠT ĐỘNG ĐẦU GIÂ TẠI TTGDCK HĂ NỘI năm 2005 (Trang 76)
Bảng 2.16 DOANH THU TỪ CÂC NGHIỆP VỤ CỦA CÂC CTCK (ĐVT:đồng) - Phát triển dịch vụ chứng khoán của công ty Chứng khoán Ngân hàng Đầu tư &Phát triển.pdf
Bảng 2.16 DOANH THU TỪ CÂC NGHIỆP VỤ CỦA CÂC CTCK (ĐVT:đồng) (Trang 91)
Bảng2.17 — SỐ LƯỢNG TĂI KHOẢN NĐT QUA CÂC NĂM - Phát triển dịch vụ chứng khoán của công ty Chứng khoán Ngân hàng Đầu tư &Phát triển.pdf
Bảng 2.17 — SỐ LƯỢNG TĂI KHOẢN NĐT QUA CÂC NĂM (Trang 93)
Bảng 2.19 - Phát triển dịch vụ chứng khoán của công ty Chứng khoán Ngân hàng Đầu tư &Phát triển.pdf
Bảng 2.19 (Trang 96)
Bảng 2.18 TÌNH HÌNH GIAO DỊCH CHỨNG KHOÂN ĐẾN 31/12/2005 - Phát triển dịch vụ chứng khoán của công ty Chứng khoán Ngân hàng Đầu tư &Phát triển.pdf
Bảng 2.18 TÌNH HÌNH GIAO DỊCH CHỨNG KHOÂN ĐẾN 31/12/2005 (Trang 96)
Bảng số 2.20 TÌNH HÌNH GIAO DỊCH TRÂI PHIẾU QUA CÂC NĂM - Phát triển dịch vụ chứng khoán của công ty Chứng khoán Ngân hàng Đầu tư &Phát triển.pdf
Bảng s ố 2.20 TÌNH HÌNH GIAO DỊCH TRÂI PHIẾU QUA CÂC NĂM (Trang 101)
Bảng số 2.21 TÌNH HÌNH GIAO DỊCH CỔ PHIẾU QUA CÂC NĂM - Phát triển dịch vụ chứng khoán của công ty Chứng khoán Ngân hàng Đầu tư &Phát triển.pdf
Bảng s ố 2.21 TÌNH HÌNH GIAO DỊCH CỔ PHIẾU QUA CÂC NĂM (Trang 105)
Bảng số 2.23 Fund Details - Phát triển dịch vụ chứng khoán của công ty Chứng khoán Ngân hàng Đầu tư &Phát triển.pdf
Bảng s ố 2.23 Fund Details (Trang 107)
Theo tăi liệu trín đó lă 10 cổ phiếu mă ETFs nắm giữ văo cuối năm 2004 ở  SGX  vă  American  StockExchange - Phát triển dịch vụ chứng khoán của công ty Chứng khoán Ngân hàng Đầu tư &Phát triển.pdf
heo tăi liệu trín đó lă 10 cổ phiếu mă ETFs nắm giữ văo cuối năm 2004 ở SGX vă American StockExchange (Trang 108)
Tình hình đầu tư của NĐTNN năm 2001, năm 2002 giâ trị cổ phiếu mua - Phát triển dịch vụ chứng khoán của công ty Chứng khoán Ngân hàng Đầu tư &Phát triển.pdf
nh hình đầu tư của NĐTNN năm 2001, năm 2002 giâ trị cổ phiếu mua (Trang 109)
- Mô hình của Malaysia với cơ cấu như sau - Phát triển dịch vụ chứng khoán của công ty Chứng khoán Ngân hàng Đầu tư &Phát triển.pdf
h ình của Malaysia với cơ cấu như sau (Trang 132)
TTGDCK TP.HCM thănh SGDCK hoạt động theo hình thức công ty trâch nhiệm - Phát triển dịch vụ chứng khoán của công ty Chứng khoán Ngân hàng Đầu tư &Phát triển.pdf
th ănh SGDCK hoạt động theo hình thức công ty trâch nhiệm (Trang 134)
3.2.3.2 Mô hình kết nối thị trường chứng khoân Việt Nam với Singapore a.  Lợi  thế  vă  thâch  thức  của  việc  kết  nối  vă  niím  yết  trín  SGX  - Phát triển dịch vụ chứng khoán của công ty Chứng khoán Ngân hàng Đầu tư &Phát triển.pdf
3.2.3.2 Mô hình kết nối thị trường chứng khoân Việt Nam với Singapore a. Lợi thế vă thâch thức của việc kết nối vă niím yết trín SGX (Trang 139)
Hình 3.2 Mô hình kết nối TTCK Việt Nam với Singapore - Phát triển dịch vụ chứng khoán của công ty Chứng khoán Ngân hàng Đầu tư &Phát triển.pdf
Hình 3.2 Mô hình kết nối TTCK Việt Nam với Singapore (Trang 147)
điểm TTCK Việt Nam. Tuy nhiín, để mô hình kết nối năy có tính khả thi luận ân  đề  xuất  thực  hiện  câc  giải  phâp  sau:  - Phát triển dịch vụ chứng khoán của công ty Chứng khoán Ngân hàng Đầu tư &Phát triển.pdf
i ểm TTCK Việt Nam. Tuy nhiín, để mô hình kết nối năy có tính khả thi luận ân đề xuất thực hiện câc giải phâp sau: (Trang 149)
Bảng 3.3 VSE - Phát triển dịch vụ chứng khoán của công ty Chứng khoán Ngân hàng Đầu tư &Phát triển.pdf
Bảng 3.3 VSE (Trang 155)
Bảng 3.2 Thời gian giao dịch trín SGX-TTGDCK TP.HCM SGX  TTGDCK  TP.HCM  Pre-open 08:30  —  09:00am  - Phát triển dịch vụ chứng khoán của công ty Chứng khoán Ngân hàng Đầu tư &Phát triển.pdf
Bảng 3.2 Thời gian giao dịch trín SGX-TTGDCK TP.HCM SGX TTGDCK TP.HCM Pre-open 08:30 — 09:00am (Trang 155)
Bảng 3.4 - Phát triển dịch vụ chứng khoán của công ty Chứng khoán Ngân hàng Đầu tư &Phát triển.pdf
Bảng 3.4 (Trang 180)
Mô hình hồi quy tính chi tiết bíta cho câc cổ phiếu được thể hiện ở phụ - Phát triển dịch vụ chứng khoán của công ty Chứng khoán Ngân hàng Đầu tư &Phát triển.pdf
h ình hồi quy tính chi tiết bíta cho câc cổ phiếu được thể hiện ở phụ (Trang 181)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w