1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp

31 2,4K 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 31
Dung lượng 273,5 KB

Nội dung

- 1 - I. TÊN ĐỀ TÀI: “GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC, TRUYỀN THỐNG CHO HỌC SINH THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC NGOÀI GIỜ LÊN LỚP” (Các hình ảnh minh họa đã xóa khi đưa lên Website vì dung lượng lớn) II. ĐẶT VẤN ĐỀ: Trong sự nghiệp giáo dục luôn coi trọng việc giáo dục con người làm gốc, giáo dục đạo đức là ưu tiên, coi sự nghiệp trồng người là nhiệm vụ cơ bản của giáo dục. Trong giáo dục đạo đức cho học sinh, việc giáo dục đạo đức truyền thống của dân tộc là rất quan trọng. Những giá trị và chuẩn mực đạo đức truyền thống đã được lưu giữ, truyền lại cho các thế hệ và không ngừng được phát huy qua hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước rất hào hùng, oanh liệt. Do vậy, việc giáo dục đạo đức, truyền thống cho học sinh đã được ngành giáo dục đặc biệt quan tâm, xây dựng thực hiện trong tháng 9, với chủ điểm “Truyền thống của nhà trường” để nhằm hướng các em ghi nhớ về truyền thống yêu nước của dân tộc, qua đó tạo cho các em ý thức việc học tập, giúp đỡ bạn bè cùng tiến bộ trong học tập. Trong nhà trường phổ thông, giáo dục là một quá trình hoạt động, trong đó kết hợp vai trò chủ đạo của giáo viên với sự tự giác, tích cực và độc lập tự giáo dục, tự rèn luyện của học sinh nhằm hình thành ý thức và tình cảm của các em chủ yếu là những hành vi, thói quen đạo đức phù hợp với các chuẩn mực đạo đức mà xã hội quy định. Điều này đã được xác định rõ ràng trong mục tiêu giáo dục cấp học cụ thể là : “… nhằm giáo dục cho học sinh các chuẩn mực của người công dân ở mức độ phù hợp với lứa tuổi; trên cơ sở đó góp phần hình thành những phẩm chất, nhân cách của con người Việt Nam trong giai đoạn hiện tại, phù hợp với xu thế phát triển và tiến bộ của thời đại”. Ở trong nhà trường phổ thông, nhân cách học sinh được hình thành qua hai con đường cơ bản : con đường dạy học và con đường hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp. Như vậy việc giáo dục đạo đức cho học sinh đồng thời cũng thể hiện rõ qua hai con đường cơ bản là qua các giờ học trên lớpcác hoạt động ngoài giờ. Tâm lý học cho thấy lứa tuổi học sinh ở cấp THCS là từ 11 đến 15 tuổi, đây là lứa tuổi chuyển tiếp giữa trẻ con và người lớn, ở giai đoạn này các em rất ưa hoạt động, thích tự lập, muốn bắt chước người lớn và học làm người lớn. Đây là giai đoạn mà sự phát triển về thể chất, về tâm lý ở các em đang phát triển mạnh mẽ, những xung đột về tâm lý vẫn thường xuyên diễn ra, những biểu hiện đó nhiều khi làm cho người lớn phải ngỡ ngàng. Nhưng đằng sau những biểu hiện đó ta vẫn nhận thấy bản chất của các em vẫn còn là “ trẻ con”. Chính vì vậy ngoài việc giáo dục cho học sinh thông qua các giờ học chính khoá trên lớp thì hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp có một vị trí và ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với hoạt động tự giáo dục, tự rèn luyện của học sinh. - 2 - Như chúng ta đã biết,đặc thù của loại hình giáo dục ngoài giờ lên lớp là có nhiều nội dung phong phú cập nhật với đời sống chính trị, xã hội, hình thức giáo dục đa dạng, dễ hấp dẫn, phù hợp với lứa tuổi, phạm vi tiến hành rộng rãi không bị gò ép trong một khuôn khổ nhất định, dễ dàng tạo ra những khả năng liên kết, phối hợp với các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường. Vì vậy nếu tiến hành tổ chức tốt các hoạt động này một cách khoa học, phù hợp với đặc điểm tâm lý lứa tuổi thì hiệu quả giáo dục sẽ rất cao, góp phần hoàn thành một cách tốt nhất mục tiêu đào tạo của cấp học. Quán triệt quan điểm chung đó, trong những năm qua đặc biệt là từ khi Bộ giáo dục và đào tạo ban hành chương trình giáo dục học sinh thông qua các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, Trường THCS Lê Quý Đôn đã có nhiều cố gắng tổ chức thực hiện chương trình giáo dục đạo đức học sinh lồng ghép giáo dục truyền thống quê hương đất nước thông qua các hoạt động ngoài giờ và đã đạt được nhiều kết quả đáng khích lệ như: Tỉ lệ học sinh được xếp hạnh kiểm khá tốt luôn đạt trên 96%; duy trì sĩ số hàng năm đạt từ 98% trở lên; ý thức chấp hành pháp luật tốt, học sinh có những hiểu biết khá cơ bản về căn bệnh thế kỷ AIDS, về ma tuý học đường; ý thức bảo vệ của công ; ý thức bảo vệ môi trường khá tốt, hình thành kĩ năng sống… Mặt khác, Đại Minh là một xã dân cư đa số sống bằng nông nghiệp và đang có chiều hướng phát triển kinh tế trồng trọt cây hoa màu và các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp. Nói chung,đây là một xã nông nghiệp đang từng bước vượt qua khó khăn để từng bước đi lên, tiến đến giàu có, văn minh, hạnh phúc, tình hình an ninh tương đối đảm bảo, song gần đây xuất hiện các tệ nạn xã hội như trộm cắp, bài bạc, ma tuý, mại dâm, đã phần nào ảnh hưởng đến môi trường giáo dục.Vì thế , giáo dục nói chung và giáo dục đạo đức truyền thống nói riêng trở thành nhu cầu rất lớn của mọi người, mọi nhà, góp phần ngăn chặn các tệ nạn nói trên thâm nhập nhà trường. Nhìn một cách tổng quát, công tác giáo dục đạo đức ở trường THCS ở Lê Quý Đôn những năm qua tuy đã đạt được một số kết quả khả quan, song cần được tổ chức và thực hiện tốt hơn nữa để hoạt động này đi vào nề nếp, phát triển vững chắc, đáp ứng yêu cầu và mục tiêu giáo dục đã đề ra. Xuất phát từ những lý do nêu trên và với những trăn trở của bản thân về công tác giáo dục đạo đức truyền thống học sinh trong tình hình hiện nay, chúng tôi chọn đề tài “Các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp” để nghiên cứu và thực hiện . Thông qua kết quả của đề tài chúng tôi có thể phát huy được sức lực, trí tuệ và những kinh nghiệm thực tiễn của bản thân, góp phần thực hiện tốt hơn nữa nhiệm vụ giáo dục học sinh trở thành những con người hữu ích cho xã hội. III. CƠ SỞ LÝ LUẬN: Khi nói về Đất và Người Quảng Nam, từ mảnh đất “ Đầu sóng ngọn gió” đến mảnh đất đầu tiên chống Pháp, đi đầu diệt Mỹ…đã sinh thành và nuôi dưỡng những người con tiêu biểu làm rạng danh mảnh đất cha ông, gắn với những mốc son lịch sử của dân tộc, của tỉnh nhà: Hoàng Diệu, Ông Ích - 3 - Khiêm, Nguyễn Duy Hiệu, Đỗ Đăng Tuyển, Trần Quý Cáp, Phan Châu Trinh, Huỳnh Thúc Kháng, Trần Cao Vân, Thái Phiên…. Và các thế hệ anh hùng: Nguyễn Văn Trỗi, Trần Thị Lý… Từ một mạch ngầm truyền thống: từ thống đốc Hoàng Diệu tuẫn tiết – “ cái chết thành danh”, Nguyễn Duy Hiệu vung bút long làm thơ, bình thản đón nhận cái chết…cho đến Nguyễn Văn Trỗi khi ra pháp trường, giật phắt mảnh băng đen, thanh thản nhìn bầu trời quê hương lần cuối và dõng dạc hô: “ Hồ Chí Minh muôn năm !”, người con gái dịu hiền của quê hương Gò Nổi- Kỳ Lam đã thành “Người con gái Việt Nam” và người mẹ làng quê bình dị Nguyễn Thị Thứ, dáng nâu đã thành bà mẹ Việt Nam anh hùng tiêu biểu… Những con người thực đã thành những chuẩn mực của giá trị vĩnh hằng – hình tượng nghệ thuật tiêu biểu của tuyệt tác long yêu nước và đấu tranh cách mạng. IV/ CƠ SỞ THỰC TIỄN: 1. Kết quả đạt được: Xuất phát từ vai trò quan trọng của công tác giáo dục đạo đức, truyền thống học sinh trong thời kỳ mới, trong những năm gần đây, (nhất là từ khi có chương trình tổ chức các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp của Bộ Giáo Dục và Đào Tạo) lồng ghép kĩ năng sống, nhà trường đã có quan tâm đúng mức đến công tác xây dựng chương trình hoạt động ngoài giờ lên lớp.Thông qua các hoạt động này ,nhà trường đã phát huy một cách có hiệu quả trong việc truyền tải đến học sinh đường lối chủ trương của Đảng , hiểu biết nhiều hơn về pháp luật, các em đã có ý thức tốt trong việc thực hiện và nhắc nhở mọi người thực hiện luật an toàn giao thông đường bộ, luật bảo vệ và chăm sóc trẻ em, học sinh có những hiểu biết khá cơ bản về căn bệnh thế kỷ AIDS, về ma tuý học đường; ý thức bảo vệ của công ; ý thức bảo vệ môi trường, bảo vệ chăm sóc khu di tích, đền văn thánh…. Hiệu quả giáo dục đạo đức đạt khá tốt, kết quả duy trì sỉ số hàng năm đều đạt hoặc vượt chỉ tiêu đề ra. 2. Những tồn tại và hạn chế : a .Về nhận thức: Mặc dù đã có những chuyển biến cơ bản trong nhận thức của số đông cán bộ và giáo viên từ khi có chương trình giáo dục học sinh thông qua các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, nhưng vẫn còn có những biểu hiện phiến diện trong nhận thức của một số người như còn cho rằng hoạt động ngoài giờ lên lớp chỉ là hình thức vui chơi bình thường có cũng được không có cũng không sao, vì vậy chỉ nên thực hiện khi có yêu cầu của ngành hoặc của chính quyền địa phương. b . Cơ chế phối hợp giữa Đoàn, Đội thiếu niên tiền phong, giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn, và các lực lượng khác trong nhà trường, có lúc chưa đồng bộ, thiếu nhịp nhàng. Đa số giáo viên cho rằng hoạt động ngoài giờ là của Đội thiếu niên và của ban phụ trách Đội trong nhà trường. c. Việc tổ chức các hoạt động ngoài giờ còn gặp khó khăn về thời gian, chưa thường xuyên, chưa xây dựng được chương trình hoạt động cụ thể xuyên suốt - 4 - trong toàn năm học. Chỉ thực hiện nhiệm vụ này theo thời vụ hoặc khi có chỉ đạo của cấp trên. Chính vì vậy, kết quả giáo dục đạo đức, truyền thống học sinh chưa đạt được kết quả như mong đợi, hàng năm số học sinh vi phạm nội quy, nề nếp vẫn còn khá nhiều. Từ thực trạng trên, theo chúng tôi vấn đề đạo đức học sinh là vấn đề đáng quan tâm đối với các nhà quản lý xã hội, các cơ quan chức năngcác bậc phụ huynh cũng như những người làm công tác giáo dục. Muốn nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức ở học sinh nói chung và ở trường THCS nói riêng, theo chúng tôi cần tập trung vào các giải pháp sau: - Tiếp tục đẩy mạnh phong trào thi đua giữa các tập thể và cá nhân nhằm tạo sự chuyễn biến sâu rộng cả về nhận thức và hành động mới góp phần hạn chế và đẩy lùi các hiện tượng tiêu cực ở học sinh. Ban nền nếp phải làm tốt công tác xếp loại và đánh giá thi đua các lớp hành tuần, hàng tháng. Công tác thi đua phải chính xác, công tâm, kích thích được phong trào. Vừa đánh giá, vừa thể nghiệm và dần hoàn chỉnh các tiêu chí thi đua. - Đẩy mạnh công tác tuyên truyền về tác hại của các vi phạm, các tệ nạn; phổ biến tuyên truyền pháp luật (luật giáo dục, luật giao thông đường bộ, .); tổ chức học tập, quán triệt cho học sinh về nội quy của nhà trường vào đầu năm học, vào giờ chào cờ đầu tuần và giờ sinh hoạt lớp. - Tăng cường vai trò của Đoàn Đội trong trường trong hệ thống tổ chức của mình để giáo dục đoàn viên thanh niên. Đoàn Đội phải đẩy mạnh cuộc vận động xây dựng nếp sống văn hoá học đường; cần có kiểm tra tổng kết đánh giá cụ thể. - Tăng cường công tác kiểm tra của Ban nền nếp để phát hiện vụ việc và xử lý kịp thời; nếu buông lỏng kiểm tra, không cập nhật được tình hình, không đánh giá đúng đối tượng thì vô tình dung túng cho học sinh vi phạm. - Tăng cường công tác tự quản của các tập thể lớp, Ban phụ trách Đội thông qua vai trò cố vấn của giáo viên chủ nhiệm. Nhà trường và giáo viên chủ nhiệm không phải lúc nào cũng theo sát từng học sinh mà phải thông qua mạng lưới cộng tác viên để nắm tình hình. Chỉ thông qua tập thể và giáo dục bằng tập thể, giáo dục bằng dư luận, giáo dục cảm hoá bằng tình bạn sẻ có tác dụng tích cực giúp học sinh điều chỉnh hành vi của mình. - Đề cao vai trò trách nhiệm của giáo viên chủ nhiệm; bởi vì giáo viên chủ nhiệm là người thay mặt nhà trường chịu trách nhiệm về toàn bộ các mặt hoạt động của lớp; chỉ có GVCN là cầu nối tin cậy nhất với nhà trường và phụ huynh. Vì vậy GVCN vừa đề cao trách nhiệm, vừa có tình thương, bao dung độ lượng và nghiêm minh, công bằng; vừa có tính chủ động sáng tạo để giáo dục học sinh nhất là đối tượng chậm tiến. GVCN phải có kế hoạch giáo dục học sinh, hàng tuần, hàng tháng phải có nhận xét, đánh giá xếp loại cụ thể về từng mặt cho từng học sinh, chỉ cho mỗi HS thấy được từng mặt mạnh mặt yếu và có khen chê kịp thời; không nên có định kiến hẹp hòi với học học sinh; nếu định kiến hẹp hòi dể làm cho các em mất niềm tin, bi quan, chán nản. Bên - 5 - cạnh đó giữa GVCN và phụ huynh phải có mối quan hệ mật thiết, thường xuyên thông tin về tình hình học tập rèn luyện của con em để bàn biện pháp phối hợp giáo dục. - Tăng cường các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp: Văn nghệ, TDTT, ngoại khoá, các câu lạc bộ đố vui để học, sẽ cuốn hút nhiều học sinh tham gia; bởi vì lứa tuổi của các em rất hiếu động, thích hoạt động, thích giao tiếp, giao lưu; nếu chúng ta không tổ chức các hoạt động cho học sinh thì các em sẻ tìm đến nơi chốn khác để vui chơi và dể bị các phần tử xấu lôi kéo vào con đường hư hỏng, phạm tội. Thông qua các hoạt động này sẻ giúp cho học sinh nâng cao nhận thức, lớn khôn thêm cả thể xác lẫn tâm hồn để vững tin bước vào đời. Trong hoạt động này cần lưu ý kết hợp hài hoà giữa: " Học mà chơi, Chơi mà học " theo đúng định hướng giáo dục. - Cần tăng cường công tác phối hợp giữa nhà trường- gia đình- xã hội; bởi vì học sinh thực tế chỉ đựợc giáo dục ở trường nhiều lắm từ 4-5 giờ/ ngày, thời gian còn lại phần lớn ở gia đình và xã hội. Muốn làm tốt, có hiệu quả phải có sự phối hợp đồng bộ, thống nhất về phương pháp tác động; thường xuyên cặp nhật thông tin nhiều chiều để biết về tình hình học sinh. Mỗi phụ huynh luôn luôn đặt niềm tin vào con em, nhưng cũng không nên đánh giá quá cao về tình hình các mặt của học sinh mà dễ dẫn đến ngộ nhận, chủ quan, thiếu sự phối hợp. Thực tế có phụ huynh khi được nhà trường mời đến cung cấp thông tin mới biết được con mình không ngoan, học không giỏi như lâu nay vẫn tưởng. Phụ huynh phải thống nhất với nhà trường về các biện pháp giáo dục. Nhà trường và các thầy cô giáo áp dụng các biện pháp giáo dục với mục tiêu tất cả đều vì sự tiến bộ của con em, vì tình thương và trách nhiệm. Các cơ quan chức năng như Công an xã trên địa bàn trong những năm vừa qua đã cộng tác phối hợp với nhà trường làm tốt công tác giáo dục học sinh: điều tra, cung cấp thông tin, thông báo tình hình học sinh vi phạm, quản lý giáo dục học sinh cá biệt; nên đã góp phần ngăn chặn và làm giảm các vụ việc xảy ra ở học sinh. Trong thời gian tới nhà trường mong muốn các cơ quan chức năng và cộng đồng xã hội tiếp tục quan tâm giúp đỡ nhà trường nhiều hơn nữa để góp phần làm tốt công tác giáo dục đạo đức học sinh. Ban đại diện Hội cha mẹ học sinh trường và các Chi hội cha mẹ học sinh lớp, trong những năm qua đã làm tốt công tác phối hợp giáo dục, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện của nhà trường. Hội cha mẹ học sinh vừa là chủ thể tiến hành giáo dục con em ở gia đình đồng thời cũng phải chịu một phần trách nhiệm về quá trình giáo dục ở nhà trường. Ông bà, cha mẹ phải mẫu mực, làm gương cho con cái noi theo. Phụ huynh phải luôn luôn quan tâm theo dõi thường xuyên con em mình, không nên phó mặc cho nhà trường. Cần phải phê phán quan niệm của một số ít phụ huynh khoán trắng việc giáo dục đạo đức học sinh cho nhà trường. Xã hội hoá công tác giáo dục không thể hiểu phiến diện ở mặt đóng góp xây dựng cơ sở vật chất, tiền bạc mà phải thực sự tham gia vào quá trình giáo dục con em, nhất là đối tượng học sinh chậm tiến. - 6 - - Việc xử lý kỷ luật học sinh là việc bất đắc dĩ, trong chúng ta không ai muốn; nhưng vì kỷ cương nghiêm minh của nhà trường nên phải thi hành kỷ luật học sinh; việc thi hành kỷ luật cũng là cần thiết để vừa xử lý học sinh vi phạm, vừa răn đe nhắc nhở những em khác, vừa phòng ngừa các biểu hịên xấu có thể xảy ra. Bên cạnh đó cần có sự khen thưởng động viên những tập thể và các nhân tiêu tiểu về các mặt; đồng thời cũng biểu dương những học sinh vi phạm có tiến bộ và xét cho ra khỏi danh sách học sinh chậm tiến. Nếu tập thể lớp, chi đoàn, thầy cô giáo chủ nhiệm và phụ huynh biết động viên khích lệ thì nhiều em chậm tiến sẻ cố gắng vươn lên. Công tác này ở cấp độ lớp nên làm thường xuyên hàng tuần, hàng tháng. V/ NỘI DUNG NGHIÊN CỨU: 1. Nội dung chủ yếu của hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp: Ban hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp phối kết hợp một số giải pháp cụ thể sau: - Phối hợp cùng các trường trên địa bàn xã tham mưu Đảng uỷ và chính quyền địa phương xây dựng đề án: “Nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức, giáo dục truyền thống cho học sinh” đồng thời tổ chức hội thảo cấp xã với sự tham gia của các tổ chức đoàn thể cấp xã, ban đại diện cha mẹ học sinh, các cơ sở xóm, các dòng họ và các nhà trường để thảo luận kỹ nội dung này; phân rõ trách nhiêm của các tổ chức đối với công tác giáo dục đạo đức, giáo dục truyền thống cho các thế hệ học sinh. Từ đó huy động được mọi tổ chức, cá nhân cùng tham gia công tác giáo dục đạo đức, giáo dục truyền thống cho học sinh. - Thường xuyên phối kết hợp với các bậc phụ huynh thông qua các hình thức như: Tổ chức họp phụ huynh tối thiểu 3 lần/ năm, thông qua sổ liên lạc gia đình, sổ tay Đội viên…để phối hợp giáo dục truyền thống gia đình, truyền thống dòng họ, tham gia dự lễ tổng kết phát thưởng của hội khuyến học gia tộc để tìm hiểu trao đổi thêm và nắm bắt về thông tin. - Tổ chức tốt các hoạt động giáo dục truyền thống với nhiều hình thức phong phú như: + Đầu năm học, thực hiện chủ điểm tháng 9 “ Truyền thống nhà trường” giới thiệu về truyền thống anh hùng Liên Đội mang tên, anh hùng chi Đội mang tên, để cho các em nắm bắt và hiểu sâu sắc, ghi chép vào trong sổ tay đội viên cá nhân. Hình ảnh lễ duyệt Đội + Lên kế hoạch cụ thể trong giờ chào cờ đầu tháng: Hai chi đội thực hiện trong một tháng về tiểu phẩm giáo dục kỹ năng sống của lớp mình đã đăng ký trong khoản thời gian 7 – 10 phút; Tiểu phẩm An toàn giao thông, Vệ sinh môi trường, tệ nạn học đường… đã giúp cho bản thân các em thể hiện đề tài của lớp mình được mọi người chứng kiến, đã thể hiện rất rõ trong hai năm qua mà Ban phụ trách đã xây dựng kế hoạch, tạo hưng phấn học hỏi lẫn nhau - 7 - giữa các lớp, làm cho giờ chào cờ đầu tháng toàn trường rất sinh động, bản thân các em rất yêu thích và mong muốn. + Chú trọng công tác giáo dục truyền thống qua các môn học: Lịch sử, Tự nhiên, Văn – Tiếng Việt, môn hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp…; làm cho học sinh thấy được truyền thống đấu tranh anh dũng, kiên cường, bất khuất của dân tộc ta từ buổi đầu dựng nước đến nay. Hình ảnh hóa trang bộ đội bị thương + Tổ chức chuyên đề “ Uống nước nhớ nguồn” trong tháng 12: Mời các bác Cựu chiến binh nói chuyện truyền trống Anh Bộ đội cụ Hồ, tiếp đến thể hiện chương trình sân khấu hóa do đội văn nghệ nhà trường dàn dựng biểu diễn thể hiện rõ “2 chương 3 hồi” ; . Chương 1: Hồi 1: “ Thời hòa bình, chuyển tiếp thực dân Pháp đô hộ nước ta trong thời cảnh bần cùng nô lệ”, thể hiện rõ nét sự khổ cực của những người nông dân. Hồi 2: “ Diễn biến giữa hai cuộc đấu tranh chống Pháp – chống Mỹ cứu nước” , hình ảnh những tấm gương anh hùng tiêu biểu: Võ Thị Sáu, Nguyễn Văn Trỗi khi ra pháp trường vẫn hiên ngang anh dũng hy sinh… .Hình ảnh hóa trang nhân vật anh hùng Võ Thị Sáu Chương 2: Hồi 3: “ Đất nước hoàn toàn giải phóng – xây dựng kiến thiết giai đoạn mới”, thể hiện rõ nét thời bình để cho các em được cắp sách đến trường… + Thực hiện theo chỉ thị 06-CT/TW ngày 7/11/2006 về "Tổ chức cuộc vận động Học tập và làm theo Tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh" cho các lớp sưu tầm về các mẫu chuyện của Người, có sự xét duyệt của thầy cô giáo chủ nhiệm hướng dẫn, lên lịch kể chuyện ngay từ đầu năm để cho các lớp chuẩn bị chu đáo. Hình ảnh tiểu phẩm giáo dục kỹ năng sống Cho đến nay, sau 5 năm thực hiện cuộc vận động đã đạt được những kết quả rất đáng biểu dương cũng như nhận gây được sự hưởng ứng của đông đảo cán bộ công nhân viên chức và học sinh trong toàn trường. Nhận thức được công tác tổ chức học tập và làm theo Tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh là một nhiệm vụ hết sức quan trọng, có ý nghĩa lý luận và thực tiễn sâu sắc, cơ bản, lâu dài, gắn liền với sự nghiệp giáo dục thế hệ mai sau xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Tập trung chỉ đạo, tiếp tục tổ chức thực hiện hiệu quả, đẩy mạnh việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh trong các Bộ, ngành, cơ quan, đơn vị và địa phương theo đúng tinh thần Chỉ thị số 03-CT/TW ngày 14/5/2011 của Bộ Chính trị. Tạo sự chuyển biến mạnh mẽ, sâu rộng hơn nữa trong việc tu dưỡng, rèn luyện, nâng cao đạo đức lý tưởng cách mạng cho các - 8 - em, chất lượng, hiệu quả công tác giảng dạy và học tập, thống nhất cao trong nhận thức và hành động, đưa việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh trở thành công việc thường xuyên hàng ngày của mỗi thầy cô giáo và học sinh trong trường học. Đặc biệt, coi đó là trách nhiệm cụ thể, thiết thực của mỗi thầy cô giáo và học sinh. + Tổ chức các cuộc thi tìm hiểu truyền thống lịch sử với nhiều hình thức sinh động, phong phú như: Thi chuyên hiệu Nhà sử học nhỏ tuổi, thi tìm hiểu về Bác Hồ, về Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, triển khai nhật ký Đặng Thùy Trâm “ Mãi mãi tuổi 20”, Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh… + Tổ chức cho học sinh thường xuyên tham gia vệ sinh khu vực phân công, chăm sóc bồn hoa cây cảnh ở Miếu Văn Thánh, tham quan tìm hiểu các khu di tích lịch sử văn hoá, địa đạo Phú An, chiến tích Cầu Ông Nỡ …ở mỗi địa phương để cho các em khắc sâu về truyền thống đấu tranh bảo vệ tổ quốc. + Xây dựng và phát huy giá trị tủ sách giáo dục đạo đức học sinh, khuyến khích học sinh thường xuyên đọc sách, chuyện có nội dung giáo dục truyền thống lịch sử tại thư viện. Việc giáo dục truyền thống, góp phần hình thành nhân cách cho học sinh là một quá trình lâu dài liên tục, diễn ra ở nhiều môi trường khác nhau, liên quan đến nhiều mối quan hệ phức tạp. Vì thế trong giáo dục truyền thống cho học sinh cần phải linh hoạt, sáng tạo, biết kết hợp nhiều biện pháp. Tăng cường, chú trọng công tác giáo dục truyền thống cho học sinh, những chủ nhân tương lai của đất nước chính là góp phần hình thành bản lĩnh, cốt cách con người Việt Nam trong thời đại mới. 1.1. Các hoạt động xã hội và nhân văn: + Hoạt động kỷ niệm các ngày lễ lớn, các sự kiện chính trị trong nước hoặc ở địa phương. + Học tập tìm hiểu những truyền thống tốt đẹp của nhà trường, Địa phương + Học tập tuyên truyền về nội quy nhà trường, những quy định về pháp luật, chính sách của Đảng và Nhà nước. Hình ảnh tập trung quán triệt nội quy nhà trường +Hoạt động kết nghĩa giao lưu với các lớp, các trường +Hưởng ứng tham gia các hoạt động văn hoá truyền thống, lễ hội ở địa phương. + Triển khai cuộc thi cho toàn trường về vẽ tranh “ Phòng chống bạo lực học đường”. + Triển khai cuộc thi “ Nét bút tri ân” lần thứ 3 cho toàn Liên Đội. Các hoạt động từ thiện, nhân đạo, đền ơn đáp nghĩa, uống nước nhớ nguồn, giúp bạn đến trường, vòng tay bè bạn… 1.2. Hoạt động tiếp cận khoa học: - 9 - + Các trò chơi hỏi đáp tìm hiểu về xã hội, khoa học theo các chuyên đề, rung chuông vàng… + Hưởng ứng và tổ chức tham gia cuộc thi sáng tạo thanh thiếu niên nhi đồng. + Sưu tầm tìm hiểu về các danh nhân văn hoá, anh hùng dân tộc, các nhà khoa học, những tấm gương hiếu học… 1.3. Hoạt động văn hoá , nghệ thuật: + Thi làm báo tường, cắm hoa, ẩm thực + Tổ chức cho các em tham quan nhà Bảo Tàng Quân khu V thành phố Đà Nẵng cho những em học sinh có hạnh kiểm tốt, học tập đạt thành tích cao. Hình ảnh tham quan Bảo Tàng Quân khu V + Chu kỳ hai năm Ban hoạt động ngoài giờ lên lớp tổ chức đợt cắm trại hai ngày hai đêm, nhằm giáo dục rèn luyện kỹ năng sống cho các em. Đồng thời chào mừng các ngày lễ lớn trong năm. + Thường xuyên tổ chức sinh hoạt múa hát tập thể - nghi thức Đội vào tuần 2,3 trong tháng. Hình ảnh hội thi múa hát tập thể trong Hội Trại Hình ảnh sinh hoạt đốt lửa trại + Hưởng ứng các hoạt động văn hoá do ngành giáo dục hoặc các tổ chức xã hội khởi xướng. Hình ảnh tiết mục văn nghệ tham gia hội thi do Đoàn ngành tổ chức Tiết mục hát múa “ Bộ đội về làng” tham gia hội diễn văn nghệ 1.4. Hoạt động thể dục thể thao: + Tổ chức hội khoẻ phù đổng cấp trường, khai mạc giải thể dục thể thao cấp huyện và tham gia hội khoẻ phù đổng, giải thể thao học sinh do ngành tổ chức. Hình ảnh đăng cai khai mạc HKPĐ cấp huyện năm 2010 + Tổ chức các giải bóng chuyền , bóng đá …vối quy mô cấp trường + Các trò chơi vận động xen kẽ trong các hoạt động khác. - 10 - Hình ảnh đua thuyền trên cạn trong Hội Trại Mừng Đảng Mừng Xuân Hình ảnh cò cò đôi nam nữ Hình ảnh tổ chức trò chơi dân gian Hình ảnh trò chơi dân gian “ bắt vịt” 1.5. Hoạt động lao động: + Trực nhật, làm vệ sinh lớp học, sân trường và các khu vực trong nhà trường đã phân công. + Trang trí lớp học: Pa nô, khẩu hiệu, may rèm… + Trồng cây, chăm sóc công trình Măng Non làm đẹp trường lớp. + Lao động giúp đỡ địa phương, dọn vệ sinh nghĩa trang liệt sĩ, Miếu Văn Thánh, trục lộ tuyến đường chính khi lãnh đạo địa phương yêu cầu trong dịp Tết Nguyên Đán. Hình ảnh ra quân dọn vệ sinh cùng với địa phương 1.6. Hoạt động thông tin tuyên truyền: + Xây dựng chương trình phát thanh măng non được phát thanh vào đầu các buổi học, đây là kênh thông tin từ học sinh đến học sinh, kênh thông tin này góp phần chuyển tải nội dung giáo dục của nhà trường đến học sinh một cách thường xuyên. + Nội dung phát thanh là nêu gương những trường hợp điển hình tiên tiến, gương người tốt việc tốt, thi đua các chi đội, kế hoạch thực hiện trong tháng, nhắc nhở, phê bình những trường hợp vi phạm nội quy trường lớp, tuyên truyền giáo dục pháp luật cho học sinh. 2. Những biện pháp chủ yếu của hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp: 2.1. Xây dựng trong nhà trường một môi trường thật tốt để giáo dục đạo đức cho học sinh. *. Ý nghĩa: Một trong các yếu tố góp phần hết sức quan trọng trong việc giáo dục đạo đức cho học sinh là: cảnh quan sư phạm, làm sao để nhà trường thật sự là “nhà trường”, tự đúng nghĩa của nó là mang yếu tố giáo dục. Giáo dục nhà trường giữ vai trò chủ đạo vì nó định hướng cho toàn bộ quá trình giáo dục hình thành nhân cách của học sinh, khai thác có chọn lọc những tác động tích cực và ngăn chặn những tác động tiêu cực từ gia đình và xã hội. *. Nội dung:

Ngày đăng: 25/12/2013, 20:08

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w