BàitậptìnhhuốngBài 1: Tháng 3/2011 Công ty May Việt Hưng ký HĐ nhập một lô hàng nguyên liệu vải may mặc của một Công ty Panchat ở Thái Lan. Trong HĐ quy định: Thanh toán bằng L/C không huỷ ngang, trả ngay. Công ty May Việt Hưng đã mở L/C tại NH N CN Hải Phòng theo đúng quy định của HĐ, công ty Panchat giao hàng. Sau khi người bán giao hàng xong, lập bộ chứng từ và gửi qua DHL một vận đơn gốc cho Công ty May Việt Hưng còn 2/3 B/L gốc gửi cho NH cùng bộ chứng từ để thanh toán theo L/C . Hàng về tới cảng Hải Phòng trước khi NH N CN HP nhận được bộ chứng từ. Công ty May Việt Hưng đến cảng nhận hàng và mời 1 công ty giám định chất lượng lô hàng. Biên bản giám định kết luận hàng kém phẩm chất. Công ty May Việt Hưng gửi đơn cùng biên bản cho NH N CN HP yêu cầu NH ngừng thanh toán cho Công ty Panchat. Đồng thời may Việt Hưng điện khiếu nại Công ty Panchat về việc giao hàng kém chất lượng và yêu cầu hoặc là giao lại hàng hoá thay thế, hoặc giảm giá lô hàng rồi mới chỉ thị cho NH N CN HP trả tiền. Sau khi NH N CN HP nhận được bộ chứng từ hoàn toàn phù hợp với yêu cầu của L/C, song để bảo vệ quyền lợi của KH mình, NH N CN HP đã gửi fax tuyên bố ngừng trả tiền công ty Panchat với nội dung “chúng tôi ngừng trả tiền quý ngài bởi vì người mở L/C đã tuyên bố ngừng trả tiền với lý do hàng hoá kém phẩm chất tại cảng đến”. Công Panchat một mặt khiếu nại NH N CN HP, mặt khác cử đại diện tại Việt Nam kiểm tra xác minh chất lượng lô hàng. Đại diện đã kết luận đúng là lô hàng kém phẩm chất. Công ty Panchat đã đồng ý giảm 2% giá hàng cho Công ty may Việt Hưng. Công ty May Việt Hưng chỉ thị cho NH N CN HP thanh toán 98% trị giá L/C. 1. Theo UCP 600 NH N CN tuyên bố ngừng thanh toán cho công ty của Thái lan là đúng hay sai? 2. Nếu NH N không chấp nhận yêu cầu của Công ty MayViệt Hưng thì công ty có quyền khiếu nại Công ty Panchat của Thái Lan không? Bài 2: Một bộ chứng từ được xuất trình theo yêu cầu của L/C, trong đó có vận đơn đường biển. Trên bề mặt của tờ vận đơn, người vận tải đã gạch ngang từ “clean” trong cụm từ “clean on board”. Cụm từ này được ghi trong vận đơn cùng với mô tả hàng hoá. Giờ làm việc của NH phát hành vào thứ 7 từ 9h00 đến 13h00. Trung tâm TTQT của NH này hoạt động 24h/ngày đã nhận được bộ chứng từ này từ NH thông báo vào lúc 13h30. Bộ phận L/C của NH phát hành nhận bộ chứng từ vào thứ 2, ngày làm việc tiếp theo. 1. Vận đơn xuất trình có được coi là “unclean” không? 2. Ngày nhận được bộ chứng từ thanh toán là ngày nào, thứ 7 hay thứ 2? Bài 3: 1 LC có nội dung như sau: − LC không thể hủy ngang. − Ngân hàng phát hành L/C: NH ABC − Mã tiền, số tiền: khoảng 50,000 USD. − Giao hàng từng phần: cho phép. − LC có giá trị thanh toán tại bất kì ngân hàng nào bằng thương lượng. − Các chứng từ được yêu cầu: − Hóa đơn: 3 bản gốc. − Giấy CN xuất xứ. − Vận đơn: trọn bộ 3 bản gốc, VĐ sạch, đã bốc hàng lên tàu và thông báo cho người đề nghị mở LC. Người thụ hưởng đã mang bộ chứng từ đi thương lượng tại NH XYZ. NH này sau khi kiểm tra, quyết định chiết khấu miễn truy đòi, xuất trình đòi tiền NH ABC. NH ABC sau khi kiểm tra và gửi thông báo từ chối thanh toán cho NH XYZ với lý do: Hóa đơn thương mại không có chữ kí nhà XK. C/O do người thụ hưởng phát hành. Giá trị bộ chứng từ 20,000 USD (< 50,000 USD theo LC). Trên VĐ có mục: Consignee: SIFOCO (nhà NK). Việc từ chối thanh toán của NH ABC có hợp lý không, giải thích? Bài 4 :15/12/2010 First Bank (VN) đã phát hành LC (UCP 600) theo yêu cầu của cty AGRIPRO (VN) cho người thụ hưởng là công ty PACIFIC (Singapore). NHTB là Eastern Bank, LC có nội dung: − Currency code and amount: about USD 83,000.00 − Partial shipment: allowed. − Available with any bank by negotiation. − Document required: − 9 original(s) commercial invoice issued by the beneficiary − B/L made out to the order of First Bank mark freight prepaid and notify to the applicant. − 2 original(s) C/O. − Original(s) full set of insurance policy or certificate endorsed in blank for 110 PCT of invoice value, covering all risks, showing claim payable at HCMC, VN. Hỏi: a Sau khi nhận được và kiểm tra bộ chứng từ, FB đã gửi thông báo từ chối thanh toán bộ chứng từ với các lý do: Commercial invoice không có chữ kí phát hành của người thụ hưởng. B/L thể hiện mục “Freight to collect” và mục “Consignee” là AGRIPRO (VN). Mục “Insurance condition” trên insurance policy thể hiện điều kiện đảm bảo là “all risks” nhưng lại có rủi ro loại trừ. Giá trị bộ chứng từ chỉ có USD 46,000.00, thấp hơn giá trị LC. Hãy cho biết việc từ chối LC của FB hợp lý hay không, giải thích từng trường hợp? Bài 5 Trích dẫn nội dung của 1 L/C như sau: SENDER: HANVIT BANK (FORMRLY COMMERCIAL BANK OF KOREA AND HAVIT BANK) SEOUL RECEIVER: XYZ BANK, HCMC DATE: 101010 MT700 ISSUE OF A DOCUMENTARY CREDIT :40A: FORM OF DOCUMENTARY CREDIT: IRREVOCABLE :20: DOCUMENTARY CREDIT NUMBER: 018180407ILC0421 :31C: DATE OF ISSUE: 101010 :31D: DATE AND PLACE 7F EXPIRY: 101121 VIETNAM :50: APPLICANT: HANA TRADING 302.039-1 SUNG SA DONG-DEOK YANG GU- KO YANG SI- TAEJON CITY- KYOUNG GI DO- KOREA :59: BENEFICIARY: VICAFOOD COOPERATION 30 HONG HA ST DISTRICT 1 HOCHIMINH CITY, VIETNAM :32B: CURRENCY CODE, AMOUNT: US$ 23,470.00 :39A: PERCENTAGE CREDIT AMOUNT TOLERRANCE: 10/10 :41D: AVAILABLE WITH: ANY BANK IN VIETNAM BY NEGOCIATION :42C: DRAFL AT: SIGHT FOR 100 PCT OF INVOICE VALUE :42D: DRAWEE: HANVIT BANK :43P: PARTIAL SHIPMENT: PROHIBITED :43T: TRANSHIPMENT: PROHIBITED :44A: LOADING ON BOARD/DISPATCH/TAKING IN CHARGE AT/FROM: ANY PORT OF VIETNAM. :44B: FOR TRANSPORTATION TO: TAEJON CITY PORT, KOREA :44C: LATEST DATE OF SHIPMENT:1071030 :45A: DESCRIPTION OF GOODS AND/OR SERVICES: COMMODITY: VICAFOOD SHRIMP FEEDS Ngày 28/10/2007 hàng hóa được giao đến cảng ở Hàn Quốc, và vào ngày 20/11/2010 ngân hàng HANVIT nhận được bộ chứng từ theo L/C do công ty VICAFOOD từ VIỆT NAM gửi cho ngân hàng xin yêu cầu thanh toán L/C. Tuy nhiên,từ ngày 29/10/2010 đến 22/11/2010 lại xảy ra cuộc chiến tranh bất ngờ giữa Hàn Quốc và Triều Tiên, điều này làm cho HANVIT BANK ở HQ tạm ngừng hoạt động. Vậy trong trường hợp này bên xuất khẩu có được ngân hàng HQ thanh toán L/C không? Bài 6: 1:Ngày tháng ghi trên hối phiếu trong LC đề ngày sớm hơn ngày vận đơn 10 ngày có hợp lệ không ? 2: Ngày phát hành vận đơn sớm hơn ngày giao hàng, NH có chấp nhận không ? 3: Ngày phát hành chứng thư bảo hiểm được phép sau ngày giao hàng có được NH chấp nhận hay không? 4:Nếu KH yêu cầu tu chỉnh L/C, sau khi tu chỉnh L/C thì nhà xuất khẩu cần thông báo chấp nhận điều chỉnh L/C hay không?. Bài 7: Có một L/C trong đó ghi ngày phát hành là 27/2. Tuy nhiên sau 01 tháng người hưởng lợi yêu cầu tu chỉnh L/C và đề nghị sửa đổi một số điều khoản + với sửa đổi thời hạn giao hàng chậm hơn 1 tháng so với thời hạn giao hàng chậm nhất mà L/C qui đinh. Họ nói rằng L/C chưa được chấp nhận do vậy chưa có hiệu lực thực hiện ( trong hợp đồng qui định thời gian giao hàng 04 tháng kể từ ngày hiệu lực của L/C). Về phía Ngân hàng cho rằng ngày phát hành L/C là ngày hiệu lực L/C, vì là ngày mà ngân hàng phát hành chịu trách nhiệm đối với L/C họ phát hành ra. Lý lẽ của người hưởng lợi cho rằng. Ngày hiệu lực của L/C là ngày họ chấp nhận L/C đó, kể cả việc tu chỉnh L/C cho phù hợp với hợp đồng đã ký. Theo bạn ngày phát hành L/C là ngày hiệu lực hay ngày chấp nhận tu chỉnh L/C theo điều kiện của hợp đồng.Thời gian của việc chấp nhận hiệu lực L/C nếu ko tu chỉnh là bao nhiêu ngày ? BÀI 8 Công ty A là khách hàng thường xuyên của NH TMCP XYZ. Khi nhận được bản chào hàng với mức giá hấp dẫn từ phía Công ty ChiYee Đài Loan, một đối tác chưa từng giao dịch trước đây, công ty A đã tiến hành đàm phán ký kết hợp đồng qua mạng đặt mua 2,500 tấn đường trắng trị giá USD2,726,000 thanh toán bằng phương thức LC trả ngay có xác nhận. Ngày 1/6/2010, theo yêu cầu của công ty A, NH TMCP XYZ đã mở một LC xác nhận trị giá USD2,726,000 cho người hưởng lợi là công ty ChiYee Đài Loan, quy định chiết khấu trả ngay tại chính Ngân hàng xác nhận Nova Scotia, Đài Loan. LC cho phép đòi tiền bằng điện. Ngày 1/7/2010, Phòng Thanh toán quốc tế Hội sở NH TMCP XYZ nhận được điện đòi tiền từ Ngân hàng xác nhận chứng thực rằng chứng từ xuất trình theo LC trên là phù hợp và yêu cầu NH TMCP XYZ phải thanh toán cho Ngân hàng xác nhận trong vòng 03 ngày làm việc theo đúng quy định của LC. Ngày 2/7/2010, sau khi nhận được bộ chứng từ gốc hoàn hảo từ phía Ngân hàng xác nhận, Phòng Thanh toán quốc tế Hội sở cũng đồng thời gửi bản sao các chứng từ nhận được cho công ty A. Ngày 5/7/2010, công ty A có công văn gửi Ngân hàng TMCP XYZ về việc từ chối thanh toán bộ chứng từ vì đại diện của công ty tại nơi giao hàng cho biết hàng hóa chưa giao lên tàu. Nhận thấy có những dấu hiệu giả mạo bộ chứng từ, trong đó có một số chứng từ quan trọng như: vận đơn, giấy chứng nhận xuất xứ, giấy chứng nhận số lượng và chất lượng, Phòng Thanh toán quốc tế Hội sở đã lập tức liên hệ với đại diện của Nova Scotia tại Việt Nam đồng thời nhanh chóng phát đi bức điện khẩn yêu cầu Nova Scotia, Đài Loan giúp đỡ dừng ngay tất cả các khoản thanh toán có liên quan đến LC này. Rất may là đến ngày 5/7/2010 (ngày làm việc thứ hai của Ngân hàng TMCP XYZ kể từ khi nhận được điện đòi tiền), Nova Scotia, Đài Loan chưa hề chiết khấu thanh toán cho ChiYee số tiền đòi theo bộ chứng từ nói trên. Vì vậy, ngay khi nhận được thông báo về bộ chứng từ có dấu hiệu giả mạo, Nova Scotia, Đài Loan đã kịp thời phối hợp và tiến hành làm rõ hành vi lừa đảo của ChiYee. 17g ngày 5/7/2010, Nova Scotia Đài Loan gửi điện cho NH TMCP XYZ yêu cầu gửi trả bộ chứng từ. 6/7/2010, Ngân hàng TMCP XYZ tiến hành gửi trả toàn bộ và nguyên vẹn bộ chứng từ đã nhận được từ Nova Scotia Đài Loan. Vụ việc khép lại với kết cục may mắn cho cả công ty A và Ngân hàng TMCP XYZ, bởi lẽ trong trường hợp trên, nếu sau khi nhận được bộ chứng từ bề mặt phù hợp của ChiYee Đài Loan mà Nova Scotia Đài Loan tiến hành chiết khấu ngay thì theo điều 12b UCP 600, Ngân hàng TMCP XYZ sẽ buộc phải hoàn trả cho Nova Scotia Đài Loan toàn bộ số tiền USD2,726,000 ngay cả khi có bằng chứng về hành vi lừa đáo sau đó. Mọi tranh chấp phát sinh giữa các bên sẽ phải giải quyết theo trình tự của Luật pháp. Mà nếu như vậy quy trình khiếu kiện và xét xử sẽ mất thời gian và công sức và dù nếu có thắng kiện thì việc thu hồi tiền đã thanh toán sẽ rất phức tạp. . Bài tập tình huống Bài 1: Tháng 3/2011 Công ty May Việt Hưng ký HĐ nhập một lô hàng nguyên. được bộ chứng từ thanh toán là ngày nào, thứ 7 hay thứ 2? Bài 3: 1 LC có nội dung như sau: − LC không thể hủy ngang. − Ngân hàng phát hành L/C: NH ABC