1. Trang chủ
  2. » Tài Chính - Ngân Hàng

Tài liệu Số tổng lợi nhuận cho biết mức độ hiệu quả khi sử dụng các yếu tố đầu vào pptx

10 481 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 10
Dung lượng 114,5 KB

Nội dung

số tổng lợi nhuận cho biết mức độ hiệu quả khi sử dụng các yếu tố đầu vào (vật tư, lao động) trong một quy trình sản xuất của doanh nghiệp. Hệ số tổng lợi nhuận = (Doanh số-Trị giá hàng đã bán tính theo giá mua)/Doanh số bán Trong thực tế khi muốn xem các chi phí này có cao quá hay không là đem so sánh hệ số tổng số lợi nhuận của một công ty với hệ số của các công ty cùng ngành, nếu hệ số tổng lợi nhuận của các công ty đối thủ cạnh tranh cao hơn, thì công ty cần có giải pháp tốt hơn trong việc kiểm soát các chi phí đầu vào. 2. Hệ số lợi nhuận hoạt động cho biết việc sử dụng hợp lý các yếu tố trong quá trình sản xuất kinh doanh để tạo ra lợi nhuận cho doanh nghiệp. Mức lãi hoạt động = Thu nhập trước thuế và lãi ( EBIT)/Doanh thu Hệ số này là thước đo đơn giản nhằm xác định đòn bẩy hoạt động mà một công ty đạt được trong việc thực hiện hoạt động kinh doanh của mình. Hệ số biên lợi nhuận hoạt động cho biết một đồng vốn bỏ ra có thể thu về bao nhiêu thu nhập trước thuế. Hệ số lợi nhuận hoạt động cao có nghĩa là quản lý chi phí có hiệu quả hay có nghĩa là doanh thu tăng nhanh hơn chi phí hoạt động. 3. Hệ số lợi nhuận ròng phản ánh khoản thu nhập ròng (thu nhập sau thuế) của một công ty so với doanh thu của nó. Hệ số lợi nhuận ròng = Lợi nhuận ròng/Doanh thu. Trên thực tế mức lợi nhuận ròng giữa các ngành là khác nhau, còn trong bản thân một ngành thì công ty nào quản lý và sử dụng các yếu tố đầu vào (vốn, nhân lực ) tốt hơn thì sẽ có hệ số lợi nhuận ròng cao hơn. 4. Hệ số thu nhập trên vốn cổ phần (ROE) phản ánh mức thu nhập ròng trên vốn cổ phần của cổ đông. ROE = Lợi nhuận ròng/Vốn cổ đông hay giá trị tài sản ròng hữu hình. Hệ số này thường được các nhà đầu tư phân tích để so sánh với các cổ phiếu khác nhau trên thị trường. Thông thường, hệ số thu nhập trên vốn cổ phần càng cao thì các cổ phiếu càng hấp dẫn, vì hệ số này cho thấy cách đánh giá khả năng sinh lờicác tỷ suất lợi nhuận của công ty khi đem so sánh với hệ số thu nhập trên vốn cổ phần của các công ty khác. 5. Hệ số thu nhập trên đầu tư (ROI) được sử dụng để xác định mức độ ảnh hưởng của biên lợi nhuận so với doanh thu và tổng tài sản. ROI = (Thu nhập ròng/Doanh số bán) * (Doanh số bán/Tổng tài sản). Mục đích của việc sử dụng hệ số ROI là để so sánh cách thức tạo lợi nhuận của một công ty và cách thức công ty sử dụng tài sản để tạo doanh thu. Nếu tài sản được sử dụnghiệu quả, thì thu nhập và thu nhập trên đầu tư sẽ cao. 6. Hệ số giá trên thu nhập (P/E) là một trong những chỉ số phân tích quan trọng trong quyết định đầu tư chứng khoán của nhà đầu tư. Thu nhập từ cổ phiếu sẽ có ảnh hưởng quyết định đến giá thị trường của cổ phiếu đó. Hệ số P/E đo lường mối quan hệ giữa giá thị trường (Market Price - P) và thu nhập của mỗi cổ phiếu (Earning Per Share - EPS) và được tính như sau: P/E = P/EPS Trong đó giá thị trường P của cổ phiếu là giá mà tại đó cổ phiếu đang được mua bán ở thời điểm hiện tại; thu nhập của mỗi cổ phiếu EPS là phần lợi nhuận ròng sau thuế mà công ty chia cho các cổ đông thường trong năm tài chính gần nhất. P/E cho thấy giá cổ phiếu hiện tại cao hơn thu nhập từ cổ phiếu đó bao nhiêu lần, hay nhà đầu tư phải trả giá cho một đồng thu nhập bao nhiêu. P/E được tính cho từng cổ phiếu một và tính trung bình cho tất cả các cổ phiếu và hệ số này thường được công bố trên báo chí. Nếu hệ số P/E cao thì điều đó có nghĩa là người đầu tư dự kiến tốc độ tăng cổ tức cao trong tương lai; cổ phiếu có rủi ro thấp nên người đầu tư thoả mãn với tỷ suất vốn hoá thị trường thấp; dự đoán công ty có tốc độ tăng trưởng trung bình và sẽ trả cổ tức cao. Hệ số P/E rất có ích cho việc định giá cổ phiếu. Giả sử người đầu tư có cổ phiếu XYZ không được giao dịch sôi động trên thị trường, vậy cổ phiếu đó có giá bao nhiêu là hợp lý? Chúng ta chỉ cần nhìn vào hệ số P/E được công bố đối với nhóm các loại cổ phiếu tương tự với cổ phiếu XYZ, sau đó nhân thu nhập của công ty với hệ số P/E sẽ cho chúng ta giá của loại cổ phiếu XYZ Logged quangson MODERATOR Trần Quang Sơn Điểm bài viết: 58 Bài viết: 2306 Hồ Thiên Nga Re: Phân tích tài chính doanh nghiệp « Trả lời #1 vào lúc: 05 Tháng Ba, 2008, 10:18:49 AM » Phân tích tài chính doanh nghiệp: Người ta thường thực hiện chức năng phân tích tài chính thông qua hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn: - Tỉ lệ doanh thu trên vốn (Kdt): Doanh thu / Vốn - Tỉ lệ lợi nhuận trên vốn (Kln): Lợi nhuận / Vốn - Tỉ lệ hao phí vốn trên doanh thu (Kv): Vốn / Doanh thu - Số vòng quay của vốn lưu động (Vv): Doanh thu / Vốn lưu động bình quân - Thời gian của 01 vòng quay VLĐ (Tv): Doanh thu /Vốn lưu động bình quân - Hệ số đảm nhận của vốn lưu động (Hđn): Vốn lưu động bình quân/Doanh thu - Chỉ tiêu đánh giá về tái đầu tư (Kđt): Lợi nhuận bổ sung vốn/Lơi nhuận Logged quangson MODERATOR Trần Quang Sơn Điểm bài viết: 58 Bài viết: 2306 Hồ Thiên Nga Re: Phân tích tài chính doanh nghiệp « Trả lời #2 vào lúc: 06 Tháng Ba, 2008, 08:58:07 AM » Có nhiều cách để đánh giá hoạt động của một công ty. Một trong những cách đó là phân tích các báo cáo tài chính. Bạn có thể thực hiện công việc này theo ba cách: 1. Nghiên cứu nội dung của bảng cân đối kế toán và báo cáo thu nhập. 2. So sánh các nguồn vốn và việc sử dụng vốn của giai đoạn này với giai đoạn khác. 3. Đánh giá mối quan hệ giữa bảng cân đối kế toán và báo cáo thu nhập bằng việc phân tích các hệ số. Mục tiêu cuối cùng của việc phân tích các báo cáo tài chính qua ba bước này sẽ giúp các nhà quản lý có được một kế hoạch đúng đắn. Bằng việc nghiên cứu bảng cân đối kế toán và báo cáo thu nhập, các nhà quản lý có thể đánh dấu những chỗ yếu kém trong hoạt động tài chính và thực hiện biện pháp khắc phục thích hợp. Qua việc phân tích các bản báo cáo này, những nhà quản lý có thể thiết lập cách thức phân bổ các khoản tiền và nguồn vốn có hiệu quả hơn. Họ cũng có thể quản lý định hướng hoạt động tương lai của công ty và giúp công ty tối đa hoá lợi nhuận. Bảng cân đối kế toán Là một bản báo cáo về tài sản và trách nhiệm tài chính, và vốn góp của các cổ đông tính đến một thời điểm nhất định. Bên trái của bảng cân đối kế toán là phần tài sản có, phần này liệt kê chi tiết các tài sản lưu động dưới hình thức tiền mặt và các tài sản khác hình thành nên vốn lưu động của công ty. Các tài sản cố định chủ yếucác khoản đầu tư dài hạn, kể cả nhà xưởng và thiết bị. Bên phải của bảng cân đối kế toán là phần tài sản nợ và vốn cổ đông, phần này liệt kê các nghĩa vụ tài chính hiện thời, bao gồm cả các khoản phải trả, các chứng từ phải thanh toán và các nghĩa vụ tài chính ngắn hạn khác. Sau đócác khoản nợ dài hạn có thời hạn lớn hơn 1 năm. Phần này trong bảng cân đối kế toán cũng có thể bao gồm cả giá trị đã được vốn hoá của các khoản thuê tài chính. Sau khi bạn lấy phần tài sản có trừ đi phần tài sản nợ, giá trị còn lại là tài sản ròng hay vốn cổ đông. Các bộ phận cấu thành của giá trị ròng bao gồm giá trị mệnh giá của các cổ phiếu thường đang lưu hành, thặng dư vốn tự có, và thu nhập giữ lại tích luỹ từ phần lợi nhuận mà công ty thu được trước đó. Nếu công ty có bị thanh lý và tất cả các yêu cầu thanh toán của chủ nợ đã được đáp ứng, thì giá trị ròng là những gì còn lại để chia cho các cổ đông. Với tính chất là bản báo cáo về tài sản và các trách nhiệm tài chính của công ty, bảng cân đối kế toán cho phép các chủ đầu tư xem xét cơ cấu của các thành phần tài sản này và quyết định xem liệu việc phân bổ như thế đã hợp lý chưa. Bằng cách lấy tài sản lưu động trừ đi các khoản nợ hiện thời, bạn có thể xác định được khả năng thanh toán của công ty; và bằng cách so sánh lợi nhuận với tài sản đầuvào công ty, bạn có thể có được một nhận xét nào đó về hiệu quả sử dụng tài sản và sinh lời của công ty. Báo cáo thu nhập Báo cáo thu nhập thể hiện các nguồn thu mà công ty tạo ra và các khoản chi phí mà công ty phải chi ra để sản xuất và tài trợ hoạt động của công ty. Một thí dụ đơn giản của báo cáo thu nhập thể hiện trong Bảng 1. Nó bắt đầu bằng việc báo cáo về doanh số có được từ tài sản và các khoản vay nợ trong bảng cân đối kế toán. Công ty phải gánh chịu những chi phí nhất định. Các chi phí này bao gồm chi phí hàng hoá bán kể cả nhân công và nguyên liệu để sản xuất sản phẩm để bán và các chi phí hoạt động khác, mà chủ yếu là khấu hao, chi phí bán hàng và chi phí hành chính. Ngoài ra, báo cáo thu nhập còn xem xét đến chi phí tài chính, như tiền trả lãi và thuế. Lấy thu nhập hoạt động trừ các khoản chi phí tài chính này ta được lợi nhuận ròng và thu nhập giữ lại. Với tính chất khái quát hoá, báo cáo thu nhập sau đó cung cấp một bức tranh về doanh thu, chi phí và khả năng sinh lãi của công ty trong một kỳ nhất định. Người ta thường chuyển thu nhập ròng thành thu nhập trên cổ phần EPS thu nhập ròng chia cho số cổ phần đang lưu hành vì con số này thông báo cho các cổ đông và các nhà đầubiết lợi nhuận của mỗi cổ phiếu là bao nhiêu và giúp thiết lập một cơ sở chung cho việc đánh giá hệ số giá trên thu nhập P/E và định giá cổ phiếu của một công ty này so với một công ty khác. Sử dụng các báo cáo tài chính Một trong những giá trị sử dụng quan trọng của các báo cáo tài chính là xác định hiệu quả quản lý chi phí và khả năng sinh lời của một công ty. Điều này có thể thực hiện được bằng cách so sánh báo cáo thu nhập của một công ty nhất định với báo cáo thu nhập của ngành hay của một công ty làm ăn tốt nhất trong ngành. Các báo cáo thu nhập cũng có thể cho bạn biết lợi nhuận của công ty chịu ảnh hưởng do thay đổi trong chi phí cố định như tiền lãi, khấu hao cũng như những chi phí cố định ảnh hưởng như thế nào. Các bảng tổng kết tài sản giúp các nhà quản lý của công ty xem liệu mức tài sản có và một tài sản nhất định nào đó có được sử dụng một cách hiệu quả hay không. Ta hãy lấy ví dụ về một công ty có mức hàng trong kho lớn hơn mức thông thường đối với một công ty cùng ngành. Điều này có thể chỉ ra rằng công ty có quá nhiều hàng dự trữ và đang phải chịu các chi phí bảo quản quá mức. Việc phân tích bảng tổng kết tài sản có thể cho thấy tài sản cố định ròng của công ty là quá cao so với mức doanh thu mà nó tạo ra. Điều này có nghĩa là công ty này sử dụng tài sản của mình không hiệu quả. Ngoài ra, công ty có thể phải gánh chịu quá nhiều nghĩa vụ tài chính và vì vậy dễ dẫn đến mất khả năng thanh toán. Tóm lại, các báo cáo tài chính tỏ ra rất hữu dụng trong phân tích và các báo cáo này có thể cho thấy các điểm mạnh và yếu trong hoạt động và tài chính của một công ty. Nhà quản lý công ty có nghĩa vụ giải thích hợp lý các số liệu trong các báo cáo tài chính và thực hiện việc hiệu chỉnh khi cần thiết. Có hai cách hỗ trợ cho quá trình này là: - Phân tích các nguồn vốn và việc sử dụng vốn của công ty. - Phân tích các hệ số tài chính. Theo ST [/COLOR] « Sửa lần cuối: 06 Tháng Ba, 2008, 08:59:39 AM gửi bởi quangson » Logged quangson MODERATOR Re: Phân tích tài chính doanh nghiệp « Trả lời #3 vào lúc: 06 Tháng Ba, 2008, 09:00:59 AM » Trần Quang Sơn Điểm bài viết: 58 Bài viết: 2306 Hồ Thiên Nga Nguốn vốn và việc sử dụng nguồn vốn Hầu hết các khoản vốn được lấy từ các nguồn như lợi nhuận, khấu hao, vốn góp và nợ dài hạn, công ty chủ yếu sử dụng các nguồn vốn này vào việc tăng các khoản phải thu, tích luỹ thêm chứng khoán có thể chuyển thành tiền và tài sản cố định. Việc xác định vốn lấy từ đâu và chi vào đâu là hữu ích bởi vì nó giúp các nhà quản lý tài chính tìm ra các cách thức tốt nhất để tạo ra và sử dụng các khoản vốn đó. Để tính toán nguồn vốn và sử dụng các khoản vốn, chúng ta áp dụng các quy tắc đơn giản dưới đây: Nguồn tiền mặt của công ty phát sinh khi: 1 . Công ty giảm tài sản nếu so sánh hai thời kỳ liên tiếp. 2. Công ty tăng trách nhiệm tài chính nếu so sánh hai thời kỳ liên tiếp. 3. Các chi phí khấu hao được liệt kê trong báo cáo thu nhập của năm gần nhất. 4. Công ty bán cổ phiếu. 5. Công ty có mức thu nhập ròng từ kỳ trước đó. Sử dụng các khoản vốn diễn ra khi: 1. Công ty tăng tài sản nếu so sánh hai thời kỳ liên tiếp. 2. Công ty thực hiện trả nợ giảm các nghĩa vụ tài chính. 3. Công ty phát sinh thua lỗ trong thời kỳ trước đó. 4. Công ty chi trả cổ tức tiền mặt. 5. Công ty mua lại hoặc thu hồi cổ phiếu. Sử dụng các hướng dẫn này, bạn có thể tiến hành xác định các nguồn vốn và việc sử dụng các khoản vốn trong giai đoạn từ 1989 đến 1990 từ các số liệu trong bản cân đối kế toán và báo cáo thu nhập đối với một công ty có tên là Công ty XYZ. Công việc này đã được thực hiện trong Bảng 3, bạn có thể thấy mức hàng trong kho giảm xuống phản ánh sự phát sinh một nguồn tiền. Chứng khoán có thể bán ngay, các khoản phải thu, hàng dự trữ và tổng tài sản cố định thể hiện việc sử dụng vốn. Việc giảm các chứng từ phải thanh toán cũng phản ánh việc sử dụng vốn trong khi các phần còn lại trong cơ cấu nợ ngắn hạn tăng lên phản ánh nguồn vốn vay tăng lên. Cổ phiếu thường và phần thặng dư vốn góp lớn cũng làm tăng thêm các nguồn vốn. Lợi nhuận sau thuế và khấu hao được coi là các nguồn vốn, trong khi việc chi trả cổ tức được coi là sử dụng tiền mặt. Bảng 3. Tính toán các nguồn vốn và việc sử dụng các khoản vốn trên cơ sở các bộ phận cấu thành có chọn lọc trong bảng cân đối kế toán và báo cáo tài chính của Công ty XYZ 1989-1990 * Mức biến động trong thu nhập giữ lại không được coi là nguồn hay sử dụng vốn. Việc phân tích các nguồn vốn và việc sử dụng vốn có thể giúp các nhà quản lý tài chính xác định xem liệu việc công ty huy động và phân phối các khoản vốn có rơi vào tình trạng mất cân bằng hay không. Hoạt động này cho phép công ty biết nên dựa vào các nguồn vốn nội bộ hay huy động các nguồn vốn bên ngoài để tài trợ việc kinh doanh của mình. Xem Bảng 3 người ta có thể thấy tầm quan trọng của mỗi khoản mục thể hiện nguồn hay việc sử dụng các khoản vốn trong bảng cân đối kế toán và báo cáo tài chính. Hơn nữa, việc sử dụng vốn luôn luôn phải cân bằng với việc tạo nguồn vốn. Quan điểm này giúp người ta phân tích các báo cáo tài chính một cách rõ ràng hơn và xác định được hiệu quả của cơ cấu vốn từ hai nguồn bên trong và bên ngoài. Bằng cách nghiên cứu các số liệu trong các báo cáo tài chính, các nhà quản lý có thể đưa ra các quyết định đúng đắn hơn trong việc huy động vốn với chi phí ít hơn, đồng thời nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. . số tổng lợi nhuận cho biết mức độ hiệu quả khi sử dụng các yếu tố đầu vào (vật tư, lao động) trong một quy trình sản xuất của doanh nghiệp. Hệ số tổng. cần có giải pháp tốt hơn trong việc kiểm soát các chi phí đầu vào. 2. Hệ số lợi nhuận hoạt động cho biết việc sử dụng hợp lý các yếu tố trong quá trình

Ngày đăng: 25/12/2013, 16:15

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w