Cơ sở khoa học xây dựng dữ liệu phục vụ cho mục tiêu tính toán, cân đối quỹ bảo hiểm
Trang 1
BẢO HIỂM XÃ HỘI VIỆT NAM
ĐỀ TÀI NGHIÊN CUU KHOA HOC:
CO SO KHOA HOC XAY DUNG DU LIEU PHUE WU CHO MUC TIEU TINH TOAN, CAN BOI QUY
BAO HIEM XÃ HỘI
CHU NHIEM DE TAI: TS TRINH THI HOA
HA NOI -— 2003
Trang 2
CHƯƠNG !: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ HE THONG DU LIEU | 7
THONG KE KINH TE VA XA HOI LIEN QUAN DEN BHXH VA CÂN ĐỐI QUỸ BHXH
I Hệ thống dữ liệu thống kê kinh tê xã hội 7
1 Mục đích và yêu cầu hình thành hệ thống đữ liệu thống kê kính | 7
tế- xã hội
2 Lý luận cơ bản và sự cần thiết của hoạt động thống kê và phân | 13 tích dự báo trong hoạt động BHXH phục vụ cân đối quỹ BHXH 3 He thống dữ liệu thống kê BHXH phục vụ cân đối quỹ BHXH | 19
H Kinh nghiệm xây dựng và tổ chức thu thập hệ thống dữ liệu | 29
phục vụ hoạt động thống kê BHXH của một số nước trên thế
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG HỆ THỐNG DỮ LIỆU VÀ HOẠT | 52 ĐỘNG THỐNG KE Ở BHXH VIỆT NAM
I Hệ thống dữ liệu hiện hành của BHXH Việt Nam 32
1 Bai học áp dụng tại Việt Nam 52 |
2 Hệ thống đữ liệu trong nội bộ ngành BHXH Việt Nam 54
3 Hệ thống dữ liệu thống kê kinh tế- xã hội ngoài ngành BHXH 68 H Thực trạng hoạt động thống kê tại cơ quan trung tương | 71
BHXH Việt Nam
] Hệ thống số liệu thống kê 7Ì
2 Tổ chức hoạt động thống kê §4
3 Những tồn tai cần khắc phục 85 HIỊI | Thực trạng hoại đông thống kê tại BHXH các cấp 87 1 Tổ chức thực hiện thống kê §7 2 Thực trang và tồn tại cần khắc phục 88
TV _| Tình hùnh tổ chức thực hiện tính toán cân đối quỹ 9]
CHƯƠNG II: XÂY DỰNG VÀ HOÀN THIỆN HỆ THONG DU LIỆU | 94
THỐNG KÊ VỀ BHXH PHỤC VỤ CÂN ĐỐI QUỸ BHXH Ở VIỆT NAM ` ,
Trang 3
1 Hệ thống văn bản của Nhà nước quy định về hoạt động thống | 94 kê ở Việt Nam
2 Cơ sở khoa học hình thành các quy định về hoạt động thống kê | 98
BHXH ở Việt Nam
i Các giải pháp hoàn thiên hệ thống dữ liệu thống kê 100 1 Xây dựng hệ thống đữ liệu kinh tế- xã hội liên quan đến BHXH | 100
2 Van dé tổng hợp đữ liệu liên quan đến BHXH 103
3 Xây dựng hệ thống dữ liệu vẻ BHXH phục vụ công tác cân đối | 105 quỹ BHXH
Ill | Giải pháp hoàn thiên công tác tổ chức thống kê dữ liệu 118
1 Hoàn thiện công tác tổ chức thu thập số liệu 118
2 Hoàn thiên hệ thống thống kê nghiệp vụ 123
1 Về công tác tổ chức và cán bộ 124
3 Hoàn thiện công tác tổ chức thống kê dữ liệu cấp cơ sở 130
4 Mối liên hệ giữa công tác thu thập thống kê dữ liệu đến công | 130
tác xây dựng kế hoạch hoạt động Bảo hiểm xã hội Việt Nam
NGƯỜI THAM GIA NGHIÊN CỨU 136
Trang 4
Sư cần thiết nghiên cứu đề tài:
Việt Nam sau khi ban hành Bộ Luật Lao động năm 1994 đã đạt được những thành công nhất định trong việc thực hiện chính sách BHXH đối với
người lao động Tuy nhiên, quá trình thực hiện BHXH là sự đổi mới không ngừng phù hợp với nhu cầu phát triển kinh tế xã hội của đất nước trong từng giai đoạn nhất định Các nhà nghiên cứu về hoạt động Bảo đảm xã hội thuộc Tổ chức lao động thế giới cho rằng cải cách hoạt động bảo đảm xã hội nói chung và hệ thống BHXH nói riêng cần phải quan tam đến những vấn đề sau:
- Thứ nhất, phải hoàn thiện hệ thống quản lý, tăng cường khả nang phục tùng mệnh lệnh và cải thiện phương thức chi phối việc thực hiện nhiệm vụ của hoạt động BHXH đến vấn đẻ thực hiện chính sách vĩ mô của Chính phủ
- Thứ hai, thường xuyên xem xét thay đối độ tuổi nghỉ hưu cho phù hợp
với hoàn cảnh thực tại
- Thứ ba, cần xây dựng những mô hình đa dạng và cơ cấu thực hiện phải
thuyết phục những người có trách nhiệm trong quá trình hoạch định chính sách để họ có thể đệ trình Chính phủ phương án cải cách phù hợp nhất Hiện nay,
Trang 5số liệu của BHXH Việt Nam, do vậy, hệ thống dữ liệu hiện hành của BHXH
vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu tổng hợp cân đối quỹ về lâu dài
Và từ những năm 96 đến nay đã có một số đề tài nghiên cứu về vấn đề thống kê và tài chính BHXH, nhưng các đề tài trên vẫn chưa nghiên cứu rõ
những lý luận cơ bản và những văn bản quy phạm pháp quy về hoạt động thống kê, cũng như chưa đề cập đến hệ thống thông tin dữ liệu, phương pháp thống kê
tổng hợp số liệu để cung cấp cho chuyên gia quản lý và các nhà hoạch định
chính sách phân tích và xây dựng kế hoạch hoạt động BHXH dài hạn
Ngoài ra, hiện nay, hoạt động thống kê dữ liệu và tổ chức hạch toán của
Hệ thống BHXH chưa đáp ứng được yêu cầu tính toán cân đối quỹ, cũng như mục tiêu dự báo tình hình BHXH trong tương lai ở nước ta Trong đề tài này
chúng tôi không di sâu phân tích và lý giải nhiều về các chính sách bảo hiểm
xã hội cụ thể, mà đi vào nghiên cứu cơ sở lý luận và tính pháp lý, cũng như hướng xây dựng hệ thống chỉ tiêu (Dữ liệu) cần thiết cho hoạt động thống kê
trong tương lai của Hệ thống Bảo hiểm xã hội Việt Nam
Do đó, tiếp theo đề tài “Nghiên cứu xây dựng luận cứ khoa học cơ bản để hoàn thiện hệ thống BHXH ở Việt Nam” do TS Nguyễn Huy Ban làm chủ
nhiệm năm 2000-2001, Ban chủ nhiệm chúng tôi mạnh dạn nghiên cứu về vấn
đề hình thành hệ thống dữ liệu để có thể xây dựng được dé án khả thi cần có
cho những dữ liệu liên quan đến hoạt động BHXH giúp cho việc tính toán xây dựng các chương trình phù hợp Đây chính là một trong những nội dung lớn của vấn đề tính toán cân đối quỹ BHXH Cụ thể Ban chủ nhiệm tiến hành
nghiên cứu đề tài với tiêu đề là “Cơ sở khoa học xây dựng dữ liệu phục vụ cho
4
mục tiêutính toán cân đối quỹ BHXH ”.
Trang 6khác nhau và một trong những bước cơ bản đầu tiên của việc thực hiện hoạt động thống kê của một đơn vị là xác định hệ thống đữ liệu cần thiết cho hoạt động quản lý của đơn vị mình Mục đích của đề tài là nghiên cứu cơ sở xây
dựng hệ thống đữ liệu cho hoạt động thống kê nghiệp vụ BHXH nhằm phục vụ
mục đích quản lý thu, chỉ các chế độ và cân đối ngắn hạn và dài hạn quỹ
BHXH Hoạt động thống kê dữ liệu là một hoạt động rất phức tạp, với thời hạn
2 năm, chúng tôi hy vọng thông qua đề tài này đưa ra một số vấn để như sau: - Lam rõ những vấn đề lý luận cơ bản về hệ thống đữ liệu và cơ sở
quy phạm pháp luật hiện hành về hoạt động thống kê nghiệp vụ
BHXH mà các nước đang áp dụng;
- Đánh giá thực trạng hoạt động thống kê hiện nay của BHXH
Việt Nam;
- Hoàn thiện hệ thống dữ liệu phục vụ hoạt động thống kê trong
tính toán cân đối quỹ BHXH
- Đề xuất các mô hình tổ chức thực hiện hoạt động thống kê của
ngành trong thời gian tới Phạm vi và phương pháp nghiên cứu:
Về phạm vi nghiên cứu vấn đề này tuy đã được nghiên cứu rải rác ở một số đề tài, nhưng còn nhiều tranh luận cần tham cứu, tham khảo kinh nghiệm
nước ngoài Với thời gian 2 năm, Ban Chủ nhiệm dé tài không thể nghiên cứu
Trang 7BHXH của các nước."
- Phân tích thực trạng tập hợp dữ: liệu thông tin kinh tế và xã hội liên
quan đến BHXH của BHXH Việt Nam từ 2002 trở về trước (Trước khi chuyển
chính thức BH Y tế Việt Nam về BHXH Việt Nam)
- Trên cơ sở kinh nghiệm các nước đưa ra một số những kiến nghị về hệ
thống dữ liệu BHXH, mô hình thực hiên và điều kiện thực hiện phù hợp trước
mắt trong điều kiện của Việt Nam
Đề tài áp dụng phương pháp tiếp cận nghiên cứu hệ thống lịch sử phát triển, vận dụng phép biện chứng của chủ nghĩa Mác-Lê Nin, phân tích, đánh giá thực trạng tình hình thực tế, nghiên cứu và mộ tả kinh nghiệm thực hiện Ở nước ngoài, và cuối cùng tổng hợp đề xuất ý kiến
Nội dung nghiên cứu
Đề tài được nghiên cứu thành 3 Chương và Lời mở đầu, Kết luận như sau:
LỜI MỞ ĐẦU
CHUONG I KHAI QUAT CHUNG VE HE THONG DU LIEU THONG
KE KINH TE VA XA HOI LIEN QUAN DEN BHXH VA CAN DOI QUY BHXH
I HE THONG DU LIEU THONG KE KINH TE — XA HOI
1 Muc đích và yêu cầu hình thành hệ thống dữ liệu thống kê kinh tế-xã hoi 2 Lý luân cơ bản và sư cần thiết của hoạt đông thống kê và phân tích dự
báo trong hoat động BHXH phục vu cân đối quỹ BHXH
._ Hê thống dữ liêu thống kê BHXH phục vu cân đối quỹ BHXH
Trang 8I KINH NGHIÊM XÂY DƯNG VÀ TỔ CHỨC THỤ THẬP HỆ
THONG DU LIEU PHUC VU HOAT DONG THỐNG KỆ BHXH CỦA MOT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI
1 Tế chức thu thâp dữ_ liêu của cơ quan quản lý hành chính Bảo đảm xã
hôi Mỹ
2._Hê thống thông trn kinh tế của Uỷ Ban Bảo hiểm xã hội quốc gia Thuy điển
¬
3 Kinh nghiêm của Anbania
CHƯƠNG II THỰC TRANG HỆ THỐNG DỮ LIỆU VÀ HOẠT ĐỘNG
THONG KE 6 BHXH VIET NAM
I, HE THONG DU LIEU HIEN HANH CUA BHXH VIET NAM
1 Bai hoc dp dung tại Việt Nam
IH.THỤC TRANG HOAT ĐÔNG THỐNG KÊ TẠI BHXH CÁC CẤP
1 Tổ chức thưc hiên thống kê
2 Thưc trang và tồn tai cần khắc phục
Trang 9THỐNG KỆ VỀ BHXH PHUC VYU CÂN ĐỐI QUÝ BHXH O VIET NAM
I.HỆ THỐNG VĂN BẢN PHÁP QUY VỆ HOẠT ĐỘNG THỐNG KE DU LIEU NGANH BHXH Ở VIỆT NAM
L Hệ thống văn bản của Nhà nước quy định về hoat động thống kệ ở Việt
1, Xây dựng hệ thống dữ liêu về kinh tế-xã hội liên quan đến BHXH
2 Vấn đề tổng hợp dữ liêu liên quan đến BHXH
3 Xây dựng hê thống đỡ liêu về BHXH phục vu cân đối quỹ BHXH
IHL GIẢI PHÁP HOÀN THIÊN CÔNG TÁC TỔ CHỨC THỐNG KÊ DỮ
LIEU
L._ Hoàn thiên công tác tổ chức thu thập số liêu
2._ Hoàn thiên hê thống thống kê nghiệp vụ
IV DIEU KIEN THƯC HIÊN
lL Vé cong téc-t6 chitc va cin b6 N ._Ứng dụng công nghệ thông tin
3._ Hoàn thiên công tác tổ chức thống kê dữ liêu cấp cơ sở
4 Mỗi liên hê giữa công tác thu thâp thống kê dữ liệu đến cổg tác xây dưng
kế hoach hoat đông BHXH Việt Nam
a a
Trang 10CHƯƠNG I KHÁI QUÁT CHUNG VE HE THONG DU LIEU KINH TE VÀ XÃ HÔI LIÊN QUAN ĐẾN BHXH VÀ CÂN ĐỐI QUÝ BHXH
| HE THONG DU LIEU THONG KE KINH TẾ - XÃ HỘI
1.Muc đích và yêu cầu hình thành hê thống dữ liêu thống kê kinh té- xa
hôi
Chúng ta đang sống trong ký nguyên của thông tin, nhưng thực tế số liệu thống kê hiện nay của nhiều lĩnh vực chưa chính xác và còn thiếu nhiều dữ liệu cần thiết để trả lời cho những câu hỏi đặc biệt đối với người thực thi nhiệm
vụ xây dựng kế hoạch cho tương lai Để làm tốt nhiệm vụ này đòi hỏi phải tổ
chức hoạt động thống kê rất cẩn thận, thường xuyên cập nhật và có cơ sở khoa
học giúp cho việc thu thập số liệu và cung cấp thông tin một cách đầy đủ chính
xác cho các nhà hoạch định chính sách kinh tế - xã hội của quốc gia Do vậy
mục đích của việc hình thành hệ thống đữ liệu thống kê kinh tế — xã hội là để giải quyết các vấn để xây dựng kế hoạch tương lai Để làm rõ mục đích hình thành hệ thống đữ liệu chúng ta cần hiểu rõ thế nào là dữ liệu và một số ví dụ về các hệ thống dữ liệu
Vậy dữ liệu - tiếng Anh dữ liệu có nghĩa là data — là gì và nội dung của đữ liệu bao gồm những gì? Căn cứ định nghĩa của “Từ điển bách khoa toàn thư
“thi khái niệm về dữ liệu được định nghĩa như sau: “dữ liệu là chất liệu ban
đầu của thông tin, thường là các giá trị của thông tin định lượng, như giá bán
của một mặt hàng, số người trong một đơn vị .” Như vậy, nội dung của dữ
liệu bao gồm cả các số liệu thống kê, chỉ số kinh tế, cả các nội dung cơ bản về
một loại hoạt động nào đó
Ví dụ I, Cơ quan bảo đảm xã hội Mỹ đã tập hợp soạn thảo một tập xách gồm các thông tin về tình hình hoạt động của các hệ thống bảo đảm xã hội trên
thế giới (L78 nước): tình hình đóng góp cho quỹ bảo đâm xã hội, tình hình thực
Trang 11lao động so với dân số, tỷ lệ dân cư sống phụ thuộc và các nội dung các chế
độ mà các nước đang thực hiện trong thời điểm thực hiện
Ví dụ 2, để có cơ sở thống kê tình hình lao động và việc làm, Tổ chức lao động Quốc tế đề xuất 20 chủ số cơ ban (then chét)-key Indicator- ma khi nghiên cứu về thị trường lao động cần quan tâm đến gồm các chỉ tiêu chính sau:
i Ty lệ tham gia của Lực lượng lao động; ii Tỷ lệ lao động có việc làm so với dân số;
in — Tình trạng lao động;
1v _ Lao động phân chia theo khu vực;
v Lao déng làm một phần thời gian; vi Số giờ làm việc;
vu Tình trạng lao động khu vực không chính thức; vi Thất nghiệp;
Ix _ Thất nghiệp đối với thanh niên: x _ Thất nghiệp dài hạn;
xi, Tình trạng thất nghiệp của đối tượng lao động theo các mức độ
đào tạo khác nhau;
xii Thời gian làm việc có liên quan đến dưới mức được coi là có việc làm
xi Tỷ lệ lao động không làm việc;
xIv _ Tỷ lệ lao động có đào tạo và tý lệ mù chữ;
xv Xu hướng tiền lương của các doanh nghiệp;
xvi Tiền lương theo nghề nghiệp và chỉ số thu nhập; ` xvii Chi phi phải đến bù mỗi giờ
xviii, Năng suất lao động và chí phí cho mỗi đơn vị lao động
xix Luồng chu chuyển của thị trường lao động
Trang 121 Các chỉ số cơ bản của thị trường lao động —KILM- của Tổ chức lao động Quốc tế Mỗi chỉ số cơ bản trên đều có các chỉ số phụ chỉ tiết kèm theo giúp cho
việc phân tích tình hình lao động chung Và những chỉ số này cũng rất cần thiết trong hoạt động bảo đảm xã hội nói chung và bảo hiểm xã hội nói riêng, nhằm tính toán dự báo tình hình của Quỹ trong tương lai Chương trình bảo hiểm xã hội là một phần quan trọng của quá trình đảm bảo cuộc sống mỗi người Do vậy, xác định đúng mức cần thiết để chi cho các chế độ BHXH sẽ là cơ sở để hình thành nguồn đóng góp phù hợp đối với người lao động Nhưng để có được những đữ liệu cần thiết để tính toán mức đóng góp cần phải hình thành một hệ thống đữ liệu đầy đủ và có khoa học để giúp cho các nhà quản lý phân tích,
đánh giá tình hình thực hiện BHXH trong thời gian đã qua, từ đó hình thành phương hướng thực hiện BHXH trong thời gian tới
Tại Đại hội toàn thể lần thứ 26 (Đại hội cuối cùng của thế kỷ 20), Hiệp hội bảo đảm xã hội quốc tế (ISSA) đã nêu lên một số ảnh hưởng đến việc thay đổi tình trạng hiện nay của chương trình Bảo đảm (An sinh) xã hội của các
nước trên thế giới Trong các vấn đề đã được tranh cãi tại Đại hội này nổi cệm
lên quan điểm về phát triển chương trình bảo đảm xã hội trong tương lai, mà trong đó chủ yếu thảo luận về sự lựa chọn phương án cải cách nhằm đạt dược khả năng cân đối quỹ Như đánh giá của các nhà kinh tế thế giới thì trong quá
trình phát triển của các nền kinh tế, rủi ro được bảo hiểm bởi các chương trình bảo đảm xã hội, mặc dù đã thay đổi theo chiều hướng mở rộng hình thức bảo
vệ đối với người lao động, nhưng qua thực tế số lượng rủi ro trong quá trình
làm việc xảy ra đối với người lao động tăng nhanh hơn khả năng bảo vệ của các
chương trình chung của Quốc gia nói trên Những rủi ro mới phát sinh trong
quá trình làm việc là: tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, rủi ro tzổi già, tình
trạng thất nghiệp và đói nghèo tăng nhanh ở khu vực thành thị.
Trang 13Như vậy, có thể nói rằng, người lao động chưa được an tâm với cuộc
sống hiện tại, Chính phủ các nước cần phải có những biện pháp hữu hiệu hơn trong việc để ra chính sách bảo đảm xã hội, hay nói rộng ra là xây dựng các chương trình bảo vệ xã hội một cách toàn diện và sâu rộng hơn đối với người lao động Bàn về vấn đề xây dựng một chương trình bảo vệ xã hội toàn diện, đảm bảo sự tồn tại lâu dài và hợp lý trong một quốc gia không thể bỏ qua việc
phân tích và dự báo tình hình kinh tế — xã hội dài hạn Để thực hiện được công
việc trên cần có những đữ liệu tổng hợp và chỉ tiết giúp cho việc phân tích và
dự báo tình hình hoạt động bảo hiểm xã hội trong tương lai
Hoạt động BHXH tuy đã được hình thành từ những ngày đầu thành lập
nước Việt Nam dân chủ cộng hoà (nay là Nước Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam), nhưng các chế độ được ban hành từ trước những năm chưa ban
hành Bộ Luật Lao động chủ yếu dựa trên cơ sở của nguồn thu Ngân xách Nhà
nước Chính vì vậy, việc tính toán cân đối nguồn kinh phí chưa được đặt ra, mà
Chính phủ lúc đó chỉ chú trọng đến việc đảm bảo quyền lợi cho người lao động một cách tốt nhất trong điệu kiện tài chính Nhà nước cho phép
Từ sau khi có Bộ Luật Lao động, đặc biệt là sau khi hình thành Hệ thống Bảo hiểm Xã hội Việt Nam, ngoài các vấn đề thực hiện nhiệm vụ thu BHXH và
tiến hành chị các chế độ BHXH cho người lao động đầy đủ, đúng thời gian, đúng quy định, thì vấn đề bảo đảm cân đối quỹ được đặt ra như một nhiệm vụ
trọng yếu của Bảo hiểm Xã hội Việt Nam Mà điều kiện cơ bản để tính toán
bảo đảm an toàn và phát triển quỹ BHXH không thể thực hiện được nếu thiếu
thông tin, dữ liệu phục vụ cho việc phân tích và đánh giá tình hình, nhằm có
những biện pháp kịp thời điều chỉnh hoạt động cho phù hợp với nhu cầu người lao động, cũng như điều chỉnh mức thu vẻ các khoản đóng góp BHXH từ người
lao động Một trong những nhiệm vụ cần thiết để có thể thu thập, tổng hợp dữ
liệu cho công tác phân tích, dự báo tình hình và mô tả và tìm hiểu xã hội đó là
hoạt động thống kê Có ba vấn đề mà phân tích kinh tế - xã hội cần đưa vào, đó
a
Trang 14là những nghiên cứu về các hiện tượng kinh tế, đân số - xã hội học và môi trường Trong đó vấn để hiện tượng kinh tế được quan tâm nhiều nhất và với
việc kết hợp với hai vấn đề còn lại ta có thể sắp xếp, tổng hợp các vấn để một
cách logic theo những vấn đề mà chúng ta quan tâm để từ đó tiếp tục phân tích hệ thống dữ liệu theo mục đích đề ra
Liên quan đến vấn để này chúng ta thử phân tích sơ đồ do Nhà Kinh tế Richard Stone - người đã được giải Nobel về khoa học kinh tế năm 1984 “vì những đóng góp nền tảng vào sự phát triển hệ thống tài khoản quốc gia và qua đó đã tạo ra sự cải tiến lớn về cơ sở cho phân tích kinh tế thực nghiệm ” - đưa ra khi mô tả về sự liên kết chặt chẽ các dữ liệu trong một hệ thống tài khoản
Quốc gia Bằng việc kết hợp các dữ kiện và lý thuyết có thể xây dựng nên một
mô hình để xem xét thực tế đang xảy ra và phương hướng sẽ hoạt động của một hệ thống được nghiên cứu Như ta đã biết không có một hệ thống nào khi được
hình thành là đã được hoàn hảo, do vậy chúng ta phải thay đổi mô hình đó để
cố gằng hoàn thiện nó theo ý muốn của chúng ta Điều đó có nghĩa là cần phải
hình thành một số mục tiêu, và bằng cách đưa các mục tiêu này vào mô hình đang được nghiên cứu để chúng ta hoạch định một chính sách Nhưng chỉ có
mục tiêu thực tiễn chưa đủ cần có các biện pháp kiểm soát việc thực hiện các mô hình để biến các chính sách thành hiện thực được chấp nhận Khi đã được chấp nhận ta sẽ xây dựng kế hoạch và trong quá trình thực hiện kế hoạch thì
các sự kiện nảy sinh sau đó sẽ mô tả những ưu điểm và nhược điểm
Trên cơ sở phân tích các ưu điểm và nhược điểm đó chúng ta sẽ đúc kết
kinh nghiệm và từ đó phát sinh nhu cầu cần xem xét lại các dữ kiện mà chúng
ta đã đưa vào xử lý trước đây, để chuẩn hoá các lại mô hình để đề ra chính sách
hay kế hoạch tốt hơn trước Từ kinh nghiệm thực hiện, bắt buộc chúng.ta phải nghiên cứu lại các phương pháp ghi chép, thống kê dữ liệu, lý thuyết kết nối
các dữ liệu để có thể sử dụng chúng hiệu quả nhất trong tương lai Các nhà
quản lý được đánh giá là nhà quản lý xuất sắc khi họ biết tổ chức thu thập các
Trang 15đữ liệu một cách đầy đủ và sử dụng các thông tin cần thiết đó đúng lúc đúng chỗ
Sơ đồ về quá trình hình thành dữ liệu để hình thành mô hình, chính sách
và kế hoạch trong Hệ thống tài khoản quốc gia được mô tả như sơ đồ I dưới
day (xem so dé 1):
Sơ đồ 1 đã mô tả chu trình vận động của các bước thực hiện phân tích dữ liệu từ Hệ thống tài khoản quốc gia đến việc hoạch định chính sách kinh tế - xã hội và lập kế hoạch phát triển kinh tế của một quốc gia của Ngài Richard Stone có thể là mô hình chung cho các hệ thống khác mang tính vĩ mô ví dụ như hệ thống thực hiện chương trình bảo đảm xã hội hay nói rộng ra như các nhà kinh tế thế giới hiện nay đang muốn mở rộng nghĩa của chương trình an sinh thành chương trình bảo vệ xã hội của một quốc gia
Dữ kiện
Mô hình
Chính
- xách
thuyết Kê Mục hoach
2 Bài “Các tài khoản xã hội "- của Richard Stone trong tập xách “Các thuyết trình tại lễ trao giải thưởng Nobel -Vé Khoa học kinh tế từ năm 1981-1990”, Nhà
Xuất bản Chính trị Quốc gia
Trang 16Qua sơ đồ 1 cho ta thấy yêu cẩu của việc hình thành hệ thống dữ liệu thống kê kinh tế-xã hội là:
- Các dữ liệu cần phải dựa trên cơ sở kinh nghiệm hoạt động của
một ngành từ đó đưa ra những yêu cầu bắt buộc để thực hiện;
- Nội dung và các chỉ tiêu của đữ liệu cần phải có tính hệ thống, thống nhất, không trùng lắp khi thực hiện
- Các dữ liệu phải đầy đủ nội dung, dễ kiểm tra, dé hiéu
2 Lý luân cơ bản và sư cần thiết của hoạt đông thống kê và phân tích du báo trong hoat động BHXH phục vu cân đối quỹ BHXH
Thu thập và tổng hợp dữ liệu có nghĩa là phải tổ chức hoạt động thống
kê Theo các xách giáo khoa giải thích về thuật ngữ thống kê gềm hai nghĩa: Nghĩa thứ nhất, thống kê là các con số được ghi chép để phản ảnh các hiện
tượng tự nhiên, kỹ thuật, kinh tế, xã hội Chẳng hạn như đữ liệu về sự thay đổi
đân số trong một thời điểm xác định, tỷ lệ mắc bệnh, số lượng bệnh nhân khám
chữa bệnh, ty lệ tăng trưởng kinh tế ; Mehfa thứ hai, thống kê được hiểu là hệ
thống các phương pháp ghi chép, thu thập và phân tích các con số về những
hiện tượng tự nhiên, kỹ thuật, kinh tế, xã hội để tìm hiểu bản chất và tìm quy
luật vốn có của những hiện tượng ấy để đánh giá đúng đắn tình hình giúp cho quá trình giải quyết công việc Trong hoạt động thống kê dữ liệu cần chú ý đến tính quy luật của các hiện tượng sảy ra Chính nhờ có tính quy luật này mà các nhà kinh tế học biết được mối quan hệ giữa các hiện tượng, xu thế phát triển của hiện tượng, đao động chu kỳ của hiện tượng đó, quy luật phân phối của các
tổng thể chứa đựng hiện tượng đang nghiên cứu
Trong hoạt động thống kê có thể phân thành hai loại chỉ tiêu: Chỉ tiêu
chất lượng (Biểu hiện các tính chất, trình độ phổ biến, mối quar: hệ của tổng thé); Chi tiêu số lượng (Biểu:hiện quy mô của tổng thể) Các hiện tượng mà
Trang 17thống kê nghiên cứu rất phức tạp, do vậy, xây dựng một hệ thống chỉ tiêu thống kê cần căn cứ các nguyên tắc sau:
- Thứ nhất, các chỉ tiêu được thống kê phải phục vụ cho công tác nghiên
cứu và đảm bảo tính đầy đủ và thống nhất;
- Thứ hai, hiện tượng phức tạp, trừu tượng sẽ có nhiều chỉ tiêu hơn hiện tượng đơn giản;
- Thứ ba, cấp quản lý cần hình dung trước các loại chỉ tiêu cần thiết phải
sử dụng cho việc tính toán, phân tích và dự báo để có cơ sở quy định cho việc
thu thập đữ liệu ở các cấp dưới;
- Thứ tư, tổ chức hoạt động thống kê phải khoa học tránh trùng lắp gây
lãng phí sức lao động và kinh phí
Hình thức tổ chức hoạt động thống kê được thực hiện dưới hai cách : Thu
thập dữ liệu và thực hiên thống kê thường xuyên; Tổ chức điều tra thống kê
(Định kỳ hoặc không định kỳ; Toàn bộ hoặc không toàn bộ: chọn mẫu, trọng
điểm, chuyên đề)
Khi đã có số liệu đầy đủ có thể xử lý và phân tích để làm rõ các vấn đề:
- Bản chất của hiện tượng;
- Xu thế phát triển của chúng; - Mức độ phổ biến của hiện tượng;
- Cơ cấu và các biến động của cơ cấu;
- Các nhân tố nội tại và ngoại lai tác động đến sự biến động;
- Và cuối cùng là mức độ chặt chế của các liên hệ giữa các hiện tượng
Trong giai đoạn chuyển đổi nền kinh tế từ nền kinh tế kế hoạch hoá tập
trung sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, việc phát triển
của hoạt động BHXH theo cơ chế mới đòi hỏi phải tổ chức lại hoạt động thống
kê đữ liệu cho phù hợp nhằm cung cấp thông tin cho các nhà quản lý và các
nhà hoạch định chính sách về việc hoàn thiện chế độ BHXH.
Trang 18Việc nghiên cứu hoạt động thống kê dữ liệu nhằm xây dựng một hệ thống chỉ tiêu có căn cứ khoa học giúp cho việc tổng hợp và phân tích tình hình hoạt động BHXH sẽ có tác dụng trong công tác quản lý kinh tế của ngành BHXH như:
- Phan ảnh tình hình thực hiện các chế độ, chính sách vẻ BHXH của
Đảng và Nhà nước trong từng thời kỳ
- Giúp lãnh đạo của BHXH VN có căn cứ khoa học để tổ chức và quản lý
hiệu quả các hoạt động của BHXH;
- Lầ căn cứ giúp các cơ quan quản lý hoạt động BHXH nhận biết được những đặc tính khác nhau của các đối tượng quản lý chung và cũng như của từng bộ phận của nó nhằm đưa ra những quyết định đúng đắn kịp thời
- Kiểm tra tình hình thực hiện các chính sách về BHXH, để giúp Đảng và
Nhà nước có cơ sở khoa học bổ sung và hoàn thiện các chế độ chính sách BHXH phù hợp với khả năng kinh tế của đất nước
- Có căn cứ để lập kế hoạch và dự báo xu hướng phát triển của BHXH
trong tương lai
- Phục vụ cho công tác tổng hợp và tính toán chỉ số thống kê chung của toàn quốc gia theo hệ thống Tài khoản quốc gia - SNA
Theo phân tích ở phần trên và như đề tài “Nghiên cứu xây dựng luận cứ khoa học cơ bản để hoàn thiện hệ thống BHXH ở Việt Nam” đã phân tích và giải trình về các mô hình bảo vệ xã hội của một quốc gia và đã đưa ra các hình
thức cơ bản như sau: (Xem Bảng 1)
Qua các hình thức bảo vệ xã hội như đã nêu trong bảng | cho ta thay su da
dạng của các hình thức bảo vệ xã hội hiện nay và việc thực hiện hình thức bảo vệ xã hội nào cho phù hợp ở mỗi quốc gia cần có một sự phân tích và nghiên _
cứu cần thận.
Trang 19Bảng 1: Chương trình bảo vệ xã hội ở Việt Nam trước 2002
Bảo vệ xã hội
trợ Bảo hiểm xã hội BH yté | Trợ giúp y tếvà | nhân (B BHXH Việt | BHXH Y tế | công cộng, | trợ giúp xã hội | nhân thị
Nam uu dai XH khác
1.NSNN và các | Có thể hỗ trợ | Có thể hỗ tro} Cho dân cư| Cho đối tượng | Không
nguồn khác khi cần thiết khi cần thiết trong nước nghèo khám chữa bệnh, trợ cấp XH
Chủ sử dụng | Người lao động | Người lao Đôi khi cÍ
lao động có ký kết hợp | động có ký sử dụng Ì:
đồng kết hợp đồng động đói cho NLD Người lao động ! Người lao động | Người lao Tat ca cor
có ký kết hợp |động có ky đân có th
3
cứ khoa học cơ bản để hoàn thiện hệ thống BHXH ở Việt Nam ”)
(Trích đề tài cấp bộ 2000-2001 của BHXH Việt Nam “Nghiên cứu xây dựng luận
Từ bảng phân loại trên có thể thấy rõ mỗi quan hệ của các hình thức bảo
vệ xã hội, từ đó đưa ra những tiêu chí tổng hợp dữ liệu cho đầy đủ Nội dung
của hoạt động bảo vệ xã hội khá rộng nên dữ liệu cần tổng hợp cũng rất rộng như: tình kinh tế xã hội, tình hình thu nhập, chỉ tiêu và tiết kiệm quốc gia, cá nhân, tình hình thay đổi cơ cấu dân số, nguyên nhân phát sinh bệnh tật, tình
hình lao động việc làm, cơ cấu lao động, cơ cấu khu vực kinh tế, phân loại
nghề nghiệp, tình hình nghèo đói của xã hội, chính sách giảm đói ngièo trong
dan sé
Trang 20Chương trình bảo vệ xã hội có một số mục chỉ liên quan đến Ngân xách
Nhà nước nên hoạt động thống kê nhằm mục đích phục vụ cho các nhà hoạch
định chính sách tính toán cân đối thu chi tổng thế của toàn quốc cho chương
trình để hạn chế bớt gánh nặng chỉ tiêu từ NSNN Nhưng mục tiêu tính toán
cho chương trình bảo vệ xã hội đôi khi bị Nhà nước lãng quên, các nhà quản lý của Chính phủ thường chỉ quan tâm đến việc bảo vệ quyền lợi cho người lao động và dân cư, mà quên mất thực lực tài chính quốc gia Điều đó đã làm ảnh hưởng đến Ngân xách Nhà nước nói chung và làm thâm hụt quỹ BHXH, làm đau đầu các nhà quản lý tài chính Nhà nước
Với Hệ thống BHXH phạm vi hoạt động liên quan chủ yếu đến đối tượng
dân cư là người trong độ tuổi lao động và có thu nhập Tuy vậy, việc tính toán
cân đối quỹ lại được hệ thống BHXH quốc gia quan tâm hơn rất nhiều so với chương trình của quốc gia về bảo vệ xã hội Vì theo yêu cầu quản lý của Hệ thống BHXH liên quan đến việc có đóng mới có hưởng các chế độ BHXH, phải tiến tới tự cân đối thu chi cho hoạt động của mình, còn Nhà nước chỉ đóng vai trò là người đứng sau bảo đảm khả năng chi trả cho quỹ BHXH mà thôi Mục đích của hoạt động thống kê và thu thập đữ liệu là để nghiên cứu tình hình nhân khẩu học, tình hình lao động việc làm, đánh giá khả năng thu nhập để mở rộng đối tượng tham gia, mở rộng hoạt động BHXH đến mọi người dân lao động với khả năng cho phép
Có thể nói mỗi lĩnh vực thống kê tổng hợp như: thống kê dân số, nghiên
cứu tuổi già, nhân khẩu học, các dữ liệu kinh tế- xã hội có liên quan đến BHXH là một linh vực nghiên cứu chuyên sâu, đề tài này chúng tôi không
thể nghiên cứu cụ thể cách thống kê và tổng hợp dữ liệu của mỗi lĩnh vực đó
được, mà chỉ có thể đưa ra những dữ liệu lấy được từ kết quả của các lĩnh vực
cụ thể đó và tổng hợp các dữ liệu cần thiết cho hoạt động BHXH mà thôi
Kết quả của hoạt động thống kê nói trên cung cấp cho việc phân tích và
dự báo kinh tế - xã hội, mà cụ thể đối với ngành BHXH Việt Nam là phan tich
Trang 21và dự báo tình hình hoạt động BHXH phục vụ mục tiêu cân đối quỹ, góp phần ổn định nền kinh tế và an ninh xã hội Về lý thuyết chung, công tác phân tích và dự báo là một bộ phận của toán tài chính (Actuary) rất phức tạp và đòi hỏi
phải có sự đào tạo cán bộ một cách cẩn thận và có hệ thống thực hiện riêng
biệt Nói một cách đơn giản thì thực hiện phân tích và dự báo kinh tế - xã hội là vận dụng tất cả những trí thức khoa học của xã hội loài người để nhận biết
một cách đây đủ, chính xác sự tồn tại, vận động và phát triển hiện tượng kinh tế - xã hội, làm rõ và nhận thức đúng bản chất của hiện tượng đó; xác định rõ
mối tác động qua lại của các yếu tố bên trong và bên ngoài của hiện tượng đến
sự tồn tại, vận động và phát triển của hiện tượng kinh tế - xã hội Cụ thể trong
quá trình phân tích tình hình hoạt động BHXH cần gắn với các yếu tố:
Nếu như phân tích là để nhận thức được các nhân tố đã, đang và sẽ tác
động đến sự tồn tại, vận động và phát triển của một hiện tượng kinh tế - xã hội,
thì giai đoạn tiếp theo và cao hơn của sự nhận thức này là tìm kiếm xu thế về sự
vận động và phát triển của hiện tượng kinh tế - xã hội trong tương lai với những nhân tố mới tác động đến sự vận động và phát triển Đó chính là dự báo kinh tế
- xã hội
Dự báo được hình thành thông qua kinh nghiệm của đời sống xã hội Phân tích sự diễn biến của hiện tượng kinh tế - xã hội trong quá khứ, thông qua khả năng nhận thức của con người và sự giúp đỡ của các phương tiện kỹ thuật
hiện đại, con người đã vươn lên dự báo sự vận động và phát triển của các hiện
tượng kinh tế - xã hội dưới sự tát động của các yếu tố đã, đang và sẽ có trong
tương lai để chế ngự nó, khai thác và lợi dụng nó vì mục đích của sự phát triển „xã hội loài người.
Trang 22Dự báo kinh tế - xã hội được tiến hành chủ yếu theo các hướng sau: - Dự báo tổng thể vĩ mô sự vận động và phát triển kinh tế-xã hội của nền kinh tế quốc dân,
- Dự báo sự vận động và phát triển của từng ngành, từng lĩnh vực, từng
địa phương một chủ đề nào đó;
- Dự báo sự phát triển các chỉ tiêu kinh tế - xã hội cấu thành nên hệ thống các chỉ tiêu kinh tế xã hột mô tả sự phát triển nền kinh tế quốc dân
- Dự báo xu thế vận động và phát triển về sự phát triển kinh tế - xã hội
theo những cách tiếp cận khác nhau;
- Dự báo khả năng hay thời gian đạt được các chỉ tiêu kinh tế - xã hội nhất định (cả về số lượng cũng như chất lượng);
- Dự báo cho từng khoảng thời gian nhằm phục vụ cho các nhà hoạch định chính sách xây dựng các kế hoạch hay chính sách phát triển dài hạn, trung
hạn, ngắn hạn
Đối với ngành BHXH Việt Nam, để đảm bdo su can đối quỹ cần dự
báo theo hai hướng sau:
- Dự báo sự vận động và phát triển của ngành;
- Dự báo cho từng khoảng thời gian phục vụ cho việc hoạch định chính
sách về phát triển hoạt động BHXH ở nước ta
3 Hệ thống dữ liêu thống kê BHXH phục vu cân đối quỹ BHXH
Việc thu thập và tổng hợp day đủ các dữ liệu BHXH có nghĩa là giải quyết hàng loạt các vấn đề về thống kê Qua nghiên cứu kinh nghiệm của các
nhà thống kê thế giới có thể thực hiện công việc này trong hai bước cụ thể như
Trang 23hoạt động thống kê số liệu và thu thập thông tin ngành BHXH Sau đó thu thập
dữ liệu ngoài ngành BHXH: những dữ liệu sẵn có, những đỡ iiệu cần yêu cầu cơ quan liên quan bổ sung thống kê Các Doanh nghiệp có truyền thống quản lý tốt thường có hệ thống hạch toán kế toán và thống kê đã được chuẩn hoá Những dữ liệu của các tổ chức nhà nước, mà chủ yếu là con số thống kê thường có xu hướng rất cồng kểnh, chồng chéo giữa việc tổ chức thu thập dữ liệu giữa các cơ quan., gây lãng phí về thời gian và công sức mà vẫn không đáp ứng yêu cầu đặt ra Thực hiện bước thứ nhất được coi là công việc mất nhiều công sức và khó khăn nhất của quá trình thu thập dữ liệu Nếu công tác tổ chức không khéo dễ dẫn đến những sai sót lớn ảnh hưởng đến công tác dự báo cho tương lai Do vậy cần đến bước xử lý sai sót dữ liệu mà ta sẽ nói ở bước thứ hai của công việc này
- Điều chỉnh đữ liệu cho phù hợp với thực tế xảy ra Bước thứ hai của quá trình thu thập số liệu là cách xử lý sai số khi thực hiện bước một Bước này có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với việc tính toán cân đối quỹ một cách chính
xác Để có thể đánh giá đúng mức độ sai sót của quá trình thực hiện thu thập
đữ liệu đã làm ở bước một ta cần sử dụng một số kỹ thuật sau:
- Trước hết người làm công việc thu thập đữ liệu và người sử dung dit
liệu cần có trình độ nghiệp vụ thống kê tốt, biết tổ chức thực hiện công việc thu
thập dữ liệu theo yêu cầu quản lý của bản thân một ngành cũng như đấp ứng
nhu cầu cung cấp số liệu cho các nhà hoạch định chính sách
- Ngoài ra người làm công tác thu thập dữ liệu phải có sự nhạy cảm nghề nghiệp Để có sự nhạy cảm này, đồi hỏi bản thân người làm công việc này phải có một quá trình nghiên cứu tìm tòi và có kinh nghiệm thu thập dữ liệu
Có nhiều phương pháp điều chính khác nhau như: Phương pháp bình phương nhỏ nhất; phương pháp ước tính điều chỉnh dữ liệu trên cơ sở phân tích _
tình hình thực tế và khả năng thay đổi trong tương lai.
Trang 24ngày 8 tháng 12 năm 1984 có thể cho ta một ý tưởng về việc áp dụng phương pháp này vào quá trình tổng hợp dữ liệu về hoạt động BHXH ở nước ta Tuy nhiên đây là một vấn đề rất khó cần được nghiên cứu kỹ hơn trong thời gian
tới Trong đề tài này chúng tôi chỉ để cập đến những phương pháp cổ điển mà
các nhà kinh tế trong lĩnh vực BHXH nói riêng, cũng như trong lĩnh vực bảo
vệ xã hội nói chung đã áp dung để đề ra phương hướng áp dụng trong thời gian
trước mắt Ở nước ta
Từ việc phân tích những bước thực hiện hoạt động thống kê về BHXH nói trên ta có thể thấy rằng vấn đề cơ bán của việc thu thập dữ liệu là những nội
dung đề ra phải đảm bảo phản ảnh được đầy đủ mọi hoạt động về kinh: tế và xã
hội của hoạt động BHXH, từ đó có cơ sở tổng hợp các dữ liệu liên quan đến BHXH để cung cấp đữ liệu cho các nhà quản lý, các nhà hoạch định chính sách
phân tích tình hình và ban hành chính sách phù hợp
Một ví dụ thêm về việc tổng hợp báo cáo bổ sung của một số nước phát
triển cho hoạt động phân tích, đánh giá tình hình hoạt động Bảo đảm xã hội
như sau: Trong hoạt động BĐXH của các nước có một loại báo cáo bổ sung để
đánh giá tình hình rủi ro, mà nội dung chuẩn của báo cáo này gồm § thành phần cơ bản dưới đây:
1.-Đánh giá chung
2.-Nội dung quản lý, kinh tế và dân số
3.-Phân tích tình hình hiện tại và việc thực hiện
-Mô tả các điều quy định luật pháp
-Tinh trạng tài chính hiện hành co -Kmh nghiệm trợ cấp
4.-Dự đoán rủi ro ˆ
- Phương pháp;
Trang 25- Cơ sở dữ liệu và giả định
- Những kết quả của tình hình dự đoán hiện trạng - Thử độ nhạy cảm
- Các kết quả của các dự đoán trong việc lựa chọn những quy định luật pháp khác nhau và lựa chon những để xuất cải cách;
5.-Kết luận và kiến nghị Bản phụ lục:
I.-Những quy định luật pháp cơ bản và những căn cứ phù hợp với những
công cụ luật pháp của Tổ chức Lao động Quốc tế;
IIL-Báo cáo tài chính 1H.-Cơ sở đữ liệu
1V.-Phương pháp thực hiện
Trong đề tài này chỉ hạn chế nghiên cứu về mục III “cơ sở dữ liệu” trong Bản phụ lục của báo cáo bổ sung của một số nước mà thôi Cơ cấu và chỉ dẫn về cơ sở đữ liệu chuẩn làm cơ sở giả định cho việc đánh giá rủi ro của hệ thống bảo đảm xã hội bao gồm các dữ liệu kinh tế xã hội như sau:
- Tình hình dân số và lực lượng lao động;
- Tình hình kinh tế (GDP theo khu vực kinh tế, Lao động và việc làm
theo khu vực kinh tế, thất nghiệp, lao động và GDP đầu người, tiền lương trung bình quốc gia và theo khu vực kinh tế, và mối liên hệ giữa các khoản thu nhập
bảo hiểm, chỉ số giá cả, tỷ lệ lãi suất danh nghĩa);
- Các dữ liệu về bảo đảm xã hội (Tý lệ các nhóm được bảo đảm trên lực lượng lao động, tỷ lệ đóng góp, tỷ lệ giữa các khoản thu nhập bảo hiểm trung bình và tiền lương trung bình quốc gia trong nền kinh tế, tỷ lệ thực thu các
khoản đóng góp bảo hiểm).
Trang 26a Cơ sở và phương pháp_ phân loại hệ thống dữ liêu thống kê liên quan đến
BHXH:
Hệ thống đỡ liệu đối với mỗi đối tượng hoạt động kinh tế thì khác nhau Chẳng hạn đối với các doanh nghiệp công nghiệp, ngoài các dữ liệu liên quan trực tiếp đến hoạt động sản xuất tại doanh nghiệp, còn có các dữ liệu khác liên quan như dữ liệu về tình hình giá cả các nguyên, vật liệu chủ yếu liên quan đến
quá trình chế biến sản phẩm của doanh nghiệp, tình hình tiêu thụ sản phẩm, xu
hướng của xã hội đối với mặt hàng mình sản xuất ra có một ý nghĩa rất quan trọng Đối với hoạt động BHXH, loại hình hoạt động có tính xã hội rất cao do đó các đữ liệu cần thiết cho việc tổng hợp, phân tích tình hình cũng cần phải mang cả tính kinh tế và xã hội
Có thể đưa ra nhiều cách phân loại dữ liêu khác nhau Phân theo loại hình hoạt động, chia theo tổ chức thu thập dữ liệu và theo các nhóm dữ liệu liên
quan đến hoạt động BHXH
(1l) Theo loại hình hoạt động gồm các dữ liệu về kinh tế và xã hội
- Dữ liệu kinh tế: Tình hình kinh tế của xã hội, mức thu nhập của người lao động, tình hình thu, chi BHXH
- Dữ liệu xã hội: Tình hình giải quyết lao động, việc làm, mức sống của dân Cư
(2) Theo phạm vi của dữ liệu, người ta phân thành:
- Dữ liệu KT-XH ngoài hệ thống BHXH - Dữ liệu trong nội bộ hệ thống BHXH
(3) Theo cơ cấu dữ liệu của hoạt động BHXH có thể phân thành: - Thông tin chung
- Thu nhập của dân cư
- Chương trình trợ cấp dài hạn - Chương trình trợ cấp ngắn hạn - Chương trình BHXH khác (BH y tế)
Trang 27Ngoài những tiêu thức phân loại dữ liệu tổng quát trên, thì từng chế độ
liệu về rúi ro nghề nghiệp liên quan đến việc tính toán thực hiện chế độ trợ cấp
tại nạn lao động Trước tiên để có thể thu thập chính xác các đữ liệu về rủi ro
nghề nghiệp thì cần hiểu rõ các khái niệm thế nào là rủi ro nghề nghiệp Cụ thể
phải định nghĩa rõ các khái niệm như: rủi ro nghề nghiệp, tai nạn trên đường,
người bị tai nạn do nghề nghiệp, những trường hợp tai nạn nghề nghiệp, mất
khả năng làm việc là gì? Sau đó xác định những trường hợp được bảo hiểm về
tai nạn lao động, từ đó sẽ định hướng những loại dữ liệu cần thống kê như
sau:
Các thông tin liên quan đến các trường hợp tai nạn nghề nghiệp gồm: (a) Thông tin về các đơn vị theo doanh nghiệp, xí nghiệp hoặc địa phương
- Theo ving
- Theo hoat dong kinh té
- Theo quy mô hoạt động của doanh nghiệp
(b) Thông tin về những người bị tại nạn
- Về giới tính
- Tuổi tác
- Nghé nghiép - VỊ trí công tác (C) Thông tin về tai nạn
- Loại nghề nguy hiểm hoặc ít nguy hiểm, có thể bị chết hoặc
không chết
- Loai hinh tai nan
- Các bộ phận thương tật trên thân thể
(d) Thông tin về rủi ro và tình trạng rủi ro:
- Loại hình theo vùng xảy ra rủi ro: như nơi làm việc, nơi khác trong xí nghiệp, ngoài danh giới xí nghiệp
Trang 28Ngày và thời gian xảy ra tai nạn
Phương thức bị tai nạn: tại sao người đó bị tai nạn Đại điện trách nhiệm dẫn đến tai nạn
(e) Đối với trường hợp tai nạn do trên đường đi làm việc cần có các thông tin
Sau
Dia diém bi tai nan
Loại hình giao thông đã gây nên tai nạn cho người lao động Hình thức sử dụng phương tiện giao thông của người lao động bị tai nạn
Các dữ liệu khác
Từ các yêu cầu thông tin trên cơ quan tổ chức thống kê thực hiện các phương pháp tính toán và thông kê cho các tiêu chí sau:
Tai nạn nghề nghiệp
Tai nạn nghề nghiệp dan đến bị chết
Thời gian bị thiệt hại do các vụ tai nạn nghề nghiệp xảy ra
Thời gian liên quan đến tại nạn và chu kù xảy ra tai nạn Phương pháp so sánh đối chiếu
Từ ví dụ trên ta thấy rằng để tổ chức thu thập dữ liệu thì công tác nghiên
cứu xây dựng phương pháp thống kê, tổng hợp dữ liệu phải dựa trên những yêu
cầu quản lý của người sử dụng dữ liệu nhảm giúp cho việc điều hành và dự báo tình hình hoạt động trong tương lai chính xác và hiệu quả Chỉ riêng các dữ liệu về tai nạn lao động như nói ở trên đã là một vấn đề cần được nghiên cứu riêng trong một đề tài cấp bộ chứ không thể nêu hết trong một đề tài này được Do vậy trong đề tài này chúng tôi cố gắng chỉ ra những phương pháp nghiên cứu cơ bản về việc thu thập dữ liệu giúp Tổng giám đốc có hướng chỉ đạo các
Ban nghiệp vụ thực hiện tốt công tác thu thập dữ liệu đặc biệt là công tác tổ.
Trang 29chức thống kê cho ngành BHXH ở nước ta trong tương lai được tốt hơn, hiệu
quả hơn và có khoa học hơn
b Phương pháp phân loai hé thống dữ liêu:
Trong điều kiện kinh tế — xã hội và thực tế tổ chức BHXH ở nước ta có
thể phân loại hệ thống dữ liệu theo hai phương pháp Phương pháp thu thập dữ liệu theo phạm vi của đữ liệu: Tổ chức ngoài cơ quan BHXH và BHXH VN Đối với các dữ liệu thuộc các tổ chức ngoài cơ quan BHXH được thu thập từ
các tổ chức, cơ quan liên quan như: Tổng cục Thống kê, Ban Tổ chức Cán bộ
Chính Phủ, Viện Bảo hộ Lao động, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội Dữ liệu của BHXH thì Hệ thống BHXH VN phải tự tổ chức hoạt động thống kê cho phù hợp Hoặc từ những dữ liệu đã có ta tổng hợp và tiến hành phân
loại theo các nhóm đữ liệu cơ bản về hoạt động BHXH Cụ thể của các phương
pháp đó như sau: Phương pháp 1:
Dữ liệu thống kê kinh tế-xã hội ngoài BHXH
- Nhân khẩu học gồm các chỉ tiêu: dân số, tỷ lệ tăng đân số, tình trạng hôn nhân, sinh sản, tỷ lệ chết, tình trạng di dân Các chỉ tiêu này do các cơ quan
chuyên môn của Nhà nước như Tổng cục Thống kê thực hiện và Cơ quan
BHXH chỉ là cơ quan sưu tầm dữ liệu phục vụ cho mục đích của mình Tuy
nhiên có thể trong quá trình thực hiện các cơ quan chức năng chưa có đủ số liệu cập nhật cung cấp kịp thời cho các cơ quan hữu quan thì trên cơ sở những
số liệu đã có có thể ước tính các đữ liệu một cách tương đối chuẩn xác theo các phương pháp như sau: Tính theo tỷ lệ tăng trưởng của năm trước; Hoặc theo ty lệ tăng trưởng năm trước nhưng có tính đến xu hướng thay đổi của một số năm liên tục trước đó :
- Tình hình lao động, việc làm và thất nghiệp chia theo các khu vực khác nhau Dữ liệu về vấn để này liên quan đến phân tích dữ liệu cho việc xây dựng
Trang 30chương trình của Chính phủ về khả năng mở rộng hoạt động BHXH và vấn đề
bảo vệ xã hội đối với người lao động, bao gồm các đữ liệu về: Lực lượng lao động, người lao động được thuê mướn, tỷ lệ lao động tham gia vào hoạt động kinh tế so với dân cư trong độ tuổi lao động, Tình trạng việc làm (thống kê tỉnh hình của các dữ liệu về chủ sử dụng lao động, người lao động lầm thuê,
người lao động tự tạo việc làm, lao động tại nhà không được thanh toán tiền.)
- Tình hình già hoá của dân số: đữ liệu này có liên quan đến việc tính toán chi trả chế độ hưu trí của Quỹ BHXH Các dữ liệu này bao gồm những vấn đề liên quan đến những ảnh hưởng không tốt của những người cao tuổi đến NSNN, xác định những đặc điểm của dân số cao tuổi, và cách ứng xử đối với những người cao tuổi nhằm hạn chế những mặt tiêu cực đến sự phát triển nền kinh tế và xã hội
- Thu nhập và chỉ tiêu của gia đình và xã hội: bao gồm các đữ liệu về tình hình kinh tế và xã hội của toàn quốc gia như tỷ lệ tăng trưởng kinh tế, GDP, GNP, chi tiêu Chính phủ, chi tiêu quốc gia (từ SNA), thu nhập bình quân dau người, GDP đầu người
- Các dữ liệu về tình hình kinh tế xã hột khác: tình hình chăm sóc y tế, tình hình tệ nạn xã hội
Dữ liệu thống kê trong hoạt động BHXH
- Đối tượng tham gia BHXH: số lượng người lao động và chủ sử dụng lao động phân theo khu vực hoặc lĩnh vực hoạt động kinh tế
- Đối tượng hưởng BHXH theo từng loại chế độ BHXH
- Tiên lương 1 thu nhập làm cơ sở tính BHXH cho từng loại chế độ BHXH - Mức tính đóng BHXH: Tỷ lệ hiện hành theo từng loại chế độ BHXH
- Số tiền thụ BHXH: theo khu vực kinh tế hoặc theo loại hình lao động và theo từng loại chế độ BHXH
- Số tiên chỉ các chế độ BHXH theo đối tượng và theo từng loại chế độ BHXH.
Trang 31- Chỉ phí hành chính của BHXH theo từng loại chế độ BHXH Phương pháp 2:
Phương pháp này chia theo từng nhóm dữ liệu nhằm phân tích và dự đoán toàn bộ quá trình hoạt động của ngành BHXH:
Thông tin chung:
- Mức đóng góp chung và theo từng loại hình chế độ trợ cấp
- Chỉ số tiền lương trung bình của người lao động tính theo từng khu vực kinh tế
- Tuổi nghỉ hưu của từng loại đối tượng
- Chi phí hành chính về hoạt động BHXH có thể chia cho từng loại chế độ
BHXH nếu được
- Thanh toán trợ cấp BHXH so với GDP tính chung và theo từng loại chế độ - Tình hình hộ sống ở mức nghèo khó theo từng mức độ khác nhau
- GDP đầu người
Thu nhập của người lao động:
- Thu nhập chung của người lao động
- Thu nhập theo khu vực kinh tế
Trợ cấp dài hạn:
- Mức đóng góp về trợ cấp dài hạn
- Số người tham gia theo độ tuổi và giới tính
- Người nhận trợ cấp hưu và trợ cấp dài hạn khác phân theo độ tuổi và giới tính - Thanh toán trợ cấp chi theo loại trợ cấp, giới tính và theo tuổi
Trợ cấp ngắn hạn: - Mức đóng góp
- Số người tham gia theo độ tuổi và giới tính
- Người nhận trợ cấp theo độ tuổi và giới tính
- Thanh toán trợ cấp ngắn hạn theo độ tuổi và giới tính
Trang 32Những dữ liệu được đưa ra nêu trên đã được xử lý và tập hợp cho phù hợp với nhu cầu của BHXH Việt Nam sau khi đã được các phòng ban chuyên môn tổ chức thu thập dữ liệu và tiến hành xử lý bước đầu Về việc quy trình và phương pháp thu thập dữ liệu thế nào cho hiệu quả sẽ được để cập ở các mục của Chương III dé tai nay
ll, KINH NGHIEM XAY DUNG VA 16 CHUC THU THAP HE THONG DU LIEU PHUC VU HOAT DONG THONG KE BHXH CUA MOT SO NUGC TREN THẾ GIỚI
1 Tổ chức thu thập dữ liêu của Cơ quan quản lý hành chính bảo đảm xã
hội Mỹ-SSA
Cơ quan điều hành hoạt động bảo đảm xã hội của Mỹ do Cơ quan quản lý hành chính Bảo đảm xã hội Mỹ-SSA- thực hiện với đội ngũ nhân viên gồm 65.000 người và có cơ cấu tổ chức là 11 đơn vị Cơ quan trung tâm của SSA
đóng tại Balumore, Maryland Các lĩnh vực tổ chức được phân tán cho các cơ
quan cung cấp dịch vụ theo vùng, gồm 10 co quan địa phương, 6 trung tâm xử lý và khoảng 1.300 cơ quan hoạt động theo lĩnh vực
Nội dung các chỉ tiêu thống kê của Hệ thống chương trình bảo đảm
xã hội ở Mỹ chia thành 4 mảng hoạt động lớn như sau:
- Các chương trình bảo hiểm xã hội bao gồm các chế độ sau: bảo hiểm
tuổi già, thân nhân người lao động và bảo hiểm suy giảm khả năng lao động -
OASI; bảo hiểm thất nghiệp; đến bù cho người lao động; bảo hiểm suy giảm khả năng lao động tạm thời
- Bảo hiểm y tế và các dịch vụ y tế bao gồm: Chăm sóc y tế và trợ giúp y
Trang 33- Các chương trình cho các nhóm lao động đặc biệt: Trợ cấp cho cựu
chiến binh; Hệ thống hưu trí cho người viên chức Nhà nước; hưu trí đối với
công nhân đường sắt
- Các chương trình trợ giúp khác:Thu nhập bảo đảm bổ sung; trợ giúp
tạm thời cho các gia đình có khó khăn; trợ giúp thực phẩm và dinh dưỡng; trợ
giúp nhà ở; trợ giúp khẩn cấp cho gia đình có thu nhập thấp; trợ giúp chung Bốn mảng chương trình trên sẽ có những dữ liệu tương ứng cung cấp cho Cơ quan quản lý hành chính Bảo đảm xã hội Mỹ tổng hợp dữ liệu thành những báo cáo khác nhau theo các nhóm nội dung hoạt động như các bảng từ bảng 2 dén bang 16
Tổ chức chuyên môn làm công tác nghiên cứu và xử lý thông tin về hoạt
động bảo đảm xã hội ở Mỹ do “Cơ quan về Nghiên cứu, Đánh giá và Thống kê” thực hiện Việc tổ chức thu thập dữ liệu liên quan đến hoạt động bảo đảm xã hội tiên hành theo nhiều phương thức khác nhau như: cách thứ nhất, phân
nhóm các dữ liệu theo các loại thông tin liên quan; cách thứ hai, thống kê đữ liệu theo loại hình hoạt động hoặc theo các tổ chức thực hiện chương trình về
bảo đảm xã hội Cụ thể từng cách thu thập dữ liệu của Chương trình bảo đảm xã hội ở Mỹ được thực hiện qua một số ví dụ như sau:
a Phản nhóm theo các nhóm chương trình báo đảm xã hôi:
a.1 Dữ liệu mang tính lịch sử
Bao gồm các dữ liệu về thời gian và quá trình hình thành các chương trình Bảo đảm xã hội, các luật về chương trình bảo đảm xã hội qua các thời kỳ và một số dữ liệu chứng minh về sự phát triển của chương trình bảo đảm xã hội của Mỹ.
Trang 34Bảng 2-Tình trạng sống phụ thuộc của dân số từ 6Š tuổi trở lên vào
năm 1937 Nội dung
Tổng số người trên 65 tuổi (Ngàn người) 7.620
Người trên 65 tuổi tự lo liệu cuộc sống 35,1% |
Người trên 65 sống phụ thuộc 66,0%
- Trợ giúp từ nguồn công cộng/ tư nhân 18,5%
- Tinh hình thay đổi chương trình bảo hiểm tuổi già, nuôi dưỡng và suy
giảm khả năng lao động từ năm 1935:
Ví du theo Luật bảo đảm xã hội năm 1939 đã quy định một số vấn để liên quan đến chương trình cụ thể về Bảo đảm xã hội cho công dân của Mỹ như
Bảng 3: Luật bảo đảm xã hội năm 1939
Chương I Các khoản kinh phí cấp cho các Bang để trợ giúp tuổi già Chương II Các khoản trợ cấp tuổi già Liên Bang
Chuong II Các khoản kinh phí cấp cho các Bang để quản lý hành chính ị chương trình đến bù thất nghiệp
Chương [V Các khoản kinh phí cấp cho các Bang để hỗ trợ cho trẻ em sống |
Trang 35Chương IX Thuế đối với chủ sử dụng lao động có 8 lao động trở lên (Về
quản lý hành chính của chương trình đền bù thất nghiệp)
| Chương x Các khoản kinh phí cấp cho các Bang để hỗ trợ người mù Chương XI Các Điều khoản chung
Trong suốt thời gian từ năm 1935 đến 1997 nước Mỹ đã có những thay
đổi về chương trình bảo đảm xã hội như sau:
Bảng 4- Sự thay đổi chương trình bao đảm xã hội ở Mỹ
từ 1935-1997
1935 Bảo đảm xã hội: bảo hiểm tuổi già, bảo hiểm thất nghiệp va các
chương trình trợ cấp công cộng cho những người già có khó khăn và ' | ngươi mù (đã được thay thế bằng chương trình thu nhập bảo đảm bổ | sung —SSI- năm 1972) và hỗ trợ cho gia đình cùng với những đứa trẻ : | sống phụ thuộc (Đã được thay thế với nhóm trợ giúp cho khoản trợ | cấp tạm thời cho những gia đình gặp khó khan nam 1996)
1934 | Hệ thống nghỉ hưu của những người công nhân ngành đường sắt 1937 | Tro cấp nhà công cộng
1939 Bảo đảm xã hội: Bảo hiểm cho người được nuôi dưỡng và người già
1946 Chương trình ăn trưa của các trường học quốc gia
1950 Hỗ trợ cho những người bị suy giảm khả năng lao động vĩnh viễn
hoặc toàn bộ (Đã được thay thế bởi chương trình thu nhập bảo đảm bố !
1956 Bảo đảm xã hội: bảo hiểm cho người bị suy giảm khả năng lao động 1960 Trợ giúp y tế cho những người già (Đã được tha:;thế bởi chương trình |
FT trợ giúp y tế năm 1965)
Trang 36
| 1964 Chương trình cấp tem phiếu thực phẩm
1965 Chương trình trợ giúp y tế và chăm sóc y tế
1966 Chương trình ăn sáng trong các trường học 1969 Chương trình trợ cấp cho thợ mỏ
1972 Chương trình thu nhập bảo đảm bổ sung
1974 Chương trình thực phẩm bổ sung đặc biệt cho phụ nữ , con mồ côi và
một viện/Trung tâm nghiên cứu hoặc một phòng ban tổng hợp nào đó có khả
năng chuyên sâu về nghiệp vụ thống kê và tổng hợp
Các dữ liệu này được lưu trữ và tổng hợp thống kê hàng năm để giúp cho
công tác nghiên cứu phát triển sau này Về công tác tổng hợp liai giữ số liệu đặc biệt phải được coi trọng về vấn đề cập nhật và điều chỉnh số liệu một cách thống nhất và phải đảm bảo độ chính xác Chính vì vậy việc phân công công việc cụ thể trong việc xử lý số liệu chỉ nên giao cho một đơn vị nhất định có trách nhiệm tổng hợp xử lý và phát hành thống nhất trong toàn hệ thống mới đảm bảo độ tin cây và sự chính xác nhất định Ngoài ra cần ghi rõ nguồn dữ liệu đã ïưu trữ và sử dụng Cụ thể việc áp dụng ở Việt Nam sẽ được nêu cụ thể
ở các mục của Chương II của đề tài này.
Trang 37a.2 Dữ liệu về các chương trình bảo hiểm xã hội
Dữ liệu này bao gồm các chế độ bảo hiểm: tuổi già, nuôi dưỡng và suy
giảm khả năng lao động; bảo hiểm thất nghiệp; và đền bù cho người lao động Dưới đây là bảng ví dụ về các dữ liệu được thống kê chi tiêu phúc lợi hàng năm về các hoạt động bảo đảm xã hội do Chương trình công cộng đảm bảo Biểu chia ra các cấp quản lý các khoản chỉ tiêu hàng năm Ví dụ ở Mỹ thống kê 3 cấp quản lý chỉ tiêu về các Chương trình bảo đảm xã hội như: Toàn Liên Bang, Liên bang và các Bang
Do thời gian và kinh phí hạn hẹp chúng tôi chỉ nêu tại mục của Toàn Liên bang, còn các Mục khác chỉ nêu số liệu tổng hợp của các mục tiêu chỉ lớn
1.Bảo hiểm xã hội 54.691,2 | 229.754,4 | 513.822,6 | 657.328,2 |
1) BH tuổi già, SGKNLĐ và BHy | +
tế | 36.835,4| 152.110,4, 355.264,5| 449.276, | - BH tudi gia, SGKNLD 29.686,2 | 117.118,9 | 245.555,5 | 301.183,3 - BH Y tế 7.149,2| 34.991,5; 109.709,0| 148.093,5 2) Nghỉ hưu CN đường sắt 1.6099 4/7687) 7.2299) 7.9206 3) Nghỉ hưu người LÐ NN 8.658,/7| 39.490,2; 90.3920] 1726316
4) BH thất nghiệp, dịch vụ việc làm 3.819,5 18.326,4| 19.973,7| 40.720,8
5) BH thất nghiệp CN đường sắt 38,5 155,4 64,6 60,3
Trang 38
1)Chăm sóc y tế và thuốc men 4.983,0| 12./286.0) 25.9710, 30.508/0
+Các chương trình dân sự 3.301,0 8.097,0) 14.8090, 17.0990 +Các chương trình QP 1.682,0 4.198.000) 11.286,0; 13.409,0 2)CIT suc khoé tré em va ba me 450,0 870,0 1.865,0 2.172,0 3)Nghiên cứu thuốc men 1.684,0 4.924.0! 10.848,0: 12.780,0 4)Sức khoẻ học đường 247,0 575,0 1.113,0 | 1.407,0 5)Hoat động YT công cộng khác 1.312,0 6.4840 193540] 24.9780 6)Các công trình xây dựng y tế 930,0 1623,0 2.337,0 2.658,0 IV.Các chương trình đối với cựu 9.078,1 | 21.465,5| 30.916,2| 36.605,5
chién binh
1)Đền bù và hưu trí 5.393,8 11306,0) 15.7926 ï7205.2 2)Chương trình y tế và thuốc men 1.784,1 6.203,9| 12.0041 15.640,8
+Chăm sóc y tế, nằm viện
Trang 39
+Công trình y tế 1.651,4 §.749,9) 11.321,4 14.3823
+Nghiên cứu thuốc men và các bộ 70,9 323.0 445,0 979,9
phận chân, tay, nội tạng giả 61,8 131,0 237,7 279,6
3.Giáo dục 1.018,5 2.400,7 522,8 937,7 4.BH nhân thọ 502,3 661,5 1.037,8 904,7 5.Phúc lợi và các khoản khác 379,4 890,4 1.558,9 1.917,1
V.Giáo dục 500.845,5 | 121.049,6 | 258.384,6 | 331.909,8
1)Giáo dục tiểu học và trung học cơ| 38.632,3) 87.149,9 | 199.277,3 | 252.419,5
sở phổ thông
+Xây dựng 4.659,1 6.524,0| 10.636,0} 22.288,0 2)Gido duc trung hoc PT 9.9070) 26.1759| 57.424,3| 77.558,1
2)Chăm sóc SK các trường ĐH 201,8 482,4 6294 721,5 3)Dinh dưỡng trẻ em 896,0 4.852,3 7.165,4 9.392,4 4)Phúc lợi trẻ em 385,4 800,0 252,6 294,6
3Cơ quan đặc biệt của các chương 7528| 23027 169,4 208,2
trừnh cơ hội kinh tế và hành động
6)Các khoản Phúc lợi xã hội chưa 1.005,6 3.910.6 7.5742 9.674,1
Trang 40
| được phân loại ở trên
Trong đó Chỉ tiêu thuộc LB
Tổng số 77.130,2 | 303.152,5 | 355.641,4 | 804.701,9 1.BHXH 45.245,6 | 191.162,0 | 422.257,4 | 534.310,1
H Trợ giúp công cộng 9.648,6 | 49.394,2; 92.8585 | 151.850,5 Ill Cac chuong trinh tro gitip y té 4.568,0| 12.3270) 27.206,0| 33.209,0
và thuốc men
IV.Các chương trình đối với cựu 8.951,6 | 21.253,6; 30.427/7| 36.033,5 chién binh
V.Giao duc 5.875,8 13452,2 | 18.374,0 20454,9 | VI.Nhà ở 581,6 6.227,6} 16.612,4, 18.005,6 VII.Cac khoản phúc lợi XH khác 2.259,0 8.785,9 8.905,4; 10.838,3 |
Chi tiéu thudc cac Bang
Tong 68.425,0 | 189.060,2 | 432.167,2 | 559.182,5
5 Co quan quan lý hành chính bảo dám xã hội Mỹ-Ban nghiên cứu, đánh giá và thống kê
Hệ thống tổ chức thu các khoản đóng góp ở Mỹ dược thực hiện thông
qua các tổ chức thu thuế các cấp, do vậy việc thống kê mức thu các khoản
đóng góp tại Mỹ do Bộ tài chính Mỹ thực hiện riêng Mặc dù vậy mỗi khoản đóng góp của từng chương trình đều được hạch toán chỉ tiết, độc lập và việc phân tích hạch toán thu, chỉ các chương trình trợ cấp khác nhau do một tổ chức
là Uý viên Quản trị của Liên Bang-Trusfees -thực hiện phân tích trình Chính
phủ để có phương hướng thay đổi chính sách BHXH phù hợp với yêu cầu đặt
ra Mỹ có 6 Uỷ viên Quản trị: Bộ trưởng Bộ Tài chính, Bộ trưởng Bộ lao động,
Bộ trưởng các dịch vụ y tế và con người, Các Uỷ viên của hệ thống bảo đảm xã